Bài giảng Công nghệ phần mềm - Chương 5: Kiểm thử phần mềm - Hoàng Thị Hà

pdf 61 trang Gia Huy 17/05/2022 1660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Công nghệ phần mềm - Chương 5: Kiểm thử phần mềm - Hoàng Thị Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_cong_nghe_phan_mem_chuong_5_kiem_thu_phan_mem_hoan.pdf

Nội dung text: Bài giảng Công nghệ phần mềm - Chương 5: Kiểm thử phần mềm - Hoàng Thị Hà

  1. Chương 5: Kiểm thử phần mềm (Software testing) GV: Hoàng Thị Hà Email: htha@vnua.edu.vn
  2. Nội dung 1. Kiểm thử là gì 2. Mục đích (Testing objectives) 3. Nguyên tắc kiểm thử (Testing principles) 4. Các kỹ thuật kiểm thử 5. Các phương pháp thiết kế test case – Kiểm thử theo phân vùng tương đương (Equivalence partitioning) – Kiểm thử theo đường cơ bản (Basic path) – Kiểm thử theo giá trị biên (Boundary value analysis) 6. Các mức độ (giai đoạn) kiểm thử 05/10/2018 2
  3. 1. Kiểm thử là gì • “Test chứng tỏ sự có mặt của lỗi, không chứng tỏ rằng không có lỗi.” —Edsger W. Dijkstra • Một lỗi (fault, “defect”, “bug,”) là một phần tử phần cứng hoặc phần mềm có sai sót mà có thể gây sự cố hệ thống • Mục tiêu: Tìm lỗi 05/10/2018 3
  4. “Program testing can be used to show the presence of bugs, but never to show their absence!” Edsgar Dijkstra Notes on Structured Programming, 1970 05/10/2018 4
  5. 2. Mục đích của kiểm thử (Verification,Validation và Testing) • Kiểm chứng (Verification) – có đúng đặc tả không, có đúng thiết kế không – phát hiện lỗi lập trình – Một test thành công là test cho thấy hệ thống hoạt động không đúng • Thẩm định (Validation) – có đáp ứng nhu cầu người dùng không – có hoạt động hiệu quả không – phát hiện lỗi phân tích, lỗi thiết kế (lỗi mức cao) • Test = Verification and Validation – Mục tiêu là phát hiện lỗi PM, đánh giá tính dùng được của PM – Thứ tự thực hiện: Verification -> Validation 05/10/2018 5
  6. 3. Các nguyên tắc kiểm thử • Kiểm thử không phải là gỡ rối (Debugging) • Kiểm thử không bao giờ có thể phát hiện hoàn toàn 100% lỗi • Các phép kiểm thử phải tương ứng với các yêu cầu hệ thống • Mỗi phép kiểm thử nên được lập kế hoạch từ rất sớm trước khi tiến hành kiểm thử 05/10/2018 6
  7. Yêu cầu kiểm thử • Tính lặp lại – kiểm thử phải lặp lại được (kiểm tra xem lỗi đã được sửa hay chưa) – dữ liệu/trạng thái phải mô tả được • Tính hệ thống – đảm bảo kiểm tra hết các trường hợp (coverage) • Được lập tài liệu 05/10/2018 7
  8. Ca kiểm thử (test case) • Một test case (ca kiểm thử) là một lựa chọn cụ thể về input được dùng khi kiểm thử hoạt động của chương trình • Ca kiểm thử tốt • được thiết kế để phát hiện một lỗi của chương trình • Kiểm thử thành công: phát hiện ra lỗi • Mục đích: • − Chứng minh được sự tồn tại của lỗi • − Không chứng minh được sự không có lỗi 05/10/2018 8
  9. Nôi dung của test case 05/10/2018 9
  10. Quy trình kiểm thử phần mềm Dữ liệu Kết quả Test case test test Chạy So sánh Thiết kế các Chuẩn bị chương trình kết quả với test case dữ liệu test với dữ liệu test các test case Báo cáo kiểm thử (test report) 05/10/2018 10
  11. Testing policies Chính sách kiểm thử • Chỉ có kiểm thử toàn diện vét cạn tất cả các trường hợp thực thi (exhaustive testing) mới có thể chứng tỏ rằng một chương trình không có lỗi – Kiểm thử toàn diện là bất khả thi • Thực tế, việc kiểm thử chỉ thực hiện với một tập con của tập tất cả các trường hợp có thể xảy ra. • Chính sách kiểm thử xác định phương pháp chọn các test hệ thống. Ví dụ – Test tất cả các chức năng truy nhập được từ các menu; – Test các tổ hợp chức năng truy nhập được từ cùng một menu; – Ở đầu cần đến input của người dùng, test tất cả các chức năng với cả input sai và input đúng. 05/10/2018 11
  12. 4. Các kỹ thuật kiểm thử chương trình • Kiểm thử chức năng (functional testing) – dựa trên đặc tả chức năng – phát hiện các sai sót về chức năng – không quan tâm đến cách cài đặt • Kiểm thử cấu trúc (structured testing) – kiểm thử có nghiên cứu mã nguồn – phân tích thứ tự thực hiện các lệnh 05/10/2018 12
  13. Kiểm thử chức năng • Functional testing / Black box testing – Dựa trên đặc tả chức năng • Test case được thiết kế để kiểm tra chức năng • Phát hiện các khiếm khuyết so với đặc tả • Không quan tâm đến cách cài đặt (mã nguồn) – Phát hiện sai sót, thiếu sót chức năng – Sai sót về giao diện của mô đun – Kiểm tra tính hiệu quả – Phát hiện lỗi khởi tạo, lỗi kết thúc, 05/10/2018 13
  14. Kiểm thử cấu trúc • Structural testing / White box testing – Xây dựng ca kiểm thử dựa trên phân tích mã nguồn – Xây dựng bộ test case để kiểm tra mọi dòng lệnh – Phân tích các lệnh rẽ nhánh, vòng lặp – Phù hợp với các mô đun nhỏ – Là sự bổ sung cho kiểm thử chức năng 05/10/2018 14
  15. 5. Các phương pháp thiết kế test case 05/10/2018 15
  16. 5.1. Phân hoạch tương đương • Equivalence partitioning – Không thể kiểm thử mọi trường hợp – Chia dữ liệu thành các miền có cùng hành vi – Tạo một test case cho từng miền – Tạo test case cho biên của các miền • nhiều lỗi xuất hiện với giá trị biên 05/10/2018 16
  17. Partition testing • Input và output thường tập trung thành các nhóm, mỗi nhóm chứa các thành viên có tính chất giống nhau. • Mỗi nhóm đó là một phân hoạch tương đương (equivalence partition) hoặc miền (domain) mà với mỗi điểm trong đó chương trình hoạt động gần như nhau • Cần chọn test case cho từng phân hoạch equivalence partition 05/10/2018 17
  18. Binary search equiv. partitions 05/10/2018 18
  19. Phân hoạch tương đương - Ví dụ 05/10/2018 19
  20. Mở rộng các test case • Tạo test case cho các trường hợp đặc biệt – biên của số trong máy tính • (vd. 32767, -32768) – -số không (0) – số âm, số thập phân – dữ liệu sai kiểu – dữ liệu ngẫu nhiên 05/10/2018 20
  21. 5.2. Đường đi trong mô đun • Áp dụng cho kiểm thử cấu trúc • Phân tích mô đun để xác định đường đi • Đường đi là thứ tự thực hiện các lệnh từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúc của mô đun • Thiết kế các test case để kiểm thử mọi đường đi 05/10/2018 21
  22. Xác định đường đi • Đánh số các khối lệnh – đánh số các khối lệnh, câu lệnh điều kiện – đánh số các hợp điểm của luồng lệnh • Rút gọn flow chart (đồ thị) – các khối tuần tự được tích hợp thành một khối – tích hợp khối tuần tự vào câu lệnh điều kiện kế tiếp 05/10/2018 22
  23. 05/10/2018 23
  24. 05/10/2018 24
  25. Đường đi độc lập • Không thể chọn mọi đường đi – chọn các đường đi độc lập • Đường đi độc lập – có ít nhất một cặp khối lệnh (một cạnh của đồ thị) – chưa xuất hiện trong các đường đi đã có • Bộ các đường đi độc lập là một tập hợp thỏa mãn – mọi khối lệnh đều được thực hiện ít nhất một lần – mọi điều kiện đều được kiểm thử với hai trường hợp true và false 05/10/2018 25
  26. Đường đi độc lập 05/10/2018 26
  27. Đường đi độc lập • có thể tồn tại nhiều bộ đường đi độc lập • số đường đi tối thiểu cần kiểm tra = độ phức tạp thuật toán 05/10/2018 27
  28. Độ phức tạp thuật toán • Độ phức tạp V(G) của flow chart G: 1. Số miền của đồ thị G 2. V(G) = E - N + 2 E: số cạnh N: số đỉnh 3. V(G) = P + 1 • P: số các nút điều kiện 05/10/2018 28
  29. Độ phức tạp thuật toán 05/10/2018 29
  30. Độ phức tạp thuật toán 05/10/2018 30
  31. 5.3. Kiểm thử theo giá trị biên (Boundary value analysis) • Đây là một trong những kỹ thuật kiểm thử phần mềm, trong đó các testcase được thiết kế bao gồm các giá trị tại các biên. 05/10/2018 31
  32. Ví dụ 05/10/2018 32
  33. Áp dụng kỹ thuật phân tích giá trị biên ta chọn được các case sau: • Case 1: Nhập giá trị là -1 => hiển thị lỗi • Case 2: Nhập giá trị là 0 => pass • Case 3: Nhập giá trị với 10 => pass • Case 4: Nhập giá trị với 11 => hiển thị lỗi • Case 5: Để trống không nhập gì hay nhập ký tự không phải dạng chữ => hiển thị lỗi 05/10/2018 33
  34. Ưu điểm của kiểm thử theo giá trị biên • Thay vì phải test hết toàn bộ các giá trị trong từng vùng tương đương, kỹ thuật phân tích giá trị biên tập trung vào việc kiểm thử các giá trị biên của miền giá trị inputs để thiết kế test case do “lỗi thường tiềm ẩn tại các ngõ ngách và tập hợp tại biên”. • Tiết kiệm thời gian thiết kế test case và thực hiện test. 05/10/2018 34
  35. Nhược điểm của kiểm thử theo giá trị biên • Phương pháp này chỉ hiệu quả trong trường hợp các đối số đầu vào (input variables) độc lập với nhau và mỗi đối số đều có một miền giá trị hữu hạn. 05/10/2018 35
  36. Chức năng vs. Cấu trúc • Kiểm thử chức năng – kiểm tra tính hiệu quả của phần mềm – thuận tiện với các mô đun lớn, tích hợp • Kiểm thử cấu trúc – đảm bảo mọi lệnh đều được kiểm tra – hiệu quả với các mô đun nhỏ, đơn lẻ 05/10/2018 36
  37. Ví dụ tạo test case • Tạo test case (dựa trên phân hoạch tương đương) cho hàm tìm kiếm sau: – input: • mảng số nguyên a[] đã sắp xếp • khóa tìm kiếm k (số nguyên) – output: vị trí của k trong mảng a[] nếu có, -1 nếu không có 05/10/2018 37
  38. Tạo test cases cho hàm tìm kiếm nhị phân • Số phần tử của mảng: – 0, 1 – lớn hơn 1 • Khóa tìm kiếm: – không có trong mảng • nhỏ hơn, lớn hơn • xen kẽ – có trong mảng • phần tử đầu tiên, cuối cùng • phần tử ở vị trí bất kỳ 05/10/2018 38
  39. Tạo test cases cho hàm tìm kiếm nhị phân 05/10/2018 39
  40. 6. Các giai đoạn kiểm thử • Unit Testing – Kiểm tra mỗi method/class/interface có hoạt động đúng không? • Integration Testing – Kiểm tra xem các phần khi làm việc cùng nhau có đạt được kết quả như mong đợi không? • Validation Testing – Chương trình có thõa mãn với yêu cầu? • System Testing – Kiểm tra sự hoạt động của chương trình trên toàn hệ thống 05/10/2018 40
  41. Kiểm thử đơn vị • Kiểm thử các mô đun, chương trình riêng lẻ • Người tiến hành: thường là người lập trình • Sử dụng các stubs và drivers • Phối hợp giữa kiểm thử cấu trúc và kiểm thử chức năng – kiểm tra câu lệnh điều kiện, cấu trúc dữ liệu điều kiện biên, • Tài liệu thường sơ sài 05/10/2018 41
  42. Kiểm thử đơn vị 05/10/2018 42
  43. Kiểm thử tích hợp Intergration testing • Kiểm thử tích hợp các unit • Người tiến hành: người lập trình, người thiết kế • Các unit được thêm vào theo một trong 2 chiến lược top-down hoặc bottom-up • Mục đích: – kiểm tra giao diện giữa các unit – kiểm tra tính đúng đắn so với đặc tả – kiểm tra tính hiệu quả • Thường sử dụng kiểm thử chức năng • Được lập tài liệu 05/10/2018 43
  44. Các chiến lược tích hợp • Kiểm thử trên xuống (top-down) • Kiểm thử dưới lên (bottom-up) • Kiểm thử quay lui (regression) 05/10/2018 44
  45. Kiểm thử trên xuống Top-down testing • Các mô đun mức trên được kiểm thử trước • Các mô đun thuộc cấp được thay bằng bằng các mô đun tạm thời (stub function) – có cùng tên với mô đun thật – có cùng giao diện – trả lại kết quả với một hoặc một vài bộ dữ liệu chuẩn 05/10/2018 45
  46. Kiểm thử trên xuống 05/10/2018 46
  47. Ưu nhược điểm của top-down • Ưu điểm: • Phát hiện sớm các lỗi thiết kế (lỗi cấu trúc) – kiểm thử trên xuống kết hợp với phát triển trên xuống sẽ giúp phát hiện sớm các lỗi thiết kế và làm giảm giá thành sửa đổi • Có sớm phiên bản thực hiện được – phiên bản thực hiện với các chức năng chính có sớm – có thể thẩm định tính dùng được của sản phẩm sớm • Nhược điểm – Nhiều mô đun cấp thấp rất khó mô phỏng – thao tác với cấu trúc dữ liệu phức tạp – trả lại kết quả phức tạp (con trỏ, ảnh, ) 05/10/2018 47
  48. Kiểm thử dưới lên - bottom-up testing • Các mô đun cấp thấp được kiểm thử trước • Mô đun mức trên được thay thế bằng mô đun điều khiển (test driver), có chức năng: – gọi mô đun cần thử nghiệm – truyền dữ liệu – hiển thị kết quả • Thay thế dần các drive 05/10/2018 48
  49. Kiểm thử dưới lên 05/10/2018 49
  50. Ưu nhược điểm của bottom up • Ưu điểm: – Tránh xây dựng các mô đun tạm thời (stub) phức tạp – Tránh sinh các kết quả nhân tạo (nhập từ bàn phím) – Thuận tiện cho phát triển các mô đun để dùng lại • Nhược điểm: – Chậm phát hiện các lỗi kiến trúc – - Chậm có phiên bản thực hiện 05/10/2018 50
  51. System testing – kiểm thử hệ thống • Tích hợp các thành phần để tạo một hệ thống hoặc hệ thống con rồi test hệ thống đó • Trong quy trình phát triển lặp, test hệ thống là test từng bản increment để giao cho khách hàng. Trong quy trình thác nước, kiểm thử hệ thống là test toàn bộ hệ thống. • Hai pha của kiểm thử hệ thống: – Integration testing – kiểm thử tích hợp. Đội kiểm thử có thể truy nhập mã nguồn. Còn hệ thống được test khi bổ sung các thành phần. Đội tích hợp xác định lỗi thuộc thành phần nào để debug. – Release testing – kiểm thử bản release. Đội kiểm thử test hệ thống chuẩn bị giao cho khách hàng, test để kiểm tra xem có thỏa mãn yêu cầu không, thực hiện theo kiểu black-box 05/10/2018 51
  52. Integration testing • Xây dựng một hệ thống từ các thành phần của nó và test xem có vấn đề nào nảy sinh khi các thành phần tương tác với nhau hay không • Top-down integration – Phát triển khung hệ thống rồi lắp các thành phần vào • Bottom-up integration – Tích hợp các thành phần cơ sở hạ tầng (mạng, cơ sở dữ liệu ) rồi thêm các thành phần chức năng • Để đơn giản hóa việc định vị lỗi, cần tích hợp hệ thống một cách tăng dần 05/10/2018 52
  53. Incremental integration testing kiểm thử tích hợp tăng dần A T1 T1 A T1 T2 A B T2 T2 B T3 T3 B C T3 T4 C T4 D T5 Test sequence 1 Test sequence 2 Test sequence 3 05/10/2018 53
  54. Release testing • Kiểm thử một bản release của một hệ thống mà sẽ được giao cho khách hàng • Mục đích là để chắc chắn hơn rằng hệ thống thỏa mãn các yêu cầu • Release testing thường là kiểm thử hộp đen – Chỉ dựa vào đặc tả hệ thống – Người test không biết gì về cài đặt hệ thống • Còn gọi là kiểm thử chức năng vì chỉ liên quan đến các chức hăng của hệ thống • Nếu có khách hàng tham gia kiểm thử thì còn gọi là acceptance test 05/10/2018 54
  55. Các hướng dẫn kiểm thử • Làm cách nào để các khiếm khuyết lộ ra? – Chọn các input nhằm buộc hệ thống phải sinh tất cả các thông báo lỗi – Thiết kế các input gây tràn bộ đệm dành cho input – Lặp một input hoặc một chuỗi input nhiều lần – Buộc hệ thống sinh output không hợp lệ – Buộc kết quả tính toán trở thành quá lớn hoặc quá nhỏ 05/10/2018 55
  56. Testing scenario – kịch bản test Một sinh viên ở Scotland đang học lịch sử Mỹ và cần phải viết một báo cáo về ‘Tâm lý tiền phương ở vùng viễn Tây Mỹ trong giai đoạn 1840-1880’. Để làm việc này, cô cần tìm tài liệu ở một loạt các thư viện. Cô log vào hệ thống LIBSYS và dùng tiện ích tìm kiếm để xem mình có thể truy cập các tài liệu nguyên gốc từ thời đó hay không. Cô tìm thấy nguồn ở nhiều thư viện đại học Mỹ và download bản sao của một số tài liệu. Tuy nhiên, có một tài liệu mà cô cần phải xin chứng nhận của trường đại học cô đang học rằng cô là sinh viên và sẽ không sử dụng cho mục đích thương mại. Cô sinh viên dùng tiện ích của LIBSYS để yêu cầu chứng nhận đó và đăng kí yêu cầu của mình. Nếu được chấp nhận, tài liệu sẽ được download về server của thư viện đã đăng ký rồi in tại đó cho cô. Cô nhận được một thông điệp từ LIBSYS nói rằng cô sẽ nhận được một email khi cô có thể đến nhận bản in tài liệu đó. 05/10/2018 56
  57. System tests – các test hệ thống 1. Test cơ chế đăng nhập bằng các lần đăng nhập đúng và sai để kiểm tra việc người dùng hợp lệ được chấp nhận và người dùng không hợp lệ bị từ chối. 2. Test tiện ích tìm kiếm bằng các truy vấn khác nhau về các nguồn đã biết để kiểm tra xem cơ chế tìm kiếm có thực sự tìm thấy tài liệu không. 3. Test chức năng trình bày của hệ thống để kiểm tra xem thông tin về các tài liệu có được hiển thị đúng đắn không. 4. Test cơ chế xin phép tải xuống. 5. Test phản ứng bằng e-mail khi thông báo rằng tài liệu được download đã sẵn sàng để dùng. 05/10/2018 57
  58. 7. Tự động hóa test • Kiểm thử là một bước quy trình tốn kém. • Các Testing workbench cung cấp nhiều công cụ để giảm thời gian và chi phí kiểm thử. • Các hệ thống như Junit hỗ trợ tự động hóa việc chạy test. • Nhiều testing workbench là các hệ thống mở vì các nhu cầu kiểm thử có tính đặc thù đối với từng tổ chức. Java PathFinder 05/10/2018 58
  59. Tóm tắt • Việc kiểm thử (testing) có thể cho thấy lỗi trong hệ thống; nó không thể chứng minh hệ thống không còn lỗi nào. • Những người phát triển component có trách nhiệm thực hiện component testing; system testing là trách nhiệm của một đội khác. • Integration testing là kiểm thử các bản tăng dần (increment) của hệ thống; release testing kiểm thử hệ thống trước khi trao cho khách hàng. • Dùng kinh nghiệm và hướng dẫn để thiết kế các test case cho defect testing. 05/10/2018 59
  60. Question? 05/10/2018 60
  61. Câu hỏi và bài tập chương 5 1. Trình bày các khái niệm cơ bản trong kiểm thử. 2. Trong quá trình kiểm thử hệ thống, người ta có thể sử dụng các hình thức kiểm thử nào? 3. Trình bày phương pháp kiểm thử theo giá trị biên 4. Trình bày phương pháp kiểm thử theo phân vùng tương đương 5. Trình bày phương pháp kiểm thử theo đường cơ bản 6. Hãy xây dựng các kịch bản kiểm thử cho chức năng rút tiền từ một máy ATM của hệ thống ngân hàng. 7. Xây dựng kịch bản kiểm thử đường cho chương trình giải phương trình bậc hai: ax2 + bx + c = 0 05/10/2018 61