Bài giảng Kinh tế vi mô (Phần 2) (Dành cho chương trình chất lượng cao) - Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư

pdf 88 trang Gia Huy 19/05/2022 3050
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kinh tế vi mô (Phần 2) (Dành cho chương trình chất lượng cao) - Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_kinh_te_vi_mo_phan_2_danh_cho_chuong_trinh_chat_lu.pdf

Nội dung text: Bài giảng Kinh tế vi mô (Phần 2) (Dành cho chương trình chất lượng cao) - Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư

  1. Chương 5 CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ QUYẾT ĐỊNH CUNG ỨNG CỦA DOANH NGHIỆP 5.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 5.1.1. Chi phí kế toán và chi phí kinh tế 5.1.1.1. Khái niệm Chi phí của một hàng hóa là tất cả những gì mà người ta phải bỏ ra để có được hàng hóa đó. Chi phí sản xuất là toàn bộ những phí tổn hoặc tiêu hao mà các cơ sở sản xuất phải bỏ ra để sản xuất và bán hàng hóa, dịch vụ trong mỗi đơn vị thời gian. 5.1.1.2. Phân loại chi phí Tùy theo mục tiêu nghiên cứu khác nhau người ta có cách phân loại chi phí khác nhau, sau đây là một số cách phân loại: Chi phí kế toán và chi phí kinh tế Chi phí hiện (explicit costs) là chi phí được trả trực tiếp bằng tiền, là toàn bộ những khoản chi phí mà doanh nghiệp đã chi tiêu thực sự như: tiền công, tiền lương, tiền chi cho nguyên vật liệu, tiền thuê mặt bằng, . Chi phí ẩn (implicit costs) là chi phí phát sinh khi một doanh nghiệp sử dụng nguồn lực do chính người chủ doanh nghiệp sở hữu.Chi phí này không tạo ra một giao dịch thanh toán bằng tiền mặt. Chi phí ẩn lại được chia làm hai loại: chi phí ẩn hữu hình và chi phí ẩn vô hình. Chi phí cơ hội là giá trị mất đi do không sử dụng nguồn lực vào một mục đích sử dụng tốt nhất bị bỏ qua. Do đó, chi phí cơ hội bao gồm hai loại chi phí hiện và chi phí ẩn. 122
  2. Chi phí kế toán là toàn bộ những khoản chi phí doanh nghiệp chi ra dưới hình thức tiền tệ được phản ánh, ghi chép vào chứng từ, sổ sách, biểu mẫu kế toán theo quy định của pháp luật. Chi phí kế toán còn được gọi là chi phí hiện vì những khoản chi ra được ghi chép đầy đủ. Chi phí kinh tế là tổng cộng của chi phí kế toán với chi phí ẩn. Sự khác nhau giữa chi phí ẩn và chi phí hiện cho chúng ta thấy điểm khác nhau quan trọng giữa phương pháp phân tích doanh nghiệp của nhà kinh tế và của nhà kế toán. Các nhà kinh tế quan tâm đến việc nghiên cứu để đưa ra được các quyết định về sản xuất và giá cả một cách hợp lý, và những quyết định này phải dựa vào cả chi phí hiện và chi phí ẩn, nên các nhà kinh tế phải xem xét cả hai để tính chi phí của doanh nghiệp. Còn các nhà kế toán thì khác, họ làm công việc theo dõi các dòng tiền đi vào và đi ra khỏi doanh nghiệp. Do vậy, họ phải tính tất cả các chi phí hiện nhưng lại thường bỏ qua các chi phí ẩn. Các chi phí chìm (sunk cost) là những khoản chi tiêu đã được thực hiện xong rồi nhưng không thể thu hồi lại. Vì không thể thu hồi nên chi phí chìm không hề có một chút ảnh hưởng nào đối với các quyết định của doanh nghiệp. Như vậy, chúng ta thấy mặc dù chi phí cơ hội luôn bị che dấu nhưng các nhà kinh tế luôn tính nó vào chi phí khi cần đưa ra bất kỳ một quyết định kinh doanh nào. Nhưng các chi phí chìm, là loại chi phí rõ ràng, thấy được nhưng lại không được tính vào chi phí khi họ đưa ra các quyết định kinh doanh. Tác dụng của cách phân loại này Chi phí kế toán giúp ta kiểm soát được các khoản chi phí đã bỏ ra dưới dạng tiền tệ, phục vụ phân tích chi phí. Chi phí kinh tế giúp các nhà quản trị xây dựng chọn lựa phương án trong kinh doanh, quản lý toàn diện các loại chi phí. 123
  3. Chi phí sản xuất và thời gian Nhất thời là ngay tại thời điểm nào đó. Chính vì vậy mà sản lượng sản xuất trong thời điểm nào đó sẽ phụ thuộc vào nguồn lực đang có lúc đó. Do đó, muốn thay đổi sản lượng sản xuất là không thể được. Ngắn hạn là khoảng thời gian đủ ngắn các doanh nghiệp không thể thay đổi được mọi yếu tố đầu vào, mà chỉ có thể thay đổi được một số yếu tố, còn một số yếu tố sản xuất khác cũng như quy mô sản xuất của doanh nghiệp là không thể thay đổi được. Vì vậy, chi phí sản xuất ngắn hạn có loại biến đổi được gọi là chi phí biến đổi (Biến phí) có những chi phí không biến đổi được gọi là chi phí cố định (Định phí).Trong ngắn hạn muốn thay đổi qui mô sản xuất thì doanh nghiệp sẽ thay đổi các yếu tố đầu vào biến đổi. Dài hạn là khoảng thời gian mà các doanh nghiệp có thể thay đổi mọi yếu tố sản xuất, quy mô và số lượng sản phẩm cũng thay đổi. Vì vậy, trong dài hạn mọi chi phí đều là biến phí 5.2. PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG NGẮN HẠN 5.2.1. Các loại chi phí sản xuất trong ngắn hạn 5.2.1.1. Tổng chi phí (TC) Tổng chi phí là tổng số các phí tổn, tiêu hao cần thiết và thấp nhất mà các doanh nghiệp phải chi ra để sản xuất và bán một khối lượng sản phẩm, hàng hóa, hoặc dịch vụ nhất định trong mỗi đơn vị thời gian. Tổng chi phí sản xuất phụ thuộc vào sản lượng với các điều kiện khác không đổi, sản lượng tăng, tổng chi phí sản xuất cũng tăng theo. Sản lượng giảm, tổng chi phí cũng giảm. Hàm tổng chi phí tổng quát có dạng: TC = f (Q) . Hay TC = TFC + TVC 5.2.1.2. Tổng chi phí cố định (TFC) và chi phí biến đổi (TVC) Tổng chi phí cố định là những chi phí không thay đổi về số lượng (quy mô) khi sản lượng biến đổi. Ví dụ: Tiền lãi vay ngân hàng, tiền thuê mặt bằng, máy móc . 124
  4. Hay tổng chi phí cố định là những chi phí không thay đổi về mặt lượng khi người ta không sản xuất, sản xuất ít hay sản xuất sản lượng lớn. Do đó, TFC = TC khi Q = 0 Tổng chi phí biến đổi là những chi phí thay đổi về số lượng khi sản lượng thay đổi. Tức là những chi phí khi sản lượng tăng lên chi phí cũng tăng, sản lượng giảm chi phí giảm, sản lượng bằng không chi phí biến đổi cũng bằng không. Nó bao gồm: Chi phí nguyên, nhiên, vật liệu, tiền lương khấu hao máy móc thiết bị cho sản xuất. Cách tính hàm tổng chi phí biến đổi: TVC = TC - TFC Bảng 5.1: Chi phí sản xuất Điểm Q TC TFC TVC A 0 10 10 0 B 1 22 10 12 C 2 28 10 18 D 3 34 10 24 E 4 41 10 31 G 5 54 10 44 H 6 76 10 66 I 7 111 10 101 K 8 163 10 153 L 9 235 10 225 M 10 330 10 320 125
  5. TC TVC 120 - I 110 - 100 - I 0 90 - H 80 - 70 - 60 - G H 50 - x 40 - E C D x G 30 - B x E 20 - D A x C TFC 10 - B 0 A 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Q Hình 5.1: Đường tổng phí, chi phí cố định, chi phí biến đổi 5.2.1.3. Chi phí trung bình và chi phí biên Chi phí trung bình (AC) là chi phí sản xuất tính bình quân cho một đơn vị sản phẩm hay chi phí trung bình của một sản phẩm là tổng của chi phí trung bình cố định và chi phí trung bình biến đổi tương ứng với mỗi mức sản lượng. TC Cách tính: AC = hay AC = AFC + AVC Q Hình 5.3 cho thấy đường chi phí trung bình có dạng hình chữ U, đáy hình chữ U phản ánh chi phí trung bình thấp nhất (ACmin). Chi phí trung bình cố định (AFC) là chi phí cố định tính bình quân cho một đơn vị sản phẩm. TFC Cách tính: AFC = hay AFC = AC - AVC Q Đường chi phí trung bình cố định (hình 5.3) dốc xuống từ trái sang phải, phản ánh sản lượng càng tăng, chi phí trung bình cố định trên một đơn vị sản phẩm càng giảm. Sản lượng giảm chi phí trung bình cố định cho một sản phẩm tăng lên, khi sản lượng vô cùng lớn chi phí trung bình cố định cho một đơn vị sản phẩm vô cùng bé. 126
  6. Chi phí trung bình biến đổi (AVC) là chi phí biến đổi tính bình quân cho một đơn vị sản phẩm. TVC Cách tính: AVC = Hay AVC = AC - AFC Q Đường chi phí trung bình biến đổi có dạng chữ U lõm, đáy chữ U phản ánh chi phí trung bình biến đổi cực tiểu (AVCmin). Đường chi phí trung bình biến đổi đồng dạng với đường chi phí trung bình AC, nhưng luôn thấp hơn chi phí trung bình một khoảng bằng chi phí trung bình cố định (AFC) hình 5.2. Chi phí biên (MC) là tổng chi phí tăng thêm hoặc tổng chi phí giảm đi khi người ta sản xuất thêm hoặc bớt một đơn vị sản phẩm. Có hai cách tính chi phí biên: Một là, chi phí biên tế điểm được tính bằng đạo hàm bậc nhất của hàm tổng chi phí. dTC dTVC MC = TC, Hay MC = = dQ dQ ΔTC DTVC Hai là, chi phí biên tế đoạn: MC = Hay MC = ΔQ DQ Trong đó: ΔTCn = TCn - TCn-1 ΔQ = Q - Q n n n-1 ΔTVCn = TVCn - TVCn-1 Qua công thức trên, ta cũng thấy được để tính chi phí biên có thể dùng chi phí biến đổi thay vì dùng tổng chi phí. Đường chi phí biên tế có dạng chữ U, đáy chữ U phản ánh chi phí biên cực tiểu, sau đó tăng dần, đường chi phí biên luôn cắt đường AC và AVC tại điểm cực tiểu tức là MC = ACmin và MC = AVCmin (Hình 5.2). Ví dụ: Một doanh nghiệp có hàm tổng chi phí sản xuất là: TC = 0,6Q3 – 4,35Q2 + 15,5Q + 10. Ta có thể lập được bảng và vẽ các đường chi phí sau: 127
  7. Bảng 5.2: Biểu chi phí sản xuất Điểm Q TC TFC TVC AC AFC AVC MC A 0 10 10 0 - - - 15.5 B 1 22 10 12 22 10 12 9 C 2 28 10 18 14 5 9 5 D 3 34 10 24 11 3.3 8 6 E 4 41 10 31 10 2.5 7.8 10 G 5 54 10 44 11 2 8.8 17 H 6 76 10 66 13 1.7 11 28 I 7 111 10 101 16 1.4 14.4 43 K 8 163 10 153 20 1.3 19.1 61 L 9 235 10 225 26 1.1 25 83 M 10 330 10 320 33 1 32 109 MC 35 - 30 AC - 25 - AVC MC > AC 20 - 15 - MC < AC MC=ACmin 10 - 5 - AFC 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Q Hình 5.2: Chi phí trung bình, chi phí biên 128
  8. 5.2.2. Mối quan hệ giữa các loại chi phí 5.2.2.1. Mối quan hệ giữa tổng chi phí với các đại lượng chi phí khác Tổng chi phí là tổng cộng của TFC và TVC. Từ TC có thể tính được các đại lượng khác: TFC = TC – TVC hoặc TVC = TC – TFC. n – Thông qua chi phí biên : TVC = å MCi . Ta tính được có: TC = TFC + i=1 TVC. – Tổng chi phí được tính từ chi phí trung bình một sản phẩm nhân với số sản phẩm được sản xuất. Nó cho ta biết tổng chi phí ở mỗi mức sản lượng. Hình 5.3 cho ta biết quy mô tổng chi phí ở các mức sản lượng khác nhau. TC1 = AC1 . Q1 TC2 = AC2 . Q2 AC TVC1 = AVC1 . Q1 MC MC AC AVC TVC2 = AVC2 . Q2 . FC = AFC . Q D AC1 E AC2 AFC AVC2 B AVC1 A Q1 Q2 Q Hình 5.3: Quy mô sản xuất với tổng phí 5.2.2.2. Mối quan hệ giữa chi phí trung bình, chi phí trung bình biến đổi với chi phí biên - Mối quan hệ giữa MC và AC – Khi MC AC thì càng gia tăng sản lượng sản xuất chi phí trung bình ngày một tăng lên, hiệu suất sản xuất giảm dần. 129
  9. – Khi MC = AC tại đó chi phí trung bình đạt cực tiểu là tín hiệu báo cho ta biết tại đó đạt quy mô tối ưu. Vì khi chi phí trung bình cực tiểu với giá cả không đổi, lợi nhuận sẽ đạt mức tối đa hoặc lỗ tối thiểu. - Mối quan hệ giữa MC và AVC – Khi MC AVC thì gia tăng sản lượng sản xuất AVC càng tăng. – Khi MC = AVC thì chi phí trung bình biến đổi đạt mức thấp nhất AVCmin. 5.3. PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG DÀI HẠN 5.3.1. Các loại chi phí sản xuất trong dài hạn Trong dài hạn mọi yếu tố sản xuất đều thay đổi, doanh nghiệp có thể thay đổi quy mô sản xuất. Vì vậy, về mặt chi phí không còn chi phí cố định, mọi chi phí trong dài hạn đều là chi phí biến đổi. 5.3.1.1. Tổng chi phí dài hạn (LTC) Tổng chi phí dài hạn là toàn bộ các chi phí cần thiết thấp nhất mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất một khối lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nhất định trong thời kỳ dài hạn với các yếu tố sản xuất biến đổi. Trong dài hạn để tối thiểu hóa chi phí bằng cách mở rộng quy mô sản xuất, nhiều yếu tố đầu vào được sử dụng, tổng chi phí cũng thay đổi. Công thức tính LTC = LVC LTC = aQ3 + bQ2 + cQ + d LTC = LAC.LQ LTC = åLMC Trong đó : LTC : Tổng chi phí dài hạn LVC : Tổng chi phí biến đổi dài hạn LAC : Chi phí trung bình dài hạn 130
  10. LMC : Chi phí biên dài hạn LQ : Sản lượng dài hạn Đường tổng chi phí dài hạn là dạng của chi phí biến đổi trong ngắn hạn xuất phát từ gốc tọa độ và có dạng nghiêng từ gốc tọa độ sang phải, phản ánh sản lượng tăng làm tổng chi phí tăng tương ứng, có độ dốc cao phản ánh quy luật chi phí biên tế tăng dần theo sản lượng (hình 5.3). LTC LTC - LTVC C LTC3 LTC2 B A LTC1 LQ1 LQ2 LQ3 LQ Hình 5.4: Đường tổng phí dài hạn 5.3.1.2. Chi phí trung bình dài hạn (LAC) Chi phí trung bình dài hạn là chi phí tính bình quân cho một đơn vị sản phẩm trong dài hạn. LTC Cách tính : LAC = LQ Dựng đường LAC trong dài hạn có 2 cách: Một là, dựa vào hàm số chi phí trung bình dài hạn lập biểu chi phí trung bình dài hạn từ đó vẽ được đường chi phí trung bình dài hạn. Hai là, dựa vào các đường chi phí trung bình ngắn hạn người ta vẽ một đường cong bao bọc các đường chi phí trung bình ngắn hạn để được đường chi phí trung bình dài hạn. Việc xác định đường cong bao hình tùy thuộc vào sự vận động lợi nhuận có 2 trường hợp: 131
  11. – Nếu trong dài hạn lợi nhuận không thay đổi theo quy mô, tức là lợi nhuận không thay đổi ở mọi sản lượng, đường chi phí trung bình dài hạn là một đường thẳng bao bọc các chi phí trung bình ngắn hạn. LAC AC AC1 AC AC4 AC5 AC2 3 LAC A B C D E MC1 MC2 MC3 MC4 MC5 Q Hình 5.5: Chi phí trung bình dài hạn trong điều kiện lợi nhuận không đổi Qua hình trên cho chúng ta thấy ở mọi qui mô sản xuất của doanh nghiệp thì chi phí đều giống nhau. Như vậy, trong dài hạn doanh nghiệp có dản xuất nhiều hay ít thì lợi nhuận vẫn không thay đổi. – Nếu lợi nhuận thay đổi theo quy mô, vận động từ cao xuống thấp sau đó tăng lên. Đường chi phí trung bình dài hạn có dạng chữ U là hình bao được nối từ các tiếp điểm của đường chi phí trung bình ngắn hạn với đường bao. LAC AC SAC1 SAC5 SAC2 SAC3 SAC4 LAC MC1 LACmin MC SACmin MC2 3 MC5 MC4 Q↑ => LAC↓ Q↑ => LAC↑ Q0 Q Hình 5.6: Đường chi phí trung bình dài hạn khi lợi nhuận thay đổi theo quy mô 132
  12. 5.3.1.3. Chi phí biên dài hạn (LMC) Chi phí biên dài hạn là tổng chi phí dài hạn tăng lên hoặc giảm xuống khi ta sản xuất thêm hoặc bớt một đơn vị sản phẩm trong dài hạn. Có hai các tính chi phí biên dài hạn: - Chi phí biên điểm dài hạn được tính tại các điểm trên đường tổng chi phí dài hạn. Nó là đạo hàm bậc nhất của hàm tổng chi phí dài hạn. LMC = LTC’ - Chi phí biên đoạn dài hạn là chi phí biên được tính trên các đoạn hữu ΔLTC hạn của trên đường tổng phí dài hạn. LMC = ΔLQ ΔLTC = LTC - LTC Trong đó: n n n-1 ΔLQ = LQ - LQ n n n-1 LAC LMC LAC LMC MC > AC MC = AC MC LAC↓ Q↑ => LAC↑ Q* Q Hình 5.7: Đường chi phí biên dài hạn - Mối liên hệ giữa LMC với LAC – Khi LMC LAC thì càng gia tăng sản lượng sản xuất chi phí trung bình dài hạn ngày một tăng lên, hiệu suất sản xuất giảm dần. 133
  13. – Khi LMC = LAC thì tại đó chi phí trung bình đạt cực tiểu là tín hiệu báo cho ta biết tại đó đạt quy mô tối ưu. Vì khi chi phí trung bình cực tiểu với giá cả không đổi, lợi nhuận sẽ đạt mức tối đa hoặc lỗ tối thiểu. 5.3.2. Qui mô sản xuất tối ưu 5.3.2.1. Quy mô sản xuất Ta thấy trong dài hạn yếu tố quan trọng nhất quyết định hình dáng của đường chi phí trung bình và chi phí biên tế dài hạn là lợi tức thay đổi thế nào. – Nếu doanh nghiệp tăng lượng đầu vào các yếu tố sản xuất lên 2 lần sản lượng đầu ra tăng lớn hơn 2 lần, ta nói doanh nghiệp đang hoạt động trong điều kiện lợi thế nhờ quy mô. Lúc đó gia tăng sản lượng sản xuất, chi phí trung bình dài hạn ngày một giảm. – Nếu doanh nghiệp tăng các yếu tố sản xuất đầu vào lên 2 lần sản lượng đầu ra cũng tăng lên 2 lần, thể hiện hiệu suất không đổi theo quy mô. – Nếu doanh nghiệp tăng các yếu tố sản xuất đầu vào lên 2 lần, sản lượng đầu ra tăng nhỏ hơn 2 lần, ta nói doanh nghiệp đang hoạt động trong điều kiện bất lợi thế vì quy mô, lúc đó gia tăng sản lượng sản xuất, chí phí trung bình ngày càng tăng. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất sẽ sử dụng lượng đầu vào lớn, người ta có thể thay đổi tỷ lệ kết hợp các yếu tố đầu vào làm cho chi phí sản xuất trung bình thay đổi, lợi tức theo quy mô được thay thế bằng thuật ngữ tính kinh tế và phi kinh tế theo quy mô. 5.3.2.2. Tính kinh tế và phi kinh tế theo quy mô sản xuất Tính kinh tế theo quy mô được biểu hiện khi LMC LAC, gia tăng sản lượng sản xuất, chi phí trung bình tăng lên. Lý giải cho hiện tượng đường chi phí trung bình dài hạn có dạng hình chữ U bắt đầu là tính kinh tế theo quy mô sau cùng là tính phi kinh tế theo quy mô. Tính kinh tế theo quy mô là do khi mở rộng quy mô tạo điều kiện: 134
  14. + Chuyên môn hóa, phân công lao động làm cho trình độ tay nghề được nâng cao, năng suất cao, chi phí lao động giảm, giảm chi phí dài hạn. Ví dụ : Một tiệm cắt may nhỏ với một thợ may áo anh ta làm từ A đến Z công việc mỗi ngày anh ta làm ra được 2 chiếc áo. Còn một công ty may mặc sẽ có nhiều thợ may, mỗi thợ may công nghiệp chỉ làm một công việc như là một mắt xích trong dây chuyền. Mỗi ngày, bình quân mỗi người thợ may làm ra được 10 chiếc áo. + Khi vốn tăng, doanh nghiệp có điều kiện trang bị kỹ thuật, công nghệ hiện đại dẫn đến tiết kiệm nguyên liệu, ít sản phẩm hỏng, năng suất lao động cao, giá thành hạ. + Tận dụng tốt công suất máy móc, thiết bị làm LAC giảm Tính phi kinh tế theo quy mô là do: + Khi quy mô tăng vượt ngoài khả năng quản lý làm cho việc điều hành quản lý kém hiệu quả. + Khi quy mô tăng bộ máy tổ chức lớn, cồng kềnh xử lý vấn đề chậm chạp, mất cơ hội kinh doanh. + Khi quy mô tăng địa bàn hoạt động rộng, tốn kém chi phí vận chuyển Tất cả điều đó làm cho chi phí trung bình tăng lên. - Quy mô sản xuất tối ưu: Là quy mô sản xuất có hiệu quả nhất với chi phí tối thiểu hoặc lợi nhuận tối đa trong tất cả các quy mô sản xuất mà doanh nghiệp có thể thiết lập. Các doanh nghiệp luôn muốn sản xuất ở mức sản lượng tối ưu Q*, vì tại đó chi phí sản xuất là thấp nhất. Như vậy, tại mức sản lượng mà chi phí trung bình thấp nhất (ACmin) chính là mức sản lượng tối ưu LACmin = ACmin = LMC = MC. Hay tại mức sản lượng tối ưu thì hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào là cao nhất. 135
  15. LAC LMC AC SMC LMC MC SAC LAC LACmin ACmin Q* Q Hình 5.8: Quy mô sản xuất tối ưu Tuy nhiên, mức sản lượng tối ưu không có nghĩa là mức sản lượng có lợi nhuận cực đại vì lợi nhuận của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào giá cả hàng hóa đó. Hơn nữa, không phải lúc nào mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cũng được đặt lên hàng đầu, mà trong những giai đoạn khác nhau doanh nghiệp có thể có những mục tiêu khác nhau. Vì thế doanh nghiệp có thể lựa chọn sản xuất ở mức sản lượng phù hợp với mục tiêu của mình. Do đó, quy mô sản xuất phù hợp với mức sản lượng dự định sẽ sản xuất là quy mô có chi phí trung bình bé nhất. Chi phí SAC1 MC 1 SAC2 AC1 MC SAC3 2 MC3 AC3 AC2 Q0 Sản lượng Hình 5.9: Sản lượng tối ưu 136
  16. Hình 5.9 cho thấy với mức sản lượng dự định sẽ sản xuất là Q0 ta có 3 quy mô lựa chọn để sản xuất. Tuy nhiên, với mục đích chi phí bé nhất doanh nghiệp sẽ chọn sản xuất tại quy mô sản xuất có SAC2 vì tại quy mô này chi phí trung bình là bé nhất so với 2 quy mô còn lại. 5.4. NGUYÊN TẮC CUNG ỨNG SẢN PHẨM TRÊN THỊ TRƯỜNG 5.4.1. Một số khái niệm 5.4.1.1. Tổng doanh thu (TR) Tổng doanh thu là tổng thu nhập của doanh nghiệp sau khi tiêu thụ các loại hàng hóa và dịch vụ. Hay đó là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp thu được khi tiêu thụ một số lượng các loại hàng hóa và dịch vụ nhất định. Với giá cả nhất định, tổng doanh thu là một hàm phụ thuộc vào sản lượng có dạng: TR = f(Q) n Cách tính: TR = P.Q hay TR = å pi .qi i=1 Doanh thu của doanh nghiệp phản ánh quy mô sản xuất và thị phần của doanh nghiệp đó, trong những giai đoạn nhất định nó là một trong những mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp. Dựa vào doanh thu ta cũng có thể thấy được mức độ hài lòng của khách hàng đối với doanh nghiệp, uy tín của thương hiệu công ty trên thị trường. 5.4.1.2. Doanh thu trung bình (AR) Doanh thu trung bình là doanh thu tính bình quân cho một đơn vị sản phẩm tiêu thụ. TR P.Q Cách tính: AR = = = P Q Q 5.4.1.3. Doanh thu biên (MR) Doanh thu biên là tổng doanh thu tăng thêm hoặc tổng doanh thu giảm đi khi người ta tiêu thụ thêm hoặc bớt đi 1 đơn vị sản phẩm. Cách tính: doanh thu biên được tính theo phương pháp + Theo phương pháp điểm: MR = TR' 137
  17. ΔTR + Theo phương pháp đoạn: MR = ΔQ 5.4.1.4. Mối quan hệ giữa tổng doanh thu và doanh thu biên Tổng doanh thu phản ánh quy mô cầu thị trường, doanh thu biên phản ánh cường độ nhu cầu thị trường về hàng hóa. Khi bắt đầu tiêu thụ sản phẩm tổng doanh thu bắt đầu tăng lên, doanh thu biên bắt đầu giảm xuống và biểu hiện 3 trường hợp (hình 5. 16). + Nếu MR > 0, gia tăng sản lượng tiêu thụ tổng doanh thu tăng. + Nếu MR = 0, tổng doanh thu đạt cực đại. + Nếu MR MR 2 > > MR n do người tiêu dùng được cung cấp ngày càng nhiều sản phẩm, tính bức thiết của sản phẩm giảm dần. Khi MR = 0, con người đạt đến độ bão hòa sản phẩm hàng hóa. Do đó, doanh thu biên giảm dần là quy luật kinh tế trong nền sản xuất hàng hóa. 5.4.1.5. Lợi nhuận (π) Lợi nhuận là phần còn lại của tổng doanh thu sau khi trừ đi tổng chi phí. Lợi nhuận là mục tiêu sau cùng của doanh nghiệp, nó quyết định sự tồn tại, phát triển hoặc suy thoái, phá sản của doanh nghiệp. Mức lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận phản ánh trình độ kỹ thuật, công nghệ, tổ chức, quản lý, tay nghề và năng suất lao động của doanh nghiệp. Có 2 công thức tính lợi nhuận: + Dựa vào tổng doanh thu và tổng chi phí ta có tổng lợi nhuận: π = TR - TC · Nếu π > 0 tức là TR > TC doanh nghiệp có lợi nhuận, · Nếu π < 0 tức là TR < TC doanh nghiệp bị lỗ vốn, · Nếu π = 0 tức là TR = TC doanh nghiệp hòa vốn. 138
  18. + Dựa vào doanh thu trung bình và chi phí trung bình ta có: π = (AR - AC).Q hay π = (P - AC).Q · Nếu AR – AC > 0, hay P > AC doanh nghiệp có lợi nhuận · Nếu AR – AC < 0 , hay P < AC doanh nghiệp bị thua lỗ · Nếu AR – AC = 0, hay P = AC doanh nghiệp hòa vốn. Hình 5.16 cho thấy đường lợi nhuận có dạng hình chữ U lồi. Khi bắt đầu tiêu thụ sản phẩm lợi nhuận tăng dần từ âm đến dương và đạt cực đại ở sản lượng 3 sau đó giảm dần. 5.4.2. Quyết định sản lượng sản xuất phục vụ mục tiêu ưu tiên của doanh nghiệp 5.4.2.1. Xác định sản lượng tối đa hóa doanh thu Bán được nhiều hàng hóa, lôi kéo được nhiều khách hàng, không ngừng tăng doanh thu và doanh thu đạt cực đại là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp trong thời kỳ tạo lập. Quy tắc xác định sản lượng sản xuất để có doanh thu cực đại là sản xuất cho tới khi MR=0. Khi áp dụng chính sách này người ta phải đặt lợi nhuận xuống hàng thứ yếu, thậm chí chấp nhận lỗ trong ngắn hạn. 5.4.2.2. Xác định sản lượng có lợi nhuận cực đại (lỗ tối thiểu) Với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận các doanh nghiệp quyết định cung ứng sản phẩm ra thị trường theo một trình tự được tính toán chặt chẽ gồm 2 bước: Bước 1: Xác định sản lượng có lợi nhuận cực đại hoặc lỗ tối thiểu bằng cách dựa và quan hệ giữa đường TR và TC hoặc dựa vào quan hệ giữa 2 đường cận biên MR = MC. Bước 2: Doanh nghiệp sẽ so sánh giá thị trường với chi phí sản xuất của doanh nghiệp tại mức sản lượng đó để đưa ra quyết định có sản xuất tại sản lượng đó hay không. Trong mỗi thời kỳ khác nhau, doanh nghiệp có các quyết định khác nhau. 139
  19. Trong ngắn hạn, doanh nghiệp có thể chấp nhận lỗ trong một số giới hạn nhất định, quy tắc sản xuất của doanh nghiệp là nếu tại mức sản lượng có lợi nhuận cực đại mà giá thị trường (P) nhỏ hơn chi phí trung bình biến đổi SAVC thì doanh nghiệp sẽ không sản xuất. Doanh nghiệp chỉ sản xuất khi P ≥ SAVC. Trong dài hạn, nguyên tắc doanh nghiệp không chấp nhận sản xuất lỗ, quy tắc sản xuất của doanh nghiệp là nếu tại mức sản lượng có lợi nhuận cực đại (hoặc lỗ tối thiểu) mà P < LAC doanh nghiệp sẽ không sản xuất. Nếu P ≥ LAC doanh nghiệp quyết định sản xuất. 5.4.2.3. Xác định sản lượng để doanh nghiệp hòa vốn Vào những thời điểm nền kinh tế suy thoái; sức cạnh tranh cao, để tồn tại và đứng vững trong cạnh tranh hoặc muốn lôi kéo khách hàng, giành thị phần với các đối thủ khác nhưng vẫn bảo toàn được vốn doanh nghiệp sẽ lựa chọn mục tiêu hòa vốn. Quy tắc quyết định sản lượng hòa vốn là xác định sản lượng sản xuất sao cho giá thị trường hoặc doanh thu trung bình bằng chi phí sản xuất trung bình tức là AR = AC hoặc P=AC. Lúc đó ta sẽ có sản lượng hòa vốn. MỘT SỐ THUẬT NGỮ Total cost Tổng chi phí Average cost Chi phí trung bình Marginal cost Chi phí biên Fixed cost Chi phí cố định Variable cost Chi phí biến đổi Average fixed cost Chi phí cố định trung bình Average variable cost Chi phí biến đổi trung bình Total revenue Tổng doanh thu Profit Lợi nhuận 140
  20. BÀI TẬP CHƯƠNG 5 Phần 1: CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1. Hãy định nghĩa tổng chi phí, chi phí bình quân và chi phí biên. Chúng có mối quan hệ với nhau như thế nào ? 2. Đường tổng chi phí bình quân ngắn hạn và dài hạn khác nhau như thế nào ? 3. Tính kinh tế và phi kinh tế theo quy mô là gì ? Tại sao nó lại xuất hiện ? Bài 1: Có hàm tổng chi phí của một doanh nghiệp như sau: TC = 10 + 10Q + 50Q2 (Q là sản lượng tính theo tấn; P là giá tính theo triệu đồng). a. Hãy viết các hàm TFC; TVC; AC; AVC; AFC và MC. b. Hãy tính TC; TFC; TVC; AC; AVC; AFC; MC khi doanh nghiệp sản xuất 20 tấn? Bài 2: Một doanh nghiệp trong ngắn hạn có tổng chi phí cố định là 300 triệu đồng và các số liệu được cho trong bảng sau: Sản lượng (Q) 0 1 2 3 4 5 6 (ngàn cái) Chi phí biến đổi 100 135 0 100 250 450 700 (TVC) (triệu đồng) 0 0 a. Hãy xác định chi phí cố định trung bình, chi phí trung bình, chi phí biên tế, tổng chi phí tương ứng với các mức sản lượng? b. Biểu diễn lên đồ thị các đường chi phí trung bình, chi phí biến đổi trung bình và chi phí trung bình. c. Phân tích mối quan hệ giữa chi phí biên với chi phí trung bình và chi phí biến đổi trung bình? Bài 3: Cho biết số liệu chi phí trung bình của 4 doanh nghiệp sau: 141
  21. Q 1 2 3 4 5 6 DN A 60 70 80 90 100 110 DN B 10 15 20 30 35 40 DN C 30 25 20 18 16 13 DN D 29 39 49 53 63 72 Doanh nghiệp nào đạt tính kinh tế hay phi kinh tế theo qui mô? Tại sao? Phần 2: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1. Chi phí kinh tế là A. Chi phí kế toán B. Chi phí kế toán + chi phí hiện C. Chi phí kế toán + chi phí ẩn D. Tất cả các câu trên đều sai 2. Phát biểu nào đúng A. Chi phí kinh tế nhỏ hơn chi phí kế toán B. Chi phí kinh tế được ghi đầy đủ trong sổ sách kế toán C. Lợi nhuận kinh tế nhỏ hơn lợi nhuận kế toán D. Lợi nhuận kinh tế lớn hơn lợi nhuận kế toán 3. Đường chi phí biên cắt: A. Đường chi phí biến đổi trung bình và chi phí trung bình B. Đường tổng chi phí, chi phí biến đổi, chi phí trung bình C. Đường chi phí trung bình và chi phí cố định trung bình D. Tất cả đều sai 4. Sự gia tăng giá của một đầu vào cố định là nguyên nhân A. Dịch chuyển đường chi phí biến đổi trung bình lên trên 142
  22. B. Dịch chuyển đường chi phí cố định trung bình sang trái C. Dịch chuyển đường chi phí trung bình xuống dưới D. Tất cả đều sai 5. Chi phí biên thể hiện: A. Độ dốc của đường định phí B. Độ dốc của đường chi phí biến đổi C. Độ dốc của đường chi phí trung bình D. Câu b và c 6. Câu nào sau đây không đúng: A. Đường chi phí cố định trung bình là đường thẳng song song với trục hoành B. Chi phí trung bình bằng tổng chi phí chia sản lượng C. Chi phí cố định trung bình giảm khi sản lượng tăng lên D. Chi phí cố định trung bình bằng chi phí trung bình trừ cho chi phí biến đổi trung bình. 7. Chi phí nào sau đây là chi phí cố định A. Chi phí mua nguyên liệu B. Chi phí mua điện, nước C. Chi phí trả lương công nhân D. Chi phí trả lương quản lý 8. Hàm chi phí sản xuất của một doanh nghiệp như sau: 3 2 TVC = Q – 14Q + 69Q. A. Chi phí cố định là 128 B. AVC = Q3 – 14Q + 69 C. MC = 3Q – 14Q + 69 D. Các câu trên đều sai 143
  23. 9. Chi phí biên là A. Giá trị tổng chi phí chia cho giá trị sản lượng đã sản xuất B. Mức thay đổi trong tổng chi phí biến đổi chia cho mức thay đổi trong số lượng sản phẩm đã sản xuất C. Mức thay đổi trong tổng chi phí trung bình chia cho mức thay đổi trong số lượng sản phẩm đã sản xuất D. Tất cả đều sai 10. Doanh thu biên là A. Sản lượng chia cho tổng doanh thu B. Sản lượng chia cho mức thay đổi trong tổng doanh thu C. Mức thay đổi trong tổng doanh thu chia cho mức thay đổi trong sản lượng D. Tất cả đều sai 144
  24. Chương 6 THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH HOÀN HẢO 6.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG VÀ ĐẶC ĐIỂM DOANH NGHIỆP 6.1.1. Khái niệm, đặc điểm 6.1.1.1. Các khái niệm Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là một thị trường có nhiều người mua, nhiều người bán, mua bán những sản phẩm giống hệt nhau, trong đó không một người mua, người bán nào mua bán một số lượng hàng hóa đủ lớn để làm thay đổi cung, cầu và giá thị trường. 6.1.1.2. Những đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo Thứ nhất, trên thị trường có rất nhiều người mua và rất nhiều người bán. Thứ hai, sản phẩm đồng nhất. Thứ ba, lợi nhuận kinh tế luôn bằng không. Thứ tư, thông tin hoàn hảo. Thứ năm, không có trở ngại đối với việc gia nhập hay rút lui khỏi thị trường. 6.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường cạnh tranh hoàn toàn Đường cầu doanh nghiệp hay đường cầu của sản phẩm đứng trước doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo là một đường cầu nằm ngang tại mức giá thị trường. Ở đó người mua muốn mua số lượng bao nhiêu tùy thích, giá không đổi. Do đó, ở mọi mức sản lượng P = MC. Hay nói cách khác, nó là một đường cầu hoàn toàn co giãn theo giá (hình 6.1). 145
  25. P P P D (MP, MU) P 0 = MC = (d) P0 = MC MU=P D q1 q1 Q Q Q Q Hình 6.1: Đường cầu đứng Hình 6.2: Đường cầu thị Hình 6.3: Cân bằng tiêu dùng trư ớc doanh nghiệp trường Đường cung doanh nghiệp hay đường cung của sản phẩm đứng trước doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo là một đường nằm ngang tại mức giá thị trường. Ở đó doanh nghiệp muốn bán số lượng bao nhiêu tùy thích, giá bán không đổi P = MR = AR. Hay nói cách khác, nó là một đường cung hoàn toàn co giãn theo giá (hình 6.4). P P P S (MC) S (MC) P0 = AR = MR =(s) P0=MR=AR MR=MC q1 q1 Q Q Q Q Hình 6.4: Đường cung đứng Hình 6.5: Đường cung thị Hình 6.6: Cân bằng sản xuất trước doanh nghiệp trường 6.2. PHÂN TÍCH TRONG NGẮN HẠN 6.2.1. Cân bằng thị trường cạnh tranh hoàn hảo Cân bằng thị trường là nơi tổng cung thị trường bằng tổng cầu thị trường. Tại đó, người mua, người bán gặp nhau thỏa thuận để thống nhất giá cả và sản lượng hàng hóa giao dịch. Tại đó, không một lý do gì và không một thế lực nào có thể làm thay đổi được quyết định của họ. 146
  26. P Thặng dư tiêu dùng S Cân bằng thị trường E P MP = P = MC = MR Thặng dư sản xuất D Q Hình 6.7: Cân bằng thị trường 6.2.2. Các quyết định của doanh nghiệp trong ngắn hạn 6.2.2.1. Xác định sản lượng có lợi nhuận cực đại Trong ngắn hạn để tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa chi phí doanh nghiệp sẽ điều chỉnh sản lượng sản xuất trên cở sở giá thị trường và chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Dựa vào tổng doanh thu và tổng chi phí. + Khi TR TC doanh nghiệp trong tình trạng có lợi nhuận. + Khi TR = TC doanh nghiệp trong tình trạng hòa vốn. TR,TC MR, π TC TR 100 B TR TC πmax, MR=MC MC TR=TC 60 A P = AR = MR = 12 TR<TC 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Q 147 π Hình 6.8: Doanh thu, chi phí và lợi nhuận
  27. Dựa vào mối quan hệ giữa đường MC và MR. Sản lượng có lợi nhuận cực đại được xác định theo điều kiện MR = MC . Tuy nhiên, khi xác định được sản lượng có lợi nhuận cực đại hoặc lỗ tối thiểu doanh nghiệp có quyết định sản xuất tại mức sản lượng đó hay không lại tùy thuộc vào giá cả thị trường và chi phí sản xuất của doanh nghiệp. 6.2.2.2. Quyết định cung ứng sản phẩm để tối đa hóa lợi nhuận trong ngắn hạn Với mục tiêu lợi nhuận cực đại hoặc lỗ tối thiểu trong ngắn hạn doanh nghiệp sẽ tính toán và đưa ra quyết định sản xuất. Có 5 trường hợp sau: Trường hợp 1: Khi P < AVC hay TR < TVC, doanh nghiệp lỗ toàn bộ TFC và lỗ một phần TVC. Doanh nghiệp quyết định không sản xuất. Trường hợp 2: Khi P = AVC Û TR = TVC . Doanh nghiệp lỗ toàn bộ TFC. Trong ngắn hạn doanh nghiệp quyết định sản xuất. P AC MC AVC X A C Lỗ Y AR = MR = P P2 MR = MC 0 Q Q Hình 6.9:* Khi P = AVC Trường hợp 3: Khi AVC < P < AC Þ TVC < TR < TC . Doanh nghiệp lỗ một phần chi phí cố định. Quyết định của doanh nghiệp là sản xuất. Trường hợp 4: Khi P = AC Û P.Q = AC.Q Þ TR = TC . Doanh nghiệp kinh doanh trong điều kiện hòa vốn, quyết định của doanh nghiệp là sản xuất. 148
  28. P AC MC AVC X AR = MR P4= AC MR = MC 0 Q* Q Hình 6.10: Khi P = AC Trường hợp 5: Khi P > AC Þ TR > TC Þ p > 0, doanh nghiệp kinh doanh có lời. Quyết định của doanh nghiệp là sản xuất. P AC MC Lợi nhuận AVC P5 X AR = MR AC Y MR = MC 0 Q* Q Hình 6.11: Khi P > AC Tóm lại: trong ngắn hạn nếu P < AVC doanh nghiệp sẽ không sản xuất. Còn nếu P ≥ AVC doanh nghiệp sẽ quyết định sản xuất cung ứng sản phẩm ra thị trường. 6.2.3. Đường cung của doanh nghiệp trong ngắn hạn 149
  29. Tổng hợp các trường hợp doanh nghiệp quyết định sản xuất, không sản xuất từ các hình trên ta có thể vẽ được hình 6.12 như sau: P AC MC AVC E P5 Có SX D P4 Có SX C P3 Có SX B P2 Có SX P A 1 Không SX Q1 Q2 Q3 Q4Q5 Q Hình 6.12: Các mức giá và sản lượng doanh nghiệp đồng ý sản xuất Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp là tập hợp các điểm ứng với một mức giá các doanh nghiệp đồng ý cung ứng một mức sản lượng nhất định cho thị trường. Hình 6.13 đường cung của doanh nghiệp trong ngắn hạn chính là nhánh đi lên của đường MC. P S (MC) P5 E D P4 C B P3 Q2 Q3 Q4 Q5 Q Hình 6.13: Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp 6.2.4. Đường cung ngắn hạn ngành 150
  30. Đường cung ngắn hạn ngành chính là đường cung ngắn hạn của thị trường, nó biểu thị số lượng sản phẩm mà một ngành sẽ sản xuất trong ngắn hạn, ứng với mỗi mức giá xác định. Tổng cung của ngành là tổng lượng cung của tất cả các hãng tham gia thị trường. Tổng hợp bằng cách cộng theo chiều ngang lượng cung của mỗi doanh nghiệp ứng với mỗi mức giá. P MC3 MC1 MC2 MC S P3 0 2 4 5 7 8 10 15 21 Q Hình 6.13: Đường cung ngắn hạn của ngành 6.3. PHÂN TÍCH TRONG DÀI HẠN 6.3.1. Quyết định cung ứng của doanh nghiệp trong dài hạn Thứ nhất, là xác định sản lượng có lợi nhuận cực đại trong dài hạn theo 2 phương pháp như đã trình bày ở phần trên. Dựa vào đường tổng doanh thu và tổng chi phí trong dài hạn. Dựa vào các đường cận biên dài hạn doanh thu biên tế và chi phí biên tế, theo quy tắc MR = MC. Thứ hai, so sánh giá thị trường với chi phí sản xuất dài hạn tại mức sản lượng có lợi nhuận cực đại để quyết định nên sản xuất tại mức sản lượng đó hay không. Về nguyên tắc trong dài hạn doanh nghiệp không được lỗ, các quyết định của doanh nghiệp trong dài hạn được khái quát trong các trường hợp sau: Trường hợp 1: Nếu P < LAC Þ LTR < LTC , tuy ở mức sản lượng có lợi nhuận cực đại, nhưng doanh nghiệp bị lỗ vốn. Quyết định của doanh nghiệp là không sản xuất. 151
  31. P LMC LAC Lỗ D LAC MR = AR P1 E MR = MC 0 Q Q Hình 6.14: Khi P0 LAC Þ LTR > LTC. Tại sản lượng có lợi nhuận cực đại MR = MC, doanh nghiệp có lợi nhuận, quyết định của doanh nghiệp là sản xuất. Tóm lại, trong dài hạn khi xác định được sản lượng có lợi nhuận cực đại doanh nghiệp phải tính toán hiệu quả và đưa ra quyết định sản xuất hay không. Quy tắc ra quyết định là: Nếu P < LAC doanh nghiệp sẽ không sản xuất trong dài hạn. Nếu P ≥ LAC doanh nghiệp sẽ cung ứng sản phẩm ra thị trường trong dài hạn. 6.3.2. Đường cung doanh nghiệp trong dài hạn - Đường cung của doanh nghiệp trong dài hạn được tổng hợp từ các điểm sản lượng và giá cả mà doanh nghiệp chấp nhận sản xuất trong dài hạn. 152
  32. P LMC SMC SAC LAC C P3 = R3 Sản xuất B MR3 = MC P2 = R2 Sản xuất A MR2 = MC P1 = R1 Không SX MR1 = MC Q1 Q2 Q3 Q Hình 6.15: Các mức sản lượng và giá cả doanh nghiệp đồng ý sản xuất Như vậy, doanh nghiệp đồng ý cung ứng tại điểm B và C trên hình 6.15. Nối B và C ta có một đường, đó chính là đường cung dài hạn của doanh nghiệp. Hơn nữa, B và C nằm trên đường LMC, vì thế đường cung dài hạn cũng chính là đường chi phí biên tế dài hạn của doanh nghiệp. 6.3.3. Đường cung của ngành trong dài hạn Ngành có chi phí không đổi: Là ngành có sự gia nhập ngành của những doanh nghiệp mới không đủ để làm gia tăng cầu các yếu tố sản xuất và không làm tăng giá các yếu tố đầu vào sản xuất. Khi giá cả các yếu tố đầu vào không thay đổi, các chi phí các hãng cũng không thay đổi. Giả sử, trong ngắn hạn có sự gia tăng đột biến nhu cầu sản phẩm, làm cho giá cả tăng. Doanh nghiệp tăng sản lượng sản xuất, sản lượng của ngành tăng. Các doanh nghiệp trong ngành thu được lợi nhuận kinh tế. P P SMC D2 LMC D0 S0 SAC LAC S2 P 2 P2 E0 E2 P0 = MR = AR E0 LS Q0 Q2 Q Q0 Q2 Q’2 Q Hình 6.16a: Điều chỉnh sản lượng cung Hình 6.16b: Điều chỉnh lượng cung trong doanh nghiệp có chi phí không đổi153 trong ngành có chi phí không đổi
  33. Ngành có chi phí sản xuất tăng dần: Là ngành khi có sự gia nhập ngành của các doanh nghiệp mới, cộng thêm việc mở rộng quy mô sản xuất của các doanh nghiệp trong ngành làm gia tăng nhu cầu các yếu tố sản xuất, đến mức làm cho giá cả của một số hoặc toàn bộ đầu vào của sản xuất tăng lên và chi phí sản xuất vì thế mà tăng lên. P P D2 SMC2 S1 SMC1 S2 D1 LAC2 LS P2 = MR 2 SAC1 P2 = MR2 SAC2 E2 B LMC2 LAC1 P3 = MR3 E1 P3 = MR3 A LMC1 Q1 Q3 Q2 Q Q1 Q2 Q3 Q Hình 6.17a: Điều chỉnh sản lượng các Hình 6.17b: Điều chỉnh sản lượng doanh nghiệp có chi phí tăng dần ngành có chi phí tăng dần Ngành có chi phí sản xuất giảm dần: Là ngành khi có sự gia nhập ngành của các doanh nghiệp mới, cộng thêm sự mở rộng quy mô sản xuất của các doanh nghiệp trong ngành làm gia tăng nhu cầu các đầu vào, dẫn đến giá cả các yếu tố đầu vào giảm, chi phí sản xuất của các doanh nghiệp vì thế mà giảm dần. Đây là một trường hợp đặc biệt, hiếm khi xảy ra nhưng không phải là không có. Đó là ở các sản phẩm mà các doanh nghiệp cung ứng các đầu vào sản xuất trong điều kiện có lợi thế nhờ quy mô, sản lượng càng lớn chi phí cho một đơn vị sản phẩm càng hạ. P SMC1 SMC2 P D1 D2 S1 P2 = MR2 SAC1 1 P2 = MR2 LAC S2 E1 A LMC1 LAC2 SAC2 E2 P1 = MR1 P1 = MR1 B LMC2 LS Q1 Q3Q2 Q Q1 Q2 Q3 Q Hình 6.18a: Điều chỉnh sản lượng các doanh Hình 6.18b: Điều chỉnh sản lượng nghiệp có chi phí giảm dần ngành có chi phí giảm dần 154
  34. MỘT SỐ THUẬT NGỮ Perfectly competitive market Thị trường cạnh tranh hoàn hảo Maximize profit Tối đa hóa lợi nhuận Shut down in the short run Đóng cửa trong ngắn hạn Exit the market in the long run Rút lui khỏi thị trường trong dài hạn Deadweight loss Mất mát vô ích BÀI TẬP CHƯƠNG 6 Phần 1: CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Bài 1: Xét một hãng trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo có đường tổng chi phí là : (USD) TC = 100 + Q + Q2 . a. Nếu giá thị trường bằng 27 USD/sản phẩm, hãng này sẽ sản xuất bao nhiêu sản phẩm? Tính mức lợi nhuận tương ứng? b. Tìm điểm hòa vốn cho hãng này? c. Ở mức giá nào hãng này phải đóng của sản xuất? Giải thích. Bài 2: Thị trường SP X có 20 người mua hàng được chia làm 2 nhóm. Hàm cầu của 10 người thứ nhất và 10 người thứ hai được cho như sau: P = -1/10.q1 + 1.200 P = -1/20.q2 + 1.300 Có 10 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm X điều kiện giống nhau, hàm sản xuất được cho như sau: 2 TC = 1/10.Q + 200.Q + 200 000 a. Xác định hàm cung và cầu của thị trường. b. Xác định PE, QE? c. Xác định q của mỗi doanh nghiệp bán ra để tối đa hóa lợi nhuận? d. Xác định lợi nhuận của mỗi DN? 155
  35. Bài 3: Một DN đang hoạt động trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo đang sản xuất 100 SP, với tổng định phí 300, MC = AC = 15. Tại mức sản lượng 50 thì MC = AVC = 10. Giá bán của sản phẩm là 14. 1. Để tối đa hóa lợi nhuận DN nên: a. Tiếp tục SX 100 SP. b. Tăng giá bán. c. Ngưng sản xuất. d. Giảm sản lượng 2. Tại mức sản lượng Q = 100. Doanh nghiệp đang lỗ bao nhiêu? Bài 4: Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có hàm tổng chi phí: TC = 2Q2 + 4Q + 200 (USD) a. Tìm phương trình chi phí biên MC, tổng chi phí biến đổi TVC, chi phí biến đổi bình quân AVC, chi phí cố định bình quân (AFC). b. Nếu hãng bán hàng hóa trên thị trường là P = 24 USD/ 1 đơn vị. Để tối đa hóa lợi nhuận hãng phải sản xuất ở mức sản lượng nào? Tính tổng lợi nhuận đó? c. Nếu chính phủ trợ cấp 4 USD/đơn vị. Xác định sản lượng và lợi nhuận tối đa của hãng? Bài 5: Có số liệu sau đây về tổng chi phí và sản lượng của một hãng cạnh tranh hoàn hảo: Q 0 24 39 50 60 68 75 81 86 (đơn vị) TC 300 500 600 700 800 900 1000 1100 1200 (USD) a. Tính chi phí biên MC, tổng chi phí biến đổi VTC, tổng chi phí bình quân ATC, chi phí cố định bình quân AFC và chi phí biến đổi bình quân AVC? b. Tìm mức giá đóng cửa của hãng? c. Khi giá bán trên thị trường là 25 USD/đơn vị, hãng sẽ sản xuất sản lượng bao nhiêu để tối đa hóa lợi nhuận? Tính lợi nhuận đó? Phần 2: TRẮC NGHIỆM 156
  36. 1: Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, đường cầu đứng trước doanh nghiệp: A. Một đường thẳng đứng. B. Một đường nằm ngang C. Một đường dốc xuống. D. Tất cả đều đúng. 2: Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp: A. Là phần đường MC nằm trên điểm cực tiểu đường AC. B. Là phần đường MC nằm trên điểm cực tiểu đường AVC. C. Là phần đường MC nằm trên điểm cực tiểu đường AFC. D. Tất cả đều sai. 3: Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo: A. Người bán quyết định giá. B. Người mua quyết định giá. C. Chính phủ quy định giá. D. Tất cả đều sai. 4: Những đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo: A. Thông tin hoàn hảo. B. Tự do gia nhập ngành. C. Sản phẩm đồng nhất. D. Doanh nghiệp là người định giá. 5: Khi doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo đạt được cân bằng trong ngắn hạn thì câu nào dưới đây không đúng: A. MC = P. B. MC = AR. 157
  37. C. MR = P. D. P = AC. 6: Trong dài hạn, lợi nhuận kinh tế của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có xu hướng giảm dần, vì: A. Chi phí sản xuất có xu hướng tăng lên. B. Các doanh nghiệp mới gia nhập ngành C. Cầu về sản phẩm ngày càng giảm. D. Cả a và b đúng. 7: Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, khi doanh nghiệp và ngành đều đạt cân bằng dài hạn thì: A. Lợi nhuận kinh tế của mỗi doanh nghiệp trong ngành bằng 0. B. Lợi nhuận kế toán của mỗi doanh nghiệp trong ngành bằng 0. C. Lợi nhuận kinh tế của mỗi doanh nghiệp trong ngành nhỏ hơn không. D. Tất cả đều sai. 8: Trong dài hạn, đường cung của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo: A. Là phần đường MC nằm trên điểm cực tiểu đường AC. B. Là phần đường MC nằm trên điểm cực tiểu đường AVC. C. Là phần đường MC nằm trên điểm cực tiểu đường AFC. D. Tất cả đều sai. 9: Trong ngắn hạn, doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo tham gia vào ngành khi: A. Lợi nhuận kinh tế lớn hơn 0. B. Lợi nhuận kế toán lớn hơn 0. C. Chi phí sản xuất lớn hơn không. D. Tất cả các câu trên. 10: Trong ngắn hạn, một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo đạt được lợi nhuận tối đa khi sản xuất sản lượng với: 158
  38. A. TR lớn hơn TC. B. TR lớn hơn TVC. C. P lớn hơn AVC. D. TR = TC. 11: Khi giá thị trường nhỏ hơn chi phí biên, doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo cần: A. Giảm sản lượng bán. B. Tăng sản lượng bán. C. Tăng giá bán. D. Ngừng sản xuất. 12: Khi doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo sản xuất ở mức sản lượng tối ưu thì doanh nghiệp: A. Đạt được lợi nhuận cực đại. B. Đạt được lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm tối đa. C. Mức lỗ trên 1 đơn vị sản phẩm tối thiểu. D. Tất cả đều đúng. 13: Doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo sản xuất mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận khi: A. Chi phí biên đang tăng. B. Chi phí biên đang giảm. C. Doanh thu biên đang tăng. D. Giá bán nhỏ hơn doanh thu biên. 14: Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, giá bán hàng hóa luôn luôn là A. Doanh thu biên. B. Tổng doanh thu. C. Lớn hơn doanh thu trung bình. 159
  39. D. Tất cả các câu trên đều đúng. 15: Khi giá thị trường lớn hơn chi phí biên, doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo cần: A. Tăng sản lượng. B. Giảm sản lượng. C. Giảm giá bán. D. Ngừng sản xuất. 160
  40. Chương 7 THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN HOÀN TOÀN 7.1. KHÁI NIỆM – ĐẶC ĐIỂM 7.1.1. Khái niệm Thị trường độc quyền hoàn toàn là một thị trường chỉ có một người bán duy nhất, bán một loại sản phẩm duy nhất không thể thay thế. Thị trường độc quyền hoàn toàn là một thị trường nhà độc quyền hoàn toàn kiểm soát được giá cả và sản lượng thị trường. 7.1.2. Đặc điểm của thị trường độc quyền hoàn toàn ­ Chỉ có một người bán duy nhất, đối diện là rất nhiều người mua. ­ Trên thị trường độc quyền bán không có đường cung thị trường. Đường cầu thị trường là tổng cộng sức cầu của những người mua. ­ Sản phẩm trên thị trường độc quyền hoàn toàn không có sản phẩm nào có thể thay thế. ­ Trên thị trường độc quyền, nhà độc quyền hoàn toàn kiểm soát được giá cả và sản lượng. ­ Việc gia nhập và rút lui khỏi ngành rất khó khăn. 7.1.3. Đặc điểm của doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn ­ Doanh nghiệp độc quyền là doanh nghiệp duy nhất cung ứng sản phẩm ra ngoài thị trường nên đường cầu của doanh nghiệp cũng chính là đường cầu thị trường. ­ Đường doanh thu biên ở mọi mức sản lượng đều nhỏ hơn giá bán. được lý giải bởi: MR = (TR)’ = (P.Q)’ với 1 hàm cầu thị trường P = aQ + b, ta có: TR = aQ2 + bQ => MR = 2aQ + b 161
  41. TR aQ2 + bQ còn AR = = = aQ + b Q Q Như vậy, trong điều kiện độc quyền hoàn toàn hàm MR có cùng tung độ gốc và có hệ số góc gấp 2 lần hệ số góc của hàm cầu. Ta có thể vẽ được đồ thị sau: P MC, MR, AR A MC PĐQ E Q B QĐQ MR AR=P = (D) Hình 6.1: Đường cung, cầu thi trường độc quyền Nguyên nhân tạo ra độc quyền Độc quyền tự nhiên bắt nguồn từ lợi thế nhờ quy mô, các doanh nghiệp có chi phí sản xuất thấp có lợi thế trong cạnh tranh, các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, sẽ bị phá sản, sáp nhập hoặc bị thôn tính chỉ còn lại một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả tạo ra độc quyền. Ngoài ra, độc quền còn có thể do nhiều nguyên nhân khác như: ­ Độc quyền do độc chiếm giữ các nguồn tài nguyên khan hiếm. ­ Độc quyền do sở hữu các sản phẩm trí tuệ: phát minh, sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng, sản phẩm ­ Độc quyền do những đặc điểm kinh tế kỹ thuật phức tạp của ngành hoặc lĩnh vực: Ngành đường sắt, điện lực, cầu thủ bóng đá giỏi, ca sĩ, Độc quyền do vị trí địa lý (phân bố tự nhiên). ­ Độc quyền do luật định. 162
  42. 7.2. PHÂN TÍCH TRONG NGẮN HẠN 7.2.1. Cân bằng ngắn hạn Cân bằng độc quyền là nơi nhà độc quyền xác định được sản lượng độc quyền tại đó mang lại cho họ lợi nhuận độc quyền cao. Để đạt tới trạng thái cân bằng trong ngắn hạn, doanh nghiệp sẽ ấn định mức giá và quyết định sản xuất sản lượng theo nguyên tắc Khi MR>MC: Mở rộng quy mô sản xuất. Khi MR<MC: Thu hẹp quy mô sản xuất Khi MR=MC: Lợi nhuận độc quyền đạt cực đại. 7.2.2. Các mục tiêu của doanh nghiệp độc quyền (Định giá để tối đa hóa lợi nhuận) 7.2.2.1. Mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận Trên thị trường độc quyền nhà độc quyền quyết định sản xuất ở mức sản lượng và định giá thỏa mãn điều kiện MR = MC (1) Trên hình 6.2 khi sản xuất đến sản lượng Q* doanh nghiệp sẽ thu được tổng lợi nhuận là diện tích tam giác AEB. Nếu sản xuất thêm hoặc bớt một đơn vị sản phẩm đều làm giảm tổng lợi nhuận độc quyền P A MC P Lợi nhuận giảm khi sản xuất thêm 1 Lợi nhuận giảm E đơn vị sản phẩm khi sản xuất ít đơn vị sản phẩm B D * Q1 Q Q2 MR Q Hình 6.2: Lợi nhuận giảm khi sản xuất tăng giảm 163
  43. Chứng minh (1) bằng phương pháp đại số: Như ta đã biết P = TR – TC Pmax khi P(Q) = 0 Û dTR/dQ - dTC/dQ = 0 Û MR – MC = 0 Þ MR = MC P Lợi nhuận MC AC P* AC D Q MR Q Hình 6.3: Doan* h nghiệp độc quyền có lợi nhuận 7.2.2.2. Tối đa hóa lợi nhuận khi doanh nghiệp độc quyền có nhiều cơ sở sản xuất Doanh nghiệp độc quyền thường có nhiều xí nghiệp hoặc nhiều cơ sở sản xuất khác nhau về điều kiện sản xuất, trình độ tay nghề người lao động .dẫn đến chi phí sản xuất cũng không giống nhau. Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp sẽ phân bổ sản lượng sản xuất cho các xí nghiệp và xác định chính sách giá bán nào trên thị trường để doanh nghiệp có lợi nhuận cực đại và chi phí tối thiểu. Nguyên tắc phân bổ sản lượng cho các cơ sở sản xuất sao cho chi phí biên giữa các cơ sở phải bằng nhau và bằng chi phí biên của doanh nghiệp: MC = MC1 = MC2 = MCn. 7.2.2.3. Mục tiêu tối đa hóa doanh thu 164
  44. Mục tiêu tối đa hóa doanh thu áp dụng nhằm lôi kéo khách hàng, lấn chiếm thị trường, gia tăng thị phần của doanh nghiệp. Ta có TR = P.Q Để TR à max thì đạo hàm bậc nhất của hàm TR phải bằng 0 TRmax Û dTR/dQ = 0 Û MR = 0. Hình 6.4 sản lượng có doanh thu cực đại theo điều kiện MR = 0. Ta có giá độc quyền P* và tổng doanh thu TR = P*Q* = P*BQ*O. P A AC * P B (D) Q MR * Q Hình 6.4: Giá cả và doanh thu cực đại 7.2.2.4. Mục tiêu đạt sản lượng để hòa vốn (mở rộng thị trường mà không bị lỗ) Mục tiêu của chính sách sản xuất tại điểm sản lượng hòa vốn nhằm bảo toàn vốn, đứng vững và tồn tại trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái vượt qua tính chu kỳ của sản xuất Khi thực hiện mục tiêu này doanh nghiệp độc quyền phải chịu hai điều kiện ràng buộc đó là: sản lượng phải cực đại Qmax và không được lỗ vốn AC = P. 165
  45. P AC P* * MR Q D Q Hình 6.5: Sản lượng hòa vốn khi AC= P 7.2.2.5. Mục tiêu đạt lợi nhuận định mức so với chi phí Gọi a là phần trăm lợi nhuận mà doanh nghiệp muốn đạt được so với chi phí bỏ ra. Doanh nghiệp độc quyền sẽ sản xuất thỏa mãn: TR = (1 + a ).TC hay P = (1 + a).AC P AC+a a AC P* = AC + α D * Q MR Q Hình 6.6: Sản lượng để có lợi nhuận định mức 7.2.3. Định giá của doanh nghiệp độc quyền Định giá để đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận Như phần trên đã trình bày, doanh nghiệp độc quyền phải xác định giá cả và sản lượng sao cho MR = MC Mục tiêu của việc định giá cả là mang lại lợi nhuận cực đại, chi phí tối thiểu. Vì vậy doanh nghiệp sẽ định giá thỏa mãn điều kiện; 166
  46. MC P = 1 1+ ED 7.2.3.1. Định giá chiếm đoạt thặng dư người tiêu dùng Để chiếm đoạt thặng dư của người tiêu dùng nhà độc quyền thực hiện một chiến lược phân biệt giá. • Phân biệt giá cấp một (First degree price discrimination) * Nguyên tắc chung là định giá khác nhau cho một khách hàng khác nhau. Phân biệt giá cấp một là việc định giá cho mỗi khách hàng một mức giá ngang với mức giá họ bằng lòng trả Pi = MRi = ARi (với i là số lượng khách hàng thứ i) * * Khi chưa có chính sách phân biệt giá : giá bán là P (hình 7.10) và sản lượng là Q* - Lợi nhuận tối đa của doanh nghiệp độc quyền là diện tích nằm giữa MC và MR (hình AFH). - Thặng dư tiêu dùng là diện tích tam giác ABI. * Khi sử dụng chính sách phân biệt giá hoàn hảo cấp một đường MR trùng với đường cầu, lúc này lợi nhuận tối đa của doanh nghiệp độc quyền là phần diện tích hình AEH. Phân biệt giá cấp một có thể được áp dụng cho các ngành y tế, ví dụ: có phân biệt giá khám bệnh khác nhau cho người giàu, người nghèo P Thặng dư A tiêu dùng Lợi nhuận tăng thêm MC * B P E Pe I F D H MR * Q Qe Q Hình 6.7. Lợi nhuận tăng thêm khi phân biệt giá cấp 1 167
  47. • Phân biệt giá cấp hai (Second degree price discrimination) Phân biệt giá cấp hai áp dụng cho những nhóm khách hàng tiêu dùng nhiều sản phẩm cùng loại. Việc phân biệt giá khác nhau cho những số lượng sản phẩm tiêu thụ khác nhau người ta gọi là phân biệt giá cấp hai. * Khi chưa có chính sách phân biệt giá: mức giá là P*, sản lượng là Q* * Khi phân biệt giá cấp 2 doanh nghiệp sẽ ấn định 3 mức giá - Nhóm sản lượng Q1 định giá P1=AR1 . - Nhóm sản lượng Q2 định giá P2=AR2. - Nhóm sản lượng Q3 định giá P3=AR3. P P1 P* MC P2 P3 D MR * Q1 Q Q2 Q3 Q Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Hình 6.8: Phân biệt giá cấp hai Phân biệt giá cấp hai có thể áp dụng cho một số ngành như: điện lực, nhà hàng, khách sạn • Phân biệt giá cấp ba (Third degree price discrimination) * Nguyên tắc chung khi định giá cấp ba là người ta phân thị trường thành những khúc khác nhau (tiểu thị trường) theo các tiêu chí như: thu nhập, nghề nghiệp, tuổi tác, tâm lý, thị hiếu Mỗi khúc thị trường định một mức giá riêng. 168
  48. Việc định cho mỗi khúc thị trường một mức giá khác nhau được gọi là phân biệt giá cấp ba. Việc phân biệt giá này thỏa mãn điều kiện MR1 = MR2 = .MRn = MRt. MC P P P P + + = D D1 D 3 MR MR 2 MR MR D 2 1 3 Q4 Q1 Q2 Q3 Cân bằng thị trường ĐQ Khúc thị trường 1 Khúc thị trường 2 Khúc thị trường 3 Hình 6.9: Phân biệt giá cấp 3 7.2.3.2. Các loại phân biệt giá khác • Phân biệt giá thời kỳ • Phân biệt giá lúc cao điểm • Phân biệt giá hai phần 7.3. PHÂN TÍCH TRONG DÀI HẠN 7.3.1. Cân bằng dài hạn Trong dài hạn mục tiêu của doanh nghiệp độc quyền là thiết lập được quy mô sản xuất tối ưu. 7.3.2. Thiết lập các qui mô sản xuất trong dài hạn 7.3.2.1. Thiết lập quy mô sản xuất bằng quy mô sản xuất tối ưu Trong dài hạn, khi quy mô tiêu thụ của thị trường là khá lớn doanh nghiệp độc quyền sẽ thiết lập quy mô sản xuất bằng quy mô sản xuất tối ưu tại đó sẽ mang lại cho nhà độc quyền lợi nhuận cực đại. Mức giá bán và sản lượng trong dài hạn phải thỏa mãn điều kiện: LMC=MR=LACmin=SACmin=SMCi. 169
  49. P Lợi nhuận LMC SMCi P* LAC SACi LAC D MR Q* Q Hình 6.10: Quy mô sản xuất bằng quy mô sản xuất tối ưu 7.3.2.2. Thiết lập quy mô sản xuất (MR = LMC) nhỏ hơn quy mô sản xuất tối ưu Khi quy mô thị trường nhỏ bé, để tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp độc quyền sẽ quyết định quy mô sản xuất nhỏ hơn quy mô tối ưu. Muốn vậy, doanh nghiệp sẽ quyết định sản xuất ở mức sản lượng và định giá thỏa mãn điều kiện: LMC = MR = SMCj < LACjmin < SACjmin, P SMCj LMC P* LAC SAC LAC AR MR * Q Q0 Q Hình 6.11: Quy mô sản xuất nhỏ hơn quy mô sản xuất tối ưu 170
  50. 7.3.2.3. Thiết lập quy mô sản xuất lớn hơn quy mô sản xuất tối ưu Mô hình quy mô sản xuất lớn hơn quy mô sản xuất tối ưu được áp dụng rộng rãi khi quy mô thị trường rộng lớn. Để đạt được lợi nhuận tối đa, doanh nghiệp độc quyền sẽ quyết định mức giá bán và sản lượng thỏa mãn điều kiện: LMC= MR = SMCz > SACzmin > LACmi. P SMCz LMC LAC P* SAC LAC AR LMC=LACmin MR * Q0 Q Q Hình 6.12: Quy mô sản xuất lớn hơn quy mô sản xuất tối ưu Tóm lại, khi quy mô sản xuất không nằm ở quy mô sản xuất tối ưu thì lúc đó SACmin luôn lớn hơn LACmin. 7.4. CÁC BIỆN PHÁP ĐIỀU TIẾT DOANH NGHIỆP ĐỘC QUYỀN 7.4.1. Đo lường độc quyền * Hệ số Lerner Hệ số Lerner phản ánh tỷ lệ phần trăm chi phí biên nhỏ hơn mức giá sản phầm P - MC 1 L = = - P ED Trong đó : L : hệ số đo lường thế lực độc quyền bán. P : giá cả. MC : chi phí biên tế. 171
  51. Hệ số L nằm trong khoảng 0 – 1. Hệ số L càng lớn, thế lực độc quyền càng mạnh. Nếu L = 0: Cạnh tranh hoàn toàn P = MC 0 B = 0 cạnh tranh hoàn toàn. - P > AC => B > 0 có thế lực độc quyền. - B càng lớn thế lực độc quyền càng lớn. 7.4.2. Tổn thất do độc quyền gây ra Để phân tích tác động của độc quyền tới nền kinh tế chúng ta sẽ so sánh thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng trong hai loại thị trường là cạnh tranh và độc quyền (với giả định thị trường cạnh tranh và độc quyền có đường chi phí như nhau). P d MC a b P1 c e P2 MR Q1 Q2 D Q Hình 6.13: Tổn thất do độc quyền gây ra 172
  52. Tổn thất xã hội do độc quyền gây ra Thị trường cạnh tranh Thị trường độc quyền So sánh Thặng dư tiêu dùng CS1 Thặng dư tiêu dùng DCS = -(a+b) = a + b + d CS2 = d Thặng dư sản xuất PS1 = Thặng dư sản xuất DPS = a - c e + c PS2 = a + e DLW = -(b+c) 7.4.3. Các biện pháp kiểm soát độc quyền 7.4.3.1. Biện pháp hành chính Nhà nước ban hành các luật lệ, quy định các hành lang pháp lý để cho các doanh nghiệp hoạt động, ban hành các đạo luật chống độc quyền, chống hạn chế cạnh tranh . Quốc hữu hóa các doanh nghiệp độc quyền, chuyển chúng thành các doanh nghiệp nhà nước phục vụ lợi ích xã hội. 7.4.3.2. Biện pháp kinh tế * Công cụ thuế: Nhà nước sử dụng công cụ thuế để điều chỉnh hoạt động của độc quyền. Đánh thuế theo sản lượng: · Thuế theo sản lượng là loại chi phí biến đổi · Trước khi có thuế: để tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp sản xuất trong điều kiện MR = MC0 với sản lượng Q* và ấn định giá P* · Khi có thuế t: Do đây là chi phí biến đổi nên sẽ ảnh hưởng đến các hàm chi phí TVC, TC, AVC, AC và MC. TC’ = TC + t.Q 173
  53. AC’ = AC + t MC’ = MC + t Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ sản xuất ở sản lượng Q1 và định giá P1 thỏa mãn điều kiện MR = MC1 · Mô hình thuế theo sản lượng: P MC2 Thuế 1 AC 1 P1 MC * P AC0 D MR * Q1 Q Q Hình 6.14: Thuế tăng, lượng cung giảm Đánh thuế không theo sản lượng · Thuế không theo sản lượng là một loại chi phí cố định · Trước khi có thuế: để tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp sản xuất trong điều kiện MR = MC0 với sản lượng Q* và ấn định giá P* · Khi có thuế T: chi phí trung bình là AC1 = AC + T và và chi phí biên là MC, sản lượng vẫn là Q* và giá bán là P* · Vậy, khi chính phủ sử dụng thuế khoán làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp độc quyền giảm xuống bằng phần diện tích hình chữ nhật gạch chéo. Mô hình: · P MC0 Lợi nhuận nhà độc P* AC1 quyền AC0 Nhà nước D * Q MR Q Hình 6.15: Thuế điều tiết thu nhập độc quyền 174
  54. * Công cụ giá: Nhà nước can thiệp vào giá bằng cách định giá bán sản phẩm các doanh nghiệp độc quyền. Định giá trần cho các nhà độc quyền bán. Mức giá trần chính phủ quy định thỏa mãn điều kiện Pmax = MC. · Mô hình giá trần P MC P* AC E1 P1 * E AR AC * Q Q1 Q Hình 6.16: Giá trần P1 và sản lượng Q1 Ngoài ra cũng có trường hợp doanh nghiệp ở vào trạng thái độc quyền nhưng mà luôn bị lỗ vốn. Muốn duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp, chính phủ có 2 phương án chọn lựa. Hoặc bù lỗ cho doanh nghiệp, hoặc định giá phân biệt (phân biệt đối xử giá) để lấy lợi nhuận ở mức giá cao bù đắp lỗ vốn ở mức giá thấp để độc quyền tồn tại. MỘT SỐ THUẬT NGỮ Monopoly Độc quyền bán First degree price Phân biệt giá cấp 1 Second degree price Phân biệt giá cấp 2 Third degree price Phân biệt giá cấp 3 Peak – load pricing Định giá cao điểm Two tariff Định giá hai phần Intertemporal price discrimination Phân biệt giá theo thời kỳ Deadweight Phần mất không 175
  55. BÀI TẬP CHƯƠNG 7 Phần 1: CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Câu hỏi 1. Phân tích nguyên nhân dẫn đến độc quyền. So sánh sự khác nhau giữa thị trường độc quyền hoàn toàn và thị trường cạnh tranh hoàn toàn? 2. Doanh nghiệp độc quyền luôn ấn định 1 mức giá duy nhất cho tất cả các thị trường và đối tượng khách hàng. Nhận định này đúng hay sai? Giải thích? 3. Giải thích tại sao trong độc quyền hoàn toàn không có đường cung? 4. Phân tích những biện pháp của chính phủ nhằm kiểm soát độc quyền? Bài tập Bài 1: Một doanh nghiệp độc quyền có hàm cầu Q = 400 – 2P và chi phí bình quân không đổi AC = 100$ a. Xác định giá bán và sản lượng để doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận? b. Đo lường mức độ độc quyền của doanh nghiệp c. Nếu doanh nghiệp phân biệt giá hoàn hảo (giá cấp 1) thì lợi nhuận thu về được là bao nhiêu? Bài 2: Một doanh nghiệp độc quyền có hàm cầu P = 15 – 5Q và hàm tổng chi phí TC = 2,5Q2 + 3Q + 1 (P tính bằng $/đvsp, Q tính bằng ngàn đvsp) a. Xác định sản lượng doanh nghiệp sản xuất và mức giá doanh nghiệp ấn định? Khi đó thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng là bao nhiêu? 176
  56. b. Để đạt được mục tiêu mở rộng thị trường mà không bị lỗ, doanh nghiệp sẽ sản xuất sản lượng và ấn định giá như thế nào? Tính doanh thu của doanh nghiệp trong trường hợp này. c. Nếu chính phủ đánh thuế cố định T = 15$ thì mức giá, sản lượng và lợi nhuận thu được của doanh nghiệp độc quyền là bao nhiêu? Bài 3: Một doanh nghiệp độc quyền có hàm chi phí biến đổi TVC = 0,5Q2 + 2Q và hàm chi phí cố định TFC = 47,5; hàm cầu P = 52 – 2Q a. Xác định giá bán và sản lượng để doanh nghiệp tối đa hóa doanh thu? Tính doanh thu tối đa đó b. Giả sử chính phủ ấn định mức giá sàn Pmax = 10 thì mức giá và sản lượng mà doanh nghiệp sản xuất là bao nhiêu? Câu hỏi trắc nghiệm 1. Điều nào dưới đây là đặc điểm của doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn: A. Đường cầu đối với sản phẩm của doanh nghiệp là đường dốc xuống phía dưới và trùng với đường cầu thị trường B. Doanh thu cận biên luôn nhỏ hơn giá bán C. .Đường cầu đối với sản phẩm của doanh nghiệp là hoàn toàn co giãn D. Cả A và B 2. Nếu một nhà độc quyền đang sản xuất tại mức sản lượng tại đó chi phí cận biên lớn hơn doanh thu cận biên, nhà độc quyền nên: A. Tăng giá và giảm sản lượng B. Giảm giá và tăng sản lượng C. Giảm giá và giảm sản lượng D. Giữ nguyên mức sản lượng đó 3. Để tối đa hoá doanh thu, xí nghiệp độc quyền sẽ quyết định sản xuất ở xuất lượng tại đó: 177
  57. A. MR = 0 B. MC = MR C. M C > MR D. P = M C 4. Để điều tiết toàn bộ lợi nhuận độc quyền, chính phú nên quy định mức giá tối đa P* sao cho: A. P* = A T C B. P* = M C C. P* = A VC D. P* = MR 5. Trường hợp có nhiều thị trường, để tối đa hoá lợi nhuận, doanh nghiệp độc quyền nên phân phối số lượng bán giữa các thị trường sao cho: A. Doanh thu biên giữa các thị trường là bằng nhau B. Phân phối cho thị trường nào có giá bán cao nhất C. Phân phối đông đều cho các thị trường D. Giá cả và doanh thu biên bằng nhau giữa các thị trường 6. Trường hợp doanh nghiệp độc quyền có nhiều cơ sở sản xuất, để tối thiểu hoá chi phí sản xuất, xí nghiệp sẽ quyết định phân phối sản lượng sản xuất giữa các cơ sở theo nguyên tắc: A. Chi phí trung bình giữa các cơ sở phải bằng nhau: AC1 = AC2 = = ACn B. Phân chia đồng đều sản lượng sản xuất cho các cơ sở C. Phân chia sản lượng với tỷ lệ quy mô sản xuất của từng cơ sở. D. Chi phí biên giữa các cơ sở phải bằng nhau: MC1 = MC2 = =MCn 7. Đường cầu trong thị trường độc quyền hoàn toàn thì: A. Dốc xuống B. Nằm ngang C. Dốc lên 178
  58. D. Không câu nào đúng 8. Doanh thu biên trong thị trường độc quyền hoàn toàn thì: A. Lớn hơn giá B. Bằng với giá C. Nhỏ hơn giá D. Không câu nào đúng 9. Độc quyền hoàn toàn là cơ cấu thị trường trong đó: A. Một doanh nghiệp bán một loại sản phẩm duy nhất và trở ngại đối với sự gia nhập B. Một doanh nghiệp bán một loại sản phẩm duy nhất và trở ngại đối với sự gia nhập ngành rất lớn C. Có một vài doanh nghiệp bán những sản phẩm khác biệt D. Có một vài doanh nghiệp bán những sản phẩm đồng nhất 10. Trong thị trường độc quyền hoàn toàn, doanh thu biên MR bằng: A. M C B. Giá C. Ep / P D. P(1 + 1/Ep) 11. Khi tổng doanh thu của doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn đạt mức tối đa thì: A. MR = M C B. MR = P C. MR = 0 D. MR = A C 12. Để điều tiết một phần lợi nhuận của doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn mà không gây thiệt hại cho người tiêu dùng, chính phủ nên áp dụng: A. Đánh thuế khoán hàng năm (đánh thuế không theo sản lượng) 179
  59. B. Đánh thuế theo sản lượng C. Đánh thuế tỷ lệ với doanh thu D. Đánh thuế tỷ lệ với chi phí sản xuất 13. Biện pháp thuế nào áp dụng đối với doanh nghiệp độc quyền hoan toàn sẽ gây thiệt hại cho người tiêu dùng: A. Đánh thuế tỷ lệ với lợi nhuận B. Đánh thuế cố định hàng năm C. Đánh thuế theo sản lượng D. Tất cả các câu trên 14. Giá 1 ly cappuccino (cà phê sữa) ở một quán cà phê cao cấp tại Q1, TP.HCM là 30.000đ vào ban ngày; nhưng từ 18 giờ trở đi, giá của nó là 40.000đ/ly. Đây là thí dụ cụ thể về: A. Phân biệt giá cấp 2 B. Phân biệt giá lúc cao điểm C. Giá cả 2 phần D. Phân biệt giá theo thời điểm 15. Đối với người tiêu dùng thì biện pháp điều tiết độc quyền nào của chính phủ mang lại lợi ích cho họ: A. Đánh thuế theo sản lượng B. Ấn định giá tối đa C. Đánh thuế không theo sản lượng D. Không có biện pháp nào 180
  60. Chương 8 THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH KHÔNG HOÀN HẢO Nghiên cứu thị trường cạnh tranh độc quyền và độc quyền nhóm giúp người học nắm được các khái niệm, đặc điểm hình thành, cách thức quyết định giá cả, sản lượng để tối đa hóa lợi nhuận trong ngắn và dài hạn khi hoạt động trên các dạng thị trường này. Giới thiệu lý thuyết trò chơi, các hình thức và phương pháp cạnh tranh, lý giải hành vi chọn lựa tối ưu trong những tình huống lưỡng nan của doanh nghiệp. 8.1. THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH ĐỘC QUYỀN 8.1.1. Khái niệm, đặc điểm 8.1.1.1. Khái niệm Thị trường cạnh tranh độc quyền là một thị trường có vô số người mua, vô số người bán, mua bán những sản phẩm giống hệt nhau hoặc khác nhau chút ít (dị biệt), người mua, người bán có chút ít thế lực độc quyền để có thể kiểm soát sản lượng và giá cả sản phẩm, việc gia nhập hoặc rút lui khỏi thị trường dễ dàng. 8.1.1.2. Đặc điểm thị trường cạnh tranh độc quyền Thị trường cạnh tranh độc quyền là một dạng cấu trúc thị trường vừa mang đầy đủ tính chất và đặc điểm của thi cạnh tranh hoàn toàn, lại vừa mang đầy đủ tính chất và đặc diểm của thị trường độc quyền hoàn toàn. Một là, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo có rất nhiều người mua, người bán, quy mô sản xuất và tiêu thụ nhỏ bé so với quy mô chung của thị trường. Những ngành này lợi thế nhờ quy mô nhỏ, không đòi hởi vốn lớn, mức độ tập trung sản xuất không cao, chỉ thích hợp cho các loại hình doanh nghiệp quy mô nhỏ như: nhà hàng, khánh sạn, dịch vụ bán lẻ, ăn uống giải khát 181
  61. Hai là, Sản phẩm cùng loại nhưng có tính dị biệt, chúng có thể thay thế nhưng không thể thay thế hoàn toàn, do đó trên thị trường chúng vừa cạnh tranh, vừa mang tính độc quyền. Ba là, Việc gia nhập và rút lui khỏi ngành là dễ dàng, vì vậy, trong ngắn hạn, lợi nhuận trong ngành có thể dương, âm hoặc băng không, khi có lợi nhuận sẽ kích thích các doanh nghiệp gia nhập ngành, khi lỗ các doanh nghiệp nhảy ra khỏi ngành, lỗ càng lớn động lực thúc đẩy các doanh nghiệp ra khỏi ngành càng lớn, tình trạng xuất nhập ngành chấm dứt khi lợi nhuận bằng không, trong dài hạn lợi nhuận luôn bằng không. Bốn là, Trong thị trường cạnh tranh độc quyền đường cầu có xu hướng dốc từ trái sang phải, cầu thị trường co giãn nhiều và đường doanh thu biên luôn nhỏ hơn đường cầu thị trường P = AR > MR. P P P = AR MR MR Q Q Hình 7.1: Đường cầu thị trường cạnh tranh độc quyền Tính dị biệt của sản phẩm làm cho đường cầu các sản phẩm khác nhau mang tính khác biệt. Vì vậy, khó xác định đường cầu chung cho tất cả sản phẩm tham gia thị trường. 8.1.2. Cân bằng thị trường cạnh tranh độc quyền Trên thị trường cạnh tranh độc quyền, để tối đa hóa lợi nhuận các doanh nghiệp xác định sản lượng sản xuất theo quy tắc cân bằng doanh thu biên bằng chi phí biên ( MR=MC), giống như trên thị trường độc quyền hoàn toàn , tuy nhiên việc quyết định sản xuất và cung ứng đầu ra cho thị trường có khác nhau trong ngắn và dài hạn, trong ngắn hạn doanh nghiệp có thể chịu lỗ nhưng trong dài hạn thì không, sau đây chúng ta cùng khảo sát hành vi doanh 182
  62. nghiệp trong việc cân bằng thị trường và cung ứng đầu ra trong ngắn và dài hạn. 8.1.2.1. Chọn lựa sản lượng và giá cả của một doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền trong ngắn hạn Trong ngắn hạn doanh nghiệp không thể thay đổi quy mô sản xuất, vì có một ít sức mạnh độc quyền nên đường cầu (D) nghiêng từ trái sang phải, đường doanh thu biên tế nằm dưới đường cầu. Để tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền chọn sản lượng sản xuất sao cho thỏa mãn điều kiện MR = MC. Từ điểm sản lượng có lợi nhuận cực đại chiếu lên đường cầu ta có giá cả sản phẩm của doanh nghiệp, trong thị trường này giá cả đươc hình thành giống như trên thị trường độc quyền hoàn toàn. Việc quyết định có sản xuất tại sản lượng có lợi nhuận cực đại hay không doanh nghiệp phải so sánh tính hiệu quả giữa giá cả với chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Trong ngắn hạn doanh nghiệp có thể chịu lỗ, họ đứng trước hai chọn lưạ: Một là, Không sản xuất nếu tại sản lượng có lợi nhuận cực đại (MR=MC) giá cả sản phẩm nhỏ hơn chi phí trung bình biến đổi của doanh nghiệp P < SAVC lúc đó doanh nghiệp lỗ toàn bộ chi phí cố định và một phần chi phí biến đổi, doanh nghiệp sẽ đóng cửa không sản xuất (hình 7.2) P AC Lỗ MC AVC AC AFC AVC P* MR=MC D AR MR Q* Q Hình 7.2: Tại Q* doanh nghiệp lỗ toàn bộ FC và một phần VC khi P<AVC 183
  63. Hai là, Sản xuất nếu tại sản lượng có lợi nhuận cực đại (MR=MC) giá cả sản phẩm lớn hơn hoặc bằng chi phí sản xuất trung bình biến đổi của doanh nghiệp P≥SAVC, lúc đó có 4 trường hợp chọn lựa cụ thể sau: Khi P = SAVC doanh nghiệp lỗ toàn bộ chi phí cố định (hình 7.3). Doanh nghiệp quyết định sản xuất, tuy nhiên đây là giới hạn cuối cùng doanh nghiệp có thể sản xuất trong ngắn hạn. P Lỗ AC MC AVC AC AVC=P* MR=MC AR MR Q* Q * Hình 7.3: Tại Q doanh nghiệp lỗ toàn bộ FC khi P = SAVC Khi SAVC < P < SAC doanh nghiệp lỗ một phần chi phí cố định (hình 7.4) (lỗ tối thiểu) P MC AC Lỗ AC AVC P* AFC AVC MR=MC AR Q* MR Q Hình 7.4: Tại sản lượng Q* doanh nghiệp lỗ một phần FC khi SAVC<P< SAC Khi P = SAC doanh nghiệp hòa vốn (hình 7.5). 184
  64. P MC AC AVC AC=P* MR=MC AR MR Q* Q Hình 7.5: Tại Q* doanh nghiệp hòa vốn khi P = SAC Khi P > SAC Doanh nghiệp có lợi nhuận (hình 7.6) . P MC Lợi nhuận AC P* AVC AC AR MR=MC MR Q* Q Hình 7.6 : Tại Q* doanh nghiệp có lợi nhuận khi P > SAC Tóm lại, trong ngắn hạn quy tắc doanh nghiệp cung ứng là: Một là, Xác định sản lượng có lợi nhuân cực đại bằng cách cân bằng doanh thu biên tế với chi phí biên tế MR=MC. Hai là, Đánh giá hiệu quả tại mức sản lượng có lợi nhuận cực đại MR=MC bằng cách so sánh giá cả với chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Ba là, Ra quyết định: P≥SAVC Sản xuất tại sản lượng có lợi nhuận cực đại. P<SAVC Không sản xuất tại sản lượng có lợi nhuận cực đại. Điều cần lưu ý trong thị trường cạnh tranh độc quyền khác với các dạng thị trường cạnh tranh hoàn toàn hoặc thị trường độc quyền ở chỗ, do có tính dị biệt về sản phẩm, nên trong ngắn hạn mỗi sản phẩm của doanh nghiệp có 185
  65. tính khác biệt so với sản phẩm của doanh nghiệp khác, đường cầu thị trường và đường cầu của doanh nghiệp cũng có sự khác biệt nhau, đường cầu thị trường thường dốc hơn đường cầu của doanh nghiệp. 8.1.2.2. Chọn lựa sản lượng và giá cả của một doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền trong dài hạn Để có lợi nhuận cực các doanh nghiệp chọn lựa sản lượng sản xuất theo quy tắc cân bằng doanh thu biên tế bằng chi phí biên tế dài hạn MR = LMC, sau đó dựa vào quan hệ giữa giá cả và chi phí trung bình dài hạn của doanh nghiệp để quyết định, trong dài hạn doanh nghiệp không được lỗ. Không sản xuất, đóng cửa doanh nghiệp nếu P < LAC. Sản xuất nếu giá cả lớn hơn hoặc bằng chi phí trung bình dài hạn, lúc đó doanh nghiệp sẽ ở vào trạng thái hòa vốn hoặc có lợi nhuận dài hạn P ≥ LAC. Có thể mô tả bằng các đồ thị sau: Khi P < LAC : Doanh nghiệp lỗ trong dài hạn ( hình 7.7) . P Lỗ LMC LAC LAC P* MR=LMC D (AR) MR Q* Q Hình 7.7 : Tại Q* có P < LAC doanh nghiệp lỗ vốn. Khi P = LAC Doanh nghiệp hòa vốn trong dài hạn ( hình 7.8 ). 186
  66. P LMC LAC LAC=P* MR=LMC D (AR) MR Q* Q Hình 7.8 : Tại Q* có P = LAC doanh nghiệp hòa vốn Khi P > LAC, Doanh nghiệp có lợi nhuận trong dài hạn (hinh 7.9) P Lợi nhuận LMC LAC P* LAC D MR=LMC (AR) MR Q* Q * Hình 7.9: Tại Q có P > LAC doanh nghiệp thu được lợi nhuận 8.1.2.3. Điều chỉnh thị trường cạnh tranh độc quyền trong dài hạn Trong dài hạn việc gia nhập và rút lui khỏi thị trường của các doanh nghiệp sẽ tạo ra các hiệu ứng khác nhau trong việc tái lập sự cân bằng thị trường mới theo hai hướng: Một là, khi P > LAC (hình 7.9) thì: Kích thích các doanh nghiệp mới nhập ngành làm cho năng lực sản xuất ngành tăng lên, sức cung tăng. Các doanh nghiệp phân chia lại thị trường theo hướng, thị phần các doanh nghiệp hiện có giảm xuống do phải chia cho những doanh nghiệp mới nhập ngành, đường cầu và đường doanh thu biên tế sẽ chuyển dịch xuống dưới. 187
  67. Do sản lượng tăng, cầu đầu vào các yếu tố sản xuất tăng làm cho giá cả đầu vào tăng, chi phí sản xuất tăng và lợi nhuận giảm cho tới khi bằng không. Hiện tượng nhập ngành chấm dứt, thị trường đạt cân bằng lúc đó SMC=LMC=MR và SAC=LAC=P. Hai là, khi P < LAC (hình 7.7) thì: Kích thích các doanh nghiệp xuất ngành, việc nhiều doanh nghiệp rời bỏ ngành làm cho năng lực sản xuất của ngành giảm xuống, sức cung giảm giá thị trường tăng lên. Thị phần của những doanh nghiệp ra đi, được phân lại cho những doanh nghiệp ở lại, làm cho thị phần các doanh nghiệp ở lại tăng lên, đường cầu và đường doanh thu biên tế sẽ chuyển dịch lên trên. Khi sức cung giảm xuống, cầu đầu vào các yếu tố sản xuất giảm, làm cho giá cả các yếu tố đầu vào giảm, chi phí sản xuất giảm, lợi nhuận các doanh nghiệp hiện có tăng lên cho tới khi hòa vốn (π =0). Hiện tượng xuất ngành sẽ chấm dứt, thị trường đạt cân bằng theo điều kiện SMC = LMC = MR và SAC = LAC = P. P LMC LAC P*=LAC =SAC SMC=LMR=MR D MR Q* Q Hình 7.10: Cân bằng dài hạn thị trường cạnh tranh độc quyền 8.1.2.4. So sánh cân bằng thị trường cạnh tranh hoàn hảo và cạnh tranh độc quyền trong dài hạn 188
  68. STT Chỉ tiêu Thị trường cạnh tranh hoàn Thị trường cạnh tranh toàn độc quyền 1 Điều kiện cân P = LMC = LACmin = MR MR = P = LMC P0. 4 Chi phí và lợi Quy mô sản xuất bằng quy Quy mô sản xuất nhỏ nhuận mô tối ưu. hơn quy mô sản xuất tối ưu. LAC = LACmin. Nền kinh tế cân bằng toàn LAC > LACmin. dụng. Nền kinh tế cân bằng Nền kinh tế có hiệu quả khiếm dụng. cao. Nền kinh tế kém hiệu quả. 189
  69. 8.2. THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN NHÓM 8.2.1. Khái niệm, đặc điểm thị trường độc quyền nhóm 8.2.1.1. Khái niệm Thị trường độc quyền nhóm (hay độc quyền số ít, bán độc quyền, độc quyền thiểu số ) là một thị trường có số lượng người mua hoặc người bán không nhiều (thiểu số), mua bán những sản phẩm giống hệt nhau hay khác biệt nhau một chút ít (dị biệt), họ có thể kiểm soát được sản lượng và giá cả tùy theo thế lực độc quyền, các doanh nghiệp phụ thuộc vào nhau vì quyết định của mỗi doanh nghiệp ảnh hưởng lớn đến nhau, việc gia nhập và rút lui khỏi thị trường rất khó khăn. Thí dụ: Các hãng sản xuất sắt thép, ô tô, máy tính Hay nói cách khác, thị trường độc quyền nhóm là thị trường chỉ có một nhóm nhỏ doanh nghiệp cùng hoạt động. 8.2.1.2. Đặc điểm thị trường độc quyền nhóm Ngoài những đặc điểm chung của thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, thị trường độc quyền nhóm còn có những đặc diểm riêng có của mình có thề kể đến: Thứ nhất là, tính phụ thuộc vào nhau của các doanh nghiệp bắt nguồn từ đặc điểm của thị trường độc quyền nhóm là số lượng doanh nghiệp ít (thiểu số) mỗi doanh nghiệp phải đối đầu với một số lượng nhỏ đối thủ cạnh tranh , quy mô mỗi doanh nghiệp lớn, thị phần nhiều, quyền lực kiểm soát giá cả và sản lượng lớn, mỗi chính sách cụ thể của mỗi doanh nghiệp đều ảnh hưởng tới sản lượng và giá cả thị trường, ảnh hưởng tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khác vì vậy mỗi một doanh nghiệp đều phải nắm được thông tin, tiên đoán được ý đồ cạnh tranh cũng như các phản ứng khác nhau của đối thủ trước các quyết định của nhau nhằm bảo vệ lợi ích của mình. Thí dụ: Thị trường sản phẩm X chì có hai người bán A và B, nếu A giảm giá bán B sẽ mất khách, để dật lại khách hàng bị mất B giảm giá, đến lượt A mất khách Rõ ràng quyết định về giá của A làm tổn hại tới lợi ích của B 190
  70. Thứ hai là, sản phẩm có thể đồng nhất (đối với các sản phẩm được chuẩn hóa) hoặc dị biệt và các sản phẩm có thể thay thế cho nhau nhưng không thay thế hoàn toàn như ô tô, sắt thép, máy tính Thứ ba là, việc gia nhập và rút lui khỏi ngành là khó khăn bởi độc quyền số ít cũng được bảo vệ bởi các hàng rào chắc chắn như: lợi thế về quy mô, chiếm giữ sở hữu các nguồn nguồn lực thiên nhiên hoặc sáng chế, vốn, và các kỹ thuật đặc biệt . Thứ tư là, đường cầu dốc, cầu ít co giãn, việc thiết lập đường cầu thị trường dễ dàng còn xác lập đường cầu doanh nghiệp rất khó khăn. Đường doanh thu biên tế luôn nhỏ hơn đường cầu P=AR>MR. 8.2.2. Thị trường độc quyền nhóm hợp tác 8.2.2.1. Khái niệm, đặc điểm, nội dung và phân loại độc quyền nhóm hợp tác Độc quyền nhóm hợp tác là các doanh nghiệp độc quyền số ít bắt tay, hợp tác, liên minh với nhau trong sản xuất kinh doanh nhằm ngăn chặn tình trạng canh tranh lẫn nhau về sản lượng sản xuất , giá cả bán hàng hóa , đầu tư , quảng cáo , chiêu thị giữa các nhà độc quyền nhóm, bảo vệ lợi nhuận cho từng doanh nghiệp và toàn ngành . Các thỏa thuận: giá, sản lượng và khu vực thị trường 8.2.2.2. Tối đa hóa lợi nhuận trong độc quyền nhóm hợp tác 8.2.2.2.1. Tối đa hóa lợi nhuận độc quyền nhóm trong liên minh hiệp ước, phổ biến là liên minh dưới hình thức Cácten Khi các doanh nghiệp công khai cấu kết với nhau bằng những hiệp ước. Để tối đa hóa lợi nhuận các tổ chức độc quyền xác định sản lượng và giá cả theo nguyên tắc MR=MC. Tuy nhiên, tùy theo mức độ tham gia tổ chức độc quyền của các doanh nghiệp mà có cách thức xác định sản lượng sản xuất, giá cả độc quyền và phân chia sản lượng cho mỗi doanh nghiệp tham gia khác nhau, có hai trường hợp xẩy ra, một là tất cả các doanh nghiệp đều tham gia tổ chức độc quyền nhóm, hai là chỉ có một số doanh nghiệp tham gia vào tổ chức độc quyền nhóm, một số doanh nghiệp khác đứng ngoài tổ chức độc quyền nhóm. 191
  71. - Trường hợp thứ nhất khi tất cả các doanh nghiệp đều tham gia tổ chức độc quyền nhóm lúc đó họ hành động như một nhà độc quyền đơn phương. P P P MC2 MC MC1 + = MR=MC AR=P MR Q1 Q Q2 Q Q Q Hình 7.11: Sức cung Hình 7.12: Sức cung Hình 7.13: Cân bằng tổ DN1 DN2 chức - Trường hợp thứ hai là một số doanh nghiệp tham gia liên minh độc quyền, một số khác đứng ngoài liên minh. Dựa vào sản lượng và thị phần chiếm được trên thị trường tổ chức độc quyền nhóm xác định sản lượng sản xuất và giá cả để có lợi nhuận cực đại theo quy tắc chi phí biên tế bằng doanh thu biên tế của mình, các doanh nghiệp ngoài độc quyền định giá trên thị phần và chi phí của họ. Thông thường tổ chức độc quyền nhóm trở thành người dẩn đạo về giá cho toàn thị trường và cho các doanh nghiệp đứng ngoài tổ chức độc quyền. Theo mô hình sau: P SK DT MC PT PK D MRT = MCT MRT QK QT Q Q Hình 7.14 : Nguyên tắc Q & P để có LNMax 192
  72. Thành công nhất trong liên minh độc quyền quốc tế là liên minh các nước xuất khẩu dầu mỏ gọi là OPEC. Các nước OPEC đang sở hữu một trữ lượng dầu mỏ lớn, chiếm sản lượng 60-70% thị trường dầu mỏ thế giới. Họ định giá dầu thô của tổ chức trên cơ sở cân bằng cung cầu OPEC và trở thành người lãnh đạo giá dầu thế giới, các quốc gia có khai thác dầu đều là người chấp hành giá. 8.2.2.2.2. Tối đa hóa lợi nhuận trong tổ chức độc quyền nhóm khi liên minh ngầm Liên minh ngầm là sự thỏa hiệp, kết cấu giữa các doanh nghiệp nhưng không có bất cứ một sự thông đồng chính thức công khai bằng văn bản nào, thông thường trong liên minh ngầm các doanh nghiệp chỉ thỏa thuận với nhau được về giá thông qua vai trò của một doanh nghiệp lãnh đạo (doanh nghiệp dẫn đạo giá). Điều kiện trở thành doanh nghiệp dẫn đạo là : Có công nghệ sản xuất tiên tiến, chi phí sản xuất thấp nhất, chất lượng sản phẩm bảo đảm ổn định, quy mô sản xuất và sản lượng cung ứng lớn, thị phần cao và phải có uy tín lớn trên thị trường. Khi đóng vai trò dẫn đạo giá, doanh nghiệp sẽ là người quyết định giá và phát tín hiệu giá trên thị trường. Các doanh nghiệp khác là người chấp nhận giá, khi nhận được tín hiệu giá của doanh nghiệp dẫn đạo phát ra, các doanh nghiệp phải điều chỉnh giá cả của mình theo tín hiệu giá chung mà doanh nghiệp dẩn đạo đã phát. Tuy nhiên, việc quy định doanh nghiệp dẫn đạo giá cũng được chia làm 2 trường hợp. Thứ nhất, dẫn đạo giá do có lợi thế về chi phí sản xuất thấp. Giả sử 2 doanh nghiệp cùng đứng trước một đường cầu thị trường, do điều kiện sản xuất khác nhau cho nên chi phí sản xuất khác nhau. Để tối đa hóa lợi nhuận mỗi doanh nghiệp xác định sản lượng theo quy tắc MR = MC. Lúc đó mỗi doanh nghiệp có một mức giá riêng, doanh nghiệp có mức giá cao buộc phải điều chỉnh giá xuống bằng doanh nghiệp có giá thấp. Lúc đó doanh nghiệp có mức giá thấp giữ vai trò dẫn đạo giá thị trường. 193
  73. Mô hình dẫn đạo giá nhờ chi phí sản xuất thấp. P MC1 AC1 MC2 P1 AC2 P2 D MR=MC1 MR=MC2 MR Q1 Q2 Q Hình 7.15: Dẫn đạo giá nhờ chi phí sản xuất thấp Thứ hai, dẫn đạo giá do lợi thế nhờ quy mô. Một doanh nghiệp có lợi thế về quy mô là càng gia tăng quy mô sản lượng sản xuất, chi phí trung bình càng giảm, làm cho chi phí sản xuất của giảm. Doanh nghiệp được chọn lựa làm doanh nghiệp dẫn đạo về giá phải là doanh nghiệp có chi phí sản xuất thấp nhất toàn ngành nhờ lợi thế về quy mô, vì vậy giá cả thấp, khi bán trên thị trường các doanh nghiệp khác phải điều chỉnh giá theo Hình 7.16 P SK MCL MCL P1 D MRL=MCL DL MRL QK QL Q1 Q Hình 7.16 : Dẫn đạo giá nhờ quy mô Tổng sản lượng bán trên thị trường là tổng cộng sản lượng của doanh nghiệp dẫn đạo giá và doanh nghiệp chấp nhận giá là: Q = QL+QK. 194
  74. 8.2.2.2.3. Mô hình đường cầu gãy khúc Mô hình đường cầu gãy được nghiên cứu với các giả định một doanh nghiệp cá biệt đang hoạt động ở trạng thái cân bằng ở đó các doanh nghiệp đối thủ không có phản ứng gì, có thể coi đó là mức giá kết cấu, khi doanh nghiệp tăng giá các doanh nghiệp khác sẽ không tăng theo, đẩy doanh nghiệp đó vào hoàn cảnh khó khăn trên thị trường, nếu doanh nghiệp đó giảm giá nhằm mở rộng thị phần, các doanh nghiệp khác sẽ giảm giá theo, bởi họ theo kỳ vong giữ nguyên được thị phần của mình , hành vi đó làm cho đường cầu sản phẩm của doanh nghiệp trở nên gãy khúc, dẫn đến đường doanh thu biên đứt đoạn không liên tục, tại Q*, lúc đó chi phí có thay đổi ít thì giá cả và sản lượng cũng không thay đổi tại Q*thì MR = MC. Khi chi phí thay đổi quá lớn buộc doanh nghiệp thay đổi sản lương và giá cả, làm đường cầu doanh nghiệp thay đổi, lúc đó toàn bộ đường cầu chung của thị trường hay chi phí chung toàn ngành thay đổi mức giá được coi là kết cấu mới thay đổi thay đổi (H.7.17). P MC’ P* MC D MR Q* Q Hình 7.17: Mô hình đường cầu gãy khúc . 8.2.3. Thị trường độc quyền nhóm không hợp tác 8.2.3.1. Khái niệm, mục tiêu độc quyền nhóm không hợp tác Thị trường độc quyền nhóm không hợp tác là một thị trường có số ít các doanh nghiệp hoạt động độc lập với nhau giữa họ không có bất kỳ một mối liên hệ nào để thương lượng, thỏa hiệp, hợp tác ràng buộc về sản lượng, giá cả, thị trường mà hoàn toàn cạnh tranh độc lập với nhau. 195
  75. Mục tiêu các doanh nghiệp độc quyền nhóm không hợp tác với nhau mà cạnh tranh nhau là dành dật các lợi thế cạnh tranh, dành dật khách hàng, thị phần, lợi nhuận của nhau, làm suy yếu, thôn tính, tiêu diệt lẫn nhau, đào thải nhau ra khỏi thị trường. 8.2.3.2. Tối đa hóa lợi nhuận trên thị trường đôc quyền nhóm không hợp tác 8.2.3.2.1 Cơ sở chọn lựa các chiến lược tối đa hóa lợi nhuận trên thị trường độc quyền nhóm không hợp tác Lý thuyết trò chơi là một nhánh của toán ứng dụng, nghiên cứu các tình huống ra quyết định liên quan đến nhiều người và quyết định của mỗi người ảnh hưởng đến lợi ích và quyết định của nhiều người khác. Mô hình trò chơi dạng chuẩn tắc: Số người chơi. (n) Hai hoặc nhiều người. Không gian chiến lược. Tổ hợp chiến lược. Kết quả. Các kết cục chọn lựa tối ưu cân bằng Nash. Trong thị trường độc quyền nhóm người chơi là doanh nghiệp, tiền thắng cuộc của họ là lợi nhuận trong dài hạn, mỗi người chơi phải chọn cho mình một chiến lược chơi, tức là một kế hoạch hành động trong mỗi tình huống khác nhau, thường thì một chiến lược tốt nhất của người chơi phụ thuộc vào những chiến lược được lựa chọn bởi những người chơi khác, khi chọn được phương án chiến lược tốt nhất không ai muốn thay đổi chiến lược bởi vì chiến lược của những người khác đã được tính toán trong sự đánh giá chiến lược tốt nhất của mỗi người, gọi là cân bằng Nash. “Mội người chơi hãy chọn cho mình một phương án chiến lược tốt nhất có thể, nếu biết các phương án chiến lược mà những người chơi khác đang theo đuổi”. Lý thuyết trò chơi và cân bằng Nash được vận dụng rộng rãi trong quân sự, ngoại giao, kinh tế, sinh học 8.2.3.2.2. Lựa chọn sản lượng tối đa hóa lợi nhuận Mô hình Cournot vận dụng cân bằng Nash “mỗi doanh nghiệp quyết định mức sản lượng sản xuất tốt nhất có thể cho mình, nếu biết đối thủ đang 196
  76. quyết định sản lượng sản xuất của họ như thế nào Nghiên cứu mô hình Cournot người ta đưa ra ba giả định sau Thị trường chỉ có hai doanh nghiệp, cùng sản xuất sản phẩm giống nhau, và cùng bán một mức giá; Cả hai đều biết trước đường cầu thị trường và chi phí sản xuất của nhau; Hai doanh nghiệp chỉ một lần và cùng một lúc quyết định sản lượng sản xuất của mình để tối đa hóa lợi nhuận. Cách xác định sản lượng của doanh nghiệp. Dựa vào hàm cầu thị trường Q = a - bP, chi phí trung bình và chi phí biên tế của các doanh nghiệp là bằng nhau AC = MC và tổng sản lượng thị trường Q = Q1 + Q2, các doanh nghiệp thiết lập hàm số phản ứng sản lượng của mình để tối đa hóa lợi nhuận. Hàm số phản ứng sản lượng của mỗi doanh nghiệp mô tà mức sản lượng mang lại lợi nhuận cực đại cho mỗi doanh nghiệp khi biết trước sản lượng của đối thủ là cố định. Hàm số phản ứng sản lượng của doanh nghiệp (1). a - bMC - Q Q = 2 Q = a - bMC - 2Q 1 2 2 1 Hàm số phản ứng sản lượng của doanh nghiệp (2). a - bMC - Q1 Q2 = Q1 = a - 2Q2 - bMC 2 Ví dụ: thị trường của một loại sản phẩm có hàm tổng cầu thị trường P = 62 – Q, hàm chi phí trung bình của hai doanh nghiệp tham gia sản xuất đều bằng nhau và bằng AC=MC=2. sản lượng thị trường Q là tổng cộng sản lượng của doanh nghiệp (1) với sản lượng doanh nghiệp (2): Q=Q1+Q2. Hãy xác dịnh sản lượng và lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp. Ta có thể xác định được biểu và vẽ được đường phản ứng sản lượng của doanh nghiệp (h.7.21). Cân bằng Cournot Cân bằng Cournot là nơi giao nhau của hai đường phản ứng sản lượng của các doanh nghiệp, tại đó mỗi doanh nghiệp dự đoán chính xác số lượng 197
  77. sản phẩm mà đối thủ cạnh tranh sản xuất và quyết định sản lượng thích hợp để tối đa hóa lợi nhuận cực đại. Q2 60 Đường phản ứng của DN 1 30 Cân bằng Cournot 20 15 Đường phản ứng Đường của DN 2 hợp đồng 15 20 30 60 Q1 Hình 7.18 : Cân bằng Cournot Xác định sản lượng cân bằng Cournot Dựa vào phương trình phản ứng của các doanh nghiệp (1) và (2) trên, sử dụng phương pháp thế (2) vào (1) ta có: a - bMC - Q a - bMC - Q Q = 2 (1) Q = 1 (2) 1 2 2 2 a - bMC Vậy ta sản lượng cân bằng Cournot: Q1 = Q2 = 3 Đường hợp đồng Đường hợp đồng là tập hợp các tổ hợp sản lượng của hai doanh nghiệp để tối đa hóa lợi nhuận chung. Nói cách khác đường hợp đồng là đường sản lượng hai doanh nghiệp thỏa thuận bắt tay, hợp tác được với nhau nhằm cùng tối đa hóa lợi nhuận. Xác định đường hợp đông: Nếu doanh nghiệp (1) nghĩ rằng doanh a- bMC nghiệp (2) không sản xuất và ngược lại thì Q2 = Q = 1 2 Như vậy, nếu cấu kết với nhau các doanh nghiệp sẽ sản xuất sản lượng ít hơn, giá bán cao hơn và lợi nhuận của từng doanh nghiệp và toàn ngành cao hơn. 198
  78. Mô hình Stackelberg (lợi thế của người đi đầu) Mô hình Stackelberg cũng là một vận dụng cân bằng Nash, nghiên cứu các doanh nghiệp chọn lựa sản lượng sản xuất tối đa hóa lợi nhuận khi một doanh nghiệp được quyền quyết định mức sản lượng sản xuất của mình trước đối thủ. Mô hình Stackelberg nghiên cứu với ba các giả định sau: Thị trường chỉ có hai doanh nghiệp sản xuất sản phẩm giống nhau và bán một mức giá đồng nhất; Hai doanh nghiệp đều nắm rõ tổng cầu thị trường và chi phí sản xuất của nhau; Một doanh nghiệp được quyền quyết định trước sản lượng của mình. Điều kiện để được quyền công bố sản lượng trước là doanh nghiệp phải có quy sản xuất và thị phần lớn, thế lực độc quyền mạnh, chi phí sản xuất thấp, thường đó là những dẫn đạo giá Việc công bố đầu tiên sản lượng sản xuất của mình đẩy đối thủ vào thế không thể chọn lựa, rằng doanh nghiệp kia đang sản xuất tại sản lượng nó đã công bố. Vì vậy, doanh nghiệp tính toán sản lượng sản xuất của mình khi biết trước sản lượng đối thủ đã công bố để tối đa hóa lợi nhuận. Doanh nghiệp đi đầu tiên luôn dành lợi thế, họ thông báo sản lượng sản xuất trước, với sản lượng sản xuất lớn hơn và thu lợi nhuận nhiều hơn. 8.2.3.2.2. Chọn lựa giá để tối đa hóa lợi nhuận Mô hình Bertrand là vận dụng cân bằng Nash "Hãy quyết định mức giá tốt nhất có thể cho mình khi biết đối thủ định mức giá của họ như thế nào" Mô hình Bertrand được nghiên cứu với ba giả định sau. Thị trường chỉ có hai doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm giống nhau, chúng có thể thay thế hoàn toàn cho nhau; Cả hai doanh nghiệp đều biết rõ tổng cầu thị trường, chi phí sản xuất trung bình và chi phí sản xuất biên tế của nhau; Cả hai doanh nghiệp chỉ một lần và cùng một lúc quyết định giá bán sản phẩm của mình để tối đa hóa lợi nhuận. Có hai tình huống doanh nghiệp phải xử lý về định giá: đối với những sản phẩm giống nhau và đối với sản phẩm dị biệt nhau. 199
  79. Chọn lựa giá để tối đa hóa lợi nhuận đối với những sản phẩm đồng nhất Khi sản phẩm giống hệt nhau nếu định giá như nhau người tiêu dùng sẽ bàng quan trong việc lựa chọn mua ai. Hợp đồng về giá sẽ thủ tiêu cạnh tranh các doanh nghiệp có thể định giá cao và thu lợi nhuận nhiều. Khi định lại mức giá, thì doanh nghiệp định giá thấp sẽ chiếm hết khách hàng và thị phần của doanh nghiệp định mức giá cao, chiến tranh giá sẽ xẩy ra. Chiến tranh giá làm cho lợi nhuận của từng doanh nghiệp và toàn ngành giảm xuống. Các doanh nghiệp đều bị tổn thất thậm chí có kết cục xấu là phải xuất ngành hoặc phá sản, lúc dó người hưởng lợi là người tiêu dùng. Chọn lựa giá để tối đa hóa lợi nhuận đối với sản phẩm có sự khác biệt Mô hình Bertand với các giả định như trên. Vận dụng nguyên lý Nash "Các doanh nghiệp quyết định mức giá của mình một cách tốt nhất có thể, khi biết trước đối thủ cũng đang định giá của họ như thế nào’’. Dựa vào hàm cầu thị trường, khi biết giá của đối thủ cạnh tranh, chi phí trung bình và chi phí biên tế của các doanh nghiệp. Giả sử : Q1 = a - bP1 + P2 Q2 = a - bP2 + P1 => Cầu thị trường Q = Q1 + Q2; Chi phí MC = AC cả hai bằng nhau, P1, P2, Q1,Q2 là giá và sản lượng mỗi doanh nghiệp. Ta có thể lập hàm phản ứng giá của doanh nghiệp: Hàm phản ứng giá của mỗi doanh nghiệp mô tả mức giá mà doanh nghiệp sẽ bán để tối đa hóa lợi nhuận, khi giá bán sản phẩm của đối thủ coi như đã biết . a + b.AC + P2 Phương trình phản ứng của doanh nghiệp (1) P1 = 2b a + b.AC + P1 Phương trình phản ứng giá của doanh nghiệp (2) P2 = 2b Cân bằng Nash về giá là nơi giao nhau giữa hai đường phản ứng gía của hai doanh nghiệp, tại đó mỗi doanh nghiệp dự đoán chính xác mức giá tối đa hóa lợi nhuận của đối thủ để quyết định mức giá tối ưu của mình. 200
  80. Xác định điểm cân bằng Nash về giá bằng cách thay P2 vào P1: a + bAC P1 = P2 = 2b -1 Ví dụ: có 2 doanh nghiệp cùng sản xuất một loại sản phẩm dị biệt, cạnh tranh nhau về giá có hàm cầu đứng trước mỗi doanh nghiệp Q1 = 30 - 2P1 + P2 . Q2 = 30 - 2P2 + P1 . Biết chi phí trung bình và chi phí biên tế của mỗi doanh nghiệp đều bằng nhau và bằng MC = AC = 3, P1, P2, Q1 và Q2 là giá cả và sản lượng các doanh nghiệp. Trên cơ sở đó ta có đường phản ứng giá của hai doanh nghiệp theo đồ thị sau. P2 Đường phản ứng giá của DN 1 Cân bằng Nash về giá Đường phản ứng 12 giá của DN 2 9 9 12 P1 Hình 7.19: Cân bằng Nash về giá 8.2.3.2.3. Tình thế lưỡng nan của người tù và tối đa hóa lợi nhuận ‘‘Tình thế lưỡng nan của người tù’’ ‘‘ Tình thế lưỡng nan của người tù’’ là một dạng thức lý thuyết trò chơi, trong đó những người chơi đồng thời ra quyết định để tối đa hóa kết quả, mỗi người chơi đều biết những người khác cũng đang cố gắng tối đa hóa kết quả của mình, việc mỗi người chơi đều tìm được phương án tốt nhất cho mình lúc đó họ đạt được cân bằng Nash. Ví dụ: giả định Tý và Sửu là hai người bị bắt quả tang về tội đánh bạc, theo quy định của pháp luật tội danh này sẽ bị phạt 3 năm tù giam, ngoài tội danh đánh bạc Tý, Sửu còn bị tình nghi dính lứu tới một vụ trọng án về buôn bán Ma túy. Công an thực hiện lệnh bắt tạm giam phục vụ điều tra, tại cơ quan điều tra Tý, Sửu bị giam ở hai phòng cách biệt nhau, không có bất cứ 201
  81. mối liên hệ nào với nhau nhằm chống các nghi phạm thông cung, trong quá trình lấy lời khai điều tra viên thông báo với từng nghi phạm rằng nếu cả hai không nhận tội về buôn bán Ma túy thì không có cơ sở buộc tội về buôn bán Ma túy, mỗi người bị phạt tù ba năm về tội đánh bạc; nếu cả hai cùng nhận tội và tố giác tòng phạm trong vụ án buôn bán Ma túy thì tổng cộng hình phạt hai tội danh mỗi người bị phạt tù chín năm vì trong trường hợp này lời khai ít giá trị ; nếu một người nhận tội và tố cáo những tòng phạm liên quan đến vụ án Ma túy tạo điều kiện thuận lợi cho việc phá án của cơ quan công an thì được giảm nhẹ hình phạt ở mức án tù 1 năm, người kia không nhận tội bị phạt án tù hai mươi năm. Các khả năng và kết cục có thể trình bày tóm tắt ở mô hình sau (hình 7.20). Tý Nhận tội Không nhận tội 9 20 Nhận tội c b 9 1 1 3 Sửu Sửu Không nhận tội d a 20 3 Hình 7.20 : Chiến lược của người bị giam Trong tình thế đó mỗi người phải quyết định cho mình một phương án chiến lược tốt nhất có thể. - Giả sử họ cấu kết với nhau: Phương án chiến lược tốt nhất của họ là ‘’ không khai’’ mỗi người chỉ bị phạt 3 năm tù. Đó là phương án tốt nhất cho cả hai và họ không thay đổi quyết định của mình, khi ấy trò chơi đạt được cân bằng Nash. - Giả sử họ cạnh tranh nhau các chiến lược sẽ được cân nhắc: + Chiến lược tối ưu khi biết trước chiến lược hành động của đối thủ : Nếu Tý không nhận tội và không có ý định thay đổi quyết định của mình, thì Sửu sẻ nhận tội để có lợi nhất cho mình và không có ý định thay đổi quyết định, "Sửu chọn lựa hợp lý’’trò chơi đạt cân bằng Nash. 202
  82. + Chiến lược ưu thế (chiến lược có ảnh hưởng chi phối): Khi những người tù không thể cấu kết với nhau , không thể tin tưởng nhau , để đảm bảo lợi ích tối đa cho mình những người chơi chọn chiến lược vượt trội « chiến lược ưu thế » Nêu nhận tội chỉ bị phạt tù ít nhất là 1 năm, nhiều nhất là 9 năm , nếu không nhận tội bị phạt tù ít nhất 3 năm, nhiều nhất 20 năm. Như vậy "nhận tội’’ là phương án chiến lược tối ưu cho dù người kia hành động như thế nào. Khi cả hai chọn nhận tội và không thay quyết định của mình, trò chơi đạt cân bằng Nash. + Chiến lược tối đa tối thiểu (chiến lược mà mỗi người chơi quyết định kết quả xấu nhất cho mỗi hành động của đối phương) : Nếu Tý chọn chiến lược "không khai’’kết quả xấu nhất đến với Tý, nếu Sửu chọn chiến lược "khai nhận tội’’, lúc đó hình phạt với Tý là 20 năm, phần thưởng với Sửu là một năm tù. Nếu họ không thay đổi quyết định đã chọn, trò chơi đạt cân bằng Nas. Một số vận dụng tình thế lưỡng nan của người tù và tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp Trong thị trường độc quyền nhóm, các doanh nghiệp luôn bị đặt vào thế lưỡng nan của người tù phải chọn lựa cho mình những chiến lược hành động tối ưu khi đối mặt với các vấn đề : Cạnh tranh – Hợp tác (giá cả, sản lượng ) ; Nên – Không nên (Tăng quảng cáo, gia nhập ngành, đầu tư, mở rộng thị trường, dự trữ tồn kho ); Cao – Thấp (giá cả, chất lượng ); Thưởng hay phạt đối thủ Trò chơi lặp lại (ăn miếng, trả miếng) Trò chơi lặp lại “ ăn miếng trả miếng “ là chiến lược mà những người chơi khởi đầu bằng sự kết cấu về giá. Khi một người chơi đơn phương bội ước không hợp tác, lúc đó những người chơi khác đáp trả lại không hợp tác. Nếu trò chơi chỉ diễn ra một lần duy nhất sự lường gạt “giảm giá” của kẻ phản bội sẽ nhận được một phần thưởng là lợi nhuận tăng lên, lợi nhuận tăng thêm đó thừa sức cám dỗ doanh nghiệp chọn lựa chiến lược lường gạt đối thủ, cái được của kẻ lường gạt là cái mất của người chơi trung thành với cam kết hợp tác “ giá cao”, do mại lực giảm, thị phần thu hẹp bởi họ không kịp phản ứng tự vệ. Nếu trò chơi lặp lại nhiều lần người chơi trung thành chợt 203
  83. nhận thấy rằng không còn lý do gì để giữ cam kết “ giá cao” lúc đó họ sẽ trả đũa lại bằng cách giảm giá làm giá thị trường giảm, lợi nhuận toàn ngành và từng doanh nghiệp của những kỳ sau vì vậy cũng giảm theo, kỳ vọng của kẻ lường gạt về tăng lợi nhuận lại trở nên thất vọng vì lợi nhuận không những không tăng lên mà lại giảm xuống. Việc phân tích trong dài hạn như trên giúp người chơi ngộ ra một điều rằng không nên chạy theo các cám dỗ trong ngắn hạn mà vi phạm các thỏa thuận hợp tác đã đặt ra, kẻ vi phạm sẽ bị trừng phạt, liên minh hợp tác luôn là xu thế tích cực mang lại sự ổn định cho những người chơi, mang lại lợi ích cho toàn ngành và cho từng người tham gia cuộc chơi. MỘT SỐ THUẬT NGỮ Oligopoly Độc quyền nhóm Monopolistic competition Cạnh tranh độc quyền Collusion Cấu kết Cartell Các ten Nash equilibrium Trạng thái cân bằng Nash Game theory Lý thuyết trò chơi Prisoners dilemma Tình trạng lưỡng nan của người tù Dominant strategy Chiến lược vượt trội BÀI TẬP CHƯƠNG 8 Phần 1: CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CÂU HỎI ÔN TẬP. 1. Trình bày những đặc điểm cơ bản của thị trường cạnh tranh độc quyền và cho biết các doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền quyết định sản xuất trong ngắn hạn như thế nào để tối đa hóa lợi nhuận? 204
  84. 2. Trình bày những đặc điểm cơ bản của thị trường độc quyền nhóm. Để tối đa hóa lợi nhuận các doanh nghiệp độc quyền nhóm quyết định sản xuất như thế nào. 3. Phân biệt sự khác nhau giữa thị trường cạnh tranh độc quyền, thị trường độc quyền nhóm, thị trường cạnh tranh hoàn hảo và thị trường độc quyền hoàn toàn? 4. Thế nào là Cartel, điều kiện tồn tại của một Cartel. 5. Khi nào đường cầu gãy, đường cầu gãy nói lên điều gì? BÀI TẬP. Bài 1: Một ngành có hai doanh nghiệp cùng sản xuất sản phẩm giống nhau. Hàm tổng chi phí của 2 doanh nghiệp là: TC1 = 60Q1 Q1: sản lượng của doanh nghiệp 1 TC2 = 60 Q2 Q2: sản lượng của doanh nghiệp 2 Đường cầu về sản phẩm của ngành là P = 100 - Q. Trong đó, Q=Q1+Q2, P tính bằng USD, Q tính bằng 1000 sản phẩm. a. Hãy tìm cân bằng cournot. Tính lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp? b. Giả sử 2 doanh nghiệp này cấu kết với nhau để tối đa hóa lợi nhuận chung. Tính mức lợi nhuận chung cho toàn ngành và lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp nếu 2 doanh nghiệp chia đôi sản lượng. Bài 2: Một ngành sản xuất chỉ có 2 doanh nghiệp có hàm tổng chi phí giống nhau TC = 50Q. Đường cầu của ngành là P = 80 – Q. Mỗi doanh nghiệp đều mong muốn doanh nghiệp kia thực hiện theo đúng giả thiết của mô hình cournot. a. Hãy xác định đường phản ứng sản lượng của mỗi doanh nghiệp? b. Xác định mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận và lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp? c. Sản lượng cân bằng là bao nhiêu nếu doanh nghiệp 1 có MC1=AC1=20 và MC2=AC2=30. 205
  85. Bài 3: Giả sử một ngành có 2 doanh nghiệp cạnh tranh bằng việc lựa chọn giá. Hàm cầu của doanh nghiệp 1 và doanh nghiệp 2 lần lượt là: Q1 = 20 – P1 + P2 Q2 = 20 + P1 - P2 Giả sử chi phí biên của 2 doanh nghiệp: MC1=MC2= AC1 = AC2 = 0. a. Nếu 2 doanh nghiệp đặt giá cùng một lúc thì mỗi doanh nghiệp sẽ đặt giá là bao nhiêu? Lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp và toàn ngành là bao nhiêu? b. Nếu doanh nghiệp 1 đặt giá trước, sau đó đến doanh nghiệp 2 thì mỗi doanh nghiệp sẽ đặt giá bao nhiêu? Lợi nhuận của mỗi doanh nghiệplà bao nhiêu? Bài 4: Giả sử một cárten, đứng trước hàm số cầu thị trường là Qd = 50 - P. Hàm chi phí biên của mỗi doanh nghiệp là MC= AC = 2Q. a. Hãy xác định mức giá và sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của cácten. b. Nếu cácten muốn tối thiểu hóa chi phí thì mỗi doanh nghiệp phải sản xuất ở mức sản lượng là bao nhiêu? c. Lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp là bao nhiêu nếu chi phí trung bình của mỗi doanh nghiệp ở mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận là 20 đvt. Phần 2: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1. Thị trường độc quyền nhóm là thị trường A. Chỉ một doanh nghiệp C. Chỉ một nhóm nhỏ doanh nghiệp. B. Có nhiều doanh nghiệp D. Tất cả A, B, C đều sai 2. Thị trường độc là thị trường A. Chỉ một doanh nghiệp C. Chỉ một nhóm nhỏ doanh nghiệp B. Có nhiều doanh nghiệp D. Tất cả A, B, C đều đúng 3. Thị trường cân bằng theo điều kiện P = MC là A. Thị trường độc quyền C. Thị trường cạnh tranh hoàn toàn B. Thị trường độc quyền nhóm. D. Thị trường canh tranh độc quyền 206
  86. 4. Thị trường cân bằng theo điều kiện MR = MC là A. Thị trường độc quyền . C. Thị trường cạnh tranh hoàn toàn B. Thị trường độc quyền nhóm . D. Thị trường canh tranh độc quyền 5. Thị trường cân bằng theo điều kiện Nash là A. Thị trường độc quyền . C. Thị trường cạnh tranh hoàn toàn B. Thị trường độc quyền nhóm . D. Thị trường canh tranh độc quyền 6 . Thị trường xe máy tay ga cao cấp là A. Thị trường độc quyền C. Thị trường cạnh tranh hoàn toàn B. Thị trường độc quyền nhóm D. Thị trường canh tranh độc quyền 7. Thị trường gạo là A. Thị trường độc quyền C. Thị trường cạnh tranh hoàn toàn B. Thị trường độc quyền nhóm D. Thị trường canh tranh độc quyền 8. Thị trường mà lợi nhuận kinh tế luôn bằng 0 là A. Thị trường độc quyền C. Thị trường cạnh tranh hoàn toàn B. Thị trường độc quyền nhóm D. Thị trường canh tranh độc quyền 9 . Độc quyền nhóm cân bằng theo điều kiện A. P = MC C. Nas B. MR = MC D. Tất cả đều sai 10. Độc quyền cân bằng theo điều kiện A. P = MC C. Nas B. MR = MC D. Tất cả đều sai 11 . Hiện tượng đường cầu gãy chỉ xẩy ra trên thị trường A. Thị trường độc quyền . C. Thị trường cạnh tranh hoàn toàn B. Thị trường độc quyền nhóm D. Thị trường canh tranh độc quyền 12 . Trong mô hình đường cầu gãy , khi một doanh nghiệp giảm giá thì. A. Các doanh nghiệp khác tăng giá B. Các doanh nghiệp khác không thay đổi giá C. Các doanh nghiệp khác giảm giá D. Tất A, B, C đều sai 13 . Mô hình đường cầu gãy nói lên A. Trong điều kiện nào các doanh nghiệp cũng luôn muốn duy trì sản lượng và giá cả trong giới hạn cho phép B. Sự trừng phạt đối với kẻ phản bội 207