Bài giảng Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản - Trường Cao đẳng thủy sản
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản - Trường Cao đẳng thủy sản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_khai_thac_va_bao_ve_nguon_loi_thuy_san_truong_cao.pdf
Nội dung text: Bài giảng Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản - Trường Cao đẳng thủy sản
- BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG THỦY SẢN o0o BÀI GIẢNG Môn học: Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Ngành: Nuôi trồng thủy sản Trình độ: Cao đẳng Năm 2016 1
- MỤC LỤC Bài 1: Vật liệu, công nghệ chế tạo lưới cụ 4 1.1. Vật liệu xơ, sợi: 4 1.1.1. Các đặc trưng chủ yếu của vật liệu xơ, sợi: 4 1.1.2. Các loại xơ sợi thường dùng trong nghề cá: 10 1.2. Dây lưới và dây thừng. 12 1.2.1. Kết cấu dây: 12 1.2.2. Các phương pháp biểu thị độ thô của dây: 13 1.2.3. Các loại dây thường dùng trong nghề cá: 15 1.2.4. Quy cách và kiểm thu: 16 1.3. Lưới tấm, các đặc tính kỹ thuật của lưới tấm: 17 1.3.1. Cấu tạo mắt lưới: 17 1.3.2. Rút gọn tấm lưới: 18 1.3.3. Tính khối lượng áo lưới 20 1.3.4. Quy cách và kiểm thu lưới tấm 20 1.4. Phao và chì 21 1.4.1. Lý luận tính sức nổi của phao, sức chìm của chì. 21 1.4.2. Tính số lượng phao chì trang bị cho lưới 22 1.4.3. Các loại phao chì thường dùng trong nghề cá 23 1.5. Công nghệ lưới cụ 24 1.5.1. Đan lưới. 24 1.5.2. Cắt lưới 25 1.5.3. Ghép lưới 26 1.5.4. Lắp ráp lưới. 26 1.5.5. Tu sửa lưới 27 1.6. Bảo quản lưới cụ 29 1.6.1. Nguyên nhân chủ yếu làm hư hỏng lưới cụ 29 1.6.2. Biện pháp bảo quản lưới cụ 30 Bài 2: Kỹ thuật đánh bắt 32 2.1. Lưới cụ đánh bắt cá trong ao hồ nhỏ 32 2.1.1. Nguyên lý và đối tượng đánh bắt 32 2.1.2. Cấu tạo 32 2.1.3. Kỹ thuật đánh bắt 33 2.2. Một số lưới cụ đánh bắt cá trong các mặt nước lớn nội địa 33 2.2.1. Lưới rê 33 2.2.2. Lưới úp hai lớp. 39 2.2.3. Lưới rùng. 40 2.2.4. Lưới liên hợp. 43 2.3. Ngư cụ cố định. 45 2.3.1. Lưới đăng: 45 2.3.2. Đó đèn. 47 2.2.3. Chài quăng 49 Bài 3: Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản 53 3.1. Khái niệm. 53 3.1.1. Khái niệm bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. 53 3.1.2. Khái niệm phát triển nguồn lợi thuỷ sản. 53 3.1.3. Mối quan hệ giữa bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản. 53 3.2. Nguồn lợi Thủy sản cá nước ngọt 53 3.2.1. Nguồn lợi thuỷ sản đồng bằng sông Hồng. 53 3.2.2. Nguồn lợi thuỷ sản đồng bằng sông Cửu Long 55 3.3. Nguồn lợi cá biển Việt Nam 61 3.3.1. Vịnh Bắc Bộ 61 2
- 3.3.2. Nguồn lợi cá biển Trung Bộ 62 3.3.3. Nguồn lợi cá biển Đông Nam Bộ 63 3.3.4. Nguồn lợi cá biển Tây Nam Bộ (vịnh Thái Lan) 64 3.4. Những hoạt động kinh tế của con người ảnh hưởng đến nguồn lợi Thủy sản 68 3.4.1. Khai thác quá mức và không hợp lý 68 3.4.2. Hoạt động du lịch không hợp lý: 68 3.4.3. Ô nhiễm môi trường do các hoạt động trên bờ 69 3.5. Biện pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản. 69 3.5.1. Bảo vệ môi trường sống các loài thuỷ sản. 69 3.5.2. Quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản. 70 3.5.3. Khu vực cấm khai thác và khu vực cấm khai thác có thời hạn: 73 3.6. Những định hướng về bảo vệ và quản lý nguồn lợi Thủy sản 74 3.6.1. Về chính sách, pháp luật 75 3.6.2. Tổ chức điều tra nguồn lợi thuỷ sản. 76 3.6.3. Xây dựng và quản lý các khu vực bảo vệ: 76 3.6. 4. Nâng cao nhận thức: 77 3.6.5. Tăng cường tiềm lực, đào tạo cán bộ. 77 3.6.6. Nghiên cứu khoa học: 78 3.7. Giới thiệu pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản. 79 3
- Bài 1: Vật liệu, công nghệ chế tạo lưới cụ 1.1. Vật liệu xơ, sợi: 1.1.1. Các đặc trưng chủ yếu của vật liệu xơ, sợi: Xơ sợi thành phần cơ bản để cấu tạo thành sợi, chỉ lưới. Xơ sợi có các đặc trưng chủ yếu sau đây: 1.1.1.1 Sự ngậm ẩm: - Sự ngậm ẩm của xơ, sợi là khả năng hút và nhả nước của xơ, sợi. Hai quá trình này xảy ra đồng thời và diễn ra không ngừng. Vì vậy xơ, sợi để trong môi trường sau một thời gian nhất định sẽ đạt tới trạng thái cân bằng động về ngậm ẩm, nghĩa là lượng nước hút vào xơ sợi đúng bằng lượng nước xơ sợi nhả ra môi trường và xơ sợi có độ ẩm xác định. - Độ ẩm của xơ sợi là tỷ số phần trăm giữa lượng nước có trong xơ sợi với trọng lượng xơ sợi khi khô hoàn toàn. Đại lượng này được xác đinh bằng biểu thức: G G K W X .100(%) G K Trong đó: WX - Độ ẩm xơ, sợi (%). G - Khối lượng xơ lúc ẩm (g) GK - Khối lượng xơ lúc khô (g). - Nhân tố ảnh hưởng tới độ ẩm của xơ, sợi: Độ ẩm của xơ, sợi phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường, độ ẩm không khí. Khi độ ẩm không khí > 80% thì nhiệt độ môi trường giảm, độ ẩm xơ, sợi tăng (khả năng hút nước tăng). Khi độ ẩm không khí < 80% thì khi nhiệt độ môi trường tăng, độ ẩm xơ, sợi giảm (khả năng hút nước giảm). - Để đánh giá độ hút ẩm của vật liệu xơ sợi và so sánh độ hút ẩm giữa các loại xơ sợi khác nhau, người ta thống nhất các điều kiện để đo độ hút ẩm. Độ hút ẩm của xơ sợi được đo ở các điều kiện thống nhất đó gọi là độ hút ẩm tiêu chuẩn. Độ hút ẩm tiêu chuẩn (Wc) được đo trong điều kiện sau: Xơ, sợi được để trong phòng kín 24 giờ, với nhiệt độ 20 3oC. độ ẩm không khí là 65 5%. 4
- Bảng 1. Giá trị độ ẩm tiêu chuẩn của một số loại xơ, sợi thường dùng trong nghề cá. Tên vật liệu Độ tiêu chuẩn (%) Tên vật liệu Độ tiêu chuẩn (%) Kapron 3,5-4,5 Bông 8,0-8,5 Nilon 3,5-5,5 Lanh 12,0-14,0 Anit 3,5-4,5 Gai 12,0-14,0 Lavsan 0,4-0,5 Manila 12,0 Kuralon 0,5 Polyetylen 0 Clorin 0 - Ý nghĩa độ ẩm xơ, sợi: Khi xơ sợi hút nước, đường kính của nó tăng lên và kèm theo là toả nhiệt. Nước ta là nước nhiệt đới, độ ẩm không khí cao, xơ, sợi bị ẩm khiến cho vi sinh vật phát triển, chúng phá hoại làm cho xơ, sợi bị mục nát mau chóng, do đó độ bền bị giảm rõ rệt. Mặt khác, độ ẩm và nhiệt độ không khí luôn luôn thay đổi nên khối lượng xơ sợi ở các địa điểm khác nhau, thời gian khác nhau sẽ khác nhau. Do đó sự mua bán trên thị trường gặp khó khăn. Vì vậy, khi mua bán vật liệu xơ sợi hay các chế phẩm làm từ chúng phải xác định độ ẩm tiêu chuẩn của vật liệu và từ độ ẩm tiêu chuẩn xác định được khối lượng tiêu chuẩn theo công thức: G (100 WC ) GC 100 W Trong đó: G, W - Khối lượng, độ ẩm thực tế. GC, WC - Khối lượng, độ ẩm tiêu chuẩn. 1.1.1.2. Độ dài, độ nhỏ của xơ sợi: - Độ dài của xơ, sợi là chiều dài khoảng cách giữa hai đầu của xơ ở trạng thái kéo căng. Mỗi loại xơ có độ dài xác định. Độ dài của xơ liên quan đến tính chất của chế phẩm: Xơ càng dài, độ bền của chế phẩm càng cao, độ đồng đều càng lớn, năng suất máy gia công xơ sợi cao. 5
- Nếu cùng vật liệu và hình dáng (đường kính, chiều dài) xơ, sợi nào có độ dài lớn hơn thì sản phẩm của nó bền hơn - Độ thô của xơ, sợi (độ to nhỏ): Vì xơ, sợi quá mảnh nên người ta không thể đo trực tiếp đường kính tiết diện ngang của chúng. Để biểu thị độ to nhỏ của xơ, sợi thường sử dụng các phương pháp sau: a. Biểu thị bằng số chi hay chi số (N): Số chi biểu thị độ to nhỏ của xơ tự nhiên. Số chi xác định bằng tỉ số giữa chiều dài và khối lượng lượng xơ sợi: L N (m/g) G Trong đó: L, G là chiều dài, khối lượng của xơ. Để thuận lợi trong tính toán, quy ước chọn G = 1.000g. Ví dụ: N = 1 là chi số có chiều dài xơ bằng 1.000m, cân nặng = 1.000g, N = 5 là chi số có chiều dài xơ là 5.000m, cân nặng = 1.000g. Nếu L, G tính bằng m, g thì chi số đó gọi là chi số quốc tế (Nm). Nếu L, G tính bằng mã, bảng Anh thì chi số đó gọi là chi số Anh (Nc). (ở đây 1 mã = 0,9144m, 1 bảng = 453,6g). Mối quan hệ giữa Nm và Nc: Nm = 1,693Nc hay Nc= 0,591Nm. b. Biểu thị bằng số Denier(D): Số Denier biểu thị độ nhỏ của sợi hóa học. Thường dùng ký hiệu: (chuẩn số)D. Ví dụ: 210 D Số Denier biểu thị bằng tỉ số giữa khối lượng trên chiều dài của 9000m xơ. Hay là khối lượng tính bằng (g) của 9.000m xơ (sợi). G D 9000 (g) L Ví dụ: 210 D nghĩa là 9.000m xơ, sợi nặng 210gam. D càng lớn sợi càng thô, ngược lại D càng nhỏ sợi càng thanh. Mối quan hệ giữa giữa D và N: D.Nm = 9.000 c. Biểu thị bằng số Tex (T): Số Tex biểu thị độ nhỏ của sợi hóa học. 6
- Số Tex biểu thị bằng tỉ số giữa khối lượng của sợi trên chiều dài của 1.000m sợi đó. Hay Tex biểu thị bằng khối lượng của 1.000m sợi. G T 1000 (g) L Biểu diễn: Trị số của Tex rồi đến Tex. 1Tex là trọng lượng 1 gam của 1.000m xơ, sợi. Ví dụ: 29tex nghĩa là 1.000m xơ, sợi nặng 29gam. Mối quan hệ giữ T và Nm: T.Nm = 1000 Bảng 2: Mối quan hệ giữa N, D v à T N.Tex = 1.000 N.D = 9.000 1 D = 9 T T = 0,111 D 1.1.1.3 Những tính chất cơ học của xơ sợi: a. Ý nghĩa: Tính chất cơ học của xơ, sợi là những tính chất xuất hiện mới khi xơ sợi bị tác dụng của ngoại lực. Dưới tác dụng của ngoại lực, xơ, sợi bị biến dạng và đến thời điểm nhất định sẽ bị phá huỷ. Vì vậy, trong thực tế sử dụng cần phân biệt xơ sợi bị biến dạng như thế nào và phải biết trong điều kiện nào thì xơ sợi bị phá huỷ. Có như vậy mới đặt ra được tiêu chuẩn kỹ thuật cho ngư cụ và bảo đảm an toàn khi thao tác. b. Tính chất: - Biến dạng của xơ, sợi khi kéo dãn: + Tính biến dạng của xơ, sợi khác với các loại vật liệu khác. Xét mẫu xơ sợi có chiều dài ban đầu là L0, nếu ta tác dụng một lực theo chiều dọc trục xơ sợi sẽ giãn dài , đo chiều dài ta có giá trị L1 (lực tác dụng không lớn hơn lực đứt của xơ). Giá trị L1 lớn hay nhỏ phụ thuộc vào vật liệu xơ sợi, lực tác dụng lớn hay bé, thời gian tác dụng của lực nhanh hay chậm, trạng thái xơ sợi ướt hay khô. Khi thôi lực tác dụng chiều dài xơ sợi thu nngắn lại và đo chiều dài ta được giá trị L2. Nếu để thêm một thời gian và đo lại chiều dài xơ sợi ta có giá trị L3 (L3 < L2), L3 là giá trị nhỏ nhất sau khi xơ sợi bị lực tác dụng và cũng không có khả năng hồi phục lại chiều dài ban đầu L0. Ta có khái niệm sau: Đại lượng: L1= L1-L2 gọi là độ biến dạng đàn hồi nhanh 7
- Đại lượng: L2= L2-L3 gọi là độ biến dạng đàn hồi chậm Đại lượng: L3= L3-L0 gọi là độ biến dạng đàn hồi vĩnh cửu . Thực ra thời điểm xác định độ biến dạng đàn hồi nhanh và chậm rất khó phân biệt, nghiên cứu độ biến dạng của xơ, sợi khi kéo dãn để biết được mức độ đàn hồi của vật liệu, nhằm chọn vật liệu phù hợp với từng loại ngư cụ. Khi vật liệu xuất hiện đàn hồi vĩnh cửu thì giá trị sử dụng ngư cụ không còn. + Các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến dạng xơ, sợi: * Tốc độ kéo dài: Cùng một loại xơ, nếu tốc độ kéo dài khác nhau thì tính chất dãn dài cũng khác nhau. Tốc độ kéo dài càng nhanh xơ càng dễ bị đứt. * Nhiệt độ và độ ẩm: Tuỳ từng loại xơ mà có ảnh hưởng khác nhau, xơ thực vật khi bị ẩm cường độ tăng lên, xơ nhân tạo khi bị ẩm cường độ sẽ giảm xuống. - Biến dạng của xơ, sợi khi bị kéo đứt: lực đứt (Pd): Biểu thị tải trọng mà xơ chịu đựng được ở thời điểm đứt. Đơn vị tính (Kg). Độ bền đo được trên máy đo độ bền. Mỗi loại vật liệu xơ, sợi có độ bền đứt xác định. - Biến dạng của xơ, sợi khi bị uốn: Xơ sợi trong quá trình gia công cũng như khi sử dụng thường bị biến dạng uốn. Để xác định độ bền uốn của xơ sợi ta xét bán kính uốn cong an toàn của xơ, sợi. Đó là bán kính mà xơ, sợi chịu đựng được cho đến khi bị đứt. - Biến dạng khi bị xoắn: Thường có 3 mức xoắn: Mềm, trung bình và cứng, có trường hợp độ xoắn rất cứng; việc lựa chọn độ xoắn phụ thuộc vào: Đường kính sợi và chỉ, vật liệu, mục đích sử dụng. Để đánh giá mức độ xe xoắn của xơ sợi người ta dùng chỉ số độ săn (K). Độ săn (K) được biểu thị bằng số vòng xoắn trên 1m chiều dài của chế phẩm. n K 1000 1 Trong đó: n - Số vòng xoắn. l - Chiều dài mẫu thử (mm), thường lấy 250(mm). Ý nghĩa độ săn: Độ săn là thông số cơ bản trong công nghệ xe sợi. Độ săn quyết định năng suất của thiết bị xe sợi, độ săn thay đổi làm cho nhiều yếu tố thay đổi theo; độ săn càng lớn thì độ dãn dài, độ bền, khối lượng riêng càng tăng nhưng đường kính giảm; độ săn tăng, độ bền thành phẩm tăng theo (trong giới hạn). 8
- * Nếu độ săn quá nhỏ thì liên kết không chặt chẽ, chỉ lưới rời rạc, chịu lực kém, quá trình ngâm nước nhiều, độ dãn dài tăng làm chỉ mau hỏng. * Nếu độ săn quá lớn (vượt quá giá trị cực đại) thì độ bền của sợi, chỉ lưới giảm, đồng thời giảm tính mềm mại của ngư cụ khi đánh bắt, nên hiệu quả đánh bắt thấp. Mỗi loại vật liệu có một giá trị độ săn thích hợp, thông thường khi chế tạo chỉ lưới người ta chỉ gia công với độ săn gần đạt đến giá trị cực đại. 1.1.1.4. Tính kháng mục và phơi nắng: a. Tính phơi nắng: Dưới tác dụng của tia tử ngoại ánh nắng mặt trời làm cho xơ, sợi bị oxy hoá nhanh chóng, bị biến cứng, độ bền giảm đi. Qua thực nghiệm thấy rằng: đối với ánh nắng, sức chịu đựng theo thứ tự: 1) xơ bông, 2) xơ đay, 3) xơ gai, 4) xơ hoá học, 5) tơ tằm. Vì vậy lưới cụ làm từ sợi hoá học và tơ tằm ta không nên phơi ngoài nắng lâu vì cường độ bị giảm rất nhanh chóng (hình 1). Cường 1 2 độ 3 4 4 6 8 10 12 Hình 1: 1. Tơ tằm; 2. Xơ hoá học; 3. Đay gai; 4. Bông b. Tính kháng mục: Xơ, sợi bị mục nát khi bị ẩm ướt vì trong môi trường có nhiều vi khuẩn, nấm hoạt động. Ở môi trường có độ ẩm 75 - 80% nhiệt độ từ 20 - 240C vi khuẩn và nấm hoạt động mạnh nhất. Tuỳ từng loại xơ, sợi mà khả năng chịu ẩm khác 9
- nhau. Tính kháng mục của các xơ sợi thường dùng trong nghề cá ngược với tính phơi nắng của chúng. 1.1.2. Các loại xơ sợi thường dùng trong nghề cá: 1.1.2.1. Phân loại xơ sợi: * Xơ tự nhiên: bao gồm các loại xơ có sẵn trong tự nhiên có nguồn gốc hữu cơ như xơ bông lấy từ quả của cây bông. Xơ dừa, xơ manila lấy ở gân lá chuối; xơ dứa lấy ở bẹ lá dứa; xơ giang, mây, móc, rơm . Xơ đay, xơ lanh lấy từ thân của cây đay lanh Hoặc từ động vật như tơ tằm, lông thú. * Xơ nhân tạo: Còn gọi là xơ tổng hợp được điều chế từ các chất hoá học đơn giản. Có các loại sau: - Sợi Polyamit (PA): thành phần hoá học của loại xơ này có các nguyên tố hoá học như C, H, O, N. Thường dùng hai loại PA6 và PA66, còn có tên gọi là Nilon, Kapron, Dederon - Sợi Polyvinyl cloric (PVC): thành phần hoá học có C, H, Cl. Sợi phổ biến là Clonin, Envilon, Saran - Sợi Polyvinylancohon (PVA): thành phần hoá học có C, O, H. Loại sợi phổ biến là vinilon. - Sợi Polyetylen (PE): Có tên gọi phổ biến là Polyetylen, etylon - Sợi Polyeste (PES): Có tên thường gọi phổ biến là Terilen, Lavran - Sợi Polypropylen (PP): Có tên gọi phổ biến là Polypropylen, Protex. 1.1.2.2.Tính năng sử dụng, một số vật liệu xơ sợi thường dùng trong nghề cá: * Xơ bông: - Tính chất: Xơ bông được lấy từ quả bông, đường kính xơ từ 0,01 - 0,04mm, chiều dài từ 22 - 51mm, có dạng tròn, tỉ trọng 1,52. Khi hút nước xơ tăng lên từ 40 - 50%, chiều dài tăng lên từ 1- 2%. Xơ bông có chất sáp, ở nhiệt độ 860C chất sáp sẽ nóng chảy, xơ mềm và nhuộm dễ ăn màu. Xơ bông ở 1000C không bị ảnh hưởng về tính chất, đến 1200C cường độ bị giảm 30 - 40% và xơ bị phá huỷ ở nhiệt độ 180oC. - Ưu điểm: xơ mềm, chịu phơi nắng tốt, chịu ma sát, cường độ tương đối tốt, khả năng đàn hồi tốt. 10
- - Nhược điểm: xơ ngắn nên chế phẩm có độ săn lớn, xơ dễ bị mục nát. * Xơ đay: - Tính chất: Xơ đay có đường kính từ 0,016 - 0,032mm, chiều dài khoảng 8 - 40mm. Xơ đay có lực đứt khá cao, trong nghề cá thường dùng làm chỉ lưới, dây diềng, dây thừng hoặc lõi trong dây cáp tổng hợp. - Ưu điểm: lực đứt của xơ lớn, khả năng kháng nắng tốt. - Nhược điểm: xơ có độ dàn hồi kém, dễ bị mục nát trong môi trường độ ăm cao. * Xơ gai: - Tính chất: Xơ gai có đường kính từ 0,016 - 0,08mm, chiều dài 0,5 - 1,5m, tỉ trọng 1,52. - Ưu điểm: Xơ dài tương đối bền, hút nước ít, tốc độ hút và nhả nước nhanh (có lợi cho nghề cá). - Nhược điểm: xơ thô, độ không đều lớn, chóng bị mục nát, độ giãn và tính đàn hồi nhỏ. * Xơ tơ tằm: - Tính chất: Là loại xơ động vật (lấy từ kén tằm) đường kính từ 0,013 - 0,026mm, chiều dài lớn từ 60 - 70m, có khi lên tới 100m. - Ưu điểm: xơ có lực đứt cao, độ đàn hồi tốt, mặt ngoài nhẵn bóng, độ dài lớn nên hiệu quả, năng suất cao khi chế tạo sản phẩm. - Nhược điểm: giá thành xơ đắt, chịu nhiệt và ánh nắng kém. * Xơ nhân tạo: - Tính chất chung: sợi dài, tỉ trọng nhẹ, ít bị mục nát, độ bền cao gấp 1,5 - 3 lần xơ thực vật, tuổi thọ lớn 2 - 3 lần xơ thực vật. - Nhược điểm: Chịu nóng và nắng kém, độ dãn dài lớn, trơn quá nên dễ làm biến hình ngư cụ, chịu ma sát kém. Ngoài ra quy trình công nghệ chế tạo phức tạp, giá thành cao. Thường dùng sợi nilon, kapron, dederon, polyetylen, kupalon để chế tạo các loại chỉ lưới, lưới tấm, các loại dây diềng phao, chì để làm ngư cụ và các thiết bị ngư cụ khác. 11
- 1.2. Dây lưới và dây thừng. 1.2.1. Kết cấu dây: a. Hướng xoắn: - Quá trình xe xoắn xơ, sợi thành dây bao giờ cũng tạo ra bên ngoài chế phẩm các đường xoắn theo hướng nhất định gọi là hướng xoắn. Có hai loại hướng xoắn phải và hướng xoắn trái. + Hướng xoắn phải (kí hiệu là S) là hướng xoắn khi nhìn vào chế phẩm từ trên xuống, đường xoắn đi từ trái sang phải (hình 2a). + Hướng xoắn trái (kí hiệu là Z) là hướng xoắn khi nhìn vào chế phẩm từ trên xuống, đường xoắn đi từ phải sang trái (hình 2b). Hình 2: Hướng xoắn của chỉ lưới - Quy ước về cách ghi, đọc hướng xoắn bên số hiệu chỉ lưới: + Hướng xoắn viết về bên phải ở vị trí ngoài cùng là hướng xoắn bên ngoài của chỉ lưới. + Hướng xoắn viết về bên trái ở vị trí trong cùng là hướng xoắn ban đầu của xơ xe thành sợi. + Hướng xoắn viết ở giữa là hướng xoắn của các quá trình xe trung gian. + Trường hợp bên cạnh số hiệu chỉ lưới chỉ ghi một ký hiệu hướng xoắn hiểu đó là hướng xoắn bên ngoài của chỉ lưới. b. Kết cấu dây: * Kết cấu của sợi: - Sợi là do các xơ sắp xếp lại với nhau và chỉ qua một lần xe mà thành, do đó nó tự mở xoắn và không thể trực tiếp đan thành lứới được. Bao gồm: Sợi thô (staple yam), sợi nguyên (single yam), sợi con (folded yam). 12
- - Sợi nguyên: Được tạo thành từ những xơ dài; tất cả các xơ có chiều dài bằng nhau và xe một lần. Sợi có chất lượng cao, nhẵn bóng nhưng phải trải qua quá trình chãi kỹ. Sợi đơn cũng được gọi là sợi nguyên. Sợi nguyên còn gọi là sợi cơ bản hay sợi đơn vị. Thường dùng trong nghề cá. - Sợi thô: Do những xơ ngắn chắp nối trong quá trình xe nên chất lượng kém hơn. Bề mặt thô do những đầu xơ ló ra ngoài. Trong nghề cá ít dùng. - Sợi con: Do sợi thô, sợi nguyên xe cùng chiều xe hoặc do một số sợi đơn xe lại với nhau. - Sợi đơn: Là sợi dài vô hạn, không có vòng xoắn, trơn bóng, thường được gọi là sợi cước. Sợi đơn có kết cấu đặc biệt khác với các loại sợi khác, sợi đơn có thể dùng để đan trực tiếp thành lưới (lưới rê) nên có thể gọi là dây lưới hay chỉ lưới. * Kết cấu của dây: Căn cứ vào mức độ xe xoắn người ta chia ra hai loại dây: Dây đơn và dây phức. - Dây đơn là loại dây chỉ trải qua hai lần xe xoắn: Xe nhiều xơ thành sợi ( sợi thô) và nhiều sợi thô thành dây (loại dây này thường dùng làm chỉ lưới). - Dây phức là loại dây trải qua tối thiểu ba lần xe xoắn. Loại dây này thường dùng làm dây diềng và các dây công tác khác. c. Cách xe xoắn: Nhiều xơ chắp nối xe xoắn để trở thành sợi thô và nhiều sợi thô xe xoắn thành sợi đơn và nhiều sợi đơn xe xoăn thành dây lưới. Thông thường lần xe xoắn sau ngược chiều với lần xoắn trước. Đôi khi ở quá trình xe trung gian có xe xoắn cùng chiều là nhằm làm cho dây mềm mại. 1.2.2. Các phương pháp biểu thị độ thô của dây: a. Dây lưới: Độ thô là chỉ tiêu kỹ thuật quan trọng của dây lưới, độ thô của dây lưới có thể biểu diễn bằng diện tích mặt cắt ngang hoặc đường kính dây lưới. Do dây lưới có cấu trúc đặc biệt, mặt ngoài dây lưới không đều nhau do các vòng xoắn không đều nhau. Hơn nữa dây lưới là vật liệu mềm, có kích thước ngang nhỏ nên rất khó khăn để đo được chính xác các kích thước trên. Để khắc phục những khó khăn đó 13
- có thể sử dụng đại lượng gián tiếp để biểu diễn độ thô. Có ba phương pháp biểu diễn độ thô của dây lưới sau: 1. Biểu thị bằng phân số (N/n). Trong đó tử số là số chi, mẫu số là số lượng sợi. Ví dụ: 20/12; 210/4 x 3; 210/6 Đây là cách biểu thị phổ biến, thực tế thường hay viết dưới dạng: PA 210N/4 x 3. Ý nghĩa: Thông qua phương pháp biểu diễn biết được các thông số kỹ thuật để đánh giá và so sánh độ thô của dây lưới, cụ thể biết được: - Vật liệu chế tạo - Chỉ số độ thô của sợi nguyên - Số lượng sợi thô, sợi con có trong một dây lưới - Hướng xoắn của chỉ (dây) lưới thành phẩm 2. Biểu thị bằng hệ Tex (HT = T x n). Trong đó: T là số Tex, n là số lượng sợi. Ví dụ: HT = 25 x 12; HT = 10,7 x 12 3. Biểu thị bằng đường kính (d): Xác định đường kính dây lưới bằng cách đo trực tiếp Đo bằng thiết bị chuyên dùng: đây là phương pháp có độ chính xác cao. Thiết bị đo là dụng cụ quang học, bao gồm một kính lúp và thước đo chính xác. Khi đo người ta căng dây lưới với độ căng nhất định. Qua kính lúp có thể xác định được đường kính dây lưới. Phương pháp đo này thường được sử dụng trong phòng thí nghiệm vì cần dụng cụ đo và cách đo phức tạp. Đo bằng phương pháp thủ công: quấn dây vào một vật tròn một số vòng nhất định( thông thường quấn 10 vòng hoặc 20 vòng). Đo chiều dài của các vòng quấn, độ dài đo được chính là tổng số đường kính của các vòng quấn trên vật tròn. Từ đó tính đường kính chỉ lưới bằng phép tính rất đơn giản. Để có độ chính xác tin tưởng ta thực hiện nhiều lần đo, sau đó tính giá trị trung bình của các phép đo đã thực hiện. Đơn vị tính là mm, chỉ dùng với dây gai, dây đay hoặc dây có độ thô lớn. b. Dây thừng: Do dây thừng có độ thô tương đối lớn nên người ta có thể dùng thước đo trực tiếp đường kính tiết diện ngang của dây và chỉ có một cách biểu thị độ thô của 14
- chúng bằng đường kính () (phương pháp thực hiện như đối với dây lưới), đơn vị tính là (mm). 1.2.3. Các loại dây thường dùng trong nghề cá: a. Yêu cầu chung: - Dây có độ bền cao, mềm mại chịu ẩm tốt. - Nhẹ, ít ngấm nước, ít mục nát. - Tính ổn định cao, chịu được ma sát. - Rẻ tiền. b. Dây lưới: - Dây lưới bông: Độ không đều thấp, tính kháng mục và phơi nắng cao hơn gai. rơi chìm chậm, độ dãn lớn. dùng để đan các loại lưới, trừ lưới lê. - Dây lưới gai: Bền hơn bông, độ dãn, độ săn bé, rơi chìm nhanh. Độ không đều lớn, dây thô, chóng mục, chịu ma sát kém. Thường làm lưới giã, lưới rê, có độ thô từ 0,3 - 3mm. - Dây lưới tơ tằm: Bền hơn bông và gai, ráo nước, nhẹ, ít mục nhưng đắt tiền. Chỉ dùng làm các loại lưới nhỏ, lưới chắn, te, lưới rút cải tiến. - Dây lưới sợi hoá học: Bền, không mục, nhẹ, ráo nước, kém chịu ma sát, gút lưới không chắc, dùng đan các loại lưới rê, vây, lưới giã c. Dây thừng: - Dây thừng thực vật dùng trong nghề cá phổ biến có dây đay, manila, dây dứa. + Thừng manila: Có độ bền tương đối lớn, ít mục, ngấm nước chậm, chịu được ma sát. Nhược điểm: Nặng cứng, chịu uốn kém. + Thừng dứa: Độ bền kém hơn manila 20 - 25%, chịu được ma sát. Nhược điểm: Nặng, chịu uốn kém, khó nhuộm. - Dây thừng hoá học: Dùng khá phổ biến trong việc chế tạo lưới vây, lưới rê độ bền tốt, ít mục, nhẹ, độ dãn lớn, kém chịu ma sát, đắt tiền. - Dây cáp thép: Độ bền tốt, cứng khó thao tác, hay rỉ. - Dây hỗn hợp giữa cáp, thép và đay: Độ bền lớn và mềm mại hơn cáp thép. Dây cáp thép, dây hỗn hợp cáp, thép, đay chỉ dùng cho lưới cơ giới. 15
- 1.2.4. Quy cách và kiểm thu: a. Quy cách: Các chỉ tiêu quy cách dây: độ thô, kết cấu, độ săn, khối lượng, độ bền và hướng xoắn. b. Kiểm thu: Kiểm thu hàng hoá là công tác cần thiết quan trọng để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Khi kiểm thu vật liệu dây lưới, dây thừng cần căn cứ vào biểu quy cách, tiêu chuẩn. Thông thường phương pháp kiểm tra như sau: - Kiểm tra kết cấu: + Đối với dây lưới, dỡ dây ra, kiểm tra số sợi. Yêu cầu: Dây lưới có từ 15 - 21 sợi không được thiếu 1 sợi, dây lưới có từ 24 - 48 sợi không được thiếu 2 sợi; dây lưới có từ > 48 sợi không được thiếu 3 sợi. + Đối với dây thừng: kiểm tra số lượng sợi và độ dài xơ. Yêu cầu: Công nghệ từ xơ manila thì xơ > 1,8m; công nghệ từ xơ công nghiệp thì xơ > 0,6m. - Kiểm tra độ săn: + Đối với dây lưới lấy từ 10 - 20 mẫu, mỗi mẫu thử dài 0,25m trắc định trên máy đo độ săn. Sau đó suy ra số vòng xoắn/m. + Đối với dây thừng đếm số vòng xoắn trực tiếp trên một đơn vị chiều dài rồi suy ra số vòng xoắn/m. - Kiểm tra khối lượng: Thường lấy 100m dây lưới đem cân khối lượng, đối với dây thừng cân 10m rồi suy ra khối lượng 100m. - Kiểm tra độ thô: + Đối với dây lưới: Đo đường kính bằng cách cuốn dây lưới (10 - 20 vòng) vào một que tròn đều (quấn lỏng, xít vào nhau). Đo khoảng cách đoạn cuốn rồi suy ra đường kính của dây. + Đối với dây thừng đo đường kính bằng thước kẹp, đo chu vi bằng cách cuốn vào dây thừng giấy mỏng, dùi lỗ, trải giấy ra đo khoảng cách giữa hai lỗ đã dùi là chu vi dây thừng. - Trắc định độ bền: Đối với dây lưới xác định trên máy đo độ bền, đối với dây thừng, trường hợp không có máy cơ lớn phải tính độ bền tổng cộng. 16
- - Ngoài ra còn có thể kiểm tra độ đồng đều, màu sắc của dây theo yêu cầu đặt hàng. 1.3. Lưới tấm, các đặc tính kỹ thuật của lưới tấm: Lưới tấm là những tấm lưới do đan hoặc dệt từ chỉ lưới mà thành. Từ tấm lưới người ta cắt, ghép để có được áo lưới của những lưới cụ hoàn chỉnh. 1.3.1. Cấu tạo mắt lưới: Mắt lưới là đơn vị nhỏ nhất của tấm lưới. Mắt lưới có dạng hình thoi, gồm có cạnh mắt lưới và gút lưới (hình 3). a. Cạnh mắt lưới: Cạnh mắt lưới kí hiệu là a, chiều dài của mắt lưới (kích thước mắt lưới) là 2a. Đơn vị tính là mm. Trong tấm lưới yêu cầu có các cạnh mắt lưới phải bằng nhau. a Hinh Sự biến dạng thường gặp của cạnh và mắt lưới (hình 4) Hình 4: Sự biến Dạng của mắt lưới b. Gút lưới: Gút lưới là điểm giới hạn của cạnh mắt lưới. Căn cứ vào cấu trúc của gút lưới chia ra hai dạng gút lưới cơ bản là gút dẹt và gút chân ếch. Mỗi dạng gút lưới cơ bản có kiểu gút là gút đơn, gút kép và gút biến dạng (hình 5). 17
- a a b c Hình 5: Các kiểu gút lưới - Gút dẹp đơn (5a): ưu điểm chịu lực dọc tốt, ít tốn chỉ lưới, gút nhỏ độ mài mòn ít, lưới mềm. Nhược điểm: chịu lực ngang kém. - Gút chân ếch đơn (5b): gút nhỏ ít tốn chỉ, chịu lực ngang tốt hơn gút dẹp. Nhược điểm: gút tròn, thể tích lớn, nên dễ bị mài mòn khi thao tác. - Gút chân ếch kép (5c): chịu lực ngang tốt nhưng gút to, tốn chỉ dễ bị mài mòn. 1.3.2. Rút gọn tấm lưới: a. Khái niệm: - Rút gọn tấm lưới (RGTL) là thực hiện luồn dây diềng qua từng mắt lưới của mép áo lưới phía trên, phía dưới theo chiều dài của tấm lưới và ổn định dạng mắt lưới theo một hệ số nhất định. Hệ số đó gọi là hệ số rút gọn. - Hệ số rút gọn (HSRG) được xác định bằng tỷ số giữa độ dài đường chéo ngang hay dọc của mắt lưới so với kích thước mắt lưới. b. Lý luận về rút gọn tấm lưới: A Giả sử có mắt lưới ABCD, cạnh a, O là điểm giữa của hai đường chéo, 2x là a độ dài đường chéo ngang, 2y là độ dài đường chéo dọc (hình 6). Theo khái niệm về HSRG. y D B O x C 18
- Hình 6: Ta có: 2 x x U (1) 1 2 a a 2y y U ( 1') 2 2a a Trong đó U1 và U2 là HSRG ngang và dọc của mắt lưới ABCD. * Xét cho một tấm lưới bất kỳ: Giả sử một tấm lưới bất kỳ có n mắt lưới theo chiều ngang, có m mắt lưới theo chiều cao. Từ biểu thức (1) và (1') ta có: 2x.n 2y.m U (2); U (2') 1 2a.n 2 2a.m Nhận xét: Thực chất 2x.n là độ dài gây diềng hay còn gọi là độ dài tấm lưới sau rút gọn (L); 2y.n là chiều cao dây diềng hay còn gọi là chiều cao của tấm lưới sau rút gọn (H); 2a.n là độ dài kéo căng của tấm lưới hay độ dài trước rút gọn (L0). 2a.m là độ cao kéo căng của tấm lưới hay độ cao trước rút gọn (H0) và có: L H U1 (3); U 2 (3) L 0 H 0 (3) và (3) là biểu thức về HSRG ngang và dọc cho một tấm lưới. c) Quan hệ giữa hệ số rút gọn ngang và dọc. Quan hệ giữ U1 và U2 theo biểu thức sau: 2 2 2 2 U1 U 2 1 U1 1 U 2 và U 2 1 U1 Từ các công thức trên ta lập được bảng giá trị về mối quan hệ giữa U1 và U2 như sau: U1 1,0 0,86 0,8 0,75 0,707 0,6 0,5 0,4 0 U2 0 0,5 0,6 0,66 0,707 0,8 0,86 0,89 1,0 Nhận xét: U1 và U2 có quan hệ nghịch trong giới hạn từ 0 1; khi U1 = U2 = 0,707 mắt lưới là hình vuông và diện tích mắt lưới lớn nhất. Người ta gọi đó là diện 19
- tích tấm lưới ở HSRG giới hạn; hệ số rút gọn ngang cho các loại lưới được lựa chọn trong giới hạn: 0 < U1 < 0,707(lý thuyết); Thực tế 0,45 < U1 < 0,707 1.3.3. Tính khối lượng áo lưới Mục đích: dự tính được khối lượng áo lưới trên cơ sở đó dự trù kinh phí để mua khối lượng lưới cần thiết lắp ráp một lưới cụ hoàn chỉnh. Có các phương pháp tính chủ yếu sau: a) Tính theo diện tích giả của tấm lưới Quan niệm: diện tích giả S0 = L0 . H0 Công thức tính: M = S0 . M0 Trong đó: M là khối lượng áo lưới cần tính; 2 M0 là khối lượng 1 m diện tích giả của vật liệu lưới đan sẵn. M0 có thể tra bảng hoặc xác định theo công thức: M k M 0 S0k Trong đó: Mk là khối lượng đoạn dây lưới tiêu chuẩn, S0k là diện tích giả có được do đan từ đoạn dây ấy. b) Tính theo diện tích thật của tấm lưới Quan niệm: Diện tích thật của tấm lưới là S = L. H Công thức tính: S M M K 0 Trong đó: K là HSRG diện tích và K = U1. U2. Trong thực tế người ta tìm S dễ hơn S0 nên công thức này được áp dụng phổ biến. 1.3.4. Quy cách và kiểm thu lưới tấm a) Quy cách Mỗi tấm lưới do nhà máy sản xuất ra đều có quy cách nhất định. Nội dung quy cách chủ yếu của lưới tấm là: n, m, L0, H0, 2a, N/n, U1, kiểu rút lưới, M, mầu sắc lưới những quy cách này được ghi rõ ở nhãn hàng. Căn cứ vào đó ta chọn tấm lưới phù hợp với yêu cầu thiết kế hay khi kiểm tra chất lượng sản phẩm ở nơi sản xuất. b. Kiểm thu 20
- Phương pháp kiểm tra các chỉ tiêu quy cách lưới tấm theo các phương pháp sau: - Kích thước tấm lưới: kéo căng tấm lưới theo chiều dài, dùng thước đo chiều dài, sai số không lớn 0,1m. Về chiều rộng đếm số mắt lưới. - Kích thước mắt lưới; trong tấm lưới chọn các vị trí đại diện cho tấm lưới để đo kích thước mắt lưới. Đối với mắt lưới có 2a > 30mm thì kiểm tra 20 mắt lưới. Mắt lưới có 2a G. Giá trị lớn hơn đó gọi là sức nổi của phao (Qf). Qf = P - G = V. n V. f V( n f ) 21
- mà V = Gf/ f nên ta có: n f n f Qf = Gf. đặt = qf P f f (qf gọi là tỷ suất nổi hay suất nổi của phao) A Ta có: Qf = Gf. qf (KG) G 1.4.1.2.Tính sức chìm của chì Cũng ví dụ nêu trên, vật A có giá trị làm chì khi trọng lực bản thân vật A (G) lớn hơn lực đẩy Acsimet (P). Giá trị lớn hơn đó gọi là sức chìm của chì (Qc) Qc = G - P = V. c V. n V(c n ) mà V = Gc/ c nên ta có: c n c n Qc = Gc. đặt = qc (qc gọi là tỷ suất chìm hay suất chìm của chì). c c Khi đó có: Qc = Gc. qc (KG) 1.4.1.3.Sức chìm tổng cộng (Qctc) Qctc = Qc + Qal + Qdd + = Gc. qc + Gal. qal + Gdd. qdd + c n al n dd n = Gc . Gal . Gdd . c al dd 1.4.2. Tính số lượng phao chì trang bị cho lưới 1.4.2.1. Tính số lượng chì Trong thực tế thường khối lượng chì (Gc) trang bị cho lưới được tính bằng 10-30% khối lượng áo lưới và dây diềng (Gad). Khi đó số lượng chì (nc) được tính: nc = Gc/gc (gc là khối lượng một viên chì). 1.4.2.2. Tính số lượng phao trang bị cho lưới Một tấm lưới khi làm việc trong nước đánh cá ở tầng nổi thì Qf > Qctc; đánh cá ở tầng đáy thì Qf < Qctc và khi đánh cá ở tầng giữa thì Qf = Qctc. Thực tế qúa trình làm việc trong nước, lưới còn chịu tác động của nhiều yếu tố: sức chìm của cá, sóng gió, sức cản của nước để đảm bảo sức nổi an toàn cho tấm lưới khi lưới làm việc trong nước, người ta tăng thêm sức nổi cho tấm lưới giá trị sức nổi tăng thêm đó gọi là hệ số sức nổi an toàn (Ka). Qf = Ka. Qctc hay Gf. qf = Ka. Qctc 22
- K a.Qctc Gf = qf Nếu khối lượng một quả phao là gf thì số lượng phao (nf) là: K a.Qctc nf = qf .gf 1.4.3. Các loại phao chì thường dùng trong nghề cá 1.4.3.1. Tính năng sử dụng của phao Yêu cầu chung: Phao nhẹ, ít thấm nước, bền, dễ gia công, rẻ tiền. Thường dùng một số loại phao sau: a) Phao gỗ: Là loại phao được dùng phổ biến ở nước ta vì dễ kiếm, dễ làm, rẻ tiền. Thường dùng một số gỗ như: vàng tâm, bồ đề, ngát, gạo hình dáng phao tuỳ theo yêu cầu về sức nổi, về thao tác mà có khác nhau. Ví dụ: hình bầu dục dùng cho lưới vây, hình trụ dùng cho lưới rê. b) Phao ống bằng nứa, vầu: Loại phao có sức lớn nhưng cồng kềnh dễ hỏng, thường dùng làm cho phao ganh lưới rê, lưới rút, phao lưới dùng và phao biên. Kích thước phao ống không có quy cách cụ thể, tuỳ từng loại lưới. c) Phao thuỷ tinh: Sức nổi lớn, không thấm nước nhưng cồng kềnh, dễ vỡ, dễ mất. Thường được dùng phổ biến ở lưới giã, lưới vây rút. d) Phao hoá học: Loại phao có sức nổi lớn không thấm nước. Được dùng phổ biến ở lưới vây có dạng hình trống. e) Phao thuỷ động: Là loại phao có sức nổi thuỷ động lớn khi vận động trong nước. Sức nổi thuỷ động phụ thuộc: tốc độ vận động của phao trong nước và hình dạng phao. 1.4.3.2. Tính năng sử dụng của chì a) Chì bằng Pb: Nặng không sét rỉ, dễ gia công nhưng dễ rúc bùn. Dùng phổ biến ở các loại lưới rê, vây, giã. b) Chì bằng đá: Làm từ nguyên liệu rẻ tiền nhưng rất khó gia công, sử dụng thì cồng kềnh. Dùng phổ biến ở lưới rê thu, lưới rút, lưới giã thủ công. c) Chì bằng gang: Nặng, ít sét rỉ nhưng đắt tiền. Dùng phổ biến ở lưới vây. 23
- d) Chì bằng gốm: Rẻ tiền, dễ gia công, không sục bùn, nhưng dễ vỡ. Thường dùng làm chì lưới giã. e) Chì bằng sắt: Hay bị sét rỉ dùng làm chì lưới giã cơ giới. 1.5. Công nghệ lưới cụ 1.5.1. Đan lưới. 1.5.1.1. Dụng cụ đan lưới - Kim đan (ghim đan) - Cữ đan 1.5.1.2. Các phương pháp gây lưới Có 3 phương pháp: - Gây bằng hàng nửa mắt lưới - Gây từ hàng lưới cũ - Gây từ một mắt lưới 1.5.1.3. Các phương pháp đan tăng giảm mắt lưới - Đan tăng mắt lưới: Có hai cách là đan tăng trong tấm lưới (tăng treo, tăng nửa mắt lưới) và tăng ở biên lưới. - Đan giảm mắt lưới: Có hai cách giảm ở biên lưới (giảm hở cạnh) và giảm ghép mắt lưới. 1.5.1.4. Tính tỷ số đan tăng giảm mắt lưới - Tỷ số đan tăng giảm mắt lưới biểu thị bằng phân số a/b, trong đó a là số mắt lưới cần đan tăng hay giảm theo chiều ngang của tấm lưới, b là chu kỳ đan tăng giảm (tính bằng số hàng mắt lưới). - Phương pháp xác định: Giả sử cần đan một tấm lưới có hình thang ABCD, có đáy lớn n1, đáy nhỏ n2, chiều cao m mắt lưới. Công thức tổng quát tính tỷ số đan lưới như sau: a n n A n2 1 2 B b m m D C n1 24
- 1.5.2. Cắt lưới - Mục đích cắt lưới là để tạo ra các mảnh áo lưới có hình dạng nhất định theo thiết kế. - Các phương pháp cắt lưới: + Cắt thẳng đứng là thực hiện phép cắt hai cạnh của một mắt lưới cùng về một phía bên trái hay bên phải điểm gút lưới theo hướng thẳng đứng.(a) + Cắt thẳng ngang là thực hiện phép cắt hai cạnh của một mắt lưới cùng vế một phía trên hay dưới điểm gút lưới theo hướng thẳng ngang.(b) + Cắt xiên là thực hiện phép cắt hai cạnh đối lập trong một mắt lưới theo hướng xiên phải hay xiên trái.(c) + Cắt kết hợp là thực hiện cắt kết hợp giữa hai hay ba phương pháp cắt lưới trên Hình 7: Các phương pháp cắt lưới - Tính tỷ số cắt lưới: + Để cắt một mảnh lưới có hình dạng phức tạp, trước tiên phải căn cứ vào hình vẽ thiết kế tính tỷ số cắt lưới. Tỷ số cắt lưới được biểu thị bằng phân số c/d, trong đó c là số mắt lưới cắt thẳng đứng (nếu c/d > 0), là số mắt lưới cắt thẳng ngang (nếu c/d < 0); d là chu kỳ cắt lưới (tính bằng số mắt lưới theo chiều cao của áo lưới đó). + Phương pháp tính tỷ số cắt lưới. Giả sử muốn cắt một mảnh áo lưới có dạng hình thang ABCD, đáy lớn có n1 mắt lưới, đáy nhỏ có n2 mắt lưới, chiều cao có h mắt lưới, công thức tổng quát tính tỷ số cắt lưới như sau: A n 2 B h c n n 1 2 d h C D n1 25
- Chú ý: Nếu tỷ số cắt lưới sau khi tính toán được đã tối giản nhưng vẫn là một phân số lớn, phải phân tích tỷ số đó ra thành các tỷ số nhỏ sao cho tổng tử số của các tỷ số nhỏ bằng tử số của phân số lớn; tổng mẫu số của các tỷ số nhỏ bằng mẫu số của phân số lớn và thực hiện cắt lưới theo tỷ số nhỏ. c 4 c 1 1 1 1 Ví dụ: phân tích thành , , , d 7 d 2 2 2 1 1.5.3. Ghép lưới Có hai phương pháp ghép lưới: sươn lưới và keo lưới - Sươn lưới: Thường áp dụng khi ghép các tấm lưới, các mảnh áo lưới lại với nhau để sử dụng có tính tạm thời, thời gian ngắn sau sử dụng lại tháo ra. Ưu điểm của phương pháp này: dễ làm, nhanh. Nhược điểm; độ chắc chắn thấp. - Kéo lưới: Thường áp dụng để ghép các tấm lưới, các mảnh áo lưới để sử dụng lâu dài, hay không có ý định tháo ra. Ưu điểm của phương pháp này: độ chắc chắn cao. Nhược điểm: khó làm, lâu, tốn chỉ lưới. 1.5.4. Lắp ráp lưới. Liên kết các vật liệu lưới cụ như áo lưới, dây diềng, phao, chì theo các thông số kỹ thuật đã được xác định trước để tạo ra một lưới cụ hoàn chỉnh. Phương pháp thực hiện trình tự các bước cơ bản sau: - Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng để thi công lắp ráp lưới. Diện tích mặt bằng Smb = 1,2.(L + H) nếu có điều kiện về mặt bằng ; trường hợp không có điều kiện thì Smb = 1/3L + 1,2H. Sau đó rải lưới, luồn dây diềng qua từng mắt lưới ở mép trên, dưới theo chiều dài của tấm lưới. - Bước 2: Rút gọn tấm lưới, ổn định hình dạng mắt lưới theo U1 đã xác định. + Căn cứ vào L, 2a. L0, U1 tính số lượng mắt lưới (n1) trong 0,5m chiều dài dây diềng. + Đếm n1 mắt lưới vào 0,5m dây diềng rồi cố định lại. Làm như vậy cho hết chiều dài tấm lưới rút gọn (L) và có được diềng luồn lưới ở phía trên, dưới của tấm lưới. - Bước 3: Lắp diềng phao + Xác định chiều dài khoảng cách giữa hai quả phao: lf = L/nf - 1. + Liên kết phao vào dây diềng theo lf và cố định, gọi là diềng băng phao. + Liên kết diềng băng phao vào diềng luồn lưới phía trên, có diềng phao. 26
- - Bước 4: Lắp diềng chì. + Xác định chiều dài khoảng cách giữa hai viên chì: lc = L/nc -1 + Kẹp chì vào dây diềng theo lc và cố định, gọi là diềng băng chì. + Liên kết diềng băng phao vào diềng luồn lưới phía dưới, có diềng chì. Hình 8: Lắp ráp chì Hình 9: Lắp ráp phao - Bước 5: Lắp diềng biên. + Căn cứ vào H, 2a, H0, U2 tính số lượng mắt lưới (m1) trong 0,5m chiều dài diềng biên. + Đếm m1 mắt lưới vào 0,5m dây diềng biên rồi cố định lại. Làm như vậy cho hết chiều cao của tấm lưới rút gọn (H) và có được diềng biên ở phía trái, phải của tấm lưới. 1.5.5. Tu sửa lưới Lưới đem sử dụng đánh cá sau một thời gian nhất định sẽ phát sinh biến dạng và rách, nếu không kịp thời tu sửa lại, lưới sẽ bị hỏng một cách nghiêm trọng. 1.5.5.1. Điều chỉnh lưới Sau một thời gian sử dụng, do tác dụng của các ngoại lực khác nhau lên các bộ phận lưới không giống nhau nên thường giữa tấm lưới này với tấm lưới kia, giữa đoạn diềng này với đoạn diềng kia co giãn không đều. Để đảm bảo hình dạng của lưới và duy trì độ bền của lưới ta phải tiến hành điều chỉnh. Trước tiên, đo lại độ dài của dây diềng, xem xét lại các mép lưới, nếu mép lưới và dây diềng biến dạng nhiều phải tháo hẳn các bộ phận đó ra, điều chỉnh lại cho phù hợp với thiết kế. 27
- 1.5.5.2. Vá lưới Trong qúa trình sử dụng, lưới rách đến đâu thì vá kịp thời đến đó. Có như vậy thì hiệu suất sử dụng lưới và hiệu suất đánh cá mới cao. a) Chỉnh lí chỗ rách: Trong qúa trình vá lưới yêu cầu phải vá nhanh, tốt. Vá nhanh thì sản xuất kịp thời, vá tốt có nghĩa là vá sao cho chỗ rách chắc chắn, đều nhau như mắt lưới cũ, có như thế mới duy trì được hình dáng và độ bền của tấm lưới. Khi chỉnh lý lưới rách phải chú ý: - Mắt lưới nào rạn nứt, tuy chưa rách hẳn cũng cắt đi. - Khi cắt mắt lưới rách ta chỉ có thể cắt thẳng đứng hoặc thẳng ngang mà không được cắt xiên. Nhát cắt thẳng đứng phải cắt xa gút lưới một ít để mắt lưới không bị bung ra. Nhát cắt thẳng ngang cắt sát gút và tháo gút lưới đó đi. - Ở đầu mối vá hoặc ở cuối mối vá phải có 1 cạnh cắt xiên. Cạnh cắt xiên đó nằm giữa mắt lưới cắt thẳng đứng và mắt lưới cắt thẳng ngang (trên gút lưới có 1 cạnh lưới cắt xiên). b) Phương pháp vá lưới: - Vá đan (vá ghép mắt): Vá đan là một phương pháp rất phù hợp đối với những miếng rách không lớn và quanh co. Trước tiên phải mang theo tấm lưới định vá lên. Dùng kim đan thắt một gút lưới chân ếch hoặc gút dẹt kép vào, sau đó dựa theo các mắt lưới đã chỉnh lý mà vá. Quá trình đan cần chú ý mấy vấn đề sau: + Gút lưới ở trên đường cắt thẳng đứng phải thắt gút dẹt biến dạng, trừ lưới rê thì vẫn thắt gút chân ếch. + Khi vá, đan những đường tăng mắt lưới phải quan sát kỹ mắt lưới và phải vá theo phương pháp tăng mắt lưới. Ngược lại tấm lưới cũ đan theo phương pháp giảm mắt lưới thì khi vá cũng vá theo phương pháp giảm mắt lưới. + Khi vá những đường cắt theo tỉ số cắt lưới a/b và cắt xiên lên những mép lưới thì các mắt lưới vá đan phải đảm bảo đúng công thức cắt ở các mép lưới đó. - Vá ươm: Phương pháp này dùng trong trường hợp miếng rách tương đối lớn. Vì miếng rách tương đối lớn nếu dùng phương pháp vá đan thì tốn thời gian, sản xuất không kịp thời. Khi vá ươm cần chú ý những điểm sau: 28
- + Đối với những miếng rách ở phía trong tấm lưới thì trước tiên chỉnh lí miếng vá thành hình vuông hoặc hình chữ nhật. Nếu ở giữa miếng vá có các đường đan tăng giảm mắt lưới thì phải chọn miếng vá giống hệt như vậy. Chỉ trừ những trường hợp bất đắc dĩ không có miếng vá như thế mới phải vá những miếng vá thường. + Khi sản xuất nếu bị rách một phần tấm lưới từ mép ngoài vào cũng phải chọn miếng vá phù hợp với tấm lưới cũ. 1.6. Bảo quản lưới cụ 1.6.1. Nguyên nhân chủ yếu làm hư hỏng lưới cụ 1.6.1.1. Do tác dụng của vi sinh vật: Vi sinh vật thường phá hoại lưới là vi khuẩn Bacillus coli, Bacillus welchii, Staphylococcus aurcus và nấm Aspergillus, Penicillium trong điều kiện xơ, sợi ẩm ướt trên 9% và không khí có độ ẩm 75 - 80% với nhiệt độ 20-240C thì các loại vi sinh vật đều hoạt động rất mạnh. Trong các loại nguyên liệu làm lưới thì các loại xơ, sợi thực vật bị vi sinh vật phá hoại nhiều nhất, tơ thì ít hơn còn sợi hoá học thì hầu như không bị vi sinh vật phá hoại. Vi sinh vật tiết ra một chất men để hoà tan thành phần hoá học của xơ, sợi, khiến cho lưới bị mục. Những chỗ bị nấm phá hoại là những vết nằm trên dây lưới có màu sắc khác nhau tuỳ theo loại nấm. Sự phát triển của vi khuẩn nói chung thường không thể hiện ra mặt ngoài của dây lưới. Dây lưới bị vi khuẩn phá hoại có khả năng hoà tan trong kiềm. Sự mất khối lượng của xơ sợi do kết quả phá hoại của vi khuẩn và nấm đạt đến 17-18%. 1.6.1.2. Do tác dụng của ánh nắng mặt trời: Dây lưới phơi ngoài nắng có ưu điểm là làm lưới khô chống mục, nhưng lại bị tia tử ngoại của ánh sáng mặt trời phân huỷ thành phần hoá học của xơ sợi. Mặt khác do hiện tượng oxy hoá của khí trời đối với các thành phần hoá học của xơ sợi nói chung, gây lưới phát sinh biến dạng làm cho đội bền và độ giãn dài giảm đi. Tốc độ bền của áo lưới khô và áo lưới ướt cùng phơi ngoài nắng trong một thời gian nhất định không như nhau, lưới ướt giảm độ bền hơn lưới khô gần 2 lần. So sánh tính phơi nắng của các loại dây lưới thì xơ ly be ổn định hơn xơ tổng hợp, xơ tổng hợp ổn định hơn tơ tằm. 29
- 1.6.1.3. Do các nguyên nhân khác: - Một số động vật thuỷ sinh phá hoại lưới phổ biến là cá nhám, động vật tiết thuỷ mẫu (các loài sứa) thường tiết ra các chất nhờn, các loại chất nhờn này có tính axit cao nên làm cho các dây lưới bị ăn mòn và giảm độ bền nhanh chóng. - Một số động vật gậm nhấm như chuột, gián phá hoại lưới. - Do lưới còn cọ sát với chướng ngại vật trong ngư trường đánh bắt, mạn thuyền, vây vẩy cá sự cọ sát này dẫn đến mòn lưới và rách lưới. 1.6.2. Biện pháp bảo quản lưới cụ 1.6.2.1.Phòng mục cho lưới - Yêu cầu về phòng mục cho lưới: Khi định ra phương pháp phòng mục cho lưới, trước tiên phải nghĩ đến tính chất sử dụng của từng loại lưới, có như vậy lưới nhuộm ra mới phù hợp với tính chất sản xuất. Lưới vây và lưới giã là 2 loại lưới luôn luôn bị ẩm, cho nên khả năng phòng mục phải cao. Tuy nhiên với hai loại lưới này không cần tới màu sắc. Riêng lưới giã, dây lưới không mềm mại thì cũng không sao, ngược lại lưới rê và lưới vây rút sau khi nhuộm yêu cầu dây lưới phải mềm mại, có màu sắc phù hợp với màu nước thì hiệu suất đánh cá mới cao. Do tính chất từng loại lưới như vậy nên phải chọn nguyên liệu nhuộm cho thích hợp. 1.6.2.2. Bảo quản và giữ gìn lưới Sau khi kéo lưới bắt cá, lưới phải được giặt sạch và hong khô. Gặp những mẻ lưới có nhiều động vật tiết thuỷ mẫu thì cần phải giặt ngay, giặt kỹ. Thuyền về bờ, giặt sạch lưới bằng nước ngọt và phơi khô, cất giữ trong kho. Kho cất lưới phải làm ở những nơi khô ráo, sàn nhà sạch, nhà có nhiều cửa thông gió. Những cửa đó phải có lưới thép để tránh chuột vào cắn lưới. Lưới không để xuống sàn nhà, phải có giá để lưới. Định kỳ kiểm tra lưới trong kho, nếu phát hiện thấy lưới ẩm phải đem ra phơi ngay. Trường hợp lưới bị nấm mốc ở mức độ nhẹ dùng dung dịch NaCl 5% hay dung dịch Bicromatkali (K2Cr2,O7), Bicomatnatri (Na2Cr2O7) nồng độ 2ppm phun vào chỗ lưới bị mốc; ở mức độ nặng hơn thì giặt và ngâm chỗ lưới bị mốc vào một trong các dung dịch trên từ 2 - 3 giờ, trường hợp bị nặng không dùng được nữa phải cắt bỏ, tránh lây lan. 30
- Trong nhà kho để vài chậu vôi bột nhằm hút bớt nước trong không khí. Để giảm mòn lưới, các mạn thuyền kéo lưới, các thiết bị va chạm đến lưới phải được bào nhẵn. Lưới diệt bằng sợi tơ hoặc các sợi hoá học không nên phơi trực tiếp ngoài nắng nhiều nhằm hạn chế ảnh hưởng phá huỷ của tia tử ngoại ánh nắng mặt trời. 31
- Bài 2: Kỹ thuật đánh bắt 2.1. Lưới cụ đánh bắt cá trong ao hồ nhỏ 2.1.1. Nguyên lý và đối tượng đánh bắt Các cơ sở sản xuất cá giống, cá thương phẩm và các động vật thuỷ sản khác trong quá trình sản xuất yêu cầu các loại lưới cụ: lưới cá hương; lưới cá giống; lưới cá thịt và lưới cá đánh bắt cá bố mẹ. a) Nguyên lý đánh bắt Lưới được thả ở một đầu ao hồ (theo chiều rộng). Nhờ lực kéo của người, lưới tiến đến bờ đối diện. Quá trình vận động trong nước, lưới làm việc theo nguyên tắc kéo vét (diềng phao luôn nổi trên mặt nước, diềng chì luôn sát đáy). Tới bờ đối diện, lưới được thu lên ở vị trí thích hợp, cá bị giữ lại trong lưới. b) Đối tượng đánh bắt Các loại lưới trên đánh bắt có tính chuyên dùng cao, nghĩa là theo yêu cầu kỹ thuật thì mỗi loại lưới chỉ đánh một loại cá hương, giống, cá thịt hay cá bố mẹ. 2.1.2. Cấu tạo a) Cấu tạo chung Bốn loại lưới trên có cấu tạo chung là một tấm lưới hình chữ nhật được rút gọn trong một khung dây diềng hình chữ nhật; 2a đồng nhất trên toàn bộ tấm lưới; lưới có lắp phao và chì. b) Thông số kỹ thuật Các thông số kỹ thuật của lưới cá hương, cá giống, cá thịt và cá bố mẹ thể hiện ở bảng 3. Bảng 3: Thông số kỹ thuật các loại lưới đánh cá trong ao hồ nhỏ Thông số KT Cá hương Cá giống Cá bố mẹ Cá thịt Lưới 1. 2a (mm) 6, 8, 10 14, 16, 18 30, 32 20, 24, 28 2.N/n 210/4 210/6 210/4 x 4 210/3 x 4 3. U1 0,45 - 0,5 0,55 - 0,6 0,6 - 0,65 0,6 - 0,65 4. L(m) 30 - 40 40 - 50 50 50 32
- H(m) 3 - 4 4 - 5 5 - 6 5 - 6 5. dt (mm) 4 - 5 5 - 7 8 - 10 8 - 10 dc (mm) 4 - 5 5 - 7 8 - 10 8 - 10 dlll (mm) 2 - 3 3 - 4 5 - 7 5 - 7 db (mm) 3 4 6 6 6. Gc = % Gad (kg) 10 12 15 15 7. Gl (kg) = Ka.Qctc/qf Ka 1,2 1,2 1,3 1,3 nâu, vàng, nâu, vàng, xám 8. Màu sắc lưới nâu, vàng nâu, vàng xanh tro 2.1.3. Kỹ thuật đánh bắt Cần thực hiện tốt 4 bước kỹ thuật đánh bắt sau: 1) Chuẩn bị: Bao gồm chuẩn bị nơi thả lưới; số lượng và chất lượng lưới; nhân lực kéo lưới; các dụng cụ bắt giữ cá và phương án tiêu thụ sản phẩm. 2) Thả lưới: Thả lưới ở một đầu ao, hồ thích hợp (có độ sâu mực nước thấp, hướng kéo lưới thuận theo chiều gió); kiểm tra độ an toàn đường lưới sau thả (tránh để cuốn lưới, treo lưới). 3) Kéo lưới: Quá trình lưới làm việc trong nước phải được đảm bảo diềng phao luôn nổi trên mặt nước, diềng chì luôn sát đáy. Kéo đều hai đầu lưới, để cho lưới cong tự nhiên. 4) Thu lưới bắt cá: khi tới bờ đối diện, lựa chọn vị trí thích hợp (mái bờ ao thoải, lượng bùn đáy ít, bờ ao rộng, chắc chắn ) để thu lưới bắt cá. Khi thu lưới: kéo diềng chì, rồi thu phần thịt lưới, sau cùng là kéo diềng phao. Thu đều hai đầu lưới. 2.2. Một số lưới cụ đánh bắt cá trong các mặt nước lớn nội địa 2.2.1. Lưới rê a) Đặc điểm chung - Tính chất đánh bắt bị động - Cấu tạo đơn giản - Kỹ thuật sử dụng đơn giản 33
- - Đối tượng và phạm vi sử dụng lưới tương đối rộng b) Phân loại - Căn cứ vào cấu tạo chia ra: Lưới rê đơn; lưới rê khuông; lưới rê 3 lớp; lưới rê hỗn hợp. - Căn cứ vào phương thức hoạt động chia ra: Lưới rê cố định; lưới rê vây; lưới rê trôi; lưới rê kéo. c) Lưới rê đơn cố định 1) Nguyên lý và đối tượng đánh bắt; * Nguyên lý đánh bắt: Một tấm lưới rê đơn hay nhiều tấm liên kết lại tạo thành một vàng lưới rê đơn được thả chắn ngang đường cá hay qua lại. Nhờ độ thô chỉ lưới nhỏ, kích thước mắt lưới phù hợp với cỡ cá đánh bắt và màu sắc lưới phù hợp với màu nước ngư trường, cá không phát hiện được lưới, đâm vào lưới, đóng và mắc vây vào mắt lưới. Ta thu lưới lên bắt được cá. * Đối tượng đánh bắt: Với nguyên lý đánh bắt mô tả trên, lưới rê đơn có thể đánh bắt được các loại cá có vẩy, có cỡ cá phù hợp với kích thước mắt lưới 2a. 2) Cấu tạo: * Cấu tạo chung: Lưới rê đơn cấu tạo đơn giản, có dạng hình chữ nhật. Kích thước mắt lưới đồng nhất trên toàn bộ tấm lưới. Lưới có lắp phao và chì. * Các thông số kỹ thuật: - Kích thước mắt lưới: Kích thước mắt lưới (2a) ở lưới rê đơn đòi hỏi nghiêm ngặt và phụ thuộc vào cỡ cá đánh bắt. Phương pháp xác định: + Dựa vào chiều dài thân cá: áp dụng công thức: a = K. L. Trong đó: a là chiều dài cạnh mắt lưới (mm) L là chiều dài thân cá định đánh bắt (m); 34
- K là hệ số tỷ lệ được xác định bằng: Đánh bắt thí nghiệm, dựa vào chu vi mặt cắt thân cá. Hệ số K phụ thuộc vào loài cá đánh bắt và thường được xác định: Trắm đen, K = 0,126 Mè hoa, K = 1,103 Trắm cỏ, K = 0,127 Cá chép, K = 0,172 Mè trắng, K = 0,152 Cá diếc, K = 0,173 + Dựa vào khối lượng thân cá: áp dụng công thức: a = K 3 G . Trong đó: G là khối lượng cá định đánh bắt (g) K là hệ số tỷ lệ phụ thuộc vào hình dạng cá; dạng cá thoi dài K = 5; dạng cá ngắn mình, rộng bản K = 7 và dạng cá trung gian giữa hai dạng trên K = 6. - Độ thô chỉ lưới: Yêu cầu chung độ thô chỉ lưới phải mảnh để cá không phát hiện được lưới, nhưng lại phải đảm bảo độ chắc chắn để khi cá bị mắc lưới không làm đứt chỉ thoát ra khỏi lưới. Theo đề nghị của một số chuyên gia Nga, Việt nam khi thử nghiệm đánh cá ở hồ chứa Thác Bà (1970 - 1975) nên chọn độ thô chỉ lưới có mối tương quan với độ dài cạnh mặt lưới như sau: a = 12 - 16mm d/a = 0,02 a = 30 - 50mm d/a = 0,01 a > 50mm d/a = 0,005 - 0,007 - Hệ số rút gọn: Lưới rê thuộc bộ lưới đóng, nếu chọn U1 cao có lợi về diện tích tấm lưới, nhưng làm sức căng chỉ lưới tăng, do đó làm hiệu suất đánh cá thấp. Mặt khác, để ngoại lực P nhỏ (sức căng chỉ lưới thấp) thì lượng phao chì trang bị cho lưới ở mức nhỏ nhất cho phép. Thực tế thường chọn U1 = 0,45 - 0,55. - Kích thước tấm lưới: L = 50m; H = 6, 8, 10, 12, 14m. - Dây diềng: diềng phao, chì = 4-6mm; diềng biên = 2-4mm. - Khối lượng chì: Gc = (12-15%) Gad - Khối lượng phao: nguyên tắc chung Qf > Qctc K a.Qctc K a.Qctc Gf ; nf qf qf .gf 35
- Trong đó: nf là số lượng phao cần trang bị cho lưới qf là suất nổi của loại phao sử dụng gf là khối lượng một quả phao lắp vào lưới. Ka hệ số an toàn thường chọn Ka = 1,3. - Màu sắc lưới, chọn phù hợp với màu sắc ngư trường. 3) Kỹ thuật đánh bắt (bằng lưới rê cố định) Cần thực hiện tốt 3 bước kỹ thuật đánh bắt sau: - Bước 1: Chuẩn bị: Nội dung bao gồm chuẩn bị ngư trường thả lưới, lưới, tầu thuyền, nhân lực, tiêu thụ sản phẩm - Bước 2: Thả lưới và cố định lưới: Căn cứ vào vị trí đã được xác định, tiến hành thả lưới vào buổi chiều sau đó thực hiện cố định lưới. Có ba phương pháp cố định lưới: + Cố định lưới bằng cọc dài: áp dụng cho trường hợp nước nông, nền đáy mềm, sóng gió ít (Hình 10a). Hình 10a: cố định lưới bằng cọc dài + Cố định lưới bằng cọc ngắn: áp dụng cho trường hợp mực nước sâu hơn, nền đáy cứng hơn và sóng gió lớn hơn (Hình 10b) 36
- Hình 10b: cố định lưới bằng cọc ngắn + Cố định lưới bằng neo: áp dụng cho trường hợp mực nước sâu, nền đáy cứng, sóng gió to không thể đóng cọc được (hình 10c). Hình 10c: cố định lưới bằng neo - Bước 3: Thu lưới bắt cá: Lưới được ngâm qua đêm, sáng sớm hôm sau thu lưới để bắt cá. Trường hợp cá đóng lưới nhiều, chỉ tháo lưới ra khỏi các dụng cụ cố định lưới, chiều tối thực hiện thả lưới đánh cá tiếp. Trường hợp cá đóng lưới ít, thu toàn bộ lưới và các dụng cụ cố định lưới để triển khai đánh bắt ở vị trí khác. d) Lưới rê 3 lớp 1) Nguyên lý và đối tượng đánh bắt * Nguyên lý đánh bắt: Một tấm lưới rê ba lớp hay nhiều tấm lưới rê ba lớp liên kết lại với nhau tạo thành một vàng lưới rê ba lớp được thả chắn ngang đường cá hay qua lại. Do lưới có cấu tạo đặc biệt, khi đâm vào lưới cá chui qua mắt lưới lớn lớp ngoài, mang một phần thịt lưới mắt nhỏ ở lớp giữa, rồi chui qua mắt lưới lớn đối diện của lớp lưới ngoài tạo thành một cái túi linh động giữ cá. Ta thu lưới trên bắt được cá. * Đối tượng đánh bắt: Với nguyên lý đánh bắt trên, lưới rê ba lớp có thể đánh bắt được nhiều loài cá, cỡ cá khác nhau. Đối tượng bị đánh bắt thoả mãn: Lớn hơn kích thước mắt lưới lớp giữa. 2) Cấu tạo: * Cấu tạo chung: 37
- Lưới rê ba lớp gồm ba lớp lưới lắp chung trong một khung dây diềng hình chữ nhật. Hai lớp lưới ngoài có 2a bằng nhau và lớn hơn (4-6) lần 2a lớp lưới giữa. Kích thước mắt lưới đồng nhất trên toàn bộ một tấm lưới. Lưới được lắp phao và chì. * Thông số kỹ thuật: - Kích thước mắt lưới: Kích thước mắt lưới lớp giữa (2ag) xác định giống ở lưới rê đơn đánh bắt cùng cỡ cá, thường 2ag = (100-110)mm; 2an=(4-6)2ag, thường 2an= (440-660)mm. - Độ thô chỉ lưới: d/ a (lớp giữa) = 0,006 – 0,009; d(lớp ngoài) = (1,8-2)d lớp giữa. - Hệ số rút gọn: Yêu cầu chung U1 lớp lưới giữa nhỏ, U1 lớp lưới ngoài lớn hơn để tạo độ mở của mắt lưới cho cá chui qua. Theo kinh nghiệm: U1=0,45-0,55 (lớp giữa); U1= (0,55-0,6) (lớp ngoài). U2 tra bảng. H (g) - Độ trùng = 0 = 1,25 – 1,38. H 0 (n) - Kích thước tấm lưới: L = 40-60m, thường L = 50m; H phụ thuộc vào độ sâu mực nước (hn): hn = 30 – 40m dùng lưới có H = 20m; hn < 20m dùng lưới có H=14m; hn<10m dùng lưới có H 5m. - Dây diềng: Độ thô của dây diềng phụ thuộc vào chiều cao của tấm lưới: H<5m = 2-3mm; H=5-10m =3-4mm; H=10-20m = 4-6mm. Thường sử dụng dây diềng cứng tạo bởi ba con sợi có K=350 vòng xoắn/m. Diềng phao và chì độ thô bằng nhau. - Chì: Gc = (10-15%) Gad. K a .Qctc - Phao: Gt = ; chọn Ka = 1,5. q f 38
- Hình 11: Cấu tạo tấm lưới rê ba lớp 3) Kỹ thuật đánh bắt cá: Kỹ thuật đánh bắt bằng lưới rê ba lớp giống như lưới rê đơn, cần chú ý thêm: xác định chính xác ngư trường thả lưới; sau thả lưới gây tiếng động, dồn đuổi cá tăng khả năng tiếp xúc của cá với lưới. 2.2.2. Lưới úp hai lớp. a. Nguyên lý, đối tượng đánh bắt. * Nguyên lý đánh bắt: Một tấm lưới úp hai lớp được rải úp lên vùng nước. Nhờ đặc tính của những loài cá sống ở tầng đáy: Khi thấy động, cá chúi xuống bùn lẩn trốn, sau một thời gian cá ngoi lên đội phần thịt lưới lớp dưới chui qua mắt lưới lớn lớp trên hình thành một cái túi linh động giữ cá. Ta thu lưới lên bắt được cá. * Đối tượng đánh bắt: Với nguyên lý đánh bắt mô tả trên, lưới úp hai lớp có khả năng đánh bắt được các loài cá đáy. Đối tượng bị đánh bắt thoả mãn yêu cầu có cỡ cá lớn hoăn 2a của lớp lưới dưới và nhỏ hơn 2a của lớp lưới trên. b. Cấu tạo: * Cấu tạo chung: Lưới úp hai lớp gồm có hai lớp lưới lắp chung một khung dây diềng hình chữ nhất. Lớp lưới dưới có 2a nhỏ hơn từ 4-6 lần so với 2a lớp lưới trên. Lưới không lắp phao, toàn bộ chu vi ngoài của lưới được kẹp chì. Kích thước mắt lưới trên một tấm lưới đồng nhất. * Các thông số kỹ thuật: - Kích thước mắt lưới: Kích thước mắt lưới lớp dưới (2ad) phụ thuộc cỡ cá đánh bắt: cá chép 2ad = 75 - 85 mm; cá trôi 2ad = 70 - 75mm; cá trắm đen 2ad=120- 140mm. Kích thước mắt lưới lớp dưới: Đánh bắt cá trôi, chỉ nilon: 210/3 - 210/4; d = 0,28 - 0,37. Đánh bắt cá chép, chỉ nilon, 210/4 - 210/6; d = 0,37 - 0,45. Đánh bắt cá trắm đen, chỉ nilon, 210/8; d = 0,55. Độ thô chỉ lưới trên (dt) = (1,5-2) dd 39
- - Hệ số rút gọn: U1 d = 0,4 - 0,5, = 1,3; U1t = 0,5 - 0,55. U2 tra bảng. - Trang bị chì (Pb): Khối lượng chì phụ thuộc vào tính chất nền đáy, theo kinh nghiệm: Gc = (25 - 35%) Gad. - Dây diềng, có 3 loại: diềng luồn lưới, diềng chì, diềng biên đều chọn dây Kapron hay Dederon có = 5-6mm. c. Kỹ thuật khai thác. - Bước 1: Chuẩn bị: nơi thả lưới, xuồng máy, lưới, neo, dây rong kéo, nhân lực, tiêu thụ sản phẩm - Bước 2: Thả lưới: Trình tự thả lưới: Thả neo và nối dây rong kéo; cho xuồng máy tiến về phía trước, đồng thời thả lưới. Yêu cầu thả lưới nhanh, gọn, không bị cuốn lưới. - Bước 3: Thu lưới bắt cá: Sau 30-40 phút kể từ khi hoàn thành thả lưới, tiến hành thu lưới. Lưới được thu ngược lại với chiều thả lưới nhờ kéo dây rong kéo. Trường hợp cá đóng lưới ít, thu lưới đến đâu gỡ cá ra đến đó; cá đóng lưới nhiều, thu toàn bộ lưới lên thuyền rồi mới gỡ cá. 2.2.3. Lưới rùng. a. Nguyên lý, đối tượng đánh bắt. * Nguyên lý đánh bắt: Khi phát hiện hay dự báo có đàn cá tập trung ở ven bờ, trong khu vực dọn bãi đánh cá bằng lưới rùng, người ta khẩn trương thả lưới bao vây đàn cá trong một khu vực nhất định rồi khẩn trương kéo lưới vét cá vào bờ để bắt. * Đối tượng đánh bắt: Với nguyên lý mô tả trên lưới rùng có khả năng đánh bắt được nhiều loài cá phân bố trong tầng nước và tầng đáy. Đối tượng bị đánh bắt thoả mãn điều kiện có cỡ cá lớn hơn 2a của lưới tường và 2a của dụi lưới (đối với lưới rùng hồ) hay của đụt lưới (đối với lưới dùng sông). b. Cấu tạo. * Lưới dùng hồ: Lưới dùng hồ cấu tạo gồm có 4 phần chính sau: 1. Lưới tường: 40
- - Cấu tạo chung: Lưới tường là những tấm lưới hình chữ nhật liên kết lại với nhau theo chiều dài, 2a đồng nhất trên toàn bộ vàng lưới. Nhiệm vụ của lưới tường: Chắn giữ bao vây đàn cá, thu giữ cá nổi ở diềng chân. - Thông số kỹ thuật: + Kích thước tấm lưới: L = 30m, H = 6, 8, 20m. + Kích thước mắt lưới: Yêu cầu chung: Cá không đóng lưới, giảm lượng chỉ lưới, thường 2a = 52mm. + Độ thô chỉ lưới: Dùng dây nilon 210/6, phần mép lưới dùng chỉ đôi đan nửa mắt lưới. + Hệ số rút gọn: U1 f = 0,58; U1 C = 0,55 để tạo cho diềng phao dài hơn diềng chì. + Dây diềng: Thường dùng dây Cupalon. Diềng phao có 2 dây (diềng luồn lưới, diềng băng phao) ngược hướng xoắn, = 6 và 12mm. Diềng chì: Đối lưới không lắp dụi lưới, diềng chì có 2 dây (diềng luồn lưới, diềng băng chì) ngược chiều xoắn, có - 6 và 12mm. Đối với lưới có lắp dụi lưới vào lưới tường, diềng chì gọi là diềng chân. Sử dụng dây thuỷ khấu ở diềng chân để thuận lợi cho việc lắp dụi lưới vào lưới tường (tk = 2,5mm, hc = 4 cm), hình 1a. + Phao: Thường dùng phao gỗ vàng tâm hay phao hoá học. Cách lắp Phao gỗ Phao hoá học Khoảng cách 2 phao ở tùng (cm) 20 35 Khoảng cách ở sát tùng 25-30 54 Khoảng cách ở đầu cánh 30-40 80 2. Dụi lưới: + Vị trí lắp dụi lưới ở diềng chân của lưới tường. + Nhiệm vụ dụi lưới bắt giữ các loài cá đáy. + Cấu tạo: Có hai dạng dụi lưới: Dạng vú bò và dạng hàm ếch. Dụi lưới dạng vú bò có 3 phần: Lưới tường, miệng lưới và túi lưới. Thông số kỹ thuật dụi lưới dạng vú bò: TSKT Lưới tường Túi lưới Miệng lưới 41
- 2a (mm) 52 40 52 U1 0,5 40 0,56 d 210/ 6 210/9 - H0 28 x 52 - 4 x 52 Vòng miệng = 17-21<> - Dụi lưới dạng hàm ếch có 3 phần: Lưới tường, miệng lưới và túi lưới. Điểm khác với dụi lưới dạng vú bò là túi lưới dạng hàm ếch có 2a = 52mm. Miệng túi rộng 20cm, H0 = 440mm. 3. Bộ phận đầu cánh: + Vị trí ở hai đầu cánh lưới. + Cấu tạo gồm: Dây tam giác, que ngáng, dây rong kéo. 4. Bộ phận que ngáng phụ: + Cấu tạo giống bộ phận đầu cánh. + Vị trí lắp ở diềng phao, tại điểm liên kết giữa hai tấm lưới tường. * Lưới rùng sông: Cấu tạo chung: Có 4 phần lưới tường, dụi lưới, bộ phận đầu cánh, bộ phận que ngáng phụ giống như lưới rùng hồ. Do đánh bắt ở ngư trường có dòng chảy lớn nên được cấu tạo thêm bộ phận thứ 5 là đụt lưới. - Đụt lưới có cấu tạo gồm 2 phần: Thân dụt và túi đụt. - Vị trí lắp đặt đụt lưới: Chính giữa hay lệch về phía phải hoặc phía trái lưới tường. - Thân đụt lưới có trang bị phao, ở đáy túi đụt có dây điều chỉnh miệng túi đóng, mở và dây điều chỉnh độ sâu đụt lưới. c. Kỹ thuật đánh bắt. - Bước 1: Chọn bãi đánh cá. + Tầm quan trọng: Đây là một nội dung quan trọng vì bãi đánh cá bằng lưới rùng có yêu cầu khắt khe về độ dốc, nền đáy phẳng, ở ven hồ. + Yêu cầu bãi đánh cá: Tương đối bằng phẳng, độ dốc < 300; không có chướng ngại vật, không có hầm hố; nằm ở ven hồ, có diện tích từ 5.000 - 20.000 m2. 42
- - Bước 2: Chuẩn bị: Tầu, lưới, tời, dây rong kéo, nhân lực, tiêu thụ sản phẩm - Bước 3: Thả lưới: Có hai phương pháp thả lưới; thả lưới bằng một tầu từ bờ và thả lưới bằng hai tầu xa bờ. Yêu cầu chung của cả 2 phương pháp thả lưới: Thao tác nhanh gọn, không rối lưới, không cuốn lưới vào chân vịt, kiểm tra độ an toàn các đường lưới sau thả. - Bước 4: Thu lưới bắt cá: Thả lưới xong thu lưới ngay, tuỳ phương pháp thả lưới mà có cách thu lưới tương ứng. 2.2.4. Lưới liên hợp. a. Nguyên lý, đối tượng đánh bắt. * Nguyên lý đánh bắt: Lưới liên hợp ra đời khắc phục tình trạng không ăn khớp giữa tính chất đánh bắt bị động của một số loại lưới cụ và tính chất phức tạp ngư trường hồ chứa. Nguyên lý đánh bắt của lưới liên hợp được mô tả như sau: Khi phát hiện được đàn cá tập trung, người ta thả lưới chắn bao vây đàn cá trong một khu vực nhất định, thả lưới chuồng tạo thành cái bẫy chờ đón đàn cá, cuối cùng thả lưới rê ba lớp kết hợp gây tiếng động dồn đuổi cá vào chuồng để bắt. * Đối tượng đánh bắt: Với nguyên lý đánh bắt mô tả trên, lưới liên hợp có khả năng đánh bắt được nhiều loài cá, cỡ cá khác nhau khi đối tượng bị đánh bắt thoả mãn điều kiện: Có cỡ cá lớn hơn 2a của lưới chắn và của lưới chuồng. b. Cấu tạo. * Cấu tạo chung: Lưới liên hợp do 3 loại lưới: Lưới chắn, lưới rê 3 lớp, lưới chuồng hợp lại mà thành. Nhiệm vụ của mỗi loại lưới hợp thành phương pháp liên hợp đánh bắt cá ở hồ chứa. * Các thông số kỹ thuật (bảng 4). Bảng 4: Các thông số kỹ thuật của ba loại lưới trong phương pháp liên hợp. Loại lưới Lưới rê 3 lớp Lưới chắn Lưới chuồng TSKT 1. L (m) 50 50 L x H x r (m) H (m) 6, 8, 10, 12 8, 12, 14, 16 60 x 30 x 20 43
- - Số lượng (tấm) 15 – 20 8 - 12 40 x 20 x 20 - Tổng số chiều dài 3000-4000 2000-3000 40 x 20 x 10 (m) 2. 2a (mm) - Lớp giữa 110 – 120 75-85 60-70 - Lớp ngoài (4-6) 2ag 3. U1 lớp giữa 0,45 - 0,5 0,6 0,6-0,8 U1 lớp ngoài 0,50 - 0,6 Độ chùng 1,2 - 1,3 4. (mm) 2,5 – 3 3,3 - 5 4,6 5. Quy cách chỉ lưới - Lớp giữa N210/ 6 N 210/6 - LtN 210/24- 210/15 210/33 - Lớp ngoài N210/15 - K10,7/3 - Lđ 210/33- 210/21 10,7/9 210/36 6. Phao K .Q K .Q Phao ganh 4 góc a ctc a ctc G1 = q f q f Ka 1,5 - 1,8 1,5 - 1,8 2-3 GC = % so Gad 12 – 15 12 - 15 Chỉ đá góc lưới c. Kỹ thuật khai thác. - Bước 1: Lập kế hoạch đánh bắt: + Điều tra đặc điểm lòng hồ: Căn cứ vào địa hình lòng hồ và thực địa. + Thăm dò phát hiện đàn cá: áp dụng các phương pháp quan sát màu nước, quan sát gợn sóng, quan sát mặt nước và phương pháp nghe cá ban đêm. + Lập kế hoạch đánh bắt: Kế hoạch đánh bắt phải phản ánh nội dung cơ bản sau: yêu cầu chung, phân chia khu vực đánh bắt, xác định vị trí thả lưới chuồng, vị trí thả lưới cánh, quy mô mẻ lưới và nhu cầu vật chất thiết bị, kế hoạch tiêu thụ và chế biến sản lượng, kế hoạch thời gian thực hiện mẻ lưới và kế hoạch dịch vụ đảm bảo đời sống công nhân. - Bước 2: Chuẩn bị: Căn cứ vào kế hoạch đánh bắt tiến hành chuẩn bị: Lưới, tầu, thuyền, nhân lực, hậu cần, tiêu thụ sản phẩm - Bước 3: Thả lưới: Trình tự thả lưới: Thả lưới chắn bao vây đàn cá, thả lưới chuồng (bẫy chờ đón đàn cá), thả lưới rê 3 lớp dồn cá về chuồng. - Bước 4: Dồn đuổi cá: 44
- + Hình thức thả lưới rê 3 lớp: thả lưới dọc (song song vối hướng dồn đuổi cá vào chuồng); thả lưới ngang (vuông góc với hướng dồn đuổi cá vào chuồng). + Mật độ giữa các đường lưới dọc: 80-100m. + Biện pháp dồn đuổi: Theo kiểu cuốn chiếu. + Tăng cường biện pháp dồn đuổi cá khi đàn cá cách cửa chuồng 300-400m, tăng mật độ các đường lưới rê 3 lớp (40-50m); tăng cường gây tiếng động. + Ngừng biện pháp dồn đuổi cá khi đàn cá cách cửa chuồng 100-150m, để đàn cá tự đi vào chuồng lưới. - Bước 5: Thu lưới, bắt cá: Khi đàn cá đã vào chuồng lưới, khẩn trưong đóng cửa chuồng lưới rồi thực hiện thu lưới chuồng bắt cá. Sản lượng cá đánh bắt được của mẻ lưới chủ yếu thu được ở lưới chuồng (chiếm 97-99% tổng sản lượng). Ngoài ra, khi thu lưới rê 3 lớp trong quá trình dồn đuổi cá, thu được sản lượng cá từ 1-3% tổng sản lượng của mẻ lưới. 2.3. Ngư cụ cố định. 2.3.1. Lưới đăng: a. Nguyên lý, đối tượng đánh bắt. * Nguyên lý đánh bắt: Lưới được thả ở vùng ven hồ nơi có đàn cá tập trung hay qua lại, nhờ có vách lưới chắn ngang đường cá hay qua lại, hướng cá đi về phía cửa lưới. Cửa lưới được bố trí dạng cửa hom dẫn cá vào chuồng lưới, không cho cá ra. Chuồng lưới giữ cá, khi thu chuồng lưới thu được cá. * Đối tượng đánh bắt: Với nguyên lý đánh bắt mô tả trên, lưới đăng có thể đánh bắt được các loài cá, cỡ cá và một số động vật thuỷ sản khác khi đối tượng bị đánh bắt thoả mãn: Có cỡ lớn hơn 2a của chuồng lưới. b. Cấu tạo: Lưới đăng có 3 bộ phận chính: Vách lưới, cửa lưới và chuồng lưới. 45
- Hình 12: Lưới dăng - Vách lưới: + Nhiệm vụ: Chắn ngang đường cá qua lại, hướng cá đi về phía cửa lưới. + Thống số kỹ thuật: Chiều dài vách lưới từ 10 đến hàng trăm m, được hợp bởi nhiều tấm vách lưới, một tấm vách lưới có L = 3-5m; H = 1,2 - 1,8. 2a = (0,7 - 1) 2a lưới rê đơn đánh bắt cùng cỡ cá. Dây diềng (gọi là dây diềng trung ương) có 2 dây (trên và dưới), dây diềng không lắp phao, chì. - Cửa lưới (hom lưới): + Nhiệm vụ: Cho cá, tôm vào chuồng lưới và giữ không cho chúng ra. + Có hai loại: Cửa lưới đơn và cửa lưới kép. + Thông số kỹ thuật: L=1,5-2m. Các thông số kỹ thuật khác giống vách lưới. - Chuồng lưới (thân lưới): + Nhiệm vụ: Giữ cá, tôm lại để bắt. + Hình dạng: Trụ tròn hay trụ vuông. + Thông số kỹ thuật: H = 1,2 - 1,8. Dạng trụ tròn có = 1,2 - 1,5m, dạng trụ vuông có cạnh bằng 1,2m. 2a = 2a vách lưới. c. Kỹ thuật đánh bắt. - Bước 1: Chuẩn bị: Nội dung chuẩn bị chính gồm: Vị trí thả lưới; bộ lưới đăng gồm: 1 chuồng lưới, 1-2 cửa lưới, từ 10-50m vách lưới, 10-15 cọc tre dài, 1,5-2m để cố định lưới; một thuyền nan hay thuyền tôn nhỏ. 46
- - Bước 2: Thả lưới: Trình tự thả lưới: Thả vách lưới và cố định (thường đường vách lưới sau thả vuông góc hoặc gần vuông góc với bờ, một đầu vách lưới khép kín bờ). Sau đó thả chuồng lưới và cố định (cửa chuồng lưới thẳng với phương của vách lưới). Cuối cùng thả cửa lưới và cố định (cửa lưới được áp sát vào cửa chuồng lưới, tuỳ cỡ cá định đánh bắt mà điều chỉnh cửa lưới có độ mở thích hợp). Hoàn thành thả lưới trước khi trời tối. - Bước 3: Thu lưới: Thời gian lưới làm việc trong nước bắt cá từ (12-14) giờ, thường sáng sớm hôm sau người ta thu lưới bắt cá. Trường hợp cá vào lưới nhiều, chỉ thu chuồng lưới bắt cá, buổi chiều thả lại chuồng lưới đánh cá ở vị trí cũ. Trường hợp cá vào chuồng lưới ít, không đánh bắt tiếp ở đó nữa, thu toàn bộ lưới đăng về. Sản lượng cá đánh bắt được từ 10-120 kg/ chuồng lưới (ở sông), 30-400 kg/ chuồng lưới (ở hồ tự nhiên, hồ chứa). 2.3.2. Đó đèn. a. Nguyên lý đánh bắt: Đến mùa vụ thu tôm ở ao đầm nước lợ, đó được thả ở nơi có tôm tập trung, hay qua lại. Dựa vào đặc tính hướng quang của tôm, người ta treo một chiếc đèn vào trong đó. Nhờ có đăng đường dẫn tôm đi về phía đăng ve. Đăng ve được bố trí dạng cửa hom đơn hay cửa hom kép cho tôm vào đó, ngăn không cho tôm quay trở ra. Tôm bị giữ ở đó, ta thu đó bắt được tôm. b. Cấu tạo. Đó đèn cấu tạo gồm có 3 bộ phận chính: Đăng đường, đăng ve và đó. - Đăng đường có nhiệm vụ hướng tôm đi về phía cửa đó. Vật liệu làm đăng đường bằng tre. Đăng đường tạo thành bởi các nan tre liên kết lại với nhau nhờ các đường dây bằng sợi hoá học. Nan tre có chiều cao là 1,2-1,5m, =4-5mm. Một tấm đăng đường dài 2-3m. - Đăng ve có nhiệm vụ cho tôm vào đó và giữ tôm không cho quay trở ra. Đăng ve có cấu tạo giống đương đường, chỉ khác chiều dài đăng ve từ 1-1,2m. 47
- - Đó có nhiệm vụ giữ tôm lại để bắt. Đó có dạng hình nơm hay trụ tròn (thường các cơ sở sản xuất dùng đó có dạng trụ tròn). Hình 13b: Đó dạng trụ tròn Hình 13a: ĐBóảng dạn 5g: Cácnơm ch ỉ số kỹ thuật của hai dạng đó Kích thước Dạng nơm Dạng trụ tròn 1. Chiều cao đó (m) 1,2 - 1,5 1,2 - 1,5 2. Bề rộng vách đó (cm) 1,5 - 2 1,5 – 2 3. Bề rộng nan đó (cm) 0,5 - 0,7 0,5 - 0,7 4. Khoảng cách giữa hai vành đó (cm) 20 - 25 20 – 25 5. Khoảng cách giữa hai nan đó (cm) 0,4 - 0,5 0,4 - 0,5 6. mặt đó (cm) 25 - 30 - 7. đáy đó (cm) 60 - 80 60 – 80 8. vai đó (cm) 40 - 50 - 9. Cánh đó (cm) 20 - 30 20 – 30 10. Khoảng cách cửa đó (cm) 5 - 7 5 – 7 48
- 10. Kích thước mắt sàng đáy đó (cm) 0,5 x 0,5 0,5 x 0,5 c. Kỹ thuật khai thác. - Yêu cầu trước khi thu tôm bằng đó: Nắm vững đặc điểm sinh học đối tượng khai thác (tôm rảo, tôm mương, tôm sú ). Kiểm tra cỡ tôm trong đầm để quy định thời gian và cường độ thu tôm. - Chuẩn bị đủ số lượng bộ đó (0,5 - 2 ha/ 1 bộ đó), đèn, thuyền, nhân lực và tiêu thụ sản phẩm. - Thao tác kỹ thuật đặt đó: Vào ngày nước lớn, ban ngày lấy nước vào đầm, 17-18 giờ tháo nước ra qua cửa cống. Từ 16 giờ đặt đó vào vị trí thích hợp, yêu cầu vị trí đặt đó: Có dòng nước chảy nhẹ, giầu thức ăn, tôm tập trung đông; đường di chuyển qua lại của tôm, nền đáy tương đối phẳng. Trình tự đặt đó: Trước tiên cắm đăng đường và cố định. Sau đó, đặt đó sao cho cửa đó trùng với phương của đăng đường và cố định. Cuối cùng cắm đăng ve áp sát vào cửa đó và cố định. Treo đèn vào trong đó. Hoàn thành việc đặt đó trước lúc trời tối. - Thu đó bắt tôm: Tuỳ thuộc vào lượng tôm vào đó nhiều hay ít mà quyết định thời điểm thu đó thích hợp. Thường ở chính vụ thu tôm, sau đặt đó 4-5 giờ thu đó bắt tôm, rồi đặt đó tại vị trí cũ đến sáng hôm sau thu tôm. Đầu vụ, cuối vụ chỉ thu tôm một lần vào sáng sớm hôm sau. 2.2.3. Chài quăng Chài là một loại ngư cụ cấu tạo gọn nhẹ, cơ động. Được sử dụng phổ biến trong cả nước. Đối tượng đánh bắt: Cá rô, cá chép, cá diếc, thu tôm ở đầm nước mặn, lợ. Mùa vụ khai thác: Ngư cụ hoạt động mạnh vào những tháng cá đi đẻ từ tháng 4 đến tháng 6. Thời điểm khai thác: Buổi sáng hoặc chiều tối lúc cá thường đi kiếm ăn. Sản lượng: 4 6 kg/mẻ a. Cấu tạo: Gồm ba phần; chóp chài, thân chài và dụi chài. Các thông số cơ bản thể hiện bảng (3 – 21). 49
- Chóp chài: được nối với dây nilon (gọi là dây dong). Dây dong: Vật liệu nilon đường kính = (12 ÷14)mm, chiều dài từ ( 8 ÷10)m tùy thuộc vào ngư dân. 6 Thân chài: Được đan theo 1 các chu kỳ tăng dần, gồm nhiều thân đan từ (50 ÷ 60) chu kỳ, mỗi 2 chu kỳ tăng sẽ đan từ (8 ÷ 10) mắt chiều cao, riêng dụi chài được đan 5,5m 2a = 4 mm với số mắt chiều cao từ ( 20 ÷ 25) mắt. 4 Miệng đáy có chu vi 4,3m 5 khoảng (4 ÷ 6)m. Dụi chài là 3 phần vén lên của tấm lưới đan Hình 15: Cấu tạo chài quăng. 1 – Chóp chài 2 – Thân chài với độ cao khoảng (8 ÷10)cm, 3 – Dụi chài 4 – Chì được trang bị chì là theo người 5 – Giềng chì 6 – Dây dong. dân tính phụ thuộc vào độ rơi mỗi người muốn, trọng lượng khoảng ( 4 ÷ 6) kg. b. Kỹ thuật khai thác: rất đơn giản nhưng đòi hỏi phải có kinh nghiệm. Khi quăng chài chân phải tấn vững, cơ bụng và cánh tay phải khoẻ, lực phải dứt khoát. Đánh chài, nếu đạt yêu cầu cánh chài phải dán trên mặt nước, chì không được dính vào nhau. Các thao tác quăng chài: tuỳ vào tay thuận của mỗi người, phần lưới dưới gần dụi chài được nằm trên tay thuận, một phần lưới nằm trên vai, dây dong được nằm trên tay không thuận. Quay người về phía sau lấy sức và quăng về phía trước, thả từ từ dây dong ra. Ngâm chài từ 3 - 5 phút, rồi kéo chài lên từ từ, dũ nhẽ chài để bùn vợi khỏi chài và cá được đưa xuống dụi. Nếu tại khu vực quăng mà cá không tập trung thì ta dùng mồi dụ cá lại. Bảng 3 - 21: Nguyên liệu và quy cách chài quăng. (5,5 x 4,5)m – 2a = 4mm. 50
- Thông số kỹ thuật TT HSRG L H Tên bộ phận Nguyên liệu & Số 0 0 quy cách lượng U1 U2 (m) (m) 1 Thân chài 1 PA 210D/4 1 0,34 0,96 0,34 0,04 2 ,, 2 ,, ,, ,, ,, 0,58 ,, 3 ,, 3 ,, ,, ,, ,, 0,82 ,, 4 ,, 4 ,, ,, ,, ,, 1,06 ,, 5 ,, 5 ,, ,, ,, ,, 1,3 ,, 6 ,, 6 ,, ,, ,, ,, 1,62 ,, 7 ,, 7 ,, ,, ,, ,, 1,86 ,, 8 ,, 8 ,, ,, ,, ,, 2,1 ,, 9 ,, 9 ,, ,, ,, ,, 2,34 ,, 10 ,, 10 ,, ,, ,, ,, 2,582,82 ,, 11 ,, 11 ,, ,, ,, ,, 3,063,3 ,, 12 ,, 12 ,, ,, ,, ,, 3,54 ,, 13 ,, 13 ,, ,, ,, ,, 3,78 ,, 14 ,, 14 ,, ,, ,, ,, 4,02 ,, 15 ,, 15 ,, ,, ,, ,, 4,26 ,, 16 ,, 16 ,, ,, ,, ,, 4,5 ,, 17 ,, 17 ,, ,, ,, ,, 10 ,, 18 Dụi chài ,, ,, ,, ,, 5 0,08 19 Dây dong Nylon 12 ,, 20 Giềng chì Nylon 8 ,, 21 Chì Pb lá 5kg 51
- Hình 16: Bản vẽ khai triển chài quăng 52
- Bài 3: Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản 3.1. Khái niệm. 3.1.1. Khái niệm bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. - Nguồn lợi thuỷ sản bao gồm mọi sinh vật có giá trị kinh tế, khoa học sống ở các vùng nước nội địa, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. - Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản là một yêu cầu cấp thiết trước mắt và lâu dài; là trách nhiệm của toàn dân, của các ngành, các cấp và các lực lượng vũ trang nhân dân. - Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản được hiểu là thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn các yếu tố làm giảm sút nguồn lợi, giúp cho nguồn lợi được khôi phục và duy trì sự phát triển bình thường của nguồn lợi trong các vùng nước. - Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản là bảo vệ các đối tượng cá, tôm và các sản vật thuỷ sản khác có giá trị kinh tế cao và khoa học. - Phạm vi mặt nước bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản gồm: Hồ chứa nước, đầm hồ tự nhiên, sông, đầm phá nước lợ ven biển, vùng biển nông và đại dương. Bảo vệ các đối tượng nuôi trong các mặt nước nhỏ như ao, lồng bè, ruộng cần hiểu là bảo vệ, quản lý một công trình nuôi cụ thể. 3.1.2. Khái niệm phát triển nguồn lợi thuỷ sản. Phát triển nguồn lợi thuỷ sản là thực hiện các biện pháp làm cho nguồn lợi tăng lên về số lượng, đồng thời cải thiện dần về chất lượng. Từ đó làm cho nguồn lợi phục vụ lợi ích của con người ngày một tốt hơn. 3.1.3. Mối quan hệ giữa bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản. Bảo vệ nguồn lợi thủy sản là cơ sở để phát triển nguồn lợi thuỷ sản; phát triển nguồn lợi thuỷ sản là điều kiện để bảo vệ nguồn lợi được tốt hơn, con người khai thác nguồn lợi được nhiều hơn. 3.2. Nguồn lợi Thủy sản cá nước ngọt 3.2.1. Nguồn lợi thuỷ sản đồng bằng sông Hồng. Nguồn lợi thuỷ sản vùng đồng bằng sông Hồng mang tính chất nhiệt đới gió mùa, phong phú về thành phần loài nhưng năng suất và sản lượng thấp. Khác với sông Mê Kông, sông Hồng có hệ thống đê dọc theo hai bên bờ nên không có sự lưu thông giữa sông và đồng. Nguồn nước và cá giữa sông và đồng 53
- giao lưu quan hệ thống cống và hệ thống các trạm bơm điều tiết nước suốt dọc theo hai ven sông. Dựa theo các đặc điểm tự nhiên và sinh thái học có thể chia nguồn lợi cá ở đồng bằng thành các khu hệ sau: - Khu hệ cá sông gồm: 216 loài của 125 giống và 30 họ, chủ yếu là các loài trong họ cá Chép và có khoảng hơn 40 loài cá kinh tế thuộc bộ cá trơn. Sản lượng cá sông Hồng ước tính khoảng 1.200 tấn/năm bao gồm các nhóm sau: các loài cá biển di cư vào sông (cá Mòi, cá Cháy, cá Lành Canh) khoảng 650 tấn; nhóm cá trơn 140 tấn; nhóm cá nuôi: Mè, Trôi, Trắm khoảng 100 tấn; các loài khác trong họ Chép 200 tấn; các loài cá tự nhiên khác 50 tấn. (Xem lại số liệu mang tính cập nhật) - Khu hệ cá đồng gồm có 33 loài, chủ yếu là nhóm cá đen như cá Quả, cá Chuối hoa, cá Rô, cá Trê, Lươn và các loài cá trắng như cá Chép sản lượng cá ruộng ước khoảng 2000 tấn/năm. - Khu hệ cá đầm hồ: về thành phần loài đứng thứ hai sau cá sông. Ở các đầm hồ lớn khoảng gần 100 loài, hồ trung bình 50 - 60 loài, hồ nhỏ 20 - 30 loài. Khu hệ cá đầm hồ là khu hệ cá có kích thước lớn, tuổi thọ cao, kết cấu phức tạp gồm nhiều nhóm tuổi khác nhau. Sản lượng cá đầm hồ tự nhiên gồm nhiều cá tầng đáy và ăn tạp, còn hồ chứa chủ yếu là cá ăn nổi. - Khu hệ cá của sông ven biển gồm 233 loài, 71 họ trong đó bộ cá Vược 33 họ, 120 loài chiếm 51,5%, bộ cá Trích 5 họ, 2 loài chiếm 9%. Các họ cá có số lượng nhiều gồm Carangidae (15 loài), Cynoglosidae (14 loài), Leiognathidae, Sciaenidae, Tritraodontidae mỗi họ có 11 loài. Họ Clupeidae và Eugraulidae mỗi họ có 9 loài. Họ Mugilidae có 6 loài. Họ cá Chép và họ cá Ngạnh mỗi họ có 5 loài đều là các loài phổ biến. Trong vùng cửa sông có 30 loài có giá trị kinh tế, thành phần khai thác đa dạng gồm nhóm cá Trích, cá Lầm, cá Bẹ, cá Sơn, cá Lẹp Vàng, Lẹp Gà, cá Mòi, cá Chày, cá Lành Canh, cá Khoai, cá Đối, cá Úc, cá Nhụ, cá Tráp, cá Chẻm, cá Bống. Sản lượng hàng năm ở đồng bằng sông Hồng khai thác tự nhiên khoảng 4.000 tấn cá nước ngọt và 40.000 tấn thuỷ sản nước lợ mặn. Đánh giá về tiềm năng cá nước ngọt khai thác tự nhiên trước đây là 5.000 tấn/năm và 600 triệu cá bột/năm, nay giảm đến mức báo động chỉ còn dưới 1.000 54
- tấn/năm và 100 - 200 triệu cá bột/năm. Nguồn lợi thuỷ sản vùng cửa sông ven biển thì năng suất tự nhiên khu vực bãi ngang, cửa sông hình phễu khoảng trên 200kg/ha và cửa sông lớn, vùng có thảm thực vật đáy khoảng trên dưới 500 kg/ha, trong đó sản lượng cá chiếm 80%, tôm 20%. Sản lượng cá nội địa đồng bằng sông Hồng biến động từ 35.497 - 45.782 tấn/năm (trung bình 39.384 tấn/năm), (bảng 6) Bảng 6: Sản lượng cá nuôi nội địa và thuỷ sản khai thác vùng sông Hồng Nguồn lợi thuỷ sản Việt nam, 1996) Cá nội địa Năm Tổng sản lượng (tấn) Sản lượng (tấn) % 1986 81.595 35.497 43,50 1987 84.993 36.050 42,41 1988 84.354 37.198 44,09 1989 85.251 45.782 53,70 1990 82.873 42.393 51,15 Trung bình 83.813 39.384 46,99 3.2.2. Nguồn lợi thuỷ sản đồng bằng sông Cửu Long Nguồn lợi thuỷ sản đồng bằng sông Cửu Long mang tính chất nhiệt đới rõ rệt, được đánh giá đa dạng về thành phần loài và phong phú về sản lượng. Khoảng 236 loài cá được tìm thấy ở hạ lưu sông Mê Kông thuộc Việt nam, trong đó họ cá Chép (Cyprinidae) phong phú nhất với 74 loài (31,36%), họ cá Trơn (Silurformes) 51 loài (21,60%), hơn 50 loài được xem có giá trị kinh tế, khoảng 10 loài được nuôi trong ao hồ bé. Dựa vào đặc điểm sinh thái học các nhà nghiên cứu đã chia nguồn lợi thuỷ sản ở đồng bằng sông Cửu Long thành các nhóm sau: - Các loài cá nguồn gốc biển hay còn gọi là nhóm cá nước ngọt cấp 2. Các loài cá này di cư từ biển vào trong nước ngọt để kiếm ăn hoặc sinh sản như cá Cơm (Corina sorbona), cá Mề Gà (Colia macrognathus), cá Lẹp (Septipinna melanochis), cá Tợp (Lycothrissa crocodilus), cá Cháy (Clupeioidé thibaudoami), cá Đù (Johnius spp), cá Sửu (Pseudosciaena soldado), cá Thu sông (Scomberomorus chinensis), cá 55
- loại Lưỡi Trâu (Cynoglossidae) và cá Bơn (Soleidae). Cá loài này di cư rất lạ không chỉ trong vùng đồng bằng mà còn tới tận Biển Hồ (Tonlesap) thuộc Campuchia. - Nhóm cá sông hay còn gọi là nhóm cá trắng sống trên dòng chính và các nhánh sông rạch lớn. Hàng năm các loài cá thuộc nhóm này có sự di cư vào và ra khỏi vùng ngập trũng theo sự lên xuống của mức nước lũ. Cá trong nhóm này bao gồm cá Duồng (Cirrhinus microlepis), cá Linh (Cirrhinuss jullient, Thynnichthys thynoides, Labiobarbus spp), cá Ngựa (Hampala macrolepidota), cá Chài (Leptobarbus hoevenii), Mè Vinh (Puntius goninotus, P. daruphani), Mè Hôi (Osteochilus melanopleura), cá Ét Mọi (Morulius chrysophekadion) và các loài cá trong họ cá Tra (Pangasiidae), họ cá Leo (Siluridae) và họ cá Thất lạc (Notopteridae). Một số loài như cá Tra, cá Ba Sa, cá Duồng, cá Hô, cá Trà Sóc có sự di cư ngược dòng lên trung lưu sông (thuộc Campuchia) để sinh sản vào đầu mùa Hè. Đặc biệt trong nhóm cá trắng thì các loài cá Linh có quần đàn rất lớn, hàng năm chiếm tỷ lệ cao trong sản lượng khai thác cá nước ngọt và hàng trăm triệu cá Tra bột được vớt hàng năm trên sông Tiền và sông Hậu là nguồn cung cấp giống cho nghề nuôi cá ở đồng bằng sông Cửu Long. - Nhóm cá đen hay còn gọi là cá đồng. Các loài cá này thích ứng với nước tĩnh, chịu được môi trường nước nông, hàm lượng oxygen hoà tan thấp, nước bị nhiễm phèn trong mùa khô ở các vùng đầm lầy, bưng biển thuộc vùng rừmg U Minh và Đồng Tháp Mười như các loài trong họ cá Lóc (Ophiocephalidae), họ cá Rô (Anabantidae), họ cá Sặc (Belontidae), họ Lươn (Plutidae), họ cá Thát Lạc (Notopteridae). Nhóm cá này cho sản lượng cao với nhiều loài cá có giá trị kinh tế. Đa số các loài cá đen ăn động vật hoặc thức ăn thối rữa, có khả năng di chuyền trên cạn hoặc có cơ quan hô hấp phụ để sử dụng khí trời. - Nhóm cá đặc trưng cho vùng cửa sông nước lợ gồm các loài cá trong họp cá Trích (Clupeidae), họ cá Bè (Carangidae), họ cá Thu (Scumbridae), họ cá Đối (Mugilidae), họ cá Đù (Scianidae), họ cá Nhụ (Polymenidae), họ cá Chẻm (Centropomidae), hộ phụ cá Bống (Gobiidae). 56
- - Các loài tôm nước lợ và tôm Càng xanh là nguồn lợi thuỷ sản có giá trị kinh tế nhất hiện nay ở đồng bằng sông Cửu Long. Chúng phân bố trên dòng chính và các cửa rạch lớn. Tôm Càng Xanh phân bố rất rộng trong nước ngọt và được đánh bắt cách cửa sông trên 200km. Các loài tôm nước lợ vào trong nội địa nơi có độ mặn dưới 2%0. Ngoài ra một số loài nhiễm thể nước lợ như Nghêu, Sò Huyết, Hầu là thành phần quan trọng của hệ sinh thái vùng cửa sông và cũng là đối tượng được khai thác của ngành thuỷ sản. Về sản lượng khai thác, trước đây đồng bằng sông Cửu Long được xem như vựa cá chính. Có một số loài cỡ lớn đến vài trăm kg như cá Hô, cá Tra Dầu và hàng chục kg như cá Trên Dốc, cá Leo, cá Bông Lau, cá Tra Nhiều loài cá Hô làm mắm nổi tiếng ở vùng Châu Đốc, An Giang, Đồng Tháp, Hồng Ngự là do lượng cá bắt được quá nhiều trong vụ khai thác, không tiêu thụ hết chế biến thành mắm và phơi khô. Sản lượng và kết cấu sản lượng cá nội địa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long từ 1981 - 1988 như trong bảng 7. Bảng 7: Sản lượng cá khai thác ở đồng bằng sông Cửu Long (Theo Viện kinh tế và quy hoạch thuỷ sản 1990) Cá nội địa Năm Tổng sản lượng (tấn) Sản lượng (tấn) % 1981 264.184 112.650 42,64 1982 290.200 114.700 39,52 1983 364.620 134.205 36,81 1984 382.819 149.829 39,14 1985 419.367 154.300 36,79 1986 382.808 162.400 42,42 1987 419.977 171.694 40,88 1988 401.830 176.156 43,84 Trung bình 363.726 146.991 40,41 57
- Sản lượng cá nội địa ở đồng bằng sông Cửu Long biến động hàng năm từ 112.650 - 176.156 tấn (trung bình 146.991 tấn) chiếm từ 36,79 - 43,87% (trung bình 40,41%) sản lượng cá của vùng. Sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng nước ngọt cả nước trong năm 2001 là 390.820,4 tấn, năm 2002 là 844.809,6 tấn và đến năm 2003 đã vượt ngưỡng 1 triệu tấn với tổng sản lượng đạt 1.003.095 tấn. Sản lượng cá nuôi theo các loại hình mặt nước ở đồng bằng sông Hồng năm 1990 như sau: cá ao hồ nhỏ 32.790 tấn (77,34%), cá ruộng 3.550 tấn (8,37%), cá mặt nước lớn 3.671 tấn (8,65%), cá lồng bè 274 tấn (0,67%) và cá nuôi ở vùng mặn lợ 2.108 tấn (4,97%), sản lượng cá nuôi gấp 39 - 40 lần sản lượng cá khai thác tự nhiên. Bảng 8: Sản lượng cá nuôi ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng 1986 - 1900 (Theo Viện kinh tế và quy hoạch thuỷ sản 1900) Sản lượng các năm Trung bình Stt Các tỉnh 1986 1987 1988 1989 1900 Tấn % 1 Hà Nội 4.900 5.300 5.894 6.545 8.330 6.194 15,72 2 Hải Phòng 2.000 1.700 2.240 2.885 3.253 2.422 6,14 3 Hà Sơn Bình 4.402 4.000 4.100 6.298 7.445 5.249 13,32 4 Hải Hưng 3.530 6.800 7.000 8.900 7.695 7.185 18,24 5 Thái Bình 5.380 4.000 3.869 5.216 4.225 4.178 10,06 6 Hà Nam Ninh 7.065 6.500 6.700 5.460 6.325 6.410 16,27 7 Vĩnh Phú 3.910 3.800 3.500 4.948 1.742 3.580 9,08 8 Hà Bắc 3.260 3.000 2.895 4.700 2.503 3.272 8,30 9 Quảng Ninh 850 950 1.000 800 875 895 2,33 Toàn vùng 35.497 36.050 37.198 42.393 42.393 39.385 100,00 Ở đồng bằng sông Cửu Long sản lượng cá nuôi chiếm 49% và cá khai thác tự nhiên chiếm 51%. Sản lượng cá ao hồ chiếm 46,8%, ruộng trũng chiếm 18,9%, cá nước lợ 27% và cá bè 7,3%. 58
- Tổng thuỷ sản nội địa ở đồng bằng sông Cửu Long năm 1988 là 178.156 tấn trong đó khai thác tự nhiên là 97.774 tấn (45%) với cá chiếm 91,28% và tôm chiếm 8,72%. Sản lượng nuôi thuỷ sản là 80.382 tấn (55%), trong đó cá chiếm 40,6%, tôm biển 28,2% và cá nuôi lồng chiếm 9,5% (bảng 8). Tuy nhiên trong thời gian qua nguồn lợi thuỷ sản đồng bằng sông Cửu Long giảm sút rõ rệt cả về số lượng loài, cỡ cá khai thác và sản lượng. Theo các ngư dân khai thác thường xuyên trên sông Tiền và sông Hậu, từ kinh nghiệm cá nhân, nhận xét sản lượng cá khai thác hiện nay thấp hơn nhiều so với những năm trước, chỉ khoảng 1/2 so với 15 năm trước đây. Ngoài ra cỡ cá khai thác cũng bé hơn so với trước đây (nguồn lợi thuỷ sản Việt nam, 1996). Bảng 9: Cơ cấu sản lượng nội địa ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long năm 1986 (Theo Viện kinh tế và quy hoạch thuỷ sản 1990) Cơ cấu sản lượng thuỷ sản nuôi Cơ cấu sản lượng thuỷ theo vực nước (tấn) sản nội địa (tấn) Stt Các tỉnh Cá Cá Tổng Cá Cá tự Cá ao ruộng nước Cá bè sản nuôi nhiên trũng lợ lượng 1 Tiền Giang 4.400 714 750 - 15.000 5.864 9.136 2 Bến Tre 5.000 256 750 - 10.000 6.006 3.994 3 Cửu Long 6.200 1.500 6.203 - 32.000 13.903 18.097 4 Hậu Giang 5.650 1.270 4.600 - 21.000 11.520 9.480 5 Minh Hải 5.520 4.600 450 - 5.000 3.650 1.350 6 Kiên 1.000 2.200 600 - 12.000 3.960 8.040 Giang 7 Long An 3.200 160 8.100 - 23.000 18.216 4.780 8 An Giang 4.000 800 - 5.2521 28.000 10.321 17.679 9 Đồng Tháp 2.300 3.600 - 220 16.400 6.120 10.280 Tổng cộng 37.270 15.100 21.453 5.741 162.400 79.560 82.836 59
- Tỷ lệ % 46,8 18,9 27,0 7,3 100 49,0 51,0 Bảng 10: Cơ cấu sản lượng các đối tượng thuỷ sản ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long 1998 (Theo Viện kinh tế và quy hoạch thuỷ sản 1990) Sản lượng khai thác tự Tổng Sản lượng đối tượng nuôi chính (tấn) sản nhiên (tấn) lượng Stt Các tỉnh Tôm thuỷ Tổng Tôm Tổng Cá càng Cá bè Cá Tôm sản số biển số xanh (tấn) 1 Tiền Giang 16.000 4.315 4.220 73 22 - 11.685 11.430 225 2 Bến Tre 11.000 4.627 3.057 472 1.080 - 6.373 5.625 748 3 Cửu Long 36.000 11.360 7.000 2.000 2.300 - 24.700 24.500 200 4 Hậu Giang 23.000 7.800 4.500 600 2.700 - 15.200 14.300 900 5 Minh Hải 25.301 20.026 4.652 - 15.374 - 5.378 5.000 278 6 Kiên Giang 5.000 3.700 3.075 - 625 - 1.300 1.000 300 7 Long An 7.000 1.222 2.500 155 567 - 2.778 1.500 1.278 8 An Giang 28.901 14.401 8.016 105 - 6.280 14.500 10.900 3.600 9 Đồng Tháp 25.951 9.991 8.250 201 - 1.540 15.960 15.000 960 Tổng cộng 178.156 80.382 46.288 3.606 22.668 7.820 97.774 89.255 8.519 Tỷ lệ % 100,0 40,6 4,5 28,2 9,5 100,0 91,28 8,72 Tỷ lệ % 100,0 45,0 55,0 Bảng 11: Sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt theo các khu vực trong 10 năm 1985 - 1994 (Nguồn Bộ thuỷ sản) Khu vực 1985 1986 1987 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 Vùng núi 13000 13516 13250 13200 18543 20219 19800 17011 17778 18820 phía Bắc Đồng bằng 21940 31940 29250 30803 36134 38510 45300 44986 52735 50344 Sông Hồng Bắc Trung 11200 11000 10200 8900 8120 10850 13610 15848 18942 20586 bộ Cao Nguyên 1160 1330 1290 1440 3037 2550 300 3800 4087 6280 Trung bộ Nam trung 10650 9630 9750 10270 13806 25400 22600 21247 16730 21151 bộ Đồng bằng sông Cửu 159400 167330 176300 174528 167110 202110 236200 248483 257040 279512 Long Tổng số 226535 236732 242027 241129 248739 301629 342501 353367 369305 398687 60
- 3.3. Nguồn lợi cá biển Việt Nam 3.3.1. Vịnh Bắc Bộ 3.3.1.1. Nguồn lợi cá đáy a. Thành phần loài Theo công bố của Viện Nghiên cứu Biển (1971 - nguồn; Chuyên khảo biển Việt nam, 1994) Vịnh Bắc Bộ có 961 loài cá thuộc 457 giống, 162 họ và 28 bộ, trong đó khoảng mọt nửa là những loài cá sông tầng đáy và sống đáy. Trong một tổ hợp đa dạng cá sống đáy chỉ có khoảng trên dưới 10 loài chiếm ưu thế về sản lượng trước hết là cá Hồng, cá Phèn, cá Mối, cá Lượng, sau đến các loài cá Căng, Trác, Khé, Sạo b. Sự phân bố nguồn lợi Cá đáy phân bố tương đối đều trong vùng biển, ít có hiện tượng tập trung thành đàn lớn. Nói chung cá có kích thước nhỏ thường phân bố gần bờ, nước nông, còn cá có kích thước lớn hơn phân bố xa bờ và nước sâu hơn. Trong thời kỳ gió mùa Đông Bắc, cá đáy có khuynh hướng di cư ra xa bờ, tập trung ở lòng chảo sâu tại Trung tâm và cửa vịnh. Vào thời kỳ gió mùa Tây Nam, khi nhiệt độ nước nâng cao, bắt đầu từ phần tây vịnh đến phần đông vịnh, rồi đồng đều trong toàn khối nước, cá từ đáy dịch chuyển dần vào bờ và phân tán khắp vùng nước nông để kiếm ăn và sinh sản. c. Trữ lượng và khả năng khai thác. Bảng 11: Trữ lượng và khả năng khai thác cá đáy ở các vùng biển Việt nam (Chuyên khảo biển Việt nam, 1994) Tỷ lệ % Trữ trong tổng Diện tích Mật độ Khả năng Vùng biển lượng trữ lượng (km2) (tấn/km2) khai thác (tấn) biển Việt nam Vịnh Bắc Bộ 89.980 78.409 7,6 0,87 31.364 Miền Trung 68.363 61.646 6,0 0,90 24.658 Đông Nam 259.604 698.307 67,9 2,69 279.323 Bộ 61
- Tây nam Bộ 77.990 190.679 18,5 2,45 76.272 Tổng cộng 495.937 1.029.041 100,00 2,07 411.617 3.3.1.2. Nguồn lợi cá nổi a. Thành phần nguồn lợi Cũng như cá đáy, cá nổi trong vịnh hình thành những đàn cá địa phương, kích thước không lớn, di cư trong nội bộ vịnh như các loài cá Trích, Cơm, Nục, Lầm có sản lượng cao. Ngoài ra còn có một số đàn cá nổi từ khơi Biển Đông vào vỗ béo và đẻ trứng như cá Chuồn, Bạc Má, cá Nhồng, cá Thu, cá Bè. b. Sự phân bố nguồn lợi. Cá Trích thường tập trung ở khu vực từ Long Châu đến quần đảo Cô tô, từ Cửa Hội đến Cửa Lò và vùng biển Quảng Bình trong làn nước 20 - 30m. Cá Nục, cá Lầm lại tập trung ở những vùng nước quanh quần đảo Cô Tô, Bạch Long Vĩ, hòn Mê, hòn Mát. Cá Cơm gặp nhiều ở vùng biển ít bị ngọt hoá trong phạm vi độ sâu thấp hơn 30m như Cô Tô, Long Châu, nam Thanh Hoá và Quảng Bình. Trong những loài cá biển khơi xâm nhập vịnh, một số lài lại di chuyển vào gần các cửa sông để sinh sản và kiếm ăn. c. Trữ lượng và khả năng khai thác Bảng 12: Trữ lượng và khả năng khai thác cá nổi các vùng biển Việt nam (Chuyên khảo Biển Việt nam, 1994) Khả năng khai thác Vùng biển Trữ lượng (tấn) Tỷ lệ (%) (tấn) Vịnh Bắc Bộ 390.000 156.000 22,5 Miền Trung 500.000 200.000 28,9 Đông Nam Bộ 524.000 210.000 30,3 Tây Nam Bộ 316.000 126.000 18,3 Tổng cộng 1.730.000 692.000 100,00 3.3.2. Nguồn lợi cá biển Trung Bộ 3.3.2.1. Nguồn lợi cá đáy a. Thành phần loài 62
- Các bãi cá đáy của biển Miền Trung trong khai thác thường gặp khoảng trên 50 loài, trong đó mười loài cho sản lượng cao như cá Hanh (20%), cá Hồ (10,5%), cá Trác (7%) sau là cá Hồng, cá Mối, cá Song, cá Chim Ấn Độ, cá Lượng b. Sự phân bố của cá Vùng biển Trung Bộ, do đặc điểm biển dốc và sâu, mỗi loài cá đáy phân bố ở một độ sâu nhất định. Ví dụ như cá Hồng chủ yếu tập trung ở độ sâu 40 - 130m tại trước cửa vịnh hay tây nam vịnh Bắc Bộ. Cá Hanh, cá Lượng phân bố rộng trong phạm vi từ 60 - 250m. Cá Mối phân bố gần bờ, trong phạm vi độ sâu 50 - 80m. c. Trữ lượng và khả năng khai thác (xem bảng 11). 3.3.2.2. Nguồn lợi cá nổi a. Thành phần loài Ngược với cá đáy, nguồn lợi cá nổi ở vùng này rất dồi dào. Thành phần các đàn cá nổi bao gồm các đại diện quan trọng nhất của các họ cá thềm lục địa như cá Trích, cá Mòi, cá Lầm, cá Bẹ, cá Cơm, cá Nục và các loài cá có nguồn gốc đại dương như cá Chuồn, Thu, Ngừ, Bạc Má, Sòng, Nhám b. Sự phân bố Nhóm cá nổi nhỏ như cá Trích, cá Mòi, cá Cơm phân bố ở vùng ven bờ, phân bố tập trung nhiều ở hai khu vực: Thừa Thiên Huế tới Quảng Nam - Đà Nẵng và khu vực Khánh Hoà đến Ninh Thuận - Bình Thuận. Nhóm cá nổi đại dương như cá Chuồn, cá Sòng, cá Bạc Má, cá Thu, cá Ngừ thường phân bố ở độ sâu trên 200m. Hàng năm chúng chỉ vào gần bờ để sinh sản trong khoảng tháng 4 đến tháng 8. c. Trữ lượng và khả năng khai thác (xem bảng 12) 3.3.3. Nguồn lợi cá biển Đông Nam Bộ 3.3.3.1. Nguồn lợi cá đáy a. Thành phần loài Theo Vũ Trung Tạng (1997) vùng biển Đông Nam Bộ có đến 60 - 70% loài cá sông đáy và gần đáy. Chúng cung cấp đến 57% tổng sản lượng cá được phép khai thác trong toàn vùng. Trong mỗi mẻ lưới thường bắt gặp khoảng trên 40 loài cá khác nhau. Trong số các loài thường đánh được, các loài sau đây có tỷ lệ sản 63
- lượng cao gồm cá Đù Bạc, cá Hồng, cá Mối, cá Trác, cá Lượng, cá Đuối, cá Chim Ấn Độ. b. Sự phân bố nguồn lợi Cá đáy ở vùng biển Đông Nam Bộ phân bố tản mạn, ít hình thành những đàn lớn. Cá Hồng phân bố ở độ sâu từ 10 - 130m, chất đáy cát tập trung nhiều ở phía đông nam và nam bờ biển Đông Nam Bộ và mật độ cao nhất ở khu vực biển phía đông nam Côn Đảo nơi có độ sâu trung bình 50 - 60m. Cá Mối phân bố khắp ở độ sâu từ 20 - 175m ở vùng đông nam xa khỏi bờ biển đồng bằng sông Cửu Long. Cá Sơn dạo phân bố chủ yếu ở vùng khơi Vũng Tàu với độ sâu 40 - 50m. Những loài cá khác không hình thành các khu vực phân bố rõ ràng mà thường sống hỗn hợp với nhau và cho năng suất không cao. c. Trữ lượng và khả năng khai thác (xem bảng 11) 3.3.3.2. Nguồn lợi cá nổi a. Thành phần loài Nguồn lợi cá nổi vùng Biển Đông Nam Bộ không phong phú như biển Trung Bộ nhưng lại tập trung và phân bố những vùng nước nông không xa bờ. Xuất hiện trong sản lượng đánh bắt các loài cá nhỏ sống gần bờ như cá Lầm, cá Trích, cá Cơm, cá Nục cũng như các loài cá có kích thước lớn: Cá Thu, cá Ngừ, cá Sòng, Kiếm sống ở vùng khơi. b. Sự phân bố Vào thời kỳ gió mùa Đông Bắc, cá phân bố nhiều trong các làn nước dưới 40m ở vùng biển Vũng Tàu đến Phan Thiết, quanh Côn Đảo và Phú Quý. Vào mùa gió Tây Nam vùng tây nam và đông nam Côn Đảo xuất hiện các đàn cá có mật độ cao như cá Sòng, cá Nục, cá Trích Mùa cá chính tháng 5 đến tháng 10. c. Trữ lượng và khả năng khai thác (xem bảng 12) 3.3.4. Nguồn lợi cá biển Tây Nam Bộ (vịnh Thái Lan) 3.3.4.1. Nguồn lợi cá đáy a. Thành phần Trong sản lượng khai thác, cá Hồng thường chiếm sản lượng cao (15%), sau đó là cá Sơn dạo (6%), cá Mối (5,8%), cá Hanh (4%), các loài cá khác (cá Kẽm, cá 64
- Hố, cá Lượng, cá Mú, cá Đuối ) có sản lượng thấp hơn nhưng không dưới 1% (Vũ Trung Tạng, 1997). b. Phân bố Cá Hồng phân bố khá rộng nhưng vùng có mật độ cao nằm ở thềm lục địa tây nam bờ Campuchia và tây nam đảo Phú Quốc. Cá Sơn dạo lại gặp nhiều ở vùng phía tây nam của vịnh. Những loài cá khác ít hình thành các bãi tập trung. c. Trữ lượng và khả năng khai thác (xem bảng 11). 3.3.4.2. Nguồn lợi cá nổi Tương tự vùng biển Trung Bộ, nguồn lợi cá nổi của vịnh có phần ưu thế hơn so với cá đáy. Trong thành phần cá nổi, nhóm cá sống ven bờ, ít di cư xa đặc biệt phong phú, nhất là tại vùng nước lân cận đảo Phú Quốc. Trong những khu vực còn lại và nơi sâu hơn 30m, mật độ các nhóm cá này giảm đi rõ rệt. Những cá nổi có kích thước lớn thường sống xa bờ. Cá nổi có tầm quan trọng và cho sản lượng cao là cá Bạc Má, cá Cơm, cá Trích, cá Nục, cá Khế, cá Thu, cá Ngừ Cá Cơm gồm nhiều loài sống thành đàn nhiều ở vùng quanh Phú Quốc. Cá Bạc Má có hai loài thường thay thế nhau là cá Bạc Má thường (Rastrelliger kanagurta) thường xuất hiện trong mùa gió Tây Nam còn trong mùa Đông Bức loài này không thấy xuất hiện mà lại có loài Bạc Má Ba Thú (R.brachysoma). Nhìn chung, mùa khai thác cá nổi trong vịnh chủ yếu từ tháng 2 đến tháng 5 và từ tháng 10 đến tháng 12. Riêng ở vùng biển phía tây Cà Mau mùa cá chính kéo dài từ tháng 2 đến tháng 6. Trong năm, thời kỳ hoạt động của gió mùa Đông Bắc là mùa vụ khai thác cá nổi trong vịnh có nhiều thuận lợi và cũng trong thời gian này cá Trích, cá Mòi, cá Cơm là những đối tượng rất phong phú. Trữ lượng và khả năng khai thác xem trong bảng 47. Tóm lại: Theo chuyên khảo Biển Việt nam (1994), với diện tích khoảng 495.937km2, trữ lượng cá đáy ở biển Việt nam (chưa tính đến khu vực biển sâu) là 1.029.041 tấn, mật độ trung bình 2,07 tấn/km2. Vùng biển Đông Nam bộ có diện tích khai thác lớn nhất và trữ lượng cá đáy cao nhất chiếm tới 67,90% tổng trữ lượng. 65
- Bảng 13: Trữ lượng và khả năng khai thác cá biển Việt nam (Chuyên khảo Biển Việt nam, 1994) Trữ lượng Khả năng khai thác Tỷ lệ Vùng biển Loài cá Tỷ lệ Tỷ lệ Tấn Tấn (%) (%) (%) Cá nổi 39.00 83,3 156.000 83,0 Vịnh Bắc bộ (nửa Cá đáy 48.409 16,7 31.364 17,0 16,9 phía Tây) Tổng 438.409 100,0 187,364 100,0 Cá nổi 500.000 89,0 200.000 89,0 Miền Trung Cá đáy 61.646 11,0 24.658 11,0 20,3 Tổng 561.646 100,0 224.658 100,0 Cá nổi 524.000 42,9 209.600 42,9 Đông Nam bộ Cá đáy 698.307 57,1 279.323 57,1 44,1 Tổng 1.222.307 100,0 488.923 100,0 Cá nổi 316.000 62,0 126.000 62,0 Tây Nam bộ Cá đáy 190.679 38,0 76.272 38,0 18,3 Tổng 506.679 100,0 202.272 100,0 Gò nổi Cá nổi 10.000 100,0 4.000 100,0 0,4 Cá nổi 1.740.000 63,0 695.00 62,8 Tổng cộng Cá đáy 1.029.041 37,0 411.617 37,2 100,0 Toàn bộ 2.769.041 100,0 1.107.217 100,0 Trữ lượng cá đáy ở vùng biển Tây Nam bộ và nhất là vịnh Bắc Bộ bị giảm sút rõ rệt, năng suất khai thác trong những năm gần đây giảm đối với các loại tàu có sức kéo khác nhau. Có nhiều nguyên nhân, song có lẽ do việc khai thác chưa hợp lý trong thời gian qua đã ảnh hưởng tới trữ lượng ở hai vùng này. Trữ lượng cá nổi biển Việt nam được xác định (chưa tính vùng biển sâu và các gò nổi ngoài khơi) là 1.730.000 tấn. Hàng năm có khả năng khai thác tối đa 692.000 tấn. Khả năng khai thác cá nổi lớn nhất là vùng biển Đông Nam Bộ và Miền Trung. 66
- Từ bảng 48 cho thấy trữ lượng cá biển Việt nam ước tính khoảng 2.770.000 tấn, khả năng khai thác 1.108.000 tấn. Vùng biển đông nam bộ là vùng biển có có trữ lượng và khả năng khai thác lớn nhất, chiếm tới 44,1% toàn quốc, sau đó là Tây Nam bộ (18,3%), khu vực miền Trung (20,3%) vịnh bắc bộ (16,9%) và thấp nhất là vùng gò nổi (0,4%). Tuy nhiên theo Vũ Trung Tạng (1997), những kết quả trên chỉ đề cập đến phần nguồn lợi cá chủ yếu ở những vùng nước nông, gần bờ. Trong tương lai nghề cá chắc chắn phải vươn khơi ra các vùng nước sâu xa bờ. Theo ước tính của FAO cho vùng nước Đông Nam á đã chỉ rằng, cá đáy ở phạm vi độ saua từ 0 đến 500m kề lục địa với diện tích khai thác khoảng 1.300.000km2 có thể đạt đến 4.035.000 tấn, còn sản lượng khai thác hữu hiệu là 2.020.000 tấn. Vùng khai thác cá nổi có diện tích lớn hơn khoảng 1.660.000 km2 với mật độ trung bình 3,1 tấn/km2, trữ lượng tối đa được tính là 5.160.000 tấn. Do đó hàng năm sản lượng khai thác hữu hiệu có thể đạt khoảng 2.065.000 tấn. Chính vì việc khai thác từ trước đến nay tập trung cao ở vùng nước nông, ven bờ, nơi chỉ chiếm khoảng 17% diện tích khai thác hữu hiệu, cho nên không chỉ không làm tăng sản lượng mà còn là nguy cơ gây ra sự suy giảm trữ lượng và đa dạng sinh học của biển. Hơn thế nữa, ngư cụ lạc hậu, độ chọn lọc kém, chất nổ còn dùng trong đánh cá còn phổ biến trên mọi vùng biển chưa được ngăn chặn một cách hữu hiệu là những nguy cơ huỷ hoại nguồn lợi. Trong khi phần lớn vùng biển, từ độ sâu 30 - 50m, đến 100m là nơi tập trung của nhiều đàn cá có kích thước lớn, giá trị kinh tế cao mà nghề cá nước ta chưa vươn tới. Theo quy hoạch phát triển ngành Thuỷ sản đến năm 2010, khả năng khai thác cho phép của các vùng: - Vịnh Bắc Bộ: 272.500 tấn, chiếm tỷ lệ : 16,3% - Miền Trung: 242.600 tấn, chiếm tỷ lệ : 14,5% - Đông Nam bộ: 830.400 tấn, chiếm tỷ lệ 49,7%. - Tây Nam bọ: 202.300 tấn, chiếm tỷ lệ 12,1% - Cá nổi đại dương toàn vùng biển: 120.000 tấn, chiếm tỷ lệ: 7,2%. (Nguồn: Bộ Thuỷ Sản) 67
- 3.4. Những hoạt động kinh tế của con người ảnh hưởng đến nguồn lợi Thủy sản 3.4.1. Khai thác quá mức và không hợp lý Việc khai thác quá mức các nguồn lợi hải sản gây sự mất cân bằng sinh thái trong hệ rạn san hô đã được đề cập tới trong phần trên, nhiều loại đặc sản trên rạn san hô ở các vùng ven bờ đã có nguy cơ bị tuyệt giống. Đây là một tổn thất về khoa học và kinh tế kể cả trước mắt và lâu dài. Song nguy hiểm nhất vẫn là các hình thức khai thác mang tính huỷ diệt. Ở hầu hết các vùng biển ven bờ (chỉ trừ Tây Nam Bộ), đánh cá bằng thuốc nổ vẫn còn phổ biến, gây nên sự tàn phá rất lớn tới cấu trúc và sinh thái rạn san hô. Việc sử dụng độc tố tương đối phổ biến ở Cô Tô và Bạch Long Vĩ, Côn Đảo gây ô nhiễm môi trường đáy, huỷ diệt quần xã, gây tác động cực kỳ nguy hiểm và lâu dài. Nguồn lợi Bào Ngư bị giảm sút ở Cô Tô và Bạch Long Vĩ, có liên quan tới việc khai thác cá bằng chất độc trong khoảng 5 năm qua. Do bị khai thác quá mức và bằng các công cụ huỷ diệt đã khiến cho cá rạn thưa thớt không đủ số liệu để duy trì cân bằng cho quần xã rạn san ho. Hậu quả sinh thái sẽ xảy ra. Việc khai thác san hô cảnh phổ biến ở vùng Nam Trung bộ và vùng Quảng Ninh - Hải Phòng cũng gây tác hại đến quần xã rạn san hô và môi trường sống trên rạn gây bất lợi về tính cân bằng sinh thái. Việc khai thác vật liệu san hô cho xây dựng sẽ làm phá vỡ cân bằng động lực bờ và tình trạng xói lở bờ biển xảy ra cũng như làm mất ổ sinh thái của một số nguồn lợi sinh vật đáy như hải sâm và thân mềm ở các bãi triều san hô chết, đồng thời tăng cường lắng đọng trầm tích trên rạn gây hại cho san hô. 3.4.2. Hoạt động du lịch không hợp lý: Du lịch biển tuy chỉ mới bắt đầu ở Việt nam nhưng đã gây tác động xấu đến rạn san hô. Điều này nguy hiểm là hiểu biết về du lịch sinh thái của các cơ sở làm du lịch còn rất thấp. Tại Hòn Mun (Nha Trang) nơi được đề xuất làm công viên biển khai thác rạn cho du lịch lặn đang nhộn nhịp. Việc thả neo liên tục trên rạn của một số dung lượng lớn tàu thuyền đã tiêu diệt rạn san hô trong thời gian ngắn. Rác thải cũng trở thành vấn đề trên các rạn san hô quanh đảo. Với đà phát triển du lịch 68