Bài giảng Tài chính công 1 - Bài 3: Ngân sách Nhà nước - Phạm Thị Thanh Thủy
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tài chính công 1 - Bài 3: Ngân sách Nhà nước - Phạm Thị Thanh Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_tai_chinh_cong_1_bai_3_ngan_sach_nha_nuoc_pham_thi.pdf
Nội dung text: Bài giảng Tài chính công 1 - Bài 3: Ngân sách Nhà nước - Phạm Thị Thanh Thủy
- BÀI 3: NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ThS. Phạm Thị Thanh Thủy Trường Đại học Kinh tế Quốc dân v1.0014108214 1
- TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG: Báo động khả năng thu ngân sách nhà nước so với dự toán • Tại buổi họp báo hôm 10-10-2013, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai, cho biết mọi năm, thu ngân sách chín tháng thường đạt 80% dự toán, năm nay chỉ đạt 66,6%. Dự báo khả năng thu ngân sách năm 2014 không đạt đượng như dự toán. • Trong khi đó, theo bà Mai, chi ngân sách nhà nước vẫn không ngừng tăng, đặc biệt là chi phát triển sự nghiệp và quản lý hành chính. 1. Cơ cấu thu, chi của chúng ta đã hợp lý hay chưa? 2. Nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng sụt giảm của khả năng thu ngân sách nhà nước và sự gia tăng chi ngân sách nhà nước như vậy. 3. Hậu quả của tình trạng chi vượt quá số thu cho phép . v1.0014108214 2
- MỤC TIÊU Với mục tiêu của bài giúp sinh viên nắm được lý thuyết chung về ngân sách nhà nước. Kết thúc bài, sinh viên sẽ có cái nhìn tổng quan về bản chất, vai trò của ngân sách nhà nước; nắm được các nội dung thu chi của ngân sách nhà nước, mục lục ngân sách nhà nước, năm ngân sách và chu trình ngân sách. v1.0014108214 3
- NỘI DUNG Bản chất và vai trò của ngân sách nhà nước Thu, chi ngân sách nhà nước Mục lục ngân sách nhà nước Năm ngân sách và chu trình ngân sách v1.0014108214 4
- 1. BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.1. Bản chất của ngân sách nhà nước 1.2. Đặc điểm của ngân sách nhà nước 1.3. Vai trò của ngân sách nhà nước v1.0014108214 5
- 1.1. BẢN CHẤT CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Là một khâu của hệ thống tài chính Các quan hệ kinh tế Quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ tập trung v1.0014108214 6
- 1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC • Ngân sách nhà nước là một quỹ tiền tệ tập trung trung lớn nhất, gắn liền với quyền lực của nhà nước trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính. • Ngân sách nhà nước gắn bó mật thiết với quyền sở hữu của nhà nước và lợi ích công cộng. • Việc quản lý đối với ngân sách nhà nước được thực hiện không chỉ với quỹ tiền tệ tập trung mà còn với các quỹ tiền tệ không tập trung. (tập trung: được phân cấp quản lý ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; không tập trung: cũng có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước nhưng được cấp pháp cho các bộ ban ngành, đơn vị quản lý như cấp vốn cho doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, liên doanh, quỹ bảo hiểm xã hội, y tế ). • Các khoản thu chi của ngân sách nhà nước không được hoàn trả trực tiếp. v1.0014108214 7
- 1.3. VAI TRÒ CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC • Công cụ duy trì và củng cố hoạt động của bộ máy nhà nước, tăng cường sức mạnh và giữ vững an ninh quốc phòng. • Phân bổ nguồn lực tài chính, đảm bảo cho nền kinh tế ổn định, bền vững và phát triển. • Điều tiết thu nhập của các chủ thể trong nền kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo công bằng xã hội. • Tăng cường tiềm lực tài chính góp phần ổn định tiền tệ, giá cả, kiềm chế lạm phát. • Mở rộng quan hệ đối ngoại, đẩy nhanh quá trình hợp tác và hội nhập quốc tế. v1.0014108214 8
- 2. THU VÀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 2.1. Thu ngân sách nhà nước 2.2. Chi ngân sách nhà nước 2.3. Thâm hụt ngân sách nhà nước v1.0014108214 9
- 2.1. THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC • Khái niệm: Là việc nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ ngân sách nhà nước nhằm thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của nhà nước. • Cơ cấu thu ngân sách nhà nước: Yếu tố khác Nguồn phát sinh Căn cứ Yêu cầu động Nội dung kinh tế viên vốn v1.0014108214 10
- 2.1. THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (tiếp theo) Các yếu tố ảnh hưởng tới cơ cấu thu: • Yếu tố chủ quan: do bộ máy quản lý, năng lực phẩm chất cán bộ thu. • Yếu tố khách quan: Diễn biến chu kỳ kinh tế. v1.0014108214 11
- 2.2. CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC • Khái niệm: Chi ngân sách nhà nước là việc phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của nhà nước theo những nguyên tắc nhất định. • Cơ cấu chi ngân sách nhà nước: Yếu tố khác Tính chất các khoản chi Căn cứ Chức năng, Phương thức nhiệm vụ chi tiêu v1.0014108214 12
- 2.3. THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 2.3.1. Cân đối ngân sách nhà nước 2.3.2. Thâm hụt ngân sách nhà nước v1.0014108214 13
- 2.3.1. CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC • Cân đối ngân sách nhà nước phản ảnh mối quan hệ tương tác giữa thu chi ngân sách nhà nước nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội mà nhà nước đã đề ra ở tầm vĩ mô cũng như trong từng lĩnh vực và địa bàn cụ thể. • Ngân sách nhà nước cân bằng, ngân sách nhà nước bội thu, ngân sách nhà nước bội chi. • Các học thuyết hiện đại về cân đối ngân sách: Lý thuyết cân đối theo ngân sách chu kỳ: phồn thịnh (thu > chi), suy thoái (thu < chi), cân bằng trong 1 chu kỳ. Lý thuyết về ngân sách cố ý thâm hụt: nền kinh tế suy thoái. Thuyết hạn chế tiêu dùng trong thời chiến. v1.0014108214 14
- 2.3.2. THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Thâm hụt ngân sách là tình trạng khi chi vượt quá thu ngân sách nhà nước (thu từ thuế, phí và lệ phí) trong một năm. v1.0014108214 15
- CÔNG THỨC TÍNH • Công thức tính thâm hụt ngân sách nhà nước của một năm sẽ như sau: • Thâm hụt ngân sách nhà nước = Tổng chi – Tổng thu = (D + E + F) – (A + B) = C Thu Chi A. Thu thường xuyên (thuế, phí, lệ phí). D. Chi thường xuyên. B. Thu về vốn (bán tài sản nhà nước). E. Chi đầu tư. C. Bù đắp thâm hụt. F. Cho vay thuần. –Viện trợ. (= cho vay mới – thu nợ gốc) –Lấy từ nguồn dự trữ. Vay thuần (= vay mới – trả nợ gốc) v1.0014108214 16
- ẢNH HƯỞNG Tỷ giá và Cán cân thương mại Lạm phát Thất nghiệp v1.0014108214 17
- NGUYÊN NHÂN • Tác động của chu kỳ kinh doanh: Thâm hụt chu kỳ • Tác động của các chính sách kinh tế nhà nước: cơ cấu. v1.0014108214 18
- NGUYÊN NHÂN (tiếp theo) CƠ CẤU CHU KỲ v1.0014108214 19
- GIẢI PHÁP CỤ THỂ Vay nợ Phát hành tiền Tăng GDP v1.0014108214 20
- 3. MỤC LỤC NGÂN SÁCH • Khái niệm: bản phân loại các khoản Thu - Chi ngân sách nhà nước theo hệ thống tổ chức nhà nước, theo ngành kinh tế và mục tiêu xã hội do nhà nước thực hiện. • Mục đích: phục vụ cho công tác lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước, đồng thời phục vụ cho công tác phân tích các hoạt động kinh tế, tài chính thuộc khu vực nhà nước quản lý. • Nguyên tắc: Thống nhất - Khoa học - Ổn định v1.0014108214 21
- 3. MỤC LỤC NGÂN SÁCH (tiếp theo) Mục lục ngân sách nhà nước được phân loại như sau: v1.0014108214 22
- 4. NĂM NGÂN SÁCH VÀ CHU TRÌNH NGÂN SÁCH • Năm ngân sách: là khoảng thời gian mà hoạt động thu chi ngân sách được thực hiện theo dự toán đã duyệt (Năm tài khóa). Nước Thời gian bắt đầu Thời gian kết thúc Việt Nam 1/1/N–1 31/12/N Ý, Na uy 1/7/N–1 30/06/N Mỹ, Lào 1/10/N–1 30/9/N Ne pan 16/7/N–1 15/7/N • Chu trình ngân sách Lập dự toán - Chấp hành ngân sách - Quyết toán ngân sách. v1.0014108214 23
- GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG • Thời gian nộp thuế của các doanh nghiệp Việt Nam lên đến 872 giờ/năm, xếp hạng 138/185 nền kinh tế (theo WB, 2013), làm cho chi phí về thời gian của doanh nghiệp cũng rất cao. Trong khi đó, chênh lệch giữa dự toán ngân sách và thực thu ngân sách chênh lệch quá lớn, có năm thực thu ngân sách vượt dự toán đến trên 60%, làm cho quyết định của Quốc hội về dự toán ngân sách cách biệt rất xa so với thực tế. Chính phủ thường ứng trước ngân sách cho năm sau. • Chi hành chính quá lỏng lẻo với chế độ sử dụng xe công, đi công tác nước ngoài, chiêu đãi quá lãng phí trong khi ngân sách địa phương vẫn xin trung ương trợ giúp là những nghịch lý đáng buồn cho các địa phương trước khi trình Quốc hội phê duyệt. v1.0014108214 24
- CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1 Khi bội chi ngân sách nhà nước chính phủ nên: • tăng thu, giảm chi. •giảmchi. • tăng chi. • tăng chi, giảm thu. Trả lời: • Đáp án đúng là: A. tăng thu, gia#m chi. • Vì: Đây là biện pháp tốt nhấ để tìm cách cân đối ngân sách nhằm ổn định tình hình tài chính vĩ mô. Tập trung thêm vào ngân sách theo giới hạn cho phép và cắt giảm chi tiêu theo những nguyên tắc và giới hạn phù hợp sẽ giúp cho tình trạng bôi chi ngân sách nhà nước giảm. v1.0014108214 25
- CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2 Bội chi ngân sách nhà nước là tình trạng: • tổng thu ngân sách nhà nước bằng tổng chi ngân sách nhà nước trong một năm ngân sách. • tổng chi ngân sách nhà nước cao hơn tổng thu ngân sách nhà nước trong một năm ngân sách. • tổng chi ngân sách nhà nước cao hơn tổng thu ngân sách nhà nước tại một thời điểm bất kỳ. • tổng thu ngân sách nhà nước bằng tổng chi ngân sách nhà nước tại một thời điểm nào đó. Trả lời: Đáp án đúng là: B. tổng chi ngân sách nhà nước cao hơn tổng thu ngân sách nhà nước trong một năm ngân sách. Vì: bội chi ngân sách nhà nước là tình trạng chi ngân sách nhà nước vượt quá thu ngân sách nhà nước trong một năm, là hiện tượng ngân sách nhà nước không cân đối, thể hiện trong sự so sánh giữa cung và cầu vê nguồn lực tài chính của nhà nước. v1.0014108214 26
- CÂU HỎI TỰ LUẬN Câu hỏi: Trình bày vai trò của ngân sách nhà nước? Theo anh (chị) vai trò nào là vai trò lịch sử của ngân sách nhà nước? Trả lời: Ngân sách nhà nước có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước. Cần hiểu rằng, vai trò của ngân sách nhà nước luôn gắn liền với vai trò của nhà nước theo từng giai đoạn nhất định. Đối với nền kinh tế thị trường, ngân sách nhà nước đảm nhận vai trò quản lý vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế, xã hội. • Ngân sách nhà nước là công cụ củng cố bộ máy nhà nước, tăng cường sức mạnh quốc phòng và giữ vững an ninh quốc gia. • Ngân sách nhà nước là công cụ chủ yếu phân bố các nguồn lực tài chính, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh, ổn định và bền vững. • Ngân sách nhà nước là công cụ điều tiết thu nhập của các chủ thể trong nền kinh tế, góp phần giải quyết các vấn đề về đời sống và xã hội. • Ngân sách nhà nước là công cụ tăng cường tiềm lực tài chính quốc gia, góp phần ổn định tiền tệ, giá cả và kiềm chế lạm phát. • Ngân sách nhà nước là công cụ mơ mở rộng quan hệ đối ngoại, đẩy nhanh quá trình hợp tác và hội nhập quốc tế. v1.0014108214 27
- TÓM LƯỢC CUỐI BÀI • Tóm lại, bài 3 đề cập tới toàn bộ những khái niệm cơ bản nhất về ngân sách nhà nước, nội dung các khoản thu chi, cơ cấu các khoản thu chi, cân đối ngân sách, thâm hụt ngân sách cũng như các tác động của nó tới nền kinh tế. • Qua đó, chúng ta cũng được tìm hiểu về mục lục ngân sách, như một hệ thống các tên gọi được quy định sẵn nhằm quản lý ngân sách theo đúng chuẩn mực và quy định, và nắm bắt được cách quản lý ngân sách theo năm tài khóa và theo chu trình ngân sách. v1.0014108214 28