Bài giảng Môi trường và phát triển bền vững - Chương 1: Môi trường và phát triển - Nguyễn Quang Hồng

pdf 55 trang cucquyet12 6800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Môi trường và phát triển bền vững - Chương 1: Môi trường và phát triển - Nguyễn Quang Hồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_moi_truong_va_phat_trien_ben_vung_chuong_1_moi_tru.pdf

Nội dung text: Bài giảng Môi trường và phát triển bền vững - Chương 1: Môi trường và phát triển - Nguyễn Quang Hồng

  1. CHƯƠNG 1: MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN MA: Nguyen Quang Hong Neu
  2. Nội dung trình bày • Môi trường • Liên kết giữa kinh tế và môi trường • Môi trường và phát triển • Phát triển bền vững
  3. I. Môi trường 1. Khái niệm môi trường 2. Phân loại môi trường 3. Các đặc trưng cơ bản của hệ thống môi trường 4. Các chức năng cơ bản của môi trường 5. Biến đổi môi trường
  4. I. Môi trường 1. Khái niệm Theo nghĩa rộng: Môi trường là tập hợp các vật thể hoàn cảnh bao quanh và ảnh hưởng đến một đối tượng nào đó. Môi trường bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, tất cả các yếu tố vô sinh, hữu sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sinh sống, phát triển và sinh sản của sinh vật. Theo nghĩa hẹp: MT bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố do con người tạo ra trong đó con người bằng các hoạt động sống của mình đã khai thác các yếu tố tự nhiên hoặc nhân tạo để thoả mãn nhu cầu của con người.(UNESCO)
  5. • Theo luật MT Việt Nam Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau bao quanh con người, ảnh hưởng đến sự sống, sự tồn tại và phát triển của con người và tự nhiên.
  6. • Môi trường sống: Là tổng hợp các yếu tố vật lý, hoá học, sinh học ảnh hưởng đến sự sống sự tồn tại phát triển của sinh vật • Môi trường sống của con người: Tổng hợp các yếu tố vật lý, hoá học, sinh học và xã hội ảnh hưởng đến sự sống, sự tồn tại phát triển của con người.
  7. 2. Phân loại môi trường 2.1 Theo thành phần môi trường Có 4 loại môi trường cơ bản: môi trường đất, môi trường không khí, môi trường nước và môi trường sinh vật. 2.2 Theo nguồn gốc và quan hệ với con người - Môi trường tự nhiên: Các yếu tố tự nhiên và các hiện tượng tự nhiên tồn tại khách quan - Môi trường nhân tạo: Các yếu tố vật chất do con người tạo ra trong quá trình sống - Môi trường xã hội: Quan hệ giữa con người với con người. 2.3 Theo quy mô: Dựa trên những khu vực có điều kiện môi trường tương đồng VD: MT vùng miền núi, vùng đồng bằng, vùng ven biển
  8. 3. Các đặc trưng cơ bản của môi trường 3.1 Tính cơ cấu (cấu trúc) phức tạp - Hệ thống môi trường là tập hợp của nhiều phần tử với bản chất khác nhau, chịu sự chi phối bởi những quy luật khác nhau. - Tính phức tạp còn thể hiện qua cấu theo chức năng và thang cấp Theo chức năng: hệ thống MT là tập hợp của nhiều phần tử có chức năng khác nhau Theo thang cấp: Hệ thống MT được chia theo các cấp độ từ lớn đến nhỏ, từ rộng đến hẹp
  9. VD: Theo thang cấp
  10. VD: Theo chức năng Hệ sinh thái Sinh vật sản xuất Sinh vật tiêu thụ Sinh vật phân huỷ Thực vật Động vật Vi sinh vật
  11. 3.2 Tính động (cân bằng động) - Các phần tử trong hệ thống môi trường luôn có sự thay đổi trong cấu trúc, trong mối quan hệ giữa các phần tử (động) Thành phần và tính chất của môi trường là đa dạng, luôn biến đổi. Tuy vậy cũng có nhiều đặc điểm của môi trường được giữ nguyên hoặc ít thay đổi trong thời gian dài như: lực trọng trường, hằng số mặt đất, thành phần muối trong đại dương. Các loại môi trường tác động qua lại lẫn nhau, sự tác động đó làm cho mỗi loại môi trường luôn thay đổi. - Các phần tử được sắp xếp tổ chức tạo sự cân bằng thông qua các dòng trao đổi vật chất năng lượng và thông tin (cân bằng).
  12. 3.3 Tính mở - Các dòng vật chất, năng lượng và thông tin luôn chuyển động từ phân hệ này sang phân hệ khác, trạng thái này sang trạng thái khác. - Các phần tử của môi trường nhạy cảm với biến đổi từ bên ngoài và sự phân chia giữa phân hệ này với phân hệ khác chỉ mang tính tương đối. Nói cách khác, MT không có biên giới. - VD: Chặt phá rừng thượng nguồn sẽ gây lũ lụt ở hạ lưu.
  13. 3.4 Khả năng tự tổ chức, tự điều chỉnh - Các phần tử thuộc giới hữu sinh có thể tự tổ chức lại, tự điều chỉnh cơ thể cho phù hợp với những biến đổi từ môi trường bên ngoài. VD phản ứng của sinh vật khi gặp thời tiết thay đổi, gặp điều kiện sống khó khăn. - Đây là khả năng đặc biệt, riêng có của môi trường và nó có ý nghĩa định hướng để bảo vệ tính đa dạng sinh học, sự tồn tại của các loài.
  14. VD: khả năng chịu đựng của sinh vật
  15. 4. Các chức năng cơ bản của môi trường - Cung cấp không gian sống cho con người - Cung cấp tài nguyên cho hệ thống kinh tế - Chứa đựng chất thải từ hoạt động của con người - Giảm nhẹ các tác động của tự nhiên đến con người - Lưu giữ và cung cấp các thông tin cần thiết cho con người.
  16. VD: Chức năng sinh thái Rừng ngập mặn Phòng hộ ven biển Chu trình dinh dưỡng Chức năng Điều hòa khí hậu Duy trì ĐDSH Sản phẩm cho cộng đồng
  17. 5. Biến đổi môi trường 5.1 Các thuật ngữ • Chất lượng môi trường xung quanh (Ambient quality):Số lượng chất ô nhiễm trong môi trường • Chất lượng môi trường (Environmental quality): Trạng thái của môi trường tự nhiên (bao hàm cả chất lượng môi trường xung quanh, chất lượng cảnh quan và chất lượng thẩm mỹ của môi trường). • Chất thải (Residuals): Vật chất còn lại sau khi sản xuất và tiêu dùng • Phát thải (Emissions): Phần chất thải sản xuất hay tiêu dùng thải vào môi trường
  18. • Tái chế (Recycling): Quy trình quay lại của một vài hoặc toàn bộ chất thải sản xuất hay tiêu dùng được dùng lại trong quá trình sản xuất và tiêu dùng. • Xả thải (Effluent): Đôi khi thuật ngữ xả thải dùng để nói đến những chất ô nhiễm nước, và phát thải để nói đến các chất gây ô nhiễm không khí. Nhưng hai thuật ngữ này sẽ được dùng tương đương Ô nhiễm (Pollution) • Thiệt hại (Damages): Những ảnh hưởng tiêu cực của ô nhiễm môi trường tác động lên con người và các yếu tố của hệ sinh thái.
  19. 5.2 Các dạng biến đổi môi trường 5.2.1 Ô nhiễm môi trường - Là sự thay đổi tính chất của môi trường vi phạm tiêu chuẩn môi trường. - Tiêu chuẩn môi trường là các chuẩn mực, giới hạn về chất lượng môi trường được nhà nước quy định để quản lý môi trường. - Gồm: Tiêu chuẩn môi trường xung quanh, Tiêu chuẩn về mức thải Tiêu chuẩn công nghệ
  20. - MT chỉ được coi là ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con người, sinh vật và vật liệu. - Các dạng chất gây ô nhiễm Chất ô nhiễm tích tụ và không tích tụ Chất ô nhiễm cục bộ, vùng và toàn cầu Nguồn ô nhiễm điểm và nguồn ô nhiễm phân tán Sự phát thải gián đoạn và liên tục
  21. - Nguyên nhân ô nhiễm + Do các hoạt động kinh tế đưa lượng chất thải vào môi trường vượt quá khả năng hấp thụ của môi trường + Do sự thay đổi của thời tiết - Tác hại Gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người. Tuỳ thành phần môi trường bị ô nhiễm, mức độ ô nhiễm mà tác động là khác nhau.
  22. • 5.2.2 Suy thoái môi trường Là sự làm suy giảm số lượng chất lượng các thành phần môi trường có ảnh hưởng đến con người và tự nhiên. VD suy thoái nước gây suy giảm số lượng sinh vật sống trong nước Suy thoái đất ảnh hưởng năng suất cây trồng
  23. - Nguyên nhân suy thoái: - Do ô nhiễm kéo dài ở mức độ cao - Do các tác động tiêu cực của con người - Do sử dụng các loại hoá chất trong canh tác nông nghiệp - Do sử dụng hoá chất trong chiến tranh.
  24. 5.2.3 Sự cố môi trường Là những tai biến rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc những biến đổi bất thường của tự nhiên gây suy thoái MT nghiêm trọng. Nguyên nhân: - Do bão, lũ, lụt, hạn hán, động đất, núi lửa. - Hoả hoạn cháy rừng, sự cố trong tìm kiếm thăm dò, vận chuyển dầu khí, khoáng sản. - Sự cố trong các lò phản ứng hạt nhân
  25. II. Liên kết kinh tế và môi trường 1. Sơ đồ quan hệ kinh tế - môi trường Hệ kinh tế Đầu ra Sản Hãng sản xuất Hộ gia đình Tiêu xuất dùng Đầu vào Lấy ra (a) Trả lại (b) Mặt trời Hệ tự nhiên nuôi dưỡng cuộc sống (Không khí, đất, nước, nguyên nhiên liệu, tiện nghi, )
  26. • Mối liên kết (a): Nghiên cứu vai trò cung cấp tài nguyên cho hệ thống kinh tế gọi là “ kinh tế tài nguyên thiên nhiên” – natural resource economics • Mối liên kết (b): nghiên cứu dòng chu chuyển các chất thải từ hoạt động kinh tế và tác động của chúng lên môi trường gọi là “kinh tế môi trường” – Environmental economics.
  27. 2. Cân bằng vật chất và quan hệ kinh tế - môi trường Môi trường thiên nhiên r Đã tái tuần hoàn (R p) Chất thải (RP) Nguyên Thải bỏ (R d) Người sản xuất P Liệu (M) Hàng hoá (G) Người tiêu thụ Chất thải Thải bỏ d (RC) (RC ) Đã tái tuần hoàn (Rrc) Môi trường thiên nhiên
  28. Định luật cân bằng vật chất (Định luật1) • ĐL1: Năng lượng và vật chất không thể tự sinh ra và tự mất đi. d d • M = Rp + Rc d d r r • Rp + Rc = M = G + Rp - Rp – Rc • Để giảm M theo đó giảm lượng chất thải vào MT có thể: - Giảm G: Khó vì nhu cầu ngày càng cao, DS tăng - Giảm Rp: Áp dụng công nghệ mới, thay đổi thành phần bên trong sản phẩm r r - Tăng (Rp + Rc ):Tuần hoàn tái sử dụng chất thải, thay đổi quan niệm, coi chất thải là tài nguyên.
  29. Residential Recycling in Toronto (3-stream system) Photo: T. Bock
  30. Định luật 2 • ĐL2: Khả năng chuyển đổi vật chất và năng lượng của môi trường là có giới hạn. • R P C; R WR+P WP+C WC • Định luật 1: R = W = WR+ WP + WC • Tái chế: Tỷ lệ tái chế r • rW là lượng tái chế thực • Định luật 2 nhiệt động học: r<1 hay chất thải không thể tái chế hoàn toàn.
  31. III. Quan hệ môi trường và phát triển 1. Đánh đổi kinh tế và môi trường ac A SL 1 ac A 2 Dưới điểm e: Không thể sản xuất vì MT quá kém Điểm e2: Nước A chọn hàng hoá nhiều hơn và chất lượng c2 MT kém hơn nước B c1 acB e e2 e1 emax Chất lượng MT
  32. 2. Môi trường và tăng trưởng – Sự bền vững theo thời gian • Kịch bản bi quan: Sau 50 năm nữa, chất lượng MT suy giảm làm đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) giảm. (Sản lượng giảm, chất lượng MT giảm) • Kịch bản lạc quan: Sự tiến bộ kỹ thuật làm tiêu thụ vốn MT giảm, chất lượng MT được cải thiện và sản lượng tăng. (Sản lượng tăng, chất lượng MT tăng)
  33. Kịch bản bi quan: PPF sau 50 năm Sản • Sau 50 năm nữa, lượng chất lượng MT suy giảm làm đường C 2 giới hạn khả năng C 3 sản xuất (PPF) giảm. (Sản lượng giảm, chất lượng MT giảm) e2 e3 Chất lượng môi trường
  34. Kịch bản lạc quan: PPF sau 50 năm Sản lượng • Sự tiến bộ kỹ thuật làm tiêu thụ vốn MT giảm, C 4 chất lượng MT được C 2 cải thiện và sản lượng tăng. (Sản lượng tăng, chất lượng MT tăng) e2 e4 Chất lượng môi trường
  35. Đường PPF của các nước phát triển và đang phát triển Sản lượng Với cùng mức sản lượng, các nước đang Các nước phát triển PT phải đánh đổi bằng chất lượng MT nhiều hơn. Lý do: Các nước đang phát triển 1. Do yếu tố công nghệ 2. Do ý thức bảo vệ MT e2 e1 Chất lượng môi trường
  36. 3. Đường Kuznets môi trường (EKC) Đường Kuznets thể hiện quan hệ giữa thu nhập tính theo đầu người với một chỉ số MT. Có 3 dạng đường Kuznets - EKC giảm đều khi thu nhập tăng - EKC lúc đầu tăng sau đó giảm theo thu nhập - EKC tăng theo thu nhập duong Kuznets MT.doc
  37. 4. Quan điểm về quan hệ môi trường và phát triển 4.1 Quan điểm ưu tiên tăng trưởng - Thịnh hành vào những năm 60 - Lấy mục tiêu tăng trưởng KT là chính - Hậu quả: TN cạn kiệt, môi trường ô nhiễm, gây hiện tượng ô nhiễm do dư thừa ở các nước phát tiển và ô nhiễm do nghèo đói ở các nước chậm phát triển. 4.2 Quan điểm ưu tiên bảo vệ MT - Thịnh hành vào những năm 80 - Hạn chế tăng trưởng để bảo vệ MT - Quan điểm này trái với mục tiêu phát triển, gặp phải phản ứng của các nước chậm phát triển
  38. IV. Phát triển bền vững và các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển bền vững Khái niệm về phát triển bền vững Nội dung phát triển bền vững NỘI DUNG Các chỉ số phát triển bền vững Những nguyên tắc của một xã hội bền vững
  39. 1. Khái niệm • Năm 1915, uỷ ban bảo vệ môi trường Canada cho rằng:mỗi thế hệ đều có quyền khai thác những nguồn vốn thiên nhien, nhưng nguồn vốn nay phải được duy trì nguyên vẹn cho những thế hệ tương lai để họ hưởng thụ và sử dụng theo một cách thức tương tự • Năm 1951, UNESCO xuất bản một tài liệu đáng chú ý được coi là tiền thân của báo cáo Brundtland. • Đầu những năm 70 của thế kỉ trước, khái niệm về một xã hội phát triển bền vững tiếp tục được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu của các học giả khoa học phương Tây. • Đầu thập niên 80, thuật ngữ phát triển bền vững lần đầu tiên được sử dụng và chính thức phổ biến rộng rãi trên thế giới từ năm 1987.
  40. Khái niệm (tiếp) • Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng được các nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưng không làm phương hại đến khả năng và sự đáp ứng các nhu cầu đó của thế hệ tương lai (Brundland) • Phát triển bền vững thực chất là một sự phát triển có tính tổng hợp cao và có hệ thống. Phát triển bền vững là sự phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hoà giữa ba mặt của sự phát triển: • Phát triển kinh tế, nhất là tăng trưởng kinh tế. • Phát triển xã hội, nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm. • Bảo vệ môi trường, nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường, phòng cháy và chặt phá rừng, khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
  41. 2. Tiếp cận phát triển bền vững -Tăng trưởng -Hiệu quả -ổn định KINH TẾ -Công bằng giữa các thế hệ -Đánh giá tác động môi trường -Mục tiêu trợ giúp việc làm -Tiền tệ hoá tác động môi trường -Đa dạng sinh học -Giảm đói nghèo và thích nghi -Xây dựng thể chế XÃ MÔI -Bảo tồn tài nguyên -Bảo tồn di sản HỘI TRƯỜNG thiên nhiên văn hoá dân tộc -Công bằng giữa các thế hệ -Ngăn chặn ô nhiễm -Sự tham gia của quần chúng Mô hình của Mohan Munasingle-Chuyên gia ngân hàng thế giới
  42. 3. Các chỉ số phát triển bền vững • Chỉ số về sinh thái • Chỉ số phát triển con người HDI gồm: – Chỉ số về thu nhập bình quân – Chỉ số tuổi thọ bình quân – Chỉ số trình độ học vấn
  43. Chỉ số về sinh thái • Sự phát triển gọi là đạt tiêu chuẩn này là khi sự phát triển ấy vừa giải quyết được nhiệm vụ tăng trưởng kinh tế nhưng vẫn bảo vệ được các hệ sinh thái cơ bản trên lãnh thổ xác định. • Đo lường chỉ tiêu này thường căn cứ vào sự đa dạng sinh học, mức độ khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên tái sinh và không tái sinh.
  44. Chỉ số phát triển con người (HDI) Chỉ số HDI là thước đo tổng hợp về sự phát triển con người trên phương diện sức khoẻ, tri thức và thu nhập HDI = IW X 1/3 + IA X 1/3 + IE X 1/3 IW : Chỉ số thu nhập bình quân đầu người IA : Chỉ số tuổi thọ bình quân IE : Chỉ số phát triển giáo dục
  45. Chỉ số thu nhập đầu người Iw= (Wi- Wmin) : (Wmax- Wmin) • Trong đó: • Iw – Chỉ số thu nhập bình quân • Wi – Thu nhập bình quân (PPP) của quốc gia cần tính • Wmin: Thu nhập bình quân đầu người (PPP) thấp nhất thế giới • Wmax: Thu nhập bình quân đầu người (PPP) cao nhất thế giới. • Ví dụ: • Tính chỉ số thu nhập đầu người của Việt Nam • Iw.VN = log(2490) – log(100) : log(40000) –log(100) = 0,54
  46. CHỈ SỐ THU NHẬP ĐẦU NGƯỜI CỦA MỘT SỐ NƯỚC THU NHẬP BÌNH QUÂN CHỈ SỐ THU NHẬP NƯỚC ĐẦU NGƯỜI 2003 ĐẦU NGƯỜI (PPP $) 1.Na Uy 37.670 0,99 2.Iceland 31.243 0,96 3.Australia 29.632 0,95 4.Luxembourg 62.298 1,00 29.Japan 27.967 0,94 108.Việt Nam 2.490 0,54 166.Etitopia 711 0,33 177.Niger 835 0,35 Báo cáo phát triển con người của Liên Hợp Quốc 2003
  47. Chỉ số tuổi thọ bình quân IA= (Ai- Amin) : (Amax – Amin) • Trong đó: • IA – Chỉ số tuổi thọ bình quân • Ai – Tuổi thọ bình quân tính từ khi sinh của quốc gia cần tính • Amin và Amax – Tuổi thọ bình quân tối thiểu và tối đa trên thế giới • Ví dụ: • Tính chỉ số tuổi thọ bình quân của Việt Nam • IA.VN = (70,5 – 25) : (85 – 25) = 0,76
  48. CHỈ SỐ TUỔI THỌ BÌNH QUÂN Ở MỘT SỐ NƯỚC Tuæi thä b×nh qu©n chØ sè tuæi thä N­íc tÝnh tõ khi sinh b×nh qu©n 1.Na Uy 79,4 0,91 2.Iceland 80,7 0,93 3.Australia 80,3 0,92 4.Luxembourg 78,5 0,89 29.Japan 82,0 0,95 108.Việt Nam 70,5 0,76 166.Etitopia 47,6 0,38 177.Niger 44,4 0,32 Báo cáo phát triển con người của Liên Hợp Quốc 2003
  49. CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC IE = A X (TỶ LỆ NGƯỜI LỚN BIẾT CHỮ) + B X (TỶ LỆ NHẬP HỌC CÁC CẤP) Trong đó a = 2/3 và b = 1/3 Ví dụ: Tính chỉ số phát triển giáo dục ở Việt Nam IE.VN = 2/3 x 90,3 + 1/3 x 64 = 0,820
  50. CHỈ SỐ GIÁO DỤC Ở MỘT SỐ NƯỚC N­íc Tû lÖ ng­êi Tû lÖ nhËp häc chØ sè lín biÕt ch÷ c¸c cÊp(%) gi¸o dôc 2.Iceland 99 96 0,98 4.Luxembourg 99 88 0,95 29.Japan 99 84 0,94 108.Việt Nam 90,3 64 0,82 166.Etiopia 41,5 36 0,40 177.Niger 14,4 21 0,17 Báo cáo phát triển con người của Liên Hợp Quốc 2003
  51. CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI CỦA MỘT SỐ NƯỚC HDI = IW X 1/3 + IA X 1/3 + IE X 1/3 N­íc DI EI II HDI 1.Na Uy 0,99 0,91 0,99 0,963 2.Iceland 0,98 0,93 0,96 0,956 3.Australia 0,99 0,92 0,95 0,955 4.Luxembourg 0,95 0,89 1,00 0,949 29.Japan 0,94 0,95 0,94 0,943 108.Việt Nam 0,82 0,76 0,54 0,704 166.Etitopia 0,40 0,38 0,33 0,367 177.Niger 0,17 0,32 0,35 0,281
  52. ██ 0.950 and higher ██ 0.650-0.699 ██ 0.350-0.399 ██ 0.900-0.949 ██ 0.600-0.649 ██ 0.300-0.349 ██ 0.850-0.899 ██ 0.550-0.599 ██ lower than 0.300 ██ 0.800-0.849 ██ 0.500-0.549 ██ n/a ██ 0.750-0.799 ██ 0.450-0.499 ██ 0.700-0.749 ██ 0.400-0.449
  53. 4. Những nguyên tắc của một xã hội bền vững • Nguyên tắc 1: Khai thác và sử dụng tài nguyên luôn nhỏ hơn mức tái tạo của tài nguyên. • Nguyên tắc 2: Luôn duy trì lượng chất thải vào môi trường nhỏ hơn khả năng hấp thụ của môi trường. • Nguyên tắc 3: Khi nguồn tài nguyên không thể tái tạo bị cạn kiệt thì cần phát triển nguồn tài nguyên có thể tái tạo để thay thế