Bài giảng Ngân hàng thương mại - Bài 1: Tổng quan về ngân hàng thương mại - Đặng Hương Giang
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngân hàng thương mại - Bài 1: Tổng quan về ngân hàng thương mại - Đặng Hương Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngan_hang_thuong_mai_bai_1_tong_quan_ve_ngan_hang.pdf
Nội dung text: Bài giảng Ngân hàng thương mại - Bài 1: Tổng quan về ngân hàng thương mại - Đặng Hương Giang
- BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ThS. Đặng Hương Giang Giảng viên Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
- Tình huống khởi động Bối cảnh: Chị An nhận được rất nhiều email, điện thoại từ các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty bảo hiểm mời sử dụng sản phẩm dịch vụ. Hôm nay, chị nhận được điện từ nhân viên ngân hàng X. Đặt câu hỏi: Ngân hàng thương mại là gì? Ngân hàng thương mại khác gì với các tổ chức tín dụng khác, ngân hàng thương mại cung cấp các sản phẩm dịch vụ gì? 2
- Mục tiêu bài học Phân tích được khái niệm ngân hàng thương mại, phân biệt được sự khác nhau giữa 1 ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng khác. Phân tích được chức năng của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế, phân loại được 2 các loại hình ngân hàng trong nền kinh tế. 3 Hiểu được nguyên lý hoạt động kinh doanh ngân hàng. 3
- Cấu trúc nội dung 1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại 1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại 1.3. Các loại hình ngân hàng thương mại 1.4. Các nghiệp vụ ngân hàng thương mại 4
- 1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại 1.1.1. Lịch sử hình thành và 1.1.2. Khái niệm ngân hàng phát triển ngân hàng thương mại 5
- 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ngân hàng Các nghiệp vụ truyền Gắn liền với lịch sử Là doanh nghiệp kinh thống: huy động tiền phát triển của nền sản doanh tiền tệ gửi, cấp tín dụng, dịch xuất hàng hoá vụ thanh toán 6
- 1.1.2. Khái niệm ngân hàng thương mại • Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam 2010: Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận. • Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam 2010: Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: ▪ Nhận tiền gửi; ▪ Cấp tín dụng; ▪ Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. 7
- 1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại 1.2.1. Chức năng trung gian 1.2.2. Chức năng trung gian tín dụng thanh toán 1.2.4. Chức năng thực thi 1.2.3. Chức năng tạo phương chính sách tiền tệ của Ngân tiện thanh toán hàng trung ương 8
- 1.2.1. Chức năng trung gian tín dụng 1 Chức năng trung gian Huy động và tập trung vốn tiền tệ tạm tín dụng thời nhàn rỗi trong nền kinh tế Ngân hàng cấp tín dụng để đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế 9
- 1.2.2. Chức năng trung gian thanh toán Ngân hàng Người trả tiền Người thụ hưởng thương mại 2 Chức năng trung gian thanh toán Ngân hàng thương mại sẽ cung cấp cho Ngân hàng thương mại đóng vai trò là thủ các chủ thể của nền kinh tế nhiều công cụ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân. thanh toán mang tiện ích cao. 10
- 1.2.3. Chức năng tạo phương tiện thanh toán 3 Ngân hàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được Chức năng tạo tiền khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ. Hệ thống ngân hàng thương mại đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội. 11
- 1.2.3. Chức năng tạo phương tiện thanh toán Có NHTM A Nợ Có NHTM B Nợ DTBB: +10 TGTT: +100 DTBB: +9 TGTT: +90 Cho vay: +90 Cho vay: +81 NHTM C NHTM D Có Nợ Có Nợ DTBB: + 8,1 TGTT: +81 DTBB: +7,29 TGTT: +72,9 Cho vay: +72,9 Cho vay: +65,61 12
- 1.2.4. Chức năng thực thi chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương • Để thực thi chính sách tiền tệ, ngân hàng trung ương thường sử dụng nhiều công cụ chính sách khác nhau, trong đó tập trung vào các chính sách chủ yếu như dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở (OMO), lãi suất, công cụ tái cấp vốn, hay kể cả các công cụ mang tính hành chính. • Ngân hàng thương mại là chủ thể tích cực tham gia thực thi chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương. 13
- 1.3. Các loại hình ngân hàng thương mại 1.3.1. Phân loại theo hình thức sở hữu 1.3.2. Phân loại theo tính chất hoạt động 14
- 1.3.1. Phân loại theo hình thức sở hữu Các loại hình sở hữu Ngân hàng Ngân hàng Ngân hàng Chi nhánh thương mại thương mại thương mại ngân hàng Nhà nước cổ phần liên doanh nước ngoài 15
- 1.3.2. Phân loại theo tính chất hoạt động Ngân hàng đa năng Ngân hàng chuyên doanh Ngân hàng bán buôn Ngân hàng bán lẻ 16
- 1.3.2. Phân loại theo tính chất hoạt động Ngân hàng đa năng Khái niệm: Là ngân hàng cung cấp mọi dịch vụ ngân hàng cho mọi đối tượng, đây là xu hướng hoạt động chủ yếu hiện nay của các ngân hàng thương mại. Đặc điểm • Là ngân hàng lớn. • Nghiệp vụ đa dạng. • Sự đa năng giúp tăng thu nhập và hạn chế rủi ro. 17
- 1.3.2. Phân loại theo tính chất hoạt động Ngân hàng chuyên doanh Khái niệm Ngân hàng tập trung cung cấp một số dịch vụ ngân hàng như: chỉ cho vay đối với xây dựng cơ bản, hoặc đối với nông nghiệp, hoặc chỉ cho vay (không bảo lãnh hoặc cho thuê). Đặc điểm • Tính chuyên môn hóa cao. • Đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, tinh thông nghiệp vụ. • Gặp rủi ro rất lớn khi ngành hoặc lĩnh vực hoạt động mà ngân hàng phục vụ sa sút. • Là ngân hàng nhỏ, phạm vi hoạt động hẹp, trình độ cán bộ không đa dạng. 18
- 1.3.2. Phân loại theo tính chất hoạt động Ngân hàng bán buôn Khái niệm: Ngân hàng bán buôn là ngân hàng chủ yếu cung cấp các dịch vụ cho các ngân hàng, các công ty tài chính, cho Nhà nước, cho doanh nghiệp lớn Đặc điểm • Ngân hàng lớn. • Hoạt động tại các trung tâm tài chính quốc tế. • Cung cấp các tài khoản tín dụng lớn. 19
- 1.3.2. Phân loại theo tính chất hoạt động Ngân hàng bán lẻ Ngân hàng bán lẻ thường cung cấp các dịch vụ trực tiếp cho doanh nghiệp, hộ gia đình và các cá nhân các khoản tín dụng nhỏ. 20
- 1.4. Các nghiệp vụ ngân hàng thương mại 1.4.1.Nghiệp vụ tạo vốn – 1.4.2. Nghiệp vụ sử dụng vốn - 1.4.3. Dịch vụ ngân hàng nghiệp vụ Nợ nghiệp vụ Có 1.4.4. Nghiệp vụ Marketing 1.4.5. Định giá sản phẩm, ngân hàng dịch vụ ngân hàng 21
- 1.4.1. Nghiệp vụ tạo vốn - nghiệp vụ nợ Các nghiệp vụ dùng để hình thành nên nguồn vốn của ngân hàng thương mại: huy động vốn, đi vay 22
- 1.4.2. Nghiệp vụ sử dụng vốn - nghiệp vụ có Nghiệp vụ sử dụng các nguồn vốn của ngân hàng thương mại vào hoạt động kinh doanh, chủ yếu là cấp tín dụng, đầu tư và các nghiệp vụ khác, 23
- 1.4.3. Dịch vụ ngân hàng Dịch vụ thanh toán chuyển tiền trong nước, thanh toán quốc tế, quản lý ngân quỹ, 24
- 1.4.4. Nghiệp vụ marketing ngân hàng • Marketing ngân hàng là phương pháp quản trị tổng hợp dựa trên cơ sở nhận thức về môi trường kinh doanh; những hành động của ngân hàng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, phù hợp với sự biến động của môi trường. Trên cơ sở đó mà thực hiện các mục tiêu của ngân hàng. • Marketing ngân hàng là toàn bộ những nỗ lực của ngân hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và thực hiện mục tiêu lợi nhuận. • Quá trình Marketing ngân hàng thể hiện sự thống nhất cao độ giữa nhận thức và hành động của ngân hàng về thị trường, nhu cầu khách hàng và năng lực của ngân hàng. • Nhiệm vụ then chốt của Marketing ngân hàng là xác định được nhu cầu, mong muốn của khách hàng là cách thức đáp ứng một cách hiệu quả hơn các đối thủ cạnh tranh. • Marketing ngân hàng không coi lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu và duy nhất, mà cho rằng lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng và là thước đo trình độ Marketing của mỗi ngân hàng. 25
- 1.4.5. Định giá sản phẩm, dịch vụ ngân hàng Giá của sản phẩm ngân hàng: là số tiền mà khách hàng phải trả để được quyền sử dụng một khoản tiền trong một thời gian nhất định hoặc sử dụng sản phẩm do ngân hàng cung cấp. Hình thức • Lãi: Tiền gửi và tiền vay. • Phí: Tiền khách hàng phải trả khi sử dụng dịch vụ của ngân hàng. • Hoa hồng: Khách hàng phải trả khi ngân hàng thực hiện dịch vụ, nghiệp vụ môi giới cho khách hàng (môi giới bất động sản, chứng khoán ). 26
- 1.4.5. Định giá sản phẩm, dịch vụ ngân hàng Căn cứ định giá • Chi phí (các nguồn lực) mà ngân hàng phải bỏ ra để duy trì sự hoạt động và cung cấp sản phẩm cho khách hàng. Chi phí được chia làm 2 nhóm là chi phí cố định và chi phí biến đổi. • Đặc điểm cầu của khách hàng: Những nhóm khách hàng khác nhau sẽ có nhu cầu khác nhau và mức độ phản ứng về giá khác nhau, do đó giá cần được xác định theo nhu cầu. • Giá của đối thủ cạnh tranh trên thị trường: Ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trên thị trường, cần được xác định trong mối tương quan với đối thủ cạnh tranh. • Rủi ro: Thực chất là khoản chi phí tiềm ẩn. Nếu sản phẩm có độ rủi ro cao thì thường định giá cao và ngược lại. 27
- Đáp án tình huống khởi động • Tổ chức tín dụng là là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân. • Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác nhằm mục tiêu lợi nhuận. • Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác. • Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: ▪ Nhận tiền gửi; ▪ Cấp tín dụng; ▪ Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. 28
- Tổng kết bài học • Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật tổ chức tín dụng nhằm mục tiêu lợi nhuận. • Chức năng của ngân hàng thương mại: ▪ Chức năng trung gian tín dụng. ▪ Chức năng trung gian thanh toán. ▪ Chức năng tạo tiền. ▪ Chức năng thực thi chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương. • Phân loại: ▪ Phân loại theo hình thức sở hữu: Ngân hàng thương mại Nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng thương mại liên doanh, ngân hàng thương mại nước ngoài. ▪ Phân loại theo tính chất hoạt động: Ngân hàng đa năng và ngân hàng đơn năng; ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ. 29