Bài giảng Tài chính tiền tệ - Chương 8: Hệ thống tiền tệ - Trần Thị Bích Dung

pdf 91 trang Gia Huy 19/05/2022 2280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tài chính tiền tệ - Chương 8: Hệ thống tiền tệ - Trần Thị Bích Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_tai_chinh_tien_te_chuong_8_he_thong_tien_te_tran_t.pdf

Nội dung text: Bài giảng Tài chính tiền tệ - Chương 8: Hệ thống tiền tệ - Trần Thị Bích Dung

  1. CHƯƠNG 8 HỆ THỐNG TIỀN TỆ § I. TIỀN TỆ § II. CƠ CẤU CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG § III. HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VÀ CUNG TIỀN § IV. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ § (Chương 16, Mankiw) 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 1
  2. I.TIỀN TỆ (Money) • 1. Tiền (Money) • “Đừng bao giờ bỏ trứng vào cùng một rổ!” • Tài sản gồm nhiều loại: • Tiền mặt (currency) • Tiền gửi không kỳ hạn viết séc ( demand Deposit) • Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn • Ngoại tệ, vàng, đá quý • Đất đai, nhà cửa • Cổ phiếu 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 2
  3. I. TIỀN TỆ • 1. Khái niệm: • Tiền là bất kỳ phương tiện nào được thừa nhận chung để thanh toán cho việc mua hàng hóa & dịch vụ, hay để thanh toán nợ nần. • Tiền là một loại tài sản trong nền kinh tế mà người ta dùng để mua hàng hóa và dịch vụ. 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 3
  4. I. TIỀN TỆ • 2. Chức năng của tiền: • Trung gian trao đổi • Đơn vị tính toán • Dự trữ giá trị 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 4
  5. 2. Chức năng của tiền Trung gian trao đổi ( hay phương tiện thanh toán ) - Là thứ mà người mua trả cho người bán khi mua hàng hóa & dịch vụ. - Hành động chuyển tiền từ người mua sang người bán cho phép giao dịch diễn ra. Đơn vị tính toán: Là thước đo người ta sử dụng để niêm yết giá và ghi nhận nợ 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 5
  6. 2. Chức năng của tiền §Dự giữ giá trị § Tiền là thứ mà người ta có thể dùng để chuyển sức mua từ hiện tại sang tương lai. § Tiền không phải là vật lưu giữ giá trị duy nhất trong nền kinh tế. Ngoài tiền còn có các tài sản khác như cổ phiếu, trái phiếu §Tính thanh khoản (Liquidity) § Sự dễ dàng mà một tài sản có thể được chuyển đổi thành trung gian trao đổi trong nền kinh tế § Tiền là trung gian trao đổi → là tài sản có tính thanh khoản cao nhất. § Tính thanh khoản của các tài sản khác nhau rất khác nhau. 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 6
  7. 2.Chức năng của tiền §Tính thanh khoản (Liquidity) § Hầu hết trái phiếu và cổ phiếu có thể dễ dàng bán mà tốn rất ít chi phí → có tính thanh khoản cao. § Những tài sản ( nhà cửa, tranh ảnh nghệ thuật ) phải mất nhiều thời gian và công sức để bán → có tính thanh khoản thấp. § Tiền là tài sản có tính thanh khoản cao nhất, nhưng nó không phải là một phương tiện dự trữ giá trị hoàn hảo. § Vì lạm phát xảy ra giá trị của tiền giảm đi, chúng ta sẽ mua ít hàng hóa hơn. 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 7
  8. 3.Các loại tiền tệ • Các loại tiền tệ • Tiền hàng hoá ( Hóa tệ) • Tiền pháp định ( Tín tệ /tiền quy ước) • Tiền ngân hàng ( Bút tệ/tiền ghi nợ) 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 8
  9. 3.Các loại tiền tệ Tiền hàng hóa (Commodity money) § Sử dụng một loại hàng hóa nào đó để làm vật trung gian trong trao đổi mua bán. • Tiền hàng hóa có giá trị thực chất • Giá trị thực chất (Intrinsic value) • Thứ có giá trị ngay cả nếu không được sử dụng như tiền • Bản vị vàng – sử dụng vàng làm tiền • Hay tiền giấy có thể chuyển đổi thành vàng khi cần 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 9
  10. 3. Các loại tiền tệ • Tiền pháp định (Fiat money) • - Là một loại tiền do chính phủ quy định. • Tiền không có giá trị thực chất • Sử dụng như tiền vì sắc lệnh chính phủ Gồm 2 loại: - Tiền giấy - Tiền kim loại 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 10
  11. 3. Các loại tiền tệ § Tiền ngân hàng( Bank Money): § Là loại tiền phi vật chất, chỉ lưu hành trong hệ thống ngân hàng § Nghiệp vụ thanh toán được thực hiện bằng các bút toán ghi sổ của NH: ghi nợ tài khoản của người này và ghi có tài khoản của người khác. § Phương tiện thanh toán bút tệ là sec, giấy chuyển ngân, thẻ (ATM Card, Master Card, Visa Card ). § Là xu hướng phát triển tất yếu của nền kinh tế phát triển. 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 11
  12. Thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ • Thẻ tín dụng ( Credit Cards) - là phương tiện thanh toán trả chậm, - nó không được coi là tiền. • Thẻ ghi nợ (Debit Cards) - là phương tiện để rút tiền tự động từ tài khoản ở ngân hàng để trả cho hàng hóa đã mua - Thẻ ghi nợ giống như một tấm séc, - số dư trong thẻ ghi nợ được tính trong trữ lượng tiền. 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 12
  13. Tiền trong nền kinh tế §Trữ lượng tiền/khối tiền (Money stock) § Là lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế § Tiền mặt ( currency): C M § Gồm tiền giấy và tiền kim loại § Nằm trong tay công chúng. § Tiền gởi không kỳ hạn (Demand deposits):DD § Số dư trong các tài khoản ngân hàng § Mà người gởi có thể sử dụng khi cần § Bằng cách viết séc hoặc quẹt thẻ ghi nợ tại cửa hàng. 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 13
  14. Tiền trong nền kinh tế §Tiền gửi tiết kiệm (Saving deposits): § Người có tài khoản tiết kiệm ở ngân hàng có thể chuyển tiền từ tài khoản tiết kiệm sang tài khoản thanh toán. § Do đó số dư trong tài khoản tiết kiệm cũng được tính vào khối tiền. 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 14
  15. 4. Đo lường khối tiền • Đo lường khối tiền • Tiền giao dịch: M1 • Tiền mặt nằm trong tay công chúng • Tiền gửi không kỳ hạn, séc du lịch • Tiền gửi có thể viếc séc khác • Tiền rộng : M2 • Mọi thứ thuộc M1 • Tiền gửi tiết kiệm • Tiền gửi có kỳ hạn số lượng nhỏ • Các quỹ tương hỗ thị trường tiền tệ • Một số loại tiền khác 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 15
  16. 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 16
  17. Hình 1 Hai số đo trữ lượng tiền trong nền kinh tế Hoa Kỳ Năm 2009 Hai chỉ tiêu đo lường khối lượng tiền được sử dụng rộng rãi là M1 và M2 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 17
  18. Hoa Kỳ: Tất cả tiền mặt đang ở đâu? §2009: 862 tỷ USD mặt hiện lưu hành • Trung bình mỗi người lớn nắm giữ khoảng 3.653 $ • Hầu hết tiền mặt được nắm giữ ở nước ngoài • Hầu hết tiền mặt đang nắm giữ bởi những tên mua bán ma túy, buôn lậu trốn thuế và tội phạm khác §Tiền mặt – không phải là cách tốt để giữ của cải • Có thể bị mất hoặc đánh cắp • Không sinh lời 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 18
  19. II. CƠ CẤU CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG §1.Cơ cấu hoạt động của hệ thống ngân hàng §Ngân hàng trung ương §Các ngân hàng trung gian: ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, các tổ chức tín dụng 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 19
  20. II. CƠ CẤU CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG §Ngân hàng trung ương (Central bank) § Định chế được thành lập nhằm: § Giám sát hoạt động của hệ thống ngân hàng § Điều tiết lượng cung tiền trong nền kinh tế. § Ngân hàng trung ương Hoa Kỳ: Cục dự trữ liên bang - Federal Reserve (Fed) • Ngân hàng trung ương Việt Nam: Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam (www.sbv.gov.vn) 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 20
  21. Ngân hàng trung ương (Central bank) • NHTW có các chức năng cơ bản sau: • Quản lý các NHTM: • Cấp giấy phép hoạt động cho các NHTM • Thường xuyên kiểm tra hoạt động của NHTM • → bảo vệ lợi ích của người gửi tiền 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 21
  22. Ngân hàng trung ương (Central bank) • Là Ngân hàng của các NHTM: • Cho các NHTM vay khi cần thiết • Tránh cơn hỏang lọan tài chính • Nhằm tránh sự sụp đỗ không đáng có trong hệ thống ngân hàng - Giữ tiền dự trữ bắt buộc của các NH trung gian • Là cơ quan độc quyền in và phát hành tiền trong nền kinh tế 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 22
  23. Ngân hàng trung ương (Central bank) • Là ngân hàng của chính phủ: • Mở tài khoản, nhận tiền gửi & tổ chức thanh toán cho kho bạc nhà nước. • Sẵn sàng cho chính phủ vay tiền khi cần thiết. • Tư vấn cho chính phủ về các vấn đề tài chính tiền tệ như thay đổi tỷ giá hối đoái, phát hành trái phiếu,vay nợ của nước ngoài. • Quản lý thị trường ngoại hối & dự trữ ngoại tệ quốc gia 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 23
  24. Ngân hàng trung gian §Ngân hàng trung gian: • Là một tổ chức trung gian tài chính • có chức năng kinh doanh tiền tệ và đầu tư • Lợi nhuận của ngân hàng trung gian là phần chêch lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi § Trong quá trình hoạt động, các ngân hàng đã “tạo tiền qua ngân hàng” 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 24
  25. Ngân hàng trung gian § Ngân hàng trung gian gồm các loại: - Ngân hàng thương mại: - Đây là loại NH ra đời đầu tiên - Nhận tiền gởi tiết kiệm ngắn hạn và tiền ký gởi sử dụng séc. - Ngân hàng TM chỉ cho vay ngắn hạn. - Lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế chủ yếu được tạo ra qua loại ngân hàng này 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 25
  26. Ngân hàng trung gian - Ngân hàng đầu tư: • Là ngân hàng không nhận tiền gởi của công chúng. • Vốn của ngân hàng là do các cổ đông đóng góp và do phát hành trái phiếu. • Chỉ cho vay trung hạn và dài hạn • Có thể tham gia vào các dự án sản xuất kinh doanh. - Ngân hàng đặc biệt: • Là ngân hàng hoạt động vừa giống & vừa khác với các loại ngân hàng trên • Là NH xuất nhập khẩu, NH nông nghiệp, NH chính sách 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 26
  27. Hệ thống dự trữ liên bang Hoa Kỳ §Cục dự trữ liên bang - Federal Reserve (Fed) Là ngân hàng trung ương Hoa Kỳ § Các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới: § NHTW của Anh : BOE § NHTW Nhật: BOJ § NHTW Châu Âu: ECB 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 27
  28. Cục dự trữ liên bang- Federal Reserve (Fed) • Được thành lập năm 1913 • Sau khi một loạt các thất bại của các ngân hàng năm 1907 • Mục đích: bảo đảm sự lành mạnh cho hệ thống ngân hàng quốc gia 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 28
  29. Tổ chức Fed §Hội đồng Thống đốc (Board of governors) - Gồm 7 thành viên, nhiệm kỳ 14 năm - Do tổng thống bổ nhiệm và Thượng viện phê chuẩn §Chủ tịch hội đồng § Lãnh đạo đội ngũ Fed § Chủ trì các cuộc họp của hội đồng § Báo cáo định kỳ về chính sách tiền tệ trước các ủy ban quốc hội. § Được tổng thống bổ nhiệm (nhiệm kỳ 4 năm) 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 29
  30. Tổ chức Fed § Hệ thống Cục dự trữ liên bang (The Federal Reserve System) §Hội đồng dự trữ liên bang ở Washington, D.C. §12 ngân hàng dự trữ liên bang khu vực - Có trụ sở ở các thành phố lớn toàn quốc - Các chủ tịch - được bầu chọn bởi hội đồng quản trị của mỗi ngân hàng. - Thành viên của hội đồng quản trị là các doanh nghiệp và ngân hàng trong khu vực. 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 30
  31. Trụ sở Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ tại Washington, D.C. 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 31
  32. Bản đồ các khu vực quản lý của các ngân hàng Fed khu vực 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 32
  33. STT Tên ngân hàng khu vực Ký hiệu 1 Boston A 2 New York B 3 Philadelphia C 4 Cleveland D 5 Richmond E 6 Atlanta F 7 Chicago G 8 St Louis H 9 Minneapolis I 10 Kansas City J 11 Dallas K 12 San Francisco L Mỗi ngân hàng Fed khu vực được ký hiệu bằng chữ cái. Những chữ cái này in trên giấy bạc mà chúng phát hành 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 33
  34. Tổ chức Fed §Fed có hai nhiệm vụ: § Thứ nhất: Điều hành các ngân hàng và đảm bảo sự lành mạnh cho hệ thống ngân hàng. - Các ngân hàng dự trữ liên bang khu vực - Giám sát tình hình tài chính của mỗi ngân hàng - Tạo thuận lợi cho các giao dịch ngân hàng – séc thanh toán bù trừ. - Hoạt động như ngân hàng của ngân hàng - Fed - người cho vay cứu cánh cuối cùng 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 34
  35. Tổ chức Fed §Fed có hai nhiệm vụ: § Thứ hai: §Kiểm soát cung tiền §Chính sách tiền tệ § Do Uỷ ban thị trường mở Liên Bang (FOMC) ban hành. § Cung tiền (Money supply) § Lượng tiền trong nền kinh tế • Chính sách tiền tệ (Monetary policy) • Định ra mức cung tiền 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 35
  36. Ủy ban thị trường mở liên bang –FOMC (Federal Open Market Committee) • FOMC • 7 thành viên của Hội đồng Thống đốc • 5 trong 12 chủ tịch ngân hàng khu vực • Tất cả 12 chủ tịch tham dự mỗi kỳ họp FOMC, nhưng chỉ có 5 tham gia bỏ phiếu • Họp mặt cứ mỗi 6 tuần tại Washington, D.C. • Thảo luận về điều kiện của nền kinh tế • Xem xét những thay đổi của chính sách tiền tệ 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 36
  37. Ủy ban thị trường mở liên bang –FOMC (Federal Open Market Committee) §Công cụ cơ bản của Fed: nghiệp vụ thị trường mở - OMO(open market operation) § Mua và bán trái phiếu chính phủ • FOMC – tăng cung tiền • Fed: mua trái phiếu • FOMC - giảm cung tiền • Fed: bán trái phiếu 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 37
  38. Hệ thống NHTM VN: Trước tái cơ cấu: có 42 ngân hàng, Tài sản= 5 triệu tỷ đồng, nợ xấu> 10% 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 38
  39. 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 39
  40. Việt Nam 2015: Sau 4 năm tái cấu trúc, sau sáp nhập: 34 ngân hàng 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 40
  41. 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 41
  42. 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 42
  43. Việt Nam 2015: Top 10 NHCP sau khi tái cơ cấu ĐVT: Tỷ đồng 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 43
  44. Việt Nam 2015: Top 10 NHCP sau khi tái cơ cấu ĐVT: Tỷ đồng 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 44
  45. III. HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VÀ CUNG TIỀN • Dự trữ (Reserves) • Tiền gửi mà các ngân hàng nhận được, nhưng không cho vay ra ngoài § Trường hợp ngân hàng dự trữ 100%. § Gỉa sử ban đầu không có ngân hàng. § Tiền mặt là hình thức duy nhất của tiền § Giả sử tổng lượng tiền mặt lưu thông là 100$ § Cung tiền = Tổng lượng tiền mặt = 100$ § Sau đó có một ngân hàng quốc gia thứ I ra đời § Nhận tiền gởi mà không cho vay. § Trường hợp này là dự trữ 100% 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 45
  46. Trường hợp ngân hàng dự trữ 100% • VD: Cá nhân A gửi vào NH I 100$. • Nếu NH dự trữ 100% • thì NH không tạo tiền • Các ngân hàng không ảnh hưởng đến cung tiền • Trong bảng cân đối tài sản của NH I: NH I Tài sản có ( Assets) Tài sản nợ (Liabilities) Reserves: 100$ Deposits: 100$ 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 46
  47. Trường hợp ngân hàng dự trữ 100% • →Lượng cung tiền không đổi: 100$ tiền gửi vào NH làm: • tiền mặt giảm 100$ • tiền gửi NH tăng 100$ • → hệ thống NH dự trữ 100%: • không tạo tiền • không tác động đến lượng cung tiền 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 47
  48. 1.Quá trình tạo tiền của ngân hàng dự trữ một phần • Các ngân hàng chỉ giữ lại một phần tiền gửi dưới dạng dự trữ • Tỷ lệ dự trữ (reserve ratio)-R • Tỷ lệ phần trăm của tiền dự trữ so với tổng số tiền gửi • Tỷ lệ dự trữ bắt buộc (required reserve ratio) –rr • Là tỷ lệ dự trữ mà NHTW quy định cho từng loại tiền gửi đối với các NHTM. • Tỷ lệ dự trữ thừa (Excess reserve ratio)- re • Là tỷ lệ dự trữ tùy ý của mỗi NHTM, để chi trả cho khách hàng rút tiền. 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 48
  49. 1.Quá trình tạo tiền của ngân hàng dự trữ một phần • Tỷ lệ dự trữ chung = tỷ lệ dự trữ bắt buộc + tỷ lệ dự trữ thừa: R = rr +re • Ví dụ: NH Quốc gia thứ nhất • Tỷ lệ dự trữ chung 10%: R = 10% • Phần còn lại cho vay hết = (1-R)= 90% • Giả định các giao dịch đều qua ngân hàng §Như vậy NH 1 cho vay: § đã tạo ra lượng cung tiền tăng thêm 90$ § nhưng không tạo ra của cải 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 49
  50. 1.Quá trình tạo tiền của ngân hàng dự trữ một phần Bank 1 TS có TS nợ Cho vay: 90$ Tiền gửi: 100$ Bank 2 TS có TS nợ Dự trữ: 10$ Cho vay: 81$ Tiền gửi: 90$ Bank 3 Dự trữ:9$ TS có TS nợ Cho vay: 72,9$Tiền gửi: 81$ Dự trữ: 8,1$ Quá trình cứ tiếp diễn:tiền cho vay của bank này trở thành tiền gửi tăng thêm của bank kế tiếp 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 50
  51. 1.Quá trình tạo tiền của ngân hàng dự trữ một phần Các NH Tiền gửi tăng Cho vay tăng Dự trữ tăng thêm thêm thêm NH I 100 90 10 NH II 90 81 9 NH III 81 72,9 8,1 Hệ thống 1.000 900 100 NH 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 51
  52. 1. Quá trình tạo tiền của ngân hàng dự trữ một phần • Tiền gửi ban đầu H = 100 $ • Bank I cho vay= (1-R).H= 0,9×100=90$ • Bank II cho vay =(1-R)2.H=0,92×100=81$ • Bank III cho vay = =(1-R)3.H=0,93×100=72,9$ • • Tổng cung tiền Ms = 1.000$ 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 52
  53. Trong toán học người ta chứng minh: ∑= x +a.x + a2.x + + an.x 1  * x 1 a (0 a 1; n ) 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 53
  54. 1.Quá trình tạo tiền của ngân hàng dự trữ một phần • Ms =100 + 90 + 81 + = 1.000$ • = H + (1 – R). H + (1 – R) 2.H + 1 Ms H 1 (1 R ) • 1 Ms H R 1/R : số nhân đơn giản/lý tưởng của tiền 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 54
  55. 2. Số nhân tiền tệ ( money multiplier): kM • Là hệ số phản ánh sự thay đổi trong lượng cung tiền (Ms) • khi lượng tiền mạnh (H) thay đổi 1 đơn vị: Ms k M  H Ms k M  H Ms k M H 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 55
  56. 2. Số nhân tiền tệ (money multiplier ) • H:lượng tiền mạnh (high powered Money) / tiền cơ sở (monetary Base): • Là lượng tiền mặt mà NHTW đã phát hành, gồm : • Lượng tiền mặt ngoài ngân hàng CM • Lượng tiền mặt dự trữ trong hệ thống ngân hàng RM • H = CM + RM 10/6/2020 Tran Bich Dung 56
  57. Tiền mạnh H= CM+RM Cung tiền: Ms= CM+DM CM M M Tỷ lệ tiền mặt/tiền gửi : c M C c.D D RM Tỷ lệ dự trữ chung/tiền gửi : r RM r.DM DM Tỷ lệ dự trữ chung = tỷ lệ dự trữ bắt buộc+ tỷ lệ dự trữ tùy ý : r =rr + re Tiền mạnh H= CM+RM=(c+r)DM Cung tiền: Ms= CM+DM=(c+1)DM Ms (c 1) D M k M Số nhân tiền: H (c r ) D M c 1 c 1 k M c r c ( rr re ) 10/6/2020 Tran Bich Dung 57
  58. Bài 5.2* Giả sử tiền mặt trong dân cư là 40 tỷ, dự trữ của các ngân hàng thương mại là 20 tỷ, tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10%. Hệ thống ngân hàng không có dự trữ quá mức và toàn bộ tiền gởi là không kỳ hạn. a) Xác định tổng số tiền mạnh H (tiền cơ sở) số nhân tiền tệ km và lượng cung tiền. b) Nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng lên là 20% sẻ ảnh hưởng đến lượng tiền manh, số nhân tiền tệ và lượng cung tiền như thế nào? c) Nếu lượng tiền mặt trong dân cư giảm xuống còn 20 tỷ, tỷ lệ dự trữ bắt buộc vẫn 10% thì lượng tiền manh, số nhân tiền tệ và lượng cung tiền thay đổi thế nào? 10/6/2020 Tran Bich Dung 58
  59. 2. Số nhân tiền tệ (money multiplier ) • Khi: • tỷ lệ dự trữ bắt buộc (rr) tăng • tỷ lệ dự trữ tùy ý (re) tăng • Tỷ lệ tiền mặt (c) tăng • →Số nhân tiền ( kM) giảm • Cung tiền Ms = kM. H • Cung tiền phụ thuộc H & kM 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 59
  60. 3.Vốn tự có của ngân hàng & đòn bẩy §Nguồn vốn của một NHTM: §Tiền gửi các loại của công chúng §Vốn vay qua phát hành trái phiếu. §Vốn tự có ( hay Vốn chủ sở hữu ngân hàng-Bank capital): nguồn lực mà các chủ sở hữu của một NH cùng góp vốn vào định chế này 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 60
  61. 3.Vốn tự có của ngân hàng & đòn bẩy §Cách sử dụng nguồn lực tài chính của một ngân hàng: §Cho vay và dự trữ § Mua tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu. § Để tạo ra lợi nhuận cho chủ sở hữu. 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 61
  62. 3.Vốn tự có của ngân hàng & đòn bẩy • Đòn bẩy (Leverage) • Sử dụng tiền vay để bổ sung dòng tiền hiện hữu nhằm mục đích đầu tư • Tỷ số đòn bẩy (Leverage ratio) • Tỷ số tổng tài sản trên vốn tự có của ngân hàng • Yêu cầu vốn tối thiểu (Capital requirement) • Các cơ quan điều tiết chính phủ yêu cầu một ngân hàng phải nắm giữ một lượng vốn tối thiểu nhất định 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 62
  63. 3.Vốn tự có của ngân hàng & đòn bẩy § VD: Xem bảng cân đối tài sản của một ngân hàng: § Tổng tài sản = 1.000$ § Vốn tự có của NH = 50$ § Tỷ số đòn bẩy = 1.000$/50$ =20 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 63
  64. Khủng hoảng tài chính 2008-2009 • Nếu tài sản của ngân hàng – tăng giá trị 5% • Do một số chứng khoán ngân hàng đang nắm giữ tăng giá • 1.000$ tài sản giờ đây sẽ có giá trị 1.050$ • Vốn chủ sở hữu tăng từ 50 $ lên 100 $ • Vì vậy, với tỷ số đòn bẩy là 20 • Giá trị tài sản tăng 5% • Vốn chủ sở hữu ngân hàng tăng 100% 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 64
  65. Khủng hoảng tài chính 2008-2009 • Nếu tài sản của ngân hàng – giảm giá 5% • Vì một số người vay tiền ngân hàng không thể trả nợ • 1.000 $ tài sản giờ chỉ còn 950 $ • Giá trị vốn của chủ sở hữu giảm còn zero • Vì vậy, với một tỷ số đòn bẩy là 20 • Giá trị tài sản giảm 5% • Vốn chủ sở hữu ngân hàng giảm 100% ( mất vốn hoàn toàn!) 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 65
  66. Khủng hoảng tài chính 2008-2009 §Các ngân hàng năm 2008 và 2009 - Thiếu hụt vốn § Sau khi họ gánh chịu nhiều thua lỗ từ các tài sản của họ: - Các khoản cho vay cầm cố (Mortgage loans) - Chứng khoán được bảo đảm bằng các khoản cho vay cầm cố (Securities backed by mortgage loans) - Giảm cho vay (thắt chặt tín dụng - credit crunch) • Đóng góp vào sự xuống dốc thảm hại của hoạt động kinh tế 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 66
  67. Khủng hoảng tài chính 2008-2009 §Bộ Tài chính Hoa Kỳ và Fed - Bơm nhiều tỷ đô la ngân sách chính phủ vào hệ thống ngân hàng • nhằm tăng vốn tự có cho ngân hàng - Tạm thời làm cho những người đóng thuế Hoa Kỳ trở thành một trong những chủ sở hữu một phần của các ngân hàng - Mục tiêu: tái tạo vốn cho hệ thống ngân hàng • Hoạt động cho vay của ngân hàng có thể quay lại mức bình thường • và đạt được vào cuối 2009 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 67
  68. IV.Chính sách tiền tệ • 1.Mục tiêu của CSTT: • Ổn định giá trị tiền tệ • Ổn định nền kinh tế: • Y = Yp • Un • If vừa 2. Các công cụ của CSTT: § Nghiệp vụ thị trường mở (OMO) • Thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc (rr) • Thay đổi lãi suất chiết khấu (rD) 10/6/2020 Tran Bich Dung 68
  69. a. Nghiệp vụ thị trường mở -OMO ( open market operations) • NHTW mua và bán trái phiếu chính phủ • Để tăng cung tiền • NHTW mua trái phiếu chính phủ • Để giảm cung tiền • NHTW bán trái phiếu chính phủ • OMO được sử dụng thường xuyên 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 69
  70. a. Nghiệp vụ thị trường mở -OMO ( open market operations) § Khi NHTW bán trái phiếu chính phủ cho công chúng § Công chúng dùng tiền mặt và tiền gởi ngân hàng để mua trái phiếu. § Tiền mặt trong lưu thông sẽ giảm § Tiền dự trữ trong các NHTM sẽ giảm. § → các NHTM sẽ giảm khối tiền cho vay § → Lượng cung tiền sẽ giảm 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 70
  71. a.Nghiệp vụ thị trường mở (Mua bán trái phiếu của chính phủ- OMO) Khi NHTW mua CK vào Khi NHTW bán CK ra • H↑ § H ↓ • → Ms↑ § → Ms ↓ § • → r↓ → r↑ § → I↓ • → I↑ § → AD↓→ Y↓, P↓ U ↑ • → AD↑→ Y↑, P↑ U↓ 10/6/2020 Tran Bich Dung 71
  72. Cung tiền, lãi suất & đầu tư Lãi suất r Lãi suất r Ms1 Ms2 E1 E1 r1 r1 E2 E2 r2 r2 I (r ) MD(Y0) Lượng tiền Cầu đầu tư M1 M2 I1 I2 10/6/2020 Tran Bich Dung 72
  73. Cung tiền, lãi suất & đầu tư Lãi suất r Lãi suất r Ms1 Ms2 E1 E1 r1 r1 E2 E2 r2 r2 I (r ) MD(Y0) Lượng tiền Cầu đầu tư M1 M2 I1 I2 10/6/2020 Tran Bich Dung 73
  74. b.Thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc (rr) • Nếu giảm (rr)↓ • Nếu tăng (rr) ↑ • →kM↑ • → kM ↓ • →Ms↑ • → Ms ↓ • → r↓ • → r↑ • → I↑ • → I↓ • → AD↑ • → AD↓ • → Y↑, P↑ , U↓ • → Y↓, P↓ ,U ↑ § NHTW ít khi thay đổi rr, vì § Thay đổi thường xuyên rr § → làm gián đoạn hoạt động kinh doanh ngân hàng 10/6/2020 Tran Bich Dung 74
  75. c. Lãi suất chiết khấu , rD(discount rate) Lãi suất chiết khấu (discount rate) • Là lãi suất mà NHTM phải trả cho NHTW khi vay tiền của NHTW • NHTW có thể thay đổi lãi suất chiết khấu • →Thay đổi cung tiền • NHTW tăng lãi suất chiết khấu • → Giảm cung tiền • NHTW giảm lãi suất chiết khấu • →Tăng cung tiền 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 75
  76. c. Lãi suất chiết khấu , rD(discount rate) §Các NHTM có thể vay từ cửa sổ chiết khấu của NHTW: - Khi không có đủ dự trữ để đáp ứng yêu cầu của các cơ quan điều tiết ngân hàng - Để đáp ứng yêu cầu rút tiền của người gửi - Cho vay mới § → tiền dự trữ của NHTM tăng lên § Thông qua hệ thống ngân hàng, sẽ tạo thêm tiền 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 76
  77. c.Lãi suất chiết khấu, rD (discount rate) Nếu giảm (rD)↓ Nếu tăng (rD)↑ • các NHTM sẽ vay • → các NHTM sẽ vay ít nhiều hơn từ NHTW: hơn : H ↓ H↑ • các NHTM sẽ tăng dty M • các NHTM sẽ giảm dty ↑→k ↓ M → k ↑ • → Ms ↓ → r↑ • →Ms↑→ r↓ → I↑→ • → I↓→ AD↓→ Y↓, P↓ AD↑→ Y↑, P↑, U↓ U ↑ 10/6/2020 Tran Bich Dung 77
  78. 3.Nguyên tắc thực hiện CS tiền tệ Khi nền KT suy thoái : Khi nền KT có lạm phát cao: • NHTW: • NHTW: • Mua trái phiếu vào • Bán trái phiếu ra • Giảm tỷ lệ dự trữ bắt • Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc buộc • Giảm lãi suất chiết • Tăng lãi suất chiết khấu khấu 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 78
  79. 3.Nguyên tắc thực hiện CS tiền tệ Nền KT suy thoái (Y Yp) NHTW áp dung CSTT mở rộng NHTW áp dung CSTT thu hẹp (mua CK ,giảm ls chiết khấu, (bán CK, tăng ls chiết khấu, giảm tỷ lệ dự trữ bb) tăng tỷ lệ dự trữ bb) Cung tiền tăng, r giảm Mục tiêu Cung tiền giảm, r tăng trung gian I tăng, C tăng I giảm, C giảm AD tăng AD giảm Mục tiêu Y tăng, P tăng, U giảm Y giảm, P giảm, U tăng cuối cùng 10/6/2020 Tran Bich Dung 79
  80. Tổng cung P Tổng cung dài hạn LAS dài hạn LAS P Tổng cung Tổng cung ngắn hạn SAS ngắn hạn SAS E1 P1 E2 E2 P2 P2 E1 P1 AD1 AD2 AD2 AD1 Y Y Y Yp Yp Y 1 1 CS tiền tệ mở rộng: ổn định nền CS tiền tệ thu hẹp: ổn định P KT ở mức toàn dụng 10/6/2020 Tran Bich Dung 80
  81. § Gần đây Fed đã hình thành cơ chế mới cho các ngân hàng vay tiền. § Chương trình đấu giá khoản vay có kỳ hạn (Term Auction Facility) • Fed định ra lượng vốn muốn cho các NHTM vay • Các NHTM đủ tư cách sẽ đấu giá để vay số vốn này • Các khoản vay sẽ dành cho các NHTM đủ tư cách tham gia đấu thầu trả giá cao nhất: • Có thế chấp thỏa đáng • Trả mức lãi suất cao nhất 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 81
  82. CÁC CÔNG CỤ KIỂM SOÁT TIỀN TỆ CỦA NHTW • Fed trả lãi cho dự trữ bắt buộc • Áp dụng từ tháng 10/2008 • Lãi trả càng cao cho dự trữ • Các NHTM càng dự trữ nhiều • Gia tăng lãi suất trả cho dự trữ • Làm tăng tỷ lệ dự trữ • Số nhân tiền giảm • Cung tiền giảm 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 82
  83. 4. Những khó khăn khi kiểm soát cung tiền § NHTW không thể kiểm soát cung tiền chính xác, do: - NHTW không kiểm soát được lượng tiền gửi ngân hàng của công chúng. § Công chúng gửi càng nhiều tiền vào NHTM § Dự trữ NHTM càng nhiều § Hệ thống NHTM càng có thể tạo ra nhiều tiền, § Và ngược lại § - NHTW không kiểm soát được lượng tiền mà các NHTM cho vay § Không biết chắc số tiền mà hệ thống ngân hàng tạo ra. § Nếu ngân hàng dự trữ nhiều hơn § và cho vay ít hơn § Lượng tiền tạo ra qua hệ thống ngân hàng sẽ ít hơn, § Cung tiền sẽ giảm 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 83
  84. Đổ xô đến ngân hàng rút tiền & cung tiền • Đổ xô đến ngân hàng rút tiền (Bank runs) • Khi người gửi tiền nghi ngờ một ngân hàng nào đó có thể phá sản • “Đổ xô” đến ngân hàng để rút các khoản tiền gửi của họ • Vấn đề đối với các ngân hàng hoạt động dự trữ một phần • Không thể thỏa mãn yêu cầu rút tiền của tất cả mọi người gửi tiền • Cho dù NH thực sự có khả năng thanh toán 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 84
  85. Đổ xô đến ngân hàng rút tiền & cung tiền • Khi có hiện tượng đổ xô đến ngân hàng rút tiền xảy ra • Ngân hàng này - bị buộc đóng cửa • Cho đến khi NH thu lại được tiền đã cho vay • Hay cho đến khi người cho vay cứu cánh cuối cùng (NHTW) cung cấp tiền mặt đủ để trả cho người gửi tiền • →Việc kiểm soát cung tiền càng phức tạp 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 85
  86. Đổ xô đến ngân hàng rút tiền & cung tiền • VD: Đại Khủng hoảng vào đầu 1930s ở Mỹ • Làn sóng rút tiền ồ ạt & đóng cửa các ngân hàng • Hộ gia đình và ngân hàng - cẩn trọng hơn • Các hộ gia đình: • Rút tiền gửi ngân hàng • Giữ tiền mặt • Các ngân hàng – đáp lại việc giảm dự trữ: • Giảm các khoản cho vay, • Tăng tỷ lệ dự trữ • Số nhân tiền giảm • Giảm cung tiền 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 86
  87. 10/6/2020 Tran Bich Dung 87
  88. Đổ xô đến ngân hàng rút tiền & cung tiền • Đổ xô đến ngân hàng rút tiền ngày nay: • Không còn là vấn đề lớn • Chính phủ liên bang: • Thực hiện chế độ bảo hiểm khoản tiền gửi tại hầu hết các ngân hàng, • Công ty bảo hiểm tiền gửi liên bang - Federal Deposit Insurance Corporation (FDIC) 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 88
  89. Đổ xô đến ngân hàng rút tiền • Ngày nay, không có hiện tượng đổ xô rút tiền • Những người gửi tiền tin tưởng • Nếu ngân hàng phá sản • FDIC sẽ trả cho họ số tiền tương ứng • CS Bảo hiểm tiền gửi của chính phủ • Chi phí: (rủi ro đạo đức) • Các ngân hàng – ít động cơ để tránh rủi ro khi cho vay • Lợi ích: • Một hệ thống ngân hàng ổn định hơn 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 89
  90. Lãi suất liên ngân hàng ( Federal funds rate) • Lãi suất liên ngân hàng (Lãi suất quỹ liên bang ) • Là lãi suất ngắn hạn mà các NHTM cho vay qua đêm lẫn nhau • Ngân hàng cho vay – có dự trữ dư • Ngân hàng đi vay – thiếu dự trữ • Khi lãi suất liên ngân hàng thay đổi • Các lãi suất khác cũng thay đổi cùng chiều 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 90
  91. Lãi suất liên ngân hàng ( Federal funds rate) • NHTW: định ra lãi suất liên ngân hàng mục tiêu • Nghiệp vụ thị trường mở • Fed mua trái phiếu • Giảm lãi suất liên ngân hàng • Tăng cung tiền • Fed bán trái phiếu • Tăng lãi suất liên ngân hàng • Giảm cung tiền 10/6/2020 Trần Thị Bích Dung 91