Bài giảng Kinh tế công cộng - Chương 5: Lựa chọn công cộng

pdf 24 trang Gia Huy 19/05/2022 3490
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kinh tế công cộng - Chương 5: Lựa chọn công cộng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_kinh_te_cong_cong_chuong_5_lua_chon_cong_cong.pdf

Nội dung text: Bài giảng Kinh tế công cộng - Chương 5: Lựa chọn công cộng

  1. Chương 5: LỰA CHỌN CÔNG CỘNG 5.1. Cơ chế ra quyết định công cộng 5.2. Lựa chọn công cộng theo nguyên tắc biểu quyết đa số 5.3. Một số vấn đề kinh tế chính trị khác
  2. 5.1. CƠ CHẾ RA QUYẾT ĐỊNH CÔNG  Cơ chế ra quyết định ở khu vực tƣ nhân  Cơ chế ra quyết định trong khu vực công + Mô hình dân chủ trực tiếp + Mô hình dân chủ đại diện và cơ chế ra quyết định công cộng + Những vấn đề của việc ra quyết định công
  3. CƠ CHẾ RA QUYẾT ĐỊNH Ở KHU VỰC TƢ NHÂN  Giới hạn xem xét: việc ra quyết định về việc cung cấp hàng hóa và phân bổ nguồn lực  Ở KVTN: việc ra quyết định về cung cấp hàng hóa tƣ nhân (Hàng hóa nào đƣợc cung cấp? Khối lƣợng bao nhiêu? Cung cấp nhƣ thế nào) đƣợc thực hiện thông qua thị trường và đƣợc dẫn dắt bởi hệ thống giá cả. + Vai trò của giá cả: truyền thông tin, điều chỉnh hành vi của ngƣời sản xuất và tiêu dùng; kết nối sản xuất và tiêu dùng. + Tính chất của việc ra quyết định: tính cá nhân; giao dịch tự nguyện; thỏa mãn sở thích cá nhân, không bỏ qua sở thích thiểu số.
  4. RA QUYẾT ĐỊNH Ở KHU VỰC CÔNG CỘNG  Đối tƣợng ra quyết định: về cung cấp HHCC và phân bổ nguồn lực tƣơng ứng; các chính sách công  Mô hình dân chủ trực tiếp: Khó thực hiện khi quy mô cộng đồng lớn, chi phí thƣơng lƣợng, dàn xếp, giám sát cao.  Mô hình dân chủ đại diện: +Chủ thể đích thực của việc ra quyết định: ngƣời dân + Ngƣời trực tiếp tham gia ra quyết định: ngƣời đại diện của dân (các nhà chính trị) + Cơ chế ra quyết định: quyết định tập thể thông qua cơ chế biểu quyết hay bỏ phiếu đa số. + Triển khai thực thi quyết định: công chức và bộ máy hành chính
  5. SƠ ĐỒ RA QUYẾT ĐỊNH CÔNG
  6. CHU TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH CÔNG CỘNG
  7. NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH CÔNG CỘNG  Bầu cử: + là một phƣơng thức biểu quyết đa số để lựa chọn các chính khách + Kết quả bầu cử phụ thuộc vào: cơ chế cạnh tranh và quyền lực của cử tri; tỷ lệ tham gia của cử tri; khả năng có thông tin của cử tri; hoạt động của các nhóm lợi ích  Quyết định của chính khách: + khám phá sở thích của cử tri mà mình đại diện + Tổng hợp các sở thích của các cử tri + Động cơ của chính khách và tác động của nhóm lợi ích
  8. NHỮNG VẤN ĐỀ  Vấn đề biểu quyết: Mục tiêu: lựa chọn quyết định nhất quán (ổn đinh) và hiệu quả + Cơ chế biểu quyết đa số: có thể ra quyết định không nhất quán và hiệu quả + Có thể bỏ qua lợi ích của các nhóm thiểu số  Bộ máy hành chính của các công chức: + Công chức: những ngƣời đƣợc các chính khách bổ nhiệm làm việc ở các cơ quan công quyền nhà nƣớc + Có nhiệm vụ triển khai các chƣơng trình chi tiêu và chính sách công do các chính khách lựa chọn, biến chúng thành những kết quả cụ thể + các vấn đề (NC kỹ ở chƣơng 5)  Về các nhóm lợi ích (Thảo luận)
  9. 5.2. VẤN ĐỀ BIỂU QUYẾT ĐA SỐ  Cơ sở: khó thực hiện nguyên tắc nhất trí hoàn toàn  Nghich lý xoay vòng trong biểu quyết =>Có thể dẫn đến những lựa chọn thiếu nhất quán  Định lý cử tri trung gian: cho thấy quyết định đƣợc lựa chọn có thể tùy thuộc vào sở thích của một ngƣời (cử tri trung gian), do đó, có thể không hiệu quả
  10. NGHỊCH LÝ XOAY VÒNG TRONG BIỂU QUYẾT Giả sử có 3 cử tri cần ra một quyết định chung: lựa chọn địa điểm đi tham quan tập thể. Thứ tự ƣu tiên theo sở thích của từng ngƣời đƣợc thể hiện nhƣ trong bảng dƣới đây. Trong trƣờng hợp này: địa điểm nào sẽ đƣợc lựa chọn theo phƣơng thức biểu quyết đa số? Thứ tự ưu Cử tri A Cử tri B Cử tri C tiên 1 Sa Pa Tam Đảo Đồ Sơn 2 Tam Đảo Đồ Sơn Sa Pa 3 Đồ Sơn Sa Pa Tam Đảo
  11. NGHỊCH LÝ XOAY VÒNG TRONG BIỂU QUYẾT  Biểu quyết cặp đôi: + Lựa chọn giữa P/a “Sa Pa” & “Tam Đảo”: “Sa Pa” đƣợc A và C ủng hộ, tức đƣợc 2/3 phiếu ủng hộ, do đó là p/a chiến thắng; Lựa chọn tiếp S với Đ => Đ thắng. + Lựa chọn giữa “Tam Đảo” & “Đồ Sơn”: “Tam Đảo” chiến thắng; Lựa chọn tiếp T với S => S thắng. + Lựa chọn giữa “Đồ Sơn” & “Sa Pa”: “Đồ Sơn” chiến thắng; Lựa chọn tiếp Đ với T => T thắng.  KL: 1. Không có một kết cục duy nhất đƣợc chọn 2. Kết cục đƣợc chọn tùy thuộc vào trình tự biểu quyết 3. Chi phối đƣợc trình tự biểu quyết, có thể chi phối đƣợc kết quả biểu quyết.  Lựa chọn cá nhân là nhất quán nhƣng cả cộng đồng thì không nhất quán. Đó là nghịch lý biểu quyết hay biểu quyết xoay vòng
  12. ĐỊNH LÝ CỬ TRI TRUNG GIAN  Vấn đề biểu quyết: + lựa chọn một trong các phƣơng án thay thế nhau + các phƣơng án này có thể sắp xếp theo một trật tự tuyến tính (trật tự trƣớc sau theo một chiều từ trái sang phải)  Cử tri trung gian: ngƣời có sở thích trung dung, đứng giữa trong tập hợp toàn bộ cử tri. Khi sắp xếp các cử tri phù hợp với các phƣơng án mà họ ƣa thích nhất, sẽ có nửa cử tri trong số các cử tri còn lại nằm bên trái cử tri trung gian, nửa còn lại nằm bên phải cử tri trung gian.
  13. ĐỊNH LÝ CỬ TRI TRUNG GIAN  Định lý: Khi các phƣơng án đƣợc đƣa ra để lựa chọn có thể sắp theo một trật tự tuyến tính, sở thích của các cử tri đều là sở thích đỉnh đơn, việc biểu quyết theo nguyên tắc đa số luôn mang lại một kết quả ổn định. Phƣơng án đƣợc lựa chọn chính là p/a mà ngƣời cử tri trung gian ƣa thích nhất.  Ví dụ: có (2n + 1) cử tri, mỗi ngƣời có một phƣơng án ƣa thích nhất. Các p/a đƣợc sắp xếp theo một trật tự từ trái sang phải (p/a m nằm bên trái p/a n nếu m < n). Giả sử cử tri k là ngƣời có p/a ƣa thích nhất là p/a k.
  14. ĐỊNH LÝ CỬ TRI TRUNG GIAN Cử tri trung gian là cử tri thứ n +1. So với bất kỳ p/a k nào khác, p/a (n +1)luôn là p/a chiến thắng trong biểu quyết đa số. Lý do: (n+1) luôn đƣợc ít nhất (n+1) phiếu ủng hộ (trong tổng số 2n +1 phiếu) (Sinh viên tự chứng minh)  Kết quả: + có 1 p/a duy nhất chiến thắng. + P/a đó chính là p/a mà cử tri trung gian ƣa thích nhất. + P/a (n+1) mà cử tri trung gian ƣa thích nhất phản ánh sự lựa chọn tối ƣu của ngƣời này. Nó cho phép tối đa hóa lợi ích ròng của anh (chị) ta. Song đó không chắc chắn là p/a hiệu quả đối với xã hội
  15. ĐỊNH LÝ CỬ TRI TRUNG GIAN  Điều kiện để định lý cử tri trung gian có hiệu lực: +Các phƣơng án chỉ đƣợc xét trên một đặc tính duy nhất (không gian một chiều)=> sắp xếp đƣợc theo một trật tự từ trái sang phải + Số cử tri là lẻ và tất cả mọi ngƣời đều tham gia biểu quyết. + Nếu số cử tri tham gia b/q là chẵn =>p/a đƣợc lựa chọn không rõ ràng, nằm ở khoảng mà 2 ngƣời cử tri đứng giữa ƣa thích + Sở thích của các cử tri là sở thích đỉnh đơn
  16. SỞ THÍCH ĐỈNH ĐƠN VÀ SỞ THÍCH ĐỈNH KÉP  “Đỉnh” trong sở thích của một cá nhân là một điểm mà tại đó mọi điểm lân cận đều ít đƣợc ƣa thích hơn  Sở thích đỉnh đơn: sở thích chỉ có một đỉnh. Di chuyển ra khỏi đỉnh (kết cục đƣợc ƣa thích nhất) theo mọi hƣớng đều khiến độ thỏa dụng giảm xuống  Sở thích đỉnh kép: Sở thích có hơn một đỉnh. Khi di chuyển khỏi kết cục đƣợc ƣa thích nhất, độ thỏa dụng thoạt tiên giảm xuống, sau đó lại một lần nữa đi lên.
  17. SỞ THÍCH ĐỈNH ĐƠN VÀ SỞ THÍCH ĐỈNH KÉP  Khi tồn tại sở thích đỉnh kép, nghịch lý biểu quyết có thể xảy ra. + Ở ví dụ đã nêu (phần nghịch lý b/q), giả sử trật tự sắp xếp các p/a từ trái sang phải là Sa pa, Tam Đảo, Đồ Sơn thì A, B là các cử tri có sở thích đỉnh đơn, C có sở thích đỉnh kép + Nếu ƣu tiên trong sở thích của C là 1.Đồ Sơn; 2.Tam Đảo; 3. Sa Pa=> sở thích của C là đỉnh đơn. Nghịch lý không xảy ra. (Câu hỏi: p/a nào là p/a chiến thắng?)
  18. VÍ DỤ 4 3 Sa Pa 2 Tam Đảo Đồ Sơn Mức Lợi ích Lợi Mức 1 0 Cử tri 1 Cử tri 2 Cử tri 3
  19. Kenneth Joseph Arrow, sinh ngày 23/4/1921 (hiện 90 tuổi) Institution Stanford University, New York City, USA Các giải thƣởng:  John Bates Clark Medal (1957)  Nobel Prize in Economics (1972)  von Neumann Theory Prize (1986)  National Medal of Science (2004)
  20. ĐỊNH LÝ VỀ TÍNH KHÔNG THỂ CỦA ARROW  Câu hỏi: Có thể thiết lập đƣợc một quy tắc ra quyết định tập thể cho phép luôn luôn lựa chọn đƣợc một p/a hợp lý hay không?  Quy tắc ra quyết định tập thể lý tƣởng phải có: + Tính bắc cầu: nếu tập thể thích A hơn B, thích B hơn C thì nó phải thích A hơn C. + Tính phi độc tài: không xác định sở thích tập thể bằng sở thích của một cá nhân + Tính độc lập với các p/a không thích hợp: Việc đƣa thêm một p/a mới không đƣợc ảnh hƣởng đến trật tự xếp hạng ban đầu của tập thể về các p/a cũ
  21. ĐỊNH LÝ VỀ TÍNH KHÔNG THỂ CỦA ARROW + Tiêu chuẩn Pareto: nếu mọi cá nhân đều thích A hơn B, thì trật tự xếp hạng của tập thể cũng phải chứng tỏ A đƣợc ƣa thích hơn B + Phạm vi không hạn chế: phƣơng pháp lựa chọn tập thể cần áp dụng đƣợc cho mọi trƣờng hợp, bất kể sở thích của các cá nhân là nhƣ thế nào.
  22. ĐỊNH LÝ VỀ TÍNH KHÔNG THỂ CỦA ARROW  Kenneth Arrow (giải Nobel 1972) chứng minh rằng: Khi có nhiều hơn 2 phƣơng án để lựa chọn, không có một quy tắc ra quyết định tập thể nào thỏa mãn đƣợc tất cả các tính chất trên.  Hàm ý: +Các cá nhân có lý trí=> ra quyết định nhất quán +Nhà nƣớc không phải là một cá nhân. Quyết định tập thể có thể không nhất quán.
  23. Arrow’s impossibility theorem  Arrow’s impossibility theorem, the General Possibility Theorem, or Arrow’s paradox, states that, when voters have three or more distinct alternatives (options), no voting system can convert the ranked preferences of individuals into a community-wide (complete and transitive) ranking while also meeting a specific set of criteria.
  24. Nếu có 3 lựa chọn A, B và C, “luật” bầu cử sẽ phải tính xem xã hội xếp hạng A, B, C nhƣ thế nào, nghĩa là xã hội thích cái nào hơn giữa A và B, giữa B và C, và giữa C và A. Luật bầu cử sẽ phải thỏa mãn một số tiên đề nhất định:  Tính nhất trí (còn gọi là hiệu suất Pareto): nếu mỗi ngƣời đều thích A hơn B thì xã hội cũng phải chọn A hơn B.  Không độc tài: xếp hạng của xã hội không thể luôn giống hệt nhƣ xếp hạng của một ngƣời cụ thể nào đó (một ông vua độc tài).  Sự độc lập của các chọn lựa không liên quan (independence of irrelevant alternatives — IIA): việc xã hội xếp hạng A hơn B, hoặc B hơn A có tính độc lập trong các chọn lựa cá nhân.  Tính duy lý: xã hội không thể chấp nhận xếp hạng quẩn quanh theo vòng tròn (A hơn B, B hơn C, và C hơn A). Arrow chứng minh rằng không có hàm nào thỏa cả bốn điều kiện trên, cho dù các cá nhân đều duy lý.