Bài giảng Các nguyên tắc làm vệ sinh - Cao Thị Liễu
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Các nguyên tắc làm vệ sinh - Cao Thị Liễu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_cac_nguyen_tac_lam_ve_sinh_cao_thi_lieu.ppt
Nội dung text: Bài giảng Các nguyên tắc làm vệ sinh - Cao Thị Liễu
- GV : ĐD. CAO THỊ LIỄU KHOA CHỐNG NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115
- ĐẠI CƯƠNG § Việc lây truyền nhiễm khuẩn đòi hỏi 3 yếu tố : – Nguồn vi sinh vật – Chủ thể nhạy cảm – Phương tiện lây truyền § Có 5 đường lây truyền chính: – Truyền bệnh do tiếp xúc: trực tiếp và gián tiếp – Truyền bệnh do những hạt bắn li ti – Truyền bệnh bằng đường không khí – Truyền bệnh qua những vật dụng thông thường – Truyền bệnh qua sinh vật trung gian truyền bệnh
- ĐẠI CƯƠNG (tt) • Việc làm sạch hiệu quả sẽ làm giảm số lượng vi sinh vật có khả năng truyền bệnh bám dính trên các bề mặt > giảm nguy cơ lan truyền do tiếp xúc. • Mức độ khử khuẩn yêu cầu trong việc làm sạch: diệt một số vi khuẩn sinh dưỡng, virus, nấm, không diệt vi khuẩn lao, bào tử VK • Hóa chất khử khuẩn bậc thấp: phức hợp ammomnium bậc 4, ethyl hay isopropyl alcool, hợp chất chlorine.
- NGUYÊN TẮC CHUNG • Đảm bảo an toàn lao động: có T.PH BHLĐ • Phân chia khu vực trước khi làm sạch : từ nơi sạch đến nơi bẩn, từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới. • Làm ẩm mọi bề mặt, không quét khô • Sử dụng riêng dụng cụ VS + móp lau cho các khu vực. • Làm sạch ngay tức thời nơi dính máu, chất tiết, chất ói , bệnh nhân • Không làm VS khi đang phẫu thuật, thủ thuật, KCB • Sử dụng đúng cách dung dịch khử khuẩn.
- LƯU Ý Vệ sinh hàng ngày: • Làm việc theo kế hoạch, đúng quy trình • Làm sạch tất cả các bề mặt : máy móc, trang thiết bị, tường, trần, cửa, giường, băng ca, xe đẩy • Hóa chất pha đúng nồng độ quy định cho từng loại Tổng vệ sinh : • Cần thiết. Tiến hành với các trang thiết bị chuyên dụng. Tẩy sạch triệt để các khe kẽ mà việc duy trì sạch hàng ngày không thể đảm bảo.
- LƯU Ý • Móp sử dụng phân loại phù hợp cho mỗi loại khu vực khác nhau, không sử dụng chung. * Khu sạch : khu vực hành chính, hành lang * Khu kém sạch : phòng bệnh, phòng khám, thay băng * Khu nhiễm khuẩn: phòng vệ sinh, thụt tháo, khoa lây nhiễm, phòng bệnh HIV, * Khu cần vô trùng : khoa phẫu thuật, phòng chứa dụng cụ vô trùng, phòng Bn sau ghép tạng, đơn vị bỏng HSTC, > móp sử dụng riêng + giặt riêng và chỉ dùng các móp nhất định cho khu vực này
- PHÂN LOẠI CÁC KHU VỰC VỆ SINH • Khu vực sạch : khu không bệnh nhân như hành chính, phòng giao ban, phòng nhân viên, hành lang, • Khu vực kém sạch : khu có liên quan trực tiếp đến việc KCB bệnh nhân như buồng bệnh, thay băng,phòng khám, phòng chuẩn bị dụng cụ • Khu vực nhiễm khuẩn : có nguy cơ cao như phòng vệ sinh, phòng thụt tháo, phòng bệnh nhiễm, .
- QUY TRÌNH LÀM SẠCH NƠI CÓ VẤY MÁU, DỊCH TIẾT, • Đổ hóa chất khử khuẩn (Surfanios 0,25% 1:400 ; Forward DC 0,5% 1:20, Presept 1%) • Lau hốt: từ ngoài vào trong, từ nơí ít đến nhiều, thu vào giữa, thay giẻ cho mỗi lần lau • Lau lần 2 với nước • Lau lần 3 với hóa chất khử khuẩn : Forward DC pha tỉ lệ 1:20; Surfanios 1: 400. • Có điều kiện dùng máy hút chuyên dụng.
- QUY TRÌNH LÀM SẠCH VỆ SINH SÀN NHÀ • Dùng móp riêng theo quy định, tẩm hóa chất lượng vừa đủ • Chia đôi mặt sàn theo chiều dọc : lau bên phải cho khô xong mới lau bên trái, đặt biển báo hiệu mọi người biết không đi vào nơi đang lau • Lau theo đường zic zac, không lau chồng chéo lên nhau, không bỏ sót diện tích • Thay móp bẩn, dùng móp khô ráo tẩm hóa chất thay thế ( # 40 mét vuông/ thay 1 móp)
- QUY TRÌNH LÀM SẠCH VỆ SINH GIƯỜNG,BÀN,BĂNG CA,XE ĐẨY 1. Liên quan bệnh nhân thường: – Lau sạch bằng khăn ẩm tẩm hóa chất hoặc cọ rửa bằng nước xà bông và nước sạch – Lau khô bằng khăn sạch 2. Liên quan bệnh nhân nhiễm : – Lau sạch bằng khăn tẩm hóa chất : ForwardDC 1:20, Surfanios 1:400 3. Phơi nệm, gối dưới nắng to ít nhất 1 giờ sau khi BN ra viện.
- QUY TRÌNH LÀM SẠCH TẨY UẾ PHÒNG BỆNH TỬ VONG : Cần tổng vệ sinh ngay toàn bộ phòng bệnh. 1. Giường bệnh, nệm, tủ,vật dụng, • Lau bằng dd khử khuẩn : Forward DC 1:20 chờ ít nhất 10 phút hoặc bằng Surfanios 1:400 chờ ít nhất 30 phút cho hoá chất phát huy tác dụng • Phơi nệm dưới nắng hay chiếu tia cực tím trong > 1 giờ. 2. Lau sàn 2 lần với hóa chất khử khuẩn .
- MỘT SỐ KHU VỰC ĐẶC BIỆT VỆ SINH KHOA PHẪU THUẬT Lịch vệ sinh : • Trước ca mổ đầu tiên • Sau mỗi ca mổ • Sau ca mổ cuối cùng > Không thể cố định được số lần làm vệ sinh mà phải “ LAU NGAY KHI CÓ BẨN”
- MỘT SỐ KHU VỰC ĐẶC BIỆT VỆ SINH KHOA PHẪU THUẬT Quy trình vệ sinh : • Không sử dụng chổi quét, chỉ dùng hốt. • Không dùng máy hút bụi vì sẽ làm khuấy động bụi trong khu vực. • Cơ số móp lau chỉ dành riêng cho khu phẫu thuật, quy định màu riêng. • Cơ số khăn lau vết máu, dịch tiết, chuẩn bị đủ dùng cho riêng khu phẫu thuật.
- MỘT SỐ KHU VỰC ĐẶC BIỆT VỆ SINH KHOA PHẪU THUẬT Quy trình vệ sinh sau ca mổ: • Thu dọn khỏi phòng rác thải, đồ vải bẩn, • Đổ rửa thùng đựng rác thải • Lau vật dụng: bàn mổ, xe để dụng cụ, đèn mổ, : lau lần 1 với nước xà bông/ dung dịch khử khuẩn - lau lại bằng nước - lau lần 3 với dung dịch khử khuẩn • Lau sàn : lau với hóa chất khử khuẩn dành riêng khu vực này. • Sắp xếp lại theo trậr tự cũ.
- MỘT SỐ KHU VỰC ĐẶC BIỆT VỆ SINH NHÀ ĐẠI THỂ • Hóa chất đề nghị : sử dụng hoá chất khử khuẩn bậc thấp, nồng độ pha theo hướng dẫn như dành cho lau vết bẩn là máu, dịch tiết. • Vệ sinh bàn mổ, xe đẩy sau sử dụng: – Tưới dd khử khuẩn lên bàn mổ – Chờ 20 - 30 phút sau, cọ rửa lại bằng nước xà bông – Dội lại bằng nước sạch – Lau khô.
- Xin cảm ơn !