Bài giảng Nhà nước và pháp luật đại cương - Chương 5: Pháp luật về phòng chống tham nhũng

pdf 17 trang Gia Huy 19/05/2022 2500
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Nhà nước và pháp luật đại cương - Chương 5: Pháp luật về phòng chống tham nhũng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_nha_nuoc_va_phap_luat_dai_cuong_chuong_5_phap_luat.pdf

Nội dung text: Bài giảng Nhà nước và pháp luật đại cương - Chương 5: Pháp luật về phòng chống tham nhũng

  1. Chương V PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG L/O/G/O
  2. TÀI LIỆU HỌC TẬP VĂN BẢN PHÁP LUẬT Bộ luật hình sự năm 2015, phần các tội phạm về chức vụ. Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 Luật Công chức 2008. Luật Viên chức 2010. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Công chức và Luật Viên chức năm 2019  Công ước của Liên Hiệp Quốc về chống tham nhũng (United Nations Convention Against Corruption - UNCAC) GIÁO TRÌNH -TLHT Nhà nước và pháp luật đại cương, Học viện Ngân hàng – Khoa Luật, Nxb. Lao động – Xã hội, 2020. -Giáo trình Luật Hình sự - Đại học Luật Hà Nội, phần các tội phạm.
  3. NỘI DUNG 1. Khái niệm tham nhũng 2. Các hành vi tham nhũng 3. Nguyên nhân tham nhũng 4. Tác hại của tham nhũng 5. Ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phòng, chống tham nhũng 6. Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng 7. Trách nhiệm của công dân trong phòng, chống tham nhũng 8. Trách nhiệm của cán bộ,công chức trong việc phòng, chống tham nhũng
  4. I. KHÁI NIỆM VỀ THAM NHŨNG 1.1. Định nghĩa: Theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018, khái niệm “tham nhũng” được hiểu: “là hành vi của người có chức vụ quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”. Trên cơ sở quy định của pháp luật về tham nhũng, chúng ta có thể định nghĩa khái quát về tham nhũng như sau: Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn sử dụng chức vụ quyền hạn của mình làm trái pháp luật để mưu cầu lợi ích riêng.
  5. 1. KHÁI NIỆM VỀ THAM NHŨNG 1.2. Đặc điểm của hành vi tham nhũng - Tham nhũng phải là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn. - Khi thực hiện hành vi tham nhũng, người có chức vụ, quyền hạn của mình làm trái pháp luật để mưu lợi cá nhân. - Động cơ của người có hành vi tham nhũng là vì vụ lợi.
  6. 2. CÁC HÀNH VI THAM NHŨNG Các hành vi tham nhũng theo pháp luật Việt Nam được chia thành 2 nhóm: Hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước Hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước
  7. a. Hành vi tham nhũng do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nhà nước thực hiện (1) - Tham ô tài sản; - Nhận hối lộ; - Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; - Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi - Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;
  8. a. Hành vi tham nhũng do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nhà nước thực hiện (2) - Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi; - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi; - Nhũng nhiễu vì vụ lợi; - Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
  9. b. Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước • Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm: - Tham ô tài sản; - Nhận hối lộ; - Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi. (Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018).
  10. 3. NGUYÊN NHÂN CỦA THAM NHŨNG - Những hạn chế trong chính sách, pháp luật. - Những hạn chế trong quản lý, điều hành nền kinh tế và trong hoạt động của các cơ quan NN, tổ chức xã hội. - Những hạn chế trong việc phát hiện và xử lý tham nhũng. - Những hạn chế trong nhận thức, tư tưởng của cán bộ, công chức cũng như trong hoạt động bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ.
  11. 4. TÁC HẠI CỦA THAM NHŨNG Tác hại về chính trị Tác hại về kinh tế Tác hại về xã hôi
  12. 5. Ý NGHĨA, TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG - Phòng, chống tham nhũng góp phần bảo vệ chế độ, xây dựng Nhà nước pháp quyền. - Phòng, chống tham nhũng góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước, nâng cao đời sống nhân dân. - Phòng, chống tham nhũng góp phần duy trì các giá trị đạo đức truyền thống, làm lành mạnh các quan hệ xã hội. - Phòng, chống tham nhũng góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào chế độ và pháp luật.
  13. 6. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA THAM NHŨNG - Công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị - Xây dựng và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn - Quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức - Vấn đề minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức
  14. 6. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA THAM NHŨNG - Chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng - Cải cách hành chính, đổi mới công nghệ quản lý và phương thức thanh toán nhằm phòng ngừa tham nhũng
  15. 7. TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG DÂN TRONG VIỆC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG - Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về phòng, chống tham nhũng; - Lên án, đấu tranh với những người có hành vi tham nhũng; - Phát hiện, tố giác hành vi tham nhũng; - Hợp tác với cơ quan có thẩm quyền trong việc xác minh, xử lý hành vi tham nhũng; - Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về phòng, chống tham nhũng; - Góp ý kiến xây dựng pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
  16. 8. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG VIỆC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Đối với cán bộ, công chức, viên chức bình thường - CB, CC, VC có trách nhiệm thực hiện Quy tắc ứng xử của CB, CC, VC; các quy tắc dạo đức nghề nghiệp. - CB, CC, VC có nghĩa vụ báo cáo về các hành vi có dấu hiệu tham nhũng. - CB, CC, VC có nghĩa vụ chấp hành quyết định về chuyển đổi vị trí công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
  17. 8. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG VIỆC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Đối với CB, CC, VC lãnh đạo trong cơ quan, tổ chức, đơn vị - Tiếp nhận, giải quyết những phản ánh, báo cáo về hành vi có dấu hiệu tham nhũng xảy ra trong CQ, ĐV, TC của mình. - Có trách nhiệm tuân thủ quyết định luân chuyển cán bộ, kê khai tài sản. - Tổ chức kiểm tra việc chấp hành PL của CQ, TC, ĐV thuộc phạm vi quản lý. - Người đứng đầu và cấp phó phải chịu trách nhiệm về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong CQ, TC, ĐV mình quản lý, phụ trách.