Bài giảng Nhà nước và pháp luật đại cương - Chương 3: Những vấn đề cơ bản về Pháp luật

pdf 67 trang Gia Huy 19/05/2022 3670
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Nhà nước và pháp luật đại cương - Chương 3: Những vấn đề cơ bản về Pháp luật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_nha_nuoc_va_phap_luat_dai_cuong_chuong_3_nhung_van.pdf

Nội dung text: Bài giảng Nhà nước và pháp luật đại cương - Chương 3: Những vấn đề cơ bản về Pháp luật

  1. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG L/O/G/O
  2. Chương 3 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT I - NGUỒN GỐC, KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG, CỦA PHÁP LUẬT II - HÌNH THỨC PHÁP LUẬT III - QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT IV - QUAN HỆ PHÁP LUẬT V - THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VI - VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
  3. I - NGUỒN GỐC, KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG, VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT 1. Nguồn gốc pháp luật 2. Khái niệm 3. Bản chất pháp luật 4. Chức năng của pháp luật
  4. 1. Nguồn gốc pháp luật → Pháp luật được hình thành như thế nào? Quan điểm Quan điểm phi Mác – xít Mác – xit về nguồn gốc về nguồn gốc pháp luật pháp luật
  5. 1. Nguồn gốc pháp luật Quan điểm phi Mác – xit về nguồn gốc pháp luật ThuyếtThuyết Thuyết Thuyết ThầnThần PL PL họchọc tự nhiên linh cảm
  6. 1. Nguồn gốc pháp luật Quan điểm CN Mác – Lênin về nguồn gốc pháp luật ✓ Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng cơ bản nhất của đời sống xã hội, luôn cùng song song tồn tại. ✓ Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của nhà nước là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của pháp luật: - Kinh tế: xuất hiện tư hữu - Xã hội: phân hóa giai cấp và đấu tranh giai cấp lên đến đỉnh điểm không thể tự điều hòa. ✓ Nhà nước sử dụng pháp luật để điều chỉnh các QHXH.
  7. 1. Nguồn gốc pháp luật Tập quán pháp Con đường hình thành Tiền lệ pháp pháp luật VBQPPL
  8. 2. Khái niệm pháp luật a. Định nghĩa do NN ban hành hoặc thừa nhận và Là bảo đảm thực hiện Pháp hệ thống thể hiện ý chí của Luật các giai cấp thống trị quy tắc xử sự nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển chung phù hợp với lợi ích của giai cấp mình
  9. 2. Khái niệm pháp luật b. Các thuộc tính của pháp luật Tính quy phạm phổ biến Các thuộc tính của Tính xác định chặt chẽ pháp luật về mặt hình thức Tính được bảo đảm thực hiện bởi nhà nước
  10. 3. Bản chất của pháp luật a. Tính giai cấp - Pháp luật phản ánh ý chí của giai cấp thống trị. - Pháp luật định hướng cho sự phát triển của các QHPL theo ý chí của giai cấp thống trị .
  11. 3. Bản chất của pháp luật b. Tính xã hội: - Pháp luật thể hiện ý chí của các giai cấp và tầng lớp khác trong xã hội. - Pháp luật là công cụ, phương tiện điều chỉnh các QHXH, làm cho chúng vận động và phát triển phù hợp với quy luật khách quan.
  12. 4. Chức năng của pháp luật Khái niệm: Chức năng của pháp luật là những phương diện, mặt tác động chủ yếu của pháp luật, phản ánh bản chất giai cấp và giá trị xã hội của pháp luật Điều chỉnh Giáo dục Bảo vệ
  13. II. HÌNH THỨC PHÁP LUẬT 1. Định nghĩa Hình thức của pháp luật được hiểu ngắn gọn là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của pháp luật, là phương thức tồn tại thực tế của pháp luật.
  14. 2. Hình thức pháp luật a. Hình thức bên trong: Bao gồm: - Các nguyên tắc chung của pháp luật - Hệ thống pháp luật, ngành luật, chế định pháp luật, QPPL HTPL: gồm các ngành luật, chế định PL, QPPL. Nội dung dựa trên cơ sở ngtắc thống nhất của PL quốc gia HTPL Ngành luật: hthống các QPPL điều chỉnh một lĩnh vực các QHXH nhất Các ngành định với các phương pháp riêng luật biệt Chế định PL: hthống các QPPL điều chỉnh các QHXH cùng loại Các chế định trong cùng ngành luật Pháp luật QPPL: qtắc xử sự chung do NN ban hành hoặc thừa nhận. Bộ phận cấu Các QPPL thành nhỏ nhất của HTPL
  15. b. Hình thức bên ngoài Tập quán pháp Tiền lệ pháp Văn bản QPPL
  16. III – QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT 1. QUY PHẠM PHÁP LUẬT 1.1. Khái niệm 1.2. Cấu trúc của quy phạm pháp luật
  17. 1.1. Khái niệm quy phạm pháp luật a. Định nghĩa Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội.
  18. 1.1. Khái niệm quy phạm pháp luật b. Đặc điểm 1 2 3 4 QPPLQPPL thể là QPPL có tính Do nhà Được nhà hiệnquyýtắc chí bắt buộc nước ban nước bảo củaxửnhàsự chung hành hoặc đảm thực hiện mangnướctính thừa nhận bắt buộc chung
  19. 1.2. Cấu trúc của quy phạm pháp luật Giả định QPPL Quy định Chế tài
  20. 1.2. Cấu trúc của quy phạm pháp luật a. Giả định - Giả định nêu lên những hoàn cảnh, điều kiện có thể xảy ra trong cuộc sống mà các chủ thể ở vào những hoàn cảnh đó phải lựa chọn cách xử sự phù hợp → Phần giả định trả lời cho câu hỏi: ai/chủ thể, khi nào, điều kiện hoàn cảnh nào?
  21. 1.2. Cấu trúc của quy phạm pháp luật b. Quy định Phần quy định nêu lên cách xử sự mà các chủ thể ở vào điều kiện, hoàn cảnh nêu ở phần giả định của quy phạm pháp luật được phép thực hiện hoặc phải tuân theo. → Phần quy định trả lời cho câu hỏi: được làm gì, phải làm gì, không được làm gì, làm như thế nào?
  22. 1.2. Cấu trúc của quy phạm pháp luật c. Chế tài Chế tài nêu lên những biện pháp tác động mà Nhà nước sẽ dự kiến áp dụng đối với chủ thể nào không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định của nhà nước nêu trong phần quy định của quy phạm pháp luật. → Phần chế tài: Trả lời cho câu hỏi: chủ thể pháp luật phải chịu những hậu quả bất lợi gì về vật chất và tinh thần?
  23. 2. Văn bản quy phạm pháp luật 2.1. Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật 2.1.1. Định nghĩa Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. (Điều 2 Luật ban hành VBQPPL 2015)
  24. 2. Văn bản quy phạm pháp luật 2.1.2. Đặc điểm • Do chủ thể là cơ quan nhà nước có thẩm quyền (do luật quy định) ban hành. • Chứa đựng các quy tắc xử sự chung. • Được áp dụng nhiều lần. • Có tên gọi, nội dung, hình thức và trình tự ban hành theo luật quy định.
  25. 2. Văn bản quy phạm pháp luật 2.2. Các loại văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay được quy định tại Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm b khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2020)
  26. IV – QUAN HỆ PHÁP LUẬT 1. Khái niệm quan hệ pháp luật 2. Cấu trúc quan hệ pháp luật 3. Sự kiện pháp lý
  27. 1. Khái niệm quan hệ pháp luật 1.1. Định nghĩa Quan hệ pháp luật quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh, trong đó các bên tham gia quan hệ pháp luật có các quyền và nghĩa vụ pháp lý được nhà nước bảo đảm thực hiện.
  28. 1.2 Đặc điểm của QHPL 1 QHPL mang tính ý chí 2 QHPL xuất hiện trên cơ sở các QPPL 3 QHPL có tính xác định cụ thể 4 Nội dung của QHPL bao gồm quyền và nghĩa vụ pháp lý được đảm bảo thực hiện bởi nhà nước 28
  29. 2. Cấu trúc của QHPL QUAN HỆ PHÁP LUẬT Chủ thể Nội dung Khách thể
  30. 2. Cấu trúc của QHPL a. Chủ thể của QHPL Chủ thể của quan hệ pháp luật là những bên tham gia vào quan hệ pháp luật, trên cơ sở những quyền và nghĩa vụ pháp lý do pháp luật quy định.
  31. 2. Cấu trúc của QHPL a. Chủ thể của QHPL Cá nhân Chủ Năng lực chủ thể thể PL QHPL Tổ chức
  32. 2. Cấu trúc của QHPL a. Chủ thể của QHPL Năng lực pháp luật Năng lực chủ thể pháp luật Năng lực hành vi
  33. Năng lực pháp luật - Là khả năng có những quyền và nghĩa vụ pháp lý do Nhà nước quy định cho cá nhân, tổchức nhất định. - Năng lực pháp luật của cánhân: + NLPLDS xuất hiện kể từ khi cá nhân sinh ra và mất đi khi cá nhân đóchết hoặc bị tuyên bố chết. + NLPL trong một số ngành luật khác được pháp luật quy định riêng. - Năng lực pháp luật của tổ chức xuất hiện từ khi tổchức đó được thành lập hợp pháp và chấmdứt khi tổ chứcđó không còn tồn tại 33
  34. Năng lực hành vi - Là khả năng của chủ thể bằng hành vi của mình thực hiện trên thực tế các quyền và nghĩa vụ pháp lý. ➢Năng lực hành vi của cá nhân: - Phụ thuộc vào độ tuổi - Phụ thuộc vào khả năng nhận thức và điều khiển hành vi ➢Năng lực hành vi của tổ chức: - Xuất hiện cùng NLPL - Pháp nhân. 34
  35. 2. Cấu trúc của QHPL b. Khách thể của QHPL Khách thể của quan hệ pháp luật là những giá trị vật chất, tinh thần mà các tổ chức, cá nhân mong muốn đạt được nhằm thoả mãn các lợi ích, nhu cầu của mình khi tham gia vào các quan hệ xã hội.
  36. 2. Cấu trúc của QHPL c. Nội dung của QHPL Nội dung của quan hệ pháp luật là tổng hợp những quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể quan hệ pháp luật.
  37. 2. Cấu trúc của QHPL c. Nội dung của QHPL ❖Quyền chủ thể Quyền chủ thể là khả năng xử sự của chủ thể theo cách thức nhất định được pháp luật cho phép và được bảo vệ bằng sự cưỡng chế của nhà nước.
  38. 2. Cấu trúc của QHPL c. Nội dung của QHPL ❖ Nghĩa vụ pháp lý Nghĩa vụ pháp lý của chủ thể là cách xử sự mà pháp luật bắt buộc chủ thể phải tiến hành nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền của chủ thể khác.
  39. 3. Sự kiện pháp lý a. Khái niệm Sự kiện pháp lý là các sự kiện thực tế mà sự tồn tại của nó được pháp luật gắn liền với sự phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quan hệ pháp luật.
  40. 3. Sự kiện pháp lý b. Phân loại Sự biến pháp lý Sự kiện pháp lý Hành vi pháp lý
  41. V – THỰC HIỆN PHÁP LUẬT 1. Khái niệm thực hiện pháp luật 2. Các hình thức thực hiện pháp luật
  42. 1. Khái niệm a. Định nghĩa Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào đời sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể.
  43. 1. Khái niệm b. Đặc điểm - Là quá trình hoạt động có mục đích của các chủ thể pháp luật nhằm hiện thực hóa các quy định của pháp luật. - Thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp của các chủ thể, biểu hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động.
  44. 2. Các hình thức thực hiện pháp luật Tuân thủ Pháp luật Thi hành Sử dụng Pháp luật Pháp luật Áp dụng Pháp luật
  45. 2. Các hình thức thực hiện pháp luật a. Tuân thủ pháp luật Tuân thủ pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật trong các chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành những hành vi mà pháp luật cấm.
  46. 2. Các hình thức thực hiện pháp luật b. Thi hành pháp luật Thi hành pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng một hành vi nhất định.
  47. 2. Các hình thức thực hiện pháp luật c. Sử dụng pháp luật Sử dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật trong đó các chủ thể thực hiện quyền chủ thể của mình, tức là thực hiện những điều mà pháp luật cho phép.
  48. 2. Các hình thức thực hiện pháp luật d. Áp dụng pháp luật ❖ Định nghĩa Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy định của pháp luật hoặc tự mình căn cứ vào những quy định của pháp luật để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể.
  49. d. Áp dụng pháp luật + Đặc điểm của áp dụng pháp luật 1 Tính quyền lực nhà nước 32 Tính chặt chẽ 43 Tính cá biệt 4 Tính sáng tạo
  50. d. Áp dụng pháp luật ❖ Các trường hợp áp dụng pháp luật - Khi có hành vi vi phạm pháp luật. - Khi quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể không mặc nhiên phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt nếu thiếu sự can thiệp của nhà nước. - Khi xảy ra tranh chấp về quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên trong quan hệ pháp luật mà họ không thể tự giải quyết. - Đối với một số quan hệ pháp luật quan trọng mà nhà nước thấy cần thiết phải tham gia để kiểm tra, giám sát hoạt động của các bên, hoặc nhà nước xác nhận sự tồn tại của một số sự việc, sự kiện thực tế nào đó.
  51. d. Áp dụng pháp luật ❖ Các giai đoạn áp dụng pháp luật Bước 1: Phân tích những tình tiết đã tạo ra cấu thành thực tế của vụ việc được xem xét. Bước 2: Lựa chọn quy phạm pháp luật để giải quyết vụ việc và làm sáng tỏ nội dung tư tưởng của nó. Bước 3: Ra văn bản áp dụng pháp luật Bước 4: Tổ chức thực hiện văn bản áp dụng pháp luật
  52. Văn bản áp dụng pháp luật Khái niệm: Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản do các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền áp dụng pháp luật ban hành trên cơ sở các quy pháp pháp luật, trong đó xác định rõ quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể hoặc các biện pháp cưỡng chế nhà nước đối với cá nhân hoặc tổ chức.
  53. Văn bản áp dụng pháp luật Đặc điểm của văn bản áp dụng pháp luật: - Là văn bản do cơ quan, cá nhân có thẩm quyềnáp dụng pháp luật ban hành trên cơ sở các quy phạm pháp luật. - Nội dung: chứa đựng các quy phạm cụ thể, xác định rõ quyền và nghĩa vụ pháp lý, các biện pháp cưỡng chế của nhà nước đôi với cá nhân, tổ chức vì vậy luôn xác định rõ chủ thể áp dụng, trường hợp áp dụng và chỉ được áp dụng 1 lần. - Được ban hành theo trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định. - Được thể hiện trong các hình thức văn bản: lệnh, quyết định, bản án .
  54. VI – VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ 1. Vi phạm pháp luật 2. Trách nhiệm pháp lý
  55. 1. Vi phạm pháp luật a. Khái niệm Vi phạm pháp luật là hành vi (hành động hay không hành động) trái pháp luật và có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
  56. 1. Vi phạm pháp luật b. Các dấu hiệu của vi phạm pháp luật 1 1 Là hành vi xác định của con người 1 2 Tính trái pháp luật của hành vi 3 Có lỗi của chủ thể thực hiện hành vi
  57. c. Cấu thành vi phạm pháp luật Mặt khách quan Khách Chủ thể Cấu thành thể VPPL Mặt chủ quan
  58. c. Cấu thành vi phạm pháp luật ❖ Mặt khách quan của VPPL Mặt khách quan của VPPL là những biểu hiện ra bên ngoài của VPPL có thể nhận thức được. Mặt khách Hành vi trái pháp luật quan Nhận của thức VPPL thức Hậu quả nguy hiểm cho thông xã hội của hành vi qua Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả
  59. c. Cấu thành vi phạm pháp luật ❖ Mặt chủ quan của VPPL Mặt chủ quan của VPPL là biểu hiện của hoạt động tâm lý bên Mặt trong của chủ thể chủ quan Nhận Lỗi của thức VPPL thức Động cơ thông qua Mục đích
  60. c. Cấu thành của VPPL → Mặt chủ quan của VPPL Lỗi Lỗi cố ý Lỗi vô ý Lỗi Lỗi Lỗi Lỗi cố cố vô ý vô ý ý ý vì do trực gián quá cẩu tiếp tiếp tự tin thả
  61. c. Cấu thành VPPL ❖Chủ thể VPPL Chủ thể vi Tổ chức hoặc cá nhân có năng phạm lực trách nhiệm pháp lý pháp luật Nhân thân
  62. c. Cấu thành của VPPL ❖Khách thể VPPL Khách thể của vi phạm pháp luật là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ bị hành vi trái pháp luật của chủ thể xâm hại.
  63. d. Phân loại vi phạm pháp luật 1 Vi phạm pháp luật hình sự Vi 2 Vi phạm pháp luật dân sự phạm pháp 3 Vi phạm pháp luật hành chính luật 4 Vi phạm kỷ luật
  64. 2. Trách nhiệm pháp lý a. Định nghĩa Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi mà Nhà nước và chủ thể có thẩm quyền áp dụng với chủ thể vi phạm pháp luật nhằm trừng phạt hoặc khôi phục lại các quyền và lợi ích bị xâm hại.
  65. 2. Trách nhiệm pháp lý b. Đặc điểm • Cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý là hành vi vi phạm pháp luật của chủ thể và quyết định của chủ thể có thẩm quyền. • Trách nhiệm pháp lý chứa đựng sự lên án của nhà nước đối với hành vi vi phạm pháp luật. • Trách nhiệm pháp lý chỉ do chủ thể có thẩm quyền tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục luật định.
  66. 2. Trách nhiệm pháp lý c. Các loại trách nhiệm pháp lý VPPL hình sự Trách nhiệm hình sự Các loại VPPL dân sự Trách nhiệm dân sự trách nhiệm pháp VPPL hành chính Trách nhiệm hành chính lý Vi phạm kỷ luật Trách nhiệm kỷ luật
  67. L/O/G/O