Bài giảng Kinh tế chính trị - Chương 3: Sản xuất giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường - Ngô Quế Lân

pdf 9 trang Gia Huy 19/05/2022 3050
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Kinh tế chính trị - Chương 3: Sản xuất giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường - Ngô Quế Lân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_kinh_te_chinh_tri_chuong_3_san_xuat_gia_tri_thang.pdf

Nội dung text: Bài giảng Kinh tế chính trị - Chương 3: Sản xuất giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường - Ngô Quế Lân

  1. 16/03/2020 CHƯƠNG 3: SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ Giảng viên: Ngô Quế Lân lan.ngoque@hust.edu.vn Năm học 2018 - 2019 Phạm vi của Học thuyết giá trị thặng dư o Câu hỏi cơ bản đặt ra khi nghiên cứu nền kinh tế: “Mô hình tổ chức sản xuất kinh tế của xã hội loài người là như thế nào ?” o Câu trả lời: Như đã nghiên cứu tại Chương 2, lịch sử trải qua mô hình “Sản xuất tự cung tự cấp” và “Sản xuất hàng hóa ” NỀN NỀN KINH TẾ KINH TẾ THỊ NỀN TRƯỜNG KINH TẾ HÀNG TỰ HÓA NHIÊN SẢN XUẤT HÀNG HÓA để BÁN, TRAO ĐỔI SẢN XUẤT TỰ CUNG, TỰ CẤP Chương 3: SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Học phần KINH TẾ CHÍNH TRỊ Phạm vi của Học thuyết giá trị thặng dư o Câu hỏi tiếp theo: “Nền sản xuất hàng hóa phát triển cao nhất trong thời kỳ nào ?” PTSX Cộng sản chủ nghĩa PTSX Tư bản chủ nghĩa PTSX Phong kiến PTSX Chiếm hữu nô lệ PTSX Cộng sản nguyên thủy Thời kỳ tồn tại nền sản xuất hàng hóa Chương 3: SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Học phần KINH TẾ CHÍNH TRỊ - SSH 1121 1
  2. 16/03/2020 Phạm vi của Học thuyết giá trị thặng dư o Câu trả lời: “Nền sản xuất hàng hóa phát triển cao nhất là Nền kinh tế thị trường trong PTSX Tư bản chủ nghĩa ?” PTSX Cộng sản chủ nghĩa PTSX Tư bản chủ nghĩa PTSX Phong kiến PTSX Chiếm hữu nô lệ PTSX Cộng sản nguyên thủy Chương 3: SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Học phần KINH TẾ CHÍNH TRỊ - SSH 1121 Nội dung cơ bản của Chương 3 1. Sự chuyển hóa tiền thành tư bản 2. Quá trình sản xuất giá trị thặng dư 3. Một số quy luật của chủ nghĩa tư bản 4. Các hình thái biểu hiện của Tư bản và Giá trị thặng dư 5. Sự phân chia Giá trị thặng dư giữa các loại hình Tư bản 1. Sự chuyển hóa tiền thành tư bản o Câu hỏi đầu tiên đặt ra khi nghiên cứu PTSX Tư bản chủ nghĩa là: “Tư bản được hình thành từ đâu ???” o Câu trả lời: Dựa trên phép biện chứng duy vật, theo đó vận động là phương thức tồn tại và bộc lộ bản chất của mọi sự vật => Tư bản được hình thành từ sự vận động của các nhân tố kinh tế trên thị trường Chương 3: SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Học phần KINH TẾ CHÍNH TRỊ - SSH 1121 2
  3. 16/03/2020 1. Sự chuyển hóa tiền thành tư bản 1.1 Công thức chung của tư bản o Hai công thức lưu thông: Hàng - Tiền - Hàng, viết tắt là H - T - H’ Tiền - Hàng - Tiền, viết tắt là T - H - T’ o Công thức chung của tư bản được xác định là: T - H - T’ với T’ > T, bởi vì: - Mục đích của công thức này là thặng dư (kinh tế), chứ không phải tiêu dùng - Xu thế vận động của công thức này là không giới hạn, nên mới đại diện được cho một phương thức sản xuất Chương 3: SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Học phần KINH TẾ CHÍNH TRỊ - SSH 1121 1. Sự chuyển hóa tiền thành tư bản 1.2 Tư bản o Khái niệm: Về hình thức, Tư bản là giá trị nhằm mục đích mang lại giá trị thặng dư o Câu hỏi đặt ra: Tư bản vận động theo công thức chung T - H - T’, vậy tại sao T’ > T , nói cách khác T = T’ – T từ đâu mà có ??? Chương 3: SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Học phần KINH TẾ CHÍNH TRỊ - SSH 1121 1. Sự chuyển hóa tiền thành tư bản 1.3 Mâu thuẫn công thức chung của tư bản T - H - T’ o Xét trong lưu thông => tức là xét việc mua bán, trao đổi thuần túy - Nếu trao đổi ngang giá => T - H - T’ thì T’ = T => không có T - Nếu trao đổi không ngang giá => “Mua rẻ bán đắt” => Tồn tại người có được T, nhưng được của người này là mất của người khác => Xét tổng thể xã hội, không thể có T => Kết luận (1): “Lưu thông thuần túy không tạo nên giá trị thặng dư” 3
  4. 16/03/2020 1. Sự chuyển hóa tiền thành tư bản 1.3 Mâu thuẫn công thức chung của tư bản T - H - T’ o Xét ngoài lưu thông => tức là bỏ qua mọi hành vi mua bán, trao đổi => Các yếu tố đầu vào không thể kết nối được với nhau => Không thể xuất hiện các quá trình kinh tế => không thể có T => Kết luận (2): “Giá trị thặng dư không thể được tạo ra từ ngoài lưu thông” tức là “Giá trị thặng dư chỉ có thể được tạo ra từ trong lưu thông” Chương 3: SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Học phần KINH TẾ CHÍNH TRỊ - SSH 1121 1. Sự chuyển hóa tiền thành tư bản 1.3 Mâu thuẫn công thức chung của tư bản T - H - T’ o Như vậy, tổng hợp lại: - Xét trong lưu thông, có KL (1): “Lưu thông thuần túy không tạo nên GTTD” - Xét ngoài lưu thông, có KL (2): “GTTD chỉ có thể được tạo ra từ trong lưu thông” o Do đó, mâu thuẫn là: “Dường như lưu thông vừa tạo nên giá trị thặng dư, lại vừa không tạo nên giá trị thặng dư” (K.Marx) Chương 3: SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Học phần KINH TẾ CHÍNH TRỊ - SSH 1121 2. Quá trình sản xuất Giá trị thặng dư o Câu hỏi đặt ra: - Giải quyết mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản T - H - T’ như thế nào ? - Vì sao T’ lớn lên so với T, giá trị thặng dư được tạo ra như thế nào ? Chương 3: SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Học phần KINH TẾ CHÍNH TRỊ - SSH 1121 4
  5. 16/03/2020 2. Quá trình sản xuất Giá trị thặng dư o Câu hỏi đặt ra: - Giải quyết mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản T - H - T’ như thế nào ? - Vì sao T’ lớn lên so với T, giá trị thặng dư được tạo ra như thế nào ? o Phương pháp luận giải quyết vấn đề này: - Vì quá trình mua bán không tạo nên GTTD => phải xem xét quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào để sản xuất - Tiền (T) không thể tự lớn lên => phải xem xét trong các yếu tố đầu vào (H), có gì đặc biệt để tạo nên GTTD Chương 3: SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Học phần KINH TẾ CHÍNH TRỊ - SSH 1121 2. Quá trình sản xuất Giá trị thặng dư o Câu trả lời của K.Marx: Theo học thuyết giá trị (chương 2), đã chứng minh rằng chỉ Lao động tạo nên giá trị hàng hóa => giá trị thặng dư có được từ sản xuất kinh doanh hàng hóa cũng phải có nguồn gốc từ LAO ĐỘNG Chương 3: SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Học phần KINH TẾ CHÍNH TRỊ - SSH 1121 2. Quá trình sản xuất Giá trị thặng dư 2.1 Lý luận về hàng hóa Sức lao động o Khái niệm sức lao động: SLĐ là toàn bộ thể lực và trí lực của con người, có thể phát huy tác dụng vào SX o Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa: - Người lao động được tự do thân thể (ĐK cần) - Người lao động bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất (ĐK đủ) Chương 3: SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Học phần KINH TẾ CHÍNH TRỊ - SSH 1121 5
  6. 16/03/2020 2. Quá trình sản xuất Giá trị thặng dư 2.1 Lý luận về hàng hóa Sức lao động => Như vây, trong lịch sử, SỨC LAO ĐỘNG trở thành hàng hóa phổ biến PTSX Cộng sản chủ nghĩa nhất là trong PTSX Tư bản chủ nghĩa PTSX Tư bản chủ nghĩa => Vì khi đó, người lao động bắt đầu PTSX Phong được tự do thân thể, nhưng vẫn kiến không có Tư liệu sản xuất PTSX Chiếm hữu nô lệ PTSX Cộng sản nguyên thủy Chương 3: SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Học phần KINH TẾ CHÍNH TRỊ - SSH 1121 2. Quá trình sản xuất Giá trị thặng dư 2.1 Lý luận về hàng hóa Sức lao động o Giá trị của hàng hóa sức lao động: Là hao phí lao động xã hội để tái sản xuất sức lao động. Chương 3: SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Học phần KINH TẾ CHÍNH TRỊ - SSH 1121 2. Quá trình sản xuất Giá trị thặng dư 2.1 Lý luận về hàng hóa Sức lao động o Giá trị của hàng hóa sức lao động: Là hao phí lao động xã hội để tái sản xuất sức lao động. Bao gồm 03 bộ phận: - Giá trị hàng hóa tiêu dùng để thỏa mãn nhu cầu vật chất của người lao động - Giá trị hàng hóa tiêu dùng để thỏa mãn nhu cầu tinh thần của người lao động - Giá trị hàng hóa tiêu dùng để góp phần nuôi gia đình của người lao động Chương 3: SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Học phần KINH TẾ CHÍNH TRỊ - SSH 1121 6
  7. 16/03/2020 2. Quá trình sản xuất Giá trị thặng dư 2.1 Lý luận về hàng hóa Sức lao động o Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động: - Công dụng đặc biệt: Khi mua và sử dụng hàng hóa sức lao động, giá trị này không mất đi, thậm chí còn tạo nên: Giá trị mới > Giá trị của SLĐ đã sử dụng - Nguyên nhân: Vì sức lao động chứa đựng kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ, sức sáng tạo, trí tuệ, chất xám của người lao động Chương 3: SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Học phần KINH TẾ CHÍNH TRỊ - SSH 1121 2. Quá trình sản xuất Giá trị thặng dư 2.2 Bản chất, nguồn gốc của Giá trị thặng dư o Thực chất quá trình chuyển hóa trong công thức chung của tư bản Sức lao động (V) ===> Giá trị mới (= ???) T – H chuyển hóa thành H’ – T’ Tư liệu sản xuất (C) ===> Giá trị cũ (= ???) Chương 3: SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Học phần KINH TẾ CHÍNH TRỊ - SSH 1121 2. Quá trình sản xuất Giá trị thặng dư 2.2 Bản chất, nguồn gốc của Giá trị thặng dư o Thực chất quá trình chuyển hóa trong công thức chung của tư bản Sức lao động (V) ===> Giá trị mới (V + M) T – H chuyển hóa thành H’ – T’ Tư liệu sản xuất (C) ===> Giá trị cũ ( C ) Giá trị của H là ( C + V ) < Giá trị của H’ là ( C + V + M ) Chương 3: SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Học phần KINH TẾ CHÍNH TRỊ - SSH 1121 7
  8. 16/03/2020 2. Quá trình sản xuất Giá trị thặng dư 2.2 Bản chất, nguồn gốc của Giá trị thặng dư o Ba kết luận về giá trị thặng dư (GTTD) - KL (1): Giá trị thặng dư (m) là một phần của giá trị mới (v+m) do lao động của công nhân tạo ra, dôi ra ngoài giá trị SLĐ (v), và bị nhà tư bản chiếm đoạt - KL (2): Về mặt chất, giá trị thặng dư (m) là một quan hệ xã hội, phản ánh quan hệ bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân làm thuê - KL (3): Trong chủ nghĩa tư bản, thời gian lao động trong ngày được chia thành hai phần, bao gồm: Thời gian lao động tất yếu (t) & Thời gian lao động thặng dư (t’) Chương 3: SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Học phần KINH TẾ CHÍNH TRỊ - SSH 1121 2. Quá trình sản xuất Giá trị thặng dư 2.2 Bản chất, nguồn gốc của Giá trị thặng dư o Ba kết luận về Giá trị thặng dư (GTTD) - KL (3): Trong CNTB, thời gian lao động trong ngày được chia thành 02 phần + TGLĐ tất yếu (t): thời gian lao động để tạo nên giá trị (v) bù đắp giá trị SLĐ + TGLĐ thặng dư (t’): thời gian lao động để tạo nên GTTD (m) t GTTD (m) là tái tạo giá trị SLĐ (v) kết quả từ thời t’ gian lao động không công của tạo ra thêm GTTD (m) công nhân Chương 3: SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Học phần KINH TẾ CHÍNH TRỊ - SSH 1121 2. Quá trình sản xuất Giá trị thặng dư 2.3 Tỷ suất giá trị thặng dư & Khối lượng giá trị thặng dư o Tỷ suất giá trị thặng dư (m’) - Công thức: m’ = m (%) ==> m’ = t’ (%) v t - Ý nghĩa: tỷ suất GTTD (m’) phản ánh trình độ bóc lột của nhà tư bản o Khối lượng giá trị thặng dư (M) - Công thức: M = m’ x V - Ý nghĩa: khối lượng GTTD (M) phản ánh quy mô bóc lột của nhà tư bản Chương 3: SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Học phần KINH TẾ CHÍNH TRỊ - SSH 1121 8
  9. 16/03/2020 Một số điều cần lưu ý o Tư bản là thứ có giá trị, và được sử dụng với mục đích để tạo nên giá trị thặng dư o Trong CNTB, sức lao động là một hàng hóa đặc biệt, vì khả năng tạo nên giá trị mới, lớn hơn giá trị của chính nó. Sức lao động là cơ sở tạo nên giá trị thặng dư o Giá trị thặng dư phản ánh sự chiếm đoạt của nhà Tư bản đối với CN làm thuê o Cơ sở để nhà Tư bản chiếm đoạt GTTD là do chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Đó là nguồn gốc tạo nên sự bất bình đẳng trong Chủ nghĩa Tư bản o Tỷ suất GTTD và Khối lượng GTTD là chỉ số lượng hóa, phản ánh sự bóc lột trong Chủ nghĩa Tư bản Chương 3: SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Học phần KINH TẾ CHÍNH TRỊ - SSH 1121 KẾT THÚC BÀI GIẢNG VỀ TƯ BẢN & GIÁ TRỊ THẶNG DƯ SINH VIÊN LƯU Ý, TÌM HIỂU TRƯỚC BÀI TIẾP THEO LÀ NỘI DUNG VỀ HAI PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ 9