Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN

pdf 6 trang Gia Huy 18/05/2022 2210
Bạn đang xem tài liệu "Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfco_hoi_va_thach_thuc_cho_doanh_nghiep_viet_nam_khi_tham_gia.pdf

Nội dung text: Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN

  1. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI THAM GIA CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN OPPORTUNITIES AND CHALLENGES FOR ENTERPRISES IN VIETNAM WHEN JOINING IN THE ASEAN ECONOMIC COMMUNITY ThS. Lương Xuân Minh ĐH Ngân Hàng TP.HCM minhkb.buh@gmail.com TÓM TẮT Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập nhằm mục đích tạo dựng một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất cho các quốc gia thành viên ASEAN, thúc đẩy dòng chu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, lao động có tay nghề trong ASEAN. Mục tiêu của AEC là thúc đẩy phát triển kinh tế một cách công bằng, thiết lập khu vực kinh tế có năng lực cạnh tranh cao mà với năng lực cạnh tranh này, ASEAN có thể hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu. Tham gia AEC, Việt Nam có cơ hội tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị kinh tế toàn cầu và việc cắt giảm thuế quan là một thuận lợi giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp (DN). Bên cạnh đó cũng đối mặt với không ít thách thức không nhỏ bởi quy mô nhỏ và hạn chế về nguồn vốn, kinh nghiệm. Từ khóa: cơ hội và thách thức; AEC; doanh nghiệp. ABSTRACT ASEAN Economic Community (AEC) is established in order to create a unified market and production for the ASEAN member countries, promoting the free flow line of goods, services, investment, skilled labors in ASEAN. The objective of the AEC is to promote economic development in a fair manner, to establish a competitively economic region, which helps ASEAN fully integrate into the global economy. Joining in AEC, Vietnam has the opportunity to more deeply participate in the globally economic value chain and the tariff reduction is an advantage to enhance the competitiveness of enterprises. Besides, Vietnam also faces many big challenges due to small scale and limited resources and experience. Keywords: opportunities and challenges; AEC; enterprise 1. Đặt vấn đề Với quan điểm và nguyên tắc rõ ràng, Việt Nam đẩy nhanh quá trình hội nhập. Đƣờng lối ở tầm vĩ mô không thể tránh khỏi đối với sự phát triển của quá trình tham gia toàn cầu hoá thực tế có ý nghĩa rất lớn đối với sự nghiệp đổi mới, hội nhập của Việt Nam. Từ nhận thức này trong những năm qua Việt Nam đã có bƣớc chuyển đổi lớn trong chính sách phát triển kinh tế đối ngoại. Các chính sách này đều theo hƣớng tự do hoá, tất nhiên ở các tầng lớp khác nhau phụ thuộc vào thực lực của mỗi lĩnh vực. Đơn cử là vào cuối năm 2015 Việt nam sẽ gia nhập AEC. Trong điều kiện nền kinh tế thế giới đang quá độ sang nền kinh tế trí tuệ, khoa học và công nghệ phát triển mạnh trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp, chi phối mọi lĩnh vực kinh tế xã hội nhƣng cũng không thể thay thế vai trò của nguồn lực lao động. Hơn nữa, bản thân nguồn lực lao động còn là nhân tố sáng tạo ra công nghệ thiết bị mới và sử dụng chúng trong quá trình phát triển kinh tế. Trên thực tiễn nhiều công ty nƣớc ngoài vào Việt Nam, một trong những lý do quan trọng là tận dụng nguồn lực lao động dồi dào, rẻ và có khả năng tiếp thu công nghệ mới của Việt Nam. Theo đánh giá của các công ty Nhật bản khi phân tích lợi thế môi trƣờng kinh doanh của các quốc gia Asean, Việt Nam đứng thứ 7 trong tổng số các quốc gia (10 quốc gia) lớn hơn Lào, Campuchia và Myanmar. Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra cơ hội để nguồn lực của nƣớc ta khai thông giao lƣu với thế giới bên ngoài. Việt Nam đã xuất khẩu lao động qua các hợp đồng gia công chế biến hàng xuất khẩu và nhập khẩu lao động kỹ thuật công nghệ mới rất cần thiết. Nhƣ vậy với lợi thế nhất định về nguồn lao động cho phép lựa chọn dạng hình phù hợp tham gia vào hội nhập và qúa trình hội nhập đã tạo điều kiện để nâng cao chất lƣợng nguồn lao động Việt Nam. Tiềm lực vật chất của Việt Nam còn yếu, nguồn nhân lực dồi dào nhƣng nói 23
  2. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG chung là có kỹ năng không cao, điều này khiến cho hệ thống phân công lao động quốc tế gặp nhiều bất cập. Khó khăn này thể hiện ở chỗ năng lực tiếp cận khoa học công nghệ chủ yếu, khó phát huy lợi thế của nƣớc đi sau trong việc tiếp cận các nguồn lực sẵn có từ bên ngoài để nâng cao cơ sở hạ tầng kỹ thuật dẫn đến nguy cơ việt nam có thể trở thành ―bãi rác‖ của các công nghệ lạc hậu. Với quy mô vốn nhỏ nhƣ các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì khả năng nhập các công nghệ lạc hậu càng lớn. 2. Lý thuyết về AEC Ý tƣởng hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN đã đƣợc manh nha từ lâu. Khu vực thƣơng mại tự do ASEAN (AFTA) đƣợc thành lập năm 1993 giữa 6 nƣớc ASEAN-6 gồm Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Indonesia và Brunei. Lộ trình cắt giảm thuế quan và các rào cản phi thuế quan trong ASEAN-6 về cơ bản đã hoàn tất, do vậy không còn không gian đáng kể nào thêm cho tự do hóa thƣơng mại giữa các nƣớc này. Với việc hình thành AEC, các quốc gia ASEAN-6 sẽ có cơ hội lớn tăng cƣờng thâm nhập thị trƣờng các nƣớc Campuchia, Lào, Myanmar, và Việt Nam tận dụng lao động và tài nguyên giá rẻ, đồngthời đƣợc hƣởng lợi do thuế quan và các rào cản phi thuế quan đƣợc cắt giảm đối với hàng hóa và dịch vụ nội khối tại các thị trƣờng này. Với các nƣớc Campuchia, Lào, Myanmar, và Việt Nam việc tham gia AEC cũng đem lại nhiều lợi ích nhƣ mở rộng thị trƣờng, đa dạng hóa xuất khẩu, gia tăng năng lực cạnh tranh quốc gia. Tuy nhiên để nắm bắt đƣợc cơ hội to lớn này thì đòi hỏi các quốc gia ASEAN, đặc biệt là nhóm nƣớc Campuchia, Lào, Myanmar, và Việt Nam phải thực sự nỗ lực có những bƣớc đi phù hợp, gắn cải cách trong nƣớc với quá trình hội nhập khu vực và thế giới. Tháng 12 năm 1997, Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bắt đầu thực hiện Tầm nhìn ASEAN năm 2020, mục tiêu là " chuyển đổi ASEAN thành một khu vực ổn định, thịnh vƣợng, khả năng cạnh tranh cao với phát triển kinh tế công bằng, giảm đói nghèo và bất bình đẳng kinh tế - xã hội sự bất bình đẳng". Tháng 10 năm 2003, các nƣớc thành viên ASEAN đã nhất trí thành lập AEC vào năm 2020 dựa trên ba trụ cột là cộng đồng an ninh, cộng đồng kinh tế và cộng đồng văn hóa - xã hội. Tuy nhiên, cho đến 2006 chƣa có nhiều nỗ lực thực hiện Tầm nhìn, ngoại trừ các biện pháp của các nƣớc thành viên ASEAN trong thực hiện các cam kết CEPT/AFTA. Tháng 11 năm 2011 tại Singapore, lãnh đạo 10 quốc gia ASEAN đã nhất trí sửa đổi Nghị quyết của Hội nghị Thƣợng đỉnh ASEAN năm 2003 ở Bali dự kiến thành lập AEC vào năm 2020. Theo đó, lãnh đạo các nƣớc đã thống nhất kế hoạch hình thành AEC vào cuối 2015. Quyết định này nhằm nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh của cả khối ASEAN trƣớc sự lớn mạnh của kinh tế Trung Quốc. Việc hình thành AEC vào năm 2015 đƣợc đánh giá sẽ góp phần đƣa ASEAN thực hiện 4 trụ cột chính gồm: Cơ bản xóa bỏ hàng rào thuế quan; đạt đƣợc mức độ đáng kể trong việc xóa bỏ các hạn chế, phân biệt đối xử trong lĩnh vực dịch vụ đầu tƣ, di chuyển con ngƣời; có một nền tảng vững chắc trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh, thu hẹp khoảng cách phát triển; đạt đƣợc mức độ hội nhập đáng kể với các đối tác FTA và hợp tác sâu sắc với các đối tác đối thoại khác. 3. Tình hình các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay Việt Nam trở thành thành viên thứ bảy của ASEAN vào tháng Bảy năm 1995. Kể từ đó, Việt Nam đã chủ động tham gia vào quá trình hội nhập ASEAN thông qua việc thực hiện các cam kết CEPT/AFTA loại bỏ dần các rào cản thuế quan và thực hiện các FTA đa phƣơng trong khuôn khổ ASEAN. Quá trình hội nhập này cũng phù hợp với những cải cách định hƣớng thị trƣờng và chính sách "mở cửa" chủ động mà Việt Nam theo đuổi kể từ khi bắt đầu Đổi Mới. Đối với một đất nƣớc đang trong giai đoạn cải cách kinh tế theo hƣớng thị trƣờng và hội nhập kinh tế khu vực nhƣ Việt Nam, quá trình hội nhập ASEAN có tầm quan trọng sống còn, mở ra nhiều cơ hội phát triển xét trên nhiều khía cạnh. Thứ nhất, hội nhập ASEAN tạo nhiều điều kiện thuận lợi, gồm cả ổn định khu vực, cho phát triển kinh tế - xã hội. Thứ hai, 24
  3. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) hội nhập ASEAN đóng vai trò nền tảng để tiến tới tăng cƣờng tự do hóa và hội nhập kinh tế ở Việt Nam. Sau khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã trở thành thành viên của APEC và WTO, và trở thành đối tác ký kết nhiều hiệp định khác nhƣ Việt Nam - US BTA, ACFTA, AKFTA, Thứ ba, là thành viên của ASEAN giúp tăng cƣờng khả năng thƣơng lƣợng của Việt Nam, đặc biệt là trong đàm phán với các đối tác thƣơng mại và đầu tƣ lớn khác. Điều quan trọng hơn, Việt Nam không còn có thể đứng ngoài những sự kiện xảy ra trong hoặc tác động đến khu vực ASEAN. Cuối cùng, ASEAN đã chứng tỏ mình là một đối tác thƣơng mại và đầu tƣ quan trọng của Việt Nam. Kể từ khi gia nhập ASEAN, xuất nhập khẩu của Việt Nam với ASEAN luôn giữ một tỉ trọng lớn trong cán cân xuất nhập khẩu. Giá trị thƣơng mại tính theo số tuyệt đối giữa Việt Nam với ASEAN tăng liên tục, từ 4,8 tỉ USD năm 1996 lên 29.7 tỉ USD năm 2008 và 39,7 tỉ USD năm 2013 Có thể thấy kim ngạch thƣơng mại Việt Nam và ASEAN đã tăng gần 4 lần trong thập kỷ qua từ khoảng 9 tỷ USD năm 2003 lên đến gần 40 tỷ USD năm 2013. Trong những năm gần đây, ASEAN luôn thuộc nhóm các thị trƣờng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. Năm 2013, ASEAN là thị trƣờng xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam, chỉ đứng sau Mỹ và EU, với kim ngạch 18,4 tỷ USD, tăng 4,4% so với năm trƣớc đó. Có thấy thấy là ngay cả trong bối cảnh chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, thƣơng mại song phƣơng giữa Việt Nam và ASEAN và vẫn đạt 22 tỷ USD năm 2009 và tiếp tục tăng những năm sau đó. Điều này phản ánh sự vững mạnh của ASEAN nhƣ một đối tác thƣơng mại quan trọng của Việt Nam. Tuy nhiên, tăng trƣởng xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN thời gian qua đang có chiều hƣớng chậm lại, một trong những lý do là các ƣu thế về xuất khẩu với khối thị trƣờng truyền thống có vị trí địa lý gần gũi này, nhƣ các ƣu đãi từ Hiệp định thƣơng mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) chƣa đƣợc tận dụng tối đa. Quan hệ FDI giữa Việt Nam và ASEAN cũng đƣợc củng cố theo thời gian. Trong giai đoạn 1990-2009, tổng lƣợng vốn FDI (đăng ký) từ ASEAN vào Việt Nam đạt 40 tỷ USD (1.517 dự án ), chiếm 26 % tổng nguồn vốn FDI (13,8 % tổng số dự án) vào Việt Nam. Ngƣợc lại, FDI của Việt Nam sang ASEAN đạt 4,8 tỷ USD (269 dự án) trong những năm 2006-2009, chủ yếu là đầu tƣ sang các nƣớc Campuchia, Lào và Myanmar. Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, trong số thị trƣờng các nƣớc thuộc ASEAN, Việt Nam có thặng dƣ thƣơng mại không đáng kể với các nƣớc Campuchia, Philippines, Indonesia và Myanmar, trong khi đó thâm hụt thƣơng mại rất lớn với Thái Lan (3,45 tỷ USD) và Singapore (3,09 tỷ USD). Hiện nay, hàng hóa Thái Lan, đặc biệt là hàng tiêu dùng, mỹ phẩm, đồ trang trí nội thất và rau củ quả có mặt hầu hết ở các hệ thống phân phối của Việt Nam, cạnh tranh vƣợt trội so với các sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp Việt Nam. 4. Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia AEC 4.1. Những cơ hội mở ra cho DN Việt Nam khi tham gia AEC Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ giúp các doanh nghiệp mở rộng trao đổi thƣơng mại, thu hút đầu tƣ, đẩy mạnh xuất khẩu, cắt giảm chi phí nhập khẩu, hạ giá thành sản phẩm, tiếp cận các thị trƣờng rộng lớn hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi lớn, các doanh nghiệp cũng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức. Việc cạnh tranh về dịch vụ đầu tƣ của các nƣớc ASEAN sẽ dẫn đến một số ngành, doanh nghiệp chịu cạnh tranh, phải thu hẹp sản xuất, thậm chí rút khỏi thị trƣờng. Hội nhập kinh tế đã, đang và sẽ tác động trực tiếp tới việc hoạch định chính sách của cơ quan quản lý, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và việc làm, thu nhập của ngƣời dân; trong đó tác động trực tiếp và lớn nhất là trong lĩnh vực thƣơng mại hàng hóa. Các nƣớc sẽ mở rộng thị trƣờng xuất khẩu cho hàng hóa của Việt Nam nhƣng đồng thời Việt Nam cũng phải mở cửa cho hàng hóa cạnh tranh của các nƣớc. Những doanh nghiệp có lợi thế xuất khẩu sẽ ngày càng lớn mạnh hơn, trong khi doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh yếu đối với hàng hóa nhập khẩu sẽ gặp thách thức nghiêm trọng. 25
  4. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Đây là một môi trƣờng kinh tế ổn định, thịnh vƣợng, có khả năng cạnh tranh cao. Các doanh nghiệp sẽ đƣợc bình đẳng nhƣ nhau, có cơ hội mở rộng trao đổi thƣơng mại ở một thị trƣờng rộng lớn và nhiều tiềm năng thu hút đầu tƣ dựa trên lợi thế không gian của một thị trƣờng mở. Các rào cản thuế quan, phi thuế quan đƣợc tháo gỡ bằng cách hầu hết các mặt hàng nhập khẩu trong nội khối ASEAN sẽ đƣợc hƣởng ƣu đãi thuế quan, môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi sẽ giúp các doanh nghiệp VN đẩy mạnh xuất khẩu, cắt giảm chi phí nhập khẩu, hạ giá thành sản phẩm. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn có cơ hội tiếp cận thị trƣờng rộng lớn hơn với các đối tác nhƣ Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand thông qua các hiệp định thƣơng mại tự do riêng giữa ASEAN với các đối tác kinh tế lớn cũng nhƣ nỗ lực xây dựng Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), từ đó doanh nghiệp VN có thể tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng khu vực. Điển hình từ sau 31-12- 2015, hầu hết các mặt hàng nhập khẩu trong nội khối ASEAN sẽ đƣợc hƣởng ƣu đãi thuế quan 0% thông qua các FTA+1 giữa ASEAN với các đối tác. Các mặt hàng xuất khẩu của VN cũng đƣợc hƣởng ƣu đãi thuế quan 0% khi xuất khẩu sang các thị trƣờng Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand. Môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi sẽ đẩy mạnh dòng FDI từ các đối tác vào ASEAN trong đó có Việt Nam. 4.2. Những thách thức đặt ra cho DN Việt Nam khi tham gia AEC Bên cạnh những thuận lợi có đƣợc từ khi AEC có hiệu lực thì các doanh nghiệp cũng sẽ phải đối mặt với thách thức không nhỏ. Thách thức đầu tiên Việt Nam phải đối mặt khi tham gia AEC là năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn rất yếu kém. Năng lực cạnh tranh yếu kém của doanh nghiệp Việt Nam thể hiện rõ cả ở (i) quy mô nhỏ bé về vốn liếng, thiết bị đơn sơ lạc hậu, công nghệ đi sau hàng nhiều chục năm so với các nƣớc trong khu vực; (ii) lao động chƣa qua đào tạo là chủ yếu, đặc biệt là đối với đa số doanh nghiệp nhỏ và vừa; (iii) quản trị doanh nghiệp yếu kém, đặc biệt là tƣ duy kinh doanh, tầm nhìn ngắn, kinh doanh kiểu ―chộp giật‖. Đây thực sự là điều đáng lo ngại khi Việt Nam hội nhập sâu vào kinh tế quốc tế. Tiếp đến có thể kể đến là sức ép từ hàng hóa nhập khẩu, cạnh tranh về dịch vụ đầu tƣ của các nƣớc ASEAN dẫn đến một số ngành, một số sản phẩm phải thu hẹp sản xuất, thậm chí rút khỏi thị trƣờng. Xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là sản phẩm thô. Một số mặt hàng tiến bộ hơn khi tạo đƣợc giá trị gia tăng nhƣng không cao. Nhóm hàng công nghiệp có giá trị gia tăng thấp trong khi sản lƣợng cao vẫn nằm trong nhóm hàng gia công là chính nhƣ dệt may, da giày, máy vi tính mới chỉ dừng ở gia công, lắp ráp nhóm hàng. Tham gia AEC sẽ bắt buộc xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan giữa các quốc gia thành viên ASEAN, từ đó tạo áp lực cạnh tranh rất lớn lên hàng hóa bởi sự thâm nhập và tràn ngập của hàng hóa từ các nƣ ớc ASEAN, Ngoài ra, các sản phẩ m xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sẽ chịu sự cạnh tranh khốc liệt của hàng hóa các nƣ ớc khác trên thị trƣờng ASEAN. Với thiết bị, công nghệ và quy trình sản xuất nhƣ hiện nay của các doanh nghiệp Việt Nam, rất khó để cạnh tranh về mặt giá cả và chất lƣợng với các doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhƣ Indonexia, Malaysia hay Thái Lan. Rõ ràng là nếu các doanh nghiệp không chủ động ứng phó thì nguy cơ thu ngay trên sân nhà là nhãn tiền. Điều đáng chú ý là thuế quan của nhiều mặt hàng đƣợc cắt giảm nhƣng rào cản thƣơng mại có thể bị siết chặt hơn, sau các hiệp định tự do thƣơng mại chắc chắn phát sinh các rào cản thƣơng mại, biện pháp phòng vệ thƣơng mại. Trong đó, quy tắc xuất xứ có vai trò đặc biệt quan trọng. Quy tắc xuất xứ yêu cầu ít nhất 40% hàm lƣợng sản phẩm làm ra phải xuất xứ từ khu vực ASEAN thì mới đƣợc hƣởng thuế suất 0%, nếu nhập quá nhiều nguyên liệu từ ngoài khu vực thì thuế suất 0% cũng trở nên vô nghĩa. Một số trƣờng hợp quy tắc xuất xứ trở thành một biện pháp kỹ thuật thay cho thuế quan. Trƣớc việc mở cửa hội nhập kinh tế nhƣ hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam sẽ khó đáp ứng đƣợc những quy định nguồn 26
  5. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) gốc nguyên liệu. Bởi vì hiện nay chỉ khoảng 20% hàng hóa của Việt Nam đạt tiêu chuẩn về nguyên tắc xuất xứ trong khi các nƣớc khác tỷ lệ này nằm ở mức 90% trở lên. Nhƣ vậy, khi Việt Nam gia nhập AEC thì thách thức và khó khăn đối với các doanh nghiệp khá lớn, bởi khi đó mức độ cạnh tranh về hàng tiêu dùng, dịch vụ, thu hút đầu tƣ sẽ ngày càng tăng cao, lợi thế cạnh tranh về sản xuất giá rẻ cũng sẽ giảm đi. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải chuẩn bị sẵn sàng chủ động để hội nhập. Thách thức nữa Việt Nam phải tính đến là làm thế nào tận dụng đƣợc lợi thế về nguồn lao động và tài nguyên dồi dào trong khi phải chuyển dịch lên chuỗi giá trị cao hơn thông qua việc chú trọng vào các ngành/sản phẩm có giá trị gia tăng cao và tránh bẫy thu nhập thấp. Trong ngắn hạn, Việt Nam vẫn tận dụng đƣợc lợi thế so sánh tĩnh về nguồn lao động giá rẻ trong nhiều ngành nghề thâm dụng lao động. Tuy nhiên, lợi thế này đang trên đà giảm sút và sẽ đạt đến mức giới hạn trong thời gian không xa, do vậy trong trung và dài hạn Việt Nam phải hƣớng đến tạo lập và duy trì lợi thế so sánh động trong những ngành nghề có hàm lƣợng giá trị gia tăng cao. 5. Một vài khuyến nghị Đối với Nhà nƣớc Nhà nƣớc Cần có những hỗ trợ về thông tin qua các cuộc hội thảo, đào tạo giới thiệu về thị trƣờng các nƣớc trong ASEAN, giới thiệu những ƣu đãi và thuận lợi mà doanh nghiệp Việt Nam đƣợc hƣởng cũng nhƣ những khó khăn mà doanh nghiệp có thể gặp phải nhằm giúp cho doanh nghiệp định hƣớng chiến lƣợc phát triển sản phẩm tại các thị trƣờng này. Đối với các doanh nghiệp Thứ nhất, để nắm bắt cơ hội cũng nhƣ tăng trƣởng một cách bền vững tại thị trƣờng ASEAN thì các doanh nghiệp Việt Nam cần linh hoạt nhạy bén, sớm nhận diện và nắm bắt cơ hội tăng trƣởng xuất khẩu, nhanh chóng tận dụng những lợi thế và ƣu đãi để xúc tiến xuất khẩu sang thị trƣờng các nƣớc ASEAN nhƣ Thái Lan, Indonesia, Malaysia. Trƣớc mắt, các doanh nghiệp trong nƣớc cần nỗ lực hơn nữa đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trƣờng các nƣớc trong khu vực này để trong một vài năm tới các doanh nghiệp Việt Nam sẽ vừa tăng thị phần vừa giảm nhập siêu và tiến tới từng bƣớc cân bằng cán cân thƣơng mại trong buôn bán với các quốc gia thành viên ASEAN. Thứ hai, doanh nghiệp phải chủ động nâng cao sức cạnh tranh, sẵn sàng hội nhập và đối mặt với xu thế mới nhƣ tự do hóa đầu tƣ, thƣơng mại, giảm và xóa bỏ thuế quan, đơn giản hóa thủ tục, hình thành tiêu chuẩn hàng hóa chung Các doanh nghiệp cần liên tục cải cách quy tắc xuất xứ, đƣa ra những điều chỉnh cần thiết để thích ứng với những thay đổi trong quy trình sản xuất toàn cầu, hàng hóa phải đáp ứng đƣợc những tiêu chí, quy định về xuất xứ mới đƣợc hƣởng ƣu đãi về thuế quan. Thứ ba, khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN đƣợc thành lập vào năm 2015, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội để cạnh tranh với các nƣớc trong khu vực. Tuy nhiên, để tận dụng đƣợc điều này, các doanh nghiệp phải tự nỗ lực để đổi mới công nghệ, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, xác định cơ hội thị trƣờng, đầu tƣ máy móc thiết bị để nâng cao năng lực cạnh tranh. Thứ tƣ, các doanh nghiệp Việt Nam cần trang bị cho mình những phƣơng thức hiệu quả trong quản lý rủi ro nhƣ hiểu và sử dụng các công cụ phòng chống rủi ro biến động, nhận thức và đảm bảo yêu cầu tiêu chuẩn, hàng rào kỹ thuật cũng nhƣ vấn đề về ổn định kinh tế vĩ mô, thay đổi chính sách. Thứ năm, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, các doanh nghiệp cần phải hiểu và sử dụng các công cụ phòng chống rủi ro biến động nhƣ thị trƣờng kì hạn, các công cụ phái sinh, bảo hiểm Bên cạnh đó, nhận thức và đảm bảo các tiêu chuẩn, các hàng rào kĩ thuật nhất là tại các thị trƣờng phát triển, mở rộng thị trƣờng xuất khẩu dựa trên các cam kết và lợi thế so sánh, tham gia sản xuất kinh doanh theo 27
  6. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG phân khúc, theo mạng, cụm, chuỗi. Đặc biệt các doanh nghiệp phải chuyển dần từ cách thức cạnh tranh bằng giá sang chú trọng cạnh tranh phi giá gắn với tiêu chuẩn, mẫu mã giao dịch. Nói cách khác, để tận dụng hiệu quả các cơ hội mà AEC mang lại, các doanh nghiệp Việt Nam phải thƣờng xuyên nâng cao chất lƣợng và sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu, nhất là các tiêu chí về quy tắc xuất xứ để đƣợc hƣởng các ƣu đãi về thuế quan. Thứ sáu, các doanh nghiệp cần đồng đồng hành với Chính phủ để nắm thông tin về hội nhập, hiểu biết cơ sở pháp lí và cơ chế giải quyết tranh chấp, tranh luận và thực thi nhằm đảm bảo hợp đồng Kinh doanh và quyền lợi của doanh nghiệp. 6. Kết luận AEC là đích hƣớng tới của các nƣớc ASEAN thông qua thực hiện dần dần các mục tiêu, tự do lƣu chuyển hàng hoá, tự do lƣu chuyển dịch vụ, tự do lƣu chuyển đầu tƣ, vốn lao động có tay nghề AEC là một tiến trình hội nhập kinh tế khu vực chứ không phải là một thoả thuận hay hiệp định với các ràng buộc. Sự hình thành của AEC sẽ tạo cơ hội cho các nƣớc thành viên ASEAN để mở rộng phạm vi quy mô của các nền kinh tế, giảm sự chênh lệch về đói nghèo và KT-XH, tăng sức hấp dẫn nhƣ một điểm đến cho các nhà đầu tƣ và khách du lịch, giảm chi phí giao dịch thƣơng mại và cải thiện thƣơng mại cũng nhƣ các cơ sở kinh doanh. Ngoài ra, việc thành lập AEC cũng sẽ cung cấp sự tiện lợi và khả năng tiếp cận thị trƣờng nội khối ASEAN, nâng cao tính minh bạch và tăng tốc độ điều chỉnh các quy định trong nƣớc theo tiêu chuẩn chung. Gia nhập AEC và các tổ chức thế giới khác sẽ cho phép Việt Nam cạnh tranh đƣợc trên thị trƣờng toàn cầu trên cơ sở tăng năng suất và kỹ năng của ngƣời lao động. Tuy nhiên, các lợi ích về kinh tế và việc làm từ AEC sẽ không đƣợc phân chia đồng đều. Nếu quản lý không tốt,Việt nam sẽ bỏ lỡ cơ hội mà AEC sẽ tạo ra. Sự ―tự do‖ trong AEC vừa là cơ hội cho thị trƣờng lao động Việt Nam, đồng thời cũng là thách thức không nhỏ khi một lƣợng lớn lao động từ các nƣớc AEC vào Việt Nam sẽ tạo nên cuộc cạnh tranh với lao động trong nƣớc. Ngoài ra, khi tham gia AEC, ngoài việc có kỹ năng nghề nghiệp giỏi, ngƣời lao động còn cần có ngoại ngữ và các kỹ năng mềm khác để có cơ hội tham gia làm việc tại các quốc gia của AEC. Nếu ngƣời lao động Việt Nam không ý thức đƣợc điều này thì sẽ thua ngay trên ―sân nhà‖ bởi chúng ta khó cạnh tranh về trình độ tay nghề, chuyên môn với nhiều quốc gia trong AEC. Để thích ứng với hoàn cảnh mới, ngƣời lao động phải hỏi hỏi, cập nhật kỹ năng mới. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam phải chuẩn bị mọi phƣơng diện để đón nhận những cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập vào AEC. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Chiến lƣợc Phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020; [2] Nguyễn Nam Anh (2014), ―Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và một số kiến nghị‖, Kỷ yếu Hội thảo khoa học ‗Hội nhập kinh tế quốc tế 30 năm nhìn lại và thực tiễn Quảng Ninh‘, Quảng Ninh, 2014; [3] Một số website: www.vietnamplus.vn; www.baomoi.com; 28