Bài giảng Phân tích chi tiêu công - Chương 3: Chi tiêu công và chính sách tài khóa bền vững

pdf 48 trang Gia Huy 2660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Phân tích chi tiêu công - Chương 3: Chi tiêu công và chính sách tài khóa bền vững", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_phan_tich_chi_tieu_cong_chuong_3_chi_tieu_cong_va.pdf

Nội dung text: Bài giảng Phân tích chi tiêu công - Chương 3: Chi tiêu công và chính sách tài khóa bền vững

  1. MÔN HỌC PHÂN TÍCH CHI TIÊU CÔNG Chương 3 CHI TIÊU CÔNG VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA BỀN VỮNG
  2. NỘI DUNG CHƯƠNG 3 I. CÁC NGUỒN THU CỦA CHI TIÊU CÔNG II. THÂM HỤT NS VÀ HỆ QUẢ XỬ LÝ THÂM HỤT NS III NỢ CÔNG VÀ VẤN ĐỀ LẠM PHÁT
  3. I. CÁC NGUỒN THU CỦA CHI TIÊU CÔNG I.1. Thuế • Khái niệm: Thuế là khoản đóng góp bắt buộc của các cá nhân và doanh nghiệp cho một hoạt động vì lợi ích chung nào đó. Doanh thu từ thuế sẽ được sử dụng để mua các đầu vào cần thiết nhằm sản xuất các hàng hoá và dịch vụ của Chính phủ hoặc để phân phối lại sức mua giữa các cá nhân. • Đặc điểm của Thuế: + Thứ nhất, nó mang tính bắt buộc chứ không có tính chất tự nguyện, trong khi đó giá cả hàng hoá lại là sự trao đổi tự nguyện theo nguyên tắc "thuận mua vừa bán" giữa hai bên người mua và người bán. + Thứ hai, thuế là sự đóng góp của cá nhân cho lợi ích chung của cộng đồng, và họ sẽ nhận lại lợi ích đó thông qua các khoản chi tiêu của Chính phủ, nhưng mức độ lợi ích mà họ nhận được không nhất thiết phải tăng lên theo mức đóng góp. Cụ thể, nếu thuế được đánh theo nguyên tắc khả năng thanh toán, thì người giàu sẽ phải chịu thuế nhiều hơn người nghèo, nhưng khi Chính phủ thực hiện các chương trình chi tiêu lại thường chú trọng ưu tiên cho người nghèo
  4. I. CÁC NGUỒN THU CỦA CHI TIÊU CÔNG I1. Thuế • Vai trò của Thuế - Thuế là nguồn thu chủ yếu và lâu dài của ngân sách quốc gia - Thuế là một công cụ tác động vào sự phân bổ nguồn lực trong xã hội. - Thuế cũng còn là công cụ để phân phối lại thu nhập giữa các cá nhân trong xã hội • Các nguyên tắc cơ bản khi đánh thuế - Nguyên tắc lợi ích và nguyên tắc khả năng thanh toán - Nguyên tắc công bằng ngang và công bằng dọc
  5. I. CÁC NGUỒN THU CỦA CHI TIÊU CÔNG I.1 Thuế • Các cách phân loại thuế  Thuế trực thu và thuế gián thu * Thuế trực thu: là các khoản thu trực tiếp từ thu nhập của cá nhân và doanh nghiệp VD: thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp - Tính chất: + không trực tiếp tác động gây méo mó giá cả => hiệu quả hơn thuế gián thu + ít gây tác động chuyển thuế ( do ko làm méo mó giá cả) => có tính tiên liệu cao hơn thuế gián thu + Có thể đánh theo hình thức lũy tiến => đảm bảo công bằng dọc => tiến bộ hơn thuế gián thu - Điều kiện: chỉ phát huy tác dụng đối với các nước có trình độ cao ( giao dịch ít sử dụng tiền mặt mà qua ngân hàng ) * Thuế gián thu: là các khoản thu gián tiếp tác động thông qua giá cả hàng hóa, gây ra sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán. Phần chênh lệch ấy được gọi là phần thuế cho NSNN. VD: VAT - Tính chất: + Trực tiếp tác động gây méo mó giá cả và tổn thất thuế vô ích + Gây ra sự chuyển thuế, làm giảm tính tiết liệu + là thuế lũy thoái vì nó buộc người nghèo đóng góp 1 phần lớn hơn trong thu nhập so với người giàu - Điều kiện: đc áp dụng rộng rãi
  6. I. CÁC NGUỒN THU CỦA CHI TIÊU CÔNG I.1 Thuế • Các cách phân loại thuế  Theo hình thức đánh thuế * Thuế đơn vị : - Là loại thuế đánh vào 1 lượng cố định trên từng đơn vị sản lượng hàng hóa VD : 1lít xăng đánh 500đ - Tính chất : + không phụ thuộc vào giá nên dễ thu, giảm chi phí hành chính + không bị ảnh hưởng bởi lam phát nên khi lạm phát tăng dẫn đến thất thu thuế * Thuế theo giá trị - Là loại thuế đánh theo tỷ lệ phần trăm nhất định trên giá trị sản lượng hàng hóa - Tính chất : + phụ thuộc vào giá hàng hóa nên khó hơn, tăng chi phí hành chính + với sản lượng không đổi, khi giá tăng => doanh thu thuế tăng mà giá tăng bị chi phối một phần bởi lạm phát nên thuế theo giá trị đã tự động điều chỉnh theo lạm phát => giảm thất thu thuế
  7. I. CÁC NGUỒN THU CỦA CHI TIÊU CÔNG Y Thu T= Yt * ATR = MTR I.1 Thuế nhập t Y/T • Các cách phân loại thuế chịu  Theo thuế suất thuếYt= Y- Yo * Thuế suât trung bình ( ATR) 4 4-4=0 0 0 ATR= T/Y = thuế thực sự phải đóng/ tổng thu nhập Thuế suất biên: là mức thuế đánh trên đồng thu nhập cuối cùng 6 6-4=2 2*0.2=0. 0.4/6 0.4/2= MTR= ∆ T / ∆ Y 4 0.2 - Thuế lũy tiến : Y tăng dẫn tới ATR tăng 10 10-4=6 6*0.2= 1.2/10 0.8/4= - Thuế lũy thoái: Y tăng dẫn tới ATR giảm 1.2 0.2 - Thuế tỷ lê : Y tăng nhưng ATR không đổi 15 15-4=11 11*0.2= 2.2/15 1/5= 0.2 2.2 VD: Nếu thu nhập dưới 4tr thì được mien thuế, trên 4tr đóng thuế suất 20%. Đây là thuế gỉ? Đây là thuế lũy tiến : Y tăng thì ATR tăng Nhân xét: thuế lũy tiến: ATR MTR Thuế tỉ lệ ATR = MTR Chứng minh: ATR = T/Y = ( Y- Yo) * t/ Y= t – {( Yo*t)/ Y} Mà t= MTR
  8. I. CÁC NGUỒN THU CỦA CHI TIÊU CÔNG I.1 Thuế • Các cách phân loại thuế Biểu thuế luỹ tiến từng phần được quy định như sau: Phần thu nhập tính Phần thu nhập tính Thuế Bậc thuế/năm thuế/tháng suất thuế (triệu đồng) (triệu đồng) (%) 1 Đến 60 Đến 5 5 2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10 3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15 4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20 5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25 6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30 7 Trên 960 Trên 80 35
  9. I. CÁC NGUỒN THU CỦA CHI TIÊU CÔNG Các nước không đánh thuế thu nhập Các nước đánh thuế thu nhập cao nhất thế giới Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) 1. Aruba I.1 Thuế (48.200 USD) Thuế suất thuế thu nhập cá nhân cao nhất: 58,95% Thu nhập bình quân năm 2010: Không rõ Oman 2. Thụy Điển Thuế suất thuế thu nhập cá nhân cao nhất: 56,6% Thu nhập bình quân năm 2010: 48.800 USD Qatar (88.000 USD) 3. Đan Mạch Thuế suất thuế thu nhập cá nhân cao nhất: 55,4% Thu nhập bình quân năm 2010: 64.000 USD Kuwait 4. Hà Lan Thuế suất thuế thu nhập cá nhân cao nhất: 52% Thu nhập bình quân năm 2010: 57.000 USD Cayman Islands 5. (Cùng vị trí) Áo Thuế suất thuế thu nhập cá nhân cao nhất: 50% Thu nhập bình quân năm 2010: 50.700 USD Bahrain 5. (Cùng vị trí) Bỉ Thuế suất thuế thu nhập cá nhân cao nhất: 50% Thu nhập bình quân năm 2010: 52.700 USD Bermuda 5. (Cùng vị trí) Nhật Bản Thuế suất thuế thu nhập cá nhân cao nhất: 50% Thu nhập bình quân năm 2010: 53.200 USD Bahamas 5. (Cùng vị trí) Anh quốc Thuế suất thuế thu nhập cá nhân cao nhất: 50% Thu nhập bình quân năm 2010: 52.320 USD 9. Phần Lan Thuế suất thuế thu nhập cá nhân cao nhất: 49,2% Thu nhập bình quân năm 2010: 49.000 USD 10. Ireland Thuế suất thuế thu nhập cá nhân cao nhất: 48% Thu nhập bình quân năm 2010: 50.400 USD
  10. I. CÁC NGUỒN THU CỦA CHI TIÊU CÔNG I.2 Vay nợ • Khái niệm: Tài trợ qua vay nợ hay còn được gọi là tài trợ qua thâm hụt là hình thức đi vay để trang trải cho các khoản chi tiêu của Chính phủ. • Các hình thức vay nợ: - Vay nợ trong nước: trái phiếu Chính phủ, công trái xây dựng đất nước - Vay nợ nước ngoài: ODA
  11. I. CÁC NGUỒN THU CỦA CHI TIÊU CÔNG I.3 Mở rộng cung tiền • Khái niệm: Chính phủ sử dụng các biện pháp như in thêm tiền để tài trợ cho các khoản chi tiêu của mình, hoặc sử dụng các hình thức để mở rộng cung tiền. • Tác động của hình thức này là gây ra tình trạng lạm phát cho nền kinh tế. Hiện tại rất ít khi các Chính phủ sử dụng biện pháp này
  12. I. CÁC NGUỒN THU CỦA CHI TIÊU CÔNG I.4 Đóng góp tự nguyện • Khái niệm: Đóng góp tự nguyện là các khoản đóng góp theo nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện của các cá nhân và tổ chức cho Chính phủ
  13. I. CÁC NGUỒN THU CỦA CHI TIÊU CÔNG II.1 Đóng góp tự nguyện Cầu vượt qua sông Pôkô Vị trí cây cầu tại thôn Đăk Sut 1, xã Đăk Ang (huyện Ngọc Hồi). Xã Đăk Ang cạnh bờ sông Pôkô, nằm đối diện là đường Hồ Chí Minh thuộc xã Kroong, Huyện Đăkglei (Kon Tum)
  14. I. CÁC NGUỒN THU CỦA CHI TIÊU CÔNG I.4 Đóng góp tự nguyện • Cây cầu sẽ giải quyết nhu cầu đi lại trực tiếp cho 3 thôn Đăk Sut 1, Đăk Sut 2 và Ja Tun với 260 hộ dân (gần 1.300 nhân khẩu), trong đó có 500 em học sinh. • Số tiền quyên góp trong 1 tháng là 2,422 tỷ đồng, với 839 cá nhân, tổ chức đứng tên các tài khoản • Câu cầy treo dây võng kết cấu dầm thép dài 99 m, rộng 1,2 m, • Ngày 4/8/2010 cây cầu được khởi công
  15. I. CÁC NGUỒN THU CỦA CHI TIÊU CÔNG I.4. Đóng góp tự nguyện Ngày 4/8/2010 khởi công Ngày 20/12/2010 khánh thành
  16. I. CÁC NGUỒN THU CỦA CHI TIÊU CÔNG I.5 Phí sử dụng Phí sử dụng là mức giá mà người sử dụng các hàng hoá và dịch vụ công cộng do Chính phủ cung cấp phải trả. Mức giá này thường được xác định thông qua những tác động qua lại về mặt chính trị chứ không nhất thiết phải được xác định bởi sự tương tác giữa cung và cầu trên thị trường. Phí sử dụng chỉ có thể được dùng để trang trải cho các hàng hoá và dịch vụ do Chính phủ cung cấp trong những trường hợp có thể loại trừ các cá nhân không nộp lệ phí khỏi việc sử dụng những hàng hoá và dịch vụ này. Một ưu điểm của phí sử dụng là nó buộc người trực tiếp sử dụng các dịch vụ đó phải trả, ít nhất là một phần, chi phí sản xuất những dịch vụ này, có nghĩa là buộc các cá nhân ít nhiều phải so sánh giữa lợi ích sử dụng dịch vụ công cộng với chi phí mình phải bỏ ra để trả phí
  17. I. CÁC NGUỒN THU CỦA CHI TIÊU CÔNG I.5 Phí sử dụng Phí sử dụng có thể áp dụng dưới hình thức (1) Mức giá ấn định trực tiếp tương ứng với mức độ sử dụng một hàng hoá hoặc dịch vụ nhất định; (2) mức phí để được quyền sử dụng một phương tiện công ích hay một dịch vụ nào đó mà Chính phủ cung cấp; (3) nhượng quyền kinh doanh trên một địa bàn cụ thể; (4) các loại lệ phí hoặc vé khác.
  18. I. CÁC NGUỒN THU CỦA CHI TIÊU CÔNG I.5 Phí sử dụng Phân biệt thuế và phí : đều là những khoản thu đóng góp vào ngân sách nhà nước nhằm mục đích công cộng Thuế Phí Là những khoản đóng góp mang tính chất gián tiếp Là những khoản đóng góp mang tính chất (không biết mục đích sử dụng của khoản đóng trực tiếp ( đổi trực tiếp lấy hàng hóa và góp) dịch vụ công) Phân biệt phí và lệ phí: Lệ Phí Phí Dùng để sử dụng cho khu vực hành chính công Dùng trong các khu vực khác Mục đích là bù đắp 1 phần phí hoạt động của Mục đich để đảm bảo vốn đầu tư thu hồi về khu vực hành chính công và hạn chế việc tiêu dung quá mực của các cá nhân
  19. I. CÁC NGUỒN THU CỦA CHI TIÊU CÔNG I.5 Phí sử dụng Hình 3.1 Xác định phí sử dụng Hình 3.1 mô tả lợi ích và chi phí xã hội biên Phí, trợ cấp MSB = MPB + MEB của việc thu dọn rác thải ở một thành phố. Lợi ích MSC xã hội biên (MSB) của dịch vụ dọn rác gồm lợi MPB Z* C*+S* ích tư nhân biên (MPB) và lợi ích ngoài ứng biên Z (MEB), là những lợi ích do giảm được bệnh tật truyền nhiễn, thành phố sạch đẹp hơn, môi trường trong sách hơn Mức thu dọn rác hiệu quả là Q*, tương ứng 0 Q* Q với điểm Z* khi MSB = MSC. Muốn đạt mức hiệu quả này thì mức phí sử dụng mà cá nhân sẵn sàng trả chỉ là C*, ứng với điểm Z. Nhưng C* lại thấp hơn chi phí xã hội biên của việc thu dọn lượng Q*. Phần chênh lệch đó có thể được bù lại bằng một mức trợ cấp S*. Mức trợ cấp này sẽ lấy từ nguồn thuế chung, còn C* sẽ do cư dân thành phố trả.
  20. I. CÁC NGUỒN THU CỦA CHI TIÊU CÔNG I.5 Phí sử dụng Hình 3.2 Phí sử dụng với HHCC có thể tắc nghẽn Phí sử dụng cũng có thể giúp đạt được hiệu quả khi HHCC Lệ phí đường có thể tắc nghẽn. Ví dụ, nếu số người sử dụng một con đường cùng một lúc vượt quá công suất thiết kế của con đường đó thì D2 = MSB2 sẽ gây hiện tượng tắc nghẽn. Chi phí biên để phục vụ những người tham gia giao thông tăng thêm sẽ không còn bằng 0 nữa, MSC mà sẽ tăng dần như các đường chi phí biên thông thường. D1 = MSB1 Vì thế, nếu muốn có mức độ giao thông hiệu quả trên đường thì lệ phí đường cần được xác định bằng chi phí xã hội biên tại từng mức giao thông cho trước. Khi mức độ giao thông chưa vượt quá điểm tắc nghẽn N* (ví dụ như khi cầu còn ở D1 P* E1 E2 trong hình 3.2), việc sử dụng đường chưa có tính cạnh tranh thì mức phí hiệu quả là bằng 0, tương ứng với điểm E1 tại đó MSC 0 Q1 N* Q2 Qm = MSB1 = D1. Mức độ giao thông lúc này sẽ đạt mức hiệu quả là Q1. Tuy nhiên, khi mật độ giao thông tăng lên vượt quá điểm tắc nghẽn N*, nếu mức lệ phí sử dụng đường vẫn bằng 0 thì lưu lượng giao thông sẽ là Qm. Mức giao thông này không hiệu quả vì tại đó MSC > MSB, có nghĩa là đã có quá nhiều đối tượng tham gia giao thông so với mức xã hội mong muốn. Muốn đạt mức giao thông hiệu quả thì lệ phí đường sẽ phải đặt bằng P*, tương ứng với điểm E2, tại đó MSC = MSB2 = D2. Mức độ giao thông lúc này là Q2. Như vậy, mức lệ phí đường P*/một phương tiện/km vừa làm giảm bớt mật độ giao thông đồng thời trên đường, vừa tạo được thêm nguồn thu cho Chính phủ.
  21. I. CÁC NGUỒN THU CỦA CHI TIÊU CÔNG I.5 Phí sử dụng (BIỂU MỨC THU LỆ PHÍ ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH của Tp Hà Nội) Mức thu cho mỗi Số TT Công việc thực hiện Đơn vị tính trường hợp Mức thu áp dụng đối với việc đăng ký hộ tịch thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân quận - huyện. 1 Cấp lại bản chính giấy khai sinh đồng 10.000 2 Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch đồng 3.000 3 Thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên, xác đồng 25.000 định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch Mức thu áp dụng đối với việc đăng ký hộ tịch thuộc thẩm quyền của Sở Tư pháp và Ủy ban nhân dân thành phố. 1 Khai sinh đồng 50.000 2 Kết hôn đồng 1.000.000 3 Khai tử đồng 50.000 4 Nuôi con nuôi đồng 2.000.000 5 Nhận con ngoài giá thú đồng 1.000.000 6 Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ bản gốc đồng 5.000/bản sao 7 Xác nhận các giấy tờ hộ tịch đồng 10.000 8 Các việc đăng ký hộ tịch khác đồng 50.000
  22. I. CÁC NGUỒN THU CỦA CHI TIÊU CÔNG I.6 Khu vực kinh tế nhà nước Chính phủ lấy các khoản thu từ lợi nhuận của Doanh nghiệp nhà nước hoặc bán tài nguyên để bù đắp các khoản chi. Các khoản thu này có thể giúp Chính phủ giảm bớt phần nào sự phụ thuộc vào nguồn thu từ thuế.
  23. I. CÁC NGUỒN THU CỦA CHI TIÊU CÔNG I.6 Kinh tế nhà nước - Về phương diện sử dụng nguồn lực, theo số liệu thống kê chính thức, tỷ trọng vốn đầu tư và tín dụng của khu vực doanh nghiệp Nhà nước đã giảm một cách đáng kể lần lượt từ 57% và 37% trong giai đoạn 2001-2005 xuống 45% và 31% trong giai đoạn 2006-2010 - Sau khi trừ đi GDP tạo ra từ các hoạt động của khu vực nhà nước nằm ngoài doanh nghiệp Nhà nước (như quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng, đảm bảo xã hội, văn hoá, y tế, giáo dục, thể dục thể thao, hoạt động đoàn thể ) thì trong giai đoạn 2006-2010, khu vực doanh nghiệp Nhà nước trung bình chỉ tạo ra khoảng 28% GDP, giảm từ mức 30% của giai đoạn 2001-2005. - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn của doanh nghiệp nhà nước là 3,5 - 4,3%, thấp khá xa so với mức 9,1 - 11,7% của doanh nghiệp FDI - Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của doanh nghiệp nhà nước cũng thấp hơn doanh nghiệp FDI, tương ứng là 6,3 - 8,2% và 10,6 -13,1%.
  24. II. THÂM HỤT NS VÀ HỆ QUẢ XỬ LÝ THÂM HỤT NS II.1 Thâm hụt ngân sách • Khái niệm: Thâm hụt ngân sách nhà nước, hay còn gọi là bội chi ngân sách nhà nước, là tình trạng khi tổng chi tiêu của ngân sách nhà nước vượt quá các khoản thu "không mang tính hoàn trả" của ngân sách nhà nước • Thâm hụt ngân sách được thể hiện bằng tỉ lệ phần trăm so với GDP (khi tính người ta thường tách riêng các khoản thu mang tính hoán trả trực tiếp như viện trợ, vay nợ ra khỏi số thu thường xuyên và coi đó là nguồn tài trợ cho thâm hụt ngân sách). B = T - G B < 0 :Thâm hụt ngân sách (B là hiệu số giữa thu và chi)
  25. II. THÂM HỤT NS VÀ HỆ QUẢ XỬ LÝ THÂM HỤT NS II.1 Thâm hụt ngân sách * Phân loại thâm hụt ngân sách  Thâm hụt cơ cấu là các khoản thâm hụt được quyết định bởi những chính sách tùy biến của chính phủ như quy định thuế suất, trợ cấp bảo hiểm xã hội hay quy mô chi tiêu cho giáo dục, quốc phòng,  Thâm hụt chu kỳ là các khoản thâm hụt gây ra bởi tình trạng của chu kỳ kinh tế, nghĩa là bởi mức độ cao hay thấp của sản lượng và thu nhập quốc dân. Ví dụ khi nền kinh tế suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng sẽ dẫn đến thu ngân sách từ thuế giảm xuống trong khi chi ngân sách cho cho trợ cấp thất nghiệp tăng lên.
  26. II. THÂM HỤT NS VÀ HỆ QUẢ XỬ LÝ THÂM HỤT NS II.1 Thâm hụt ngân sách * Nguyên nhân của thâm hụt NS - Nhóm nguyên nhân thứ nhất là tác động của chính sách cơ cấu thu chi của Nhà nước. Khi Nhà nước thực hiện chính sách đẩy mạnh đầu tư, kích thích tiêu dùng sẽ làm tăng mức bội chi NSNN. Ngược lại, thực hiện chính sách giảm đầu tư và tiêu dùng của Nhà nước thì mức bội chi NSNN sẽ giảm bớt. Mức bội chi do tác động của chính sách cơ cấu thu chi gây ra được gọi là bội chi cơ cấu - Nguyên nhân thứ hai là tác động của chu kỳ kinh doanh. Khủng hoảng làm cho thu nhập của Nhà nước co lại, nhưng nhu cầu chi lại tăng lên, để giải quyết những khó khăn mới về kinh tế và xã hội. Điều đó làm cho mức bội chi NSNN tăng lên. ở giai đoạn kinh tế phồn thịnh, thu của Nhà nước sẽ tăng lên, trong khi chi không phải tăng tương ứng. Điều đó làm giảm mức bội chi NSNN. Mức bội chi do tác động của chu kỳ kinh doanh gây ra được gọi là bội chi chu kỳ
  27. II. THÂM HỤT NS VÀ HỆ QUẢ XỬ LÝ THÂM HỤT NS II.2 Hệ quả xử lý thâm hụt ngân sách • Phát hành tiền: Chính phủ có thể tài trợ số thâm hụt của mình bằng cách phát hành thêm lượng tiền cơ sở, đặc biệt là trong trường hợp nền kinh tế đất nước suy thoái. - Ưu điểm: Nhu cầu bù tiền để bù đắp ngân sách nhà nước được đáp ứng một cách nhanh chóng, không phải trả lãi, không phải gánh thêm các gánh nặng nợ nần. - Nhược điểm: Tài trợ thâm hụt ngân sách theo phương pháp này thì xu hướng sẽ tạo ra một tổng cầu quá lớn trong nền kinh tế và làm cho lạm phát tăng nhanh.
  28. II. THÂM HỤT NS VÀ HỆ QUẢ XỬ LÝ THÂM HỤT NS II.2 Hệ quả xử lý thâm hụt ngân sách * Vay nợ  Vay nợ trong nước (dưới hình thức phát hành công trái ,trái phiếu ) Ưu điểm: - Đây là biện pháp cho phép Chính phủ có thể duy trì việc thâm hụt ngân sách mà không cần phải tăng cơ sở tiền tệ hoặc giảm dự trữ quốc tế. Vì vậy, biện pháp này được coi là một cách hiệu quả để kiềm chế lạm phát. - Tập trung được khoản tiền tạm thời nhàn rỗi trong dân cư,tránh được nguy cơ khủng hoảng nợ nước ngoài, dễ triển khai.
  29. II. THÂM HỤT NS VÀ HỆ QUẢ XỬ LÝ THÂM HÚT NS II.2 Hệ quả xử lý thâm hụt ngân sách  Vay nợ trong nước (dưới hình thức phát hành công trái ,trái phiếu )  Hạn chế :  Thứ nhất, chứa đựng nguy cơ kìm hãm sự phát triển của các hoạt động sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế.  Thứ hai, việc trả lãi trong tương lai tạo ra một gánh nặng nợ cho chính phủ (trừ khi những thâm hụt ngân sách nhà nước này bắt nguồn từ việc chi tiêu cho các dự án đầu tư có sức sinh lời).
  30. II. THÂM HỤT NS VÀ HỆ QUẢ XỬ LÝ THÂM HỤT NS II.2 Hệ quả xử lý thâm hụt ngân sách * Vay nợ  Vay nợ nước ngoài (:phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ mạnh ra nước ngoài ,vay bằng hình thức tín dụng ) Ưu điểm: nó là một biện pháp tài trợ ngân sách nhà nước hữu hiệu, có thể bù đắp được các khoản bội chi mà lại không gây sức ép lạm phát cho nền kinh tế. Đây cũng là một nguồn vốn quan trọng bổ sung cho nguồn vốn thiếu hụt trong nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Nhược điểm: - Thứ nhất, việc vay nợ nước ngoài sẽ khiến cho gánh nặng nợ nần, nghĩa vụ trả nợ tăng lên, giảm khả năng chi tiêu của chính phủ. - Thứ hai, dễ khiến cho nền kinh tế trở nên bị phụ thuộc vào nước ngoài. Thậm chí, nhiều khoản vay, khoản viện trợ còn đòi hỏi kèm theo đó là nhiều các điều khoản về chính trị, quân sự, kinh tế khiến cho các nước đi vay bị phụ thuộc nhiều.
  31. II. THÂM HỤT NS VÀ HỆ QUẢ XỬ LÝ THÂM HỤT NS II.2 Hệ quả xử lý thâm hụt ngân sách • Tăng thu (thuế) – Giảm chi: Tăng thuế và cắt giảm nguồn đầu tư từ ngân sách và tín dụng nhà nước , cắt bỏ các hạng mục đầu tư kém hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước, cắt giảm chi thường xuyên của bộ máy nhà nước các cấp ) - Ưu điểm: Khi còn trong vùng có thể chịu đựng được,tăng thuế suất thuế thu nhập sẽ làm tăng nguồn thu ngân sách nhà nước, đồng thời còn kích thích các đối tượng mở mang các hoạt động kinh tế,tăng khả năng sinh lời,một phần nộp ngân sách nhà nước, còn lại là thặng dư cho mình. Trong trường hợp này, tăng thuế thu nhập có tác dụng kích thích tăng trưởng kinh tế. Giảm quy mô chi làm giảm sự căng thẳng thâm hụt ngân sách - Nhược điểm: Khi vượt qua giới hạn chịu đựng của nền kinh tế, tăng thuế suất trực thu sẽ làm giảm nguồn thu từ thuế của ngân sách nhà nước và thúc đẩy trốn thuế, lậu thuế. Xét theo góc độ kinh tế học, cắt giảm chi tiêu với hy vọng giảm tổng chi nhằm giảm mức thâm hụt ngân sách nhà nước là một biện pháp „tiêu cực‟. Chính phủ sẽ cắt giảm chi thường xuyên, bao gồm cả chi lương, chi mua sắm trang thiết bị cho bộ máy quản lý hành chính, thậmtrìchíhoãnsẽhoặc cắt giảm đầu tư phát triển.
  32. II. THÂM HỤT NS VÀ HỆ QUẢ XỬ LÝ THÂM HỤT NS II.2 Hệ quả xử lý thâm hụt ngân sách * Dự trữ ngoại hối: Sử dụng nguồn dự trữ ngoại tệ của quốc gia (bao gồm ngoại tệ mạnh và vàng) để bù đắp thâm hụt NSNN. Đây là một trong những giải pháp tương đối chu toàn vừa đảm bảo ổn định tỷ giá vừa đảm bảo không gây ra lạm phát.
  33. III. NỢ CÔNG VÀ VẤN ĐỀ LẠM PHÁT III.1 Nợ công • Khái niệm: Nợ công (public debt) hay còn gọi là nợ chính phủ (government debt) hoặc nợ quốc gia (national debt) là toàn bộ các khoản vay nợ của các cấp chính quyền từ TW đến địa phương tại một thời điểm nào đó. Nợ công phát sinh do các cấp chính quyền chi tiêu (kể cả chi thường xuyên và chi đầu tư) nhiều hơn thu nên phải vay nợ để bù đắp chênh lệch thu chi. Thông thường, nợ công là hệ quả trực tiếp của thâm hụt ngân sách chính phủ và qui mô nợ công đúng bằng qui mô thâm hụt ngân sách tích tụ qua các năm.
  34. III. NỢ CÔNG VÀ VẤN ĐỀ LẠM PHÁT III.1 Nợ công • Phân loại nợ công: - Theo hình thức chủ nợ: nợ công được phân loại thành nợ trong nước và nợ nước ngoài căn cứ vào người cho vay ở trong nước hay ở nước ngoài, theo đó, người ta còn phân loại nợ công theo đồng tiền cho vay, chẳng hạn nợ công bằng nội tệ hay ngoại tệ, loại ngoại tệ cụ thể. - Theo thời hạn: khoản nợ công là ngắn hạn (dưới 1 năm) hay trung hạn (dưới 10 năm) hay dài hạn (trên 10 năm). - Theo tính chất/hình thức vay: nợ công có thể là vay thương mại từ các định chế tài chính với lãi suất thị trường, từ phát hành trái phiếu chính phủ hay trái phiếu chính quyền địa phương trên thị trường tài chính trong nước hoặc quốc tế và có thể là vay ưu đãi (ODA) từ chính phủ các nước khác hay từ các tổ chức quốc tế như WB, ADB, với lãi suất ưu đãi rất thấp và thời gian ân hạn (thời gian bắt đầu trả nợ gốc) dài. Tuy nhiên, hình thức vay ưu đãi chỉ áp dụng cho những nước nghèo có thu nhập thấp.
  35. III. NỢ CÔNG VÀ VẤN ĐỀ LẠM PHÁT III.1 Nợ công Thâm hụt ngân sách hàng năm được định nghĩa là sự chênh lệch giữa tổng thu và tổng chi trong năm đó của Chính phủ. Trong khi đó, nợ công được tính toán dựa trên giá trị cộng dồn của các khoản thâm hụt ngân sách qua các năm
  36. III. NỢ CÔNG VÀ VẤN ĐỀ LẠM PHÁT III.1 Nợ công • Tác động của nợ công tới nền kinh tế: - Khi nợ công liên tục tăng cao, nền kinh tế bị hạ bậc tín nhiệm theo báo cáo của các tổ chức chuyên đi đánh giá tín nhiệm các công ty và quốc gia khác, niềm tin của người dân và giới đầu tư bị lung lay, khi đó nền kinh tế dễ trở thành mục tiêu tấn công của các thế lực đầu cơ quốc tế - Làm ảnh hưởng tới sự điều tiết của chính phủ tới nền kinh tế, gây căng thẳng, bất ổn kinh tế xã hội, tới những người nghèo, những người yếu thế trong xã hội - Giảm nguồn vốn đầu tư cho toàn xã hội -> giảm nguồn thu trong tương lai
  37. III. NỢ CÔNG VÀ VẤN ĐỀ LẠM PHÁT III.2 Lạm phát * Khái niệm: Lạm phát là hiện tượng gia tăng liên tục của mức giá tổng quát tức là mức giá chung của nền kinh tế tăng lên trong một thời gian dài hoặc là giá trị của đồng tiền liên tục bị giảm giá. Biểu hiện tập trung nhất của lạm phát là: giá cả của đại bộ phận hàng hoá và chi phí tăng vọt hay còn gọi là hiện tượng giảm sức mua của đồng tiền.
  38. III. NỢ CÔNG VÀ VẤN ĐỀ LẠM PHÁT * Nguyên nhân của lạm phát Có nhiều trường phái kinh tế khác nhau đưa ra các lý thuyết về nguyên nhân đưa đến lạm phát: - Lạm phát lưu thông tiền tệ: xảy ra khi tăng lượng cung tiền trong lưu thông vượt quá nhu cầu hiện thực về tiền của nền kinh tế quốc dân (hay là sự mất cân đối giữa khối lượng tiền lưu thông và hàng hoá) - Lạm phát cầu kéo: xảy ra do sự mất cân đối giữa tổng cung và tổng cầu hàng hoá và dịch vụ. Khi tổng cầu hàng hoá và dịch vụ có khả năng thanh toán lớn hơn tổng cung hàng hoá và dịch vụ đã đẩy giá cả tăng lên và thiết lập một sự cân bằng mới trên thị trường. - Lạm phát chi phí đẩy: xảy ra do mức tăng chi phí sản xuất kinh doanh nhanh hơn mức tăng năng suất lao động. Mức tăng này chủ yếu là tăng về tiền lương, giá các nguyên, nhiên, vật liệu, . - Lạm phát cơ cấu: xảy ra do sự mất cân đối sâu sắc trong chính cơ cấu của nền kinh tế (mất cân đối giữa tích luỹ và tiêu dùng, giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa sản xuất và dịch vụ, ), chính sự mất cân đối này làm cho nền kinh tế phát triển không có hiệu quả.
  39. III. NỢ CÔNG VÀ VẤN ĐỀ LẠM PHÁT III.2 Lạm phát • Hậu quả của lạm phát - Lạm phát cao sẽ kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế, nếu kéo dài dẫn tới hiện tượng đình trệ sản xuất (giảm phát) - Vô hiệu hoá chức năng thước đo giá trị của tiền tệ, do đó xã hội không có căn cứ để tính toán điều chỉnh các hoạt động sản xuất - kinh doanh. - Vô hiệu hoá hai công cụ quan trọng để Nhà nước điều tiết nền kinh tế là tiền tệ và thuế. - Phân phối lại thu nhập gây bất lợi cho nhân dân lao động, làm cho thu nhập thực tế giảm sút. - Kích thích tâm lý đầu cơ tích trữ gây nên tình trạng khan hiếm giả tạo và lãng phí. - Xuyên tạc, bóp méo hệ thống thông tin kinh tế, làm cho các điều kiện của thị trường bị biến dạng , gây tâm lý xã hội phức tạp và lãng phí trong sản xuất. - Lạm phát kích thích người dân và doanh nghiệp hướng tới lợi ích ngắn hạn
  40. III. NỢ CÔNG VÀ VẤN ĐỀ LẠM PHÁT III.2 Lạm phát * Thước đo chỉ số lạm phát Tỷ lệ lạm phát của một quốc gia được tính theo công thức sau: (Pt – Pt-1) x 100% Lt = Pt-1 Trong đó: Lt - tỷ lệ lạm phát giai đoạn t t – là giai đoạn/năm tính lạm phát Pt - tổng giá cả giai đoạn/năm t Pt-1 - tổng giá cả giai đoạn/năm t – 1 Thông thường một số quốc gia (trong đó có Việt Nam) sử dụng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) để đo lường tỷ lệ lạm phát. Cách tính chỉ số CPI không phải là cộng các giá cả lại và chia cho tổng khối lượng hàng hoá mà cân nhắc từng mặt hàng theo tầm quan trọng của nó trong nền kinh tế.
  41. III. NỢ CÔNG VÀ VẤN ĐỀ LẠM PHÁT III.2 Lạm phát * Chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam thời kỳ 2009-2014 được tính theo công thức Laspeyres phù hợp với thông lệ quốc tế và công thức áp dụng tính CPI của các thời kỳ trước: Trong đó: I t 0: chỉ số giá tiêu dùng báo cáo t so với kỳ gốc 0; pti: giá mặt hàng i kỳ báo cáo t; p0i là giá mặt hàng i kỳ gốc; W0i: quyền cố định năm 2009
  42. III. NỢ CÔNG VÀ VẤN ĐỀ LẠM PHÁT Quyền số dùng tính chỉ số giá tiêu dùng thời kỳ 2009-2014 của Việt Nam Quyền số Mã Các nhóm hàng và dịch vụ (%) C Tổng chi cho tiêu dùng cuối cùng 100,00 01 I. Hàng ăn và dịch vụ ăn uống 39,93 011 1. Lương thực 8,18 012 2. Thực phẩm 24,35 013 3. Ăn uống ngoài gia đình 7,40 02 II. Đồ uống và thuốc lá 4,03 03 III. May mặc, mũ nón, giày dép 7,28 04 IV. Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng 10,01 05 V. Thiết bị và đồ dùng gia đình 8,65 06 VI. Thuốc và dịch vụ y tế 5,61 07 VII. Giao thông 8,87 08 VIII. Bưu chính viễn thông 2,73 09 IX. Giáo dục 5,72 10 X. Văn hoá, giải trí và du lịch 3,83 11 XI. Hàng hoá và dịch vụ khác 3,34
  43. III. NỢ CÔNG VÀ VẤN ĐỀ LẠM PHÁT
  44. III. NỢ CÔNG VÀ VẤN ĐỀ LẠM PHÁT III.2 Lạm phát  Chính sách tài khóa - Khái niệm: Chính sách tài khóa là các chính sách của chính phủ nhằm tác động lên định hướng phải triển của nền kinh tế thông qua những thay đổi trong chi tiêu chính phủ và thuế khóa. Chính sách tài khóa đối lập với những chính sách kinh tế cơ bản khác như chính sách tiền tệ, đó là chính sách nhằm ổn định nền kinh tế bằng cách kiểm soát tỉ lệ lãi suất và nguồn cung tiền. Hai công cụ chính của chính sách tài khóa là chi tiêu của chính phủ và hệ thống thuế. Những thay đổi về mức độ và thành phần của thuế và chi tiêu của chính phủ có thể ảnh hưởng đến các biến số sau trong nền kinh tế: + Tổng cầu và mức độ hoạt động kinh tế + Kiểu phân bổ nguồn lực + Phân phối thu nhập
  45. III. NỢ CÔNG VÀ VẤN ĐỀ LẠM PHÁT III.2 Lạm phát  Chính sách tài khóa Chính sách tài khóa liên quan đến tác động tổng thể của ngân sách đối với hoạt động kinh tế. Có các loại chính sách tài khóa điển hình là trung lập, mở rộng, và thu gọn. - Chính sách trung lập là chính sách cân bằng ngân sách khi đó G = T (G: chi tiêu chính phủ, T: thu nhập từ thuế). Chi tiêu của chính phủ hoàn toàn được cung cấp do nguồn thu từ thuế và nhìn chung kết quả có ảnh hưởng trung tính lên mức độ của các hoạt động kinh tế. - Chính sách mở rộng là chính sách tăng cường chi tiêu của chính phủ (G > T) thông qua chi tiêu chính phủ tăng cường hoặc giảm bớt nguồn thu từ thuế hoặc kết hợp cả 2. Việc này sẽ dẫn đến thâm hụt ngân sách nặng nề hơn hoặc thặng dư ngân sách ít hơn nếu trước đó có ngân sách cân bằng. - Chính sách thu hẹp là chính sách trong đó chi tiêu của chính phủ ít đi thông qua việc tăng thu từ thuế hoặc giảm chi tiêu hoặc kết hợp cả 2. Việc này sẽ dẫn đến thâm hụt ngân sách ít đi hoặc thặng dư ngân sách lớn lên so với trước đó, hoặc thặng dư nếu trước đó có ngân sách cân bằng.
  46. III. NỢ CÔNG VÀ VẤN ĐỀ LẠM PHÁT * Mối quan hệ giữa nợ công và lạm phát Khi nhà nước tăng chi tiêu (qua tăng thâm hụt ngân sách, trong điều kiện nền kinh tế đã tới hạn khả năng sản xuất), thì tổng cầu của nền kinh tế tạm thời tăng lên. Việc này dẫn tới chỗ tăng GDP trong ngắn hạn, nhưng lại gây ra lạm phát trong một giai đoạn khá dài. Kết quả là chi tiêu và/hoặc đầu tư của chính phủ (G) tăng lên đẩy tổng cầu tăng tại mọi mức giá P khiến đường AD1 dịch sang phải trở thành AD2. Trong ngắn hạn, do lương của người lao động không đổi, các nhà cung ứng có lợi hơn và vì thế sản xuất nhiều hơn, mức cân bằng của toàn bộ nền kinh tế dịch chuyển từ điểm “a” sang điểm “b” – với sản lượng GDP cao hơn và mức giá cũng cao hơn một chút. Tuy nhiên về dài hạn, lương sẽ được điều chỉnh lên theo đúng mặt bằng giá cả mới, đẩy nền kinh tế về điểm cân bằng “c” với mức sản lượng đúng bằng mức sản lượng của điểm “a” nhưng mức giá lại cao hơn.
  47. III. NỢ CÔNG VÀ VẤN ĐỀ LẠM PHÁT III.2 Lạm phát  Giải pháp hạn chế lạm phát - Giải pháp ngắn hạn: + Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, tăng dự trữ bắt buộc, giảm số nhân tiền tệ, tăng lãi suất chiết khấu- tái chiết khấu, tái cấp vốn, giảm cung tiền, kiểm soát dư nợ tín dụng, giảm giá USD theo tín hiệu thị trường quốc tế để hạn chế một phần tác động của lạm phát quốc tế, + Cắt giảm và kiểm soát chi tiêu công một cách hiệu quả, Chính phủ phải thắt lưng buộc bụng, cắt giảm chi tiêu thường xuyên, giảm chi phí đi lại, kiểm soát dòng vốn quốc tế, kiểm soát nợ ngắn hạn, + Trợ cấp những hộ nghèo khó khăn, trợ cấp hộ chăn nuôi, đảm bảo an ninh lương thực, kiểm soát nhập khẩu bằng nhiều giải pháp sắc với sự phối hợp với hệ thống NHTM với cơ quan thuế và Bộ Công thương, giảm thuế nhập khẩu các mặt hàng chiến lược và những mặt hàng thực phẩm trong nước đang thiếu, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt các mặt hàng chưa cần thiết (kiểm soát tín dụng thương mại quốc tế, mua hàng trả chậm), + Không tăng giá các nguyên nhiên liệu đầu vào như điện, giá than, giá xăng dầu, dịch vụ giao thông đi lại cho đến khi tình hình được kiểm soát, + Có biện pháp tích cực chống đầu cơ găm hàng làm giá, buôn lậu (tội phá hoại kinh tế).
  48. III. NỢ CÔNG VÀ VẤN ĐỀ LẠM PHÁT III.2 Lạm phát  Giải pháp hạn chế lạm phát - Giải pháp dài hạn: + Kiểm soát chi tiêu công một cách hiệu quả, cải cách thủ tục hành chính, chống tham nhũng thường xuyên và tích cực, + Sử dụng chính sách tiền tệ theo hướng hỗ trợ vốn cho tăng trưởng trên cơ sở kiểm soát tín dụng lành mạnh, điều hành tỷ giá linh hoạt theo hướng mở rộng biên độ và theo tín hiệu thị trường, tiến tới hạn chế tối đa tình trạng đô la hóa tại Việt Nam, sử dụng có hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ theo tín hiệu thị trường trong nước và quốc tế (dự trữ bắt buộc, công cụ tái chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở ), + Kiểm soát nhập siêu, đầu tư cho các lĩnh vực sản xuất có chất lượng hàng thay thế hàng nhập khẩu: nhà máy lọc dầu, xi măng, phôi thép, phân bón, chất dẻo, thức ăn gia súc, vải, giấy, (đầu tư dài hạn và có chính sách hỗ trợ đặc biệt để đẩy nhanh tiến độ), + Hỗ trợ xuất khẩu thông qua nhiều giải pháp đồng bộ chứ không phải duy nhất như chính sách tỷ giá (chất lượng sản phẩm, mẫu mã, chủng loại hàng, hạ giá thành xuất khẩu, tài trợ tín dụng, hỗ trợ xúc tiến thương mại, chiến lược marketing quốc tế, chất lượng chế biến, uy tín đơn vị xuất khẩu ), + Cải tiến kỹ thuật tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước, đảm bảo an ninh lương thực, khuyến khích và hỗ trợ tích cực cho việc phát triển nông nghiệp- nông thôn, phòng trừ dịch họa và thiên tai, tăng cường công tác dự báo để có chính sách kịp thời, tăng dự trữ ngoại hối quốc gia