Bài giảng AUTOCAD - Trường Cao đẳng công nghệ và nông lâm Nam Bộ

pdf 165 trang Gia Huy 16/05/2022 4080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng AUTOCAD - Trường Cao đẳng công nghệ và nông lâm Nam Bộ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_autocad_truong_cao_dang_cong_nghe_va_nong_lam_nam.pdf

Nội dung text: Bài giảng AUTOCAD - Trường Cao đẳng công nghệ và nông lâm Nam Bộ

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VÀ NÔNG LÂM NAM BỘ  BÀI GIẢNG AUTOCAD Mã số: MĐ28. NGHỀ: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Địa chỉ: QL 1K, Phường Bình An, TX. Dĩ An, Tỉnh Bình Dương Email: it.svoctaf@gmail.com/ cntt.cnnlnb@gmail.com. [Lưu hành nội bộ] -2021-
  2. LỜI NÓI ĐẦU Autocad là một trong những phần mềm CAD (Computer Aided Design Thiết kế với sự trợ giúp của máy tính) nổi tiếng và phổ biến nhất của hãng Autodesk. Ngày nay, Autocad là một chương trình không thể thiếu đối với nhiều lĩnh vực liên quan đến bản vẽ kỹ thuật như kiến trúc xây dựng, cơ khí, điện, nước, hạ tầng kỹ thuật Autocad không chỉ đơn thuần là phần mềm tạo bản vẽ mà dữ liệu của nó còn được sử dụng trong công nghệ CAM (Computer Aided manufacturing – Sản xuất với sự hỗ trợ của máy tính), như xuất sang máy CNC (Computer Numerical Control-Điều khiển kỹ thuật số máy tính) để tạo ra sản phẩm trực tiếp. Xuất dữ liệu sang những phần mềm đồ họa khác như 3DsMax, Photoshop để làm cơ sở xây dựng mô hình 3D, bản vẽ phối cảnh Cuốn “Giáo trình Autocad 2015” này đề cập tới những vấn đề liên quan tới thiết kế 2D của phần mềm Autocad phiên bản 2015. Thông qua các bài học, bạn sẽ được giới thiệu về phần mềm. Nắm được những bước thiết lập bản vẽ đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đang được áp dụng tại việt nam và trên thế giới. Ở những phần tiếp theo bạn sẽ được học và thực hành với những lệnh vẽ đối tượng, lệnh hiệu chỉnh đối tượng, hướng dẫn quản lý Layer, Dim Style Hy vọng sau khi tìm hiểu cuốn sách này, bạn có thể tự xây dựng được các bản vẽ 2D phục vụ cho công việc được giao Tài liệu được biên soạn có tham khảo từ các tài liệu, bài giảng không thể tránh khỏi các thiếu soát rất mong nhận được ý kiến góp ý để tài liệu hoàn thiện hơn. Khoa Công nghệ thông tin ĐT : 0274 3772 899; Email: cntt.cnnlnb@gmail.com Chân thành cảm ơn ! Bình Dương, ngày 01 tháng 9 năm 2019 Nhóm biên soạn
  3. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 Bài 1. GIỚI THIỆU VỀ AUTOCAD 1 1.1. GIỚI THIỆU: 1 1.2. KHỞI ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH AUTOCAD 2 1.3. CÁC MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC TRONG AUTOCAD. 3 1.4. MÀN HÌNH LÀM VIỆC TRONG AUTOCAD. 3 1.5. CÁC PHÍM TẮT GỌI LỆNH. 7 1.6. CÁC CÁCH GỌI LỆNH. 9 1.7. HỆ TRỤC TOẠ ĐỘ TRONG AUTOCAD. 9 1.7.1. Hệ toạ độ Đề các. 9 1.7.2. Hệ toạ độ cực. 10 1.7.3. Lệnh UCSicon. 10 1.8. THIẾT LẬP BẢN VẼ VỚI CÁC ĐỊNH DẠNG: 11 1.8.1. Tạo bản vẽ mới (Lệnh New): 12 1.8.2. Định giới hạn bản vẽ - Lệnh Drawing Limits: 16 1. 8.3. Định đơn vị bản vẽ (Lệnh Units): 18 1.8.4. Định đơn vị, tỷ lệ bản vẽ và không gian vẽ - Lệnh Mvsetup. 19 1.8.5. Lệnh Ortho. 20 1.8.6. Thiết lập môi trường vẽ - Lệnh Options. 21 1.9. GHI BẢN VẼ THÀNH FILE. 25 1.9.1. Lệnh Save. 25 1.9.2. Lệnh Save As. 25 Bài 2. PHƯƠNG PHÁP NHẬP TỌA ĐỘ VÀ CÁC CHẾ ĐỘ TRUY BẮT ĐIỂM 26 2.1. CÁC PHƯƠNG PHÁP NHẬP TỌA ĐỘ ĐIỂM. 26 2.1.1. Dùng chuột chọn trên màn hình. 26 2.1.2. Toạ độ tuyệt đối. 26 2.1.3. Toạ độ cực. 26 2.1.4. Toạ độ tương đối. 26 2.1.5. Nhập khoảng cách trực tiếp (Direct distance entry). 27 2.1.6. Toạ độ cực tương đối. 27 2.2. CÁC CHẾ ĐỘ TRUY BẮT ĐIỂM. 27 2.2.1. Chế độ truy bắt điểm tạm trú. 27 2.2.2. Chế độ truy bắt điểm thường trú. 29 2.3. VẤN ĐỀ CHỌN ĐỐI TƯỢNG. 29 2.3.1. Pickbox. 29
  4. 2.3.2. Auto. 29 2.3.3. Window. 30 2.3.4. Crossing Window. 30 2.3.5. Fence. 30 2.4. HUỶ BỎ LỆNH ĐÃ ĐƯỢC THỰC HIỆN - LỆNH UNDO, U. 30 2.5. PHỤC HỒI CÁC LỆNH VỪA HỦY – LỆNH REDO. 31 Bài 3. CÁC LỆNH VẼ CƠ BẢN 32 3.1. VẼ ĐƯỜNG THẲNG BẰNG LỆNH LINE 32 3.1.1. Công dụng. 32 3.1.2. Các cách gọi lệnh. 32 3.1.3. Quy trình thực hiện: 32 3.1.4. Những sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. 38 3.1.5. Bài tập. 38 3.2. VẼ ĐƯỜNG TRÒN - LỆNH CIRCLE 40 3.2.1. Công dụng. 40 3.2.2. Cách gọi lệnh. 40 3.2.3. Quy trình thực hiện. 40 3.2.4. Những sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. 44 3.2.5. Bài tập. 44 3.3. VẼ ĐA GIÁC BẰNG LỆNH POLYGON. 45 3.3.1. Công dụng. 45 3.3.2. Cách gọi lệnh. 45 3.3.3. Quy trình thực hiện. 45 3.3.4. Những sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. 47 3.3.5. Bài tập. 47 3.4. VẼ HÌNH CHỮ NHẬT - LỆNH RECTANG. 49 3.4.1. Công dụng. 49 3.4.2. Cách gọi lệnh. 49 3.4.3. Quy trình thực hiện. 49 3.4.4. Những sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. 54 3.4.5. Bài tập. 54 3.5. VẼ ĐƯỜNG DÓNG DỰNG HÌNH - LỆNH XLINE. 55 3.5.1. Công dụng. 55 3.5.2. Cách gọi lệnh. 55 3.5.3. Quy trình thực hiện. 55 3.5.4. Những sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. 56 3.6. VẼ CUNG TRÒN - LỆNH ARC. 56 ii
  5. 3.6.1. Công dụng. 56 3.6.2. Cách gọi lệnh. 56 3.6.3. Quy trình thực hiện. 56 3.6.4. Những sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. 58 3.6.5. Bài tâp. 59 3.7. VẼ ĐA TUYẾN - LỆNH POLYLINE (PLINE). 61 3.7.1. Công dụng. 61 3.7.2. Cách gọi lệnh: 61 3.7.3. Quy trình thực hiện: 61 3.7.4. Những sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. 64 3.7.5. Bài tập. 66 3.8. VẼ ĐƯỜNG CONG - LỆNH SPLINE. 67 3.8.1. Công dụng. 67 3.8.2. Cách gọi lệnh. 67 3.8.3. Quy trình thực hiện: 67 3.8.4. Những sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. 69 3.8.5. Bài tập. 69 3.9. VẼ ELLIP - LỆNH ELLIPSE. 69 3.9.1. Công dụng. 69 3.9.2. Cách gọi lệnh. 69 3.9.3. Quy trình thực hiện: 69 3.9.4. Những sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. 71 3.9.5. Bài tập. 71 3.10. VẼ ĐIỂM. 72 3.10.1. Vẽ điểm - Lệnh Point. 72 3.10.2. Thay đổi cách thể hiện điểm - lệnh point style. 72 3.11. CHIA ĐỐI TƯỢNG. 73 3.11.1. Lệnh Divide. 73 3.11.2. Lệnh Measure. 74 3.11.4. Bài tập. 75 Bài 4. CÁC LỆNH HIỆU CHỈNH 76 4.1. LỆNH ERASE. 76 4.1.1. Công dụng. 76 4.1.2. Cách gọi lệnh. 76 4.1.3. Quy trình thực hiện. 76 4.1.4. Những sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. 76 4.1.5. Bài tập. 77 iii
  6. 4.2. LỆNH COPY. 77 4.2.1. Công dụng. 77 4.2.2. Cách gọi lệnh. 77 4.2.3. Quy trình thực hiện. 77 4.2.4. Những sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. 78 4.2.5. Bài tập. 78 4.3. LỆNH MIRROR. 80 4.3.1. Công dụng. 80 4.3.2. Cách gọi lệnh. 80 4.3.3. Quy trình thực hiện. 80 4.3.4. Những sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. 81 4.3.5. Bài tâp. 81 4.4. LỆNH OFFSET 82 4.4.1. Công dụng. 82 4.4.2. Cách gọi lệnh. 82 4.4.3. Quy trình thực hiện. 82 4.4.4. Những sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. 83 4.5. Bài tập. 83 5. LỆNH MOVE. 83 5.1. Công dụng. 84 5.2. Cách gọi lệnh. 84 5.3. Quy trình thực hiện: 84 5.4. Những sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. 84 5.5. Bài tập. 84 6. LỆNH TRIM. 86 6.1. Công dụng. 86 6.2. Cách gọi lệnh. 86 6.3. Quy trình thực hiện: 86 6.4. Những sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. 86 6.5. Bài tập. 87 7. LỆNH EXTEND. 88 7.1. Công dụng. 88 7.2. Cách gọi lệnh. 88 7.3. Quy trình thực hiện: 88 7.4. Những sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. 88 7.5. Bài tập. 88 8. LỆNH ARRAY. 90 iv
  7. 8.1. Công dụng. 90 8.2. Cách gọi lệnh. 90 8.3. Quy trình thực hiện: 90 8.4. Những sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. 95 8.5. Bài tập. 95 9. LỆNH ROTATE. 98 9.1. Công dụng. 98 9.2. Cách gọi lệnh. 98 9.3. Quy trình thực hiện: 98 9.4. Những sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. 98 9.5. Bài tập. 99 10. LỆNH SCALE. 100 10.1. Công dụng. 100 10.2. Cách gọi lệnh. 100 10.3. Quy trình thực hiện: 100 10.4. Những sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. 101 10.5. Bài tập. 101 11. LỆNH STRETCH. 102 11.1. Công dụng. 102 11.2. Cách gọi lệnh. 102 11.3. Quy trình thực hiện: 102 11.4. Những sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. 102 11.5. Bài tập. 102 12. LỆNH BREAK. 104 12.1. Công dụng. 104 12.2. Cách gọi lệnh. 104 12.3. Quy trình thực hiện: 104 12.4. Những sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. 104 12.5. Bài tập. 104 13. LỆNH BREAK AT POINT. 106 13.1. Công dụng. 106 13.2. Cách gọi lệnh. 106 13.3. Quy trình thực hiện: 106 13.4. Những sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. 106 13.5. Bài tập. 106 14. LỆNH JOIN. 108 14.1. Công dụng. 108 v
  8. 13.2. Cách gọi lệnh. 108 13.3. Quy trình thực hiện: 108 14.4. Những sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. 108 14.5. Bài tập. 108 15. LỆNH CHAMFER. 110 15.1. Công dụng. 110 15.2. Cách gọi lệnh. 110 15.3. Quy trình thực hiện: 110 15.4. Những sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. 111 15.5. Bài tập. 111 16. LỆNH FILLET. 113 16.1. Công dụng. 113 16.2. Cách gọi lệnh. 113 16.3. Quy trình thực hiện: 113 16.4. Những sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. 114 16.5. Bài tập. 114 Bài 5. QUẢN LÝ LAYER 115 5.1. KHÁI NIỆM VỀ LAYER. 115 5.1.1. Các tính chất của Layer. 115 5.1.2. Ý nghĩa của việc tạo layer 115 5.2. SỬ DỤNG LAYER TRONG BẢN VẼ. 115 5.2.1. Tạo và gán tính chất cho lớp. 115 5.2.2. Sử dụng nhanh layer manager trong màn hình làm việc. 122 5.3. THIẾT LẬP CÁCH GIÃN CỦA ĐƯỜNG NÉT ĐỨT. 126 5.4. BÀI TẬP. 127 Bài 6. GHI CHỮ LÊN BẢN VẼ 128 6.1. ĐỊNH DẠNG FONT CHỮ. 128 6.2. NHẬP DÒNG CHỮ VÀO BẢN VẼ (Lệnh Text). 130 6.2.1. Công dụng. 130 6.2.2. Các cách gọi lệnh. 130 6.2.3. Quy trình thực hiện: 131 6.3. NHẬP ĐOẠN VĂN BẢN VÀO BẢN VẼ (Lệnh Mtext). 131 6.3.1. Công dụng. 131 6.3.2. Các cánh gọi lệnh. 131 6.3.3. Quy trình thực hiện: 132 6.4. LỆNH EDIT TEXT. 133 6.4.1. Công dụng. 133 vi
  9. 6.4.2. Cách gọi lệnh. 133 6.5. LỆNH SCALETEXT. 133 6.5.1. Công dụng. 133 6.5.2. Cách gọi lệnh. 133 6.6. LỆNH JUSTIFYTEXT. 133 6.6.1. Công dụng. 133 6.6.2. Cách gọi lệnh. 133 6.6.3. Bài tập. 133 Bài 7. VẼ MẶT CẮT 135 7.1. VẼ MẶT CẮT BẰNG LỆNH HATCH. 135 7.1.1. Công dụng. 135 7.1.2. Cách gọi lệnh. 135 7.1.3. Quy trình thực hiện. 135 7.2. CÁC LỆNH HIỆU CHỈNH MẶT CẮT. 136 7.2.1. Trang Hatch. 136 7.2.2. Trang Gradient. 137 7.3. BÀI TẬP. 138 Bài 8. GHI KÍCH THƯỚC TRÊN BẢN VẼ 140 8.1. CÁC THÀNH PHẦN KÍCH THƯỚC. 140 8.2. THIẾT LẬP KIỂU GHI KÍCH THƯỚC. 141 8.2.1. Trong trang Line. 141 8.2.2. Trong trang Symbols and Arrows. 142 8.2.3. Trong trang Text. 142 8.2.4. Trong trang Fix. 142 8.2.5. Trong trang Primary Units. 143 8.2.6. Trong trang Aternate Units. 143 8.2.7. Trong trang Tolerances. 143 8.3. CÁC LỆNH GHI KÍCH THƯỚC. 143 4. BÀI TẬP. 144 Bài 9. CÀI ĐẶT IN BẢN VẼ AUTOCAD 145 9.1. GỌI CỬA SỔ PLOT – MODEL. 145 9.2. PLOT STYLE TABLE. 146 9.3. CÀI ĐẶT CHI TIẾT NÉT IN. 147 9.4. CÀI ĐẶT IN THEO CHIỀU CỦA KHỔ GIẤY - DRAWING ORIENTATION. 151 9.5. LỰA CHỌN MÁY IN. 151 9.6. CHỌN KHỔ GIẤY. 152 9.7. PLOT AREA. 152 vii
  10. Bài 1. GIỚI THIỆU VỀ AUTOCAD Mục tiêu: Sau khi học xong phần này người học có khả năng: - Trình bày được khái niệm trong AutoCad; - So sánh giữa các cách nhập lệnh; - Thiết lập màn hình Autocad theo yêu cầu; - Rèn luyện ý thức lao động, tác phong công nghiệp, có trách nhiệm và sáng tạo. Nội dung: 1.1. GIỚI THIỆU: Trong thời đại ngày nay, việc vẽ kỹ thuật bằng tay không còn phổ biến nữa (không có năng suất). Việc ứng dụng máy tính để vẽ kỹ thuật là một điều tất yếu (tăng năng suất vẽ, tính linh hoạt, trao đổi thông tin dễ dàng trong nhóm thiết kế). CAD là chữ viết tắt của Computer – Aided Design hoặc Computer – Aided Drafting có nghĩa là phần mềm trợ giúp thiết kế hoặc vẽ bằng máy tính. Sử dụng các phần mềm CAD ta có thể vẽ các bản vẽ thiết kế 2 chiều, thiết kế mô hình ba chiều, tính toán kết cấu bằng phương pháp phần tử hữu hạn. Các phần mềm CAD có đặc điểm nổi bật là: - Chính xác. - Năng suất cao nhờ các lệnh sao chép. - Dễ dàng trao đổi dữ liệu với các phần mềm khác. AutoCAD là một phần mềm không thể thiếu trong các lĩnh vực có liên quan đến Vẽ kỹ thuật: Cơ khí – Xây dựng – Kiến trúc – Điện – Môi trường – Địa chính Chính vì khả năng ứng dụng rộng rãi mà AutoCAD trở nên phổ biến nhất Việt Nam hiện nay. AutoCAD được nghiên cứu và phát triển bởi hãng AutoDesk, là một trong những phần mềm Vẽ kỹ thuật ra đời năm1986. 1
  11. Qua quá trình phát triển không ngừng, AutoCAD đã có nhiều phiên bản: + R1 R14 => Thế hệ thứ nhất. + 2000, 2002, ,2006 => Thế hệ thứ hai. + 2007 2009 => Thế hệ thứ ba. + 2010 201 => Thế hệ thứ tư. => Một sự cải tiến vượt bậc. AutoCAD ra đời vào năm 2015, với những tính năng mạnh mẽ, giúp các nhà thiết kế làm việc có hiệu quả hơn, sự quản lý chặt chẽ bởi các ràng buộc, một thư viện mới về vật liệu mà những thông số về vật liệu đó có thể thay đổi dễ dàng theo các tiêu chuẩn 1.2. KHỞI ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH AUTOCAD. Quy trình thực hiện: THIẾT BỊ, YÊU CẦU KỸ TT TÊN BƯỚC CÔNG VIỆC DỤNG CỤ, THUẬT VẬT LIỆU Cách 1. 1 Biểu tượng đổi màu. Dùng chuột. Bước 1. Chọn biểu tượng 2 Bước 2. Nhấp đúp phím trái chuột Chương trình khởi Chuột hoặc bàn hoặc ↲. động. phím. Cách 2. Nếu trên màn hình không có biểu tượng chương trình AutoCAD. 1 Bước 1. Chọn Start. Chọn đúng dòng lệnh. Dùng chuột. 2 Bước 2. Chọn All Program. Chọn đúng dòng lệnh. Dùng chuột. 3 Bước 3. Chọn AutoCAD. Chương trình khởi Dùng chuột. động. 2
  12. 1.3. CÁC MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC TRONG AUTOCAD. Trong AutoCAD có 4 môi trường làm việc: 2D Drafting & Annotation, 3D Modeling, 3D Basics; AutoCAD Classic. Đối với môi trường 2D Drafting & Annotation, 3D Modeling và môi trường 3D Basics thanh công cụ được đưa ra ngoài, không sử dụng Pulldown menu. Giúp người dùng có cái nhìn trực quan hơn về công việc sẽ làm. Các nút lệnh có chú thích kèm theo, có hình ảnh minh hoạ, dễ dàng hơn cho người mới bắt đầu làm quen với AutoCAD. Khi sử dụng AutoCAD của những phiên bản trước, việc sử dụng AutoCAD sẽ trở nên khó khăn do giao diện mới, do biết được điều này mà AutoDesk tạo thêm một môi trường nữa, đó là: AutoCAD Classic. Giao diện này hoàn toàn giống với những phiên bản trước đây, với pulldown menu, với công cụ vẽ được bố trí trên thanh công cụ Và quan trọng hơn cả là những tính năng mới như Parametric, MeshModeling, đã được cập nhật thêm vào. 1.4. MÀN HÌNH LÀM VIỆC TRONG AUTOCAD. Màn hình làm việc trong AutoCAD bao gồm: - Graphics Area: Vùng đồ họa là vùng ta thể hiện bản vẽ. Màu hình đồ họa được định bởi trang Display của hộp thoại Options, ô Window Elements (Lệnh Options). - Cross - hair: Hai sợi tóc theo phương trục X và trục Y giao nhau tại 1 điểm. Tọa độ điểm giao nhau thể hiện ở cuối màn hình. Chiều dài hai sợi tóc được định bởi trang Display của hộp thoại Options, ô Crosshair size. - UCSicon: Biểu tượng hệ toạ độ của người sử dụng (User Coordinate System Icon) nằm ở phía góc trái ở cuối màn hình. Ta có thể mở hoặc tắt biểu tượng này bằng lệnh UCSicon. - Status line: Dòng trạng thái AutoCAD nằm phía dưới vùng đồ hoạ. Tại đây hiển thị các trạng thái: giá trị tọa độ (Coordinate values), các trạng thái vẽ (Drawing tools): (INFER, SNAP, GRID, ORTHO, POLAR, OSNAP, 3DOSNAP, OTRACK, 3
  13. DUCS, DYN, LWT, TPY, QP, SC), xem nhanh tính chất đối tượng, Model, Layout, Để điều khiển các trạng thái này ta nhấp phím trái chuột vào biểu tượng trạng thái hoặc dùng phím chức năng. Status line có thể thể hiện ở dạng Icon, hoặc dạng tên Status, ta chuyển đổi bằng cách Right nhấp chọn vào các Status chọn hoặc bỏ dấu check ở dòng Use Icons. - Dạng Icon: Hình 1.1: Dạng Icon. - Dạng tên Status: + Toạ độ: AutoCAD cho toạ độ nằm ở phía góc trái phía dưới vùng đồ hoạ. Hiện lên toạ độ tuyệt đối của con chạy (giao điểm của hai sợi tóc). Khi không thực hiện các lệnh thì toạ độ hiện lên là toạ độ tuyệt đối, số đầu tiên là hoành độ (trục X), số thứ hai là tung độ (trục Y). Khi đang thực hiện các lệnh vẽ và hiệu chỉnh thì ta có thể làm xuất hiện toạ độ cực tương đối bằng cách nhấn phím F6. Do đó, ta có thể dùng phím F6 để tắt mở toạ độ hoặc chuyển từ toạ độ tuyệt đối sang toạ độ cực tương đối. Ribbon Cross Command UCS Status line Hình 1.2: Cấu trúc màn hình đồ họa. 4
  14. + Menu bar: Thanh ngang danh mục, nằm phía trên vùng đồ hoạ. AutoCAD mặc định không có thanh này, để làm xuất hiện nó ta nhấp chọn trái chuột vào mục Show Menu Bar có 13 tiêu đề. Mỗi tiêu đề chứa một nhóm lệnh của AutoCAD. Các tiêu đề AutoCAD: File, Edit, View, Insert, Format, Tools, Draw, Dimension, Modify, Parametric, Window, Help và Express. + Command line: Dòng lệnh có ít nhất 2 dòng phía dưới màn hình đồ hoạ. Đây là nơi nhập lệnh hoặc hiển thị các dòng nhắc của máy (còn gọi là dòng nhắc Prompt line). Vùng này là vùng mà ta trực tiếp đối thoại với máy. Có đôi khi, Command line (dòng gõ lệnh) trong AutoCAD bị biến mất, sử dụng tổ hợp phím Ctrl+9, đây là tổ hợp phím cho phép ẩn và hiện dòng lệnh (command line) của AutoCAD. + Ribbon: Ribbon tự động hiển thị khi bạn mở một file, nó bao gồm các bảng chứa tất cả các công cụ cần thiết để tạo bản vẽ của bạn. Để bật, tắt Ribbon trong autocad là việc chúng ta lấy ra hoặc ẩn đi giải ribbon trong autocad từ phiên bản autocad 2009 trở lên đến autocad 2017. * Để bật rải ribbon thì tại dòng nhắc Command các bạn nhập lệnh Ribbon rồi nhấn Enter. * Để tắt rải ribbon thì tại dòng nhắc Command các bạn nhập lệnh Ribbonclose rồi nhấn Enter. * Di chuyển giải Ribbon trong autocad: Để di chuyển giải Ribbon thì trước tiên các bạn rê chuột vào vị trí bất kỳ trên thanh Tab, sau đó nhấn chuột phải, một cửa sổ hiện ra, các bạn click chuột trái chọn Undock. Sau khi click chọn Undock, giải Ribbon sẽ tự động thu hẹp lại và rời khỏi vùng lệnh (Dock) phía trên. Để di chuyển, bạn click và giữ chuột trái vào mép trái (hoặc phải) của cửa sổ giải ribbon rồi rê chuột di chuyển tới vị trí bạn muốn đặt trên màn hình làm việc của Autocad. Thông thường chúng ta sẽ đặt cho nó ở phía trên như mặc 5
  15. định. Nhưng bạn có thể đặt giải Ribbon sang bên phải hoặc bên trái của màn hình làm việc. Nếu đặt sang bên phải và bên trái của màn hình làm việc. Bạn có thể chọn chế độ Auto_Hide để tự động ẩn một phần giải Ribbon khi không dùng tới. Khi bạn lựa chọn đặt giải Ribbon sang bên cạnh trái hoặc phải của màn hình thì việc lựa chọn ẩn hoặc hiện các thanh công cụ hay các Tab cũng không có gì khác khi chúng ta đặt Ribbon phía trên màn hình làm việc. + Pull- down menu: Danh mục kéo xuống, khi ta chọn một tiêu đề sẽ xuất hiện một danh mục kéo xuống. Tại danh mục này ta có thể gọi các lệnh cần thực hiện. Hình 1.3: Hộp thoại Pull- down menu. + Scroll bar: Thanh cuộn. Gồm có: thanh bên phải kéo màn hình (văn bản và đồ họa) lên xuống, thanh ngang phía dưới vùng đồ họa dùng để kéo màn hình từ trái sang phải hoặc ngược lại. + Dynamic Input: Thể hiện thông số nhập vào trên màn hình làm việc. 6
  16. Hình 1.4: Thẻ Dynamic Input. * Enable Pointer Input: Hiển thị tọa độ con trỏ chuột * Enable Dimension Input Where possible: Hiển thị độ dài nét vẽ khi kéo con trỏ. * Dynamic prompts: Hiển thị dòng nhắc khi nhập lệnh Muốn tắt một chế độ nào thì chúng ta nhấp chọn bỏ chọn trong một thẻ đó đi. + Model: Cho phép vẽ nhiều bản vẽ trong một cửa sổ môi trường làm việc model. + Layout tab: Vẽ hoặc thể hiện một cửa sổ bản vẽ. Có thể tạo nhiều cửa sổ làm việc bằng layout. Hình 1.5: Layout tab. + Drawing: Cho phép mở nhiều bản vẽ. Hình 1.5: Drawing. 1.5. CÁC PHÍM TẮT GỌI LỆNH. - F1: Thực hiện lệnh Help. - F3 hay là Ctrl+F: Tắt mở chế độ truy bắt điểm thường trú (Running Osnap). 7
  17. - F5 hay Ctrl+E: Trong hộp thoại Drafting Settings, trên trang Snap and Grid trong ô chọn Snap Type ta chọn là Isometric Snap thì phím này dùng để chuyển từ mặt chiếu trục đo này sang mặt chiếu trục đo khác. - F6 hay Ctrl+D: COORDS - ON/OFF Dùng để hiển thị động tọa độ khi thay đổi vị trí trên màn hình. - F7 hay Ctrl+G: GRID - ON/OFF Dùng để mở hay tắt mạng lưới điểm (Grid). - F8 hay Ctrl+L: ORTHO - ON/OFF Khi thể loại này được mở thì đường thẳng luôn là đường thẳng đứng hay nằm ngang. - F9 hay Ctrl+B: SNAP ON/OFF Dùng để mở hoặt tắt SNAP. - F10 hay Ctrl+U: Tắt hay mở dòng trạng thái đường dẫn hướng (Polar Tracking). - F11 hay Ctrl+W: Tắt hay mở Object Snap Tracking. - F12: Tắt hay mở chế độ nhập lệnh động, hiện thông số nhập vào trên màn hình làm việc tại vị trí con trỏ thay cho dòng command (Dynamic Input). - Nút trái của chuột: Chỉ định (Pick) một điểm trên màn hình, chọn đối tượng hoặc dùng để chọn lệnh từ (Screen Menu) hay Menu Bar (Pull Down Menu). - Nút phải của chuột: Tương đương với phím Enter (khi đã khai báo Tools/ Options/ User Preferences/ Right-nhấp chọn Customization). - Shift + nút phải của chuột: Làm xuất hiện bản danh sách các phương thức truy bắt điểm. Danh sách này gọi là Cursor menu. - Enter, Spacebar: Kết thúc lệnh, kết thúc việc nhập dữ liệu hoặc thực hiện lại một lệnh trước đó. - Esc: Hủy bỏ một lệnh hay một xử lý đang tiến hành. - R (Redraw): Tẩy sạch một cách nhanh chóng những dấu + (Blip Mode) trong bản vẽ. 8
  18. - Up Arrow (mũi tên hướng lên): Gọi lại lệnh thực hiện trước đó tại dòng Command và kết hợp với Down Arrow (Mũi tên hướng xuống). Lệnh này chỉ thực hiện khi ta nhấn phím Enter. Các phím tắt khác: Ctrl + C: Sao chép các đối tượng được chọn vào Clipboard. Ctrl + X: Cắt các đối tượng được chọn vào Clipboard. Ctrl + V: Dán các đối tượng được chọn trong Clipboard vào bản vẽ. Ctrl + O: Thực hiện lệnh Open. Ctrl + N: Thực hiện lệnh New. Ctrl + S: Thực hiện lệnh save, Save As. Ctrl + Z: Thực hiện lệnh Undo. Ctrl + Y: Thực hiện lệnh Redo. Ctrl + P: Thực hiện lệnh Plot/Print. Ctrl + A: Tắt mở nhóm các đối tượng được chọn bằng lệnh Group. Ctrl + 0: Mở rộng màn hình làm việc hoặc trở về trạng thái làm việc bình thường. Ctrl + 1: Mở bản thuộc tính của đối tượng. 1.6. CÁC CÁCH GỌI LỆNH. Ta có ba Cách gọi lệnh. - Type in: Nhập lệnh từ bàn phím. - Pull- down: Nhập lệnh từ Sub – menu. - Toolbars: Nhập lệnh từ biểu tượng. 1.7. HỆ TRỤC TOẠ ĐỘ TRONG AUTOCAD. 1.7.1. Hệ toạ độ Đề các. Hệ toạ độ Đềcác được sử dụng phổ biến trong toán và đồ hoạ, xác định vị trí của các hình hình học trong mặt phẳng hoặc không gian ba chiều. Trong AutoCAD, khi ta dùng hệ toạ độ Đề các, để nhập toạ độ vào bản vẽ thì ta nhập các giá trị số của 9
  19. hoành độ, tung độ nếu ta đang vẽ hai chiều (2D) và thêm cao độ nếu ta vẽ thiết kế ba chiều (3D). 1.7.2. Hệ toạ độ cực. Toạ độ cực được sử dụng để định vị trí 1 điểm trong mặt phẳng XY. Toạ độ cực chỉ định khoảng cách 1 điểm so với gốc toạ độ (0,0) và góc so với đường chuẩn (trục X hoặc Y) tuỳ ta thiết lập. Để nhập toạ độ cực ta nhập khoảng cách và góc được cách nhau bởi dấu bé hơn : nội dung (chọn lựa chọn). thực hiện. Các lựa chọn. - ON (OFF) – Mở (tắt) biểu tượng toạ độ trên màn hình. - All – Thể hiện biểu tượng toạ độ trên mọi khung nhìn. - Noorigin – Biểu tượng toạ độ chỉ xuất hiện tại góc trái phía dưới màn hình. - Origin – Biểu tượng luôn luôn di chuyển theo gốc toạ độ. - Properties – Làm xuất hiện hộp thoại UCS Icon. Trên hộp thoại này ta gán các tính chất hiển thị của biểu tượng toạ độ. 1.7.3.2.1. Thay đổi gốc tọa độ cực. Quy trình thực hiện: YÊU CẦU KỸ THIẾT BỊ, DỤNG TT TÊN BƯỚC CÔNG VIỆC THUẬT CỤ, VẬT LIỆU 1 Bước 1. Nhập lệnh: UCS ↲. Nhập đúng. Bàn phím và chuột. 10
  20. 2 Bước 2. Di chuyển chuột đến Đúng vị trí yêu cầu. Chuột. điểm gốc tọa độ mới hoặc Kéo chuột xác định phương X, sau đó kéo tiếp xác định phương Y. 3 Bước 3. Nhấn F8 để chấp nhận Nhấn đúng phím. Bàn phím. thay đổi. 1.7.3.2.2. Trở lại trạng thái cũ. Quy trình thực hiện: YÊU CẦU KỸ THIẾT BỊ, DỤNG TT TÊN BƯỚC CÔNG VIỆC THUẬT CỤ, VẬT LIỆU 1 Bước 1. Nhập lệnh: UCS ↲. Nhập đúng. Bàn phím và chuột. 2 Bước 2. w ↲. Nhấn đúng phím. Bàn phím. Hình 1.6: Hộp thoại UCS Icon. 1.8. THIẾT LẬP BẢN VẼ VỚI CÁC ĐỊNH DẠNG: Khi bắt đầu thực hiện một bản vẽ ta luôn thực hiện các bước chuẩn bị như: tỷ lệ bản vẽ (Scale), định đơn vị (Units), giới hạn bản vẽ (Limit và Zoom All), tạo lớp (Layer), gán màu và dạng đường cho lớp (Color và Linetype), định tỷ lệ dạng đường (Ltscale), các biến kích thước (Dimvariables), kiểu chữ (Text Style), bảng tên v.v Để giảm bớt thời gian chuẩn bị cho một bản vẽ, tất cả các bước trên ta thực hiện một lần và ghi lại trong một thư mục bản vẽ gọi là bản vẽ mẫu (Template Drawing). Trong AutoCAD có sẵn các bản vẽ mẫu theo ANSI (Tiêu chuẩn Mỹ), DIN (Tiêu chuẩn Đức), JIS (Tiêu chuẩn Nhật Bản), ISO (Tiêu chuẩn quốc tế). 11
  21. 1.8.1. Tạo bản vẽ mới (Lệnh New): 1.8.1.1. Công dụng. Để thiết lập bản vẽ theo đúng tiêu chuẩn hoặc yêu cầu của đơn vị. 1.8.1.2. Quy trình thực hiện: YÊU CẦU KỸ THIẾT BỊ, DỤNG TT TÊN BƯỚC CÔNG VIỆC THUẬT CỤ, VẬT LIỆU 1 Bước 1. Command: Startup ↲. Nhập đúng. Bàn phím và chuột. 2 Bước 2. STARTUP Enter new Nhấn đúng phím. Bàn phím. value for Startup :1↲. 3 Bước 3. Command: New↲. Chọn đúng. Bàn phím và chuột. Hoặc: Chọn File/New; Ctr+N; chọn biểu tượng . a. Trong hộp thoại Start from Scratch. Quy trình thực hiện: YÊU CẦU KỸ THIẾT BỊ, DỤNG TT TÊN BƯỚC CÔNG VIỆC THUẬT CỤ, VẬT LIỆU 1 Bước 1. Chọn Metric; Nhập đúng. Bàn phím và chuột. 2 Bước 2. Chọn OK. Nhấn đúng phím. Chuột. Ta được giới hạn bản vẽ A3 (420X297) và đơn vị vẽ theo hệ mét (mm). Trong trường hợp này các biến và lệnh liên quan được thiết lập các dạng đường (linestyle) và mẫu mặt cắt (hatch patteem) theo ISO. b. Trong hộp thoại Use a Template. Chúng ta chọn sử dụng theo một mẫu sẵn có. Hình 1.7: Start from Scratch Hình 1.8: Use a Template 12
  22. c. Chọn Use a Wizard. Thiết lập lại bản vẽ bằng cách chọn lại đơn vị (units) giới hạn bản vẽ (area). Quy trình thực hiện: YÊU CẦU KỸ THIẾT BỊ, DỤNG TT TÊN BƯỚC CÔNG VIỆC THUẬT CỤ, VẬT LIỆU 1 Chọn đúng. Bàn phím và chuột. Bước 1. Chọn ; 2 Bước 2. Chọn Chọn đúng. Chuột. để thiết lập hoặc chọn để chọ mẫu có sẵn. C1. Chọn Advanced Setup. Hình 1. 9: Use a Wizard Hình 1.10: Chọn đơn vị đo chiều dài Chọn Advanced Setup chúng ta sẽ thực hiện các thiết lập cho bản vẽ như sau: - Chọn đơn vị đo chiều dài. Quy trình thực hiện: YÊU CẦU KỸ THIẾT BỊ, DỤNG TT TÊN BƯỚC CÔNG VIỆC THUẬT CỤ, VẬT LIỆU 1 Bước 1. Chọn Units. Chọn đúng. Bàn phím và chuột. 2 Bước 2. Chọn Decimal. Chọn đúng. Chuột. 3 Bước 3. Chọn Next để chuyển Chọn đúng. Chuột. sang bước tiếp theo. Ý nghĩa của các tùy chọn: + Decimal: 15.500 theo hệ số 10. + Engineering: 1’-3.5” Kỹ thuật hệ Anh. 13
  23. + Architiectural: 1”- 3 ½” Kiến trúc hệ Anh. + Fractional: 151/2 Phân số. + Scientific:1.5500E+01 Đơn vị khoa học. - Chọn đơn vị đo góc. Quy trình thực hiện: YÊU CẦU KỸ THIẾT BỊ, DỤNG TT TÊN BƯỚC CÔNG VIỆC THUẬT CỤ, VẬT LIỆU 1 Bước 1. Chọn Angle. Chọn đúng. Bàn phím và chuột. 2 Bước 2. Chọn Decimal Degrees. Chọn đúng. Chuột. 3 Bước 3. Chọn Next để chuyển Chọn đúng. Chuột. sang bước tiếp theo. - Chọn điểm xuất phát của góc quay. Quy trình thực hiện: YÊU CẦU KỸ THIẾT BỊ, DỤNG TT TÊN BƯỚC CÔNG VIỆC THUẬT CỤ, VẬT LIỆU 1 Bước 1. Chọn Angle Meaure. Chọn đúng. Chuột. 2 Bước 2. Chọn East (hướng Chọn đúng. Chuột. đông). 3 Bước 3. Chọn Next để chuyển Chọn đúng. Chuột. sang bước tiếp theo. Hình 1. 11: Chọn đơn vị đo góc Hình 1. 12: Chọn điểm xuất phát của góc - Chọn chiều quay. 14
  24. Quy trình thực hiện: YÊU CẦU KỸ THIẾT BỊ, DỤNG TT TÊN BƯỚC CÔNG VIỆC THUẬT CỤ, VẬT LIỆU 1 Bước 1. Chọn Angle Direction. Chọn đúng. Chuột. 2 Bước 2. Chọn Counter Chọn đúng. Chuột. Clookwise (ngược chiều kim đồng hồ). 3 Bước 3. Chọn Next để chuyển Chọn đúng. Chuột. sang bước tiếp theo. - Chọn giới hạn bàn vẽ. Quy trình thực hiện: YÊU CẦU KỸ THIẾT BỊ, DỤNG TT TÊN BƯỚC CÔNG VIỆC THUẬT CỤ, VẬT LIỆU 1 Bước 1. Chọn Area. Chọn đúng. Chuột. 2 Bước 2. Nhập chiều rộng bản vẽ Nhập đúng. Bàn phím. vào ô Width (theo trục X) 3 Bước 3. Nhập chiều dài bản vẽ Nhập đúng. Bàn phím. vào ô Length (theo trục Y). 4 Bước 4. Chọn Finish. Chọn đúng. Chuột. Hình 1.13: Chọn chiều quay. Hình 1.14: Chọn kích thước khổ giấy. C2. Chọn Quich setup: Chọn theo mẫu có sẵn. Những lần sau khi chọn New sẽ xuất hiện hộp thoại: Select Template. 15
  25. Hình 1. 15: Hộp thoại Select template chọn theo. mẫu;.sẵn có có - Nếu chọn acadiso.dwt thì đơn vị vẽ là mm. 1.8.2. Định giới hạn bản vẽ - Lệnh Drawing Limits: 1.8.2.1. Công dụng. Lệnh Limits xác định kích thước vùng đồ họa bằng cách định các điểm gốc trái phía dưới (Lower Left Corner) và gốc phải phía trên (Upper Right Corner) bằng tọa độ X,Y. 1.8.2.2. Quy trình thực hiện: YÊU CẦU KỸ THIẾT BỊ, DỤNG TT TÊN BƯỚC CÔNG VIỆC THUẬT CỤ, VẬT LIỆU 1 Bước 1. Nhập lệnh Command: Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. Limits↲. 2 Bước 2. Specify lower left Nhập đúng. Bàn phím. corner or [ON/OFF] : 0,0↲. 3 Bước 3. Specify upper right Nhập đúng. Bàn phím. corner :420,297↲. Khổ giấy A3. 16
  26. Các chọn lựa: - ON: Không cho phép vẽ ra ngoài vùng giới hạn bản vẽ đã định. Nếu ta vẽ ra ngoài giới hạn sẽ xuất hiện dòng nhắc ‘ Outside limits’. - OFF: Cho phép vẽ ra ngoài vùng giới hạn đã định. - Lower left corner: Gốc dưới phía trái. - Upper right corner: Gốc phải phía trên. Bảng định giới hạn bản vẽ. Các kích thước của giấy khổ A, theo quy định của ISO 216, được đưa ra trong bảng dưới đây trong cả hai đơn vị mm và inch. Size Height x Width (mm) Height x Width (inch) 4A0 2378x1682 93.6x66.2 2A0 1682x1189 66.2x46.8 A0 1189x841 46.8x33.1 A1 841x594 33.1x23.4 A2 594x420 23.4x16.5 A3 420x297 16.5x11.7 A4 297x210 11.7x8.3 A5 210x148 8.3x5.8 A6 184x105 5.8x4.1 Hình biểu đồ bên dưới đưa ra một lời giải thích trực quan của các kích thước liên quan đến nhau - ví dụ như A5 là một nửa kích thước giấy A4 và A2 là một nửa của khổ giấy A1. Cách xác định: Một loạt các kích thước giấy được quy định tại tiêu chuẩn ISO 216 với các yêu cầu sau đây: - Chiều dài chia cho chiều rộng là 1,4142. 17
  27. - Kích thước A0 có diện tích 1 mét vuông. - Mỗi kích thước sau A (n) được định nghĩa là A (n-1) cắt giảm một nửa song song với các cạnh của nó ngắn hơn. - Chiều dài tiêu chuẩn và chiều rộng của mỗi kích thước được làm tròn đến mm gần nhất. Hình 1. 16: Khổ giấy vẽ 1. 8.3. Định đơn vị bản vẽ (Lệnh Units): 1.8.3.1. Công dụng. Lệnh Units định đơn vị dài và đơn vị góc cho bản vẽ hiện hành. Theo tiêu chuẩn Việt Nam. 18
  28. 1.8.3.2. Quy trình thực hiện: YÊU CẦU KỸ THIẾT BỊ, DỤNG TT TÊN BƯỚC CÔNG VIỆC THUẬT CỤ, VẬT LIỆU 1 Bước 1. Nhập lệnh Command: Units ↲. Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. 2 Bước 2. Length nên chọn Decimal. Chọn đúng. Chuột. 3 Bước 3. Angle nên chọn Decimal Chọn đúng. Chuột. degrees. 4 Bước 4. Chọn cấp chính xác trong ô Chọn đúng. Chuột. Precision chọn 0. 5 Bước 5. Chọn . Chọn đúng. Chuột. 6 Bước 6. Chọn East. Chọn đúng. Chuột. 7 Bước 7. Chọn OK. Chọn đúng. Chuột. Xuất hiện hộp thoại DrawingUnits. Hình 1. 17: Chọn đơn vị đo chiều dài, đo góc và gốc hứng quay. Hướng góc âm cùng chiều kim đồng hồ. Nếu không chọn thì chiều dương của góc là ngược chiều kim đồng hồ. Direction : Chọn đường chuẩn và hướng đo góc, khi chọn sẽ xuất hiện hộp thoại Direction Control. 1.8.4. Định đơn vị, tỷ lệ bản vẽ và không gian vẽ - Lệnh Mvsetup. 1.8.4.1. Công dụng. Lệnh MVSETUP dùng để thiết lập trong không gian mô hình và không gian phẳng. Sử dụng lệnh này ta có thể định đơn vị, tỷ lệ và giới hạn bản vẽ và chèn đường viền vào bản vẽ Đây là một chương trình được viết bằng ngôn ngữ AutoLisp. 19
  29. 1.8.4.2. Quy trình thực hiện: YÊU CẦU KỸ THIẾT BỊ, DỤNG TT TÊN BƯỚC CÔNG VIỆC THUẬT CỤ, VẬT LIỆU 1 Bước 1. Nhập lệnh Command: Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. mvsetup↲. 2 Bước 2. Enable paper space? Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. [No/Yes] : - Chọn N, nghĩa là No để làm việc trong không gian mô hình, tức là không gian vẽ. - Chọn Y làm việc trong không gian bảng vẽ. 3 Bước 3. Enter units type Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. [Scientific/ Decimal/ Engineering/ Architectural/ Metric]: M ↲ (Chọn hệ đơn vị thập phân). 4 Bước 4. Enter the scale factor: Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. Gõ vào tỷ lệ muốn chọn ↲ (Chỉ cần gõ vào mẫu số, AutoCAD ngầm hiểu tử số là 1). 5 Bước 5. Enter the paper width: Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. Gõ vào chiều rộng bản vẽ ↲. 6 Bước 6. Enter the paper height: Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. Gõ vào chiều cao bản vẽ ↲. AutoCAD sẽ xuất hiện một bản vẽ có khung bản vẽ hình chữ nhật bao quanh giới hạn bản vẽ. Tùy vào tỷ lệ bản vẽ, định các biến Ltscale (Tỷ lệ dạng đường), Dimscale (Tỷ lệ dạng đường kích thước) tương ứng. Sau đó vẽ khung tên cho bản vẽ. 1.8.5. Lệnh Ortho. 1.8.5.1. Công dụng. Lệnh Ortho thiết lập chế độ vẽ lệnh line theo phương X và Y. 20
  30. 1.8.5.2. Quy trình thực hiện: YÊU CẦU KỸ THIẾT BỊ, DỤNG TT TÊN BƯỚC CÔNG VIỆC THUẬT CỤ, VẬT LIỆU 1 Bước 1. Nhập lệnh Command: Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. Ortho hoặc (F8). 2 Bước 2. Enter mode [ON/OFF] Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. : Chọn lựa chọn ON/OFF. Nếu chon ON sẽ vẽ đường thẳng theo phương thẳng đứng hay phương nằm ngang. Trường hợp có đường dẫn thì sẽ vẽ theo đường dẫn. 1.8.6. Thiết lập môi trường vẽ - Lệnh Options. 1.8.6.1. Công dung. Thiết lập môi trường cho bản vẽ. 1.8.6.2. Quy trình thực hiện: YÊU CẦU KỸ THIẾT BỊ, DỤNG TT TÊN BƯỚC CÔNG VIỆC THUẬT CỤ, VẬT LIỆU 1 Bước 1. Nhập lệnh Command: Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. Options ↲ (OP). 2 Bước 2. Chọn các trang để thiết lâp. Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. 3 Bước 3. OK để chấp nhận thiết lập. Chọn đúng. Chuột. Hình 1.18: Hộp thoại Options. Khi màn hình thực hiện lệnh Options, xuất hiện hộp thoại Options và nhiều lựa chọn khác nhau. Sau đây giới thiệu một số thiết lập môi trường vẽ. 21
  31. 1.8.6.1. Trang Dislay. Hình 1.19: Trang Dislay. - Để thay đổi màu, font chữ của màn hình đồ hoạ ta chọn nút color hoặc font, khi đó sẽ xuất hiện các hộp thoại tương ứng. - Thay đổi độ dài hai sợi tóc theo phương X, Y ta điều chỉnh thanh trượt Crosshair size. Để cài đặt kéo dài con trỏ chuột ra vô tận chúng ta vào mục Crosshair Size Kéo thanh trượt về 100 sau đó nhấp apply rồi OK để kết thúc. - Điều chỉnh độ phân giải màn hình tại ô Display resolution. 1.8.6.2. Trang Open and save. Hình 1.20: Trang Open and save. Lưu định dang file autocad về các phiên bản khác. - Save as: Chọn phiên bản AutoCAD để lưu bản vẽ. - Automatic save: Máy tự động save lại sau thời gian tự chọn. 22
  32. Trong mục Automatic save: Nhập vào thời gian tự động Save bản vẽ. Tốt nhất nên đặt thời gian từ 5 tới 10 phút. 1.8.6.3. Trang User Preferences. Hình 1.21: Trang User Preferences. Chọn hoặc không chọn hiển thị Shortcut menu trên đồ hoạ bằng cách chọn vào ô shortcut menu in drawing area, nếu không chọn thì khi vẽ chúng ta bấm chuột phải sẽ thực hiện chức năng giống như ↲. Chọn Right nhấp chọn Customization để qui định chuột phải. 1.8.6.4. Trang Drafting. Hình 1.22: Trang Drafting. 23
  33. - Các lựa chọn tại cột Autosnap settings. + Marker: Mở hoặc tắt khung hình ký hiệu điểm truy bắt. + Magnet: Mở hoặc tắt chế độ Magnet. + Display AutoSnap Tooltip: Kiểm tra sự hiển thị của chú giải công cụ AutoSnap. + Display AutoSnap Aperture Box: Kiểm tra sự hiển thị của ô vuông bắt điểm (AutoSnap Aperture Box). - AutoSnap Marker Color: Chỉ định màu cho AutoSnap Marker. - AutoSnap Marker size: Gán kích thước khi hiển thị cho AutoSnap Marker. - Aperture size: Gán độ lớn của ô vuông truy bắt. 1.8.6.5. Trang Selection. Hình 1.23: Trang Selection. Điều chỉnh độ lớn nhỏ của con chạy bằng cách keo thanh trượt Pickbox size. Thay đổi độ lớn và màu của Grid tại cửa sổ Grid. 24
  34. 1.9. GHI BẢN VẼ THÀNH FILE. 1.9.1. Lệnh Save. 1.9.1.1. Công dụng. Lưu kết quả làm việc thành File trong thiết bị lưu trữ đã được đặt tên. Nếu lần đầu thì phải đặt tên. 1.9.1.2. Quy trình thực hiện: YÊU CẦU KỸ THIẾT BỊ, DỤNG TT TÊN BƯỚC CÔNG VIỆC THUẬT CỤ, VẬT LIỆU 1 Bước 1. Nhập lệnh Command: Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. Save hoặc: - Ctr+S. - File/Save. - Chọn biểu tượng . 2 Bước 2. Chọn đường dẫn đến Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. thiết bị lưu trữ. 3 Bước 3. OK để chấp nhận thiết Chọn đúng. Chuột. lập. 1.9.2. Lệnh Save As. 1.9.2.1. Công dụng. Lệnh Save As dùng để ghi bản vẽ hiện hành với 1 tên khác hay đặt tên lần đầu tiên cho bản vẽ (lúc chưa được đặt tên, bản vẽ có tên tạm thời là Drawing). 1.9.2.2. Quy trình thực hiện: YÊU CẦU KỸ THIẾT BỊ, DỤNG TT TÊN BƯỚC CÔNG VIỆC THUẬT CỤ, VẬT LIỆU 1 Bước 1. Nhập lệnh Command: Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. Save as hoặc: - File/Save as. 2 Bước 2. Chọn đường dẫn đến Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. thiết bị lưu trữ. 3 Bước 3. OK để chấp nhận thiết Chọn đúng. Chuột. lập. Chọn đường dẫn trong ô Save in, đặt tên trong ô File Name, Chọn phiên bản AutoCAD trong ô: Files of As Type. 25
  35. Bài 2. PHƯƠNG PHÁP NHẬP TỌA ĐỘ VÀ CÁC CHẾ ĐỘ TRUY BẮT ĐIỂM Mục tiêu: Sau khi học xong phần này người học có khả năng: - Trình bày được các phương pháp nhập tọa độ và truy bắt điểm trong AutoCAD; - Sử dụng các phương pháp nhập tọa độ hợp lý cho các đối tượng và các lệnh để định vị, truy bắt được điểm, tâm; của bản vẽ; - Rèn luyện ý thức lao động, tác phong công nghiệp, có trách nhiệm và sáng tạo. Nội dung: 2.1. CÁC PHƯƠNG PHÁP NHẬP TỌA ĐỘ ĐIỂM. Các lệnh vẽ yêu cầu chúng ta phải nhập toạ độ các điểm vào trong bản vẽ. Ví dụ khi ta thực hiện lệnh Line xuất hiện các dòng yêu cầu: - “Specify first point:” nhập điểm đầu, - “Specify next point or [Undo]:” yêu cầu ta nhập toạ độ điểm tiếp theo. Sau khi ta nhập toạ độ hai điểm vào thì AutoCAD sẽ cho chúng ta đoạn thẳng nối 2 điểm đó. Trong bản vẽ 2 chiều (2D) thì ta chỉ cần nhập hoành độ (X) và tung độ (Y), còn trong bản vẽ 3 chiều ta phải nhập thêm cao độ (Z). Có 6 phương pháp nhập toạ độ một điểm vào trong bản vẽ. 2.1.1. Dùng chuột chọn trên màn hình. 2.1.2. Toạ độ tuyệt đối. Nhập toạ độ tuyệt đối X, Y của điểm theo gốc toạ độ (0,0). Chiều của trục quy định như hình vẽ 2.1a. 2.1.3. Toạ độ cực. Nhập toạ độ cực của điểm (D< ) theo khoảng cách D từ điểm đang xét đến gốc toạ độ (0,0) và góc nghiêng so với đường chuẩn. 2.1.4. Toạ độ tương đối. Nhập toạ độ của điểm theo điểm cuối cùng nhất xác định trên bản vẽ, tại dòng nhắc ta nhập @X, Y. Dấu @ (At sign) có nghĩa là Last point (điểm cuối cùng nhất mà ta xác định trên bản vẽ) Quy ước chiều trục như hình vẽ 2.1b. 26
  36. 2.1.5. Nhập khoảng cách trực tiếp (Direct distance entry). Nhập khoảng cách tương đối so với điểm cuối cùng nhất, định hướng bằng Cursor và nhấn Enter. Phương pháp này chỉ thực hiện khi chế độ ORTHO là ON (một tọa độ bằng 0), ta dùng Cursor để định hướng, nhập khoảng cách của đối tượng cần vẽ và nhấn Enter để kết thúc. 2.1.6. Toạ độ cực tương đối. Tại dòng nhắc ta nhập @D< với + D (Distance) là khoảng cách giữa điểm ta cần xác định và điểm xác định cuối cùng nhất (last point) trên bản vẽ. + Góc là góc giữa đường chuẩn và đoạn thẳng nối hai điểm. + Đường chuẩn là đường thẳng xuất phát từ gốc toạ độ tương đối và nằm theo chiều dương của trục X. + Góc dương là góc ngược chiều kim đồng hồ, góc âm là góc cùng chiều kim đồng hồ. Hình 2.1a Hình 2.1b Hình 2.1: Hệ tọa độ 2.2. CÁC CHẾ ĐỘ TRUY BẮT ĐIỂM. 2.2.1. Chế độ truy bắt điểm tạm trú. Chế độ truy bắt điểm tạm trú chỉ có tác dụng truy bắt vị trí điểm trong một lần gọi lệnh. - Cách 1: Dùng tổ hợp phím SHIFT + Right Nhấp chọn để xuất hiện sub – menu truy bắt điểm: 27
  37. Một số phương thức truy bắt điểm trên đối tượng thường dùng: + CENter: Điểm tâm. + ENDpoint: Điểm cuối. + MIDpoint: Điểm giữa. + INTersection: Điểm Giao. + QUAdrant: Điểm phần tư đường tròn. + PERpendicular: Điểm vuông góc. + TANgent: Điểm tiếp tuyến. + Mid Between 2 Points: Điểm giữa của 2 điểm. - Cách 2: Nhấn lệnh tắt: 3 chữ đầu của truy bắt điểm. Hình 2.2: Hộp truy bắt điểm tạm trú. 28
  38. 2.2.2. Chế độ truy bắt điểm thường trú. Để mặc định chế độ truy bắt điểm thường trú ta nhập từ bàn phím lẹnh OSNAP (OS) hoặc bấm phím phải chuột vào ô OSNAP, chọn Settings. Xuất hiện hộp thoại Drafting Settings, ở tab Object Snap, ta đánh dấu vào các chế độ truy bắt điểm thường dùng. Hình 2.3: Hộp thoại truy bắt điểm thường trú. Nhấn phím F3 hay là Ctrl+F: Tắt mở chế độ truy bắt điểm thường trú (Running Osnap). 2.3. VẤN ĐỀ CHỌN ĐỐI TƯỢNG. 2.3.1. Pickbox. Sử dụng ô chọn, mỗi lần ta chỉ chọn được 1 đối tượng. Tại dòng nhắc “Select object” xuất hiện ô vuông, kéo đối tượng này giao với đối tượng cần chọn và nhấp chuột trái. 2.3.2. Auto. Tại dòng nhắc “Select object” ta chọn hai điểm để xác định khung cửa sổ. Nếu điểm đầu tiên bên trái, điểm thứ hai bên phải thì những đối tượng nào nằm trong khung cửa sổ mới được chọn (tương tự cách chọn Window). Nếu điểm đầu tiên bên phải, điểm thứ hai bên trái thì những đối tượng nào nằm trong và giao với khung cửa sổ sẽ được chọn (tương tự cách chọn Crossing Window). 29
  39. 2.4a: Auto (Window) 2.4b: Auto (Crossing) Hình 2.4: Khung chọn đối tượng 2.3.3. Window. Sử dụng khung cửa sổ để lựa chọn đối tượng. Tại dòng nhắc “Select object” ta nhập W. Chọn 2 điểm P1 và P2 để xác định khung cửa sổ, những đối tượng nào nằm trong khung cửa sổ sẽ được chọn. 2.3.4. Crossing Window. Sử dụng cửa sổ cắt để chọn đối tượng. Tại dòng nhắc “Select object” ta nhập C. Chọn 2 điểm P1 và P2 để xác định khung cửa sổ, những đối tượng nào nằm trong hoặc giao với khung cửa sổ sẽ được chọn. 2.3.5. Fence. Lựa chọn này cho phép định các điểm để tạo một đường cắt bao gồm nhiều phân đoạn, đối tượng nào giao với đường cắt này sẽ được chọn. Tại dòng nhắc “Select object” ta nhập F. 2.4. HUỶ BỎ LỆNH ĐÃ ĐƯỢC THỰC HIỆN - LỆNH UNDO, U. Pull- down menu Screen menu Type in Toolbars Edit/ Undo Edit/ Undo Undo,U Standard hay Ctrl+Z - Công dung. Lệnh Undo dùng để huỷ bỏ lần lượt các lệnh thực hiện trước đó trên bản vẽ hiện hành. - Thực hiện lệnh. Command: Undo ↲ hoặc chọn biểu tượng trên thanh Menu bar. 30
  40. 2.5. PHỤC HỒI CÁC LỆNH VỪA HỦY – LỆNH REDO. Pull- down menu Screen menu Type in Toolbars Edit/ Redo Edit/ Redo Redo hay Standard Ctrl+Y - Công dụng. Lệnh Redo dùng sau các lệnh U hoặc Undo để phục hồi một lệnh vừa hủy trước đó. - Thực hiện lệnh. Command: Redo ↲ hoặc chọn biểu tượng trên thanh Menu bar. 31
  41. Bài 3. CÁC LỆNH VẼ CƠ BẢN Mục tiêu: Sau khi học xong phần này người học có khả năng: - Trình bày được quy trình sử dụng các lệnh vẽ cơ bản trong AutoCAD; - Sử dụng các lệnh để vẽ đường thẳng, hình tròn, hình đa giác, hình pline - Rèn luyện ý thức lao động, tác phong công nghiệp, có trách nhiệm và sáng tạo. Nội dung: 3.1. VẼ ĐƯỜNG THẲNG BẰNG LỆNH LINE. 3.1.1. Công dụng. Vẽ đường thẳng. 3.1.2. Các cách gọi lệnh. Ribbon Menu Command Toolbars Home tab/Draw Draw/ Line Line hay L Draw panel/ Line 3.1.3. Quy trình thực hiện: YÊU CẦU KỸ THIẾT BỊ, DỤNG TT TÊN BƯỚC CÔNG VIỆC THUẬT CỤ, VẬT LIỆU 1 Bước 1. Nhập lệnh Command: L Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. (line) ↲ hoặc chọn biểu tượng trên menu. 2 Bước 2. Specify first point: Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. Chọn điểm đầu đường thẳng, bằng cách nhập tọa độ hoặc nhấp chuột trái tại một điểm trên màn hình. 3 Bước 3. Specify next point or Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. [Undo]: Chọn điểm tiếp theo của đường thẳng, bằng cách nhập tọa độ hoặc nhấp chuột trái tại một điểm tiếp theo trên màn hình. 32
  42. 4 Bước 4: Specify next point or Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. [Undo]: Chọn điểm tiếp theo hoặc enter để kết thúc lệnh. 5 Bước 5: Specify next point or Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. [Close/Undo](khi đã vẽ được trên ba điểm): chọn điểm tiếp theo hoặc gõ. * Gõ U để: Hủy bỏ phân đoạn vừa vẽ. * Gõ C để: Đóng kín biên dạng bằng đường thẳng. 3.1.3.1. Vẽ đoạn thẳng nằm ngang. Song song với trục ox: Tọa độ tương ứng (X,0). Ví dụ 1: Vẽ đoạn thẳng song song trục OX có chiều dài 100mm. - Bước 1: Truy xuất lệnh. Command: L  - Bước 2: Chọn điểm đầu của đoạn thẳng. Specify first point: + Dùng mouse: Nhấp chọn vào một điểm trên màn hình. + Nhập tọa độ: - Bước 3: Chọn điểm tiếp theo. Specify next point or [Undo]: + Dùng mouse: Nhấp chọn vào một điểm khác trên màn hình. + Nhập tọa độ: Tọa độ tuyệt đối Tọa độ tương đối Tọa độ cực tương đối 100,0 @100,0 @100<0 - Bước 4: ↲ kết thúc lệnh. Hình 3.1: Vẽ đường thẳng nằm ngang 33
  43. 3.1.3.2. Vẽ đoạn thẳng thẳng đứng. Song song với trục OY: Tọa độ tương ứng (0,Y). Ví dụ 2: Vẽ đoạn thẳng song song trục OY có chiều dài 100mm. - Bước 1: Truy xuất lệnh. Command: L  - Bước 2: Chọn điểm đầu của đoạn thẳng. Specify first point: + Dùng mouse: Nhấp chọn vào một điểm trên màn hình. + Nhập tọa độ: - Bước 3: Chọn điểm tiếp theo. Specify next point or [Undo]: + Dùng mouse: Nhấp chọn vào một điểm khác trên màn hình. + Nhập tọa độ: Tọa độ tuyệt đối Tọa độ tương đối Tọa độ cực tương đối 0,100 @0,100 @100<90 - Bước 4: ↲ kết thúc lệnh. Hình 3.2: Vẽ đường thẳng thẳng đứng. 3.1.3.3. Vẽ đoạn thẳng nghiêng. Hợp với phương của trục ox một góc bất kỳ (α): Tọa độ tương đối là (@L<α) trong đó L là chiều dài đoạn thẳng. Ví dụ 3: Vẽ đoạn thẳng hợp với trục OX góc α = 300 có chiều dài 100mm. - Bước 1: Truy xuất lệnh. Command: L  - Bước 2: Chọn điểm đầu của đoạn thẳng. Specify first point: + Dùng mouse: Nhấp chọn vào một điểm trên màn hình. + Nhập tọa độ: 34
  44. - Bước 3: Chọn điểm tiếp theo. Specify next point or [Undo]: + Dùng mouse: Nhấp chọn vào một điểm khác trên màn hình. + Nhập tọa độ: @100<30. - Bước 4: Kết thúc lệnh. Ðể kết thúc lệnh Line nhấn Enter. Hình 3.3: Vẽ đường thẳng nghiên. Các chú ý: - Khi ta nhập điểm bằng tọa độ, phải Enter để xác nhận với AutoCAD. - Khi ta nhập điểm bằng nhấp chọn mouse trên màn hình, thì không sử dụng Enter sau mỗi lần nhấp chọn. - Tại Specify next point or [Undo]: nếu ta nhập vào ký tự C (Close) các đoạn thẳng sẽ khép kín lại tạo thành đa giác, điểm đầu nối với điểm cuối và đồng thời kết thúc lệnh Line. - Nếu tại dòng nhắc Specify first point: ta nhập Enter thì AutoCAD sẽ lấy điểm cuối cùng nhất ta xác định trên vùng đồ hoạ làm điểm đầu tiên của đối tượng tiếp theo. Nếu trước đó ta vừa vẽ cung tròn thì đoạn thẳng sắp vẽ tiếp xúc với cung tròn này. - Trong bản vẽ AutoCAD thông thường ta sử dụng toạ độ tương đối, trong trường hợp cho giá trị góc và khoảng cách ta sử dụng toạ độ cực tương đối. Ví dụ 4: Dùng các phương pháp để vẽ hình đa giác có kích thước như hình vẽ. 35
  45. Hình 3.3: Vẽ đa giác. - Dùng toạ độ tuyệt đối. + Bước 1: Truy xuất lệnh. Command: LINE  + Bước 2: Chọn điểm đầu của đoạn thẳng. Specify first point: 200,200 (Điểm A nằm cách trục Y 200 và trục X 200). + Bước 3: Nhập tọa độ điểm B. C Specify next point or [Undo]: 320,200 (Điểm B) + Bước 4: Nhập tọa độ điểm C. Specify next point or [Undo]: 320,240 (Điểm C) + Bước 5: Nhập tọa độ điểm D. Specify next point or [Close/Undo]: 280,280 (Điểm D) + Bước 6: Nhập tọa độ điểm E. Specify next point or [Close/Undo]: 200,280 (Điểm E) + Bước 7: Nối điểm E và A. Specify next point or [Close/Undo]: 200,200 (hoặc C) (Nối điểm A). + Bước 8: Kết thúc lệnh. Specify next point or [Close/Undo]:  - Dùng toạ độ tương đối. + Bước 1: Truy xuất lệnh. 36
  46. Command: LINE  + Bước 2: Chọn điểm đầu của đoạn thẳng. Specify first point: Chọn P1 bất kì (Điểm A). + Bước 3: Nhập tọa độ điểm B. Specify next point or [Undo]: @120, 0 (Điểm B). + Bước 4: Nhập tọa độ điểm C. Specify next point or [Undo]: @0,40 (Điểm C). + Bước 5: Nhập tọa độ điểm D. Specify next point or [Close/Undo]: @-40,40 (Điểm D). + Bước 6: Nhập tọa độ điểm E. Specify next point or [Close/Undo]: @-80,0 (Điểm E). + Bước 7: Nối điểm E và A. Specify next point or [Close/Undo]: @0,-80 (hoặc C) (Nối điểm A). + Bước 8: Kết thúc lệnh. Specify next point or [Close/Undo]:  - Dùng toạ độ cực tương đối. + Bước 1: Truy xuất lệnh. Command: LINE  + Bước 2: Chọn điểm đầu của đoạn thẳng. Specify first point: (Điểm A). + Bước 3: Nhập tọa độ điểm B. Specify next point or [Undo]: @40<-90 (Điểm B). + Bước 4: Nhập tọa độ điểm C. Specify next point or [Undo]: @120<180 (Điểm C). + Bước 5: Nhập tọa độ điểm D. Specify next point or [Close/Undo]: @80<90 (Điểm D). 37
  47. + Bước 6: Nhập tọa độ điểm E. Specify next point or [Close/Undo]: @80<0 (Điểm E). + Bước 7: Nối điểm E và A. Specify next point or [Close/Undo]: C (Nối điểm C) + Bước 8: Kết thúc lệnh. Specify next point or [Close/Undo]:  3.1.4. Những sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Những sai hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục - Vẽ đường thẳng không - Nhập không đúng tọa - Nhập tọa độ chính xác đúng chiều dài. độ. theo phương pháp tương đối. - Đường thẳng quay sai - Nhập góc sai. - Nhập góc tính từ hướng. phương trục ox theo chiều quay ngược chiều kim đồn hồ. 3.1.5. Bài tập. 1.5.1. Vẽ các hình sau bằng lệnh Line với tọa độ Decac tuyệt đối và tương đối. 1.5.1a. 1.5.1b. 1.5.1c. 1.5.2. Sử dụng lệnh Line và các hệ tọa độ vẽ các hình sau. 1.5.2a. 1.5.2b. 1.5.2c. 38
  48. 1.5.2d. 1.5.2e. 1.5.2f. 39
  49. 3.2. VẼ ĐƯỜNG TRÒN - LỆNH CIRCLE. 3.2.1. Công dụng. Vẽ hình tròn. 3.2.2. Cách gọi lệnh. Ribbon Menu Command Toolbars Home tab/Draw panel/ Draw/ Circle / Circle hay Draw drop Circle down/ Chọn Chọn cách vẽ C cách vẽ 3.2.3. Quy trình thực hiện. YÊU CẦU KỸ THIẾT BỊ, DỤNG TT TÊN BƯỚC CÔNG VIỆC THUẬT CỤ, VẬT LIỆU 1 Bước 1. Command: C (hay Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. Circle) ↲ hoặc chọn biểu tượng trên menu. 2 Bước 2. Specify center point for Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. circle or [3P/2P/Ttr (tan tan radius)]: Chọn tâm đường tròn hay chọn các lựa chọn. Các chọn lựa: * 3P: Vẽ đường tròn qua 3 điểm. * 2P: Vẽ đường tròn qua 2 điểm. * Ttr: Vẽ đường tròn tiếp xúc 2 đối tượng biết bán kính. 3 Bước 3. Specify radius of circle Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. or (Diameter): Nhập bán kính đường tròn hoặc Nhập D để nhập đường kính. 4 Bước 4: ↲ để kết thúc lệnh. Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. 3.2.3.1. Vẽ đường tròn biết tâm và bán kính. + Bước 1: Command: C (hay Circle) ↲ hoặc chọn biểu tượng trên menu. + Bước 2: Specify center point for circle or [3P/2P/Ttr (tan tan radius)]: Chọn tâm đường tròn. + Bước 3: Specify radius of circle or (Diameter): Nhập bán kính đường tròn. 40
  50. + Bước 4: ↲ kết thúc lệnh. Ví dụ: Vẽ đường trọng biết bán kính là 20mm. + Bước 1: Command: C (hay Circle) ↲ hoặc chọn biểu tượng trên menu. + Bước 2: Specify center point for circle or [3P/2P/Ttr (tan tan radius)]: Chọn tâm đường tròn. + Bước 3: Specify radius of circle or (Diameter): 20. + Bước 4: ↲ kết thúc lệnh. Hình 3.4: Vẽ đường tròn biết tâm và bán kính. 3.2.3.2. Vẽ đường tròn biết tâm và đường kính. + Bước 1: Command: C (hay Circle) ↲ hoặc chọn biểu tượng trên menu. + Bước 2: Specify center point for circle or [3P/2P/Ttr (tan tan radius)]: Chọn tâm đường tròn. + Bước 3: Specify radius of circle or [Diameter] : D + bước 4: Specify diameter of circle : 20 + Bước 5: ↲ kết thúc lệnh. 3.2.3.3. Vẽ đường tròn đi qua 2 điểm. + Bước 1: Command: C (hay Circle) ↲ hoặc chọn biểu tượng trên menu (thì không có bước 2). + Bước 2: Specify center point for circle or [3P/2P/Ttr (tan tan radius)]: Chọn 2p. 41
  51. + Bước 3: Specify center point for circle or [3P/2P/Ttr (tan tan radius)]: _2p Specify first end point of circle's diameter: chọn điểm thứ nhất đường tròn đi qua. + Bước 4: Specify second end point of circle's diameter: chọn điểm thứ 2 đường tròn đi qua. + Bước 5: ↲ kết thúc lệnh. Ví dụ: Vẽ đường tròn đi qua cạnh của tam giác. + Bước 1: Chọn biểu tượng trên menu. _circle + Bước 2: Specify center point for circle or [3P/2P/Ttr (tan tan radius)]: _2p Specify first end point of circle's diameter: Chọn điểm thư nhất. + Bước 3: Specify second end point of circle's diameter: Chọn điểm thứ hai. + Bước 4: ↲ kết thúc lệnh. Hình 3.5: Vẽ đường tròn qua 2 điểm. 3.2.3.4. Vẽ đường tròn đi qua 3 điểm. + Bước 1: C (hay Circle) ↲ hoặc chọn biểu tượng trên menu (thì không có bước 2). _circle + Bước 2: Specify center point for circle or [3P/2P/Ttr (tan tan radius)]: _3p Specify first point on circle: Chọn điểm thư nhất. + Bước 3: Specify second point on circle: Chọn điểm thứ hai. + Bước 4: Specify third point on circle: Chọn điểm thứ ba. + Bước 5: ↲ kết thúc lệnh. Ví dụ: Vẽ đường tròn đi qua 3 đỉnh của tam giác. 42
  52. Hình 3.6: Vẽ đường tròn qua 3 điểm. 3.2.3.5. Vẽ đường tiếp xúc với 2 đối tượng và biết bán kính. + Bước 1: C (hay Circle) ↲ hoặc chọn biểu tượng trên menu (thì không có bước 2). _circle + Bước 2: Specify center point for circle or [3P/2P/Ttr (tan tan radius)]: _ttr + Bước 3: Specify point on object for first tangent of circle: Chọn đối tượng tiếp xúc thứ nhất. + Bước 4: Specify point on object for second tangent of circle: Chọn đối tượng tiếp xúc tiếp theo. + Bước 5: Specify radius of circle : 20 : nhập bán kính. + Bước 6: ↲ : kết thúc lệnh. Hình 3.7: Vẽ đường tròn tiếp xúc 2 đối tượng, biết bán kính. 3.2.3.6. Vẽ đường tiếp xúc với 3 đối tượng. + Bước 1: C (hay Circle) ↲ hoặc chọn biểu tượng trên menu (thì không có bước 2). _circle 43
  53. + Bước 2: Specify center point for circle or [3P/2P/Ttr (tan tan radius)]: _3p Specify first point on circle: _tan to; Chọn đối tượng tiếp xúc thứ nhất. + Bước 3: Specify second point on circle: _tan to; Chọn đối tượng tiếp xúc thứ hai. + Bước 4: Specify third point on circle: _tan to; Chọn đối tượng tiếp xúc tiếp thứ ba. + Bước 5: ↲ kết thúc lệnh. Hình 3.8: Vẽ đường tròn tiếp xúc 3 đối tượng. 3.2.4. Những sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Những sai hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục - Vẽ đường tròn không Nhập không Tại dòng lệnh Specify radius of circle or đúng kích thước đường đúng lệnh. (Diameter) đây là dòng lệnh yêu cầu kính. nhập bán kính, để nhập đường kính ta tự chia đôi số đo của đường kính hoặc nhập d↲, rồi nhập dường kính. - Vẽ đường tròn tiếp Chọn lệnh vẽ Chọn đúng lệnh cần vẽ. xúc đối tượng nhưng chưa đúng. không đúng vị trí cần tiếp xúc. 3.2.5. Bài tập. Sử dụng lệnh Circle và các lệnh vẽ đã học vẽ các hình sau. 44
  54. 2.5a. 2.5b. 2.5c. 2.5d. 2.5e. 2.5f. 2.5g. 2.5h. 2.5i. 3.3. VẼ ĐA GIÁC BẰNG LỆNH POLYGON. 3.3.1. Công dụng. Vẽ hình đa giác đều. 3.3.2. Cách gọi lệnh. Ribbon Menu Command Toolbars Home tab/ Draw Draw/ Polygon Draw panel/ Rectange Polygon hay Pol drop down/ Polygon 3.3.3. Quy trình thực hiện. 45
  55. YÊU CẦU KỸ THIẾT BỊ, DỤNG TT TÊN BƯỚC CÔNG VIỆC THUẬT CỤ, VẬT LIỆU 1 Bước 1. Command: Polygon ↲ Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. hoặc chọn biểu tượng trong thanh Draw trên menu. 2 Bước 2. Command: _polygon Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. Enter number of sides : Nhập số cạnh đa giác. 3 Bước 3. Specify center of Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. polygon or [Edge]: Chọn tâm đa giác. Nếu nhập E sẽ vẽ đa giác theo cạnh. 4 Bước 4: Enter an option Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. [Inscribed in circle/ Circumscribed about circle] : Chọn kiểu vẽ đa giác. - Nhập C để vẽ theo đa giác ngoại tiếp đường tròn. - Nhập I để vẽ theo đa giác nộii tiếp đường tròn. 5 Bước 5: Specify radius of circle: Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. Nhập bán kính đường tròn nội tiếp. 6 Bước 4: ↲ để kết thúc lệnh. Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. Có ba cách để vẽ đa giác đều trong AutoCAD. Ví dụ: Vẽ đa giác 6 cạnh ngoại tiếp đường tròn bán kính 50. - Bước 1: Command: Polygon ↲ hoặc chọn biểu tượng trong thanh Draw trên menu. - Bước 2: Command: _polygon Enter number of sides : 6 - Bước 3: Specify center of polygon or [Edge]: Chọn tâm đa giác. - Bước 4: Enter an option [Inscribed in circle/Circumscribed about circle] : C 46
  56. - Bước 5: Specify radius of circle: 50. - Bước 6: ↲ để kết thúc. Ta được kết quả như hình. Hình 3.9: Vẽ Vẽ đa giác ngoại tiếp đường tròn. 3.3.4. Những sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Những sai hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục - Vẽ đa giác có đỉnh Nhập không Bước 5: Specify radius of circle: 50. lẹch so với phương OX đúng lệnh. Trong bước này ta nhập bán kính theo góc α không đúng. bằng tọa độ cực tương đối theo góc α (@50< α). 3.3.5. Bài tập. Dùng lệnh POLYGON và các lệnh đã học vẽ các đa giác sau: 3.5a. 3.5b. 3.5c. 3.5d. 3.5e. 3.5f. 47
  57. 3.4. VẼ HÌNH CHỮ NHẬT - LỆNH RECTANG. 3.4.1. Công dụng. Vẽ hình chữ nhật. 3.4.2. Cách gọi lệnh. Ribbon Menu Command Toolbars Home tab/ Draw panel/ Draw/ Rectangle Draw Rectangle drop down/ Rectangle hay Rec Rectangle 3.4.3. Quy trình thực hiện. YÊU CẦU KỸ THIẾT BỊ, DỤNG TT TÊN BƯỚC CÔNG VIỆC THUẬT CỤ, VẬT LIỆU 1 Bước 1: Command: rectang ↲ hoặc Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. chọn biểu tượng trong thanh Draw trên menu. 2 Bước 2: Specify first corner point or Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. [coRner/ Base/ Height/ Center/ chaMfer/Fillet/ centerLine/ Dialog ]: Chọn cách vẽ. 3 Bước 3: ↲ để kết thúc lệnh. Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. Các lựa chọn: Nếu bước 3 chưa kết thúc cần thiết lập các thuộc tính cho đối tượng thì: 3.4.3.1. Chọn M (ChaMfer) để vát 4 đỉnh hình chữ nhật. - Bước 3: Specify first corner point or [coRner/ Base/Height/ Center/ chaMfer/ Fillet/ centerLine/Dialog]: m↲ Sẽ xuất hiện dòng lệnh (Distances method)(Trim mode) Current chamfer setting = 2.5,2.5 đây là giá trị mặt định cạnh vát. - Bước 4: Enter option [use Existing/Setup] : s↲ để thiết lập lại cạnh vát mép. Lúc này xuất hiện hộp thoại chamfer. 49
  58. Chiều dài cạch vát thứ nhất Chiều dài cạch vát thứ hai Góc vát so với cạnh thứ nhất Xóa phần cạch vát thứ nhất Hình 3.10: Hộp thoại chamfer. + Nhập chiều dài cạnh vát mép thứ nhất vào ô First chamfer length. + Nhập chiều dài cạnh vát mép thứ hai vào ô Second chamfer length hoặc góc vát so với cạnh thứ nhất vào ô Chamfer Angle. + Chọn vào ô Trim Geometry để cắt bỏ cạnh của phần vát mép. + Chọn OK để kết thúc. 3.4.3.2. Gõ F (Fillet) để bo tròn 4 đỉnh của hình chữ nhật. - Specify first corner point or [coRner/Base/Height/Center/chaMfer/Fillet/ centerLine/Dialog]: f↲ (Trim mode) Current fillet radius = 2.5 giá trị mặt định bán kính để fillet. - Enter option [use Existing/Setup] : s↲ để thiết lập lại bán kính fillet. Lúc này xuất hiện hộp thoại Fillet. + Nhập bán kính để Fillet vào ô Fillet Size. + Chọn vào ô Trim Geometry để cắt bỏ cạnh của phần bo tròn. 50
  59. Bán kính bo tròn Xóa phần bo tròn Hình 3.11: Hộp thoại Fillet. 3.4.3.3. Gõ D (Dialog) để lựa chọn cách vẽ hình chữ nhật. - Specify first corner point or [coRner/Base/Height/Center/chaMfer/Fillet/ centerLine/Dialog]: d↲ Lúc này xuất hiện hộp thoại Rectangles. Hình 3.12: Hộp thoại Rectangles. Trong hộp thoại Rectangles sẽ cung cấp cho chúng ta 13 cách vẽ hình chữ nhật và 7 cách vẽ hình vuông. TT Nút lệnh Ý nghĩa 1 Chọn 2 điểm góc để xác định hình chữ nhật. 51
  60. 2 Chọn điểm giữa cạnh ngang và điểm góc. 3 Chọn điểm giữa cạnh đứng và điểm góc. 4 Chọn tâm hình chữ nhật và điểm góc. 5 Chọn tâm và khoảng cách 2 canh. 6 Chọn điểm giữa cạnh ngang, ½ chiều dài cạnh ngang và cạnh đứng. 7 Chọn điểm giữa cạnh đứng, ½ chiều dài cạnh đứng và cạnh ngang. 8 Chọn tâm hình chữ nhật và ½ khoảng cách 2 canh. 9 Chọn điểm giữa cạnh nằm ngang và nhập khoảng cách 2 cạnh. 10 Chọn điểm giữa cạnh nằm ngang và nhập 1/2 cạnh mằm ngang và khoảng cách cạnh thẳng đứng. 11 Chọn một điểm giữa cạnh đứng và khoảng cách 2 canh. 12 Chọn một điểm giữa cạnh đứng, ½ khoảng cách cạnh đứng và khoảng cách canh mằm ngang. 13 Chọn một điểm và khoảng cách 2 canh. 14 Vẽ hình vuông bằng cách chọn 2 điểm giữa cạnh nằm ngang. 15 Vẽ hình vuông bằng cách chọn điểm giữa cạnh mằm ngang và khoảng cách ½ cạnh mằm ngang. 52
  61. 16 Vẽ hình vuông bằng cách chọn tâm và điểm giữa một cạnh. 17 Vẽ hình vuông bằng cách chọn tâm và khoảng cách một cạnh. 18 Vẽ hình vuông bằng cách xác định điểm giữa 2 cạnh thẳng đứng. 19 Vẽ hình vuông bằng cách chọn 2 điểm xác định ½ cạnh đứng. 20 Vẽ hình vuông bằng cách nhập khoảng cách 1 cạnh. 3.4.3.4. Gõ B (Base) để chọn điểm giữa cạnh ngang và điểm góc. - Specify first corner point or [coRner/Base/Height/Center/chaMfer/Fillet/ centerLine/ Dialog]: b - Specify base midpoint or [coRner/Base/Height/Center/chaMfer/Fillet/ centerLine/ Dialog]: chọn điểm giữa cạnh ngang hoặc các tùy chọn. - Specify other corner point or [Area/Rotation]: Chọn điểm góc của hình chữ nhật hoặc các tùy chọn. 4.3.5. Gõ A để vẽ hình chữ nhật biết diện tích và chiều dài cạnh. - Specify other corner point or [Area/Rotation]: a↲ để vẽ theo diện tích. - Enter area of rectangle in current units : 200↲ nhập vào diện tích. - Calculate the rectangle dimension based on [Base/Height] : H↲ để nhập theo chiều cao hoặc b để nhập theo chiều rộng. - Enter the rectangle height : 15 Nhập chiều cao. 4.3.6. Gõ R vẽ hình chữ nhật xoay một góc so với phương ox. - Specify other corner point or [Area/Rotation]: r - Specify rotation angle or [Pick points] : 45 nhập góc xoay của cạnh mằm ngang hình chữ nhật so với phương ox. 53
  62. - Specify other corner point or [Area/Rotation]: nhập khoảng cách 2 cạnh. 3.4.4. Những sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. 3.4.5. Bài tập. 4.5a. 4.5b. 4.5c. 4.5d. 4.5e. 8 loã 4 loã 4.5g. 4.5h. 54
  63. 4.5i. 4.5j. 3.5. VẼ ĐƯỜNG DÓNG DỰNG HÌNH - LỆNH XLINE. 3.5.1. Công dụng. Vẽ đường dựng hình là đường thẳng có độ dài vô hạn. 3.5.2. Cách gọi lệnh. Ribbon Menu Command Toolbars Home tab/ Draw panel/ Draw/ Xline hay Xl Draw Construction Line Construction line 3.5.3. Quy trình thực hiện. YÊU CẦU KỸ THIẾT BỊ, DỤNG TT TÊN BƯỚC CÔNG VIỆC THUẬT CỤ, VẬT LIỆU 1 Bước 1: Command: xline hoặc Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. chọn biểu tượng trong thanh Draw trên menu. 2 Bước 2: Specify a point or Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. [Hor/Ver/Ang/Bisect/Offset]: Chọn 1 điểm mà X Line sẽ đi qua hoặc chọn các lựa chọn. 3 Bước 3: ↲ để kết thúc lệnh. Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. - Các chọn lựa: + Hor: Tạo xline nằm ngang. 55
  64. + Ver: Tạo xline thẳng đứng. + Ang: Tạo xline hợp với đường trục ox 1 góc. + Bisect: Tạo X Line đi qua phân giác một góc xác định bởi ba điểm. Điểm đầu tiên xác định đỉnh của góc, hai điểm sau xác định góc. + Offset: Tạo X Line song song với một đường có sẵn (tương tự lệnh Offset): * Offset distance or through: Nhập khoảng cách hay chọn T. * Select a line object: Chọn đối tượng mà X Line sẽ song song. * Side to Offset: X Line nằm về phía nào của đối tượng được chọn. * Select a line object: Tiếp tục chọn đối tượng hoặc Enter để kết thúc lệnh. 3.5.4. Những sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Những sai hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục - Vẽ đường dóng không Lựa chọn kiểu Chọn kiểu vẽ đường dóng phù hợp. đúng phương. vẽ chưa đúng. 3.6. VẼ CUNG TRÒN - LỆNH ARC. 3.6.1. Công dụng. Vẽ cung tròn. 3.6.2. Cách gọi lệnh. Ribbon Menu Command Toolbars Home tab/ Draw panel/Arc drop Draw/ Arc/ Arc hay A Draw down/ Chọn các phương thức vẽ Các phương thức vẽ 3.6.3. Quy trình thực hiện. YÊU CẦU KỸ THIẾT BỊ, DỤNG TT TÊN BƯỚC CÔNG VIỆC THUẬT CỤ, VẬT LIỆU 1 Bước 1: Command: A↲ hoặc chọn Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. biểu tượng trong thanh Draw trên menu, bấm vào để chọn cách vẽ cung tròn. 56
  65. 2 Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. Bước 2: Bấm vào để chọn cách vẽ cung tròn qua 3 điểm hoặc các cách vẽ khác. 3 Bước 3: Specify start point of arc or Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. [Center]: Nhập điểm đầu. 4 Bước 4: Specify second point of arc Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. or [Center/End]: Nhập điểm tiếp theo hoặc lựa chọn cách vẽ. 5 Bước 5: Specify end point of arc: Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. Nhập điểm cuối. 6 Bước 6: ↲ để kết thúc lệnh. Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. 3.6.3.1. Vẽ cung tròn qua 3 điểm. - Bước 2: Bấm vào để chọn cách vẽ cung tròn qua 3 điểm hoặc các cách vẽ khác. - Bước 3: Specify start point of arc or [Center]: Chọn điểm đầu trên màn hình. - Bước 4: Specify second point of arc or [Center/End]: Chọn điểm tiếp theo trên màn hình. - Bước 5: Specify end point of arc: Chọn điểm cuối trên màn hình. - Bước 6: ↲ để kết thúc lệnh. 3.6.3.2. Vẽ đường tròn qua 2 điểm và tâm. - Bước 1: Chọn biểu tượng trong thanh Draw trên menu, bấm vào để chọn để chọn cách vẽ cung tròn qua qua 02 điểm và tâm. - Bước 2: Specify start point of arc or [Center]: Nhập tọa độ ddiiemr đầu. - Bước 3: Specify second point of arc or [Center/End]: _c để nhập tọa độ tâm. - Bước 4: Specify center point of arc: @-10,0 - Bước 5: Specify end point of arc (hold Ctrl to switch direction) or [Angle/ chord Length]: nhập tọa độ điểm tiếp theo. - Bước 6: ↲ để kết thúc. 57
  66. Hình 3.13: Vẽ đường tròn qua 2 điểm và tâm. 3.6.3.3. Vẽ cung tròn qua 01 điểm, tâm và góc. Bước 2: Bấm vào để chọn cách vẽ cung tròn qua qua 01 điểm, tâm và góc. Bước 3: Specify second point of arc or [Center/End]: _c Chọn điểm đầu. Bước 4: Specify center point of arc: Chọn tâm của cung tròn. Bước 5: Specify end point of arc (hold Ctrl to switch direction) or [Angle/chord Length]: _a để nhập góc của cung. Bước 6: Specify included angle (hold Ctrl to switch direction): Nhập góc. Bước 7: ↲ để kết thúc. 3.6.3.4. Vẽ cung tròn qua 01 điểm, tâm và chiều dài cung. Bước 2: Bấm vào để chọn cách vẽ cung tròn qua qua 01 điểm, tâm và chiều dài cung. Bước 3: Specify second point of arc or [Center/End]: _c Chọn điểm đầu. Bước 4: Specify center point of arc: Chọn tâm của cung tròn. Bước 5: Specify end point of arc (hold Ctrl to switch direction) or [Angle/ chord Length]: _l để nhập chiều dài cung. Bước 6: Specify length of chord (hold Ctrl to switch direction): Nhập chiều dài cung. Bước 7: ↲ để kết thúc. 3.6.4. Những sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Những sai hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục - Cung tròn quay không Nhập lệnh Khi nhập lệnh cần chú ý góc quay tại đúng hướng. chưa đúng. mọi vị trí sẽ được xác định theo phương OX. 58
  67. 3.6.5. Bài tâp. 6.5a. 6.5b. 6.5c. 6.5d. 6.5e. 6.5f. 6.5g. 6.5h. 6.5i. 59
  68. 6.5J. 6.5K. 2 loã 6.5m. 6.5n. 60
  69. 3.7. VẼ ĐA TUYẾN - LỆNH POLYLINE (PLINE). 3.7.1. Công dụng. Lệnh Pline thực hiện nhiều chức năng hơn lệnh Line. Lệnh Pline có 3 đặc điểm nổi bật sau: - Lệnh Pline tạo các đối tượng có chiều rộng Width, còn Line thì không. - Các phân đoạn Pline liên kết thành đối tượng duy nhất, còn Line các phân đoạn là các đối tượng đơn. - Lệnh Pline tạo nên các phân đoạn và các đoạn thẳng hay cung tròn Arc. Lệnh Pline có thể vừa vẽ các phân đoạn là đoạn thẳng và cung tròn là sự kết hợp giữa lệnh Line và Arc. 3.7.2. Cách gọi lệnh: Ribbon Menu Command Toolbars Home tab/ Draw Draw/ Pline Pline hay Pl Draw panel/Pline 3.7.3. Quy trình thực hiện: YÊU CẦU KỸ THIẾT BỊ, DỤNG TT TÊN BƯỚC CÔNG VIỆC THUẬT CỤ, VẬT LIỆU 1 Bước 1: Command: pline↲ hoặc Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. chọn biểu tượng trong thanh Draw trên menu. 2 Bước 2: Specify start point: Chọn Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. điểm đầu. 3 Bước 3: Specify next point or [Arc/ Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. Halfwidth/Length/Undo/Width]: Chọn điểm tiếp theo hoặc chọn các lựa chọn. 4 Bước 4: Specify next point or [Arc Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. /Close/Halfwidth/Length/Undo/ Width]: Chọn điểm tiếp theo hoặc chọn các lựa chọn, nếu chọn C thì kết thúc lệnh. 5 Bước 5: ↲ để kết thúc lệnh. Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. 61
  70. Các lựa chọn: + Gõ A (Arc) để vẽ cung tròn. + Gõ H (Halfwidth) để nhập ½ bề dày nét ve. + Gõ L (Length) để vẽ đối tương đường thẳng theo phương đường thẳng trước đó. + Gõ W (Width) để để nhập bề dày nét vẽ. 3.7.3.1. Chế độ vẽ đoạn thẳng. Các chọn lựa: - Close: Đóng Pline bởi một đoạn thẳng. - Halfwidth: Định nửa chiều rộng phân đoạn sắp vẽ. - Starting Halfwidth : Định nữa chiều dày cuối phân đoạn. - Length: Vẽ tiếp một phân đoạn có phương chiều như đoạn thẳng trước đó. - Undo: Hủy bỏ phân đoạn vừa vẽ. - Width: Định chiều rộng phân đoạn sắp vẽ (thao tác tươn ng tự lệnh Half Width). Ví dụ: Vẽ mũi tên có chiều dài phần đoạn thẳng là 10, chiều rộng là 2; chiều dài phần mũi tên là 10, chiều rộng phần lớn mũi tên là 4. - Bước 1: Command: pline↲ hoặc chọn biểu tượng trong thanh Draw trên menu. - Bước 2; Specify start point: chọn điểm đầu. Current line-width is 10.00 - Bước 3: Specify next point or [Arc/Halfwidth/Length/Undo/Width]: w để định chiều rộng. - Bước 4: Specify starting width : 2 nhập chiều rộng điểm đầu. - Bước 5: Specify ending width : nhập chiều rộng điểm cuối. 62
  71. - Bước 6: Specify next point or [Arc/Halfwidth/Length/Undo/Width]: @10,0 nhập tọa độ điểm tiếp theo. - Bước 7; Specify next point or [Arc/Close/Halfwidth/Length/Undo/Width]: w để định chiều rộng. - Bước 8: Specify starting width : 4 nhập chiều rộng điểm đầu mũi tên. - Bước 9: Specify ending width : 0 nhập chiều rộng điểm cuối mũi tên. - Bước 10: Specify next point or [Arc/Close/Halfwidth/Length/Undo/ Width]: @10,0 nhập tọa độ điểm tiếp theo. - Bước 11: Specify next point or [Arc/Close/Halfwidth/Length/Undo/ Width]: nhập tọa độ điểm tiếp theo, C hoặc ↲ để kết thúc ta được như hình vẽ. Hình 3.13: vẽ mũi tên. 3.7.3.2. Chế độ vẽ cung tròn. Các chọn lựa: Specify endpoint of arc or [Angle/CEnter/CLose/Direction/Halfwidth/ Line/ Radius/ Second pt/Undo/Width]: - Halfwidth, Width, Undo: Tương tự như chế độ vẽ đoạn thẳng. - Angle: Tương tự lệnh ARC khi ta nhập A sẽ có dòng nhắc. + Included angle: Nhập giá trị góc ở tâm. + Center/Radius/ : Chọn điểm cuối, tâm hoặc bán kính. - Center:Tương tự như lệnh ARC khi nhập CE sẽ có dòng nhắc: + Center point: Nhập tọa độ tâm. +Angle/Length/ : - Close: Đóng 63
  72. - Pline bởi một cung tròn. - Direction: Định hướng của đường tiếp tuyến với điểm đầu tiên của cung. Khi ta nhập D sẽ xuất hiện dòng nhắc: + Direction From Starting Point: Nhập góc hay chọn hướng. + End point: Nhập tọa độ điểm cuối. - Radius: Xác định bán kính cong của cung, khi ta đáp R sẽ xuất hiện dòng nhắc: + Radius: Nhập giá trị bán kính. + Angle/ : Nhập điểm cuối. - Second pt: Nhập toạ độ điểm thứ hai và điểm cuối để có thể xác định cung tròn đi qua 3 điểm. Khi ta đáp S sẽ có dòng nhắc: + Second point: Nhập điểm thứ hai. + End Point: Nhập điểm cuối. - Line: Trở về chế độ vẽ đoạn thẳng.Specify endpoint of arc or [Angle/CEnter/ CLose/ Direction/ Halfwidth/ Line/Radius/ Secondpt/ Undo/ Width]: Nếu tại dòng nhắc vẽ cung của đa tuyến ta nhập tọa độ điểm cuối (hay chọn, truy bắt điểm) thì ta sẽ có một cung tròn tiếp xúc với phân đoạn trước đó. Lưu ý: - Xác định dữ liệu cung tròn cần vẽ. - Gọi lệnh vẽ cung tròn phù hợp. - Thực hiện đúng trình tự theo yêu cầu. - Sự khác nhau của Pline và Line: + Line là vẽ các đoạn thẳng rời rạc. + Pline vẽ được các đoạn thẳng liên tục và kết hợp đoạn thẳng và đường cong nối tiếp với nhau. + Pline khi vẽ thay đổi được chiều dày nét vẽ. 3.7.4. Những sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Những sai hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục 64
  73. Vẽ đoạn thẳng xong Nhập lệnh Khi kết thúc lệnh vẽ đoạn thẳng, muốn đến cung tròn nhưng chưa đúng. vẽ cung tròn phải gõ A (Arc) để vẽ cung không được. tròn. 65
  74. 3.7.5. Bài tập. Dùng lệnh Pline để vẽ các chi tiết sau: 7.5a. 7.5b. 7.5c. 7.3d. 7.3e. 66
  75. 3.8. VẼ ĐƯỜNG CONG - LỆNH SPLINE. 3.8.1. Công dụng. Lệnh Spline dùng để vẽ đường cong. Lệnh Spline có thể tạo các đường cong đặc biệt như: Arc, Circle, Ellipse Đường Spline này khác với Pline Spline (đường Spline tạo từ đa tuyến Pline với lựa chọn Spline của lệnh Pedit). Đường Spline sẽ đi qua tất cả các điểm mà ta chọn, còn đường Pline Spline được kéo về các đỉnh đa tuyến. Do đó, ta dùng lệnh Spline để tạo đường cong chính xác hơn Pline. 3.8.2. Cách gọi lệnh. Ribbon Menu Command Toolbars Home tab/ Draw panel/ Draw/ Spline/ Fit Spline hay Spl Draw points hoặc /Spline Control Vertices Fit hay Spline CV 3.8.3. Quy trình thực hiện: 3.8.3.1. Vẽ đường cong Spline. YÊU CẦU KỸ THIẾT BỊ, DỤNG TT TÊN BƯỚC CÔNG VIỆC THUẬT CỤ, VẬT LIỆU 1 Bước 1: Command: Spline↲ hoặc Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. chọn biểu tượng trong thanh Draw trên menu. 2 Bước 2: Specify first point or Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. [Method/Knots/Object]: Xác định điểm đầu của Spline hoặc nhấp chọn một điểm tùy ý hoặc chọn: + Method: Lựa chọn phương pháp để vẽ Spline. + Knots: Chỉ định tham số nút, một trong những phương pháp xác định đường cong thành phần giữa các fit points nơi mà spline được uốn. 3 Bước 3: Enter next point or [end Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. Tangency/toLerance/Undo/Close]: Nhập tọa độ điểm kế tiếp hoặc Enter để kết thúc lệnh. 67
  76. Các lựa chọn: + end Tangency: Xác định tiếp tuyến với điểm cuối của Spline. + Tolerance: Xác định khoảng sai lệch của Spline so với điểm lựa chọn. + Undo: hủy bỏ đỉnh vừa vẽ. + Close: đóng spline. 3.8.3.2. Chỉnh sửa các đối tượng dạng Pline thành Spline. Để chỉnh sửa các đối tượng dạng Pline thành Spline ta thực hiện theo quy trình sau. YÊU CẦU KỸ THIẾT BỊ, DỤNG TT TÊN BƯỚC CÔNG VIỆC THUẬT CỤ, VẬT LIỆU 1 Bước 1: Command: PE (PEDIT) Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. lệnh chỉnh sửa. 2 Bước 2: Select polyline or Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. [Multiple]: Chọn đối tượng chỉnh sửa hình 3.14. 3 Bước 3: Enter an option [Close/ Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. Join/Width/Edit vertex/Fit/ Spline/Decurve/ Ltype gen/ Reverse/Undo]: S để chuyển về dạng dường cong Spline kết quả hình 3.15 Hình 3.14: Đường Pline. Hình 3.15: Chọn đối tượng chỉnh sửa. Ta sẽ được kết quả chỉnh sửa như sau Hình 3.16: Chọn đối tượng Pline được chỉnh sửa thành Spline. 68
  77. 3.8.4. Những sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Những sai hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục Đường cong không tiếp Nhập lệnh Chọn lại lệnh. tuyến với đoạn thẳng. chưa đúng. 3.8.5. Bài tập. Chỉnh các đối tượng sau thang đường cong. 8.5a. 8.5b. 3.9. VẼ ELLIP - LỆNH ELLIPSE. 3.9.1. Công dụng. Vẽ đường Elip. 3.9.2. Cách gọi lệnh. Ribbon Menu Command Toolbars Home tab/ Draw panel/ Ellipse Draw/ Ellipse/ Ellipse hay Draw drop down/ Chọn cách vẽ Cách vẽ El Ellipse Ellipse 3.9.3. Quy trình thực hiện: Command: EL↲ hoặc chọn biểu tượng trong thanh Draw trên menu. Mặt định khi gọi lệnh từ dòng Command, chương trình sẽ cung cấp cho ta cách vẽ Ellipse qua tọa độ một trục và khoảng cách nửa trục còn lại hoặc bấm vào biểu tường mũi tên xuống để chọn cách vé ellipse. 3.9.3.1. Vẽ theo tâm Ellipse. YÊU CẦU KỸ THIẾT BỊ, DỤNG TT TÊN BƯỚC CÔNG VIỆC THUẬT CỤ, VẬT LIỆU 69
  78. 1 Bước 1: Chọn biểu tượng Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. hoặc từ dòng lệnh Specify axis endpoint of ellipse or [ arc/center]: C. 2 Bước 2: specify center of axis: Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. Nhập điểm tâm elip. 3 Bước 3: specify endpoint of axis: Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. Nhập nữa trục 1 của elip. 4 Bước 4: specify distance to other Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. axis or [rotation ]: Nhập chiều dài nữa trục còn lại ta sẽ được ellipse. Nhập tọa độ nửa trục thứ hai Chọn tâm ellipse Nhập tọa độ nửa trục thứ nhất Hình 3.17: Quy trình vẽ ellipse. 3.9.3.2. Vẽ theo trục ellipse. YÊU CẦU KỸ THIẾT BỊ, DỤNG TT TÊN BƯỚC CÔNG VIỆC THUẬT CỤ, VẬT LIỆU 1 Bước 1: Chọn biểu tượng Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. 2 Bước 2: Specify axis endpoint of Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. ellipse or [Arc/Center]: Chọn 1 điểm của trục elip. 3 Bước 3: Specify other endpoint of Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. axis: Chọn điểm thứ 2 của trục elip. 4 Bước 4: Specify distance to other Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. axis or [Rotation]: Nhập chiều dài nữa trục còn lại. 3.9.3.3. Vẽ theo cung ellipse. 70
  79. YÊU CẦU KỸ THIẾT BỊ, DỤNG TT TÊN BƯỚC CÔNG VIỆC THUẬT CỤ, VẬT LIỆU 1 Bước 1: Command: Ellipse ↲ hoặc Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. chọn biểu tượng 2 Bước 2: Specify axis endpoint of Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. elliptical arc or [Center]: Nhập tọa độ hoặc chọn tâm ellipse. 3 Bước 3: Specify other endpoint of Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. axis: Nhập tọa độ nửa bán kính thứ 1. 4 Bước 4: Specify distance to other Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. axis or [Rotation]: Nhập tọa độ nửa bán kính thứ 2. 5 Bước 5: Specify start angle or Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. [Parameter]: Nhập tọa độ điểm đầu hay nhập giá trị góc - đây là góc giữa trục ta vừa định với đường thẳng từ tâm đến điểm đầu cung. 6 Bước 6: Specify end angle or Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. [Parameter/Included angle]: Nhập tọa độ điểm cuối hay nhập giá trị góc - đây là góc giữa trục ta vừa định với đường thẳng từ tâm đến điểm cuối cung. Lưu ý: Nếu chế độ Snap đang ở trạng thái Isometric thì lệnh ellipse có thêm lựa chọn Isocircle cho phép ta vẽ đường tròn trong hình chiếu trục đo (biến thành Ellipse). 3.9.4. Những sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Những sai hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục Vẽ elip nhưng đo lại Nhập lệnh Nhập lại kích thước. kích thước các trục chưa đúng. không đúng. 3.9.5. Bài tập. 71
  80. 9.5a. 9.5b. 3.10. VẼ ĐIỂM. 3.10.1. Vẽ điểm - Lệnh Point. 3.10.1.1. Công dụng. Dùng để vẽ điểm. 3.10.1.2. Cách gọi lệnh. Ribbon Menu Command Toolbars Home tab/ Draw panel/ / Draw/ Point/ Single Point hay Po Draw point hay Multiple Point drop down/ Multiple points points 3.10.1.3. Quy trình thực hiện. YÊU CẦU KỸ THIẾT BỊ, DỤNG TT TÊN BƯỚC CÔNG VIỆC THUẬT CỤ, VẬT LIỆU 1 Bước 1:Command: Po↲ hoặc chọn Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. biểu tượng trong thanh Draw trên menu. 2 Bước 2: Specify a point: Chọn vị trí Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. cần vẽ điểm (point). 3.10.1.4. Những sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Những sai hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục Vẽ điểm không đúng vị Chọn điểm không đúng. Chọn lại điểm cầm vẽ. trí. 3.10.2. Thay đổi cách thể hiện điểm - lệnh point style. 3.10.2.1. Công dụng. Hiệu chỉnh cách thể hiện điểm. 72
  81. 3.10.2.2. Cách gọi lệnh. Ribbon Menu Command Toolbars Home tab/ Utilities panel/ Point Format/ Point Style Ddptyle Style 3.10.2.3. Quy trình thực hiện. YÊU CẦU KỸ THIẾT BỊ, DỤNG TT TÊN BƯỚC CÔNG VIỆC THUẬT CỤ, VẬT LIỆU 1 Bước 1: Command: DDPTYPE. Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. 2 Bước 2: Ta chọn hình dạng điểm Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. cần hiển thị. 3 Bước 3: Chọn OK. Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. Hình 3.18: Hộp thoại Point Style. 3.10.2.4. Những sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Những sai hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục Điểm vẽ không nhìn Chọn kích thước Chọn lại kích thước của điểm trong hộp thấy trên màn hình. điểm chưa hợp lý. thoại Point Style. 3.11. CHIA ĐỐI TƯỢNG. 3.11.1. Lệnh Divide. 3.11.1.1. Công dụng. Chia đối tượng thành các đoạn bằng nhau. 3.11.1.2. Cách gọi lệnh. Ribbon Menu Command Toolbars Home tab/ Draw panel/ / Divide Draw/ Point/ Divide hay Div Draw Divide 73
  82. 3.11.1.3. Quy trình thực hiện. YÊU CẦU KỸ THIẾT BỊ, DỤNG TT TÊN BƯỚC CÔNG VIỆC THUẬT CỤ, VẬT LIỆU 1 Bước 1: Command: divide ↲ hoặc Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. chọn biểu tượng trong thanh Draw trên menu. 2 Bước 2: Select object to divide: Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. Chọn đối tượng cần chia. 3 Bước 3: Enter the number of Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. segments or [Block]: Nhập số đoạn cần chia. 3.11.1.4. Những sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Những sai hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục Chia không đúng số Nhập số đoaạn Nhập lại. đoạn cần chia. cần chia sai. 3.11.2. Lệnh Measure. 3.11.2.1. Công dụng. Chia đối tượng thành các đoạn có chiều dài bằng khoảng cách được định, phần dư để lại. 3.11.2.2. Cách gọi lệnh. Ribbon Menu Command Toolbars Home tab/ Draw panel/ Draw/ Point/ Measure hay Me Draw Measure Measure 3.11.2.3. Quy trình thực hiện. YÊU CẦU KỸ THIẾT BỊ, DỤNG TT TÊN BƯỚC CÔNG VIỆC THUẬT CỤ, VẬT LIỆU 1 Bước 1: Command: measure↲ hoặc Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. chọn biểu tượng trong thanh Draw trên menu. 2 Bước 2: Select object to measure: Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. Chọn đối tượng cần chia. 3 Bước 3: Specify length of segment Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. or [Block]: Nhập khoảng cách cần chia. 11.2.4. Những sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. 74
  83. Những sai hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục Không đủ số đoạn cần Nhập khoảng cách Nhập lại khoảng cách cần chia. chia trên đoạn thẳng. cần chia chưa hợp lý. 3.11.4. Bài tập. Dùng lệnh Divide và các lệnh đã học để vẽ các hình sau: 11.4a. 11.4b. 11.4c. 11.4d. 75
  84. Bài 4. CÁC LỆNH HIỆU CHỈNH Mục tiêu: Sau khi học xong phần này người học có khả năng: - Trình bày được cách sử dụng lệnh hiệu chỉnh các đối tượng trong bản vẽ; - Sử dụng được các lệnh để hiệu chỉnh, sao chép, di chuyển đối tượng trong bản vẽ đến một vị trí mới; - Rèn luyện ý thức lao động, tác phong công nghiệp, có trách nhiệm và sáng tạo. Nội dung: 4.1. LỆNH ERASE. 4.1.1. Công dụng. Lệnh Erase dùng để xoá các đối tượng đã chọn, thông thường sau khi dùng lệnh Erase ta thực hiện lệnh Redraw (R) để làm sạch bản vẽ. 4.1.2. Cách gọi lệnh. Ribbon Menu Command Toolbars Home tab/ Modify panel/ Erase Modify/ Erase Erase hay E Modify 4.1.3. Quy trình thực hiện. YÊU CẦU KỸ THIẾT BỊ, DỤNG TT TÊN BƯỚC CÔNG VIỆC THUẬT CỤ, VẬT LIỆU 1 Bước 1: Command: erase ↲ hoặc Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. chọn biểu tượng trong Modify trên thanh menu. 2 Bước 2: Select objects: Chọn đối Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. tượng cần xóa. 3 Bước 3: Select Objects: Chọn đối Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. tượng cần xóa. 4 Bước 4: Select Objects: Chọn đối Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. tượng cần xóa hoặc ↲ để chấm dứt chọn đối tượng. 4.1.4. Những sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. 76
  85. Những sai hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục Xóa các đối tượng Chưa thực Thực hiện lệnh Redraw để làm sạch sua nhưng bản vẽ không hiện lệnh khi xóa đối tượng. xóa hết. Redraw. 4.1.5. Bài tập. 4.2. LỆNH COPY. 4.2.1. Công dụng. Để sao chép các đối tượng được chọn theo phương tịnh tiến và sắp xếp chúng theo vị trí xác định. Trong lệnh Copy có lựa chọn Multiple, lựa chọn này dùng để sao chép nhiều bản từ nhóm các đối tượng được chọn. 4.2.2. Cách gọi lệnh. Ribbon Menu Command Toolbars Home tab/ Modify panel/ Copy Modify/ Copy Copy hay Co, Cp Modify 4.2.3. Quy trình thực hiện. YÊU CẦU KỸ THIẾT BỊ, DỤNG TT TÊN BƯỚC CÔNG VIỆC THUẬT CỤ, VẬT LIỆU 1 Bước 1: Command: COPY hoặc Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. chọn biểu tượng trong Modify trên thanh menu. 2 Bước 2: Select objects: (Chọn đối Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. tượng cần Copy). 3 Bước 3: Select objects: (Chọn tiếp Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. đối tượng cần copy hoặc ↲ để chấm dứt chọn đối tượng) 4 Bước 4: Specify base point or Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. [Displacement/mOde] : Chọn điểm chuẩn hoặc các lựa chọn. 5 Bước 5: Specify second point or [Array] : Chọn điểm đến hoặc Array. 77
  86. 6 Bước 6: Specify second point or [Array/Exit/Undo] : Chọn điểm tiếp theo hoặc lựa các lựa chọn. Các lựa chọn: + Displacement: Định khoảng cách giữa 2 đối tượng copy. + Mode: Điều khiển chế độ lập lại o Single: Tạo 1 đối tượng copy sau đó kết thúc lệnh. + Array: Tạo dãy đối tượng Copy theo đường thẳng. + Exit: Thoát lệnh. + Undo: Hủy bỏ đối tượng vừa copy. 4.2.4. Những sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Những sai hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục Copy được nhưng Chọn điểm Chọn lại điểm chuẩn. không không đúng vị chuẩn chưa trí. đúng 4.2.5. Bài tập. 4.2.5.1. Vẽ 01 đường tròn và copy thành các đường tròn như hình sau. 8 loã 4 loã 2.5.1a. 2.5.1b. 78
  87. 4.2.5.2. Vẽ và copy các đối tượng sau thành 4 đối tượng quanh tâm. 79
  88. 4.3. LỆNH MIRROR. 4.3.1. Công dụng. Sao chép đối xứng đối tượng qua một trục. 4.3.2. Cách gọi lệnh. Ribbon Menu Command Toolbars Home tab/ Modify panel/ Mirror Modify/ Mirror Mirror hay Mi Modify 4.3.3. Quy trình thực hiện. YÊU CẦU KỸ THIẾT BỊ, DỤNG TT TÊN BƯỚC CÔNG VIỆC THUẬT CỤ, VẬT LIỆU 1 Bước 1: Command: Mirror↲ hoặc Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. chọn biểu tượng trong Modify trên thanh menu. 2 Bước 2: Select object: Chọn đối Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. tượng đối xứng. 3 Bước 3: Select object: Chọn tiếp Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. đối tượng hoặc enter để kết thúc. 4 Bước 4: Specify first point of Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. mirror line: Chọn điểm đầu của trục đối xứng. 5 Bước 5: Specify second point of Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. mirror line: Chọn điểm thứ 2 của trục đối xứng. 6 Bước 6: Delete source object ? Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. (Yes , No) : Xóa đối tượng mẫu hay không? Ví dụ: Sao chép các đường tròn ở hình sau đối xứng qua đường cao của tam giác. - Bước 1: Command: Mirror↲ hoặc chọn biểu tượng trong Modify trên thanh menu. 80
  89. - Bước 2: Select object: Chọn các đối tượng đối cần sao chép đối xứng bằng cách nấn chuột vào đối tượng. - Bước 3: Select object: Chọn tiếp đối tượng hoặc enter để kết thúc. - Bước 4: Specify first point of mirror line: Chọn điểm đầu của trục đối xứng. - Bước 5: Specify second point of mirror line: Chọn điểm thứ 2 của trục đối xứng. - Bước 6: ↲ để kết thúc ta được kết quả như hình vẽ. 4.3.4. Những sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Những sai hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục Mirror được nhưng Chọn đường Chọn lại đường chuẩn để lấy đối không đúng vị trí. chuẩn chưa đúng. xứng. 4.3.5. Bài tâp. 8 loã 2 loã 3.5a. 3.5b. 81
  90. 4 loã 3.5c. 3.5d. 3.5e. 3.5f. 4.4. LỆNH OFFSET. 4.4.1. Công dụng. Tạo ra những đường tròn đồng tâm, đường thẳng song song, và những đường cong song song. 4.4.2. Cách gọi lệnh. Ribbon Menu Command Toolbars Home tab/ Modify panel/Offset Modify/ Offset Offset hay O Modify 4.4.3. Quy trình thực hiện. YÊU CẦU KỸ THIẾT BỊ, DỤNG TT TÊN BƯỚC CÔNG VIỆC THUẬT CỤ, VẬT LIỆU 1 Bước 1: Command: OFFSET Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. hoặc chọn biểu tượng trong Modify trên thanh menu. 82
  91. 2 Bước 2: Specify offset Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. distance or [Through/Mode] : 10 nhập khoảng cách offset 3 Bước 3: Select object to offset Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. or : Chọn đối tượng. 4 Bước 4: Select object to offset Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. or :*Cancel* kết thúc. Ta sẽ có kết quả như hình vẽ. Hình 4.1: Offset đoạn thẳng. 4.4.4. Những sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Những sai hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục Offset không đúng kích Nhập khoảng cách chưa đúng. Chọn lại cách offset. thước. 4.5. Bài tập. Dùng lệnh offset và các lệnh đã học vẽ các hình sau: 4.5a. 4.5b. 83
  92. 4.5. LỆNH MOVE. 4.5.1. Công dụng. Di chuyển đối tượng. 4.5.2. Cách gọi lệnh. Ribbon Menu Command Toolbars Home tab/ Modify panel/ Modify/ Move hay M Modify Move Move 4.5.3. Quy trình thực hiện: YÊU CẦU KỸ THIẾT BỊ, DỤNG TT TÊN BƯỚC CÔNG VIỆC THUẬT CỤ, VẬT LIỆU 1 Bước 1: Command: Move ↲ hoặc Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. chọn biểu tượng trong Modify trên thanh menu. 2 Bước 2: Select Objects: Chọn đối Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. tượng. 3 Bước 3: Select Objects: Chọn tiếp Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. đối tượng hoặc enter để kết thúc lựa chọn. 4 Bước 4: Base Point or Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. displacement: Nhập điểm chuẩn. 5 Bước 5: Second Point or Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. displacement: Nhập điểm dời đi. 4.5.4. Những sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Những sai hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục Move đến không đúng Nhập điểm chuẩn Nhập lại điểm chuẩn. vị trí cần đặt chưa đúng. 4.5.5. Bài tập. Căn cứ vào số liệu trên hình 5.4a vẽ hình 5.4b sau đó dùng lệnh move các đối tượng còn thiếu ở hình 5.4b để có kết quả như hình 5.4a. 84
  93. 5.5a. 5.5b. 85
  94. 4.6. LỆNH TRIM. 4.6.1. Công dụng. Cắt xén đối tượng. 4.6.2. Cách gọi lệnh. Ribbon Menu Command Toolbars Home tab/ Modify panel/Trim Modify/ Trim Trim hay Tr Modify and Extend drop down/ Trim 6.3. Quy trình thực hiện: YÊU CẦU KỸ THIẾT BỊ, DỤNG TT TÊN BƯỚC CÔNG VIỆC THUẬT CỤ, VẬT LIỆU 1 Bước 1: Command: Trim ↲ Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. hoặc chọn biểu tượng trong Modify trên thanh menu. 2 Bước 2: Select objects or Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. : Chọn đối tượng giới hạn và nhấn enter. 3 Bước 3: Select object to trim Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. or shift-select to extend or [Fence/ Crossing/ Project/ Edge/ eRase/ Undo]: Chọn phần bỏ đi. 6.4. Những sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Những sai Nguyên nhân Biện pháp khắc phục hỏng Không cắt Đối tượng cần cắt Chọn lại đối tượng giới được. phải có đối tượng giới hạn. Nếu đối tựng cần xóa hạn. không có đối tượng giới hạn chỉ cần dùng lệnh Erase hoặc 86
  95. chọn đối tượng rồi dùng phím Delete. 4.6.5. Bài tập. Dùng lệnh line và lệnh offset vẽ như hình 6.4a sau đó dùng lệnh trim cắt bỏ để được kết quả như hình 6.4b. 6.5a. 6.5b. 87
  96. 4.7. LỆNH EXTEND. 4.7.1. Công dụng. Dùng kéo dài đối tượng đến một đối tượng khác. 4.7.2. Cách gọi lệnh. Ribbon Menu Command Toolbars Home tab/ Modify panel/Trim Modify/ Extend Extend hay Ex Modify and Extend drop down/ Extend 7.3. Quy trình thực hiện: YÊU CẦU KỸ THIẾT BỊ, DỤNG TT TÊN BƯỚC CÔNG VIỆC THUẬT CỤ, VẬT LIỆU 1 Bước 1: Command: Extend ↲ Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. hoặc chọn biểu tượng trong Modify trên thanh menu. 2 Bước 2: Select objects or Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. : Chọn đối tượng giới hạn cần kéo đến. 3 Bước 3: Select object to Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. extend or shift-select to trim or[Fence/ Crossing/ Project/ Edge/ Undo]: Chọn phần cần kéo dãn ra. 7.4. Những sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Những sai Nguyên nhân Biện pháp khắc hỏng phục Không kéo Đối tượng cần khéo Chọn lại đối tượng dài được đoạn dài phải có đối tượng giới giới hạn. thẳng. hạn. 4.7.5. Bài tập. 88
  97. Dùng lệnh line vẽ như hình 7.5a sau đó dùng lệnh Extend để được kết quả như hình 7.5b. Hình 7.5a Hình 7.5b 7.5b. 7.5a. 89
  98. 4.8. LỆNH ARRAY. 4.8.1. Công dụng. Sao chép đối tượng được chọn thành dãy hình chữ nhật (Rectangular), dãy sắp xếp theo một đường dẫn (Path) hay sắp xếp chung quanh tâm (Polar). 4.8.2. Cách gọi lệnh. Ribbon Menu Command Home tab/ Modify panel/ Array Modify/ Array Array 4.8.3. Quy trình thực hiện: 4.8.3.1. Rectangular Array: a. Công dụng. Để sao chép các đối tượng được chọn thành dãy có số hàng (Rows) và số cột (columns) nhất định. b. Quy trình thực hiện: YÊU CẦU KỸ THIẾT BỊ, DỤNG TT TÊN BƯỚC CÔNG VIỆC THUẬT CỤ, VẬT LIỆU 1 Bước 1: Enter array type Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. [Rectangular/PAth/POlar] : r↲ hoặc chọn biểu tượng trong Modify trên thanh menu. 2 Bước 2: Select objects: Chọn đối Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. tượng. 3 Bước 3: Select objects: Chọn đối Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. tượng hoặc nhấn Enter để kết thúc lựa chọn. Type = Rectangular Associative = No 4 Bước 4: Select grip to edit array or Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. [ASsociative/Base point/ 90
  99. COUnt/Spacing/ COLumns/ Rows/Levels/eXit] : col↲. Để nhập số cột. 5 Bước 5: Enter the number of Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. columns or [Expression] : nhập số cột. 6 Bước 6: Specify the distance Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. between columns or [Total/Expression] : nhập khoảng cách cột. 7 Bước 7; Select grip to edit array or Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. [ASsociative/Base point/COUnt/Spacing /COLumns/ Rows/Levels/eXit] : r ↲ để nhập số dòng. 8 Bước 8: Enter the number of rows Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. or [Expression] : Nhập số dòng. 9 Bước 9: Specify the distance Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. between rows or [Total/Expression] : Nhập khoảng cách dòng. - Các lựa chọn: + Associative: tạo ra block đối tượng (yes) hay các đối tượng độc lập (no). + Để thay đổi điểm gốc chuẩn ta chọn Base point: Xác định điểm chuẩn cho đối tượng Array. 91
  100. + Count: Xác định số hàng và số cột. + Spacing: Xác định khoảng cách hàng và cột. Hoặc chúng ta điều chỉnh trực tiếp vào các ô tương ứng. + Nhập số cột trong ô Columns và khoảng cách cột trong ô Between phía dưới. + Nhập số hàng trong ô Rows và khoảng cách cột trong ô Between phía dưới. 4.8.3.2. Path Array. a. Công dụng. Dùng để sao chép các đối tượng được chọn theo một đường dẫn. b. Quy trình thực hiện: YÊU CẦU KỸ THIẾT BỊ, DỤNG TT TÊN BƯỚC CÔNG VIỆC THUẬT CỤ, VẬT LIỆU 1 Bước 1: Command: AR (ARRAY) Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. hoặc chọn biểu tượng trong Modify trên thanh menu. 2 Bước 2: Select objects: Chọn đối Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. tượng. 3 Bước 3: Select path curve: Chọn Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. đường dẫn. 4 Bước 4: Select grip to edit array or Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. [ASsociative/Method/Base point/Tangent direction/Items/Rows/Levels/Align 92
  101. items/Z direction/eXit] : I để nhập khoảng cách các đối tượng. 5 Bước 5: Specify the distance Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. between items along path or [Expression] : 100 nhập khoảng cách các đối tượng. 6 Bước 6: Specify number of items or Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. [Fill entire path/Expression] : nhập số lượng các đối tượng. 7 Bước 7: Specify base point or [Key Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. point] : Định điểm chuẩn hoặc chọn các lựa chọn. Các lựa chọn: - Associative: tạo ra block đối tượng (yes) hay các đối tượng độc lập (no). - Base point: định điểm chuẩn của Array. - Items: hiệu chỉnh số lượng đối tượng array. - Rows: chỉnh số hàng và khoảng cách và độ cao gia tăng giữa chúng. - Levels: định số lớp và khoảng cách giữa các lớp. - Align Items: Sắp xếp các đối tượng tiếp xúc với hướng đường dẫn. - Z Direction: điều khiển việc duy trì trục Z hoặc khoảng cách tự nhiên giữa đối tượng dọc theo 1 đường dẫn 3D. 4.8.3.3. Polar Array. a. Công dụng. Sao chép các đối tượng được chọn thành dãy quay quanh một điểm với khoảng cách bằng nhau. b. Quy trình thực hiện: 93
  102. YÊU CẦU KỸ THIẾT BỊ, DỤNG TT TÊN BƯỚC CÔNG VIỆC THUẬT CỤ, VẬT LIỆU 1 Bước 1: Command: AR (ARRAY) Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. hoặc chọn biểu tượng trong Modify trên thanh menu. 2 Bước 2: Select objects: Chọn đối Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. tượng cần array. 3 Bước 3: Enter array type Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. [Rectangular/PAth/POlar] : PO Sao chép các đối tượng được chọn thành dãy quay quanh một điểm. 4 Bước 4: Specify center point of Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. array or [Base point/ Axis of rotation]: Xác định tâm array hoặc chọn các lựa chọn. 5 Bước 5: Select grip to edit array or Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. [ASsociative/Base point/Items/Angle between/Fill angle/ROWs/Levels/ROTate items/eXit] : Các lựa chọn: - Associative: tạo ra block đối tượng (yes) hay các đối tượng độc lập (no). - Base point: định điểm chuẩn của Array. - Items: định số lượng đối tượng array. - Angle Between: định góc giữa hai đối tượng - Fill Angle: định góc lắp đầy. 94
  103. - Rows: chỉnh số hàng và khoảng cách và độ cao gia tăng giữa chúng. - Levels: định số lớp và khoảng cách giữa các lớp. - Rotate Items: quay đối tượng khi sao chép hay không? 4.8.4. Những sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Những sai hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục Không đủ đối Đối tượng chưa chọn đủ. Chọn lại đối tượng. tượng. 4.8.5. Bài tập. Dùng lệnh Array và các lệnh liên quan để vẽ các hình sau: 8 loã 8.5a. 8.5b. 4 loã 4 loã 8.5c. 8.5d. 95
  104. 8.5e. 8.5f. 8.5g. Raõnh then 4x3 8.5h. 8.5i. 6 loã Hình 4.5 8.5j. 8.5k. 96
  105. 4.9. LỆNH ROTATE. 4.9.1. Công dụng. Xoay đối tượng quanh một điểm. 4.9.2. Cách gọi lệnh. Ribbon Menu Command Toolbars Home tab/ Modify panel/ Rotate Modify/ Rotate Rotate hay Ro Modify 4.9.3. Quy trình thực hiện: YÊU CẦU KỸ THIẾT BỊ, DỤNG TT TÊN BƯỚC CÔNG VIỆC THUẬT CỤ, VẬT LIỆU 1 Bước 1: Command: Rotate ↲ hoặc Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. chọn biểu tượng trong Modify trên thanh menu. 2 Bước 2: Select Objects: (Chọn đối Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. tượng cần quay) ↲. 3 Bước 3: Select Objects: (Chọn đối Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. tượng cần quay tiếp theo hoặc ↲ để chấm dứt chọn đối tượng). 4 Bước 4: Base Point: (Chọn điểm Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. chuẩn để quay). 5 Bước 5: / Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. Preference: (Nhập góc cần xoay). 4.9.4. Những sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Những sai hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục Quay đối tượng Chọn điểm chuẩn để quay Chọn lại điểm chuẩn để không đúng hướng. đối tượng chưa đúng. quay. 98
  106. 4.9.5. Bài tập. Hãy vẽ đối tương, copy và quay các đối tượng một góc để tạo hình hoàn thiện. 9.5a. 6 loã 6 loã 9.5b. 99
  107. 4.10. LỆNH SCALE. 4.10.1. Công dụng. Phóng to hoặc thu nhỏ đối tượng. 4.10.2. Cách gọi lệnh. Ribbon Menu Command Toolbars Home tab/ Modify panel/ Scale Modify/ Scale Scale hay Sc Modify 4.10.3. Quy trình thực hiện: YÊU CẦU KỸ THIẾT BỊ, DỤNG TT TÊN BƯỚC CÔNG VIỆC THUẬT CỤ, VẬT LIỆU 1 Bước 1: Command: Scale ↲ hoặc Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. chọn biểu tượng trong Modify trên thanh menu. 2 Bước 2: Select Objects: Chọn đối Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. tượng cần thay đổi. 3 Bước 3: Select Objects: Chọn tiếp Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. đối tượng hoặc enter để kết thúc lựa chọn. 4 Bước 4: Base Point: Chọn điểm Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. chuẩn để điều chỉnh tỷ lệ. 5 Bước 5: / Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. Reference: Nhập giá trị tỷ lệ, giá trị này có thể nhỏ hơn 1 hay lớn hơn 1 tùy theo muốn phóng to hay thu nhỏ. 100
  108. 4.10.4. Những sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Những sai hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục Thay đổi kích thước Chọn điểm chuẩn để thu Chọn lại điểm chuẩn để đối tượng không nhỏ, phóng lớn đối tượng thu nhỏ, phóng lớn đối đúng. và tỉ lệ chưa đúng. tượng và tỉ lệ. 4.10.5. Bài tập. Dùng lệnh Scale để thay đổi kích thước các chi tiết của các bài tập trước sau theo các tỷ lệ sau: 1:1.5, 1:2, 1:3. 8 loã 10.5a. 10.5b. 101
  109. 4.11. LỆNH STRETCH. 4.11.1. Công dụng. Dời và kéo giãn đối tượng. 4.11.2. Cách gọi lệnh. Ribbon Menu Command Toolbars Home tab/ Modify panel/ Stretch Modify/ Stretch Scale hay S Modify 4.11.3. Quy trình thực hiện: YÊU CẦU KỸ THIẾT BỊ, DỤNG TT TÊN BƯỚC CÔNG VIỆC THUẬT CỤ, VẬT LIỆU 1 Bước 1: Command: Stretch↲ hoặc Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. chọn biểu tượng trong Modify trên thanh menu. 2 Bước 2: Select objects: Chọn phần Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. cần dời và kéo giãn đối tương. Ta chọn đối tượng kiểu Crossing Window, các đối tượng nằm hoàn toàn trong vùng chọn sẽ được dời đi, các đối tượng giao với vùng chọn sẽ được kéo dãn ra. 3 Bước 3: Specify base point or Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. [Displacement] : Định điểm chuẩn. 4 Bước 4: Specify second point or Chọn và nhập đúng. Chuột và bàn phím. : Định điểm kéo đến. 4.11.4. Những sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. 102
  110. 4.11.5. Bài tập. Vẽ đối tượng ban đầu như hình bên trái, dùng lệnh Stretch kéo dài đối tương để đạt được kích thước như hình bên phải. 11.5a 4 loã 4 loã 11.5b 11.5c 11.5d 103