Bài giảng Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư - Chương 6: Phân tích hiệu quả kinh tế-xã hội - Trần Minh Hùng

pdf 11 trang Gia Huy 2750
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư - Chương 6: Phân tích hiệu quả kinh tế-xã hội - Trần Minh Hùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_thiet_lap_va_tham_dinh_du_an_dau_tu_chuong_6_phan.pdf

Nội dung text: Bài giảng Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư - Chương 6: Phân tích hiệu quả kinh tế-xã hội - Trần Minh Hùng

  1. Chương 6 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI Mục tiêu bài giảng - Biết được Ý nghĩa và mục tiêu của phân tích kinh tế - xã hội của dự án. - Phân biệt được sự khác nhau giữa phân tích tài chính và phân tích kinh tế - xã hội của dự án. - Hiểu được các chỉ tiêu cơ bản trong phân tích kinh tế - xã hội của dự án. Chương 6 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI Ý nghĩa Dự án đầu tư được thực hiện tại một vùng, một lãnh thổ nhằm khai thác, sử dụng tài nguyên và lao động một cách có hiệu quả nhất; Do đó ngoài hiệu quả tài chính chúng ta cần phải đánh giá phân tích về mặt kinh tế- xã hội của dự án. 1
  2. Mục tiêu phân tích - Xác định vị trí, vai trò của dự án đối với phát triển kinh tế, các dự án đầu tư phải phù hợp với chiến lược phát triển của vùng, ngành và nền kinh tế của cà nước. - Xác định sự đóng góp của dự án vào lợi ích chung của toàn bộ xã hội như: + Nộp ngân sách nhà nước thông qua các khoản thuế, + Thu hút đầu tư ngoại tệ, + Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, + Nâng cao cơ sở hạ tầng do dự án mạng lại. Mục tiêu phân tích - Hiệu quả tổng hợp trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế xã hội nhận được so chi phí bỏ ra để nhận được lợi ích đó từ dự án đầu tư. 2
  3. 2.1-Về mặt quan điểm sự khác nhau giữa Phân tích tài chính và phân tích KT-XH  Phạm vi: Phân tích tài chính chỉ mới xét ở tầm vi mô, còn phân tích kinh tế - xã hội thì xét ở tầm vĩ mô. Lợi ích: Phân tích tài chính mới chỉ xét về phía nhà đầu tư, còn phân tích kinh tế- xã hội thì phải xuất phát từ lợi ích chung của toàn xã hội. Mục tiêu chính: Của nhà đầu tư là tối đa hoá lợi nhuận, thể hiện trong phân tích các chỉ tiêu phần tài chính, còn mục tiêu của dự án xét ở khía cạnh kinh tế - xã hội là tối đa hoá lợi ích xã hội, thể hiện trong các chỉ tiêu phân tích kinh tế - xã hội. 2.2- Về phương diện tính toán: - Giữa phân tích tài chính và phân tích kinh tế - xã hội có quan hệ với nhau nên khi phân tích không thể tách rời chúng. - Phân tích tài chính phải tiến hành trước và làm cơ sở cho việc phân tích lợi ích kinh tế - xã hội. - Về phương diện phân tích kinh tế - xã hội khi sử dụng số liệu tính toán của phần phân tích tài chính nên chú ý các vần đề sau: 3
  4. 2.2.1- Thuế: * Các khoản thuế của dự án mà các nhà đầu tư phải nộp cho Nhà nước: - Đối với nhà đầu tư đây là phần chi phí - Ngược lại đối với nền kinh tế thì đây là khoản thu ngân sách. Do đó việc miễn giảm thuế, áp dụng chính sách thuế ưu đãi nhằm khuyến khích đầu tư thì đây lại là một sự hy sinh của xã hội, một khoản chi phí mà xã hội phải gánh chịu. 2.2.1- Thuế: * Mặt khác, ta đều biết rằng thuế chiếm một phần trong giá. Người tiêu dùng phải trả một phần các khoản thuế khi mua hàng hoá. Chính phủ là người thu phần thuế này để tái đầu tư hoặc chi dùng cho việc chung. Vì vậy, trên phạm vi toàn xã hội thì hai phần này triệt tiêu nhau. Trong phần tài chính khi tính lãi ròng ta đã trừ đi các khoản thuế, như là các khoản chi ở đây, trong phân tích kinh tế - xã hội ta phải cộng các khoản thuế này vào để xác định giá trị gia tăng cho xã hội do dự án mang lại. 4
  5. 2.2.2- Lương: Lương là tiền công trả cho người lao động (lẽ ra phải thất nghiệp) là một khoản chi của nhà đầu tư, nhưng lại là một khoản thu (lợi ích) cho xã hội do dự án mang lại. Như vậy trong phân tích tài chính, ta đã coi tiền lương như chi phí thì trong phân tích kinh tế - xã hội tiền lương được coi là thu nhập. 2.2.3. Các khoản nợ: • Việc trả nợ vay (cả nợ gốc và lãi) là các hoạt động thuộc nghiệp vụ tín dụng, chỉ là sự chuyển giao quyền sử dụng vối từ người này sang người khác mà không làm tăng hay giảm thu nhập quốc dân. • Trong phân tích tài chính ta đã trừ đi các khoản trả nợ, thì trong phân tích kinh tế - xã hội ta phải cộng vào khi tính các giá trị tăng. 5
  6. 2.2.4. Trợ giá, bù giá hay miễn giảm thuế: Trợ giá, bù giá hay miễn giảm thuế là hoạt động hỗ trợ của Nhà nước đối với một số loại sản phẩm trọng yếu của nền kinh tế quốc dân. Đây là khoản chi phí mà nền kinh tế phải chịu. Nên trong phân tích kinh tế - xã hội ta phải trừ đi các khoản trợ giá, bù giá hay miễn giảm thuế (nếu có). 2.2.5. Giá cả: Trong phân tích kinh tế, giá cả được lấy theo giá thị trường, ảnh hưởng đến các khoản thực thu, thực chi của xí nghiệp, của nhà đầu tư. Nhưng giá thị trường không trùng hợp với giá kinh tế của hàng hoá. 6
  7. 3. Doanh lợi xã hội của án: - Doanh lợi xã hội là tổng lợi ích vật chất mà xã hội dự kiến thu được khi cho phép dự án đầu tư. Có thể doanh lợi xã hội của dự án lớn hơn hoặc nhỏ hơn doanh lợi của cá nhân nhà đầu tư. Để hiểu lợi ích giữa Nhà nước và các chủ đầu tư dự án, người ta sử dụng các công cụ sau: - Thuế lợi tức, thuế xuất nhập khẩu, tiền trả thuê mặt đất, mặt nước mặt biển, thuế tài nguyên, thuế chuyển lợi nhuận về nước v.v Cách xác định doanh lợi xã hội của dự án 3.1- Hiệu quả kinh tế dự án: + Lợi nhuận gộp/vốn cố định 3.2- Chỉ tiêu lợi nhuận bằng ngoại tệ Ixk = Tổng kim ngạch xuất khẩu của dự án/Tổng vốn đầu tư 3.3- Chỉ tiêu mức độ thu hút lao động Iv = Tổng vốn đầu tư của DA/Số lao động của DA Ipx = Thu nhập của DA/Số lao động của DA 3.4- Đóng góp vào ngân sách: If = Mức độ đóng góp vào ngân sách/ Tổng vốn đầu tư 7
  8. 4- Phân tích các hiệu quả kinh tế hiện có: 4.1- Lợi nhuận gộp trên vốn cố định (Il) Lợi nhuận gộp Il = (6.1) Tổng vốn cố định Chỉ tiêu này nói lên 1 đồng vốn cố định làm ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp.công trình. 4- Phân tích các hiệu quả kinh tế hiện có: 4.2-Doanh thu hàng năm trên vốn đầu tư (Id) Doanh thu thuần Id = (6.2) Tổng vốn đầu tư Chỉ tiêu này nói lên khả năng làm được bao nhiêu đồng doanh thu từ một đồng vốn đầu tư. 8
  9. 4- Phân tích các hiệu quả kinh tế hiện có: 4.3-Chỉ tiêu hiện giá trị gia tăng thuần của dự án - P(NNVA) (6.3) Trong đó: P(NNVA) : Hiện giá trị gia tăng quốc dân thuần của dự án. NNAi : Giá trị gia tăng quốc dân thuần của dự án năm thứ i. ai : Hệ số chiết khấu của năm thứ i 4- Phân tích các hiệu quả kinh tế hiện có: 4.3-Chỉ tiêu hiện giá trị gia tăng thuần của dự án - P(NNVA) được tính theo công thức: (6.3) trong đó SDR tỳ suất chiết khấu xã hội (ví dụ suât chiết khấu dự án có cộng thêm lạm phát chẳn hạn), trong tính toán sử dụng bảng tra để tính ai, còn n số năm thực hiện dự án hay tuổi thọ kinh tế dự án đầu tư. Mộ dự án khả thi về mặt kinh tế xã hội khi P(NNVA) >0. 9
  10. 4.4-Chỉ tiêu hiện giá trị tiền lương trong nước P(W) P(W) là tổng giá trị tiền lương hàng năm của lao động trong nước được tính có chiết khấu theo tuổi thọ kinh tế dự án. (6.4) Trong đó Wi là tiền lương trong nước năm thứ i. Dự án có hiệu quả kinh tế với điều kiện P(NNVA) > P(W) Có nghĩa là hiện giá tiền lương lao động trong nước phải có giá trị hợp lý sao cho đủ bù đắp chi phí lao động sống và còn để lại đóng góp giá trị thặng dư cho xã hội ( P(SS)= P(NNVA) - P(W) >0) 5- Lợi ích kinh tế xã hội chung: Căn cứ kết luận: 1. Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương: như phát triển hệ thống giao thông công cộng, điện nước, giáo dục, y tế 2. Ảnh hưởng môi trường thiên nhiên và văn hoá xã hội. 10
  11. PHẦN CÂU HỎI CHƯƠNG 1. Quan điểm giữa phân tích tài chính và phân tích kinh tế thông qua các chỉ tiêu: Thuế, thù lao lao động và nộp ngân sách. 2. Anh, Chị cho ví dụ các chỉ tiêu cơ bản về lợi ích kinh tế - xã hội của một dự án mà Anh, Chị biết. 11