Mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế tại các nước Đông Nam Á

pdf 9 trang Gia Huy 18/05/2022 1590
Bạn đang xem tài liệu "Mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế tại các nước Đông Nam Á", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfmoi_quan_he_giua_fdi_va_tang_truong_kinh_te_tai_cac_nuoc_don.pdf

Nội dung text: Mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế tại các nước Đông Nam Á

  1. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD MỐI QUAN HỆ GIỮA FDI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á THE RELATIONSHIP BETWEEN FDI AND ECONOMIC GROWTH IN SOUTHEAST ASIAN NATIONS Huỳnh Thái Bảo GVHD: TS. Phan Thị Quốc Hương Trường Đại học Quy Nhơn phanquochuong@fbm.edu.vn TÓM TẮT Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế tại các nước Đông Nam Á qua vốn đầu tư, công nghệ và kiến thức quản lý cần thiết cho tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu bảng để ước lượng mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế tại các nước Đông Nam Á giai đoạn 2000 – 2013. Kết quả định lượng bằng phương pháp Bình phương Nhỏ nhất Tổng quát (GLS) cho thấy rằng FDI và tăng trưởng kinh tế có tác động tích cực lẫn nhau tại các nước này. Kết quả này hỗ trợ đưa ra các giải pháp cho các nhà làm chính sách, các chính phủ và các nhà đầu tư tại các nước Đông Nam Á. Từ khóa: đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng trưởng kinh tế, các nước Đông Nam Á. ABSTRACT Foreign Direct Investment (FDI) has been an important source of economic growth for Southeast Asian countries, bringing in capital investment, technology and management knowledge needed for economic growth. This paper aims to investigate the relationship between FDI and economic growth in Southeast Asian countries for the period 2000 – 2013 using panel data. Empirical results obtained from Generalized Least Squares (GLS) reveal that FDI and economic promotes each other of these countries. This finding holds practical implications for policy makers, governments and investors. Keywords: foreign direct investment, economic growth, southeast asia countries. 1. Giới thiệu Đông Nam Á nằm ở phía nam Trung Quốc, đông Ấn Độ, bắc Australia và tây Papua New Ghine, hiện gồm 11 quốc gia: Brunei, Cambodia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Timor Leste và Việt Nam, trải rộng trên diện tích khoảng 4.500.000 km2, dân số khoảng 618 triệu người (2014). Sau khi giành độc lập, các nước Đông Nam Á tập trung vào phát triển kinh tế, đạt được tăng trưởng kinh tế với tốc độ thuộc nhóm hàng đầu thế giới. Theo WB (1993) và Campos and Root (1996), các nhân tố tác động đến tăng trưởng của các nước Đông Nam Á là: môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư cao, nguồn nhân lực có chất lượng cao, bộ máy hành chính đãi ngộ theo năng lực, bất bình đẳng thu nhập thấp, chính sách đẩy mạnh xuất khẩu, công nghiệp hóa thành công, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và chuyển giao những bí quyết công nghệ có liên quan. Trong đó, FDI là nhân tố rất quan trọng, đóng vai trò như một nguồn vốn đầu tư, nguồn đào tạo lao động và chuyển giao công nghệ, khai thác tài nguyên hiệu quả hơn, do vậy đã trở thành nguồn vốn quan trọng trong phát triển kinh tế tại các nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế không phải là một chiều. Tăng trưởng kinh tế cao là tín hiệu quan trọng để thu hút FDI. Có thể thấy quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế rất quan trọng với các nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, hiện nay mối quan hệ này chưa nhận được nhiều quan tâm của các nhà nghiên cứu. Đây là lý do cơ bản đưa chúng tôi đến thực hiện nghiên cứu này. Dựa trên các lý thuyết kinh tế và mô hình 455
  2. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng định lượng, chúng tôi tập trung phân tích mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế tại các nước Đông Nam Á với dữ liệu bảng của 11 quốc gia trong khu vực giai đoạn 2000 – 2013, từ đó đề xuất một số chính sách nhằm xúc tiến FDI tại các nước Đông Nam Á, thúc đẩy tăng trưởng thời gian tới. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng trên ba khía cạnh: Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế, tác động của tăng trưởng kinh tế đến FDI và mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế 2.1.1. Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế Theo Ozturk (2007), cả mô hình tân cổ điển và các mô hình nội sinh có thể tạo nên khung nghiên cứu tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế. Nếu mô hình tân cổ điển giải thích tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế qua kênh đầu tư, các mô hình nội sinh đi xa hơn khi giải thích các kênh tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế như chuyển giao công nghệ, vốn con người, Dựa trên kết quả nghiên cứu thực nghiệm về tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế các mô hình này, nhiều nghiên cứu phân tích các kênh tác động của FDI đến tăng trưởng. Kết quả cho thấy FDI tác động đến tăng trưởng qua một số kênh: chuyển giao bí quyết và công nghệ mới, đào tạo nguồn nhân lực, giúp công ty trong nước hội nhập vào kinh tế toàn cầu, tăng cường cạnh tranh ở nước nhận đầu tư, tăng vốn đầu tư. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu này cũng chỉ ra tác động này có thể là tích cực hay tiêu cực. Một số nghiên cứu đưa ra nhận định FDI có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế như de Mello (1999), Manuchehr and Ericsson (2001), Nair-Reichert and Weinhold (2001), Choe (2003), Griffiths and Sapsford (2004), Al-Iriani (2007) trong khi số khác lại tìm ra tác động tiêu cực như Shaikh (2010) và Khaliq and Noy (2007). 2.1.2. Tác động của tăng trưởng kinh tế đến FDI Hiện chưa có nhiều nghiên cứu về tác động của tăng trưởng kinh tế đến thu hút FDI. Về lý thuyết, tác động này được giải thích thông qua mô hình OLI của Dunning, theo đó tăng trưởng kinh tế là một nhân tố kinh tế quan trọng tác động đến quyết định của nhà đầu tư qua giá trị kỳ vọng sức sinh lời của vốn đầu tư1. Chakrabati (2001) dựa trên giả thuyết của Lim (1983) lý giải một nền kinh tế tăng trưởng nhanh có thể tạo mức lợi nhuận tốt hơn một nền kinh tế tăng trưởng chậm hay không tăng trưởng. Tuy nhiên, vì tác động qua giá trị kỳ vọng nên trong thực tế, có thể chỉ tồn tại tác động yếu hay thậm chí không tồn tại tác động của tăng trưởng kinh tế đến thu hút FDI, đặc biệt là ở các nền kinh tế mới bắt đầu tham gia vào tiến trình tăng trưởng. Do vậy, các bằng chứng thực nghiệm đã nêu ra những câu trả lời không thống nhất về tác động này. Một số nghiên cứu như Bevan and Estrin (2004), Carstensen and Toubal (2004), Bellak et al. (2008), Shahmoradi and Baghbanyan (2011), Asiedu (2006), Hoang (2012) đưa ra kết quả tăng trưởng kinh tế tác động tích cực đến thu hút FDI, trong khi Campos and Kinoshita (2003), Kang and Jiang (2012), Anyanwu (2012) lại chỉ ra tăng trưởng kinh tế không có tác động đến thu hút FDI. 1 Theo Dunning, MNCs đầu tư ra nước ngoài khi có các lợi thế sở hữu (Ownership Advantage), lợi thế vị trí (Location advantage) và lợi thế nội bộ hóa (Internatization incentives), trong đó lợi thế vị trí chiếm một vai trò quan trọng. Lợi thế vị trí bao gồm các nhân tố thị trường và liên kết thị trường, các nhân tố về kinh tế và chính trị và các nhân tố mở cửa thương mại và các nhân tố khác (Neuhaus, 2006), trong đó tăng trưởng kinh tế là một phần của nhóm nhân tố thị trường và liên kết thị trường (qua chỉ tiêu quy mô và sự tăng trưởng của thị trường). Một thị trường có quy mô và khả năng tăng trưởng lớn sẽ làm tăng số lượng người mua cố định, MNCs có thể sản xuất theo quy mô lớn hơn nhằm tận dụng lợi thế theo quy mô và có nhiều cơ hội hơn để phát triển sản phẩm mới, từ đó làm tăng lợi nhuận của nhà đầu tư. Do vậy, các nhà đầu tư thích đầu tư vào các nền kinh tế có mức tăng trưởng cao hơn. 456
  3. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD 2.1.3. Mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế Như phân tích ở trên, tồn tại tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế, và tác động của tăng trưởng kinh tế đến FDI. Từ đó, có thể đưa ra nhận định tồn tại mối quan hệ giữa hai biến số. Các nước đang phát triển, khi mới giành được độc lập, đều xuất phát từ các nền kinh tế nông nghiệp, thiếu hàng loạt nhân tố để dẫn đến phát triển. Nurske (1953) đã nhận xét, nếu các nước đang phát triển không thoát khỏi vòng luẩn quẩn này sẽ chìm sâu vào vòng xoáy đói nghèo. Theo ông, các nước đang phát triển cần thu hút FDI để có thể vươn tới những thị trường mới, tiếp thu kỹ thuật hiện đại và phương pháp quản lý hiệu quả, từ đó đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Do vậy, huy động FDI rất quan trọng với tăng trưởng. Nếu các nước này thực hiện thu hút FDI và đạt được sự tăng trưởng kinh tế, đây là một tín hiệu tốt cho các nhà đầu tư, các nhà đầu tư sẽ tăng FDI vào các nước này, và thế là vòng xoáy này được tiếp diễn. Do tầm quan trọng của mối quan hệ này, nhiều nhà nghiên cứu đã đi vào phân tích mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế. Đây cũng là hướng nghiên cứu mà chúng tôi đang theo đuổi. Hướng nghiên cứu này dựa trên các công cụ kinh tế lượng mạnh để lý giải mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế. Hiện nay, có nhiều phương pháp khác nhau được sử dụng tùy vào khả năng kinh tế lượng của tác giả và tính chất của dữ liệu. Một phương pháp phổ biến thường được sử dụng là xây dựng hai phương trình độc lập phân tích tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế và phân tích tác động của tăng trưởng kinh tế đến FDI, từ đó rút ra kết luận về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế. Những nghiên cứu theo hướng này có thể kể đến như Anwar and Nguyen (2010), Umoh, Jacob and Chuku (2011) và Abala (2014). Abala (2014) đã sử dụng phương pháp hồi quy 2SLS đối với dữ liệu của Kenya giai đoạn 1970 – 2010 để đo lường mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế, từ đó rút ra được FDI là nhân tố quan trọng tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua cung cấp vốn, tăng cường cạnh tranh ở nước nhận đầu tư và giúp các công ty trong nước trở nên cạnh tranh hơn thông qua chuyển giao công nghệ. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Dựa trên cơ sở lý thuyết và các công trình nghiên cứu trước, đặc biệt là các công trình của Anwar and Nguyen (2010), Umoh, Jacob and Chuku (2011) và Abala (2014), chúng tôi đưa ra mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế tại các nước Đông Nam Á. Cụ thể, mô hình này gồm hai phương trình: một phương trình mô tả tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế và một phương trình mô tả tác động của tăng trưởng kinh tế đến FDI. 2.2.1. Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế Phương trình này được trình bày như sau: GDP L FDI DOI HuCa Open Infras  it0 1 it 2 it 3 it 4 it 5 it 6 it it Trong đó: i = 1, ,11 đại diện cho 11 quốc gia Đông Nam Á t = 2000, ,2013 là chỉ số chỉ thời gian nghiên cứu GDP: Tổng sản phẩm quốc nội (USD) L: tổng lực lượng lao động (người) FDI: Vốn FDI thu hút được (USD) DOI : Vốn đầu tư trong nước (USD) HuCa : Số học sinh trung học (người) Open: Giá trị thương mại trao đổi với bên ngoài (tính theo % GDP) Infras: Số người sử dụng Internet (tính trên 100 người) 457
  4. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 2.2.2. Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế Phương trình này được trình bày như sau: FDIInflaExchRaFinDevODAGDP  it 012345 ititititit  UrPopOpenResourInfrasHuca 678910 ititititit it Trong đó: i = 1, ,11 – Đại diện cho 11 quốc gia Đông Nam Á; t = 2000, ,2013 là chỉ số thời gian nghiên cứu ; FDI: vốn FDI thu hút được (USD); Infla: Tỷ lệ lạm phát, giá cả tiêu dùng hàng năm (tỷ lệ %); ExchRa: Tỷ giá hối đoái (tính theo USD trong cả giai đoạn); FinDev: Tín dụng nội địa đối với khu vực tư nhân (tính theo % GDP); ODA: Vốn viện trợ phát triển chính thức nhận được (tính theo % GNI); GDP: Tổng sản phẩm quốc nội (tính theo giá USD hiện hành); UrPop: Dân số thành thị (tính theo % tổng dân số); Open: Giá trị thương mại trao đổi với bên ngoài (tính theo % GDP); Resour: Giá trị quặng và kim loại xuất khẩu (tính theo % tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa); Infras: Số người sử dụng Internet (tính trên 100 người); HuCa: Số học sinh trung học (người); Để loại trừ sự khác biệt trong đơn vị tính của các chỉ tiêu, việc logarit hóa các biến có đơn vị đo lường đã được sử dụng. Do đó, các phương trình trên được viết lại như sau: LgGDPLgLLgFDILgDOILgHuCaOpenLgInfras  itit 0123456 itititititit LgFDIInflaLgExchRaFinDevODALgGDPUrPop   it 0123456 itititititit  OpenResourLgInfrasLgHuca 78910 itititit it Dữ liệu bảng của 11 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, bao gồm: Brunei, Cambodia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Timor Leste và Việt Nam được thu thập từ nguồn dữ liệu thống kê của Ngân hàng thế giới (WB) và Tổ chức Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD). Mốc nghiên cứu là giai đoạn 2000 – 2013. Dữ liệu của biến FDI được nhóm nghiên cứu thu thập từ số liệu thống kê của UNCTAD, các biến còn lại đều được thu thập từ nguồn dữ liệu thống kê của WB. Để tiến hành hồi quy mô hình thực nghiệm được xây dựng, chúng tôi sử dụng ba mô hình: hồi quy bình phương nhỏ nhất với dữ liệu dạng bảng (pooled OLS), mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) từ đó xác định mô hình tốt nhất đối với bộ dữ liệu nghiên cứu này. Để chọn lựa giữa các mô hình này, chúng tôi thực hiện các kiểm định sau đây: kiểm định F để lựa chọn giữa pooled OLS và FEM, kiểm định Breusch – Pagan – Goldfrey giữa pooled OLS và REM và kiểm định Hausman giữa FEM và REM. Tuy nhiên, kết quả kiểm định tự tương quan, kiểm định đa cộng tuyến và kiểm định phương sai sai số thay đổi đối với mô hình lựa chọn đều đưa ra kết quả vi phạm. Do vậy, để khắc phục vấn đề trên, chúng tôi tiến hành hồi quy theo phương pháp GLS nhằm đạt được kết quả ước lượng đáng tin cậy và hiệu quả nhất. 458
  5. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD 3. Kết quả và đánh giá 3.1. Kết quả 3.1.1. Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế Phần kết quả nghiên cứu trình bày tóm tắt những kết quả nghiên cứu rút ra từ việc phân tích dữ liệu và các suy luận logic. Dữ liệu được trình bày theo bảng biểu, đồ thị, hình vẽ v.v Bảng 1. Kết quả hồi quy bằng phương pháp GLS tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế Biến số Hệ số ước lượng Sai số tiêu chuẩn Z p > |z| LgL 0,2839 0,0658 4,32 0,000 LgFDI 0,0484 0,0284 1,70 0,089 LgDOI 0,6455 0,0586 11,00 0,000 LgHuca 0,0867 0,0862 1,01 0,314 Open 0,0027 0,0006 4,32 0,000 LgInfras 0,0599 0,0319 1,87 0,061 Số quan sát 64 R2 0,9923 R2 hiệu chỉnh 0,9915 Prob (Wald – test) 0,0000 (Nguồn: tính toán của các tác giả) Kết quả kiểm định Wald trong mô hình này đối với giả thiết H0 trong trường hợp các hệ số beta của các biến độc lập đều bằng 0 bị bác bỏ với mức ý nghĩa 1% (giá trị Pvalue của kiểm định Wald là 0,0000 nhỏ hơn 0,01). Điều này chứng tỏ mô hình hồi quy thực hiện theo phương pháp ước lượng GLS có ý nghĩa trong giải thích tác động lên biến phụ thuộc LgGDP. Giá trị R2 là 0,9923 cho thấy các biến độc lập đưa vào mô hình có khả năng giải thích 99,23% mức độ biến động trung bình của biến phụ thuộc LgGDP. Đối với các biến độc lập, kết quả kiểm định cho thấy tại mức ý nghĩa 5% vốn FDI được kiểm định có tác động đến tăng trưởng kinh tế của các nước thuộc khu vực Đông Nam Á, phù hợp với kỳ vọng ban đầu của chúng tôi. Cụ thể, với hệ số 0,0484 chứng tỏ nếu dòng vốn FDI vào các nước Đông Nam Á tăng lên 1% thì tốc độ tăng trưởng của các quốc gia ước lượng tăng 0,0484%. Theo số liệu thống kê, mặc dù tốc độ tăng trưởng FDI vào khu vực các nước Đông Nam Á có nhiều biến động hơn so với GDP nhưng nhìn chung cho cả giai đoạn nghiên cứu cả hai đều có xu hướng tăng. Hình 1. Tốc độ tăng trưởng GDP và tốc độ tăng trưởng FDI của khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2000-2014 (%) (Nguồn: Dữ liệu WB và UNCTAD) 459
  6. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Dòng vốn FDI đã góp phần vào việc chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản lý, bí quyết lao động, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do nhận định được tác động này, chính phủ các nước Đông Nam Á đã thực hiện nhiều chính sách ưu đãi cho FDI. Tác động tích cực của FDI cũng được thể hiện trong nghiên cứu của Anwar and Nguyen Phi Lan (2010). Ngoài ra, cũng từ kết quả hồi quy tại mức ý nghĩa 5% biến Open và LgInfras cũng được kiểm định có ý nghĩa thống kê. Thật vậy, thương mại quốc tế chiếm một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế ở các nước Đông Nam Á. Do vị trí địa lý nằm trên con đường giao thương của thế giới (Đông Nam Á nằm trên con đường nối giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương và Biển Đông được gọi là “Địa Trung Hải của Châu Á” do hình thể địa lý và sự nhộn nhịp trong thương mại quốc tế của khu vực này), Đông Nam Á từ lâu đã là một khu vực phát triển về thương mại quốc tế. Các nước Đông Nam Á đã thành công khi thi hành chính sách phát triển kinh tế thông qua gia tăng xuất khẩu, tích cực tham gia vào thương mại quốc tế và kinh tế toàn cầu từ đó đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao so với các nước trong khu vực Châu Á. Do vậy, việc biến số thương mại quốc tế tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế là điều dễ hiểu. Tác động tích cực này cũng nhận được sự đồng thuận trong nghiên cứu của Abala (2014). Cuối cùng, cũng giống như những nghiên cứu trước cơ sở hạ tầng một lần nữa được kiểm định có ý nghĩa thống kê. Cơ sở hạ tầng đảm bảo sẽ giúp giảm chỉ phí vận chuyển, tăng cường khả năng lưu thông hàng hóa từ đó tăng hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong thời gian qua nhờ đạt được tăng trưởng kinh tế cao nên các nước trong khu vực Đông Nam Á đã tăng cường tích lũy từ đó tăng đầu tư cơ sở hạ tầng, tỷ lệ vốn đầu tư xã hội so với GDP của các quốc gia này luôn có xu hướng gia tăng qua các năm. Hạ tầng cơ sở ngày càng được cải tiến đã hấp dẫn dòng vốn FDI vào các nước này, đây là nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế. 3.1.2. Tác động của tăng trưởng kinh tế đến FDI Bảng 2. Kết quả hồi quy bằng phương pháp GLS tác động của tăng trưởng kinh tế đến FDI Biến số Hệ số ước lượng Sai số tiêu chuẩn Z p > |z| Infra -0,0082 0,040 -0,20 0,839 LgExchRa 0,3134 0,534 0,59 0,557 FinDev -0,0150 0,015 -1,03 0,301 ODA 0,2646 0,322 -0,82 0,412 LgGDP 1,9331 1,267 1,53 0,127 Urpop 0,0869 0,049 -1,76 0,078 Open 0,0132 0,014 0,97 0,333 Resour 0,0191 0,209 0,09 0,927 LgInfras 0,0347 0,557 0,06 0,950 LgHuca -0,9733 1,888 -0,52 0,606 Số quan sát 29 R2 0,8721 R2 hiệu chỉnh 0,8010 Prob (Wald – test) 0,0000 (Nguồn: tính toán của các tác giả) 460
  7. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD Kết quả kiểm định Wald trong mô hình này đối với giả thiết H0 trong trường hợp các hệ số beta của các biến độc lập đều bằng 0 bị bác bỏ với mức ý nghĩa 1% (giá trị Pvalue của kiểm định Wald là 0,0000 nhỏ hơn 0,01). Điều này chứng tỏ, mô hình hồi quy thực hiện theo phương pháp GLS có ý nghĩa trong giải thích tác động lên biến phụ thuộc LgFDI. Bên cạnh đó, giá trị R2 = 0,8724 cho thấy các biến độc lập đưa vào mô hình có khả năng giải thích 87,24% mức độ biến động trung bình của biến phụ thuộc LgFDI. Đối với các biến độc lập, kết quả kiểm định cho thấy GDP được kiểm định có tác động tích cực đến thu hút FDI vào các nước trong khu vực Đông Nam Á, phù hợp với kỳ vọng ban đầu của chúng tôi. Cụ thể, hệ số 1,9331 chứng tỏ nếu GDP của các nước Đông Nam Á tăng lên 1% thì dòng vốn FDI vào các nước này tăng 1,9331%. Đây cũng là biến số nhận giá trị lớn nhất. Một nhân tố đáng chú ý tác động tích cực đến FDI là tỷ giá hối đoái, do các nước Đông Nam Á thi hành chính sách neo tỷ giá hối đoái vào đồng USD2. Đây là một phần trong chính sách phát triển kinh tế theo định hướng gia tăng xuất khẩu của các nước Đông Nam Á. Việc thi hành cơ chế tỷ giá hối đoái phù hợp giúp các nước Đông Nam Á giành được lợi thế trong xuất khẩu hàng hóa nói riêng và thương mại quốc tế nói chung. Tác động tích cực của thương mại quốc tế (Open) cũng chứng minh cho nhận định trên. Các nước Đông Nam Á có lợi thế so sánh trong việc cung cấp các hàng hóa đặc thù có tỷ suất sinh lợi cao trên thị trường, và là trạm trung chuyển quan trọng trong các dòng chảy thương mại. Do vậy, đầu tư vào Đông Nam Á, các nhà đầu tư này rất chú ý đến vị trí địa lý và các điều kiện đặc thù khác ở khu vực. Sau hết, có thể thấy tài nguyên thiên nhiên có tác động tích cực tới thu hút FDI của các nước Đông Nam Á giai đoạn 2000 – 2013, minh chứng cho việc MNCs đến Đông Nam Á nhằm khai thác tài nguyên thiên nhiên (dầu mỏ, khoáng sản, hương liệu, ). Với lợi thế về nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng và trữ lượng dồi dào, các nước Đông Nam Á là nơi lý tưởng cho MNCs muốn khai thác tài nguyên phục vụ sản xuất kinh doanh. Tuy vậy, trên thực tế bên cạnh việc khai thác tài nguyên phục vụ sản xuất, cũng còn rất nhiều dự án FDI đầu tư vào các nước này chỉ nhằm khai thác tài nguyên để xuất khẩu. Điều này một phần cũng là do nền kinh tế các nước Đông Nam Á chưa đủ phát triển. Tuy nhiên, một biến số có tác động khác với kỳ vọng là vốn con người, được biểu hiện thông qua biến số số học sinh trung học (Huca). Điều này có thể giải thích qua việc MNCs đầu tư vào Đông Nam Á chủ yếu nhằm tận dụng lợi thế nhân công giá rẻ và khai thác tài nguyên thiên nhiên, do vậy FDI vào khu vực Đông Nam Á chủ yếu là công việc thâm dụng lao động, dẫn tới sự gia tăng vốn con người đồng nghĩa gia tăng chi phí nhân công nên sẽ có tác động tiêu cực đến FDI. 3.2. Đánh giá Qua kết quả nghiên cứu trên đây, có thể nhận thấy kết quả nghiên cứu này phù hợp với nhiều nghiên cứu như Anwar and Nguyen (2010), Abala (2014), cũng như phù hợp với dự kiến dựa trên các phân tích về lịch sử kinh tế của khu vực Đông Nam Á của chúng tôi trong giai đoạn 1945 – 2015. Kết quả này khẳng định tồn tại mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế, từ đó tạo tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực này. 4. Kết luận Kết quả hồi quy bằng phương pháp ước lượng GLS cho thấy, tồn tại mối quan hệ hai chiều dương giữa FDI và tăng trưởng kinh tế tại các nước thuộc khu vực Đông Nam Á Theo đó, để có thể tiếp tục thu hút dòng vốn FDI từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong thời gia tới các nước thuộc khu 2 Mặc dù chính sách này đã được xem xét lại toàn diện từ sau Khủng hoảng 1998, nhưng điều lưu ý là các nước này vẫn duy trì chính thức hoặc không chính thức việc gắn chặt vào USD trong thời kỳ ổn định và thi hành chính sách thả nổi có kiểm soát trong thời kỳ bất ổn. 461
  8. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng vực Đông Nam Á cần đẩy mạnh thực hiện các giải pháp cần thiết nhằm tăng tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Sau đây một số chính sách chính được đề xuất dựa trên kết quả nghiên cứu trong giai đoạn 2000 – 2013. Một là, xây dựng môi trường kinh tế, chính trị - xã hội ổn định và minh bạch. Để có thể tăng trưởng kinh tế nhằm thu hút FDI, chính phủ các nước Đông Nam Á cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách thu hút và ưu đãi đầu tư nước ngoài, Hai là, tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế. Tham gia các khu vực mậu dịch tự do, các hiệp định thương mại tự do với các đối tác kinh tế - thương mại quan trọng trên thế giới như: Mỹ, Nhật Bản, nhằm mở rộng quan hệ ngoại thương, hợp tác kinh tế quốc tế. Ba là, tạo dựng kết cấu hạ tầng tốt. Kết cấu hạ tầng tốt sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, nên sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, các nước Đông Nam Á nên công bố rộng rãi các quy hoạch đã được phê duyệt, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thông tin về quy hoạch để xây dựng kế hoạch đầu tư. Tập trung hoàn thiện thể chế về quy hoạch, nhằm nâng cao chất lượng phê duyệt và tăng cường hiệu lực quản lý của nhà nước. Tăng cường gắn kết giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội theo hướng ưu tiên quỹ đất để thực hiện dự án có trong quy hoạch đã được phê duyệt. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Abala, D. (2014). Foreign Direct Investment and Economic Growth: An Empirical Analysis of Kenyan Data. DBA Africa Management Review, Vol. 4, No. 1, 62-83. [2] Al-Iriani, M. (2007). Foreign direct investment and economic growth in the GCC countries: A causality investigation using heterogeneous panel analysis. Topic in Middle Eastern and North African Economies, 9(1), 1-31. [3] Anwar, S. and Nguyen, P. L. (2010). Foreign direct investment and economic growth in Vietnam. Asia Pacific Business Review, Vol. 16, Issue 1-2, 183-202. [4] Anyanwu, J. C. (2012). Why does Foreign Direct Investment go where it goes?: New Evidence from African Countries. Annals of Economics and Finance, 13(2), 433-470. [5] Asiedu, E. (2006). Foreign Direct Investment in Africa: The Role of Natural Resources, Market Size, Government Policy, Institutions and Political Instability. The World Economy, Vol. 29, Issue 1, 63-77. [6] Bellak et al. (2008). Labour Costs and FDI flows into Central and Eastern European Countries: A Survey of the literature and empirical evidence. Structural Change and Economic Dynamics, Vol. 19, Issue 1,17-37. [7] Bevan, A. A. and Estrin, S. (2004). The determinants of foreign direct investment into European transition economies. Journal of Comparative Economics, 32, 775-787. [8] Campos, N. F. and Kinoshita, Y. (2003). Why does FDI go where it goes? New Evidence from the Transition Economies. IMF Working Paper, WP/03/228. [9] Campos, J. E. and Root, H. L. (1996). The Key to the Asian Miracle: Making Shared Growth Credible, Washington DC, The Brookings Institution. [10] Carstensen, K. and Toubal F. (2004). Foreign Direct Investment in Central and Eastern European countries: a dynamic panel analysis. Journal of Comparative Economics, Vol. 32, Issue 1, 3-22. [11] Chakrabati, A. (2001). The Determinant of Foreign Direct Investments: Sensitivity Analyses of Cross-Country Regressions. Kyklos, Vol. 54, Issue 1, 89-114. 462
  9. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD [12] Choe, J. I. (2003). Do Foreign Direct Investment and Gross Domestic Investment Promote Economic Growth?. Review of Development Economic, Vol. 7, Issue 1, 44-57. [13] De Mello, L. R. Jr. (1999). Foreign direct investment-led growth: evidence from time series and panel data. Oxford Economic Paper, 51(1999), 133-151. [14] Griffiths, D. and Sapsford, D. (2004). Foreign direct investment in Mexico. In Foreign Direct Investment: Six Country Case Studies, edited by Wei, Y. A., Balasubramanyam, V. N. New Horizons in International Business, Cheltenham, U.K. and Northamton, MA, Elgar, 103 – 127. [15] Hoang, H. H. (2012). Foreign Direct Investment In Southeast Asia: Determinants And Spatial Distribution. Working Paper Series, DEPOCEN, No. 30. [16] Kang, Y. and Jiang, F. (2012). FDI location choice of Chinese multinationals in East and Southeast Asia: Traditional economic factors and institutional perspective. Journal of World Business, 47, 45–53. [17] Khaliq, A. and Noy, I. (2007). Foreign Direct Investment and Economic Growth: Empirical Evidence from Sectoral Data in Indonesia. Working Papers of University of Hawai’i, No. 200726. [18] Lim, D. (1983), Fiscal Incentive and Direct Foreign Investment in Less Developed Countries. The Journal of Development Studies, 19, 207-212. [19] Manuchehr, I. and Ericsson, J. (2001). On the Causality between foreign direct investment and output: a comparative study. The International Trade Journal, Vol. 15, No. 1, 1-26. [20] Nair-Reichert, U. and Weinhold, D. (2001). Causality Tests for Cross-Country Panels: a New Look at FDI and Economic Growth in Developing Countries, Oxford Bulletin of Economics and Statistics, Vol. 63, Issue 2, 153-171. [21] Neuhaus M. (2006). The Impact of FDI on Economic Growth, Leipzig, Physica-Verlag. [22] Nurske, R. (1953). Problems of Capital Formation in Underdeveloped Countries, Oxford, Basel Blackwell. [23] Ozturk, I. (2007). Foreign Direct Investment – Growth nexus: A review of the recent literature. International Journal of Applied Econometrics and Quantative Studies, Vol. 4, 2(2007), 79-98. [24] Shahmoradi, B. and Baghbanyan, M. (2011). Determinants of Foreign Direct Investment in Developing Countries: A Panel Data Analysis. Asian Economic and Financial Review 1, Vol. 1, No. 2, 49-56. [25] Shaikh, F. M. (2010). Causality Relationship Betwenn Foreign Direct Investment, Trade and Economic Growth in Pakistan. International Business Research, Vol. 1, 11-18. [26] Umoh, O., Jacob, A., and Chuku, C. (2011). Foreign Direct Investment and Economic Growth in Nigeria: An Analysis of the Endogenous Effects. Current Research Journal of Economic Theory, 4(3), 53-66. [27] WB (1993). The East Asian Miracle: Economic Growth and Public Policy, New York, Oxford University Press. 463