Bài giảng Sản xuất giống & nuôi động vật thân mềm - Trường Cao đẳng thủy sản

pdf 95 trang Gia Huy 20/05/2022 3540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Sản xuất giống & nuôi động vật thân mềm - Trường Cao đẳng thủy sản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_san_xuat_giong_nuoi_dong_vat_than_mem_truong_cao_d.pdf

Nội dung text: Bài giảng Sản xuất giống & nuôi động vật thân mềm - Trường Cao đẳng thủy sản

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG THỦY SẢN o0o BÀI GIẢNG Môn học: Sản xuất giống & nuôi động vật thân mềm Ngành: Nuôi trồng thủy sản Trình độ: Cao đẳng Năm 2016 1
  2. BÀI MỞ ĐẦU: VAI TRÒ CỦA ĐỘNG VẬT THÂN MỀM Ngành động vật thân mềm là ngành có số lượng loài rất lớn trong động vật giới (khoảng 105.000 loài), chiếm 10% tổng số các loài động vật trên trái đất, đứng thứ hai sau ngành giáp xác. Vì vậy, chúng có vị trí quan trọng trong thiên nhiên cũng như trong đời sống con người. Bảng 1: Số lượng loài của các ngành trong động vật giới Ngành Tổng số loài Vermidea 4.000 Spongia 5.000 Echinodesmata 5.000 Coclenterata 9.000 Protozoa 15.000 Vermes 19.000 Cordata 48.000 Mollusca 105.000 Arthropoda 800.000 Ngành Mollusca gồm có 6 lớp: - Lớp Song kinh: Amphineura có gần 150 loài. - Lớp một mảnh vỏ: Monoplacophora có gần 20 loài. - Lớp hai mảnh vỏ: Bivalvia (hay còn gọi là lớp chân rìu Pelecypoda) với 10.000 loài. - Lớp chân bụng: Gastropoda có 35.000 loài. - Lớp chân búa: Scaphopoda có 300 loài. - Lớp chân đầu: Cephalopoda có 600 loài và khoảng 7.000 loài đã hóa thạch. Động vật thân mềm có sự phân bố rất rộng: - Phân bố theo mặt phẳng (địa lý): từ hàn đới – ôn đới – nhiệt đới. - Phân bố theo cảnh quan (độ cao): núi – đồng bằng – vùng triều – biển sâu. - Phân bố theo thủy vực: ngọt – mặn – lợ. Các loài trong ngành động vật thân mềm được phân biệt chính bởi các đặc điểm cơ bản về hình thái vỏ, cấu tạo của hệ thần kinh, hệ tiêu hóa (cấu tạo của lưỡi sừng và phiến hàm), hệ cơ, chân, màng áo. Các loài thuộc lớp Amphineura có dạng hình giun, màng áo là lớp biểu bì dày có nhiều gai CaCO3 nhỏ, đầu kém phát triển, chân tiêu biến và không có khoang nội tạng, phân bố rộng từ vùng triều tới 4.000m nước. Các loài thuộc lớp Monoplacophora phân bố chủ yếu ở biển nơi có 2
  3. nền đáy cứng, độ sâu từ 180 đến 4.000m nước. Đặc điểm chính là đầu ở phía trước, chân phẳng, xoắn và yếu. Khoang nội tạng hình nón, hệ thần kinh dạng bậc thang, có 2 đôi thần kinh dọc, 10 đôi thần kinh liên kết ngang, không có hạch thần kinh. Lớp Gastropoda là lớp lớn nhất trong ngành động vật thân mềm với gần 35.000 loài. Chúng phân bố rất rộng từ trên cạn đến các vùng nước ngọt và lợ, mặn. Hình thái cấu tạo khá phức tạp và có sự thay đổi rất lớn để thích nghi với điều kiện sống bò, vùi, bơi, nổi hoặc bám cố định tại các vùng sinh thái khác nhau. Lớp Bivalvia có trên 10.000 loài sống ở biển và nước ngọt. Đặc trưng cơ bản của lớp này là đầu thoái hóa, khoang màng áo rộng có chức năng trong các hoạt động hô hấp, vận động và tiêu hóa. Lớp Scaphopoda có trên 300 loài sống chủ yếu ở biển, phân bố từ vùng triều tới nơi có độ sâu 3.000m. Đặc trưng cơ bản là đầu có ống miệng lớn với xúc tu dài, lưỡi sừng tương đối phát triển, chân rộng dạng piston có chức năng đào, vỏ dạng hình ống với xoang màng áo mở ở cả hai đầu, không có mang lược. Các loài thuộc lớp này phần lớn là địch hại. Lớp Cephalopoda có khoảng 600 loài sống ở biển. Đây là loài tiến hóa nhất trong các loài động vật không xương sống ở biển. Đặc trưng cơ bản là đầu phát triển mạnh, chân biến thành các xúc tu với nhiều giác bám, xoang màng áo kéo dài, vỏ thoái hóa, màng áo phát triển thành lớp cơ dày, rắn chắc. I. Lợi ích của động vật thân mềm 1. Góp phần làm cân bằng hệ sinh thái ở nước, làm sạch và chống ô nhiễm môi trường Nhìn chung động vật thân mềm có số lượng loài lớn, phân bố rộng, môi trường sống khác nhau nên có tính đa dạng rất cao vì vậy nó đóng vai trò quan trọng trong việc làm cân bằng hệ sinh thái tự nhiên. Động vật thân mềm là mắt xích quan trong trong chuỗi thức ăn tự nhiên của nhiều loài. Đặc biệt là lớp hai mảnh vỏ, chúng có sức sinh sản lớn, ấu trùng phù du của chúng là thức ăn quan trọng cho các loài cá biển, giáp xác Do đó nó gián tiếp góp phần vào việc tái tạo quần đàn, cân bằng hệ sinh thái tự nhiên thông qua việc cung cấp thức ăn cho các loài từ giai đoạn ấu trùng đến cá thể trưởng thành. Lớp Bivalvia có đặc tính ăn lọc, thức ăn là thực vật phù du và mùn bã hữu cơ, chất keo, vi khuẩn Do đó, với số lượng loài rất lớn nên động vật hai mảnh vỏ có khả năng làm sạch môi trường và chúng được coi là những đối tượng chính trong việc làm cân 3
  4. bằng hệ sinh thái môi trường, đặc biệt là ở những vùng bị ô nhiễm. Trong số các loài của lớp Bivalvia thì vẹm xanh (Perna viridis) và hầu (Ostreadea) có khả năng lọc rất lớn. Một con vẹm trưởng thành có thể lọc được 20 lít nước/giờ, còn một con hầu là 11.25 lít nước/giờ. Vì vậy còn gọi Bivalvia là nhà máy lọc sinh học khổng lồ. Chính nhờ đặc tính quan trọng này mà hiện nay trong Nuôi trồng Thủy sản để tạo thế cân bằng sinh thái và ổn định, bền vững cho môi trường nuôi người ta thường sử dụng các loài có tính ăn lọc như Bivalvia kết hợp với các loài khác như hải sâm, rong biển để xây dựng mô hình nuôi bền vững. Mô hình này đang được nhân rộng ở nhiều nước trên thế giới và nó được gọi là “Mô hình sinh thái”. 2 1 Ao nuôi tôm cá 1 Ao nuôi Bivalvia Ao trồng rong biển 2 Hình 1: Mô hình nuôi bền vững đơn giản Trong đó: 1: Nguồn nước thải. 2: Nguồn nước sạch. Tuy nhiên, ở các vùng biển bị ô nhiễm bởi các độc tố do sự nở hoa của tảo, động vật thân mềm sử dụng tảo làm thức ăn sẽ bị nhiễm độc tố và là nguồn gây bệnh cho con người. Các bệnh thường gặp do ăn động vật thân mềm hai mảnh vỏ là Paralytic Shellfish Poisoning (PSP), Diarrhetic Shellfish Poisoning (DSP), Amnesis Shellfish Poisoning (ASP). 2. Là nguồn thực phẩm tốt Đa số các loài động vật thân mềm đều có thể ăn được, thịt thơm ngon, có nhiều chất dinh dưỡng. Động vật thân mềm sống cố định hoặc di chuyển chậm nên việc khai thác chúng cũng rất dễ dàng. Do đó, từ lâu động vật thân mềm đã là nguồn thực phẩm quan trọng và phổ biến của người dân. Các loài phổ biến được dùng làm thức ăn gồm điệp, sò, trai, mực, tu hài, bào ngư, ngao Bảng 2: Thành phần dinh dưỡng của một số loài thực phẩm được so sánh với động vật thân mềm Tên thực phẩm % Protêin % Lipit % Glucid % Khoáng % Canxi Thịt heo 35.2 60.8 2.4 1.9 0.02 Thịt bò 14.8 30.6 0 4.5 0.02 Cua biển 48.6 20.0 24.1 6.2 0.44 Cá chép 86.1 7.6 1.0 5.2 0.13 Ốc ruộng 55.1 6.3 14.0 17.4 7.14 Móng tay 66.0 9.1 13.0 10.8 1.1 4
  5. Bảng 3: Thành phần dinh dưỡng của một số loài động vật thân mềm Thành phần dinh dưỡng Sò Trai Mực nang Mực ống Nước (%) 80.8 80 80 80 Vitamin A (UI) - 400 100 230 Protein (g) 10.8 10.8 17 15.1 Lipid (g) 2.24 1.6 1.7 0.8 Gluxit (g) - 4.8 0.3 2.3 Muối vô cơ (g) - 3 1.1 1.7 Ca (mmg) 139 37 48 - Photpho (mmg) 170 82 198 - Sắt (mmg) 3.38 14.2 1.1 - Thịt động vật thân mềm có chứa hàm lượng protêin, khoáng, glucid và canxi cao nhưng lipit thấp do đó đây là nguồn thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng lại dễ tiêu hóa, không gây ngán và chống béo phì. 3. Tác dụng trong y học - Làm thuốc bổ: thuốc tăng lực, bào chế Vitamine (B12). - Có tác dụng chữa bệnh: + Vỏ bào ngư, ngọc trai: có tác dụng chữa bệnh xơ vữa động mạch, hạ nhiệt, đau bụng, đau mắt, đau dạ dày + Nang mực (ô tặc cốt): có tác dụng cầm máu. Ngoài ra trong thịt của động vật thân mềm có hàm lượng canxi cao nên có tác dụng chống còi xương, tê thận. 4. Dùng trong nông nghiệp Vỏ của động vật thân mềm có hàm lượng canxi cao nên có thể dùng làm vôi bón trong trồng trọt hoặc làm thức ăn trong chăn nuôi gia súc gia cầm giúp tăng trọng và chống đẻ non. 5. Trong nuôi trồng thủy sản Ấu trùng, con non và con trưởng thành dùng làm thức ăn rất tốt trong ương nuôi ấu trùng, con giống và nuôi thương phẩm các đối tượng hải sản có giá trị khác như tôm, cua, cá biển 6. Trong công nghiêp - Trong công nghiệp tàu thuyền dùng vôi được điều chế từ vỏ động vật thân mềm để điều chế ra keo mattit có tác dụng bảo vệ vỏ tàu thuyền, chống thấm. - Hóa mỹ phẩm: chế tạo kem dưỡng da, nước hoa - Công nghiệp dệt: thuốc nhuộm, mực in hoa 5
  6. 7. Xuất khẩu Thực phẩm: tươi sống, đông lạnh, khô. Mỹ nghệ: ngọc trai, khảm xà cừ 8. Địa chất học Dựa vào hóa thạch của động vật thân mềm mà có thể xác định được tuổi, tính chất của các tầng địa chất. II. Tác hại của động vật thân mềm 1. Phá hoại mùa màng: Các loại ốc: ốc sên (Achatina), ốc bươu (Pila): phá hoại mùa màng, ăn mầm lá cây, hoa màu. 2. Nuôi thủy sản - Ăn ấu trùng, con giống của các loài động vật thủy sản khác: ốc đỏ Rapana, ốc gai Murix, ốc tim gà Conus, ốc ngọc Natica. - Các loài ốc thuộc họ Cerichidae: cạnh tranh thức ăn của các đối tượng nuôi, dũi đáy làm cho độ đục tăng, lab-lab nổi lên tầng mặt và chết sẽ phân hủy ra các khi độc trong ao nuôi. 3. Truyền bệnh cho người và vật nuôi - Ốc Lymneac: là vật chủ trung gian truyền bệnh gan. - Ký sinh trùng Fasiola hacpatyca: truyền bệnh vàng da. - Một số loài ốc khác là vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán. 4. Phá hoại đê ngăn mặn, hải cảng, cản trở giao thông - Bọn sống đục khoét đá: Teredo, Baukia, Martesia, Pholas - Bọn sống bám: vỏ tàu thuyền làm giảm tải trọng, vận tốc. Ngoài ra động vật thân mềm còn sống bám vào nhau tạo ra các đảo ngầm ảnh hưởng đến giao thông đường thủy (năm 1731 đê ở Hà Lan đã bị vỡ do bị động vật thân mềm đục thủng). 6
  7. CHƯƠNG I: KỸ THUẬT NUÔI HẦU CỬA SÔNG (Crassostrea rivularis Gould) I. Hình thái cấu tạo ngoài 1: Miệng. 2: Xúc biện. 3: Dạ dày. 4: Mang. 5: Tâm thất 6: Ruột. 7: Cơ khép vỏ. 8: Thực quản. 9: Manh nang tiêu hóa. 10: Trực tràng. 11: Xoang bao tim. 12: Hậu môn. 13: Tâm nhĩ. 14: Xoang nước ra. Hình 1.1: Hình thái cấu tạo của hầu Crassostrea rivularis (Theo Ivanôp và Sơtêrencốp) 1. Vỏ Vỏ có hình dạng rất biến đổi, nhưng thường có dạng hình tam giác, có một đầu tương đối nhọn gọi là đỉnh vỏ hay còn gọi là phần trước vỏ, phần đối diện hơi tròn gọi là phần sau vỏ. Vỏ phía trên gọi là vỏ phải, vỏ phía dưới gắn vào vật bám gọi là vỏ trái. Vỏ phải nhỏ hơn và tương đối bằng phẳng giống như nắp đậy cho vỏ trái. Bề mặt vỏ có gờ sinh trưởng phát triển lồi lên thành dạng sóng màu nâu tím. Mặt trong của vỏ trái lõm sâu, màu trắng sứ, ria vỏ màu tím xám, vết cơ khép vỏ rất lớn, phần lớn có hình trứng hoặc hình bầu dục, màu nâu vàng nằm ở phía lưng của vỏ. 2. Màng áo Màng áo có cấu tạo gồm một đôi ở hai bên trái và phải, đối xứng nhau, bao bọc toàn bộ khối nội tạng của hầu. Màng áo được cấu tạo từ tế bào thượng bì bên ngoài, tế bào thượng bì bên trong và mô liên kết giữa. Mép màng áo được chia làm 3 phần: + Nếp sinh vỏ: nằm ở phía ngoài cùng của mép màng áo, có chức năng tiết ra vỏ. + Nếp cảm giác: nằm ở phần chính giữa của mép màng áo, có mép ngoài ngăn cách với nếp sinh vỏ. Nếp cảm giác được cấu tạo từ những xúc tu nhỏ xếp thành 1 – 3 hàng, ở bộ phận này còn có nhiều tuyến dịch nhờn và những tế bào cảm giác chúng phản ứng rất nhạy cảm với các kích thích bên ngoài chuyên làm chức năng cảm giác. 7
  8. + Nếp điều tiết nước: là phần nằm trong cùng của mép màng áo, được tạo thành từ các xúc tu nhỏ, dài, xếp thành một hàng, có chức năng điều tiết dòng nước nhờ khả năng vươn dài ra và co lại khống chế đường ống của lỗ hút nước. 3. Hệ cơ Hầu ở giai đoạn ấu trùng có hai cơ khép vỏ trước và sau, nhưng từ giai đoạn sống bám cố định thì cơ khép vỏ trước thoái hoá và tiêu biến dần, chỉ còn cơ khép vỏ sau phát triển. Cơ khép vỏ sau được cấu tạo gồm hai phần: + Phần trong suốt hơi vàng nằm ở phía trước tạo thành các bó cơ hình đa giác gọi là cơ vân ngang, có nhiệm vụ khép vỏ, giúp cho vỏ nhanh chóng đóng lại. + Phần màu trắng gọi là cơ trơn, cơ trơn vận động chậm chạp nhưng nó có thể làm cho vỏ được khép chặt. - Ngoài ra hầu còn có: + Cơ vòng: nằm xung quanh mép màng áo. + Cơ phóng xạ: phân bố dọc theo màng áo. II. Cấu tạo trong 1. Hệ thần kinh - Hầu ở giai đoạn ấu trùng có 3 đôi hạch thần kinh là: hạch thần kinh đầu (não), hạch thần kinh chân và hạch thần kinh bụng (nội tạng). Nhưng khi trưởng thành, chân bị thoái hóa nên hầu chỉ còn hạch thần kinh đầu và hạch thần kinh nội tạng. Từ các hạch thần kinh này có các dây thần kinh nối liền với nhau và đi đến các bộ phận của cơ thể. - Cơ quan cảm giác của hầu: có cơ quan thăng bằng, cơ quan cảm giác bụng và thượng bì cảm giác, không có cơ quan phân hóa đặc biệt. 2. Hệ hô hấp Hầu cũng như nhiều loại động vật thân mềm khác hoạt động hô hấp chủ yếu dựa vào mang, ngoài ra chúng còn có thể tiến hành trao đổi khí dựa vào hệ thống mạch máu phân bố ở màng áo. - Cấu tạo của mang: gồm 2 đôi phải và trái đối xứng nhau và được bao bọc bởi lớp màng áo. Hai tấm mang ở phía ngoài bên phải và trái hơi hẹp gọi là tấm mang ngoài, hai tấm mang ở phía trong rộng hơn gọi là tấm mang trong. Mỗi một tấm mang đều có một lớp trên và một lớp dưới. Lớp mang trên và lớp mang dưới dính liền với nhau ở rìa trước tạo nên đường rãnh làm nhiệm vụ vận chuyển thức ăn. Gốc 8
  9. của lớp mang trên tấm mang ngoài dính liền với nội tạng, còn gốc của lớp mang còn lại dính với nhau tạo thành hình chữ W. 1: Huyết quản ra mang. 2: Huyết quản vào mang. 3 : Que mang. 4 : Xoang nhỏ giữa mang. 5 : Tơ mang thông thường. 6 : Tơ mang di hành. 7 : Tơ mang chính. 8 : Mang đi lên. 9 : Rãnh vận chuyển thức ăn. 10 : Mang đi xuống. 11 : Màng giữa mang. 12 : Bản mang 13 : Mang Hình 1.2: Cấu tạo mang của hầu C. rivularis (Theo Awati và Rai). Phần chính giữa của chữ W là trụ mang có chức năng nâng đỡ các tấm mang. Cấu tạo của mỗi tấm mang đều do vô số những tơ mang dính ngang tạo nên. Quan sát bề mặt của mang ta thấy có những nếp gấp lên xuống dạng sóng, mỗi nếp gấp có từ 9 – 12 tơ mang. Trên các sợi tơ mang có các loại tiêm mao. 3. Hệ tuần hoàn Hệ thống tuần hoàn của hầu là hệ thống tuần hoàn hở, do các bộ phận: xoang bao tim, tim, huyết quản và huyết dịch tạo thành. Ngoài ra ở hầu còn có thêm tim phụ. - Xoang bao tim: là một xoang rộng nằm ở phía trước cơ khép vỏ. Trong xoang bao tim chứa đầy chất dịch có tác dụng giữ cho tim luôn ở trạng thái lơ lửng để tránh các tác động cơ học với các tổ chức xung quanh. - Tim chính: do 1 tâm thất và 2 tâm nhĩ tạo thành. + Tâm nhĩ rất mỏng được cấu tạo từ một lớp tế bào thượng bì, mặt trong có nhiều thớ cơ vân ngang. + Tâm thất cũng do một lớp tế bào thượng bì tạo thành, bên trong có nhiều thớ cơ khỏe và có hai van ở chỗ thông với tâm nhĩ để giữ cho máu chảy theo một chiều. - Huyết dịch: có màu vàng xanh, trong đó 96% là nước, phần còn, lại là các ion: Na, K, Ca, Mg Trong huyết dịch có các huyết cầu có tác dụng trong việc tiêu hóa và bài tiết. Ngoài ra nó còn có tác dụng trong việc bảo vệ cơ thể chống lại các chất độc từ ngoài môi trường xâm nhập vào. 9
  10. - Huyết quản: hệ thống huyết quản của hầu là hệ thống mở giữa động mạch và tĩnh mạch có ổ huyết làm trung gian. - Tim phụ: gồm một đôi nằm bên trong màng áo gần lỗ thoát nước. Có vai trò thu nhận huyết dịch từ thận tới và vận chuyển nó tới màng áo. Hoạt động của tim phụ độc lập không liên quan với tim chính. 4. Hệ tiêu hóa - Xúc biện: gồm hai đôi hình tam giác, đối xứng hai bên có gốc dính liền nhau. Đôi nằm phía ngoài gọi là xúc biện ngoài, đôi nằm phía trong gọi là xúc biện trong. Mặt đối diện giữa hai tấm xúc biện ngoài và trong có nhiều nếp gấp dài, còn mặt bên kia thì nhẵn. - Miệng: là một rãnh nằm ngang ở gốc hai đôi xúc biện trong và ngoài. Phía trong có các tế bào thượng bì dài và mỏng, trên đó có các tiêm mao, tuyến chất nhầy ít. - Thực quản: rất lớn, dẹp và cũng có các tế bào thượng bì giống như ở miệng nhưng các tiêm mao ngắn hơn. - Dạ dày: dạng túi không có hình dạng nhất định. Bao gồm các manh nang: + Manh nang chọn lọc thức ăn: nằm cạnh dạ dày có một rãnh sâu thông với ruột già. Có tác dụng chọn lọc thức ăn. + Manh nang tiêu hóa: gồm một đôi, màu nâu, bao bọc xung quanh dạ dày. Manh nang tiêu hóa gồm nhiều nhánh nhỏ, có hai ống dẫn to thông với dạ dày, chúng có tác dụng hấp thụ chất dinh dưỡng và tiêu hóa nội tế bào. + Phiến vách dạ dày: gồm phiến to: mỏng và nhẵn. Phiến nhỏ: dày và có răng. - Ruột: nối liền với dạ dày, nằm chính giữa ruột là gờ ruột, giữa gờ ruột lõm xuống gọi là rãnh ruột. Tiêm mao của tế bào thượng bì ruột ít biến đổi, tuyến chất nhầy ít. - Hậu môn: là phần cuối của ống tiêu hóa. 5. Hệ sinh dục Vào mùa sinh sản, tuyến sinh dục của hầu phát triển mạnh, có màu trắng sữa bao quanh nang nội tạng. Tuyến sinh dục ở hai bên phải và trái tạo thành một đôi, ở vị trí khớp vỏ tuyến sinh dục có xu thế nhập làm một, bề mặt ngoài của tuyến sinh dục có một lớp tế bào thượng bì rồi đến một lớp mô liên kết dạng lưới. Phía bên ngoài của dạ dày là vùng chủ yếu của tuyến sinh dục. Trong mùa sinh sản tuyến sinh dục ở vùng này có thể dày nên 2 mm. 10
  11. Cơ quan sinh dục của hầu về căn bản có thể chia làm 3 bộ phận: + Bao noãn (follicle): là những nhánh của ống sinh dục ẩn trong mô liên kết dạng lưới. Đây là nơi mà các nguyên bào sinh dục phát dục tạo thành trứng và tinh trùng. + Ống sinh dục (genital canal): gồm nhiều ống nhỏ đối xứng hai bên, có dạng như gân lá phân bố ở quanh nang nội tạng. Đây là nơi chủ yếu tạo ra sản phẩm sinh dục là tinh trùng và trứng. + Ống vận chuyển sinh dục (gonoduat): là một ống to được tạo thành từ rất nhiều ống sinh dục. Mặt ngoài của ống được bao bọc bởi mô liên kết và mô cơ. Ống sinh dục mở ở khe niệu sinh dục tại mặt bụng của cơ khép vỏ, phía trong có các tiêm mao có tác dụng vận chuyển trứng và tinh trùng đã thành thục ra ngoài. 6. Cơ quan bài tiết Hầu có cấu tạo thận dạng 1(xoang bao tim và xoang màng áo nối thông với nhau). Dựa vào cấu tạo và vị trí ta chia hệ bài tiết ra làm 3 bộ phận: thận tạng, thực bào và vách xoang bao tim. - Thận tạng: gồm có một đôi do rất nhiều ống nhỏ phân tán ở vùng sau bụng và ống phễu thận tạo thành. - Thực bào: ngoài chức năng tiêu hóa nó còn tham gia vào quá trình bài tiết các chất thừa trong cơ thể ra ngoài môi trường mà không phải qua thận tạng. III. Một số đặc điểm sinh học khác 1. Phân bố - Phân bố địa lý (phân bố mặt ngang): hầu có phân bố địa lý tương đối rộng từ 15 - 40 vĩ độ Bắc đến 107-124 kinh độ Đông. - Phân bố thẳng đứng (theo độ sâu): các loại hầu khác nhau có phân bố thẳng đứng khác nhau như loài hầu vảy dày Ostrea denselamellosa là loài sống ở vùng nước sâu, hầu sú O. cucullata là loại sống trong vùng bãi triều. Hầu cửa sông Crassostrea rivularis phân bố từ vùng bãi triều cho tới độ sâu 10m nước. Yêu cầu về phân bố thẳng đứng của các loài hầu tương đối chặt chẽ, nếu ta làm xáo trộn sự phân bố của chúng thì sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của chúng. - Vị trí phân bố: vùng cửa sông, eo vịnh, đầm phá nơi nước lưu thông, ít sóng gió. - Điều kiện môi trường: hầu là loài rộng muối và rộng nhiệt, thích ứng với độ mặn: 5 – 30 ppt, nhiệt độ: 7 – 350C, pH: 7.5 – 8.5. 11
  12. - Chất đáy: hầu có thể phân bố ở nơi đáy cứng là rạng đá hay đáy mềm là cát bùn, cát bùn pha lẫn vỏ san hô. 2. Phương thức sống Hầu trải qua giai đoạn sống trôi nổi bắt đầu khi trứng vừa mới thụ tinh cho đến khi chuẩn bị chuyển sang ấu trùng bò lê, thời gian của giai đoạn này thường kéo dài 10 – 12 ngày. Khi bắt đầu chuyển sang sống bò lê, nếu gặp được vật bám phù hợp hầu sẽ tiết ra tơ chân để bám và sau đó nó sẽ tiết ra chất keo dính để cố định vỏ trái trên vật bám. Giai đoạn này thường kéo dài 1 – 2 ngày. Nếu trong thời gian này mà không gặp được vật bám thì ấu trùng hầu vẫn tiết ra tơ chân và chất keo dính. Vì vậy mà sau này hầu sẽ không bám được vào vật bám nữa. 3. Thức ăn và phương thức bắt mồi Thức ăn: Hầu cũng giống như các loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ khác có quá trình phát triển trải qua giai đoạn biến thái, vì vậy thức ăn của hầu thay đổi khác nhau tùy thuộc vào phương thức sống của từng giai đoạn: - Giai đoạn ấu trùng sống trôi nổi: thức ăn là các loại thực vật phù du kích thước nhỏ như: monas, platymonas, cryptomonas, chlorella, isochryris - Giai đoạn trưởng thành: thức ăn là sinh vật phù du và mùn bã hữu cơ. + Thực vật phù du (phytoplankton): Melosira, Coscinodiscus, Rhizosolenia, Thalassiotrix, Chaetoceros, Biddulphia, Dytilum, Nitzschia, Bacillaria, Skeletonema, Navicula, Cyctotella + Động vật phù du (zooplankton): Copepoda nhỏ, Rotifer và các loại ấu trùng của: Copepoda, Polychacta. Phương thức bắt mồi: Hầu là loài sống bám cố định vì vậy chúng có phương thức bắt mồi bị động bằng cách lọc thức ăn nhiều lần. Chúng không có khả năng chọn lọc thức ăn về chất nhưng lại có khả năng chọc lọc kỹ càng thức ăn theo kích thước lớn nhỏ. - Lọc lần 1: tại màng áo. Thức ăn được đi vào theo dòng nước qua mang. Tại đây, các hạt thức ăn cỡ lớn bị đẩy xuống phần gấp nếp trên mép màng áo và được các xúc tu trên màng áo đẩy ra ngoài. Còn các hạt thức ăn cỡ nhỏ đi vào trong mang, các tơ mang sẽ tiết ra chất keo bao lấy chúng. Sau đó các hạt thức ăn này được đưa về mương vận chuyển thức ăn. 12
  13. - Lọc lần 2: tại mương vận chuyển thức ăn. Trong quá trình vận chuyển thức ăn từ mương vận chuyển thức ăn tới miệng, các hạt thức ăn có kích thước không phù hợp sẽ bị rơi xuống màng áo và bị các xúc tu đưa ra ngoài cơ thể. Còn các hạt thức ăn cỡ nhỏ tiếp tục được vận chuyển đến xúc biện. - Lọc lần 3: tại xúc biện Tại xúc biện thức ăn được chọn lọc một lần nữa. Các hạt thức ăn kích thước lớn bị rơi xuống màng áo rồi được các xúc tu đẩy ra ngoài cơ thể. Còn các hạt thức ăn kích thước nhỏ sẽ được đưa vào miệng và xuống thực quản đến manh nang chọn lọc thức ăn. - Lần 4 : tại manh nang chọn lọc thức ăn: Các hạt thức ăn kích thước lớn sẽ theo mương bụng ra ngoài. Còn các hạt thức ăn có kích thước phù hợp sẽ được đưa vào dạ dày. Tại đây nó được tiêu hóa một phần nhờ tác dụng của men tiêu hóa tiết ra từ nang tinh cá. Sau đó thức ăn được chuyển về 2 manh nang tiêu hóa và tiếp tục được tiêu hóa nhờ men tiêu hóa do manh nang tiêu hóa tiết ra. Cuối cùng thức ăn được tiêu hóa tại ruột, các chất dinh dưỡng sẽ được hấp thụ. Còn các chất cặn bã sẽ bị đưa ra ngoài cơ thể qua hậu môn. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình bắt mồi của hầu: - Nhiệt độ nước: 25 – 300C bắt mồi tăng mạnh. - Độ mặn: 20 – 25ppt bắt mồi mạnh. - Thủy triều: hầu là loài bắt mồi theo kiểu lọc thụ động nên phụ thuộc nhiều vào chế độ thủy triều: + Nước cường, thủy triều lên: bắt mồi tăng. + Nước kém, thủy triều xuống: bắt mồi giảm. - Lượng thức ăn trong nước: + Nghèo thức ăn: bắt mồi tăng. + Giàu thức ăn: bắt mồi giảm. 4. Sinh sản - Giới tính của hầu: có 3 dạng là đực, cái và lưỡng tính. Nhưng cơ thể lưỡng tính vào mùa sinh sản rất ít gặp. Cơ thể lưỡng tính không tự thụ tinh vì sản phẩm sinh dục không chín cùng một lúc. - Tuổi thành thục của hầu: 1 năm. - Phương thức sinh sản: noãn sinh (thụ tinh ngoài, phôi phát triển ngoài nhờ dinh dưỡng của noãn hoàng). 13
  14. - Mùa vụ sinh sản: rải rác quanh năm. Nhưng có 2 mùa đẻ rộ là vụ 1: tháng 4 – 6 và vụ 2: tháng 8 – 10. Các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình sinh sản của hầu: Quá trình sinh sản của hầu chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện môi trường, đặc biệt là nhiệt độ và tỷ trọng nước. - Nhiệt độ nước: nhiệt độ nước có quan hệ chặt chẽ với sự thành thục sinh dục và phóng tinh, đẻ trứng của hầu. Thí nghiệm của Loosanoff ở độ mặn: 20 ppt, pH: 7.5 – 8.5, cho kết quả như sau: + Lần 1: ở 100C sau 35 ngày hầu mới thành thục nhưng tỷ lệ thành thục ít. + Lần 2: ở 200C và 250C sau 5 ngày hầu đã thành thục nhưng tỷ lệ đẻ thấp chỉ đạt 24%. + Lần 3: ở 300C chỉ sau 3 ngày hầu đã thành thục và cho tỷ lệ sinh sản cao. Vậy ở nhiệt độ cao và kéo dài trong khoảng cho phép thì hầu sẽ sinh sản sớm hơn so với mùa vụ. Theo kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy các loài hầu khác nhau thì cần nhiệt độ nước cho quá trình sinh sản cũng khác nhau: hầu dài O. gigas: trên 250C; hầu nhặt vảy O. denselamellosa: 210C – 230C; hầu Ấn Độ O. cucullata: 170C – 180C; hầu vịnh Đại Liên O. talienwhanensis: 200C – 270C - Tỷ trọng nước: tỷ trọng nước cũng có quan hệ mật thiết với quá trình sinh sản của hầu. Tỷ trọng của nước thích hợp nhất cho sinh sản của hầu là 1.008 – 1.018. Nếu tỷ trọng của nước không thích hợp thì mặc dù tuyến sinh dục của hầu bố mẹ đã thành thục, mùa đẻ đã đến nhưng hầu vẫn không đẻ. Ngoài ra hoạt động sinh sản của hầu còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường khác như: - Độ mặn: khi nhiệt độ thích hợp và hầu đã thành thục nhưng độ mặn của môi trường là 25 – 30 ppt thì hầu vẫn chưa sinh sản rộ. Nhưng khi vào mùa mưa độ mặn giảm còn 10 – 20 ppt thì hầu sinh sản rất mạnh. - Thức ăn: trong môi trường giàu dinh dưỡng thì khả năng tích lũy glycogen tăng do đó sự tích lũy noãn hoàng trong trứng của hầu tăng theo, vì vậy mà hầu thành thục sinh dục sớm và khả năng sinh sản tốt hơn. Ngược lại, trong môi trường nghèo dinh dưỡng thì khả năng thành thục sinh dục và sinh sản của hầu sẽ kém đi. - Thủy triều: nước cường hầu sẽ sinh sản mạnh, nước kém: thì sinh sản của hầu giảm đi. IV. Phát triển phôi và ấu trùng Hầu là loài động vật thân mềm sinh sản theo kiểu noãn sinh, sau khi trứng và tinh trùng thụ tinh khoảng 30 – 50 phút sẽ xuất hiện cực thể thứ nhất và cực thể thứ hai. Sau đó 14
  15. trứng thắt lại ở xích đạo, tế bào chất dồn về cực thực vật, từ cực thực vật có hai tế bào chất hình lưỡi thò ra, đó là cực diệp thứ nhất. Đồng thời trứng tiến hành phân cắt lần thứ nhất. Từ cực động vật trứng cắt dọc thành hai cầu phân cắt AB và CD nhưng không đều, AB nhỏ và CD to. Tiếp theo phôi tiến hành các lần phân cắt cho đến khi tạo thành 64 tế bào thì phôi bước vào giai đoạn phôi tang chưa có xoang rỗng bên trong (2h15 – 2h30), phôi nang (2h45 – 3h), phôi vị (3h40 – 4h), lúc này phôi đã hình thành các tiêm mao ngắn, nhỏ, xuất hiện tuyến vỏ, hậu môn nguyên thủy thông với mấu ruột và dạ dày. Tất cả các hình thái trên là cơ sở để hình thành ấu trùng bánh xe (7h-10h). Ấu trùng bánh xe sống trôi nổi và trải qua các giai đoạn biến thái thành ấu trùng diện bàn (14h-16h), ấu trùng chữ D (18h-20h), ấu trùng sơ kỳ, ấu trùng sơ kỳ đỉnh vỏ, ấu trùng trung kỳ, ấu trùng hậu kỳ (có xu hướng sống đáy), ấu trùng bò lê (10-12 ngày), ấu trùng bám (12-14 ngày). A B C D E F G H I K N L M O P Q T Hình 1.3: Qúa trình phát triển phôi và ấu trùng của hầu C. rivularis A: Trứng mới thụ tinh; B, C: Cực thể thứ nhất và cực thể thứ hai; D, E, F: Phân cắt lần thứ nhất và sự thò thụt của các cực điệp; G, H: Phân cắt lần thứ hai; I: Phôi tang; K: Phôi nang; M: Phôi vị; L: Ấu trùng bánh xe; N: Ấu trùng đĩa bơi; O: Ấu trùng nề thẳng; P: Ấu trùng sắp bám chân đã xuất hiện; Q: Hầu mới bám; T: Hầu đã bám vài ngày. 15
  16. Các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình phát triển phôi và ấu trùng: - Nhiệt độ: nhiệt độ có ảnh hưởng rất quan trọng đến sự phát sinh của hầu. Nếu nhiệt độ lớn hơn 350C hay nhỏ hơn 150C thì phôi sẽ bị dị hình và không phát triển được. Khoảng nhiệt độ thích hợp là 250C – 280C. Các loại hầu khác nhau thì chịu ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển phôi và ấu trùng cũng khác nhau như hầu ống O. gigas thích hợp với nhiệt độ 230C – 260C, nếu thấp hơn 150C hay cao hơn 300C thì số lượng phôi dị hình rất lớn và tốc độ phát triển chậm. Còn hầu Ấn Độ O. cucullata thích hợp với nhiệt độ 27.50C – 29.50C - Độ mặn: độ mặn thích hợp cho sự phát triển của phôi và ấu trùng hầu tương tự như độ mặn của nơi hầu bố, mẹ sinh sống. Các loài hầu khác nhau thì thích nghi với các độ mặn khác nhau. Hầu cửa sông C. rivularis có độ mặn thích hợp là 10 – 25 ppt, còn ở độ mặn thấp hơn 5 ppt thì trứng bị trương nước hay lớn hơn 25 ppt thì trứng bị mất nước dẫn đến ấu trùng sẽ bị dị hình, không phát triển được. - Muối vô cơ: một số loại muối vô cơ có trong nước như: KCl, CaCl2, MgCl2 nếu thiếu có thể làm cho tỷ lệ thụ tinh giảm thấp đến 20 - 30%, ngược lại nếu thừa thì sẽ làm cho tỷ lệ thụ tinh của trứng giảm thấp hơn nữa. V. Sinh trưởng Hầu là loài động vật thân mền chỉ sinh trưởng trong một giai đoạn nhất định khi còn non, sau khi đã trưởng thành rồi thì hầu như không lớn lên được nữa. Trong năn đầu tiên thì hầu sinh trưởng nhanh về kích thước, năm thứ 2 và 3 thì sinh trưởng nhanh về thân mềm. Từ năm 4 trở đi thì tốc độ sinh trưởng giảm. Sự sinh trưởng của hầu phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh do đó nó thay đổi theo từng mùa trong năm. Hầu cửa sông C. rivularis có quá trình sinh trưởng chia làm 4 mùa rõ rệt. Thời gian nghỉ ngơi là vào mùa đông khi thời tiết giá lạnh, vỏ của hầu không phát triển. Thời gian sinh trưởng chính vào những tháng mùa xuân ấm áp, thức ăn đầy đủ, hầu lớn rất nhanh. Vào mùa sinh sản hầu sinh trưởng kém vì mất nhiều năng lượng cho quá trình sinh sản. Sau đó là thời gian hầu bắt mồi mạnh để tích trữ năng lượng và lúc này hầu lớn rất nhanh. VI. Một số yếu tố vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng đến hầu 1. Các yếu tố vô sinh 16
  17. - Độ mặn: mỗi loài hầu đều có một phạm vi thích ứng nhất định đối với độ mặn, vượt quá phạm vi này chúng đều không sống được. Sự thay đổi độ mặn sẽ làm cho áp suất thẩm thấu trong và ngoài cơ thể hầu bị mất cân bằng. Nếu độ mặn hạ xuống còn 3 ppt thì cơ thể hầu sẽ bị trương nước, sinh trưởng kém. Tình trạng này kéo dài hay độ mặn tiếp tục bị hạ xuống chỉ còn 1 – 2 ppt thì hầu sẽ bị chết. Ngược lại nếu độ mặn quá cao cũng sẽ ảnh hưởng đến đời sống của hầu, nhưng trong thực tế trường hợp này ít xảy ra và tác hại không lớn lắm như trường hợp độ mặn bị giảm thấp do tác dụng của nước ngọt trong mùa mưa lũ. - Nước thải công nghiệp: khu vực nuôi hầu phải đảm bảo không có nguồn nước thải công nghiệp chảy vào, vì trong đó có rất nhiều hoá chất có hại cho sinh trưởng và phát triển của hầu. - Bão lụt: bão lụt sẽ làm độ mặn và pH giảm ảnh hưởng trực tiếp đến hầu. Ngoài ra nó còn làm cho độ trong của vùng nuôi giảm làm cho hầu bị vùi lấp không lọc được thức ăn, hay gây hư hại cho các thiết bị nuôi 2. Các yếu tố hữu sinh - Thực vật phù du (plankton): khi thực vật phù du phát triển quá mạnh thì khi về đêm sẽ gây hiện tượng thiếu O2, thừa CO2, hay chúng bám vào mang ảnh hưởng đến quá trình lọc thức ăn của hầu. Một số bọn còn tiết ra chất độc gây hại cho hầu. - Hiện tượng thủy triều đỏ (red tide): hay còn gọi là hiện tượng nở hoa của nước do sự tàn lụi hàng loạt của các loài tảo như: Gymodium, Pyrodinium, Noctinuca, Glinodinium khi chúng phân hủy sẽ gây sự thiếu hụt O2 nghiêm trọng và sinh ra các khí độc như: H2S, NH3 và một số chất độc khác ảnh hưởng trực tiếp đến hầu. - Động vật ăn thịt: các loại ốc ăn thịt như: ốc đỏ Rapana thomasiana, ốc gai Thais clavigera, ốc ngọc Natica, ốc gai xương Murrin, sao biển Pisarter ochraceus, cua biển Cylla serrata, cá nhám xanh Carcharias glaucus các loài này đều có răng lưỡi sắc nhọn có thể đục thủng vỏ hầu để ăn phần thịt bên trong. - Sinh vật bám tranh vật bám: sun Balanus sp, điệp bám Anomya cyteum, đài tiên trùng Bryozoa, hải tiên Ascidia chúng cạnh tranh thức ăn, vật bám của ấu trùng hầu, hay bám chồng lên trên làm cho hầu không lấy được thức ăn và bị chết. 17
  18. - Sinh vật khoan lỗ: Bannia, Martesia, Pholas, Terado chúng đục thủng vỏ hầu ở vị trí cơ khép vỏ làm cho vỏ hầu không khép lại được tạo điều kiện để các động vật khác ăn thịt hầu. - Sinh vật ký sinh: như Polydora: ký sinh trong xoang cơ thể làm giảm tốc độ sinh trưởng của hầu. Hay bọn Hexamyta, Mytycola ký sinh làm cho hầu bị chết. VII. Kỹ thuật nuôi hầu cửa sông 1. Lấy giống tự nhiên Bãi lấy giống: - Vị trí: vùng cửa sông, eo, vịnh, đầm, phá, nơi nước lưu thông, giàu dinh dưỡng, ít sóng gió, nhiều hầu bố mẹ phân bố. - Điều kiện môi trường: + Độ mặn: hầu là loài rộng muối, nhưng độ mặn thích hợp nhất cho sự sinh trưởng của chúng là 10 – 25ppt. + Nhiệt độ: 20 – 300C. + pH: thích hợp cho sinh trưởng của hầu là 7.5 – 8.5. + Độ sâu: hầu sống được từ tuyến cao triều tới độ sâu 10m, nhưng tốt nhất nên chon bãi lấy giống từ tuyến trung triều tới độ sâu 3m, vì ở độ sâu này thời gian ngập nước nhiều nên hầu phát triển tốt. + Độ dốc: độ dốc tốt nhất chọn nơi có độ dốc thoai thoải sẽ dễ ràng thực hiện các thao tác kỹ thuật. + Chất đáy: chất đáy ít ảnh hưởng trực tiếp đến hầu nhưng ảnh hưởng lớn đến việc thả vật bám. Chất đáy là bùn nhão vật bám dễ bị vùi lấp, hầu bị chết ngạt. Chất đáy tốt nhất là cát bùn, khi thả vật bám không bị vùi lấp, nước chảy bùn, cát không bị vẩn đục phủ lắng lên hầu. + Ngoài ra khu vực bãi lấy giống phải đảm bảo không có nguồn nước thải công nghiệp chảy vào và không cản trở giao thông. Mùa vụ lấy giống: Hầu là loài sinh sản quanh năm nhưng không đều, trong đó có hai mùa đẻ rộ: - Vụ 1: tháng 4 – 6. - Vụ 2: tháng 8 – 10. 18
  19. Do đó hoạt động lấy giống phải được tiến hành vào mùa đẻ rộ của hầu khi đó mật độ bám của con giống sẽ cao, đạt yêu cầu sản xuất. Nhìn chung khi mật độ bám của hầu giống đạt trên 10 con/cm2 vật bám là đạt yêu cầu lấy giống. Phương pháp dự báo lấy giống: Hoạt động thả vật bám lấy giống hầu là một khâu quan trọng mang tính quyết định đến thành công của việc nuôi hầu. Vì vậy trước khi thả vật bám lấy giống cần phải có phương pháp dự báo lấy giống phù hợp để mang lại hiểu quả trong việc lấy giống. - Theo dõi các yếu tố môi trường như: nhiệt độ nước, độ mặn, tỷ trọng nước cả tầng mặt và tầng đáy, ngày hai lần vào buổi sáng và buổi chiều. - Theo dõi sự phát triển của tuyến sinh dục: lựa chon hầu có độ tuổi > 1 năm rồi tiến hành giải phẫu quan sát tuyến sinh dục. Từ việc xác định được sự phát triển của tuyến sinh dục ta có thể dự kiến được thời gian sinh sản rộ của hầu, từ đó có kế hoạch thả vật bám phù hợp. - Hầu chưa thành thục: + Con cái: trứng có hình đa giác, 1 đầu kéo dài tạo thành đuôi, trứng dính vào nhau và chưa có nhân. + Con đực: tinh trùng có màu đục, dính vào nhau và không vận động. - Hầu thành thục: + Con cái: trứng có hình bầu dục hoặc hình tròn, rời nhau, đa số trứng đã có nhân rõ ràng. + Con đực: tinh trùng màu sáng, bóng, tinh rời và vận động mạnh. - Theo dõi ấu trùng phù du: sử dụng lưới thu động vật phù du để thu mẫu rồi cố định bằng formol 5%. Sau đó nhận dạng và đếm số lượng ấu trùng phù du của hầu. Bảng 1.1: Thời gian và kích thước ấu trùng phù du của hầu C. rivularis (Theo Haruo Susuki) Giai đoạn ấu Kích thước Thời gian trải Thời gian thành ấu trùng (µm) qua (ngày) trùng bám (ngày) Chữ D 250 > 12 1 – 2 19
  20. - Theo dõi ấu trùng bám: mùa vụ sinh sản của hầu cũng trùng với mùa vụ sinh sản của sun, do đó ta phải theo dõi ấu trùng bám của hầu và sun. + Lập dàn rồi thả vật bám để thu ấu trùng bám của hầu và sun. Sau đó đếm số lượng ấu trùng bám. + Phân biệt ấu trùng bám của hầu và sun: ấu trùng hầu có hình tam giác hoặc hình bầu dục, đỉnh vỏ có hình bầu dục, hơi ngả về phía sau vỏ. Ấu trùng có màu vàng rơm. Ấu trùng sun có hình chóp cụt, đỉnh vỏ hình tam giác nhọn, nằm giữa vỏ. Ấu trùng có màu phớt hồng. Điều kiện môi trường cho phép thả vật bám lấy giống: - Nhiệt độ: 20 – 300C. - Độ măn: 10 – 20 ppt. - pH: 7.5 – 8.5. - Ấu trùng hậu kỳ ≥ 200 con/m3. - Ấu trùng bám hầu ≥ 5 con/vật bám/ngày. - Ấu trùng bám sun < 10 con /vật bám/ngày. Phương pháp lấy giống: - Lấy giống ở đáy (S): + Nguyên tắc: rải vật bám trên nền đáy. + Yêu cầu của vật bám: hầu có thể bám trên bất cứ vật rắn nào có trong nước, do đó khả năng sử dụng vật bám để lấy giống rất rộng rãi. Tuy nhiên vật bám phải đảm bảo các yêu cầu sau: sạch, không có chất độc, không có mùi vị lạ, cứng, nháp, sẵn có, giá rẻ, sử dụng tiện lợi và phù hợp với điều kiện tự nhiên của bãi nuôi. Các loại vật liệu có thể làm vật bám là: vỏ thân mềm, đá, gạch, ngói, cọc xi măng, gỗ Hình 1.4: Vật bám nhiều mặt bằng đất nung sử dụng lấy giống hầu C. rivularis o Lấy giống ở bãi cạn: + Vị trí: vùng trung triều đến vùng hạ triều. 20
  21. + Tiến hành: khi nước cạn ta san bãi thành luống, sau đó cắm cọc đánh dấu. Khi nước lên dùng thuyền chở vật bám rải đều. Khi nước xuống ta tiến hành chỉnh lý xếp lại các vật bám, xếp 4 – 5 vật bám thành một cụm, khoảng cách giữa hai cụm là 20 – 30 cm. A B Hình 1.5: Thả đá đứng (A) và xếp đá thành khóm (B) để lấy giống hầu C. rivularis. - Lấy giống ở bãi sâu: + Vị trí: từ hạ triều trở xuống. + Tiến hành: dùng thuyền chở vật bám rải đều trên nền đáy. - Lấy giống lập thể (V): + Nguyên tắc: treo vật bám trong nước. + Làm dây vật bám: vỏ hầu, ngói tiến hành đục lỗ, sau đó rửa sạch rồi sâu dây. Hình 1.6: Các loại dây vật bám dùng lấy giống hầu C. rivularis + Lấy giống bằng dàn: sử dụng cọc gỗ, tre để làm giàn treo dây vật bám. Chiều dài của giàn là 10m, chiều rộng 0.8m. Trên giàn treo dây vật bám cách nhau 20cm, dây vật bám cách đáy ≥ 50cm. Chiều dài dây vật bám là 1.5m. + Lấy giống bằng bè: sử dụng cọc tre và phao nổi làm bè, diện tích 50m2. Bốn đầu bè sử dụng neo để cố định. Trên bè treo các dây vật bám để lấy giống, khoảng cách giữa các dây vật bám là 20cm, khi thủy triều rút dây vật bám cách đáy ≥ 50cm. 21
  22. Ương giống: đối với hai phương pháp lấy giống ở đáy và lấy giống lập thể thì trong quá trình ương giống phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Không để hầu bị vùi lấp. - Nếu mật độ hầu giống quá dầy thì phải san thưa. - Ức chế giống: sau khi thả vật bám lấy giống hầu được một tháng, ta phải tiến hành ức chế giống. Nhằm mục đích : + Hạn chế khả năng bắt mồi của hầu, do đó tốc độ sinh trưởng của hầu sẽ chậm lại, vỏ hầu sẽ dày lên tạo thành giống cứng. + Tạo cho hầu quen sống trong các điều kiện môi trường khắc nghiệt. + Tuyển chọn được giống tốt. Các phương pháp ức chế giống: + Ức chế đơn giản: dồn các dây giống lại gần nhau. + Ức chế toàn phần: di chuyển dây giống từ vùng hạ triều lên vùng trung triều. Ở vùng trung triều độ sâu thấp hơn vùng hạ triều do đó sẽ hạn chế được sự bắt mồi của hầu. + Ức chế bán phần: treo các dây vật bám cách nhau 5cm ở vùng trung triều. - Điều kiện môi trường: trong quá trình ương giống chỉ có yếu tố độ mặn là có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của hầu, còn các yếu tố khác ảnh hưởng rất ít. Vào mùa mưa độ mặn thường giảm thấp (< 5ppt), do đó nó ảnh hưởng đến sinh trưởng của hầu. Ta phải di chuyển dây giống đến nơi có độ mặn thích hợp cho sinh trưởng của hầu. - Theo dõi thức ăn và tốc độ sinh trưởng: trong thời gian ương giống ta phải thường xuyên theo dõi sinh lượng của sinh vật phù du và mùn bã hữu cơ trong thủy vực. Nếu hàm lượng thức ăn không đầy đủ sinh trưởng của hầu sẽ giảm. Khi đó ta phải di chuyển hầu đến vùng nuôi có nguồn thức ăn đầy đủ hơn. 2. Sản xuất giống nhân tạo Tuyển chọn hầu bố mẹ: đây là khâu quan trọng quyết định đến thành công của quá trình sinh sản nhân tạo. Hầu bố mẹ sử dụng cho sinh sản nhân tạo phải đáp ứng được các yêu cầu sau: - Tuổi: ≥ 1. - Thời gian: trong mùa sinh sản. - Hầu bố mẹ phải khỏe, sinh trưởng nhanh (có gờ sinh trưởng thưa rõ). 22
  23. - Thành thục sinh dục: con đực có tinh trùng vận động mạnh, con cái có trứng hình tròn, nhân to, rõ. Kích thích sinh sản: - Bể kích thích sinh sản có thể tích 0.5 – 1m3. - Tiến hành vệ sinh bể và toàn bộ các dụng cụ. - Cấp nước biển lọc sạch vào bể có: + Độ mặn: 15ppt. 0 + Nhiệt độ: 25 – 28 C. + pH:7.5 – 8.5. - EDTA: 5 – 10ppm. - Sục khí. - Tỷ lệ hầu bố mẹ: 1 đực : 2 cái. - Kích thích sinh sản: từ nhiệt độ nước 250C ta tăng dần lên 300C, sau một thời gian ngắn hầu bố mẹ sẽ phóng tinh và đẻ trứng. Sau khi trứng được thụ tinh, ta sẽ vớt trứng để chuyển sang bể ương. Ương ấu trùng: - Bể ương có thể tích 1 – 1.5m3. - Vệ sinh bể và dụng cụ. - Cấp nước biển lọc sạch có: + Độ mặn: 15ppt. + pH: 7.5 – 8.5. + Nhiệt độ: 25 – 280C. - EDTA: 5 – 10ppm. Hình 1.7: Bể ấp trứng và ương ấu trùng hầu C. rivularis - Sục khí đầy đủ. - Trứng đã thụ tinh được rửa sạch trước khi cho vào bể ương. - Mật độ ương: 5 – 10 trứng/mL. - Quản lý và chăm sóc: + Cho ăn: khi trong bể ương xuất hiện ấu trùng chữ D ta tiến hành cấp tảo các loại tảo đơn bào: Nanochloropsis oculata, Isochrysis, Chlorella, Tetraselmis. Khẩu phần thức ăn có sự phối hợp giữa các loại tảo sẽ cho hiểu quả tốt hơn. Khẩu phần 23
  24. cho ấu trùng chữ D là hỗn hợp của Chatoceros và Isochrysis với mật độ tế bào tương ứng thích hợp nhất là: 125 TB/µL và 50 TB/µL. Thời gian: 2 lần/ngày vào buổi sáng: 7 – 8h, buổi chiều: 15 – 16h. Cho ăn dư tảo sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nuôi. Trong trường hợp mật độ ấu trùng nuôi cao cần cho ăn làm nhiều lần trong ngày để tránh tình trạng lắng đáy của thức ăn. + Sục khí: ở giai đoạn ấu trùng chữ D ta sục khí nhẹ nhưng mạnh hơn khi ấu trùng đạt kích thước 140µm, tỷ lệ dòng khí phụ thuộc vào hình dạng bể và kích thước của ấu trùng. + Khi xuất hiện ấu trùng bò lê ta phải cấp tảo và vật bám để cho ấu trùng bám. + Khi xuất hiện ấu trùng bám ta tiếp tục cấp tảo vào bể ương với mật độ tăng dần từ 3000 TB/mL lên 10.000 TB/mL. + Hàng ngày theo dõi sức khỏe của ấu trùng, các giai đoạn phát triển và chất lượng nước của bể nuôi. + Định kỳ thay nước cho bể ương: 2 ngày/lần, mỗi lần thay 50%. Chú ý nguồn nước mới thay phải được sử lý bằng tia cực tím và có các yếu tố: nhiệt độ, độ mặn, pH tương đương với nước trong bể nuôi để tránh gây sốc cho ấu trùng. Tuy nhiên lượng nước thay phụ thuộc vào: độ bẩn của nước, giai đoạn phát triển và mật độ của ấu trùng trong bể ương. - Khi ấu trùng bám đạt kích thước 0.5 – 1cm là đạt kích cỡ con giống để đưa ra nuôi thương phẩm. 3. Nuôi thương phẩm (nuôi lớn) Bãi nuôi: - Vị trí: vùng cửa sông, eo, vịnh, đầm, phá, nơi nước lưu thông, giàu dinh dưỡng, ít sóng gió. - Điều kiện môi trường: + Độ mặn: hầu là loài rộng muối, nhưng độ mặn thích hợp nhất cho sự sinh trưởng của chúng là 10 – 25ppt, vào mùa mưa độ mặn không xuống quá 5ppt. + Nhiệt độ: 20 – 300C. + pH: thích hợp cho sinh trưởng của hầu là 7.5 – 8.5. + Độ sâu: hầu sống được từ tuyến cao triều tới độ sâu 10m, nhưng tốt nhất nên chọn bãi nuôi từ tuyến trung triều thấp tới độ sâu 5m, vì ở độ sâu này thời gian ngập nước nhiều và dễ dàng trong việc quản lý và thu hoạch hầu. 24
  25. + Độ dốc: độ dốc tốt nhất chọn nơi có độ dốc thoai thoải, diện tích bãi nuôi sẽ được mở rộng và rễ ràng thực hiện các thao tác kỹ thuật. + Chất đáy: chất đáy ít ảnh hưởng trực tiếp đến hầu nhưng ảnh hưởng lớn đến việc thả vật bám. Chất đáy là bùn nhão vật bám rễ bị vùi lấp, hầu bị chết ngạt. Chất đáy tốt nhất là cát bùn, khi thả vật bám không bị vùi lấp, nước chảy bùn, cát không phủ lắng lên hầu. + Ngoài ra khu vực bãi nuôi phải đảm bảo không có nguồn nước thải công nghiệp chảy vào và không cản trở giao thông. Phương pháp nuôi: - Nuôi ở đáy (S): + Nguyên tắc: rải vật bám có con giống trên nền đáy. + Nuôi ở bãi cạn: khi nước cạn ta san bãi thành luống, sau đó cắm cọc đánh dấu. Khi nước lên dùng thuyền chở vật bám có con giống rải đều. Khi nước xuống ta tiến hành chỉnh lý xếp lại các vật bám, xếp 4 – 5 vật bám thành một cụm, khoảng cách giữa hai cụm là 20 – 30cm. + Nuôi ở bãi sâu: dùng thuyền chở vật bám có con giống rải đều trên nền đáy. - Nuôi lập thể (V): + Nguyên tắc: treo vật bám có con giống trong nước. + Làm dây nuôi: buộc các vật bám có con giống cố định vào dây nuôi, khoảng cách giữa các vật bám là 15 – 20cm. + Nuôi lớn bằng dàn: sử dụng cọc gỗ, tre để làm giàn treo dây nuôi. Diện tích 10m2. Trên giàn treo dây nuôi cách nhau 30cm, dây nuôi cách đáy ≥ 50cm. Chiều dài dây nuôi là 2.5 – 3m. + Nuôi lớn bằng bè: sử dụng cọc tre và phao nổi làm bè, diện tích 50m2. Bốn đầu bè sử dụng neo để cố định. Trên bè treo các dây nuôi, khoảng cách giữa các dây nuôi là 30cm, khi thủy triều rút dây nuôi cách đáy ≥ 50cm. Hiện nay còn có các hình thức nuôi lớn hầu bằng: dây phao, cắm cọc trên nền đáy, lồng khung sắt, lồng lưới 25
  26. Hình 1.8: Phương pháp nuôi hầu C. rivularis bằng bè nổi 1: Cọc tre; 2: Thùng phi làm phao nổi; 3: Vật bám có con giống. Quản lý và chăm sóc: - Nuôi ở đáy (S): trong quá trình nuôi chú ít không để hầu bị vùi lấp, nếu mật độ các vật bám quá dày thì phải san thưa và chỉnh lý lại các vật bám. Có biện pháp hạn chế các loài địch hại ảnh hưởng đến hầu. - Nuôi lập thể (V): trong quá trình nuôi các hạt phù sa, rong, rác bẩn và các sinh vật bám sẽ bám vào hầu ảnh hưởng đến quá trình hô hấp, lọc thức ăn của hầu. Ngoài ra một số sinh vật bám còn tiết ra chất độc ảnh hưởng đến hầu. Vì vậy ta phải tiến hành làm vệ sinh cho hầu nuôi bằng cách dùng chổi xương quét các vật bám trên dây nuôi hầu. Vào mùa mưa, độ mặn có thể giảm thấp (< 5ppt) hoặc điều kiện môi trường và dinh dưỡng không thuận lợi cho hầu phát triển, khi đó ta phải di chuyển bè nuôi đến vùng khác có điều kiện thuận lợi hơn. - Tiêu diệt các loài địch hại của hầu. - Theo dõi thức ăn và tốc độ sinh trưởng của hầu: + Điều kiện môi trường bất lợi và dinh dưỡng nghèo hầu sẽ sinh trưởng chậm, kích thước nhỏ (phiến sinh trưởng nhỏ, không rõ ràng). Ta phải di chuyển bè nuôi đến vùng khác có điều kiện môi trường và dinh dưỡng thuận lợi hơn. + Điều kiện môi trường thuận lợi hầu sinh trưởng nhanh: gờ sinh trưởng lớn, thưa, rõ ràng. - Thường xuyên kiểm tra thiết bị nuôi nếu có hư hỏng thì phải sửa chữa kịp thời. Tăng cường công tác bảo vệ khi gần thu hoạch hầu. 26
  27. 4. Thu hoạch và chế biến Thu hoạch: thu hoạch đúng thời điểm là một vấn đề quan trọng trong việc nâng cao sản lượng hầu. Hầu chưa béo hoặc đã qua giai đoạn béo mới thu hoạch thì sẽ làm giảm sản lượng. Vì vậy nên tiến hành thu hoạch vào lúc hầu béo, trước khi đẻ tức là khoảng tháng 11 – 12 cho đến tháng 3 – 4 năm sau. Khi đó sản phẩm thu hoạch đảm bảo được các yêu cầu: sản lượng cao, chất lượng thịt tốt, kích cỡ đồng đều, có nơi tiêu thụ. Do đó mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bảng 1.2: Một số chỉ tiêu sinh trưởng và chất lượng của hầu C. rivularis Tuổi L (mm) Wtt (g) Wtm (g) Wtmtk (g) Wtmtk/ Wtm (%) 0+ 66.5 58 16 5.2 32.3 1+ 91 124 30.3 11.6 38.1 2 + 130 261 58 23.2 41.2 3+ 140 316 65 25.5 43.8 Chế biến: hầu là loại hải sản có giá trị kinh tế cao, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon và bổ như: ăn sống, làm đồ hộp, hấp, nướng 27
  28. CHƯƠNG II: KỸ THUẬT NUÔI TRAI NGỌC (Pinctada martensii Dunker) VÀ KỸ THUẬT CẤY NGỌC TRAI NHÂN TẠO I. Hình thái và cấu tạo ngoài Hình 2.1: Hình thái cấu tạo ngoài của trai ngọc Pinctada martensii (theo Chuỳ Dã) 1: Động mạch chủ phía trước; 2: Lớp cơ ở mặt khối nội tạng; 3: Tĩnh mạch; 4: Khối nội tạng; 5: Cơ chân sau bên phải; 6: Cơ chân trước bên phải; 7: Thần kinh liên kết não; 8: Cơ chân trước bên trái; 9: Miệng; 10: Vành xúc biện; 11: Hạch thần kinh não; 12: Thần kinh liên kết não chân; 13: Thần kinh liên kết não tạng; 14: Hạch thần kinh chân; 15: Lỗ sinh dục; 16: Lỗ thận; 17: Ống nối thận và xoang bao tim; 18: Vành thận; 19: Tĩnh mạch ra mang; 20: Tĩnh mạch vào mang; 21: Lá giữa màng áo; 22: Lá trong màng áo; 23: Thần kinh mang; 24: Tấm mang trong bên trái; 25: Thần kinh liên kết tạng; 26: Hạch thần kinh tạng; 27: Mép tự do tấm mang trong bên trái; 28: Xoang nước ra; 29: Mấu lồi hậu môn; 30: Màng áo trái; 31: Thần kinh sau màng áo; 32: Cơ khép vỏ; 33: Cơ rút chân; 34: Đường thông thận trái, phải; 35: Động mạch chủ phía sau; 36: Trực tràng; 37: Tâm nhĩ; 38: Xoang bao tim; 39: Động mạch thông ra màng áo sau; 40: Tâm thất. 1. Vỏ Vỏ hình hơi vuông, mặt ngoài vỏ có màu vàng nhạt, hai vỏ không băng nhau, vỏ phải phẳng, vỏ trái hơi phồng lên. Đỉnh vỏ ở phía trước, tai trước nhỏ hơn tai sau. Mép lưng thẳng, mép bụng tròn. Phía dưới tai trước có lỗ tơ chân rõ rệt, tơ chân có dạng chùm. Mặt ngoài của vỏ có nhiều tấm vẩy mỏng, mặt trong của vỏ màu trắng, láng và óng ánh màu bạc. Vết cơ khép vỏ ở chính giữa của vỏ, vết màng áo đơn giản. 2. Màng áo Màng áo gồm hai tấm trái phải đối xứng nhau và chỉ dính liền ở chỗ dưới bản nề còn các bộ phận khác đều tự do. Phần giữa màng áo rất mỏng, phần mép tương đối dày. Mép màng áo chia làm 3 lớp: lớp ngoài sát vỏ rất mỏng không có xúc tu, do một rãnh 28
  29. sâu ngăn cách với mấu cảm giác của lớp giữa. Mấu cảm giác tương đối dày, có nhiều xúc tu. Trong cùng là mấu mép màng áo rất phát triển và gập vào trong thẳng góc với mặt ngoài của màng áo. Phía trên có một hàng xúc tu đơn giản không đều nhau. 3. Chân và cơ co rút chân Chân của trai ngọc nhỏ, ngắn, có hình gậy và có nhiều sắc tố nằm ở phía trước thận. Mặt bụng của chân có một rãnh tơ chân rất sâu thông với phía sau lỗ tơ chân. Tơ chân hình tấm, màu xanh. Vận động của chân chủ yếu nhờ vào hoạt động của cơ co rút và cơ ruỗi chân. Cơ ruỗi chân gồm có 2 đôi, đôi trước phát triển hơn đôi sau. Một đầu của đôi trước có dạng tấm nối với mặt ngoài của cơ rút chân và gốc chân tạo thành một góc 450, còn một đầu có dạng bó dính ở phía trong ổ đỉnh vỏ. Đôi sau một đầu nối với phần trên của chân còn môt phần nối với phía sau ổ đỉnh vỏ. Cơ rút chân gồm có một đôi nằm ở phần giữa phía trước cơ khép vỏ. Có một đầu to dính vào cơ khép vỏ, còn một đầu nối với chân. Tơ chân của trai ngọc có dạng chùm. Tơ chân do tuyến tơ chân nằm ở điểm giao nhau giữa 2 cơ rút chân trái phải tiết ra. 4. Hệ cơ Trai ngọc ở giai đoạn ấu trùng có hai cơ khép vỏ trước và sau, nhưng từ giai đoạn sống bán cố định thì cơ khép vỏ trước thoái hoá và tiêu biến dần, chỉ còn cơ khép vỏ sau phát triển. Cơ khép vỏ sau được cấu tạo gồm hai phần: + Phần trong suốt hơi vàng nằm ở phía trước tạo thành các bó cơ hình đa giác gọi là cơ vân ngang, có nhiệm vụ khép vỏ, giúp cho vỏ nhanh chóng đóng lại. + Phần màu trắng gọi là cơ trơn, cơ trơn vận động chậm chạp nhưng nó có thể làm cho vỏ được khép chặt. - Ngoài ra trai ngọc còn có: + Cơ vòng: nằm xung quanh mép màng áo. + Cơ phóng xạ: phân bố dọc theo màng áo. II. Cấu tạo trong 1. Hệ thần kinh Hệ thần kinh của trai ngọc gồm có 3 đôi hạch: hạch não, hạch chân và hạch tạng. Cả ba đôi hạch này tồn tại trong suốt vòng đời của trai. 29
  30. Hạch não gồm 2 chiếc trái phải nằm ở gốc xúc biện, nối liền nhau nhờ dây thần kinh liên kết chạy vòng qua thực đạo. Từ hạch thần kinh não có các dây thần kinh đi đến hạch thần kinh nôi tạng và hạch thần kinh chân. Hạch thần kinh nội tạng gồm có 2 chiếc trái phải nằm gần cơ khép vỏ. Từ đây có các dây thần kinh đi đến các cơ quan não, nội tạng, mang, màng áo Hạch thần kinh chân gồm có hai chiếc được nối với nhau bắng các dây thần kinh, nằm ở phía trên gốc chân. Từ hạch thần kinh chân có các dây thần kinh đi đến cơ co chân và cơ rút chân của trai ngọc. 2. Hệ hô hấp Trai ngọc cũng như nhiều loại động vật thân mềm khác hoạt động hô hấp chủ yếu dựa vào mang, ngoài ra chúng còn có thể tiến hành trao đổi khí dựa vào hệ thống mạch máu phân bố ở màng áo. Cấu tạo của mang: gồm hai đôi mang tơ đối xứng phải trái với nhau nằm ở phía trước mặt bụng của thận và được bao bọc bởi lớp màng áo. Hai tấm mang ở phía ngoài bên phải và trái hơi hẹp gọi là tấm mang ngoài, hai tấm mang ở phía trong rộng hơn gọi là tấm mang trong. Mỗi một tấm mang đều có một lớp trên và một lớp dưới. Lớp mang trên và lớp mang dưới dính liền với nhau ở rìa trước tạo nên đường rãnh làm nhiệm vụ vận chuyển thức ăn. Gốc của lớp mang trên tấm mang ngoài dính liền với nội tạng, còn gốc của lớp mang còn lại dính với nhau tạo thành hình chữ W. Phần chính giữa của chữ W là trụ mang có chức năng nâng đỡ các tấm mang. 3. Hệ tuần hoàn Hệ tuần hoàn của trai ngọc là hệ tuần hoàn hở. Tim nằm trong xoang bao tim, gồm một tâm thất và 2 tâm nhĩ. Tâm nhĩ màu nâu đỏ nằm ở phía dưới của xoang bao tim gồm 2 chiếc trái phải thông với nhau ở phía bên trong mặt bụng. Máu từ màng áo ngoài và tĩnh mạch chảy ra mang rồi chảy đến tâm nhĩ và cuối cùng đổ vào tâm thất. Tâm thất có dạng túi, màu trắng, vách rất dày. Giữa tâm nhĩ và tâm thất có van giữ cho máu cháy một chiều. Ở trai không có tim phụ. Động mạch chủ phía trước bắt đầu từ phía trước mé lưng tâm thất và chia ra làm động mạch nội tạng, động mạch sau manh nang tiêu hóa, động mạch chân và manh nang tiêu hóa, động mạch xúc biện trên và động mạch trước màng áo. Động mạch chủ phía sau đi từ phía sau lưng tâm thất xuống phía dưới ở mép sau cơ khép vỏ và phân bố ở màng áo. 30
  31. 4. Hệ tiêu hóa Bộ máy tiêu hóa của trai ngọc bao gồm: xúc biện, miệng, thực quản, dạ dày, ruột và hậu môn. Xúc biện có hình tam giác vuông gồm 2 tấm: tấm ngoài lớn hơn tấm trong. Mép sau của cả 2 tấm xúc biện đều dính với mép màng áo còn mép trước tự do. Miệng của trai ngọc có hình bầu dục, nằm ở chính giữa đỉnh của tấm xúc biện trong và ngoài. Thực quản ở trai rất ngắn và dẹt, chạy qua cơ ruỗi chân trước đến phía trước dạ dày. Dạ dày rất to dạng túi, không có hình thể nhất định, phía bên ngoài bị tuyến sinh dục và manh nang tiêu hóa bao phủ. Vách dạ dày có nhiều nếp gấp và có lỗ thông với manh nang tiêu hóa. Bên phía trái phần lưng của dạ dày có mộc dạ dày rất phát triển. Ruột của trai ngọc rất dài bắt đầu từ phía sau bên trái dạ dày đi xuống cuối gờ bụng rồi gấp khúc đi lên. Đoạn ruột đi xuống chạy song song với nang sợi keo, giữa ruột và nang sợi keo có khe nhỏ thông với nhau. Đoạn ruột đi lên qua phía trước xoang bao tim rồi xuyên qua khối nội tạng thành trực tràng. Trực tràng đi xuống ở phía sau cơ khép vỏ và mở ra ở đoạn cuối tạo thành hậu môn. 5. Hệ sinh dục Cơ quan sinh dục của trai ngọc được cấu tạo từ 3 bộ phận: + Bao noãn (follicle): là những nhánh của ống sinh dục ẩn trong mô liên kết dạng lưới. Đây là nơi mà các nguyên bào sinh dục phát dục tạo thành trứng và tinh trùng. + Ống sinh dục (genital canal): gồm nhiều ống nhỏ đối xứng hai bên, có dạng như gân lá phân bố ở quanh nang nội tạng. Đây là nơi chủ yếu tạo ra sản phẩm sinh dục là tinh trùng và trứng. + Ống vận chuyển sinh dục (gonoduat): là một ống to được tạo thành từ rất nhiều ống sinh dục. Mặt ngoài của ống được bao bọc bởi mô liên kết và mô cơ. Ống sinh dục mở ở khe niệu sinh dục tại mặt bụng của cơ khép vỏ, phía trong có các tiêm mao có tác dụng vận chuyển trứng và tinh trùng đã thành thục ra ngoài. Vào mùa sinh sản thì tuyến sinh dục của trai ngọc phát triển đầy khắp gờ bụng và bao phủ cả mặt ngoài của manh nang tiêu hóa. 6. Hệ bài tiết Cơ quan bài tiết của trai ngọc là thận có cấu tạo thận dạng 1(xoang bao tim và xoang màng áo nối thông với nhau). Thận có dạng túi dài, màu nâu nhạt nằm ở giữa mép dưới tấm xúc biện ngoài và mép trên của cơ khép vỏ. Ống phễu quanh thận 31
  32. một đầu mở ở xoang bao tim, còn một đầu mở ở trong nang thận. Ống đại thận mở ở trong xoang màng áo. II. Một số đặc điểm sinh học khác 1. Phân bố Trai ngọc là loài hẹp nhiệt và hẹp muối, thường phân bố ở vịnh, biển cạn. Nhiệt độ thích hợp trong khoảng: 10 – 350C và độ mặn là 22 – 35ppt, pH: 7.5 – 8.5. Chất đáy là cát, cát sạn; cát, ít bùn; cát, pha lẫn vỏ động vật thân mềm. Trai là loài sống ở độ trong khá cao, độ sâu từ -1m tới -10m nước. Ở nước ta trai ngọc phân bố nhiều ở môt số vùng sau: - Vịnh Hạ Long: đảo Côtô, đảo Minh Châu, đảo Quan Lạn. - Biện Sơn – Thanh Hóa. - Lăng Cô – Thừa Thiên - Huế. Ngoài ra còn có ở Bình Thuận, vịnh Thái Lan. 2. Phương thức sống Trai là loài sống bán cố định. Khi điều kiện môi trường bất lợi trai sẽ tự đứt tơ chân để di chuyển đến nơi có điều kiện môi trường thích hợp khi đó trai sẽ tự tái sinh tơ chân. Tuy nhiên, hoạt động di động trong ngày của trai có chu kỳ ngày đêm rõ rệt: ngày nghỉ, đêm di chuyển. 3. Thức ăn và phương thức bắt mồi Phương thức bắt mồi: trai là loài bắt mồi bị động bằng cách lọc nhiều lần. Thức ăn của trai thay đổi theo các giai đoạn phát triển của cơ thể. Giai đoạn ấu trùng: thức ăn của trai là thực vật phù du: Chlorella, Monas, Nanochloropsis, Tetraselmin, Cryptomonas. Giai đoan con non và trưởng thành thức ăn của trai phong phú hơn: - Thực vật phù du: Coscinodiscus, Thalassiosira, Thalassionema, Navicula, Synedra, Chactoceros, Skeletonema - Động vật phù du: ấu trùng Copepoda và Copepoda nhỏ, Rotifer. - Mùn bã hữu cơ. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình bắt mồi của trai: Trai ngọc là loài hẹp nhiệt và hẹp muối do đó biên độ dao động của nhiệt độ và độ mặn có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình bắt mồi của trai: - Nhiệt độ nước: 28 – 300C bắt mồi tăng mạnh. 32
  33. - Độ mặn: 22 – 35ppt bắt mồi mạnh. Ở nhiệt độ nhỏ hơn 22ppt và lớn hơn 35ppt thì khả năng bắt mồi của trai sẽ giảm. - Thủy triều: trai là loài bắt mồi theo kiểu lọc bị động nên phụ thuộc nhiều vào chế độ thủy triều: + Nước cường, thủy triều lên: bắt mồi tăng. + Nước kém, thủy triều xuống: bắt mồi giảm. - Lượng thức ăn trong nước: + Nghèo thức ăn: bắt mồi tăng. + Giàu thức ăn: bắt mồi giảm. 4. Sinh sản Trai là loài phân tính đực cái rõ rệt, nhưng cũng có hiện tượng lưỡng tính (thường gặp cơ thể lưỡng tính vào mùa đông). Tuổi thành thục của trai ngọc là 1 tuổi. Mùa sinh sản vào khoảng từ tháng 5 tới tháng 10, trong đó mùa đẻ rộ là vào tháng 7 đến tháng 9. Vào mùa sinh sản tuyến sinh dục của trai phát triển mạnh: ở con đực tuyến sinh dục có màu trắng sữa, con cái tuyến sinh dục có màu hơi vàng. - Phương thức sinh sản: noãn sinh (thụ tinh ngoài, phôi phát triển ngoài nhờ dinh dưỡng của noãn hoàng). 5. Quá trình phát triển phôi và ấu trùng Trứng của trai khi thành thục có hình tròn, đường kính khoảng 48µm, chính giữa trứng có một nhân lớn, màng trứng mỏng, bề mặt nhẵn. Tinh trùng gồm có 3 phần: đầu, thân và đuôi, dài khoảng 60µm. Đầu có hình nón lùn. Trứng sau khi được thu tinh sẽ co lại thành hình tròn đường kính khoảng 45µm và có hai màng trứng rõ rệt. Sự phân cắt trứng của trai ngọc cũng giống như của hầu cửa sông: sau khi cực thể thứ nhất, thứ hai xuất hiện thì cực diệp mọc ra, bắt đầu phân cắt trải qua các giai đoạn phôi tang (3 giờ), phôi nang (4 giờ), đến giai đoạn ấu trùng bánh xe (12 giờ) rồi phát triển thành ấu trùng đĩa bơi (40 giờ). Từ giai đoạn ấu trùng bánh xe rồi đến các giai đoạn ấu trùng sơ kỳ, trung kỳ và hậu kỳ đỉnh vỏ thì ấu trùng đã hình thành tuyến tiêu hóa đơn giản và ấu trùng đã dựa vào đĩa bơi để vận động và bắt mồi. Ở giai đoạn ấu trùng hậu kỳ đỉnh vỏ đã xuất hiện điểm mắt màu đen và chuyển sang sống đáy. Ở giai đoạn này nếu nhiệt độ 33
  34. thích hợp thì khoảng 20 ngày sẽ phát triển thành ấu trùng bò lê và sau 5 ngày nữa thì sẽ phát triển thành ấu trùng bám. Vì ấu trùng bám có tính hướng quang âm nên khi bám nó thường tiết ra tơ chân để bám vào các khe tối trên vật bám. Các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình phát triển phôi và ấu trùng trai ngọc Vì trai ngọc là loài hẹp muối và hẹp nhiệt nên nhiệt độ và độ mặn ảnh hưởng rất lớn đến qúa trình phát triển phôi và ấu trùng. Nhiệt độ và độ mặn thích hợp nhất cho sự phát triển phôi và ấu trùng của trai là 28 – 300C và 28 – 30ppt. Nếu nhiệt độ lớn hơn 320C và nhỏ hơn 240C thì phôi sẽ bị dị hình không phát triển được. Nếu độ mặn lớn hơn 35ppt và nhỏ hơn 27ppt thì phôi sẽ bị dị hình không phát triển được. Trứng của trai ngọc chỉ được thụ tinh ở điều kiện pH lớn hơn 7.5 vì nó có một lớp màng bao bọc phía ngoài, do vậy mà pH nhỏ hơn 7.5 sẽ không phá vỡ được lớp màng này nên trứng sẽ không được thụ tinh. 6. Khả năng phân tiết ngọc Cấu tạo và chức năng tạo vỏ của màng áo Màng áo là nơi có chức năng chính tạo ra vỏ của trai ngọc. Tế bào đầu của nếp tạo vỏ có chức năng sinh ra tầng da vỏ, còn tế bào mặt lưng của mép màng áo có chức năng sinh ra tầng đá vôi. Còn tế bào biểu bì mặt ngoài có chức năng tạo ra tầng ngọc trai của vỏ. Khả năng tạo ngọc của trai Bằng các nghiên cứu thực nghiệm sử dụng phương pháp đồng vị phóng xạ Ca45 đã cho thấy tế bào biểu bì mặt ngoài gần mép màng áo là vị trí tạo ngọc nhiều nhất. Thành phần hóa học của ngọc trai Thành phần chính của ngọc trai là CaCO3 chiếm tỷ lệ 91.72%, tiếp đến là hợp chất hữu cơ protein và polysaccarite với tỷ lệ 5.94%. Các hợp chất vi lượng khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ với 2.34%, nhưng thành phần và hàm lượng các nguyên tố vi lượng này lại quyết định đến màu sắc của ngọc trai. Thành phần và hàm lượng của các nguyên tố vi lượng: Al: 0.03%, Si: 0.01- 0.03%, Ag: 0.1%, Se: 0.03-0.1%, Fe: 0.3-1%, Mn: 0.003%, Ti: 0.003%, Au: 0.003%. Cơ chế tạo ngọc của trai ngọc. 34
  35. Các ion Ca+ và các ion kim loại vi lượng được tạo ra từ các tế bào biểu bì mặt ngoài của màng áo kết hợp lại với nhau tạo thành các phiến viên gạch. Trong khi đó thì các hợp chất vô cơ protein và polysaccarite kết hợp lại với nhau tạo thành dung dịch keo gắn kết các phiến viên gạch lại với nhau. Sự gắn kết các phiến viên gạch này lại với nhau sẽ tạo thành tầng ngọc trai. IV. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của trai ngọc 1. Yếu tố vô sinh - Độ mặn: Sự thay đổi độ mặn sẽ làm cho áp suất thẩm thấu trong và ngoài cơ thể trai bị mất cân bằng. Nếu độ mặn hạ xuống quá thấp thì trai sẽ bị trương nước, sinh trưởng kém. Tình trạng này kéo dài hay độ mặn tiếp tục bị hạ xuống thấp hơn nữa thì trai sẽ bị chết. Ngược lại, nếu độ mặn quá cao cũng sẽ ảnh hưởng đến đời sống của trai. - Nước thải công nghiệp: khu vực nuôi trai phải đảm bảo không có nguồn nước thải công nghiệp chảy vào, vì trong đó có rất nhiều hoá chất có hại cho sinh trưởng và phát triển của trai. - Bão lụt: bão lụt sẽ làm độ mặn và pH giảm ảnh hưởng trực tiếp đến trai. Ngoài ra nó còn làm cho độ trong của vùng nuôi giảm làm cho trai nuôi bị phủ lấp không lọc được thức ăn, hay gây hư hại cho các thiết bị nuôi 2. Các yếu tố hữu sinh - Thực vật phù du (plankton): khi thực vật phù du phát triển quá mạnh thì khi về đêm sẽ gây hiện tượng thiếu O2, thừa CO2, hay chúng bám vào mang ảnh hưởng đến quá trình lọc thức ăn của trai. Một số bọn còn tiết ra chất độc gây hại cho trai. - Hiện tượng thủy triều đỏ (red tide): hay còn gọi là hiện tượng nở hoa của nước do sự tàn lụi hàng loạt của các loài tảo như: Gymodium, Pyrodinium, Noctinuca, Glinodinium khi chúng phân hủy sẽ gây sự thiếu hụt O2 nghiêm trọng và sinh ra các khí độc như: H2S, NH3 và một số chất độc khác ảnh hưởng trực tiếp đến trai. - Động vật ăn thịt: các loại ốc ăn thịt như: ốc đỏ Rapana thomasiana, ốc gai Thais clavigera, ốc ngọc Natica, ốc gai xương Murrin, sao biển Pisarter ochraceus, cua biển Cylla serrata, cá nhám xanh Carcharias glaucus các loài này đều có răng lưỡi sắc nhọn có thể đục thủng vỏ trai để ăn phần thịt bên trong. 35
  36. - Sinh vật bám tranh vật bám: sun Balanus sp, điệp bám Anomya cyteum, đài tiên trùng Bryozoa, hải tiên Ascidia chúng cạnh tranh thức ăn, và bám vào lồng nuôi trai làm cản trở quá trình lọc thức ăn của trai, cản trở sự lưu thông nước, làm hỏng lồng nuôi và khi chết chúng sẽ gây ô nhiễm cho vùng nuôi trai. Ngoài ra một số loài còn có khả năng tiết ra độc tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của trai. - Sinh vật khoan lỗ: Bannia, Martesia, Pholas, Terado chúng đục thủng vỏ trai ở vị trí cơ khép vỏ làm cho vỏ trai không khép lại được tạo điều kiện để các động vật khác ăn thịt trai. - Sinh vật ký sinh: bọn Cercaria ký sinh làm giảm tốc độ sinh trưởng của trai và làm cho ngọc trai bị bẩn. V. Kỹ thuật nuôi trai ngọc 1. Kỹ thuật lấy giống Bãi lấy giống: bãi lấy giống trai phải đảm bảo được các yêu cầu sau: - Vị trí: vùng vịnh ít sóng gió, có nguồn nước lưu thông tốt, giàu thức ăn và phải có nhiều trai bố mẹ phân bố. - Điều kiện môi trường: + Độ mặn: độ mặn thích hợp nhất cho sự sinh trưởng của trai ngọc là 25 – 30ppt. + Nhiệt độ thích hợp trong khoảng: 10 – 350C + pH: thích hợp cho sinh trưởng của trai là 7.5 – 8.5. + Độ sâu: tốt nhất là -1m đến - 4m nước. + Chất đáy: chất đáy tốt nhất là cát, cát sạn. Ngoài ra khu vực bãi lấy giống phải đảm bảo không có nguồn nước thải công nghiệp chảy vào và không cản trở giao thông. Mùa vụ lấy giống: từ tháng 7 đến tháng 9 hàng năm. Phương pháp lấy giống - Lấy giống ở đáy (S): + Nguyên tắc: rải vật bám trên nền đáy. + Yêu cầu của vật bám: trai có thể bám trên bất cứ vật rắn nào có trong nước, do đó khả năng sử dụng vật bám để lấy giống rất rộng rãi. Tuy nhiên vật bám phải đảm bảo các yêu cầu sau: sạch, không có chất độc, không có mùi vị lạ, cứng, nháp, sẵn có, giá rẻ, sử dụng tiện lợi và phù hợp với điều kiện tự nhiên của bãi nuôi. 36
  37. Ngoài ra, khi làm vật bám để lấy giống trai ta phải chú ý đến đặc điểm trai là loài có đặc tính hướng âm. Do đó, ấu trùng bám của trai sẽ bám nhiều ở phía mặt âm hơn, vì vậy ta phải chú ý tạo ra vật bám có nhiều mặt âm. Các loại vật liệu có thể làm vật bám là: vỏ thân mềm, đá, gạch, ngói, cọc xi măng, gỗ o Lấy giống ở bãi cạn: + Vị trí: vùng trung triều đến vùng hạ triều. + Tiến hành: khi nước cạn ta san bãi thành luống, sau đó cắm cọc đánh dấu. Khi nước lên dùng thuyền chở vật bám rải đều. Khi nước xuống ta tiến hành chỉnh lý xếp lại các vật bám, xếp 4 – 5 vật bám thành một cụm, khoảng cách giữa hai cụm là 20 – 30cm. o Lấy giống ở bãi sâu: + Vị trí: từ hạ triều trở xuống. + Tiến hành: dùng thuyền chở vật bám rải đều trên nền đáy. - Lấy giống lập thể (V): + Nguyên tắc: treo vật bám trong nước. + Làm dây vật bám: vỏ hầu, ngói tiến hành đục lỗ, sau đó rửa sạch rồi sâu dây + Lấy giống bằng dàn: sử dụng cọc gỗ, tre để làm giàn treo dây vật bám. Chiều dài của giàn là 10m, chiều rộng 0.8m. Trên giàn treo dây vật bám cách nhau 20cm, dây vật bám cách đáy ≥ 50cm. Chiều dài dây vật bám là 1.5m. + Lấy giống bằng bè: sử dụng cọc tre và phao nổi làm bè, diện tích 50m2. Bốn đầu bè sử dụng neo để cố định. Trên bè treo các dây vật bám để lấy giống, khoảng cách giữa các dây vật bám là 20cm, khi thủy triều rút dây vật bám cách đáy ≥ 50cm. Ương giống: đối với hai phương pháp lấy giống ở đáy và lấy giống lập thể thì trong quá trình ương giống phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Không để trai bị vùi lấp. - Nếu mật độ trai giống quá dầy thì phải san thưa. - Khi trai giống đạt kích thước 1cm thì ta chuyển trai sang ương trong các lồng ương. Lồng ương có hình trụ không đều, khung bằng thép được bọc nhựa, đường kính miệng lồng là 30 – 40cm, đường kính đáy lồng là 40 – 50cm, chiều cao lồng là 10 – 20cm. Xung quanh và đáy của lồng ương có bọc lưới với kích thước mắt lưới 2a=1-1.5cm. - Mật độ ương giống: 100-150 con/lồng. Sau đó treo lồng ương lên trên dàn hay bè nuôi. 37
  38. Hình 2.2: Dàn ương giống trai ngọc - Quản lý và chăm sóc: trong qúa trình nuôi chất bẩn, rong hay các sinh vật bám bám vào lồng ương làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của trai nên ta phải định kỳ vệ sinh lồng ương: dùng dao cạo nhẹ bề mặt lồng rồi dùng bàn chải nhựa rửa sạch lưới của lồng ương. Trong qúa trình ương giống nếu độ mặn xuống thấp hơn 12ppt vào mùa mưa lũ thì ta phải di chuyển lồng ương đến vùng nuôi mới có độ mặn thích hợp cho sinh trưởng của trai. Nếu nhiệt độ nước vào mùa đông giảm xuống thấp hơn 100C sẽ làm cho quá trình bắt mồi của trai giảm, khi đó ta phải di chuyển lồng ương đến vùng có nhiệt độ cao hơn. Khi trai giống đạt đến kích thước 3cm thì ta tiến hành thu hoạch và chuyển sang nuôi lớn. 2. Kỹ thuật nuôi thương phẩm trai ngọc (nuôi trai nguyên liệu) Bãi nuôi: - Vị trí: vùng cửa sông, eo, vịnh, đầm, phá, nơi nước lưu thông, giàu dinh dưỡng, ít sóng gió. - Điều kiện môi trường: + Độ mặn: trai là loài hẹp muối nên độ mặn thích hợp nhất cho sự sinh trưởng của chúng là 22 – 35ppt, vào mùa mưa độ mặn không xuống quá 15ppt. + Nhiệt độ thích hợp trong khoảng: 10 – 35oC + pH: thích hợp cho sinh trưởng của trai là 7.5 – 8.5. + Độ sâu: từ vùng dưới hải triều trở xuống. + Chất đáy: cát, cát sạn; cát, ít bùn. + Ngoài ra khu vực bãi nuôi phải đảm bảo không có nguồn nước thải công nghiệp chảy vào và không cản trở giao thông. Phương pháp nuôi: 38
  39. Đối với trai ngọc chủ yếu sử dụng phương pháp nuôi lập thể: treo các lồng nuôi trên dàn hay bè nuôi. Cách làm lồng nuôi: lồng nuôi có hình trụ không đều, khung bằng thép được bọc nhựa, đường kính miệng lồng là 30 – 40cm, đường kính đáy lồng là 40 – 50cm, chiều cao lồng là 20 – 30cm. Xung quanh và đáy của lồng có bọc lưới với kích thước mắt lưới 2a = 3cm. Mật độ nuôi: 100 con/lồng nuôi. Sử dụng cọc gỗ, tre đóng thẳng hàng theo chiều vuông góc với dòng chảy của nước để tạo thành các giàn nuôi. Khoảng cách mỗi cọc từ 1.5 – 2m. Trên gian treo các lồng nuôi cách nhau 30cm, cách đáy ≥ 50cm. Giàn treo cách mặt bãi khoảng 1 – 2m. Hoặc có thể sử dụng cọc gỗ và phao nổi để làm thành các bè nuôi. Quản lý và chăm sóc: - Vệ sinh lồng nuôi: trong qúa trình nuôi chất bẩn, rong hay các sinh vật bám bám vào lồng ương làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của trai nên ta phải định kỳ vệ sinh lồng nuôi: dùng dao cạo nhẹ bề mặt lồng rồi dùng bàn chải nhựa rửa sạch lưới của lồng. Đồng thời, phải tiến hành vệ sinh trai: dùng dao cạo sạch sinh vật bám trên vỏ trai rồi dùng bàn chải nhựa rửa sạch vỏ trai. Nếu lồng nuôi quá bẩn thì phải thay lồng nuôi mới. - Vào mùa mưa lũ nhiệt độ xuống thấp hơn 100C và độ mặn thấp hơn 12ppt thì phải di chuyển lồng nuôi đến vùng mới thích hợp hơn. - Thường xuyên theo dõi hàm lượng thức ăn và quá trình sinh trưởng của trai: + Hàm lương dinh dưỡng của vùng nuôi nhiều và điều kiện môi trường thuận lợi thì trai sẽ sinh trưởng mạnh: kích thước lớn, phiến sinh trưởng thưa, rõ, vân phóng xạ rõ, đều. + Hàm lượng dinh dưỡng ít, điều kiện môi trường bất lợi: kích thước trai nhỏ, phiến sinh trưởng dày, không rõ, vân phóng xạ không rõ. Khi đó, phải di chuyển lồng nuôi đến vùng nuôi mới có điều kiện môi trường thuận lợi và hàm lượng dinh dưỡng cao. - Thường xuyên kiểm tra lồng nuôi, thiết bị nuôi để kịp thời phát hiện những chỗ hư hỏng và sửa chữa. Tăng cường công tác bảo vệ lồng nuôi khi gần thu hoạch. Sau một thời gian nuôi, khi trai đạt kích thước 4 – 5cm thì tiến hành san thưa với mật độ: 35 – 40 con/lồng. Khi trai nuôi đạt kích thước 6 – 9cm thì sẽ thu hoạch làm trai nguyên liệu để cấy ngọc. 39
  40. VI. Kỹ thuật cấy ngọc trai nhân tạo 1. Cơ sở khoa học của kỹ thuật cấy ngọc trai nhân tạo Thuyết nội nhân: theo thuyết này thì nguyên nhân tạo thành ngọc trai là do các nguyên tố bên trong gây ra. Khi màng áo ngoài bị mắc bệnh, một phần tế bào thương bì của màng áo bị bong ra và chìm trong mô liên kết và khi đó các tế bào phân tiết của màng áo ngoài sẽ tiết ra chất dịch ngọc để bao lại và từ sau một thời gian thì sẽ tạo thành ngọc. Thuyết nội nhân: theo thuyết này thì nguyên nhân tạo thành ngọc là do các nhân tố bên ngoài gây ra một cách ngẫu nhiên. Trong tự nhiên khi một dị vật cứng rơi vào màng áo nó sẽ làm cho tế bào biểu bì mặt ngoài của màng áo lõm xuống, sau đó các tế bào biểu bì mặt ngoài của màng áo sẽ phát triển bao lấy dị vật đồng thời tiết ra tầng ngọc trai bám lấy dị vật từ đó tạo thành ngọc tự nhiên. Qúa trình trên xảy ra là do dị vât tác động vào tế bào biểu bì mặt ngoài màng áo làm cho tế bào phân tiết ra ngọc. Như vậy muốn tạo ra ngọc phải tạo nên sự kích thích mô phân tiết chất ngọc để tạo thành các túi ngọc rồi sẽ sinh ra ngọc. Trong điều kiện nhân tạo, tiến hành cấy dị vật và miếng màng áo của trai nguyên liệu vào trai kỹ thuật. Sau khi cấy 2 ngày, tế bào biểu bì mặt trong của miếng màng áo sẽ hòa lẫn với mô liên kết của trai kỹ thuật. Và sau 4 ngày thì tế bào biểu bì mặt ngoài của miếng màng áo sẽ phát triển bao lấy nhân cấy. Sau 7 đến 10 ngày thì sẽ tạo thành ngọc trai nhân tạo. Các loại ngọc: ngọc trai có nhiều loại khác nhau được phân biệt dựa vào vị trí hình thành và hình dạng của ngọc. - Ngọc tròn: là loại ngọc thường có hình tròn, được hình thành trong phần thân mềm và không bị dính cố định vào bộ phận nào nên còn gọi là ngọc tự do. Căn cứ vào vị trí hình thành và chất lượng ngọc mà có thể chia làm 4 loại sau đây: + Ngọc túi: hình thành ở mép màng áo, phần lớn có hình tròn, kích thước lớn và là loại ngọc tốt nhất. + Ngọc tai: hình thành ở màng áo ngoài hay trong các mô ở gần tai vỏ phía dưới bản nề nên còn gọi là ngọc nề. Ngọc nề có thể sinh ra 2, 3 viên ở cùng một chỗ. Loại ngọc này thường nhỏ, hình dáng không đều và chất lượng không tốt lắm. 40
  41. + Ngọc thịt: được hình thành trong các sợi thịt, có thể sinh ra hàng chục đến hàng trăm viên không đều nhau ở cùng một chỗ. Loại ngọc này nhỏ, thường méo mó, không nhẵn bóng vì vậy ít có giá trị trang sức mà chỉ có giá trị trong y học. + Ngọc bụng: được hình thành trong màng áo gần nội tạng. Loại ngọc này nhỏ và ít có giá trị trang sức. - Ngọc không tròn: hay còn gọi là ngọc bán cầu. Đây là loại ngọc hình thành ở mặt trong của vỏ, hình dạng rất biến đổi, chất lượng ngọc tương đối tốt. 2. Tuyển chọn trai - Tuyển chọn trai nguyên liệu để lấy miếng màng áo: trai nguyên liệu phải có kích thước từ 6 đến 9cm, trai khỏe mạnh, không bị bệnh, sinh trưởng nhanh thể hiện qua phiến sinh trưởng thưa, rõ. Màng áo của trai nguyên liệu phải nguyên vẹn, dày, không có vết bẩn, không dị dạng. - Tuyển chọn trai kỹ thuật: ngoài những tiêu chuẩn giống như của trai nguyên liệu thì trai kỹ thuật được dùng để cấy ngọc nên còn phải đáp ứng được yêu cầu là tơ chân ít và tuyến sinh dục không phát triển vì nếu ta cấy nhân trên trai kỹ thuật có tuyến sinh dục phát triển thì sẽ làm cho nhân cấy bị rơi ra, hoặc chỉ tạo ra ngọc bẩn thậm chí còn làm cho trai mẹ bị chết. Vì vậy, cần phải chọn trai kỹ thuật có tuyến sinh dục kém phát triển hoặc khống chế không cho tuyến sinh dục phát triển. Thường sử dụng 2 cách để chuẩn bị trai kỹ thuật tùy thuộc vào thời gian tiến hành cấy ngọc. + Cách thứ nhất là ức chế sự phát triển tuyến sinh dục của trai kỹ thuật áp dụng vào đầu mùa sinh sản của trai, khi nhiệt độ nước bắt đầu tăng. Tiến hành thay đổi độ sâu của tầng nước nuôi trai xuống độ sâu cao hơn khiến cho nhiệt độ giảm từ đó làm ức chế sự phát triển của tuyến sinh dục. + Cách thứ hai là kích thích cho tuyến sinh dục của trai kỹ thuật phát triển nhanh, do đó trai sẽ đẻ nhanh để khi cấy nhân thì trai đã đẻ rồi. Phương pháp thường sử dụng để kích thích cho trai đẻ là: kích thích bằng nhiệt độ và kích thích bằng hóa chất. Kích thích bằng nhiệt độ: tại vùng nuôi trai, thay đổi độ sâu của lồng nuôi: ban ngày treo lồng nuôi lên cao, ban đêm hạ lồng nuôi xuống sâu hơn. Như thế đã làm thay đổi nhiệt độ nước trong thời gian nuôi và kích thích tuyến sinh dục của trai 41
  42. phát triển. Hoặc để trai dưới bóng cây, nơi thoáng mát sau đó cứ 1 – 2 giờ thì tưới nước biển lên trai một lần, mỗi lần 15 phút. Kích thích bằng hóa chất: hóa chất thường sử dụng là dung dịch Pearlspan với nồng độ 0.2 – 0.7 %, nhiệt độ nước 24 – 280C, trong thời gian 20 – 30 phút. Sau đó chuyển trai sang bể đẻ có sục khí liên tục thì khoảng 2 giờ sau trai đẻ. 3. Chuẩn bị dụng cụ cấy ngọc Bộ dụng cụ sử dụng để cấy ngọc nhân tạo được làm bằng inox, bao gồm: - Kìm mở vỏ. - Dao cắt cơ khép vỏ, dao cắt miếng màng áo và dao mổ (chích) miệng cấy. - Kim thông đường, kim cấy hạt (nhiều kích cỡ). - Móc, panh, cốc đốt, tấm mút, kính tấm, chêm vỏ, giá cấy. - Nhân cấy: được làm bằng vỏ trai cóc tiện tròn, gồm có nhiều loại: Bảng 2.1: Kích thước các loại nhân Loại nhân Nhỏ Trung bình Lớn Đặc biệt Đường kính (mm) 1.65-3.05 3.2-4.55 4.9-7.6 7.9-9.7 4. Kỹ thuật cắt miếng màng áo Lớp biểu bì mặt ngoài của màng áo là nơi tiết ra tầng xà cừ của vỏ trai, vì vậy hiện nay đều dùng các tế bào biểu bì của mép màng áo để làm đoạn mồi trong quá trình cấy ngọc. Trước tiên, dùng dao cắt cơ khép vỏ lách vào 2 mép vỏ và cắt rời cơ khép vỏ để tách đôi vỏ trai nguyên liệu ra (thao tác phải chính xác tránh không được để chạm vào màng áo, nếu không màng áo sẽ co lai). Tiếp theo tách rời miếng màng áo rồi đưa lên tấm mút để hút sạch chất nhớt, chất bẩn trên đó. Sau đó dùng panh kẹp miếng màng áo rồi dùng bông gòn thấm nước biển sạch để vệ sinh nhẹ nhàng miếng màng áo. Tuyệt đối không được để vật cứng va chạm vào tế bào biểu bì của miếng màng áo. Khi đem miếng màng áo đặt lên tấm kính hoặc tấm gỗ để cắt, chú ý phải đặt phần mô liên kết mặt kính còn phần tế bào phân tiết ngọc thì ở phía trên. Trong phòng cấy ngọc tuyệt đối không được có khói thuốc, mùi vị lạ. Vì các tế bào ở mép ngoài cùng của miếng màng áo là lớp tế bào không có chức năng tạo ngọc mà chúng chỉ có chức năng tạo ra chất sừng. Do đó, phải cắt bỏ 42
  43. đi. Tiếp theo cắt miếng màng áo thành nhiều miếng nhỏ (chiều rộng từ 2 – 3mm). Các miếng màng áo mới cắt ra phải cho ngay vào dung dịch nuôi dưỡng để: - Duy trì miếng tế bào có độ ẩm và sự trao đổi chất bình thường. - Duy trì sự cân bằng áp suất thẩm thấu trong và ngoài tế bào. - Giữ ổn định độ pH và môi trường trung tính. Dung dịch nuôi dưỡng thường sử dụng trong cấy ngọc trai là dung dịch PVP nồng độ 1.5% (thành phần gồm 45% PVP và muối photphoric pha loãng đến nồng độ 1.5%). Hình 2.2: Kỹ thuật cắt và xử lý miếng màng áo của trai nguyên liệu 5. Kỹ thuật cấy nhân 1: Các vị trí cấy ngọc; 2: Cơ chân sau bên phải; 3: Cơ chân trước bên trái; 4: Cơ chân trước bên phải; 5: Miệng; 6: Xúc biện ngoài; 7: Chân; 8: Xúc biện trong; 9: Mấu lồi liệu sinh dục; 10: Trụ mang bên phải; 11: Trụ mang bên trái; 12: Tấm mang trong bên trái;13: Màng áo bên phải; 14: Tâm thất; 15: Trực tràng; 16: Tâm nhĩ; 17: Tuyến xoang bao tim; 18: Ống thận; 19: Cơ rút chân; 20: Cơ khép vỏ; 21: Mấu lồi hậu môn; 22: Màng áo bên trái. Hình 2.3: Các vị trí cấy nhân ở trai ngọc Pinctada martensii (theo Chuỳ Dã) Kỹ thuật cấy nhân tròn - Mở vỏ trai: trước khi tiến hành mở vỏ trai phải tiến hành tăng nhiệt độ, sau đó ta thay đổi nhiệt độ đột ngột khi đó trai sẽ hơi mở mép vỏ ra. Lúc này dùng kìm 43
  44. lách nhẹ, từ từ vào hai mép vỏ rồi mở từ từ kìm với độ mở từ 1.5 – 2 cm. Khi vỏ trai đã mở đạt kích thước yêu cầu ta dùng chêm gỗ để cố định lại. - Đưa trai kỹ thuật lên giá cấy và cố định lại. - Sử dụng bông gòn thấm nước biển sạch để vệ sinh trai ở các vị trí: gờ nội tạng, trước xoang bao tim, gốc xúc biện. - Kỹ thuật cấy: ta có thể cấy ở 3 vị trí là gờ nội tạng, trước xoang bao tim và gốc xúc biện. Hình 2.4: Kỹ thuật cấy ngọc trai nhân tạo o Cấy ở gờ nội tạng: kích cỡ nhân cấy ở vị trí gờ nội tạng là cỡ nhân lớn. + Mở miệng cấy: sử dụng móc để cố định chân của trai không cho di chuyển, sau đó để mũi dao vào vị trí gianh giới giữa tế bào sắc tố và phần chân phía trong của trai rồi rạch một đường thẳng với độ sâu 1mm, chiều dài nhỏ hơn hoặc bằng kích thước của nhân cấy. + Thông đường cấy: phải tiến hành thông đường cấy trước khi cấy nhân vào. Dùng móc móc miệng cấy, đồng thời đưa kim thông đường vào sâu bên trong đến trước xoang bao tim rồi xoay kim về gờ nội tạng một góc 450. Sau đó rút kim thông đường ra. + Cấy hạt: sử dụng kim cấy nhúng vào nước biển sạch rồi đưa kim chạm vào nhân cấy thì nhân cấy sẽ tự động dính vào kim (tùy thuộc vào kích cỡ của nhân cấy mà sử dụng các loại kim cấy khác nhau). Dùng móc móc miệng cấy rồi đưa kim cấy đã dính nhân vào sâu phía trong. Khi nhân cấy đã vào sâu khoảng 1/2 hoặc 1/3 đường cấy thì rút kim cấy ra và đưa kim thông đường vào để đẩy nhẹ nhân cấy vào sâu phía trong. Khi nhân cấy đến vị trí trước xoang bao tim, tiến hành xoay kim về phía gờ nội tạng để cố định nhân cấy ở đó. Sau đó, xoay kim về vị trí ban đầu và rút ra. + Cấy miếng màng áo: dùng kim cấy miếng màng áo cắm vào một đầu của miếng màng áo sao cho lớp tế bào biểu bì mặt ngoài của miếng màng áo hướng ra 44
  45. ngoài. Sau đó đưa kim cấy vào thẳng miệng cấy, khi đến vị trí trước xoang bao tim thì tiến hành xoay một góc 450 về phía gờ nội tạng để cho miếng màng áo dán sát vào gờ nội tạng. Thao tác kỹ thuật phải đảm bảo sao cho miếng màng áo thẳng, không tạo thành các nếp gấp, nếp nhăn. Khi miếng màng áo đã dính sát vào nhân cấy thì xoay kim cấy về vị trí cũ và rút ra khỏi miệng cấy. o Cấy trước xoang bao tim: kích cỡ nhân cấy ở vị trí này là cỡ nhân trung bình hoặc cỡ nhỏ. Dùng móc móc miệng vết cấy rồi đưa kim thông đường vào thẳng vị trí trước xoang bao tim, độ dài khoảng 1.5 – 2cm. Sau đó rút kim ra theo chiều ngược lại. Các thao tác kỹ thuật tiếp theo tương tự như ở vị trí cấy trước xoang bao tim. o Cấy ở góc xúc biện: sử dụng nhân cấy có kích cỡ nhỏ nhất. Trước tiên dùng móc móc miệng cấy rồi dùng kim thông đường đưa vào trong miệng cấy khi đạt độ sâu khoảng 1 – 1.5cm thì xoay kim một góc 300 lên phía trên xúc biện để tạo vị trí cấy tại đây. Sau đó xoay kim về vị trí ban đầu và rút kim ra theo chiều ngược lại. Các thao tác cấy tiếp theo tương tự như cấy ở vị trí trước gờ nội tạng. Số lượng nhân cấy trên mỗi trai kỹ thuật là từ 1 đến 5 nhân. Nếu chỉ cấy một nhân thì nên cấy ở vị trí gờ nội tạng. Nếu cấy 2 nhân thì cấy một nhân ở gờ nội tạng và một nhân ở trước xoang bao tim. Nếu cấy 3 nhân thì cấy 1 nhân ở gờ nội tạng và 2 nhân ở trước xoang bao tim. Nếu cấy 4 nhân thì cấy 1 nhân ở gờ nội tạng, 2 nhân ở trước xoang bao tim và 1 nhân ở gốc xúc biện. Nếu cấy 5 nhân thì cấy 1 nhân ở gờ nội tạng, 2 nhân ở trước xoang bao tim và 2 nhân ở gốc xúc biện. Sau khi thực hiện xong các thao tác kỹ thuật cấy ngọc ta phải nhanh chóng rút chêm ra và đem trai kỹ thuật đi nuôi ngay. Kỹ thuật cấy nhân không tròn Thao tác kỹ thuật trong quá trình cấy nhân không tròn như: mở vỏ trai, cố định trai trên giá cấy, vệ sinh trai giống như quá trình cấy nhân tròn. Tuy nhiên, qua trình cấy nhân không tròn có sự khác biệt cơ bản so với qúa trình cấy nhân tròn đó là nhân cấy được dán lên mặt trong của vỏ trai nguyên liệu, do đó cần phải chú ý một vài điểm sau: - Trai kỹ thuật sử dụng là loại trai ngọc môi vàng Pinctada maxima Jameson, và trai ngọc môi đen Pinctada maritifera Linne. 45
  46. - Sau khi cố định trai trên giá cấy thì khi vệ sinh phải tiến hành gạt màng áo về phía trên nội tạng rồi lau sạch mặt trong của phần vỏ mà màng áo vừa gạt lên. - Phải sử dụng keo để dán nhân lên vỏ trai kỹ thuật, chú ý phải bôi keo vừa đủ. Sau khi dán nhân xong phải vệ sinh lại một lần nữa. - Nếu cấy ở 2 vị trí đối xứng thì phải cấy lệch nhau để khi khép vỏ thì nhân cấy sẽ không chồng lên nhau. 6. Kỹ thuật nuôi trai sau khi cấy ngọc Nuôi tạm Sau khi cấy ngọc, trai kỹ thuật bị tổn thương nên rất yếu. Do đó, cần phải nuôi tạm để cho trai có thời gian phục hồi sức khỏe và kiểm tra kỹ thuật cấy. Trai được đem nuôi ở vùng có điều kiện môi trường phù hợp, hàm lượng dinh dưỡng nhiều và ít sóng gió. Trai được nuôi theo phương pháp lập thể trong các lồng nuôi làm bằng tre hoăc bằng nhựa hình chữ nhật kích thước 40 x 30 x 10cm. Mật độ nuôi 35 – 40 con/lồng. Các lồng nuôi tạm trai được treo trên giàn hay các bè nuôi, lồng nuôi treo cách mặt nước 2m, khoảng cách giữa các lồng nuôi là 50cm và cách đáy là 50cm khi thủy triều xuống thấp nhất. Sau 2 hoặc 3 ngày nuôi phải tiến hành kiểm tra xem trai kỹ thuật có bị chết hay không, nhân cấy có bị nhả ra không. Từ đó ta sẽ đánh giá được kỹ thuật cấy ngọc. Sau đó định kỳ 5 ngày kiểm tra một lần. Sau 25 tới 30 ngày nuôi thì sẽ chuyển trai sang giai đoạn nuôi thành ngọc. Hình 2.5: Kiểm tra trai nuôi sau khi cấy ngọc Nuôi thành ngọc Trai được đem nuôi ở vùng có điều kiện môi trường tương tự như vùng nuôi thương phẩm trai. Thường sử dụng hai hình thức nuôi chủ yếu là: nuôi lồng và nuôi xâu tai. 46
  47. - Nuôi lồng: trai được nuôi theo phương pháp lập thể trong các lồng nuôi làm bằng tre hoăc bằng nhựa hình chữ nhật kích thước 40 x 30 x 10cm và được chia ra thành nhiều ô nhỏ. Mật độ nuôi 35 – 40 con/lồng (mỗi con được nuôi trong một ô riêng biệt). Các lồng nuôi được treo trên giàn hay các bè nuôi, lồng nuôi treo cách mặt nước 2m, khoảng cách giữa các lồng nuôi là 50cm và cách đáy là 50cm khi triều rút. Hình 2.6: Lồng nuôi trai sau khi cấy ngọc - Nuôi xâu tai: từng con trai kỹ thuật được khoan lỗ nhỏ ở tai, sau đó được xâu lại với nhau bằng dây cước. Khoảng cách giữa hai con trên dây là 20cm. Sau đó ta đem quấn dây nuôi lên cọc nuôi.Chiều dài của cọc sẽ quyết định chiều dài của dây nuôi và mật độ trai nuôi. Quản lý và chăm sóc: - Vệ sinh lồng nuôi và dây nuôi: trong qúa trình nuôi chất bẩn, rong hay các sinh vật bám bám vào lồng và dây nuôi làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của trai nên phải định kỳ vệ sinh lồng và dây nuôi: dùng dao cạo nhẹ bề mặt lồng rồi dùng bàn chải nhựa rửa sạch lưới của lồng. Đồng thời, cũng phải tiến hành vệ sinh trai treo trên dây nuôi: dùng dao cạo sạch sinh vật bám trên vỏ trai rồi dùng bàn chải nhựa rửa sạch vỏ trai. Nếu lồng nuôi quá bẩn thì phải thay lồng nuôi mới. - Vào mùa mưa lũ nhiệt độ xuống thấp hơn 100C và độ mặn thấp hơn 12ppt thì phải di chuyển lồng nuôi và dây nuôi đến vùng nuôi mới thích hợp hơn. - Thường xuyên theo dõi hàm lượng thức ăn và quá trình sinh trưởng của trai: + Hàm lương dinh dưỡng của vùng nuôi nhiều và điều kiện môi trường thuận lợi thì trai sẽ sinh trưởng mạnh: kích thước lớn, phiến sinh trưởng thưa, rõ, vân phóng xạ rõ, đều. 47
  48. + Hàm lượng dinh dưỡng ít, điều kiện môi trường bất lợi: kích thước trai nhỏ, phiến sinh trưởng dày, không rõ, vân phóng xạ không rõ. Khi đó ta phải di chuyển lồng nuôi và dây nuôi đến vùng nuôi mới có điều kiện môi trường thuận lợi và hàm lượng dinh dưỡng cao hơn. - Thường xuyên kiểm tra lồng nuôi, thiết bị nuôi để kịp thời phát hiện những chỗ hư hỏng để sửa chữa. Tăng cường công tác bảo vệ lồng nuôi khi gần thu hoạch. VII. Thu hoạch và gia công ngọc 1. Thu hoạch Trong quá trình nuôi thành ngọc, thành phần và hàm lượng thức ăn có vai trò rất quan trọng đối với việc hình thành màu sắc và chất lượng của ngọc. Nếu thành phần thức ăn có nhiều kẽm, đồng thì ngọc trai được hình thành sẽ có màu hồng, nếu thức ăn có hàm lượng bạc, vàng cao thì ngọc trai sẽ có màu óng ánh bạc. Trong suốt quá trình nuôi nếu điều kiện môi trường thay đổi trong phạm vi cho phép thì ngọc sẽ có vân rất đep. Vì vậy thời gian nuôi thành ngọc trai là 1 đến 2 năm thì sẽ có khoảng thời gian từ 4 đến 5 tháng cuối là nuôi trong điều kiện đặc biệt để gây màu cho ngọc. Thường thu hoạch trai vào mùa thu hoặc mùa đông khi đó nhiệt độ nước thấp thì sẽ có tỷ lệ ngọc đẹp cao. Trước khi thu hoạch 1 đến 2 tháng phải tiến hành kiểm tra để xác định thời gian thu hoạch cho chính xác. Khi thu hoạch phải tách rời phần thân mềm ra khỏi vỏ, rửa sạch rồi cắt ra thành nhiều mảnh nhỏ cho vào máy ly tâm thì sẽ thu được hai lọai ngọc là ngọc tự nhiên và ngọc nhân tạo. Sau đó phải vệ sinh lại ngọc trai bằng cách trộn ngọc với muối rồi sát kỹ và cuối cùng là rửa sạch lại bằng nước biển. Với loại ngọc tự nhiên ít có giá trị kinh tế, chủ yếu được sử dụng làm thuốc. Với loại ngọc nhân tạo ta phải phân chia ra làm 2 loại: - Ngọc thương phẩm: ngọc có hình tròn, bóng, màu sắc đẹp, không có vết bẩn. Tùy theo kích thước lớn bé mà chia ra thành ngọc loại 1, 2, 3. - Ngọc ô châu: là những viên ngọc không đạt tiêu chuẩn thương phẩm. 2. Gia công ngọc Phần lớn ngọc thương phẩm đều được sử dụng làm đồ trang sức, vì vậy trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ phải tiến hành gia công ngọc: 48
  49. - Sử dụng khoan điện để khoan lỗ giữa tâm viên ngọc với đường kính 7mm. Sử dụng nước ôxy già nồng độ 2% để ngâm ngọc trai trong thời gian 10 – 15 phút, sau đó vớt ngọc ra rửa sạch bằng xà phòng thơm. Tiếp tục ngâm ngọc trong cồn 900 trong thời gian 6 giờ ở nhiệt độ 400. - Đánh bóng ngọc: cho ngọc vào túi vải mềm trộn đều với tro silic và dầu ôliu rồi sát kỹ. Sau đó lấy ra rửa sạch rồi lau khô. - Nhuộm màu: dung dịch nhuộm màu bao gồm: 600ml nước, 389ml cồn 900, thuốc nhuộm 2ml và vài giọt iốt kali (thể tích 1.000ml). Thời gian nhuộm trong 16 giờ. Sau khi nhuộm xong tiếp tục đánh bóng lần 2 rồi xâu thành chuỗi. 49
  50. CHƯƠNG III: KỸ THUẬT NUÔI VẸM VỎ XANH (Perna viridis Linne, 1758) I. Hình thái cấu tạo ngoài Hình 3.1: Hình thái cấu tạo của vẹm vỏ xanh Perna viridis 1: Bản nề; 2: Cơ khép vỏ trước; 3: Cơ rút chân trước; 4: Miệng; 5: Thực quản; 6: Manh nang tiêu hóa; 7: Dạ dày; 8: Ruột; 9: Xoang bao tâm; 10: Tâm thất; 11: Cơ rút chân sau; 12: Cơ rút chân sau; 13: Lỗ sinh dục; 14: Lỗ Thận; 15: Lỗ xoang áo; 16: Trực tràng; 17: Cơ khép vỏ sau; 18: Màng mang treo; 19: Hậu môn; 20: Lỗ nước ra; 21: Mép màng áo; 22: Lớp sừng; 23: Đỉnh vỏ; 24: Răng nhỏ; 25: Xúc biện; 26: Mang; 27: Chân; 28: Tơ chân; 29: Thận tạng; 30: Gờ bụng; 31: Màng áo phải; 32: Xúc tu; 33: Vỏ. 1. Vỏ Vẹm khi còn non vỏ có màu xanh, lúc trưởng thành vỏ có màu nâu đen. Vỏ to, hình quả xoài, chiều dài gấp hai lần chiều cao. Đỉnh vỏ nhọn nằm ở tận cùng đầu vỏ. Mép sau vỏ hình tròn. Vân sinh trưởng nhỏ, dày, rõ rệt, chạy vòng quanh đỉnh vỏ. Lỗ tơ chân hẹp, mặt trong vỏ màu trắng bạc, nhẵn bóng. Răng nề hai chiếc ở vỏ trái, một chiếc ở vỏ phải, cơ khép vỏ trước nhỏ, cơ khép vỏ sau to, hình tròn nằm ở phía sau mép lưng. 2. Màng áo Gồm một đôi ở hai bên trái và phải, đối xứng nhau, bao bọc toàn bộ khối nội tạng của vẹm. Hai màng áo dính nhau ở phần lưng còn phần bụng tự do. Nó được cấu tạo từ tế bào thượng bì bên ngoài, tế bào thượng bì bên trong và mô liên kết giữa. Mép màng áo chia làm 3 lớp: lớp ngoài rất mỏng và bị lớp chất sừng cuộn lại bao lấy, lớp giữa tương đối dày, lớp trong có các xúc tu và các nếp gấp. Do có xúc tu nên mép màng áo có màu tím nâu. 50
  51. Màng áo ngoài chức năng chính là cơ quan bảo vệ phần thân mềm bên trong, nó còn trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện các chức năng hô hấp, sinh sản, bắt mồi, tiết ra vỏ 3. Hệ cơ Cũng giống như hầu cửa sông, ở giai đoạn ấu trùng vẹm có hai cơ khép vỏ trước và sau, nhưng từ giai đoạn sống bám trở đi cơ khép vỏ trước thoái hoá và tiêu biến dần, chỉ còn cơ khép vỏ sau phát triển. Cơ khép vỏ sau được cấu tạo gồm hai phần: + Phần trong suốt hơi vàng nằm ở phía trước tạo thành các bó cơ hình đa giác gọi là cơ vân ngang, có nhiệm vụ khép vỏ, giúp cho vỏ nhanh chóng đóng lại. + Phần màu trắng gọi là cơ trơn, cơ trơn vận động chậm chạp nhưng nó có thể làm cho vỏ được khép chặt. - Ngoài ra vẹm còn có: + Cơ vòng: nằm xung quanh mép màng áo. + Cơ phóng xạ: phân bố dọc theo vỏ. + Cơ rút chân: có một đôi, có tác dụng giúp chân có thể vận động co ruỗi. 4. Chân Vẹm có chân nhỏ, nhọn, trên có các tế bào sắc tố màu nâu tím hay vàng tím, nằm ở phía bụng bên dưới xúc biện. Mặt bụng của chân có một lỗ tuyến tơ chân được nối thông với rãnh tơ chân, từ đây phân tiết ra tơ chân. II. Cấu tạo trong 1. Hệ thần kinh Hệ thống thần kinh của vẹm tương đối đơn giản, gồm có 3 đôi hạch thần kinh tồn tại trong suốt vòng đời của vẹm: - Hạch thần kinh não: nằm ở góc xúc biện. - Hạch thần kinh nội tạng: tương đối lớn, nằm ở gần cơ khép vỏ sau. Giữa hạch thần kinh não và hạch thần kinh nội tạng có cầu nối liền. Từ hạch thần kinh nội tạng có các dây thần kinh phân nhánh đi tới các bộ phận màng áo, mang, xúc biện. - Hạch thần kinh chân trái và phải dính nhau: nằm ở phía trước chân. 2. Hệ hô hấp Mang là cơ quan chủ yếu đảm nhận chức năng hô hấp của vẹm. Ngoài ra nó còn đảm nhận chức năng lọc thức ăn. 51
  52. Cấu tạo của mang: gồm 2 đôi mang trước và sau đối xứng nhau, nằm trong xoang màng áo. Hai tấm mang ở phía ngoài bên phải và trái hơi hẹp gọi là tấm mang ngoài, hai tấm mang ở phía trong rộng hơn gọi là tấm mang trong. Mỗi một tấm mang đều có một lớp trên và một lớp dưới. Lớp mang trên và lớp mang dưới dính liền với nhau ở rìa trước tạo nên đường rãnh làm nhiệm vụ vận chuyển thức ăn. Gốc của lớp mang trên tấm mang ngoài dính liền với nội tạng, còn gốc của lớp mang còn lại dính với nhau tạo thành hình chữ W. Phần chính giữa của chữ W là trụ mang có chức năng nâng đỡ các tấm mang. Cấu tạo của mỗi tấm mang đều do vô số những tơ mang dính ngang tạo nên. 3. Hệ tuần hoàn Hệ tuần hoàn của vẹm là hệ tuần hoàn hở. Nhưng ở vẹm không có tim phụ. Xoang bao tim nằm ở chính giữa lưng, rất mỏng bao bọc tim. Tim có cấu tạo gồm một tâm thất và hai tâm nhĩ. Tâm thất hình cầu, có vách rất dày nằm ở chính giữa xoang bao tim và bị ruột xuyên qua. Hai bên tâm thất được nối liền với hai tâm nhĩ dài, gấp nếp. Tâm nhĩ có màu nâu sẫm, vách rất mỏng. Giữa xoang bao tim và hai cạnh phía bụng của thận có các ống nhỏ thông với nhau. 4. Hệ tiêu hóa Vẹm có cấu tạo hệ tiêu hóa tương tự như ở hầu. - Xúc biện: gồm hai đôi hình tam giác nằm ở phía trước mặt bụng. Đôi xúc biện nằm phía ngoài hơi dịch về đằng trước gọi là xúc biện ngoài, đôi xúc biện nằm phía trong gọi là xúc biện trong. - Miệng: là một rãnh nằm ngang ở gốc hai đôi xúc biện trong và ngoài. - Thực quản: rất ngắn và dẹp. - Dạ dày: dạng túi dài. Trong dạ dày có các manh nang tiêu hóa. - Ruột: nối liền với dạ dày, nằm chính giữa ruột là gờ ruột, giữa gờ ruột lõm xuống gọi là rãnh ruột. Tiêm mao của tế bào thượng bì ruột ít biến đổi, tuyến chất nhầy ít. - Hậu môn: là phần cuối của ống tiêu hóa. 5. Hệ sinh dục Tuyến sinh dục của vẹm phân tán ở bên ngoài nội tạng, gờ bụng, màng áo. Trong mùa sinh sản, tuyến sinh dục của vẹm phát triển mạnh đầy khắp màng áo. 52
  53. Tuyến sinh dục của con cái có màu vàng trắng, con đực có màu da cam hay màu hồng. Tuyến sinh dục ở hai bên phải và trái tạo thành một đôi, ở vị trí khớp vỏ tuyến sinh dục có xu thế nhập làm một, bề mặt ngoài của tuyến sinh dục có một lớp tế bào thượng bì rồi đến một lớp mô liên kết dạng lưới. Phía bên ngoài của dạ dày là vùng chủ yếu của tuyến sinh dục. Trong mùa sinh sản tuyến sinh dục ở vùng này có thể dày nên 2 mm. Cơ quan sinh dục của vẹm về căn bản có thể chia làm 3 bộ phận: + Bao noãn (follicle): là những nhánh của ống sinh dục ẩn trong mô liên kết dạng lưới. Đây là nơi mà các nguyên bào sinh dục phát dục tạo thành trứng và tinh trùng. + Ống sinh dục (genital canal): gồm nhiều ống nhỏ đối xứng hai bên, có dạng như gân lá phân bố ở quanh nang nội tạng. Đây là nơi chủ yếu tạo ra tinh trùng và trứng. + Ống vận chuyển sinh dục (gonoduat): là một ống to được tạo thành từ rất nhiều ống sinh dục. Mặt ngoài của ống được bao bọc bởi mô liên kết và mô cơ. Ống sinh dục mở ở khe niệu sinh dục tại mặt bụng cơ khép vỏ, mặt trong có các tiêm mao có tác dụng vận chuyển trứng và tinh trùng đã thành thục ra ngoài. 6. Cơ quan bài tiết Vẹm có cấu tạo thận dạng 1 (xoang bao tim và xoang màng áo nối thông với nhau). Dựa vào cấu tạo và vị trí ta chia hệ bài tiết ra làm 3 bộ phận: thận tạng, thực bào và vách xoang bao tim. - Thận tạng: gồm có một đôi do rất nhiều ống nhỏ phân tán ở vùng sau bụng và ống phễu thận tạo thành. - Thực bào: ngoài chức năng tiêu hóa nó còn tham gia vào quá trình bài tiết các chất thừa trong cơ thể ra ngoài môi trường mà không phải qua thận tạng. III. Một số đặc điểm sinh học khác 1. Phân bố Vẹm vỏ xanh là loài rộng muối và rộng nhiệt, do đó phạm vi phân bố của chúng rất rộng, từ vùng ôn đới, hàn đới đến vùng nhiệt đới. Các loài vẹm khác nhau có đặc tính thích ứng riêng với từng điều kiện môi trường cho nên phạm vi phân bố của chúng cũng khác nhau về địa lý và độ sâu. - Vị trí phân bố: vùng cửa sông, eo vịnh, đầm, phá, nơi nước lưu thông, ít sóng gió. 53
  54. - Điều kiện môi trường: vẹm là loài rộng muối và rộng nhiệt, thích ứng với độ mặn: 15 – 30ppt, nhiệt độ: 8 – 350C, pH: 7.5 – 8.5. - Chất đáy: vẹm có thể phân bố ở nơi đáy cứng là rạng đá hay đáy mềm là bùn cát, cát bùn, cát bùn pha lẫn vỏ san hô. - Độ sâu: vẹm thường phân bố ở độ sâu từ trung triều tới - 10m. Một số nơi mà vẹm vỏ xanh phân bố nhiều: sông Chanh, sông Nam ở Quảng Ninh, vùng biển Đồ Sơn, Cát Bà ở Hải Phòng, Quỳnh Lưu, Lăng Cô, Đầm Ô Loan, Đầm Nại, Đầm Nha Phu, Vịnh Thái Lan 2. Phương thức sống Giống như các loài động vật thân mềm khác, vẹm trải qua giai đoạn sống bơi lội bắt đầu khi trứng vừa mới thụ tinh cho đến khi chuẩn bị chuyển sang ấu trùng bò lê, thời gian của giai đoạn này thường kéo dài 10 – 12 ngày. Khi bắt đầu chuyển sang sống bò lê, nếu gặp được vật bám phù hợp vẹm sẽ tiết ra tơ chân để bám. Tuy nhiên khác với hầu là loài sống bám cố định, vẹm là loài sống bám bán cố định, nếu gặp điều kiện sống không thuận lợi chúng có thể tách rời tơ chân để di chuyển theo dòng nước. Khi gặp điều kiện sống thuận lợi nó sẽ tái sinh tơ chân để sống bám ở nơi mới. Nhưng khả năng này của vẹm còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện ngoại cảnh, có nhiều ý kiến cho rằng vẹm xanh chỉ có thể tiết tơ chân vào đêm tối nước tĩnh. 3. Thức ăn và phương thức bắt mồi Thức ăn: Do điều kiện sống và cấu tạo cơ quan bắt mồi giống nhau nên thức ăn của vẹm vỏ xanh cũng giống như của hầu chủ yếu là tảo khuê và mùn bã hữu cơ. - Giai đoạn ấu trùng sống trôi nổi: thức ăn là các loại thực vật phù du kích thước nhỏ như: Monas, Platymonas, Cryptomonas, Chlorella, Isochryris - Giai đoạn trưởng thành: thức ăn là sinh vật phù du và mùn bã hữu cơ. + Thực vật phù du (phytoplankton): Melosira, Coscinodiscus, Rhizosolenia, Thalassiotrix, Chaetoceros, Biddulphia, Dytilum, Nitzschia, Bacillaria, Skeletonema, Navicula, Cyctotella + Động vật phù du (zooplankton): Copepoda nhỏ, Rotifer và các loại ấu trùng của: Copepoda, Polychacta. 54
  55. Vẹm cũng có khả năng chọn lọc thức ăn theo kích thước nhưng nó không có khả năng chọn lọc thức ăn theo thành phần loài. Nghĩa là trong môi trường nước loại thức ăn nào chiếm tỷ lệ lớn thì đó chính là loại thức ăn chủ yếu của nó. Phương thức bắt mồi: Giống như hầu, vẹm cũng có phương thức bắt mồi bị động bằng cách lọc nhiều lần: - Lọc lần 1: tại màng áo. Thức ăn được đi vào theo dòng nước qua mang. Tại đây, các hạt thức ăn cỡ lớn bị đẩy xuống phần gấp nếp trên mép màng áo và được các xúc tu trên màng áo đẩy ra ngoài. Còn các hạt thức ăn cỡ nhỏ đi vào trong mang, tại đây các tơ mang tiết ra chất keo bao lấy chúng. Sau đó các hạt thức ăn này được đưa về mương vận chuyển thức ăn. - Lọc lần 2: tại mương vận chuyển thức ăn. Trong quá trình vận chuyển thức ăn từ mương vận chuyển thức ăn tới miệng, các hạt thức ăn có kích thước sẽ bị rơi xuống màng áo và bị các xúc tu đưa ra ngoài. Còn các hạt thức ăn cỡ nhỏ tiếp tục được vận chuyển đến xúc biện. - Lọc lần 3: tại xúc biện Tại xúc biện thức ăn được chọn lọc một lần nữa. Các hạt thức ăn kích thước lớn bị rơi xuống màng áo rồi được các xúc tu đưa ra ngoài cơ thể. Còn các hạt thức ăn kích thước nhỏ sẽ được đưa vào miệng và xuống thực quản đến manh nang chọn lọc thức ăn. - Lần 4 : tại manh nang chọn lọc thức ăn: Các hạt thức ăn kích thước lớn sẽ theo mương bụng ra ngoài. Các hạt thức ăn phù hợp sẽ được đưa vào dạ dày, tại đây nó được tiêu hóa một phần nhờ tác dụng của men tiết ra từ nang tinh cá. Sau đó nó được chuyển về 2 manh nang tiêu hóa và thức ăn tiếp tục được tiêu hóa nhờ men tiêu hóa do manh nang tiêu hóa tiết ra. Cuối cùng thức ăn được tiêu hóa tại ruột: các chất dinh dưỡng đã được tiêu hóa sẽ được hấp thụ. Còn các chất cặn bã sẽ bị đưa ra ngoài cơ thể qua hậu môn. 4. Đặc điểm sinh sản Vẹm là loài phân tính đực, cái riêng biệt. Nhưng trong quá trình sống do ảnh hưởng của các yếu tố môi trường và dinh dưỡng nên ta thường bắt gặp vẹm lưỡng tính, cơ thể lưỡng tính vào mùa sinh sản rất ít gặp và chúng không tự thụ tinh được vì sản phẩm sinh dục không chín cùng một lúc. Tỷ lệ đực, cái, lưỡng tính trong quần thể vẹm không cố định và thay đổi khác nhau cùng với độ lớn của chúng. 55
  56. - Tuổi thành thục của vẹm: 1 năm. - Phương thức sinh sản: noãn sinh (thụ tinh ngoài, phôi phát triển ngoài cơ thể nhờ vào noãn hoàng). - Mùa vụ sinh sản: vẹm có thể sinh sản rải rác quanh năm. Nhưng có 2 mùa đẻ rộ: + Vụ 1: tháng 3 – 4. + Vụ 2: tháng 9 – 10. Khi vẹm chưa thành thục: con cái có số lượng trứng ít, trong suốt, hình dạng không nhất định, con đực tinh trùng ít hoạt động. Nhưng khi vẹm thành thục cơ quan sinh dục phát triển mạnh, bao trùm toàn bộ nang nội tạng. Ở con đực tuyến sinh dục có màu trắng sữa bên trong chứa tinh trùng có đầu hình chóp nón, đuôi dài và hoạt động mạnh, con cái tuyến sinh dục có màu đỏ da cam bên trong chứa số lượng lớn trứng, hình cầu và có nhân rõ rệt. 5. Phát triển phôi và ấu trùng Ở nhiệt độ thích hợp trứng sau khi thụ tinh được nửa giờ thì xuất hiện cực thể thứ nhất. Khoảng 15 khút sau xuất hiện cực thể thứ hai. 1h30 xuất hiện cực diệp thứ nhất đồng thời phân cắt lần thứ nhất. 2h phân cắt lần thứ hai thành 4 tế bào, 3h30 phân cắt lần thứ ba thành 8 tế bào. 16h30 mọc tiêm mao và bắt đầu chuyển động. Sau 24h thì mọc một bó tiêm mao dài khoảng 67µm và trở thành ấu trùng bánh xe. Hơn 2 ngày sau thì bắt đầu tiết ra vỏ và bước vào giai đoạn ấu trùng đĩa bơi. Ấu trùng tiếp tục biến thái trải qua các giai đoạn khác, đến 10 – 12 ngày thành ấu trùng bò lê, 12 – 14 ngày thành ấu trùng bám. 6. Khả năng tái sinh tơ chân Khả năng tái sinh tơ chân của vẹm chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường và kích thước cơ thể. Trong các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến khả năng tái sinh tơ chân của vẹm thì nhiệt độ và tỷ trọng của nước là hai yếu tố chủ yếu. Bảng 3.1: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng tái sinh tơ chân của vẹm: Nhóm kích Độ mặn Thời gian bắt đầu pH Nhiệt độ (0C) thước (mm) (ppt) tái sinh (phút) 15 - 18 180 20 - 30 25 7.5 - 8.5 26 - 28 20 - 30 56
  57. Bảng 3.2: Ảnh hưởng của tỷ trọng nước đến khả năng tái sinh tơ chân của vẹm ở nhóm kích thước 20 – 30 mm. Điều kiện d (H 0) 1.000 1.005 1.010 1.015 1.020 1.025 1.030 2 môi trường 0 Thời gian Không 40 37 30 18 15 Không tái Nhiệt độ:26-28 C (phút) tái sinh sinh pH: 7.5-8.5 Bảng 3.3: Khả năng tái sinh tơ chân của vẹm theo nhóm kích thước: Nhóm kích Thời gian bắt đầu Số cá thể tái sinh Điều kiện Khả năng bám thước (mm) tái sinh (phút) tơ chân (%) môi trường 1-10 6-10 100 Bám chắc 11-20 10-15 100 Bám chắc 21-30 20-30 75 Bám chắc Nhiệt độ: 29-300C 31-40 40-45 70 Bám chắc Độ mặn: 254ppt 41-50 45-50 45 Bám chắc pH: 7.5-8.5 51-60 100-120 15 Không chắc >70 Không tái sinh Không tái sinh Không tái sinh IV. Kỹ thuật nuôi vẹm vỏ xanh 1. Lấy giống tự nhiên Bãi lấy giống: - Vị trí: vùng cửa sông, eo vịnh, đầm, phá, nơi nước lưu thông, giàu dinh dưỡng, ít sóng gió, nhiều vẹm bố mẹ phân bố. - Điều kiện môi trường: + Độ mặn: 20 – 25ppt. + pH: 7.5 – 8.5. + Độ sâu: từ hạ triều đến độ sâu 2m + Chất đáy: chất đáy ít ảnh hưởng trực tiếp đến vẹm nhưng ảnh hưởng lớn đến việc thả vật bám. Chất đáy là bùn nhão vật bám rễ bị vùi lấp, vẹm bị chết ngạt. Chất đáy tốt nhất là cát bùn, khi thả vật bám không bị vùi lấp, nước chảy bùn, cát không bị vẩn đục phủ lắng lên vẹm. + Ngoài ra khu vực bãi lấy giống phải đảm bảo không có nguồn nước thải công nghiệp chảy vào và không cản trở giao thông. 57