Bài giảng Ngân hàng thương mại - Bài 5: Dịch vụ thanh toán của ngân hàng thương mại - Đặng Hương Giang

pdf 42 trang Gia Huy 3610
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngân hàng thương mại - Bài 5: Dịch vụ thanh toán của ngân hàng thương mại - Đặng Hương Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_ngan_hang_thuong_mai_bai_5_dich_vu_thanh_toan_cua.pdf

Nội dung text: Bài giảng Ngân hàng thương mại - Bài 5: Dịch vụ thanh toán của ngân hàng thương mại - Đặng Hương Giang

  1. BÀI 5: DỊCH VỤ THANH TOÁN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ThS. Đặng Hương Giang Giảng viên trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
  2. Tình huống khởi động Bối cảnh: Công ty Thủy sản A thu mua thủy sản xuất khẩu lô hàng cá basa từ các hộ nuôi cá, công ty tiến hành sơ chế, đóng gói và xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Nội dung: Công ty A: Công ty của Mỹ muốn nhập khẩu từ chúng tôi 1 lô hàng cá basa. Để thực hiện được giao dịch này chúng tôi cần thu mua cá nguyên liệu từ các hộ nuôi thủy sản. Chúng tôi có thể sử dụng các hình thức thanh toán nào đối với hoạt động thu mua hàng trong nước và hoạt động xuất khẩu hàng ra nước ngoài. Ngân hàng có thể tư vấn để công ty thống nhất phương thức thanh toán với các bên. Nhân viên ngân hàng: Nếu đây là thanh toán thu mua hàng trong nước, công ty có thể sử dụng rất nhiều hình thức thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng hiện nay chúng tôi đang cung cấp. Trường hợp thanh toán quốc tế, ngân hàng chúng tôi có quan hệ đại lý với rất nhiều ngân hàng trên thế giới, có thể cung cấp cho doanh nghiệp các phương thức thanh toán quốc tế khác nhau trên phạm vi toàn cầu. Chúng tôi sẽ giới thiệu một số các phương thức thanh toán phù hợp với công ty. Đặt câu hỏi: Thanh toán qua ngân hàng là gì? Thanh toán qua ngân hang có những lợi ích nào? Có những phương thức thanh toán trong nước và quốc tế nào hiện nay ngân hàng đang cung cấp cho khách hàng. 2
  3. Mục tiêu bài học Trình bày được quy trình dịch vụ thanh toán trong nước: Séc, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, thẻ thanh toán. Trình bày được quy trình thanh toán của các phương thức thanh toán quốc tế: Chuyển tiền, nhờ thu, tín dụng chứng từ. 3
  4. Cấu trúc nội dung 5.1. Tổng quan về nghiệp vụ thanh toán của Ngân hàng thương mại 5.2. Dịch vụ thanh toán trong nước của Ngân hàng thương mại 5.3. Thanh toán vốn giữa các Ngân hàng thương mại 5.4. Dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại 4
  5. 5.1. Tổng quan về nghiệp vụ thanh toán của ngân hàng thương mại Khái niệm Là cách thức thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ không có sự xuất hiện của tiền mặt mà được tiến hành bằng cách trích tiền từ tài khoản của người chi trả chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng hoặc bằng cách bù trừ lẫn nhau thông qua vai trò trung gian của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (các ngân hàng thương mại). Đặc điểm • Các chủ thể tham gia thanh toán mở tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. • Số tiền thanh toán giữa người chi trả và người thụ hưởng phải dựa trên cơ sở lượng hàng hóa, dịch vụ trao đổi. • Người bán phải có trách nhiệm giao hàng đúng với lượng giá trị đã thanh toán, đồng thời phải kiểm soát các chứng từ phát sinh. • Các tổ chức cung ứng dịch vụ phải thực hiện đúng vai trò của trung gian thanh toán. 5
  6. 5.1. Tổng quan về nghiệp vụ thanh toán của ngân hàng thương mại Vai trò 1 Tiết kiệm tiền mặt trong lưu thông. 2 Tiết kiệm được chi phí giao dịch. 3 Tăng khả năng tạo tiền của Ngân hàng thương mại. 4 Tăng tính minh bạch của các giao dịch, hạn chế nạn rửa tiền. 6
  7. 5.2. Dịch vụ thanh toán trong nước của ngân hàng thương mại 5.2.1. Séc 5.2.2. Uỷ nhiệm chi 5.2.3. Uỷ nhiệm thu 5.2.4. Thẻ thanh toán 7
  8. 5.2.1. Séc Khái niệm Là một tờ mệnh lệnh vô điều kiện, do một khách hàng của ngân hàng ký phát, ra lệnh cho ngân hàng trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để trả cho người chỉ định trên séc hoặc trả cho người cầm séc. 8
  9. 5.2.1. Séc 9
  10. 5.2.1. Séc Quy trình thanh toán séc Đơn vị bán Đơn vị mua Ngân hàng thương mại Sơ đồ luân chuyển chứng từ trong trường hợp hai tổ chức kinh tế mở tài khoản tại cùng một chi nhánh ngân hàng. 10
  11. 5.2.1. Séc 11
  12. 5.2.2. Uỷ nhiệm chi Khái niệm Ủy nhiệm chi (hoặc lệnh chi) là phương tiện thanh toán mà người trả tiền lập lệnh thanh toán theo mẫu do Ngân hàng quy định, gửi cho ngân hàng nơi mình mở tài khoản yêu cầu trích một số tiền nhất định trên tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng. 12
  13. 5.2.2. Uỷ nhiệm chi (tiếp) Quy trình thanh toán bằng UNC Đơn vị bán (1) Đơn vị mua (4) (3) (2) Ngân hàng thương mại Hai tổ chức kinh tế mở tài khoản tại cùng một chi nhánh ngân hàng 13
  14. 5.2.2. Uỷ nhiệm chi (tiếp) (1) Đơn vị bán Đơn vị mua (5) (2) (3) NHTM B (4) Hai tổ chức kinh tế mở tài khoản tại hai chi nhánh ngân hàng khác 14
  15. 5.2.3. Uỷ nhiệm thu Khái niệm Ủy nhiệm thu (UNT) là một lệnh đòi tiền của chủ tài khoản được lập trên mẫu in sẵn của ngân hàng yêu cầu ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền hàng hóa, dịch(1) vụ đã cung ứng cho người mua. UNT được thực hiện trong trường hợp có sự thỏa thuận trước bằng văn bản giữa người trả tiền và ngân hàng phục vụ họ. (4) (3) (2) 15
  16. 5.2.3. Uỷ nhiệm thu Quy trình thanh toán ủy nhiệm thu Đơn vị mua Đơn vị bán (1) (4) (3) (2) Ngân hàng thương mại Hai tổ chức kinh tế mở tài khoản tại cùng một chi nhánh ngân hàng thương mại 16
  17. 5.2.3. Uỷ nhiệm thu Đơn vị bán (1) Đơn vị mua (1) (2) (5) (4) (3) (2) (3) NHTM B NHTM M (4) Hai tổ chức kinh tế mở tài khoản tại hai chi nhánh ngân hàng khác 17
  18. 5.2.4. Thẻ thanh toán Khái niệm Thẻ thanh toán hay còn gọi thẻ chi trả là một loại thẻ có khả năng thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ tại một vài địa điểm chấp nhận tiêu dùng bằng thẻ đó, hoặc có thể dùng nó để rút tiền mặt trực tiếp từ các ngân hàng hay các máy rút tiền tự động. 18
  19. 5.2.4. Thẻ thanh toán Quy trình thanh toán thẻ thanh toán (6) (7) Ngân hàng phát hành thẻ Ngân hàng thanh toán thẻ (1) (8) (9) (5) (4) (2) (3) Chủ thẻ Cơ sở thanh toán thẻ 19
  20. 5.2.4. Thẻ thanh toán (tiếp) Phân loại các loại thẻ ngân hàng theo các chức năng chính sau: • Debit Card (thẻ ghi nợ) có chức năng cho phép bạn tiêu dùng với số tiền trong tài khoản đi kèm với thẻ đó. Có nghĩa là nếu bạn muốn sử dụng Debit Card thì phải tạo tài khoản ngân hàng và nạp vào trong tài khoản 1 số tiền nhất định rồi tiêu dùng trong phạm vi lượng tiền có trong tài khoản ngân hàng đó. Có 2 loại thẻ ghi nợ là thẻ ghi nợ nội địa (thẻ ATM) mà mọi người thường dùng để rút tiền ở ATM nhất, chỉ có tác dụng tiêu dùng trong nước và thẻ ghi nợ Quốc tế (Visa Debit và Master Debit) có thể tiêu dùng ở nước ngoài. • Credit Card (thẻ tín dụng) là loại thẻ ngân hàng phát hành cho phép người dùng thẻ tiêu dùng trước 1 số tiền mà ngân hàng cho bạn “tạm vay” trong hạn mức quy định. Điều này có nghĩa là dù tài khoản bạn không có tiền nhưng vẫn có thể sử dụng thẻ để mua sắm với số tiền nhất định. Để mở được thẻ này, bạn cần phải chứng minh tài chính với ngân hàng và trải qua quá trình xét duyệt khắt khe mới được ngân hàng đồng ý. 20
  21. 5.3. Thanh toán vốn giữa các ngân hàng thương mại Khái niệm Thanh toán giữa các ngân hàng là việc thanh toán vốn tiền tệ giữa các chi nhánh ngân hàng trong cùng hệ thống hoặc giữa các ngân hàng khác hệ thống phát sinh trên cơ sở đáp ứng yêu cầu thanh toán hàng hoá, dịch vụ và điều chuyển của các đơn vị, tổ chức kinh tế, cá nhân và nghiệp vụ điều chuyển tiền của chính bản thân ngân hàng. Phương thức thanh toán: • Thanh toán bù trừ. • Thanh toán liên ngân hàng. • Mở tài khoản tiền gửi lẫn nhau. • Ủy nhiệm thu hộ, chi hộ. 21
  22. 5.3. Thanh toán vốn giữa các ngân hàng thương mại Sự cần thiết thanh toán giữa các ngân hàng • Giúp cho việc thanh toán các khoản nợ giữa các tác nhân trong nền kinh tế một cách dễ dàng, nhanh chóng, đem lại hiệu quả to lớn cho kinh tế-xã hội. • Việc cấp chuyển vốn, kinh phí, chuyển tiền thực hiện nghĩa vụ ngân sách diễn ra thường xuyên, liên tục đòi hỏi phải có nghiệp vụ thanh toán giữa các ngân hàng để đáp ứng yêu cầu của việc chuyển vốn trong nền kinh tế. • Ngân hàng, tổ chức tín dụng không chỉ là nơi cung ứng các dịch vụ thanh toán mà còn là chủ thể tổ chức tham gia vào hệ thống thanh toán, thực hiện việc thanh toán trong phạm vi nội bộ của chính hệ thống các ngân hàng. • Để làm tốt các nghiệp vụ trên, thanh toán giữa các ngân hàng ra đời là một tất yếu. 22
  23. 5.3. Thanh toán vốn giữa các ngân hàng thương mại (tiếp) Ý nghĩa • Giúp cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt phát triển. • Góp phần phục vụ sản xuất, lưu thông hàng hoá phát triển. • Thể hiện chức năng tập trung vốn trong thanh toán của ngân hàng trong nền kinh tế quốc dân. • Thu hút vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi của các doanh nghiệp, các tầng lớp dân cư để cho vay phục vụ phát triển kinh tế, tăng trưởng nguồn vốn cho ngân hàng. • Tiết kiệm được chi phí trong lưu thông, chi phí bảo quản, hạn chế tham ô, lợi dụng, bảo vệ an toàn tài sản. • Tạo điều kiện cho các ngân hàng tổ chức quản lý vốn và điều hoà vốn có hiệu quả trong cả nước. • Tăng tốc độ vòng quay vốn, tăng hiệu quả sử dụng vốn. 23
  24. 5.3. Thanh toán vốn giữa các ngân hàng thương mại (tiếp) Điều kiện tổ chức • Điều kiện pháp lý: Hệ thống pháp lý ổn định và tin cậy, thể lệ và chế độ đồng bộ. • Điều kiện về tổ chức và kỹ thuật: Tổ chức khoa học, áp dụng kỹ thuật hiện đại. • Điều kiện về vốn: Đủ khả năng cân đối nguồn và sử dụng vốn. 24
  25. 5.4. Dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại 5.4.1 Tổng quan về thanh toán 5.4.2 Chứng từ trong thanh 5.4.3 Phương thức thanh toán quốc tế toán quốc tế quốc tế 25
  26. 5.4.1. Tổng quan về thanh toán quốc tế Khái niệm Thanh toán quốc tế (TTQT) là việc thanh toán các nghĩa vụ tiền tệ phát sinh từ các quan hệ kinh tế, thương mại và các mối quan hệ giữa các chủ thể của các quốc gia khác nhau thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan. 26
  27. 5.4.1. Tổng quan về thanh toán quốc tế Đặc điểm • Mỗi giao dịch thanh toán quốc tế liên quan tới tối thiểu hai quốc gia, thông thường là ba quốc gia. • Ngôn ngữ sử dụng trong thanh toán quốc tế phổ biến là tiếng Anh. • Đồng tiền dùng trong thanh toán quốc tế thông thường tồn tại dưới hình thức các phương tiện thanh toán (hối phiếu, séc, thẻ, chuyển khoản). • Thanh toán quốc tế đòi hỏi trình độ chuyên môn, trình độ công nghệ tương xứng với trình độ quốc tế. • Hoạt động thanh toán liên quan đến hệ thống luật pháp của các quốc gia khác nhau, thậm chí đối nghịch nhau. 27
  28. 5.4.2. Chứng từ trong thanh toán quốc tế Hợp đồng thương mại quốc tế là một văn bản thỏa thuận có hiệu lực pháp lý giữa các bên mua bán thuộc các quốc gia khác nhau. Trong đó quy định: • Bên bán có trách nhiệm giao hàng, chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa cùng với các chứng từ liên quan và nhận tiền thanh toán. • Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng và nhận hàng. 28
  29. 5.4.2. Chứng từ trong thanh toán quốc tế Chứng từ vận tải Chứng từ Chứng từ bảo hiểm thương mại Chứng từ hàng hóa Chứng từ trong thương mại và thanh toán quốc tế Hối phiếu Chứng từ tài Kỳ phiếu, Séc chính Thẻ thanh toán 29
  30. 5.4.2. Chứng từ trong thanh toán quốc tế Chứng từ trong thanh toán quốc tế • Hối phiếu; • Hóa đơn; • Phiếu đóng gói; • Vận đơn; • Giấy chứng nhận xuất xứ; • Giấy chứng nhận chất lượng số lượng của nhà sản xuất; • Hợp đồng bảo hiểm. 30
  31. 5.4.3. Phương thức thanh toán quốc tế Phương thức chuyển tiền Người chuyển tiền ra lệnh cho ngân hàng (1) Người ra lệnh Người hưởng phục vụ mình chuyển một số lượng ngoại Giao hàng tệ nhất định cho người hưởng tại quốc gia khác để thanh toán hợp đồng mua Lệnh Báo (4) (2) hàng hóa, dịch vụ hoặc cho các mục đích thanh có khác mà pháp luật cho phép, theo một toán chỉ dẫn địa điểm nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định. Điện chuyển tiền Ngân hàng chuyển Ngân hàng thanh toán (3) 31
  32. 5.4.3. Phương thức thanh toán quốc tế Phương thức chuyển tiền Phân loại theo phương thức chuyển lệnh 1 Chuyển tiền bằng séc ngân hàng (Bank cheque) 2 Chuyển tiền bằng thư (Mail transfer) 3 Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic transfer) 32
  33. 5.4.3. Phương thức thanh toán quốc tế Ngày nay các Ngân hàng thương mại cung ứng dịch vụ chuyển tiền bằng điện: • Ưu điểm: Nhanh chóng, an toàn, thích hợp với những món chuyển tiền lớn. • Nhược điểm: Chi phí điện tín cao hơn so với các hình thức khác (đặc biệt là chuyển qua Telex). 33
  34. 5.4.3. Phương thức thanh toán quốc tế (tiếp) Phương thức thanh toán nhờ thu Khái niệm Nhờ thu là nghiệp vụ xử lý của ngân hàng đối với các chứng từ (chứng từ tài chính hoặc chứng từ thương mại) theo đúng chỉ thị nhận được, nhằm thu hộ tiền cho người ủy nhiệm hoặc chuyển giao chứng từ theo những điều kiện nhất định. • Ưu điểm: An toàn hơn nhờ thu trơn. • Nhược điểm: Không đảm bảo quyền lợi của người bán. nhập 34
  35. 5.4.3. Phương thức thanh toán quốc tế (tiếp) Phân loại Nhờ thu phiếu trơn: là việc thực hiện nhờ thu cho các chứng từ tài chính như hối phiếu, séc, các công cụ nợ khác. 35
  36. 5.4.3. Phương thức thanh toán quốc tế (tiếp) Phân loại Nhờ thu kèm chứng từ: là việc thực hiện nhờ thu các chứng từ thương mại có hoặc không kèm theo chứng từ tài chính với điều kiện người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ gửi hàng cho người mua để nhận hàng. Phân loại: Nhờ thu DA và nhờ thu DP 36
  37. 5.4.3. Phương thức thanh toán quốc tế (tiếp) 37
  38. 5.4.3. Phương thức thanh toán quốc tế (tiếp) Nhờ thu theo điều kiện chứng từ đổi lấy thanh toán (D/P) 38
  39. 5.4.3. Phương thức thanh toán quốc tế (tiếp) Phương thức thanh toán nhờ thu • Ưu điểm: ▪ Vai trò ngân hàng trong nhờ thu kèm chứng từ được nêu cao hơn so với nhờ thu trơn. ▪ Chỉ thị nhờ thu là văn bản mang tính chất pháp lý. • Nhược điểm: ▪ Nhờ thu trơn rất ít được áp dụng trong vì không đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu. ▪ Phương thức nhờ thu chứng từ thì việc thu tiền của nhà xuất khẩu vẫn chưa chắc chắn. Tuy còn giữ quyền kiểm soát hàng hóa sau khi giao hàng nhưng nếu nhà nhập khẩu không nhận hàng hoặc không trả tiền. ▪ Tốc độ thanh toán vẫn chậm, rủi ro cho bên xuất khẩu vẫn lớn. 39
  40. 5.4.3. Phương thức thanh toán quốc tế (tiếp) Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (LC) Quy trình thanh toán L/C Khái niệm Tín dụng chứng từ hay Thư tín dụng (L/C) là cam (1) - hợp đồng Người xin mở L/C kết của một ngân hàng (ngân hàng mở L/C) theo Người thụ hưởng yêu cầu của khách hàng (người xin mở L/C) về (5) - giao hàng việc sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (người thụ hưởng L/C), hoặc sẽ chấp nhận (2) (8) (9) (4) (6) (6’) hối phiếu do người thụ hưởng ký phát trong phạm vi số tiền đó, với điều kiện người này xuất trình được bộ chứng từ phù hợp với quy định của L/C. (7) Ngân hàng phát hành Ngân hàng thông báo • Ưu điểm: Sử dụng rộng rãi, an toàn, rủi ro thấp, (3) thích hợp với món thanh toán giá trị lớn. • Nhược điểm: Thủ tục phức tạp, chi phí cao. 40
  41. Đáp án tình huống khởi động • Công ty Thủy sản A thu mua thủy sản xuất khẩu lô hàng cá basa từ các hộ nuôi cá, công ty tiến hành sơ chế, đóng gói và xuất khẩu sang thị trường Mỹ. • Tình huống này công ty cần sử dụng dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế, cụ thể: ▪ Với hoạt động thanh toán cho các hộ nuôi cá, công ty có thể sử dụng phương thức thanh toán Ủy nhiệm chi, hoặc chuyển khoản qua thẻ thanh toán. ▪ Với hoạt động thanh toán quốc tế: Công ty có thể yêu cầu trong hợp đồng phương thức thanh toán chuyển tiền, tín dụng chứng từ. 41
  42. Tổng kết bài học • Thanh toán qua Ngân hàng thương mại gồm: Thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế. • Thanh toán trong nước là cách thức thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ không có sự xuất hiện của tiền mặt mà được tiến hành bằng cách trích tiền từ tài khoản của người chi trả chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng hoặc bằng cách bù trừ lẫn nhau thông qua vai trò trung gian của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (các Ngân hàng thương mại ) • Phương tiện thanh toán trong nước bao gồm: Séc, UNC, UNT, thẻ • Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ, phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức hay cá nhân nước này với các tổ chức hay cá nhân nước khác, hoặc giữa một quốc gia với một tổ chức quốc tế, thường được thông qua quan hệ giữa các Ngân hàng của các nước có liên quan. • Phương thức thanh toán quốc tế gồm: Chuyển tiền, nhờ thu, tín dụng chứng từ. 42