Bài giảng Định giá tài sản - Chương 4: Định giá tài sản vô hình - Đại học Thương mại
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Định giá tài sản - Chương 4: Định giá tài sản vô hình - Đại học Thương mại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_dinh_gia_tai_san_chuong_4_dinh_gia_tai_san_vo_hinh.pdf
Nội dung text: Bài giảng Định giá tài sản - Chương 4: Định giá tài sản vô hình - Đại học Thương mại
- BỘ MÔN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN Đại học thương mại
- Chương 4: Định giá tài sản vô hình 4.1. Tài sản vô hình và giá trị tài sản vô hình 4.2. Mục đích và cơ sở giá trị của định giá tài sản vô hình 4.3 Các Phương pháp định giá tài sản vô hình
- 4.1. TSVH và giá trị tài sản vô hình 4.1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại tài sản vô hình 4.1.2. Giá trị của các tài sản vô hình
- 4.1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại tài sản vô hình Theo Tiêu chuẩn của IVSC Tài sản là một khái niệm pháp lý, bao gồm tất cả các quyền, quyền lợi, lợi nhuận có liên quan đến quyền sở hữu Khaí niêṃ Taì san̉
- 4.1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại tài sản vô hình Theo Tiêu chuẩn của IVSC Tài sản vô hình là những tài sản tự biểu lộ, thể hiện thông qua đặc điểm kinh tế của chúng. Khaí niêṃ Taì san̉ Vô hinh̀
- 4.1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại tài sản vô hình Theo Tiêu chuẩn TĐG Việt Nam TSVH là tài sản phi tiền tệ và không có hình thái vật chất, nhưng có thể tạo ra các quyền và lợi ích kinh tế cho chủ sở hữu Khái niệm Tài sản Vô hình
- Đặc điểm của TSVH - Không mang hình thái vật chất cụ thể, - Được pháp luật công nhận và bảo vệ; - Được sở hữu hợp pháp và có thể chuyển giao quyền sở hữu theo pháp luật; - Có bằng chứng hữu hình về sự tồn tại của TSVH - Giá trị của TSVH có thể định lượng được; - Có chu kỳ sống xác định.
- Phân loại tài sản vô hình o Theo lĩnh vực sử dụng (IVSC), gồm 4 nhóm chính: - (i) TSVH liên quan đến tiếp thị: - (ii) TSVH liên quan đến khách hàng hoặc nhà cung cấp:
- Phân loại (tiếp). - (iii) TSVH liên quan đến công nghệ: - (iv) TSVH liên quan đến nghệ thuật như:
- Phân loại (tiếp) o Dưới góc độ pháp lý, gồm 3 nhóm chính: (i) TSVH có thể sở hữu và chuyển giao, (ii) TSVH có thể kiểm soát nhưng không thể chuyển giao, (iii) TSVH khác như các mối quan hệ cá nhân, mối quan hệ nhóm, uy tín.
- Phân loại (tiếp) o Theo đặc điểm, bao gồm: (i) Các sáng chế, phát minh, công thức, quy trình, mô hình, kỹ năng; (ii) Bản quyền và các tác phẩm văn học, âm nhạc, nghệ thuật; (iii) Thương hiệu, tên thương mại, nhãn hiệu hàng hoá; (iv) Quyền kinh doanh, giấy phép, hợp đồng; (v) Phương pháp, chương trình, hệ thống (vi) Các loại TSVH khác
- 4.1.2. Giá trị của các tài sản vô hình Khái niệm: Giá trị của TSVH là giá trị của các lợi ích kinh tế mà tài sản có thể đem lại cho chủ sở hữu trong một khoảng thời gian nhất định Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị tài sản vô hình - Các yếu tố thuộc về tâm lý - Các thông tin liên quan
- 4.2. Mục đích và cơ sở giá trị của định giá tài sản vô hình * Khái niệm: Định giá TSVH là việc ước tính bằng tiền với độ tin cậy cao nhất về lợi ích mà TSVH có thể mang lại sở hữu tại một thời điểm nhất định * Mục đích định giá: Chuyển nhượng, xác định mức phí bản quyền, báo cáo tài chính, tranh chấp và tố tụng phá sản, mua lại hoặc sát nhập doanh nghiệp và các mục đích khác
- 4.2.2. Cở sở giá trị của định giá tài sản vô hình - Sử dụng giá trị thị trường của TSVH để định giá - Trong một số trường hợp có thể sử dụng giá phi thị trường để dịnh giá TSVH
- 4.3. Phương pháp định giá tài sản vô hình 4.3.1. Các phương pháp định giá dựa trên thu nhập 4.3.2. Các phương pháp định giá dựa trên thị trường 4.3.3. Các phương pháp định giá dựa trên chi phí
- 4.2.1. Các PP định giá dựa trên thu nhập Cơ sở: Giá trị của một TSVH sẽ được tính ra từ việc hiện tại hóa các lợi ích kinh tế (tức là thu nhập/ dòng tiền) mà tài sản đó mang lại trong tương lai Các phương pháp cụ thể: - Vốn hóa thu nhập - Dòng tiền chiết khấu: Phương pháp Tiền sử dụng tài sản vô hình Phương pháp lợi nhuận vượt trội Phương pháp thu nhập tăng thêm
- 4.2.1. Các PP định giá dựa trên tiếp cận thu nhập - Phương pháp Vốn hóa thu nhập: Một mức thu nhập đại diện được chia cho một tỷ lệ vốn hóa để chuyển thu nhập thành giá trị. V = I/r Trong đó: V là giá trị hiện tại của các lợi ích trong tương lai. I là thu nhập của tài sản. r là tỷ lệ vốn hóa.
- 4.2.1. Các phương pháp thẩm định giá dựa trên thu nhập - Phân tích dòng tiền chiết khấu (DCF): Các khoản tiền nhận được sẽ được xác định cho từng giai đoạn trong tương lai. Những khoản nhận được này được chuyển sang giá trị bằng cách áp dụng một tỷ lệ chiết khấu có sử dụng các kỹ thuật giá trị hiện tại.
- 4.2.1. Các phương pháp thẩm định giá dựa trên thu nhập - Phân tích dòng tiền chiết khấu (DCF): Chú ý: - Các phương pháp chiết khấu thường được sử dụng nhất đối với các TSVH có đời sống kinh tế hữu hạn - Các tỷ lệ vốn và tỷ lệ chiết khấu đời sống được rút ra từ thị trường và biểu hiện bằng nhiều yếu tố giá cả - Những lợi ích hay thu nhập dự báo được chuyển thành giá trị có sử dụng các tính toán
- Phương pháp Tiền sử dụng tài sản vô hình a. Nội dung phương pháp - Giá trị của TSVH được tính toán trên cơ sở giá trị hiện tại của dòng tiền sử dụng TSVH - chiết khấu dòng tiền trong tương lai là khoản tiền sử dụng TSVH tiết kiệm được đã trừ
- Phương pháp Tiền sử dụng tài sản vô hình b. Thông tin cần để áp dụng - Mức tiền sử dụng tài sản vô hình (thực tế hoặc giả định) - Có các thông tin giao dịch của các tài sản tương tự về các quyền được luật pháp bảo hộ - Báo cáo tài chính và các tài liệu liên quan.
- Phương pháp Tiền sử dụng tài sản vô hình c. Trường hợp sử dụng -Khi có thông tin, số liệu cần thiết về tiền sử dụng TSVH của các TSVH tương tự trên thị trường. Khi cần tính mức bồi thường thiệt hại trong trường hợp có tranh chấp. Có thể dùng làm một phương pháp bổ sung cho các phương pháp thẩm định giá khác.
- Phương pháp vốn hóa lợi nhuận vượt trội (siêu lợi nhuận) a. Nội dung phương pháp: - Tách riêng tổng lợi nhuận vượt trội sau thuế mà doanh nghiệp đang quản lý và thu lợi ích từ tài sản đang xem xét, so với lợi nhuận cảu các chủ thể tương tự không quản lý tài sản này - Sử dụng một tỷ lệ vốn hóa thích hợp để vốn hóa dòng lợi nhuận kể trên để tìm ra giá trị của TSVHcó thể nhận dạng được
- Phương pháp vốn hóa lợi nhuận vượt trội (siêu lợi nhuận) b. Thông tin cần có để áp dụng - Lợi nhuận kỳ vọng, chi phí tiết kiệm và các dòng thu nhập trong tương lai - Tỷ suất chiết khấu phù hợp - Dự kiến tuổi đời kinh tế
- Phương pháp vốn hóa lợi nhuận vượt trội (siêu lợi nhuận) c. Trường hợp vận dụng: - Phương pháp này có thể áp dụng với cả TSVH tạo ra các khoản thu nhập tăng thêm và TSVH giúp tiết kiệm chi phí. - Có thể dùng làm một phương pháp bổ sung cùng với các phương pháp định giá khác.
- Phương pháp thu nhập tăng thêm a. Nội dung phương pháp: xác định giá trị của TSVH thông qua giá trị hiện tại của các dòng tiền được cho là phát sinh từ đóng góp của TSVH cần thẩm định giá sau khi loại trừ tỷ lệ dòng tiền phát sinh từ đóng góp của các tài sản khác.
- Phương pháp thu nhập tăng thêm Quy trình định giá: - Ước tính các dòng tiền kỳ vọng được tạo ra do sử dụng TSVH - Khoản thu nhập hợp lý cho tài sản đóng góp được tính thông qua các bước: Bước 1: xác định những tài sản có đóng góp vào dòng tiền thu nhập; Bước 2: ước tính giá trị của những tài sản đóng góp này; Bước 3: xác định thu nhập của tài sản đóng góp trên cơ sở tỷ suất lợi nhuận hợp lý và giá trị của các tài sản đóng góp. - Phần còn lại của dòng tiền kỳ vọng sau khi giảm trừ khoản đóng góp được tạo ra do sử dụng các tài sản đóng góp được chiết khấu về giá trị hiện tại. -
- Phương pháp thu nhập tăng thêm b. Thông tin cần có để áp dụng - Dòng tiền của DN tạo ra bởi TSVH cần định giá - Chi phí sử dụng các tài sản phụ trợ cần thiết - Tỷ suất chiết khấu phù hợp - Các chi phí hoặc lợi ích liên quan
- Phương pháp thu nhập tăng thêm c. Trường hợp áp dụng: - Khi định giá các TSVH có sự kết hợp với các tài sản khác trong một nhóm tài sản để tạo ra dòng tiền - Có thể dùng làm phương pháp bổ sung cho các phương pháp thẩm định giá khác
- 4.2.2. Các PP định giá dựa trên tiếp cận từ thị trường Cơ sở phương pháp: Giá trị của TSVH cần định giá được xác định căn cứ vào việc so sánh, phân tích thông tin của các TSVH tương tự có giá giao dịch trên thị trường.
- 4.2.2. Các PP định giá dựa trên tiếp cận từ thị trường Quy trình định giá - Thu thập các thông tin thị trường về TSVH tương tự đã được giao dịch trong thời gian gấn nhất - Tiến hành những điều chỉnh phù hợp
- 4.2.2. Các PP định giá dựa trên tiếp cận từ thị trường (tiếp) * Thông tin tham khảo khi áp dụng cách tiếp cận từ thị trường: - Giá giao dịch thành công, giá chào bán, giá chào mua - Địa điểm và điều kiện thị trường tại thời điểm xảy ra giao dịch, - Các mức điều chỉnh cần thiết đối
- 4.2.2. Các PP định giá dựa trên tiếp cận từ thị trường (tiếp) Trường hợp áp dụng cách tiếp cận từ thị trường: - Khi có thông tin về TSVH tương tự được giao dịch hoặc được chuyển giao quyền sử dụng hoặc có thị trường giao dịch; - Khi cần đối chiếu kết quả với các phương pháp thẩm định giá khác.
- 4.2.3. Các PP định giá dựa trên tiếp cận từ chi phí Nội dung phương pháp: Giá trị ước tính Chi phí tái tạo (Chi phí thay thế) – Hao của TTSVH = mòn lũy kế + Lợi nhuận của nhà sản xuất
- 4.2.2. Các PP định giá dựa trên tiếp cận từ chi phí Quy trình đinḥ gia:́ - Ước tính Chi phí thay thế hoặc chi phí tái tạo - Ước tính Giá trị giảm giá do hao mòn của tài sản vô hình
- 4.2.3. Các PP định giá dựa trên chi phí Phương pháp chi phí tái tạo: Phương pháp chi phí thay thế:
- 4.2.3. Các PP định giá dựa trên chi phí (tiếp) Trường hợp áp dụng pp chi phí tái tạo: - Khi có thông tin, số liệu chi tiết về chi phí tạo ra TSVH - Khi tính giá trị TSVH hình đối với người chủ sở hữu sử dụng - Khi xác định phần thiệt hại về các lợi ích từ TSVH do các hành vi sử dụng trái phép, phá vỡ hợp đồng, - Có thể dùng làm một phương pháp bổ sung cho các phương pháp định giá khác. -
- 4.2.3. Các PP định giá dựa trên chi phí (tiếp) Trường hợp áp dụng pp chi phí thay thế: - Khi có thông tin, số liệu chi tiết về chi phí tạo ra TSVH - Khi TSVH tiếp tục được sử dụng bởi người chủ sở hữu - Khi không xác định được dòng thu nhập hoặc các lợi ích kinh tế khác từ việc sử dụng TSVH. - Khi xác định giá trị bảo hiểm cho TSVH. - Có thể dùng làm một phương pháp bổ sung cho các phương pháp định giá khác. -