Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại 2 - Chương 4: Định giá dịch vụ của ngân hàng

pdf 30 trang Gia Huy 24/05/2022 2910
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại 2 - Chương 4: Định giá dịch vụ của ngân hàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_quan_tri_ngan_hang_thuong_mai_2_chuong_4_dinh_gia.pdf

Nội dung text: Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại 2 - Chương 4: Định giá dịch vụ của ngân hàng

  1. CHƯƠNG 4: ĐỊNH GIÁ DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG
  2. NỘI DUNG 4.1 Các loại giá sản phẩm và phương pháp định giá sản phẩm của ngân hàng thương mại 4.2 Xác định lãi suất tài sản sinh lãi 4.3 Định giá nguồn vốn huy động 4.4 Định giá các dịch vụ khác của ngân hàng
  3. 4.1 Các loại giá sản phẩm và PP định giá sản phẩm của NHTM 4.1.1 Các loại giá dịch vụ 4.1.2 Các yếu tố tác động đến giá dịch vụ 4.1.3 Phương pháp định giá dịch vụ
  4. 4.1.1 Các loại giá dịch vụ a. Lãi suất - Khái niệm: Lãi suất là tỷ lệ phần trăm của số lãi trên gốc trong thời gian nhất định (1 năm) Lãi suất là giả cả của tín dụng vì nó là giá cả của quyền được sử dụng vốn vay trong một khoảng thời gian nhất định mà người sử dụng phải trả cho người cho vay
  5. 4.1.1 Các loại giá dịch vụ a. Lãi suất - Phân loại: + Lãi suất huy động và lãi suất tài trợ: + Lãi suất ngắn hạn và lãi suất trung, dài hạn: Là lãi suất được phân biệt theo thời hạn của sản phẩm. + Lãi suất cố định, thả nổi hoặc hỗn hợp + Lãi suất trần và lãi suất sàn + Lãi suất thông thường và lãi suất ưu đãi + Lãi suất nội tệ, ngoại tệ
  6. 4.1.1 Các loại giá dịch vụ b. Phí - Khái niệm: Phí thường được tính theo tỷ lệ phần trăm trên qui mô sản phẩm - Phí được tính bằng số tiền tuyệt đối trong một số trường hợp như tính phí tối đa, tổi thiểu, - Trong hoạt động tài trợ (cho vay, bảo lãnh) ngân hàng thường sử dụng phí để bù đắp một phần chi phí của ngân hàng
  7. 4.1.2 Các yếu tố tác động đến giá dịch vụ a. Tiền gửi - Khả năng tiết kiệm và gia tăng tiết kiệm của quốc gia - Nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp, Nhà nước và hộ gia đình, - Tỷ lệ lạm phát => LS, Chính sách huy động TG - Tỷ lệ sinh lời của các hoạt động đầu tư khác - Trình độ phát triển của thị trường tài chính - Khả năng sinh lời của ngân hàng - Độ an toàn của các ngân hàng.
  8. 4.1.2 Các yếu tố tác động đến giá dịch vụ b. Tiền vay - Khả năng tiết kiệm và gia tăng tiết kiệm của quốc gia - Nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp, Nhà nước và hộ gia đình - Tỷ lệ lạm phát => LS, Chính sách huy động TG - Tỷ lệ sinh lời của các hoạt động đầu tư khác - Trình độ phát triển của thị trường tài chính - Khả năng sinh lời của ngân hàng - Độ an toàn của các ngân hàng - Chính sách tín dụng - Rủi ro của ngân hàng - Định hướng của NHNN trong từng thời kỳ.
  9. 4.1.2 Các yếu tố tác động đến giá dịch vụ b. Khác - Các nhân tố bên trong + Địa bàn hoạt động của ngân hàng. + Thu nhập bình quân và khả năng tiết kiệm của nền KT + Tình hình chính trị, xã hội + Cạnh tranh của các kênh huy động vốn khác + Thói quen giao dịch qua ngân hàng của người dân - Các nhân tố bên trong + Uy tín, thương hiệu của ngân hàng + Lãi suất, các quy định trong huy động vốn + Chất lượng dịch vụ của NH + Chiến lược phát triển và phương châm hoạt động của NH + Mạng lưới chi nhánh của NH, ATM.
  10. 4.1.3 Phương pháp định giá dịch vụ * Tầm quan trọng của việc định giá các sản phẩm - Khuyến khích tiết kiệm: Khi gửi tiên vào NH, KH được hưởng lãi và một số tiện ích khác - Khuyến khích đầu tư: Tăng sức cạnh tranh - Tăng thu nhập cho NH: lãi, phí tính vào thu nhập của ngân hàng - Bù đắp tổn thất: quỹ dự phòng được thiết lập và tính vào chi phí.
  11. 4.1.3 Phương pháp định giá dịch vụ a. Phương pháp tổng hợp chi phí và thu nhập (mô hình đặt giá rộng) - Định giá các sản phẩm trên cơ sở tổng hợp chi phí và mức thu nhập sau thuế cần thiết. Chi phí và thu nhập được tính toán dựa trên các yếu tố thị trường - Phương pháp này được áp dụng đối với cả sản phẩm tiền gửi, tài trợ và thanh toán và có thể được tính cho từng loại sản phẩm. - Phương pháp này áp dụng cho những khách hàng không muốn ràng buộc chặt chẽ toàn bộ nhu cầu của họ về dịch vụ của ngân hàng vào một ngân hàng.
  12. 4.1.3 Phương pháp định giá dịch vụ b. Phương pháp định giá cá biệt (mô hình đặt giá hẹp) “Định giá trên cơ sở tính toán thu nhập và chi phí riêng đối với loại khách hàng, hoặc từng mục tiêu cần phân biệt, trên cơ sở mối quan hệ tổng thể của KH đó với NH, nhằm tạo ra mức giá (phí, lãi) riêng cho từng KH cụ thể hoặc trong những giai đoạn, trường hợp cụ thể”.
  13. 4.1.3 Phương pháp định giá dịch vụ b. Phương pháp định giá cá biệt (mô hình đặt giá hẹp) - Định giá sản phẩm trên mối quan hệ với KH + NH định giá lãi suất hoặc phí sử dụng vốn thấp hơn hoặc lãi suất tiền gửi cao hơn cho KH lớn. + Những khách hàng có qui mô tiền gửi hoặc qui mô tiền vay lớn vì vậy cho chi phí trên một đơn vị tiền gửi (tiền vay) thấp. + Những khách hàng truyền thống sẽ giảm chi phí phân tích tín dụng hoặc giảm rủi ro.
  14. 4.1.3 Phương pháp định giá dịch vụ b. Phương pháp định giá cá biệt (mô hình đặt giá hẹp) - Định giá sản phẩm nhằm mục tiêu trọng điểm + Các NH đều xây dựng hệ thống KH mục tiêu + Mục tiêu trọng điểm có thể gắn với lợi thế và duy trì lợi thế so sánh của NH, hoặc tạo ra lợi thế so sánh. + Phương pháp này nhằm xác định giá trị mang lại lợi thế so sánh cho khách hàng qua đó NH mong muốn thu hút các cá nhân và doanh nghiệp gửi tiền hoặc vay tiền và sử dụng dịch vụ.
  15. 4.1.3 Phương pháp định giá dịch vụ b. Phương pháp định giá cá biệt (mô hình đặt giá hẹp) - Định giá sản phẩm nhằm mục tiêu xâm nhập thị trường + Xâm nhập thị trường là đối đầu với nhiều khó khăn. + Biện pháp: đặt giá huy động cao hoặc giá tín dụng thấp các NH khác. + Định giá thâm nhập thị trường phải xác định được độ nhạy cảm của qui mô các sản phẩm đối với giá + Trong giai đoạn thâm nhập thị trường NH chấp nhận lỗ hoặc lợi nhuận thấp.
  16. 4.2 Định giá tài sản sinh lãi 4.2.1 Xác định lãi suất tài sản sinh lãi theo phương pháp tổng hợp chi phí và thu nhập 4.2.2 Xác định lãi suất tài sản sinh lãi theo lãi suất cơ bản
  17. 4.2.1 Xác định lãi suất tài sản sinh lãi - Cách xác định lãi suất tài sản sinh lãi • Lãi suất cho vay = Tỉ lệ chi phí vốn cho vay + Tỉ suất lợi nhuận kỳ vọng • Chi phí vốn cho vay = Chi phí huy động vốn + chi phí hoạt động + thuế + chi phí dự phòng rủi ro tín dụng + chi phí thanh khoản.
  18. 4.2.1 Xác định lãi suất tài sản sinh lãi - Các yếu tố cấu thành lãi suất • Chi phí huy động vốn: là chi phí huy động vốn bình quân (lãi phải trả) của tất cả các nguồn, bao gồm: tiền gửi tiết kiệm dân cư, tiền gửi công ty, và vốn vay trên thị trường liên ngân hàng tính theo từng loại kỳ hạn • Chi phí hoạt động: bao gồm chi phí tiền lương, chi phí văn phòng, đào tạo, đi lại và các chi phí hoạt động khác • Chí phí dự phòng rủi ro tín dụng • Chi phí thanh khoản • Chi phí vốn chủ sở hữu: là mức lợi nhuận ngân hàng kỳ vọng thu được trên vốn chủ sở hữu.
  19. 4.2.1 Xác định lãi suất tài sản sinh lãi - Phương pháp xác định LS (1) Phương pháp cạnh tranh theo lãi suất thị trường Nội dung: Dựa vào lãi suất cho vay của các nhóm TCTD trên thị trường để tính LS cho vay trung bình của thị trường theo từng kỳ hạn. (2) Phương pháp điều chỉnh rủi ro trên giá vốn - mô hình RAROC (Risk Adjusted Return on Capital): Nội dung : Dựa vào dự báo rủi ro đối với từng món vay để xác định lãi suất.
  20. 4.2.1 Xác định lãi suất tài sản sinh lãi Lãi suất cho vay = Tỷ lệ chi phí vốn cho vay + Tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng Chi phí vốn vay bao gồm: + Chi phí vốn chủ sở hữu = Tích số giữa vốn chủ sở hữu phân bổ cho khoản vay và chi phi phí cơ chội trước thuế của vốn chủ sở hữu + Chi phí huy động vốn + Chi phí hoạt động của ngân hàng + Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng + Chi phí thanh khoản
  21. 4.2.2 Định giá tài sản sinh lãi a. Định giá theo phương pháp tổng hợp chi phí và thu nhập NH xác định lãi suất TD sao cho thu đủ bù đắp chi và có LN dự kiến Thu lãi tín dụng = Chi trả lãi + chi phí quản lý + Chi phí dự phòng – Thu lãi (ngoài tín dụng) và thu thu khác + Các khoản thuế phải nộp + Lợi nhuận dự tính.
  22. 4.2.2 Định giá tài sản sinh lãi a. Định giá theo phương pháp tổng hợp chi phí và thu nhập (tiếp) + NH phải tổng hợp chi phí liên quan đến sản phẩm bao gồm các chi phí lãi, phí, lương phải trả, chi phí quản lý. + NH tổng hợp tổn thất ròng có thể xảy ra đối với sản phẩm như mất trộm, tiền giả, KH không trả nợ. + NH tính toán các loại thuế phải nộp + NH phân loại các sản phẩm có thể mang lại thu nhập cho NH như sản phẩm mang lại thu nhập lãi, phí, chênh lệch giá. + NH dự tính thu nhập sau thuế đảm bảo lợi ích kỳ vọng của chủ sở hữu.
  23. 4.2.2 Định giá tài sản sinh lãi a. Định giá tài sản sinh lãi theo lãi suất cơ bản Lãi suất sinh lời bao gồm lãi suất cơ bản và phẩn bù rủi ro Lãi suất cho vay = Lãi suất cơ bản + Phần bù rủi ro Ls cơ bản = Ls huy động + chi phí ròng khác + thuế + thu nhập dự tính Ls cơ bản = Ls trên thị trường liên NH + thuế + thu nhập dự tính
  24. 4.3 Định giá nguồn vốn huy động 4.3.1 Chi phí huy động 4.3.2 Xác định lãi suất huy động
  25. 4.3.1 Chi phí huy động - Khái niệm 1. NH huy động vốn với lãi suất thị trường, phản ánh cung cầu trên thị trường tiền tệ Lãi suất huy động = Tỷ lệ lạm phát bình quân + Tỷ lệ thu nhập kỳ vọng của người gửi tiền 2. NH huy động trong mối tương quan với các tổ chức tài chính khác Lãi suất nguồn (nhóm nguồn) = Lái suất gốc ( ls tái chiết khấu, ls liên ngân hàng) + Tỷ lệ thu nhập kỳ vọng của người gửi tiền 3. NH nỗ lực tiết kiệm chi phí khác như CP quản lý và chấp nhận tỷ lệ thu nhập ròng thấp để gia tăng lãi suất HĐ Ls nguồn (nhóm nguồn) = Tỷ lệ sinh lời dự tính từ tài sản được tài trợ bằng nguồn – Tỷ lệ chi phí khác ròng phân bổ cho nguồn – Tỷ lệ thuế thu nhập và thu nhập ròng tính trên nguồn
  26. 4.3.1 Chi phí huy động * Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất huy động - Khả năng tiết kiệm và gia tăng tiết kiệm của quốc gia - Nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp, Nhà nước và hộ gia đình, - Tỷ lệ lạm phát => LS, Chính sách huy động TG - Tỷ lệ sinh lời của các hoạt động đầu tư khác - Trình độ phát triển của thị trường tài chính - Khả năng sinh lời của ngân hàng - Độ an toàn của các ngân hàng.
  27. 4.3.2 Xác định lãi suất huy động (1) Xác định lãi suất bình quân (2) Chi phí vốn bình quân gia quyền K = ∑{(Rtxit)/[A(1-rt)]} Rt: tổng nguồn vốn t; it tỉ lệ chi phí của nguồn vốn t A: tổng nguồn vốn; rt: tỉ lệ dự trữ của nguồn vốn t (3) Các phương pháp xác định chi phí tiền gửi • Tỷ lệ chi phí trả lãi bình quân • Tỷ lệ chi phí hoà vốn cho nguồn vốn huy động và đi vay • Tỷ lệ chi phí vốn sau thuế bình quân • Tỷ lệ chi phí vốn bình quân gia quyền
  28. 4.3.2 Xác định lãi suất huy động - Chi phí huy động vốn biên là chi phí huy động tăng thêm khi ngân hàng muốn huy động thêm một đồng vốn mới CP trả lãi bquân CP trả lãi tăng thêm gia quyền = Tổng số vốn huy động tăng thêm Ưu điểm • Xác định chính xác hơn CP theo từng nguồn vốn hđộng • Là cơ sở để ngân hàng lựa chọn nguồn vốn Nhược điểm • CP của một nguồn vốn riêng lẻ cần được điều chỉnh để bù đắp cho những nhà cung ứng nguồn vốn khác nhau
  29. 4.4 Định giá các dịch vụ khác của NHTM - Nguyên tắc định giá các dịch vụ khác của NHTM + Thực hiện đúng các quy định của pháp luật, NHNN + Đảm bảo tính hiệu quả trong cung ứng dịch vụ + Không để xảy ra sự sụt thay đổi bất thường + Xác định dịch vụ miễn phí và chịu phí + Các dịch vụ liên quan chặt chẽ với nhau + Định giá dịch vụ theo qui mô + Định giá dịch vụ có so sánh với giá tương quan của các tổ chức khác có cung cấp dịch vụ cùng loại. - Xác định giá của các dịch vụ khác Giá cả dịch vụ = Chi phí cho dịch vụ + Thuế và thu nhạp ròng dự tính
  30. 4.4 Định giá các dịch vụ khác của NHTM * Nhân tố phi lãi suất  Số dư bù NH yêu cầu người vay duy trì số tiền gửi tối thiểu trên tài khoản TGTT trong quá trình vay Số dư bù được xác định trung bình trên các khoản cho vay, nhằm giảm rủi ro cho NH từ phía KH.  Phí cam kết Phí cam kết tính cho KH trong trường hợp NH cấp cho KH một hạn mức tín dụng. Phí cam kết tính bằng tỷ lệ phần trăm trên hạn mức cam kết còn lại của NH cung cấp cho KH.