Bài giảng Luật dân sự Việt Nam - Vũ Thế Hoài

ppt 166 trang cucquyet12 3110
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Luật dân sự Việt Nam - Vũ Thế Hoài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_luat_dan_su_viet_nam_vu_the_hoai.ppt

Nội dung text: Bài giảng Luật dân sự Việt Nam - Vũ Thế Hoài

  1. Bài giảng LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM ThS. Vũ Thế Hoài - ĐT: 0918.343686 Email: vuthehoai@yahoo.com LOGO
  2. Nội dung chính: Phần I- Những quy định chung của Bộ luật Dân sự 2005 Phần II- Một số chế định cơ bản của Luật Dân sự
  3. PHẦN I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG CỦA BLDS 2005
  4. Nội dung Phần I: ▪ 1. Khái niệm Luật dân sự ▪ 2. Đối tượng, phương pháp điều chỉnh ▪ 3. Chủ thể của pháp luật dân sự ▪ 4. Giao dịch dân sự ▪ 5. Đại diện ▪ 6. Thời hạn, thời hiệu ▪ (Một số vấn đề còn lại học viên tự nghiên cứu)
  5. KHÁI NIỆM LUẬT DÂN SỰ Bé luËt d©n sù quy ®Þnh ®Þa vÞ ph¸p lý, chuÈn mùc ph¸p lý cho c¸ch øng xö cña c¸ nh©n, ph¸p nh©n, chñ thÓ kh¸c; quyÒn, nghÜa vô cña c¸c chñ thÓ vÒ nh©n th©n vµ tµi s¶n trong c¸c quan hÖ d©n sù, h«n nh©n vµ gia ®×nh, kinh doanh, th¬ng m¹i, lao ®éng (sau ®©y gäi chung lµ quan hÖ d©n sù) (theo Điều 1 BLDS 2005). Lưu ý: phạm vi điều chỉnh của Luật dân sự.
  6. Nội dung cơ bản Bộ luật Dân sự 2005 BỘ LUẬT DÂN SỰ Chủ thể quyền lợi cá nhân Tổ chức nhân thân tài sản nghĩa vụ sở hữu thừa kế hợp đồng hành vi trái PL
  7. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH: Là các quan hệ xã hội mà pháp luật dân sự tác động tới, gồm có: ➢ Quan hệ về tài sản ➢ Quan hệ nhân thân
  8. QUAN HỆ TÀI SẢN Đặc điểm: KHÁI NIỆM: ✓Quan hệ tài sản do LDS Là quan hệ điều chỉnh mang tính chất giữa người hàng hoá - tiền tệ. với người có ✓Thường thể hiện sự đền bù liên quan ngang giá. đến một tài ✓Mang tính ý chí (chủ quan) sản của các chủ thể tham gia.
  9. QH sở hữu tài sản QUAN QH nghĩa vụ và HĐ dân sự HỆ TÀI QH bồi thường thiệt hại SẢN QH thừa kế LOGO
  10. TÌNH HUỐNG 1: ▪ Ngày 15/5/2008 bà A đi chợ mua thực phẩm cho gia đình. Như thường lệ, bà đến cửa hàng của bà B để mua cá về nấu canh. Sau khi chọn cá, bà A nhờ bà B làm sạch giúp mình. Khi bà B mổ bụng con cá ra thì trong đó có chứa 1 chỉ vàng 9999. Bà A cho rằng con cá của mình nên chỉ vàng đó thuộc về mình, bà B không đồng ý. ▪ Hai bên tranh chấp, ý kiến của các anh (chị)?
  11. QUAN HỆ NHÂN THÂN Quan hệ nhân ➢Quyền nhân thân là thân có liên quan quyền dân sự gắn đến tài sản: là liền với một chủ thể những quyền nhất định. nhân thân khi ➢Thông thường không xác lập làm phát thể chuyển giao cho sinh các quyền người khác. về tài sản. ➢Bao gồm 2 nhóm qh: Quan hệ nhân thân không liên quan đến tài sản.
  12. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH Là các cách thức, biện pháp mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các QHXH – là đối tượng điều chỉnh của luật dân sự. Bao gồm: ❖ Phương pháp bình đẵng - thỏa thuận ❖ Phương pháp tự định đoạt
  13. CHỦ THỂ CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ 1. Cá nhân: 2. Tổ chức: - Pháp nhân - Không có tư cách pháp nhân + Hộ gia đình + Tổ hợp tác
  14. CÁ NHÂN ❖ Là con người cụ thể và đang sống. Cá nhân phải có hộ tịch rõ ràng, cho phép phân biệt được với cá nhân khác.
  15. CÁ NHÂN: ➢ Là chủ thể thường xuyên và phổ biến nhất ➢ Điều kiện để cá nhân trở thành chủ thể của LDS: Có năng lực chủ thể: Năng lực pháp luật Năng lực hành vi LOGO
  16. Năng lực pháp luật: “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và có nghĩa vụ dân sự” (K1 Đ16 BLDS 2005).
  17. ĐẶC ĐIỂM NLPL CỦA CÁ NHÂN ➢Mọi cá nhân đều bình đẳng về NLPL: “Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau” (K2 Đ16). Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bị hạn chế bởi bất cứ lý do nào (độ tuổi, địa vị xã hội, giới tính, tôn giáo, dân tộc ). ➢Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân do Nhà nước quy định cho tất cả cá nhân.
  18. Năng lực hành vi: “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là những khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự” (Đ19).
  19. ĐẦY MỘT ĐỦ PHẦN NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ CỦA CÁ HẠN NHÂN KHÔNG CHẾ CÓ MẤT LOGO
  20. MỨC ĐỘ NĂNG LỰC HÀNH VI cá nhân 1. Không có năng lực hành vi ( =18T) 4. Mất năng lực hành vi dân sự 5. Hạn chế NLHVDS
  21. Ví dụ mức độ NLHVDS: ▪ - Bắt đầu có NLHVDS: >=6t ▪ - NLHV về hành chính, hình sự: >=14t ▪ - NLHV về lao động: >=15t ▪ - NLHV về hôn nhân: nữ >=18t; nam>=20t ▪ - Nghĩa vụ tài sản của cá nhân: >=15t ▪ - Quyền của cá nhân về bầu cử: >=18t ▪ - Ứng cử đại biểu quốc hội: >=21t
  22. Hãy phân biệt: ▪ Cần phân biệt NLHVDS trong 2 trường hợp: người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và một người đang bị chấp hành hình phạt tù.
  23. Lý lịch dân sự của cá nhân: Bao gồm Họ và tên Lập giấy Khai sinh chứng nhận Lập Kết hôn chứng thư Hộ tịch
  24. Bảo vệ tình trạng không có NLHV: Đại diện cho Giám hộ cho người chưa thành người chưa thành niên, người mât niên và người năng lực hành vi mất năng lực và người bị hạn hành vi dân sự chế năng lực hành vi
  25. PHÁP NHÂN KHÁI NIỆM ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI NĂNG LỰC CHỦ THỂ
  26. PHÁP NHÂN là các tổ chức đáp ứng được các điều kiện nhất định
  27. Điều 84 BLDS 2005: Pháp nhân Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi: ▪ 1- Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận (thành lập hợp pháp); ▪ 2- Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; ▪ 3- Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; ▪ 4- Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
  28. Các loại pháp nhân (Điều 100 BLDS): ➢ Cơ quan nhà nước, ➢ Đơn vị vũ trang; ➢ Tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp; ➢ Tổ chức kinh tế; ➢ Quỹ xã hội, quỹ từ thiện; ➢ Và tổ chức khác thỏa mãn Điều 84
  29. HỘ GIA ĐÌNH
  30. Sự thành lập hộ gia đình: Gia đình Tình Yêu Kết hôn Hộ gia đình hình thành do hai người kết hợp với nhau từ quan hệ hôn nhân hoặc qh huyết thống, qh nuôi dưỡng và khối tài sản chung của hộ gia đình luôn là yếu tố rất quan trọng, nhất là chế độ tài sản chung của vợ - chồng.
  31. Điều kiện Năng lực chủ thể 1. Thành viên trong hộ gia đình có Năng lực pháp luật tài sản chung. và năng lực hành 2. Thành viên hộ gia đình là những vi của hộ gia đình người trong gia đình có các quan hệ huyết thống, nuôi phát sinh đồng thời dưỡng và hôn nhân. với việc hình thành 3. Số lượng thành viên trong hộ hộ gia đình với tư không có giới hạn tối đa, nhưng cách chủ thể. tối thiểu là hai cá nhân trở lên.
  32. Chế độ pháp lý của hộ gia đình: ▪ Hộ gia đình được đại diện bởi chủ hộ. ▪ Hộ gia đình có năng lực pháp luật phù hợp với mục đích tồn tại của nó.
  33. Tổ hợp tác: ▪ Là chủ thể hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn của từ 3 cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm. ▪ Người đại diện là Tổ trưởng.
  34. Điều kiện Năng lực chủ thể ➢ Ít nhất 03 cá nhân Tổ hợp tác có năng trở lên dựa trên cơ lực pháp luật, năng sở hợp đồng có lực hành vi phù hợp chứng thực của với mục đích tồn tại UBND xã, phường, của mình. thị trấn. ➢ Tổ viên là người từ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự.
  35. Thành lập tổ hợp tác: Văn bản thỏa thuận HT Có chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn
  36. Hộ gia đình Tổ hợp tác Không có tư cách pháp nhân!
  37. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC CHỦ THỂ DÂN SỰ QUYỀN NGHĨA VỤ Pháp luật dân sự Các chủ thể có Việt Nam thừa nhận nghĩa vụ thực hiện cho các chủ thể hai hoặc kiềm chế loại quyền dân sự: không được thực quyền có tính chất hiện một số công tài sản và quyền việc nhất định. không có tính chất tài sản (còn gọi là quyền nhân thân).
  38. GIAO DỊCH DÂN SỰ (Điều 121-138) Khái niệm (Đ.121): ▪ Là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự.
  39. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự ➢ Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự ➢ Mục đích và nội dung của giao dich không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội ➢ Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện. ➢ Hình thức giao dịch là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.
  40. Mục đích của giao dịch dân sự: ▪ Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó. Hình thức giao dịch dân sự: Lời nói Được thể hiện Văn bản bằng: Hành vi cụ thể
  41. Các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu (Điều 128 - 138 BLDS): ➢ Vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội ➢ Do người không đủ điều kiện về năng lực hành vi thực hiện ➢ Vô hiệu do giả tạo ➢ Vô hiệu do nhầm lẫn ➢ Vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép ➢ Do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình ➢ Do không tuân thủ quy định về hình thức
  42. Hậu quả pháp lý của GD vô hiệu (Điều 137): ✓ Không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên kể từ thời điểm xác lập; ✓ Các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền, bên có lỗi gây ra thiệt hại phải bồi thường thiệt hại.
  43. TÌNH HUỐNG 2: ▪ Ngày 09/4/2009, đang ngồi uống cà phê tại quán Cao Hiệp Phát Q2, anh B được chị A đến mời mua vé số. Anh B đồng ý mua 05 tờ với giá 5.000/tờ. Chị A do không coi kỹ, đã đưa cho anh B, 6 tờ vé số (dư một tờ). Chiều có kết quả, cả 6 vé đều trúng giải đặc biệt trị giá 250 triệu đồng/giải. Phát hiện ra mình đã đưa nhầm cho anh B một tờ vé số giờ lại trúng, chị A đã tìm đòi anh B 250 triệu đồng là trị giá giải thưởng. Anh B không đồng ý vì cho rằng trường hợp này mình đã mua, nếu đúng thì chỉ thiếu chị B 5.000 là giá tiền của 1 tờ vé số. ▪ Ý kiến của các anh, chị?
  44. ĐẠI DIỆN, THỜI HẠN, THỜI HIỆU ĐẠI DIỆN ❖Khái niệm: Đại diện là việc một người nhân danh một người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi thẩm quyền. ❖Phân loại: Căn cứ vào nguồn gốc hình thành chia làm 2. ▪ Đại diện theo pháp luật (Điều 149,150 BLDS) ▪ Đại diện theo ủy quyền (Điều 151,152 BLDS)
  45. PHẠM VI THẨM QUYỀN Là giới hạn của việc đại diện. ▪ Người đại diện theo pháp luật được thực hiện các giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật hoặc điều lệ. ▪ Người đại diện theo ủy quyền được xác lập các giao dịch phù hợp với văn bản ủy quyền.
  46. CHẤM DỨT ĐẠI DIỆN Là quan hệ đại diện đó không còn tồn tại về mặt pháp lý. ▪ Chấm dứt đại diện của cá nhân (Điều 156) bao gồm chấm dứt theo pháp luật và chấm dứt theo ủy quyền. ▪ Chấm dứt đại diện của pháp nhân (Điều 157) bao gồm chấm dứt theo pháp luật và theo ủy quyền.
  47. THỜI HẠN - THỜI HIỆU THỜI HẠN Khái niệm: Thời hạn là một khoảng thời gian xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác (Điều 149 BLDS) Phân loại: Căn cứ vào nguồn gốc hình thành thời hạn được chia làm 2 lọai là: ▪ Thời hạn do luật định. ▪ Thời hạn do các bên thỏa thuận.
  48. CÁCH TÍNH THỜI HẠN ▪ Thời hạn được tính theo dương lịch,có thể tính bằng ngày,tuần,tháng,năm hoặc bằng một sự kiện nhất định. ▪ Thời điểm bắt đầu của thời hạn. ▪ Nếu thời hạn được tính bằng giờ thì thời điểm bắt đầu là giờ đã định. ▪ Nếu tính bằng ngày, tuần, tháng, năm hoặc bằng sự kiện thì ngày đầu tiên không tính mà tính từ ngày tiếp theo.
  49. THỜI ĐIỂM CHẤM DỨT ▪ Nếu thời hạn tính bằng giờ thì thời điểm kết thúc là giờ đã định. ▪ Nếu tính bằng ngày thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày. ▪ Nếu tính bằng tuần, tháng, năm thì thời hạn kết thúc là ngày tương ướng của tuần, tháng, năm. ▪ Nếu ngày cuối cùng của thời hạn là ngày lễ, chủ nhật thì thời điểm kết thúc vào lúc 24 giờ của ngày làm việc tiếp theo.
  50. THỜI HIỆU Khái niệm: Thời hiệu là thời hạn do luật định mà khi kết thúc thời hạn đó chủ thể được hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự hoặc mất quyền khởi kiện. Phân loại thời hiệu: Căn cứ vào hậu quả pháp lý có 3 loại. ▪ Thời hiệu hưởng quyền dân sự. ▪ Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự. ▪ Thời hiệu mất quyền khởi kiện.
  51. CHÚ Ý: ▪ Thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ phải liên tục không có thời gian gián đoạn. ▪ Không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với các trường hợp sau: • - Yêu cầu hòan trả tài sản thuộc sở hữu tòan dân • - Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân bị xâm phạm trừ trường hợp pháp luật quy định khác (VD: việc hủy hôn nhân trái pháp luật) • - Các trường hợp khác do luật định.
  52. Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện: ▪ Có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngai khách quan khác làm cho người có quyền không thể khởi kiện được. ▪ Người có quyền khởi kiện đang chưa thành niên, mất năng lực hành vi mà chưa có người đại diện. ▪ Người đại diện của người chưa thành niên, người tâm thần bị mất NLHV bị hạn chế NLHV bị chết mà chưa có người thay thế.
  53. Ví dụ: ▪ Thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế tài sản là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế. ▪ Sau 10 năm, người thừa kế chỉ có thể kiện về tranh chấp tài sản chứ không giải quyết về thừa kế nữa
  54. Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện (Điều 162) ▪ Bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình. ▪ Bên có nghĩa vụ đã thực hiện song một phần nghĩa vụ của mình đối với người có quyền khởi kiện. ▪ Các bên đã hòa giải được với nhau. Chú ý: Thời hiệu khởi kiện được tính lại từ ngày tiếp theo ngày xẩy ra những sự kiện trên.
  55. CÁM ƠN QUÍ VỊ ĐÃ LẮNG NGHE ! 8/22/2021 55
  56. PHẦN II: MỘT SỐ CHẾ ĐỊNH CƠ BẢN CỦA LUẬT DÂN SỰ
  57. NỘI DUNG PHẦN II: 1. Chế định về tài sản và quyền sở hữu 2. Chế định nghĩa vụ và hợp đồng dân sự 3. Chế định về thừa kế 4. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại (Một số vấn đề còn lại học viên tự nghiên cứu).
  58. 1. CHẾ ĐỊNH VỀ TÀI SẢN & QUYỀN SỞ HỮU
  59. TÀI SẢN 1 KHÁI NIỆM 2 PHÂN LOẠI 3 QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN XÁC LẬP VÀ CHẤM DỨT 4 QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN
  60. TÀI SẢN: “ Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ trị giá và các quyền tài sản (theo Điều 163 BLDS 2005). “ Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ (Điều 181 BLDS 2005). 22 August 2021 60
  61. PHÂN LOẠI 1. VẬT 2. TIỀN 3. GIẤY TỜ TRỊ GIÁ 4. QUYỀN TÀI SẢN ĐƯỢC BẰNG TIỀN
  62. Động sản và bất động sản: Đ.174 - Bộ luật Dân sự 2005: “1. Bất động sản là các tài sản không di dời được bao gồm; a) Đất đai; b) Nhà ở, công trinh xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trinh xây dựng đó; c) Các tài sản khác gắn liền với đất đai; d) Các tài sản khác do pháp luật qui định. 2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản”.
  63. Phân loại vật Vật Vật không phụ tiêu hao Vật chính Vật tiêu hao Vật Vật không đặc chia được Vật chia được định Vật cùng loại Vật đồng bộ 22 August 2021 63
  64. Phân loại theo chế độ pháp lý Vật cấm Vật hạn chế Vật tự do lưu thông lưu thông lưu thông 22 August 2021 64
  65. NỘI DUNG QUYỀN SỞ HỮU: 1. QUYỀN CHIẾM HỮU 2. QUYỀN SỬ DỤNG 3. QUYỀN ĐỊNH ĐOẠT
  66. Khái niệm quyền sở hữu (Điều 164): Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo qui định pháp luật. Người không phải chủ sở hữu có quyền một số quyền năng nhất định.
  67. Quyền chiếm hữu ▪ Quyền chiếm hữu: là quyền kiểm soát, quản lý tài sản. ▪ Chiếm hữu có căn cứ pháp luật (Điều 183): • Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản. • Người được chủ SH ủy quyền quản lý TS. • Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với QĐ pháp luật. • Người phát hiện và giữ TS vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phù hợp với các điều kiện do PL qui định. • Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với các điều kiện do pháp luật qui định. • Các trường hợp khác do pháp luật qui định.
  68. Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật: ▪ Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật: là việc chiếm hữu không dựa trên những căn cứ qui định tại Điều 183. • Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật ngay tình: là việc chiếm hữu không dựa trên những căn cứ tại Điều 183 nhưng người chiếm hữu không biết hoặc không thể biết việc chiếm hữu TS đó là không có căn cứ pháp luật. • Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật không ngay tình. • Ý nghĩa của việc phân biệt trên là gì?
  69. TÌNH HUỐNG 3: ▪ VD1: A cướp giật điện thoại di động của B và tặng cho C. C sử dụng một thời gian thì đem đến cửa hàng bán, bị B phát hiện. B yêu cầu C phải trả lại hoặc phải đền bù cho mình số tiền là 1 triệu đồng (tương đương giá trị của chiếc điện thoại). ▪ VD2: A mượn chiếc xe đạp của B và bán cho C 500.000đ, C sử dụng một thời gian thì B phát hiện và yêu cầu C phải trả lại.
  70. Quyền sử dụng: ▪ Là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. ▪ Quyền sử dụng của chủ sở hữu: được sử dụng TS theo ý mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của nhà nước, công cộng, quyền và lợi ích của người khác. ▪ Quyền sử dụng của người không phải là chủ sở hữu: được sử dụng nếu được chủ sở hữu đồng ý. ▪ Người chiếm hữu TS không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình có quyền sử dụng tài sản theo qui định pháp luật.
  71. Quyền định đoạt: ▪ Là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó. ▪ Điều kiện định đoạt: ▪ Phải do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện theo qui định pháp luật. ▪ Nếu pháp luật có qui định về thủ tục định đoạt thì phải tuân theo thủ tục đó. ▪ Người không phải là chủ sở hữ chỉ có quyền định đoạt TS theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo qui định pháp luật.
  72. Các hình thức sở hữu: ▪ Sở hữu nhà nước: đất đai, rừng tự nhiên, rừng trồng có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, núi, sông hồ, nguồn tài nguyên ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vồn và tài sản do nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, công trình thuộc ngành, lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác do pháp luật qui định. ▪ Trước đây còn gọi là sở hữu toàn dân.
  73. Các hình thức sở hữu: ▪ Sở hữu tập thể: là sở hữu của hợp tác xã hoặc các hình thức kinh tế khác do cá nhân, hộ gia đình cùng góp vốn, góp sức hợp tác sản xuất kinh doanh. ▪ Sở hữu tư nhân: sở hữu của cá nhân đối với tài sản. ▪ Sở hữu chung: sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với tài sản ▪ Sở hữu chung hợp nhất. ▪ Sở hữu chung theo phần.
  74. Các phương thức bảo vệ quyền sở hữu ▪ Tự minh bảo vệ. ▪ Yêu cầu cơ quan Nhà nước can thiệp. ▪ Phương thức kiện dân sự. 22 August 2021 74
  75. Kiện dân sự bảo vệ quyền sở hữu: ▪ Được áp dụng rộng rãi so với các biện pháp khác. ▪ Tạo thuận lợi cho người đi kiện. ▪ Khắc phục thiệt hại. ▪ Khôi phục lại tinh trạng ban đầu. ▪ Ngăn chặn hoặc chấm dứt hành vi vi phạm. 22 August 2021 75
  76. XÁC LẬP VÀ CHẤM DỨT QUYỀN SỞ HỮU XÁC LẬP (Đ170 BLDS) CHẤM DỨT 1.Xác lập thông qua (Đ171BLDS) giao dịch dân sự 1.Chấm dứt theo ý 2.Xác lập theo các chí của chủ sở quy định của pháp hữu. luật 2.Chấm dứt theo quy 3.Xác lập theo các định của pháp luật căn cứ riêng biệt
  77. Căn cứ xác lập quyền sở hữu (Điều 170) ▪ Do lao động sản xuất hợp pháp. ▪ Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ▪ Thu hoa lợi, lợi tức. ▪ Tạo thành vật mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến. ▪ Được thừa kế tài sản. ▪ Chiếm hữu trong các điều kiền pháp luật qui định đối với vật vô chủ, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, bi chôn giấu, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi di chuyển tự nhiên dưới nước. ▪ Chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, công khai liên tục trong 10 năm đối với động sản và 30 năm đối với bất động sản.
  78. Căn cứ chấm dứt quyền sở hữu (Điều 171) ▪ Chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu của mình cho người khác ▪ Chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình ▪ Tài sản bị tiêu hủy ▪ Tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu ▪ Tài sản bị trưng mua ▪ Tài sản bị tịch thu ▪ Tài sản bị đánh rơi, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi di chuyển tự nhiên dưới nước mà người khác đã được xác lập quyền sở hữu theo qui định pháp luật ▪ Tài sản mà người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình đã được xác lập quyền sở hữu theo qui định pháp luật ▪ Trường hợp khác do pháp luật qui định
  79. 2. CHẾ ĐỊNH NGHĨA VỤ & HỢP ĐỒNG DÂN SỰ
  80. NGHĨA VỤ DÂN SỰ Khái niệm: NVDS bao gồm tổng hợp các qui phạm pháp luật dân sự điều chỉnh các quan hệ tài sản phát sinh giữa các chủ thể, trong đó một bên có quyền được yêu cầu bên kia phải thực hiện hoặc kiềm chế không thực hiện những hành vi nhất định để thoả mãn lợi ích của mình hoặc của người thứ ba.
  81. Đặc điểm của nghĩa vụ dân sự: - Nghĩa vụ là một sự ràng buộc pháp lý, phát sinh trên cơ sở thỏa thuận hoặc luật định. - Quan hệ nghĩa vụ là một quan hệ pháp luật dân sự tương đối. - Quan hệ nghĩa vụ là quan hệ trái quyền. - Có chế tài dân sự kèm theo để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ.
  82. CĂN CỨ PHÁT SINH NGHĨA VỤ: - Hợp đồng dân sự - Hành vi pháp lý đơn phương - Thực hiện công việc không có ủy quyền - Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật - Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật - Những căn cứ khác do pháp luật quy định
  83. THÀNH PHẦN CỦA QUAN HỆ NGHĨA VỤ: Chủ thể của quan hệ nghĩa vụ: Chủ thể của quan hệ nghĩa vụ là người tham gia vào quan hệ, có quyền và nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó. Người có quyền là người được pháp luật bảo đảm quyền được yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện hoặc không thực hiện những hành vi nhất định nhằm thoả mãn lợi ích của mình.
  84. Người có nghĩa vụ là người bị buộc phải thực hiện hoặc phải kiềm chế không thực hiện những hành vi nhất định theo yêu cầu của bên có quyền hoặc theo quy định của pháp luật để thoả mãn lợi ích của bên có quyền. Ngoài các bên có quyền và bên có nghĩa vụ, tham gia vào quan hệ nghĩa vụ còn có “người thứ ba”. Người thứ ba trong quan hệ nghĩa vụ không phải là chủ thể của quan hệ nghĩa vụ.
  85. Khách thể của nghĩa vụ: - Khái niệm: Khách thể của quan hệ pháp luật nghĩa vụ là các hành vi của chủ thể. - Lưu ý: cần phân biệt rõ khách thể và đối tượng.
  86. Nội dung của quan hệ nghĩa vụ: - Quyền của các bên. - Nghĩa vụ cụ thể của các bên được xác định trong quan hệ nghĩa vụ. CHỦ NỢ
  87. CÁC LOẠI NGHĨA VỤ: Nghĩa vụ riêng rẽ: Nghĩa vụ dân sự riêng rẽ là nghĩa vụ có nhiều người tham gia, trong đó các chủ thể cùng thực hiện quyền hoặc cùng thực hiện nghĩa vụ, nhưng phần quyền hoặc nghĩa vụ của mỗi chủ thể là độc lập và riêng biệt với nhau.
  88. Nghĩa vụ liên đới: Nghĩa vụ dân sự liên đới là nghĩa vụ có nhiều người tham gia, trong đó mỗi người có quyền đều được yêu cầu người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ ; hoặc mỗi người có nghĩa vụ đều có thể bị người có quyền yêu cầu phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.
  89. Nghĩa vụ bổ sung: . Nghĩa vụ bổ sung là nghĩa vụ tồn tại bên cạnh nghĩa vụ chính, có chức năng thay thế hoặc đảm bảo cho nghĩa vụ chính khi nghĩa vụ chính không được thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ.
  90. Nghĩa vụ hoàn lại: Nghĩa vụ hoàn lại là một nghĩa vụ phái sinh được hình thành từ các nghĩa vụ khác, trong đó bên có nghĩa vụ phải hoàn trả những lợi ích mà bên có quyền đã thực hiện thay mình trước người thứ ba hoặc những lợi ích mà mình đã nhận thay cho bên có quyền từ việc thực hiện nghĩa vụ của người thứ ba.
  91. THỰC HIỆN NGHĨA VỤ DÂN SỰ Là việc chủ thể có nghĩa vụ thực hiện những hành vi như đã cam kết hoặc luật định để đáp ứng yêu cầu, lợi ích của người có quyền. Nguyên tắc thực hiện nghĩa vụ: - Các bên phải thực hiện nghĩa vụ dân sự một cách trung thực. - Phải thực hiện nghĩa vụ dân sự theo tinh thần hợp tác. - Phải thực hiện nghĩa vụ dân sự đúng cam kết. - Việc thực hiện nghĩa vụ dân sự không được trái pháp luật. - Việc thực hiện nghĩa vụ dân sự không được trái đạo đức xã hội.
  92. Nội dung thực hiện: - Thực hiện nghĩa vụ đúng đối tượng. - Thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn. - Thực hiện nghĩa vụ đúng địa điểm. - Thực hiện nghĩa vụ đúng phương thức. - Thực hiện nghĩa vụ trong các trường hợp cụ thể. (Lưu ý: Người có quyền, người có nghĩa vụ có thể chuyển giao cho người khác theo sự thỏa thuận).
  93. HỢP ĐỒNG DÂN SỰ
  94. KHÁI NIỆM Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự.
  95. Nguồn của pháp luật hợp đồng. Luật Luật chung chuyên ngành Còn có
  96. Về mối quan hệ giữa luật chung và luật chuyên ngành LUẬT BỘ LUẬT CHUYÊN DÂN SỰ NGÀNH 2005 ƯU TIÊN 1 ƯU TIÊN 2
  97. TẬP QUÁN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ HỢP ĐỒNG TM QUỐC TẾ
  98. Phân loại hợp đồng Hợp đồng SONG VỤ Hợp đồng ĐƠN VỤ
  99. ● Căn cứ lợi ích của các chủ thể: - Hợp đồng có đền bù: Mỗi bên chủ thể sau khi thực hiện cho bên kia một lợi ích sẽ nhận lại được một lợi ích tương ứng. - Hợp đồng không có đền bù. MUA BÁN NHÀ
  100. ● Căn cứ vào sự phụ thuộc lẫn nhau về hiệu lực giữa các hợp đồng: HỢP ĐỒNG HỢP ĐỒNG CHÍNH PHỤ VD: A mua của B 100 máy vi tính và thuê B bảo trì số máy đó trong thời gian sử dụng.
  101. Hợp đồng có điều kiện: ĐIỀU KIỆN Sự kiện đó Sự kiện Công việc phải phải mang – phù hợp PL thực hiện được tính khách quan và đạo đức VD: Hợp đồng làm đại lý bán xăng dầu, vé máy bay, bán thuốc tân dược
  102. Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba VD: Cha mẹ mua Hợp đồng bảo hiểm cho con.
  103. ● Căn cứ vào nội dung của giao dịch: - HĐ mua bán tài sản - Hợp đồng dịch vụ; - HĐ mua bán nhà; - Hợp đồng vận chuyển; - Hợp đồng gia công; - HĐ trao đổi tài sản; - Hợp đồng gửi giữ; - HĐ tặng cho tài sản; - Hợp đồng bảo hiểm; - Hợp đồng ủy quyền; - Hợp đồng vay tài sản; - Hứa thưởng và thi có - HĐ mượn tài sản. giải. - HĐ thuê tài sản;
  104. ● Căn cứ vào hình thức của hợp đồng - Hợp đồng bằng lời nói; - Hợp đồng bằng văn bản; HĐ giao kết bằng thông điệp - dữ liệu điện tử - Hợp đồng có công chứng, chứng thực; - Hợp đồng theo mẫu LƯU Ý: Các loại HĐ trên có giá trị pháp lý như nhau nhưng có giá trị chứng minh khác nhau.
  105. Hình thức giao kết ▪ Thông qua giao dịch trực tiếp; ▪ Thông qua thư tín, điện tín, fax và dữ liệu điện tử (Luật thương mại điện tử); ▪ Thông qua người đại diện hoặc ủy quyền. ▪ Lưu ý: HĐ thương mại quốc tế phải được giao kết bằng văn bản.
  106. KÝ KẾT HỢP ĐỒNG Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội Nguyên tắc ký kết hợp đồng Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng
  107. Giao kết hợp đồng Tự do lựa chọn đối tác là quyền của chủ thể. để giao kết hợp đồng. TỰ DO GIAO KẾT HỢP ĐỒNG Tự do quyết định tính Tự do thỏa thuận nội chất của hợp đồng. dung của hợp đồng.
  108. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác - Tự nguyện: không chịu sự tác động của bất kỳ bên thứ ba nào. Thể hiện TỰ NGUYỆN ý chí vào nội dung của HĐ TỰ DO Ý CHÍ BÀY TỎ Ý CHÍ
  109. Hợp đồng không đảm bảo nguyên tắc tự nguyện như: Nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa . Và vì thế sẽ bị coi là vô hiệu.
  110. - Bình đẵng: có nghĩa là các bên phải ngang nhau trong khi thỏa thuận những nội dung của hợp đồng.
  111. Đại diện ký kết hợp đồng @. Đại diện của tổ chức. Người đại diện theo pháp luật; Thông thường là Người đứng đầu TC. Người đại diện theo ủy quyền Giám đốc A đi công tác, P.GĐ B ở CÔNG TY nhà điều hành công ty, ông B có quyền ký HĐ không?
  112. @. Đại diện của cá nhân Xem độ tuổi và khả năng nhận thức của họ HỘ KINH DOANH
  113. Mục đích và nội dung của Chủ thể tham gia hợp hợp đồng không vi phạm đồng phải có thẩm điều cấm của pháp luật quyền ký kết hợp đồng. Điều kiện để hợp đồng có hiệu lực Chủ thể tham Hình thức của gia hợp đồng phải hợp đồng phải phù hoàn toàn tự nguyện. hợp với pháp luật.
  114. Không thỏa mãn VÔ HIỆU Các điều kiện (không có giá để hợp đồng trị ràng buộc có hiệu lực các bên)
  115. Hậu quả HĐ vô hiệu HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU Kể từ khi xác lập HĐ Nếu có thiệt hại Phải trả cho Thu nhập bất Bên nào cố ý hợp pháp thì phát sinh thì làm cho HĐ nhau những tịch thu xung mỗi bên phải vô hiệu thì bị gì đã nhận. công quĩ tự gánh chịu. xử lý theo PL
  116. Phần có hiệu lực Các bên phải thực hiện. HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU TỪNG PHẦN Xử lý như hợp đồng Phần vô hiệu vô hiệu toàn bộ
  117. Nội dung của hợp đồng: Là tổng thể các xác lập nên các điều khoản quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng của các bên liên quan
  118. Nội dung của hợp đồng: ĐIỀU KHOẢN ĐIỀU KHOẢN ĐIỀU KHOẢN Chủ yếu Thường lệ Tùy nghi Nếu Có qui thiếu nó định trong luật Là điều khoản các thì chưa (phải thực bên lựa chọn có HĐ hiện)
  119. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN ĐỐI SỐ LƯỢNG, CHẤT TƯỢNG LƯỢNG TRÁCH QUYỀN NỘI DUNG VÀ NHIỆM HỢP ĐỒNG NGHĨA VỤ KHI VP THỜI GIÁ GIAN, CẢ ĐỊA ĐIỂM PHẠT VI PHẠM
  120. SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG TÊN HỢP ĐỒNG HỢP Căn cứ ký hợp đồng ĐỒNG Lý lịch các bên Chương, mục Nội dung hợp đồng Điều, khoản, điểm VD: Mục I - Điều 1, 2 - Khoản 1.1; 1.2 - Điểm 1.1.1, 1.1.2
  121. THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NGUYÊN TẮC thực hiện hợp đồng Không được Thực hiện Thực hiện một xâm phạm đến đúng nội dung cách trung thực và có lợi nhất lợi ích của hợp đồng cho các bên người khác.
  122. Những nội dung thực hiện hợp đồng Đối tượng của hợp đồng (phải hợp pháp) THỰC HIỆN ĐÚNG ĐIỀU, KHOẢN VỀ Thời gian
  123. Ngân hàng cho khách hàng vay tiền, nếu khách hàng không trả thì sao?
  124. Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Là các biện pháp do pháp luật qui định cho phép các chủ thể trong quan hệ hợp đồng Biện pháp bảo đảm thỏa thuận nhằm đặt ra các biện pháp mang tính chất dự phòng để thực hiện nghĩa vụ.
  125. BLDS 2005 qui định các biện pháp: d) Ký cược a) Cầm cố tài sản đ) Ký quỹ b) Thế chấp tài sản e) Bảo lãnh c) Đặt cọc g) Tín chấp
  126. Cầm cố tài sản Nghĩa vụ Có quyền Giao TS Bên cầm cố Bên nhận cầm cố Để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
  127. Bên nhận cầm cố - Bảo quản, không định đoạt TS cầm cố; - Không được khai thác công dụng TS cầm cố; - Trả lại tài sản cầm cố khi nghĩa vụ chấm dứt.
  128. Thế chấp tài sản Nghĩa Có vụ quyền Bên thế chấp Bên nhận thế chấp Dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên kia và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.
  129. Bảo lãnh. Nghĩa vụ Chuyển Bên bảo lãnh. Bên được bảo lãnh. Có quyền Cam kết Bên nhận bảo lãnh
  130. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng Trách nhiệm pháp lý do giao kết hợp đồng trái pháp luật Là những hậu quả Thể hiện sự phê phán bất lợi đối với các bên của nhà nước và xã hội Hợp đồng trái pháp luật Không thỏa mãn các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
  131. Thời hiệu yêu cầu tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu Không Hạn 02 chế năm HỢP ĐỒNG HỢP ĐỒNG Vi phạm Hợp Người Do Vi phạm điều cấm đồng vô không đủ nhầm về hình của pháp hiệu do điều kiện lẫn; lừa thức của luật, trái giao kết giả tạo đối; đe hợp đạo đức hợp đồng đồng xã hội doa
  132. CHỦ THỂ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG Tình huống 4 ▪ Ngày 01/03/2006, do có nhu cầu mua căn hộ chung cư để đầu tư bà A đã liên hệ với công ty cổ phần địa ốc Toàn Khánh (trụ sở tại quận 1, tp. HCM) để ký kết hợp đồng mua căn hộ mà công ty này đang đầu tư, xây dựng tại Q9, tp.HCM. Sau khi trao đổi, bà B đã đồng ý giao kết hợp đồng với công ty toàn khánh với nội dung như sau:
  133. • Công ty Toàn Khánh sẽ bán cho bà B căn hộ 70 m2 tại khu chung cư cao cấp của công ty với trị giá 2 tỷ đồng. • Bà B có nghĩa vụ thanh toán 3 đợt: ➢Đợi 1 ký hợp đồng và thanh toán 30% giá trị căn hộ. ➢Đợt 2 sau 3 tháng thanh toán 50% giá trị hợp đồng ➢Đợt 3 sẽ thanh toán 30% còn lại khi hai bên tiến hành bàn giao căn nhà.
  134. ⚫ Tháng 7/2007 theo cam kết trong hợp đồng bà B yêu cầu công ty tiến hành thủ tục giao nhà cho mình. Như phía công ty trả lời: “Hợp đồng được ký kết giữa bà với công ty không được thực hiện theo đúng thẩm quyền (do Trưởng phòng kinh doanh sản phẩm ký) nên hợp đồng bị vô hiệu”. Công ty không có nghĩa vụ giao nhà cho bà B mà chỉ trả lại cho bà B số tiền mà bà đã thanh toán cho công ty (tương đương 80% giá trị hợp đồng). ⚫ Không đồng ý với cách giải quyết trên, bà B đã có đợn khởi kiện công ty toàn khánh? ⚫ Ý kiến giải quyết của các anh, chị?
  135. TÌNH HUỐNG 5: ▪ Công ty TNHH A ký hợp đồng mua của công ty CP B 20 tấn cà phê nhân tạp chất 5% với giá 20 triệu/tấn, thời hạn giao hàng 02/3/2009. đến thời hạn gia hàng, do chưa có hàng giao cho bên A nên công ty B đã có bản đề xuất được kéo dài thời hạn giao hàng thêm 15 ngày đổi lại công ty sẽ giảm giá bán xuống 19 triệu/tấn. ▪ Ngày 17/3/2009 công ty B giao hàng đúng thỏa thuận như hợp đồng, sau đó công ty A đã chuyển trả cho công ty B 380 triệu đồng qua tài khoản. ▪ Ngày 01/4/2009, lấy lý do công ty A đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán, công ty B khởi kiện yêu cầu tòa án buộc công ty A phải bồi thường thiệt hại cho mình. ▪ Phương án giải quyết của cách anh, chị?
  136. 3. CHẾ ĐỊNH VỀ THỪA KẾ
  137. 1. Nguyên tắc thừa kế ▪ Bảo đảm quyền thừa kế tài sản của cá nhân (Đ631). ▪ Quyền bình đẳng về thừa kế của cá nhân. ▪ Tôn trọng quyền định đoạt bằng di chúc của người có di sản; bảo vệ thích đáng quyền lợi của một số người thừa kế theo luật (Đ669).
  138. Nguyên tắc thừa kế (tiếp) ▪ Quyền và nghĩa vụ thừa kế chỉ phát sinh từ thời điểm mở thừa kế (Đ633, 636). ▪ Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản (Đ642). ▪ Cũng cố, giữ vững tình yêu thương đoàn kết trong gia đình (Đ669,676,643).
  139. 2. Các hình thức thừa kế: ▪ Thừa kế theo di chúc ▪ Thừa kế theo pháp luật
  140. Điều kiện thừa kế theo di chúc ▪ Chủ thể: người đã thành niên (Đ647); ▪ Ý chí (Đ652): minh mẫn, sáng suốt khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép; ▪ Nội dung di chúc (Đ652): hợp pháp, không trái đạo đức xã hội; ▪ Hình thức của di chúc (Đ649, 650, 652-661): bằng văn bản hoặc lời nói.
  141. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc (Đ662) ▪ Bổ sung di chúc: di chúc và phần bổ sung có hiệu lực. ▪ Thay thế di chúc: di chúc mới có hiệu lực.
  142. Di chúc chung của vợ chồng Khi hai vợ chồng lập di chúc chung mà một người chết thì xác định hiệu lực như thế nào? (Căn cứ điều 668 BLDS 2005).
  143. Tình huống 6: ▪ Anh A có vợ là B, có hai con là C, D (C 14 tuổi, còn D 22 tuổi) và mẹ già là E. ▪ Biết mình bị bệnh ung thư sẽ không qua khỏi, A đã lập di chúc để lại tài sản riêng 200 triệu (là phần vốn góp trong Công ty nơi A đang làm việc) cho cô Q là người yêu cũ của mình. ▪ Hỏi trong trường hợp này, B, C, D và E có được quyền chia thừa kế không?
  144. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc (Đ669) ▪ Con chưa thành niên ▪ Cha, mẹ, vợ, chồng ▪ Con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động Điều kiện: ▪ Họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản; hoặc ▪ Chỉ cho hưởng ít hơn 2/3 một suất nếu chia theo pháp luật
  145. Cách tính thừa kế cho người được hưởng thừa kế bắt buộc: ▪ Tính một suất thừa kế nếu chia theo pháp luật: 1 suất = Di sản /số người hưởng di sản nếu chia theo pháp luật. ▪ Kỷ phần bắt buộc là = 2/3 x 1suất thừa kế.
  146. Trường hợp thừa kế theo pháp luật (Đ675) 1. Không có di chúc. 2. Di chúc không hợp pháp. 3. Những người được thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế.
  147. Trường hợp thừa kế theo pháp luật (tiếp) 5. Những người được chỉ định thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng hoặc từ chối nhận di sản. 6. Phần di sản không được định đoạt theo di chúc. 7. Phần di sản có liên quan đến phần di chúc không có hiệu lực pháp luật. 8. Phần di sản liên quan đên người thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng, từ chối hưởng, chết trước hoặc cùng thời điểm với người lập di chúc.
  148. Người thừa kế theo pháp luật (Đ676) ▪ Hàng thứ 1: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. ▪ Hàng thứ 2: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh - chị - em ruột, cháu ruột mà người chết là ông – bà nội, ngoại. ▪ Hàng thứ 3: cụ nội, cụ ngoại, cô – dì – chú - cậu – bác ruột, cháu ruột mà người chế là cụ nội, cụ ngoại, cô – dì – chú - cậu – bác ruột.
  149. Cách phân chia: ▪ Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. ▪ Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế khi không còn ai ở hàng thừa kế trước.
  150. Thừa kế thế vị (Đ677) ▪ Điều kiện: Người được hưởng thừa kế chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản. ▪ Cháu được hưởng phần di sản mà cha mẹ họ lẽ ra được hưởng nếu còn sống. ▪ Nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng thời điểm: chắt (con của cháu) được hưởng di sản mà cha mẹ của chắt lẽ ra được hưởng.
  151. Những người chết trước hoặc cùng thời điểm (Đ641) ▪ Không được hưởng di sản của nhau. ▪ Di sản của mỗi người sẽ do người thừa kế của người đó hưởng. ▪ Trừ trường hợp thừa kế thế vị. VD: ông và bố chết cùng thời điểm thì cháu vẫn được hưởng di sản của ông để lại.
  152. Trình tự giải quyết một vụ thừa kế: ▪ Xác định có di chúc hợp pháp không. ▪ Nếu di chúc hợp pháp: + Xác định mối quan hệ của những người liên quan. + Xác định những người không được hưởng. + Xác định những người được hưởng thừa kế bắt buộc: nếu có, xác định 1 suất theo luật; sau đó tính phần thừa kế người đó được hưởng. + Xác định người được hưởng thừa kế thế vị (nếu có).
  153. Trình tự giải quyết vụ thừa kế (tiếp) ▪ Nếu di chúc hoặc một phần di chúc không hợp pháp hoặc rơi vào các trường hợp chia theo pháp luật: thì chia theo luật. + Xác định số người hưởng theo pháp luật. + Xác định người thừa kế thế vị (nếu có). ▪ Trường hợp giải quyết chia di sản của nhiều người: thì ai chết trước thì giải quyết trước. ▪ Sau đó tiến hành phân chia theo thứ tự của hàng thừa kế.
  154. Tình huống 7: ▪ A lấy B có 2 con là X (20 tuổi) và H (30 tuổi). ▪ H lấy vợ là E và có hai con là M, N. ▪ 2007: H chết đột ngột ▪ 2008: A và B bị tai nạn xe máy. A chết ngay, B sau đó bình phục Hãy chia thừa kế, biết rằng tài sản của A & B là 880 triệu đồng.
  155. Thừa kế: 1, Di sản thừa kế 2, Người để lại di sản và người thừa kế 3, Thời điểm mở thừa kế 4, Thừa kế theo pháp luật Những trường hợp TK theo PL Diện và hàng thừa kế Cách chia Thừa kế thông thường Thừa kế thế vị 5, Thừa kế theo di chúc: Cách chia thông thường Trường hợp đặc biệt: Kỷ phần bắt buộc
  156. Tình huống 8 Ông A có căn nhà mặt phố trị giá 1 tỷ VND, biết rằng mình bị bệnh ung thư sẽ không qua khỏi. Ông A đã lập di chúc để lại căn nhà cho C là con gái của mình (đã có chồng). Sau khi Ông A chết đi, C làm thủ tục thừa hưởng di sản do người cha để lại và xác lập tài sản chung vợ chồng. Ít lâu sau, bà B xuất hiện, bà nói rằng khi còn sống ông A có vay của bà 1,2 tỷ VND (có xuất trình được giấy vay tiền do người cha đã lập). Hỏi, trong trường hợp này bà B có quyền đòi nợ hay không và nếu có thì có thể đòi được bao nhiêu?
  157. 4. TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ
  158. KHÁI NIỆM Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại nghĩa vụ phát sinh do người (tổ chức hoặc cá nhân) xâm phạm đến tính mạng, sức khỏa, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của người khác và người đó phải bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra.
  159. ĐIỀU KIỆN ĐỂ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI 1. Có thiệt hại xảy ra. 2. Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật 3. Người gây thiệt hại có lỗi. 4. Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả thiệt hại.
  160. PHÂN LOẠI 1. Bồi thường thiệt hại do vựơt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và yêu cầu của phòng vệ chính đáng. 2. Bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích thích gây ra. 3. Bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra. 4. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp người bị hại có lỗi.
  161. PHÂN LOẠI 5. Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra. 6. Bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra. 7. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ. 8. Các trường hợp khác.
  162. Tình huống 9 ▪ Danh là lái xe cho Cty A. Lợi dụng giờ nghỉ trưa Danh đã lấy xe của Cty đi việc riêng và để xảy ra tai nạn. Gia đình nạn nhân yêu cầu Cty A phải BTTH. Cty A phản đối vì cho rằng Danh đã sử dụng xe trái phép nhằm mục đích tư lợi, do đó chính cá nhân người gây thiệt hại phải BTTH chứ không phải là Cty – chủ sở hữu xe. Theo qui định của PL hiện hành, hãy giải quyết tranh chấp trên và cho biết vì sao giải quyết như vậy?
  163. Tình huống 10 ▪ Tùng mượn xe của Sơn và rủ Tuấn đi Sài Gòn chơi. Do Tuấn có bằng lái xe A1 nên Tùng đã giao xe cho Tuấn lái. Trên đường đi, gần đến đoạn ngã ba Vũng Tàu thì có 1 em bé bất ngờ băng ngang qua đường cách đầu xe của Tùng chừng 10m. Tùng phải lách xe sang trái đường. Cùng lúc đó có xe tải do Lanh lái lưu thông chiều ngược lại, do bất ngờ không kịp thắng nên đã tông vào xe của Tùng làm Tùng và Tuấn bị thương. Chiếc xe mượn của Sơn cũng bị hỏng nặng. Qua điều tra được biết xe của Tùng và của Lanh đều chạy đúng phần đường và trong giới hạn vận tốc cho phép. ▪ Hỏi thiệt hại xảy ra ai chịu trách nhiệm bồi thường?
  164. Tình huống 11 ▪ Ông Tuyền nuôi một con chó Phú Quốc 2 năm tuổi rất hung dữ và thường hay cắn người. Vì thế ông thuê anh Nhân là bác sỹ thú y tới chích ngừa và bẻ răng con chó để nó không cắn người nữa. Khi anh Nhân yêu cầu ông Tuyền giữ con để anh tiêm ngừa cho nó thì bất ngờ nó chồm lên cắn vào cổ và mặt anh Nhân làm anh bị thương. Anh Nhân kiện đòi ông Tuyền bồi thường cho anh số tiền anh đã bỏ ra để điều trị vết chó cắn nhưng ông Tuyền phản đối vì cho rằng việc con chó chồm lên cắn anh Nhân là việc hoàn toàn bất ngờ, ông không mong muốn và không kiểm soát được. Hơn nữa ông nói anh Nhân là bác sỹ thú y, hơn ai hết anh phải biết con chó có thể sẽ cắn anh trong khi tiêm cho nó, lẽ ra chính anh phải có biện pháp hữu hiệu để nó không cắn mình khi tiêm phòng. Mặt khác, anh Nhân hành nghề chích chó để lấy tiền nên đó chỉ là rủi ro nghề nghiệp, vì thế đã có bảo hiểm y tế lo, việc gì ông phải bồi thường? Hãy giải quyết tranh chấp trên và cho biết tại sao lại giải quyết như vậy?
  165. CÁM ƠN SỰ THEO DÕI CỦA CÁC ANH, CHỊ!