Bài giảng Hạch toán tài nguyên môi trường - Chương 2: Các nguyên nhân gây suy thoái môi trường - Văn Hữu Tập

pdf 22 trang cucquyet12 8280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Hạch toán tài nguyên môi trường - Chương 2: Các nguyên nhân gây suy thoái môi trường - Văn Hữu Tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_hach_toan_tai_nguyen_moi_truong_chuong_2_cac_nguye.pdf

Nội dung text: Bài giảng Hạch toán tài nguyên môi trường - Chương 2: Các nguyên nhân gây suy thoái môi trường - Văn Hữu Tập

  1. Chương 2. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG GV: ThS. Văn Hữu Tập
  2. MỤC TIÊU Học xong bài này các bạn sẽ thấy rõ: • Các nguyên nhân gây suy thoái môi trường có thể do cơ chế thị trường hoặc do thất bại của chính phủ trong quá trình quản lí nền kinh tế. • Từ đó ta sẽ nghiên cứu những cách đánh giá khác nhau để đánh giá đầy đủ giá trị các tài nguyên thiên nhiên và các dịch vụ môi trường. 2
  3. 1. Tại sao môi trường suy thoái? • Hành vi và thái độ ứng xử của con người trái với quy luật phát triển của tự nhiên. • Mất công bằng trong phân phối các nguồn tài nguyên. 3
  4. • Trên góc độ kinh tế thì người ta gây ô nhiễm môi trường vì đó là phương cách rẻ tiền nhất để thanh toán chất thải. • Có ý kiến cho rằng người ta gây ô nhiễm môi trường vì động cơ lợi nhuận. 4
  5. 2. Cơ chế hoạt động của thị trường và thất bại của thị trường 5
  6. 2.1. Sự quan trọng của thị trường và hiệu quả của thị trường 3 loại hình kinh tế: – Kinh tế thị trường: nhà sản xuất quyết định sản xuất và bán cho người tiêu thụ hàng hóa gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai. – Kinh tế kế hoạch tập trung: nhà nước là người quyết định ai sẽ sản xuất ra cái gì và sản xuất bao nhiêu, cách thức sản xuất như thế nào, sản phẩm làm ra sẽ phân phối cho ai. – Kinh tế hỗn hợp: là mô hình kết hợp của hai mô hình nền kinh 6
  7. • Như vậy, hiện nay phần lớn tài nguyên trên thế giới đang được sử dụng bởi các nền kinh tế theo kiểu thị trường và cũng vì vậy mà các nền kinh tế này chịu trách nhiệm về một tỉ lệ lớn sự ô nhiễm của thế giới. 7
  8. 2.2. Mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận • Mục tiêu của doanh nghiệp: lợi nhuận • Lợi nhuận biên = doanh thu biên – chi phí biên • Lợi nhuận biên: là lợi nhuận tăng thêm khi tăng bán một đơn vị sản phẩm. • Doanh thu biên: là số tiền tăng thu khi bán thêm một đơn vị sản phẩm. • Chi phí biên: là số tiền tăng chi khi làm thêm một đơn vị sản phẩm. 8
  9. Q: sản lượng MR: doanh thu biên MC: chi phí biên Qm: Sản lượng tối ưu – tổng lợi nhuận là tối đa 9 Thị trường cạnh tranh hoàn hảo: MR không đổi
  10. 2.3. Cách thức thị trường sử dụng tài nguyên môi trường có giá và không có giá thị trường • có 2 yếu tố các doanh nghiệp xem xét khi quyết định mức sản xuất: – Giá một đơn vị sản phẩm mà họ có thể bán được. – Chi phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Do MC tăng theo sản lượng nên doanh nghiệp sẽ chỉ sử dụng các tài nguyên để sản xuất mức sản lượng mà MC = MR. 10
  11. • Những tài nguyên có giá (phải mua): sử dụng tiết kiệm. • Những tài nguyên được sử dụng miễn phí: không tính toán để sử dụng chúng một cách tiết kiệm. 11
  12. • Ví dụ: SX giấy sử dụng điện. • Doanh nghiệp trả tiền mua điện: mua than, thuê nhân công, duy trì các đường dây, trả cho cổ đông mà không phản ảnh sự tổn hại môi trường do sản xuất điện gây ra. • Giả sử doanh nghiệp sản xuất giấy có thể tăng sản lượng bằng 2 cách: - tăng nhiệt độ trong những bể bột giấy - tăng sử dụng nước vào trong bể và thải chất thải lỏng này vào dòng sông gần đó. • Phương án thứ hai sẽ chỉ làm tăng chi phí của doanh nghiệp ở mức độ là trả thêm tiền nước. Nếu giá nước rẻ hơn giá điện và mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận thì doanh nghiệp sẽ chọn phương án thứ hai. 12
  13. • Cách sử dụng tài nguyên như thế có lợi cho doanh nghiệp nhưng có hại cho môi trường tức là cho xã hội – gây ra chi phí ngoại tác. 13
  14. 2.4. Các chi phí ngoại tác và sản lượng tối ưu của xã hội • Sự thất bại của thị trường xảy ra vì các doanh nghiệp chỉ quan tâm đến giá thị trường của một tài nguyên khi quyết định số lượng tài nguyên cần sử dụng. 14
  15. • Khi một doanh nghiệp sử dụng và làm thoái hóa một tài nguyên môi trường không tạo ra một chi phí nội sinh cho doanh nghiệp (MC không tăng) nhưng lại tạo một chi phí ngoại tác cho xã hội. • Chỉ khi nào các chi phí ngoại tác này được biến thành chi phí nội sinh thì điểm tối ưu tư nhân mới chuyển sang điểm tối ưu xã hội. 15
  16. • Lượng ô nhiễm tỉ lệ thuận với lợi nhuận 16
  17. • MNPB (marginal net private benefit): lợi ích tư nhân ròng biên. MNPB = lợi ích biên (hay doanh thu biên ) – chi phí biên MEC (marginal externality cost): chi phí ngoại ứng biên (tăng thêm do phá huỷ môi trường – ngoại tác 17
  18. • Tổng lợi ích = GQaQp (gồm A + B + C). • Tổng chi phí = HQpQa (gồm B + C + D). • Lợi ích xã hội ròng tương ứng với sản lượng Qp là: (A + B + C) – (B + C + D) = A – D • Nếu người gây ô nhiễm bị buộc phải sản xuất ở mức sản lượng Qs là mức sản lượng tối ưu của xã hội thì: lợi ích xã hội ròng sẽ là: (A+ B) – B = A • Vì A > (A – D), Qs là mức sản lượng tối ưu vì tương ứng với lợi ích ròng xã hội lớn hơn tại Qp. 18
  19. • Khi Chính phủ trợ cấp thì: • MC giảm • MNPB tăng lên MNPB* • Qp tăng lên Qp* dẫn đến MEC tăng ¡ Phải giảm trợ cấp 19
  20. TÓM LẠI • Đối với những tài nguyên có giá trên thị trường thì các doanh nghiệp và dân cư phải sử dụng tiết kiệm và hiệu quả. Do đó, lượng chất thải sinh ra sẽ hạn chế. • Tuy nhiên, đối với những tài nguyên và dịch vụ môi trường không có giá thị trường, thì chúng ta có xu hướng sử dụng tùy tiện, lãng phí gây cạn kiệt và suy thoái. Do đó, cần phải có những phương pháp để đánh giá từ đó tính đầy đủ giá trị của các tài nguyên và dịch vụ môi trường này để có thể sử dụng một cách tiết kiệm và hiệu quả. 20
  21. 2.5. Chính quyền thất bại trong vấn đề môi trường như thế nào? • Tại sao chính quyền can thiệp - Để bảo vệ những nạn nhân của các tác động ngoại tác. Ví dụ: đặt ra tiêu chuẩn chất lượng nước sông, tiêu chuẩn tiếng ồn - Vì có những nguồn tài nguyên tự do tiếp cận Do đó, cần có sự can thiệp của chính quyền vào quản lí tài nguyên. VD: khí quyển. 21
  22. Tại sao chính quyền thất bại – Chính quyền có thể chịu áp lực của một nhóm người nào đó trong xã hội, do đó nếu các quy định về môi trường làm tăng chi phí cho nhóm ngươì này họ sẽ phản đối. – Vì lí do chính trị chính quyền có thể gây tác động xấu đến vấn đề môi trường. Ví dụ: Mỹ thải chất độc da cam trong chiến tranh Việt Nam – Chính quyền có thể không đủ khả năng để thu thập các thông tin đúng cho phép họ theo dõi toàn bộ hậu quả của một hoạt động nào đó. – Các quan chức ảnh hưởng đến các quy định về môi trường ít có động cơ rõ rệt để quan tâm sâu sắc đến quần chúng. 22