Bài giảng Tin học đại cương - Phần 3, Chương 1: Tổng quan về ngôn ngữ C

pptx 48 trang haiha333 07/01/2022 3960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tin học đại cương - Phần 3, Chương 1: Tổng quan về ngôn ngữ C", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_tin_hoc_dai_cuong_phan_3_chuong_1_tong_quan_ve_ngo.pptx

Nội dung text: Bài giảng Tin học đại cương - Phần 3, Chương 1: Tổng quan về ngôn ngữ C

  1. Phần 3: Lập trình C Nội dung chính • Chương 1: Tổng quan về ngôn ngữ C • Chương 2: Kiểu dữ liệu và biểu thức trong C • Chương 3: Vào ra dữ liệu • Chương 4: Cấu trúc điều khiển • Chương 5: Mảng, con trỏ và xâu ký tự • Chương 6: Cấu trúc • Chương 7: Hàm • Chương 8: Tệp dữ liệu 01-Jan-16 2
  2. Chương 1: Tổng quan về ngôn ngữ C Nội dung chính 1. Lịch sử phát triển của ngôn ngữ C 2. Các phần tử cơ bản của ngôn ngữ C 3. Cấu trúc cơ bản của chương trình C 4. Biên dịch chương trình C 01-Jan-16 3
  3. Chương 1: Tổng quan về ngôn ngữ lập trình C 1.1 Lịch sử phát triển của ngôn ngữ C Sự ra đời của C • Nhu cầu viết lại HĐH Unix cho các hệ máy tính khác nhau – Dùng Assembly • Công việc nặng nề, phức tạp • Khó chuyển đổi chương trình giữa các hệ máy tính khác nhau – Cần ngôn ngữ mới • Đơn giản việc lập trình • Tính khả chuyển cao • C ra đời tại Bell Lab thuộc tập đoàn AT&T – Tác giả Brian W. Kernighan & Dennis Ritchie – Dựa trên nền BCPL& B 01-Jan-16– Phát triển năm 1970, hoàn thành 1972 4
  4. Chương 1: Tổng quan về ngôn ngữ lập trình C 1.1 Lịch sử phát triển của ngôn ngữ C Ngôn ngữ lập trình C • Đặc điểm – Ngôn ngữ lập trình hệ thống – Tính khả chuyển, linh hoạt cao – Có thế mạnh trong xử lý dữ liệu số, văn bản, cơ sở dữ liệu, • Phạm vi sử dụng – Viết các chương trình hệ thống • Hệ điều hành Unix có 90% mã C, 10% mã hợp ngữ – Các trình điều khiển thiết bị (device driver) – Xử lý ảnh 01-Jan-16 5
  5. Chương 1: Tổng quan về ngôn ngữ lập trình C 1.1 Lịch sử phát triển của ngôn ngữ C Ngôn ngữ lập trình C • Các phiên bản – ANSI C: C chuẩn (1989) – Các phiên bản khác xây dựng dựa trên ANSI C • Đưa thêm thư viện; Bổ sung cho thư viện chẩn của ANSI C • Các trình biên dịch phổ biên – Turbo C++ và Borland C++ của hãng Borland Inc – VC và MSC của Microsoft Corp – GCC của GNU project 01-Jan-16 6
  6. Chương 1: Tổng quan về ngôn ngữ C Nội dung chính 1. Lịch sử phát triển 2. Các phần tử cơ bản của ngôn ngữ C 3. Cấu trúc cơ bản của chương trình C 4. Biên dịch chương trình C 01-Jan-16 7
  7. Chương 1: Tổng quan về ngôn ngữ lập trình C 1.2 Các phần tử cơ bản của ngôn ngữ C Các phần tử cơ bản 1. Tập ký tự 2. Từ khóa 3. Định danh 4. Các kiểu dữ liệu 5. Hằng 6. Biến 7. Hàm 8. Biểu thức 9. Câu lệnh 10.Chú thích 01-Jan-16 8
  8. Chương 1: Tổng quan về ngôn ngữ lập trình C 1.2 Các phần tử cơ bản của ngôn ngữ C 1. Tập ký tự Ký tự là các phần tử cơ bản tạo nên chương trình • Chương trình: Tập các câu lệnh nhằm giải quyết nhiệm vụ đặt ra • Câu lệnh: là các từ (từ vựng) liên kết với nhau theo cú pháp của ngôn ngữ lập trình – Ví dụ: while (i < N ) do • Các từ: Tổ hợp các ký tự theo nguyên tắc xây dựng từ vựng – Ví dụ: TenFile, BaiTap2 01-Jan-16 9
  9. Chương 1: Tổng quan về ngôn ngữ lập trình C 1.2 Các phần tử cơ bản của ngôn ngữ C 1. Tập ký tự→ Tập ký tự trong C • 26 chữ cái hoa:A B C X Y Z • 26 chữ cái thường:a b c x y z. • 10 chữ số: 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9. • Các kí hiệu toán học:+ - * / = • Các dấu ngăn cách: . ; , : space tab • Các dấu ngoặc:( ) [ ] { } • Các kí hiệu đặc biệt:_ ? $ & # ^ \ ! ‘ “ ~ 01-Jan-16 10
  10. Chương 1: Tổng quan về ngôn ngữ lập trình C 1.2 Các phần tử cơ bản của ngôn ngữ C 2. Từ khóa (keyword) • Được định nghĩa sẵn trong mỗi NNLT • Dành riêng cho các mục đích xác định – Đặt tên cho kiểu dữ liệu: • int, float, double – Mô tả các lệnh, các cấu trúc lập trình • if, else, while, case, for 01-Jan-16 11
  11. Chương 1: Tổng quan về ngôn ngữ lập trình C 1.2 Các phần tử cơ bản của ngôn ngữ C 2. Từ khóa→Từ khóa hay dùng trong Turbo C break case char const continue default do double else enum float for goto if int interrupt long return short signed sizeof static struct switch typedef union unsigned void while Lưu ý:Tất cả từ khóa trong C đều viết bằng chữ cái thường 01-Jan-16 12
  12. Chương 1: Tổng quan về ngôn ngữ lập trình C 1.2 Các phần tử cơ bản của ngôn ngữ C 3. Định danh (Identifier) • Định danh (Tên) là một dãy các kí tự dùng để gọi tên các đối tượng trong chương trình. – Các đối tượng trong chương trình • Biến • Hằng số • Hàm • Kiểu dữ liệu • Định danh có thể được đặt bởi – Ngôn ngữ lập trình → các từ khóa – Người lập trình 01-Jan-16 13
  13. Chương 1: Tổng quan về ngôn ngữ lập trình C 1.2 Các phần tử cơ bản của ngôn ngữ C 3. Định danh→ Quy tắc đặt tên định danh trong C • Định danh được bắt đầu bởi chữ cái hoặc dấu gạch dưới “_” (underscore) • Các kí tự tiếp theo chỉ có thể là: chữ cái, chữ số hoặc dấu gạch dưới “_” • Định danh do người lập trình đặt không được trùng với các từ khóa của C • Độ dài định danh tùy thuộc phiên bản C – Turbo C++, không giới hạn độ dài tên, nhưng trình biên dịch chỉ sử dụng 32 ký tự đầu Chú ý: C là ngôn ngữ có phân biệt chữ hoa 01-Janvà-16 chữ thường 14
  14. Chương 1: Tổng quan về ngôn ngữ lập trình C 1.2 Các phần tử cơ bản của ngôn ngữ C 3. Định danh→Ví dụ • Định danh hợp lệ: i, x, y, a, b, _function, _MY_CONSTANT, PI, gia_tri_1 • Định danh không hợp lệ 1_a, 3d, 55x (bắt đầu bằng chữ số) so luong, sin() (có kí tự không hợp lệ, dấu cách, dấu ngoặc ) int, char (trùng với từ khóa của C) 01-Jan-16 15
  15. Chương 1: Tổng quan về ngôn ngữ lập trình C 1.2 Các phần tử cơ bản của ngôn ngữ C 3. Định danh→ Một số quy ước (code convention) • Định danh nên có tính gợi nhớ • Nên sử dụng dấu gạch dưới để phân tách các định danh gồm nhiều từ – Có thể dùng cách viết hoa chữ cái đầu mỗi từ -Ví dụ: sinh_vien, sinhVien, SinhVien • Quy ước thường được sử dụng: – Hằng số dùng chữ cái hoa • Ví dụ: PI, EPSILON, – Các biến, hàm, cấu trúc dùng chữ cái thường • Biến điều khiển vòng lặp: i, j, k • Hàm: NhapDuLieu, TimKiem, • Cấu trúc: SinhVien, MatHang, 01-Jan-16 16
  16. Chương 1: Tổng quan về ngôn ngữ lập trình C 1.2 Các phần tử cơ bản của ngôn ngữ C 4. Các kiểu dữ liệu • Một kiểu dữ liệu là một tập hợp các giá trị mà một dữ liệu thuộc kiểu dữ liệu đó có thể nhận được. – Ví dụ: Một đối tượng kiểu int của C sẽ là • Một số nguyên (Số nguyên có dấu, 2 byte) • Giá trị thuộc khoảng: [-32,768 (-215) 32,767 (215-1)] • Trên một kiểu dữ liệu, xác định một số phép toán đối với các dữ liệu thuộc kiểu dữ liệu tương ứng. 01-Jan-16 17
  17. Chương 1: Tổng quan về ngôn ngữ lập trình C 1.2 Các phần tử cơ bản của ngôn ngữ C 4. Các kiểu dữ liệu→Ví dụ kiểu int Một số phép toán được định nghĩa trên kiểu dữ liệu int của C Tên phép toán Ký hiệu Ví dụ Đảo dấu - Cộng;Trừ;Nhân + ; - ; * Chia lấy nguyên / 17/3→5 Chia lấy phần dư % 17%3→2 So sánh >, =, > ~3 →-4 01-Jan-16 18
  18. Chương 1: Tổng quan về ngôn ngữ lập trình C 1.2 Các phần tử cơ bản của ngôn ngữ C 5. Hằng • Hằng (constant) là đại lượng có giá trị không đổi trong chương trình. • Giá trị hằng do người lập trình xác định • Các loại hằng – Hằng số nguyên – Hằng số thực – Hằng ký tự – Hằng chuỗi/xâu kỹ tự 01-Jan-16 19
  19. Chương 1: Tổng quan về ngôn ngữ lập trình C 1.2 Các phần tử cơ bản của ngôn ngữ C 5. Hằng → Hằng số nguyên • Trong C, hằng số nguyên có thể biểu diễn dưới các dạng – Dạng thập phân – Dạng thập lục phân – Dạng bát phân Giá trị Giá trị Giá trị thập phân thập lục phân bát phân 2011 0x7DB 03733 396 0x18C 0614 01-Jan-16 20
  20. Chương 1: Tổng quan về ngôn ngữ lập trình C 1.2 Các phần tử cơ bản của ngôn ngữ C 5. Hằng → Hằng số thực • Trong C, hằng số thực có thể biểu diễn dưới các dạng – Dạng số thực dấu phẩy tĩnh – Dạng số thực dấu phẩy động Số thực dấu phẩy tĩnh Số thực dấu phẩy động 3.14159 31.4159 E-1 123.456 12.3456 E+1 hoặc 1.23456 E+2 01-Jan-16 21
  21. Chương 1: Tổng quan về ngôn ngữ lập trình C 1.2 Các phần tử cơ bản của ngôn ngữ C 5. Hằng → Hằng ký tự • Hằng ký tự có thể biểu diễn theo hai cách – Đặt ký hiệu của ký tự giữa hai dấu nháy đơn – Dùng mã ASCII của ký tự: • Số thứ tự của ký tự đó trong bảng mã ASCII • Là số nguyên→tuân thủ quy tắc biểu diễn số nguyên Ký tự Dùng nháy đơn Dùng mã ASCII Chữ cái A ‘A’ 65, 0x41, 0101 Dấu nháy đơn ‘\’’ 39, 0x27, 047 Ký tự tab ‘\t’ 9, 0x09, 011 01-Jan-16 22
  22. Chương 1: Tổng quan về ngôn ngữ lập trình C 1.2 Các phần tử cơ bản của ngôn ngữ C 5. Hằng → Hằng chuỗi/xâu kỹ tự • Hằng chuỗi/xâu kí tự được biểu diễn bởi đặt dãy các kí tự trong xâu trong cặp dấu nháy kép. • Ví dụ: – “ngon ngu lap trinh C” – “Tin hoc dai cuong” – “Dai hoc Bach Khoa Ha Noi” 01-Jan-16 23
  23. Chương 1: Tổng quan về ngôn ngữ lập trình C 1.2 Các phần tử cơ bản của ngôn ngữ C 6. Biến (variable) • Biến là đại lượng mà giá trị có thể thay đổi trong chương trình. • Tên biến phải được đặt theo quy tắc đặt tên – Về thực chất, biến là các ô nhớ trong bộ nhớ máy tính dành cho 1 kiểu dữ liệu nào đó và được đặt tên để tiện tham khảo • Ví dụ: Biến kiểu int chiếm 2 ô nhớ • Lưu ý: – Hằng số và biến được sử dụng để lưu trữ dữ liệu trong chương trình và phải thuộc một kiểu dữ liệu nào đó 01-Jan-16 24
  24. Chương 1: Tổng quan về ngôn ngữ lập trình C 1.2 Các phần tử cơ bản của ngôn ngữ C 7. Hàm (function) • Hàm là chương trình con có chức năng – Nhận dữ liệu đầu vào (các tham số vào) – Thực hiện một công việc nào đó – Trả về kết quả ứng với tham số truyền vào • Ví dụ: hàm sin(x) – sin(3.14/2) →1.000 – Sin(3.14/6) →0.499770 • Hàm không trả lại một giá trị: Thủ tục – Ví dụ: clrscr() 01-Jan-16 25
  25. Chương 1: Tổng quan về ngôn ngữ lập trình C 1.2 Các phần tử cơ bản của ngôn ngữ C 7. Hàm → Một số hàm toán học Hàm Ý nghĩa Ví dụ sqrt(x) Căn bậc 2 của x sqrt(16.0) → 4.0 pow(x,y) X mũ y ( xy ) pow(2,3) → 8 fabs(x) Trị tuyệt đối của x ( |x| ) fabs(-5.0) →5.0 exp(x) E mũ x ( ex ) exp(1.0)→2.71828 log(x) Logarithm tự nhiên của x (ln x) Log(2.718)→0.999 log10(x) Logarithm cơ số 10 của x (logx) Log10(100) →2.00 sin(x) Các hàm lượng giác cos(x)/ tan(x) ceil(x) Số nguyên nhỏ nhất không nhỏ ceil(2.5)=3 hơn x ( x ) ceil(-2.5)=-2 floor(x) Số nguyên lớn nhất không lớn floor(2.5)=2 01-Jan-16 hơn x ( x ) floor(-2.5)=-3 26
  26. Chương 1: Tổng quan về ngôn ngữ lập trình C 1.2 Các phần tử cơ bản của ngôn ngữ C 8. Biểu thức • Biểu thức là sự kết hợp các các toán hạng (operand) bởi các toán tử (operator) theo một quy tắc xác định. • Các toán hạng có thể là biến, hằng, hàm • Các toán tử rất đa dạng: cộng, trừ, nhân, chia Ví dụ – Thể tích hình hộp: V=Rộng*Cao*Dày • Phép nhân (*) là toán tử o a • Các toán hạng Rộng, Cao, Dày C Rộng 01-Jan-16 27
  27. Chương 1: Tổng quan về ngôn ngữ lập trình C 1.2 Các phần tử cơ bản của ngôn ngữ C 9. Câu lệnh (statement) • Câu lệnh diễn tả một hoặc một nhóm các thao tác trong giải thuật. – Chương trình được tạo thành từ dãy các câu lệnh. • Các câu lệnh trong C, được kết thúc bởi dấu chấm phẩy (;) – Dấu chấm phẩy (;) dùng phân cách các lệnh 01-Jan-16 28
  28. Chương 1: Tổng quan về ngôn ngữ lập trình C 1.2 Các phần tử cơ bản của ngôn ngữ C 9. Câu lệnh → Phân loại • Câu lệnh đơn: – Những câu lệnh không chứa câu lệnh khác. • Ví dụ: Phép gán, gọi hàm, vào/ra dữ liệu • Các câu lệnh phức: – Những câu lệnh chứa câu lệnh khác. • Ví dụ: Lệnh khối (Tập các lệnh đơn nhóm lại với nhau và đặt trong cặp ngoặc nhọn « { } ») – Các lệnh điều khiển cấu trúc chương trình • Ví dụ: Lệnh rẽ nhánh, lệnh lặp 01-Jan-16 29
  29. Chương 1: Tổng quan về ngôn ngữ lập trình C 1.2 Các phần tử cơ bản của ngôn ngữ C 10. Chú thích (comment) • Lời mô tả, giải thích vắn tắt cho một câu lệnh, một đoạn chương trình hoặc cả chương trình – Giúp việc đọc hiểu chương trình dễ dàng hơn – Chú thích không phải là câu lệnh không ảnh hưởng tới chương trình • Khi gặp chú thích, trình biên dịch sẽ bỏ qua • Cách viết chú thích – Chú thích một dòng: sử dụng « // » – Chú thích nhiều dòng: sử dụng « /* » và « */ » 01-Jan-16 30
  30. Chương 1: Tổng quan về ngôn ngữ C Nội dung chính 1. Lịch sử phát triển 2. Các phần tử cơ bản của ngôn ngữ C 3. Cấu trúc cơ bản của chương trình C 4. Biên dịch chương trình C 01-Jan-16 31
  31. Chương 1: Tổng quan về ngôn ngữ lập trình C 1.3 Cấu trúc cơ bản của chương trình C Các phần cơ bản Khai báo các tệp tiêu đề #include Khai báo các đối tượng toàn cục • Định nghĩa kiểu dữ liệu mới • Các biến, hằng • Các hàm nguyên mẫu (prototype) Định nghĩa hàm main() { } Định nghĩa các hàm đã khai báo nguyên mẫu 01-Jan-16 32
  32. Chương 1: Tổng quan về ngôn ngữ lập trình C 1.3 Cấu trúc cơ bản của chương trình C 1. Khai báo các tệp tiêu đề • Liệt kê danh sách thư viện sẽ được sử dụng trong chương trình – Các hàm của C đều thuộc một thư viện nào đó – Không khai báo thư viện, trình biên dịch không hiểu được hàm (có thể báo lỗi) • Cách thức (cú pháp) khai báo 1. #include • Thư viện phải nằm trong thư mục chứa các header file • Thường được sử dụng • Ví dụ: #include 2. #include “ThuVien.h” • Tìm kiếm thư viện tại thư mục hiện tại 01-Jan-16 33
  33. Chương 1: Tổng quan về ngôn ngữ lập trình C 1.3 Cấu trúc cơ bản của chương trình C 2. Khai báo các đối tượng toàn cục • Các đối tượng toàn cục có phạm vi sử dụng trong toàn bộ chương trình – Các kiểu dữ liệu mới – Các hằng, biến – Các nguyên hàm • Tuân theo nguyên tắc khai báo đối tượng 01-Jan-16 34
  34. Chương 1: Tổng quan về ngôn ngữ lập trình C 1.3 Cấu trúc cơ bản của chương trình C 2. Khai báo các đối tượng toàn cục Định nghĩa kiểu dữ liệu Cú pháp: typedef Ví dụ: typedef unsigned char byte; typedef struct {float re, im;} complex; Khai báo hằng const float PI = 3.1415; #define Max 50 Khai báo biến int N; float Delta, x1, x2; 01-Jan-16 35
  35. Chương 1: Tổng quan về ngôn ngữ lập trình C 1.3 Cấu trúc cơ bản của chương trình C 2. Khai báo các đối tượng toàn cục (tiếp) Khai báo các hàm nguyên mẫu • Khai báo thông tin về các hàm của người dùng sẽ được sử dụng trong chương trình – Tên hàm – Danh sách các kiểu tham số sẽ truyền vào – Kiểu dữ liệu trả về • Ví dụ float DienTichTamGiac(float a, float b, float c); int getMax(int Arr []); Có thể bỏ tên tham số void swap(int * a, int * b); void swap(int *, int *); 01-Jan-16 36
  36. Chương 1: Tổng quan về ngôn ngữ lập trình C 1.3 Cấu trúc cơ bản của chương trình C 3. Định nghĩa hàm main() • Bắt buộc phải có • Là hàm đặc biệt trong C, đánh dấu điểm bắt đầu của mọi chương trình C – Khi thực hiện một chương trình C, hệ thống sẽ gọi tới hàm main đầu tiên, sau đó sẽ thực hiện lần lượt các câu lệnh (bao gồm cả lời gọi tới các hàm khác) nằm trong hàm main() • Cú pháp void main(){ .} void main(int argc, char * argv[ ]){ .} int main(){ .; return 0;} int main(int argc, char * argv[ ]){ .; return 0;} 01-Jan-16 37
  37. Chương 1: Tổng quan về ngôn ngữ lập trình C 1.3 Cấu trúc cơ bản của chương trình C 4. Định nghĩa các hàm đã khai báo • Định nghĩa các hàm đã khai báo ở phần 3 (Phần khai báo nguyên mẫu - prototype) – Phần khai báo nguyên mẫu mới chỉ khai báo các thông tin cơ bản về hàm, chưa xác định rõ hàm hoạt động như thế nào • Ví dụ float DienTichTamGiac(float a, float b, float c){ float p = (a+b+c)/2; return sqrt(p*(p-a)*(p-b)*(p-c)); } 01-Jan-16 38
  38. Chương 1: Tổng quan về ngôn ngữ lập trình C 1.3 Cấu trúc cơ bản của chương trình C Chú ý Các phần không bắt buộc phải theo đúng thứ tự • Khi định nghĩa hàm được đặt trước hàm main(), không cần khai báo nguyên hàm • Nguyên tắc: – Mọi đối tượng cần phải được khai báo trước khi sử dụng 01-Jan-16 39
  39. Chương 1: Tổng quan về ngôn ngữ lập trình C 1.3 Cấu trúc cơ bản của chương trình C Chương trình đầu tiên: Hello world! 1.#include 2.int main(){ //Không cần tham số dòng lệnh 3. printf("Hello world! \n"); 4.return 0; //Trả về giá trị 0 5.} 5. Nạp thư viện stdio.h vào, đây là thư viện vào ra chuẩn (standard input output) chứa khai báo nguyên hàm cho hàm printf 6. Điểm bắt đầu thực hiện của chương trình. Máy tính thực hiện các câu lệnh nằm trong cặp ngoặc {} của main() 7. Hàm printf in ra một hằng chuỗi, có kết thuc bởi dấu xuống dòng (\n) 8. Trả về hệ điều hành một giá trị. Giá trị 0 thường dùng để thể hiện chương trình không có lỗi 01-Jan-16 40
  40. Chương 1: Tổng quan về ngôn ngữ C Nội dung chính 1. Lịch sử phát triển 2. Các phần tử cơ bản của ngôn ngữ C 3. Cấu trúc cơ bản của chương trình C 4. Biên dịch chương trình C 01-Jan-16 41
  41. Chương 1: Tổng quan về ngôn ngữ lập trình C 1.4 Biên dịch chương trình C Biên dịch chương trình • Chương trình được viết bằng ngôn ngữ bậc cao phải được dịch ra mã máy để thực thi – Công việc dịch được thực hiện bởi trình biên dịch (compiler) • Các giai đoạn dịch chương trình Văn bản nguồn Tiền xử lý Dịch Mã hợp ngữ Source code Preprocessor Compiler Assembly code Mã thực thi Liên kết Mã đối tượng Hợp dịch Executable code Link Object code Asembler Thư viện Libraries 01-Jan-16 42
  42. Chương 1: Tổng quan về ngôn ngữ lập trình C 1.4 Biên dịch chương trình C Trình biên dịch Turbo C++ • Tồn tại nhiều trình biên dịch cho ngôn ngữ C – Turbo C++ của Borland Inc • Cho phép biên dịch cả C và C++ – MSC của Microsoft, GCC của GNU – Dev-C, C-free, • Turbo C++ có nhiều phiên bản khác nhau – Sử dụng Turbo C++3.0 (TC) • Gọn nhẹ, đủ tính năng và dễ sử dụng 01-Jan-16 43
  43. Chương 1: Tổng quan về ngôn ngữ lập trình C 1.4 Biên dịch chương trình C Cài đặt Turbo C++ 3.0 B1: Chuẩn bị bộ cài của Turbo C++ 3.0 • Bộ cài tải trên mạng, kích thước khoảng 4M • Copy bộ cài này vào máy (giả sử C:\TC_Setup) B2: Cài đặt Turbo C • Tìm đến thư mục chứa bộ cài (C:\TC_Setup) • Kích hoạt file INSTALL.EXE • Chương trình sẽ yêu cầu chỉ ra ổ đĩa chứa bộ cài TC • Enter the SOURCE drive to use • Nhập tên ổ đĩa (ổ C nếu đặt bộ cài tại C:\TC_Setup). • Enter the SOURCE Path: Nhập đường dẫn tới thư mục chứa các file của bộ cài TC • Thông thường chương trình sẽ tự động tìm ra chỉ cần ấn Enter để chuyển sang bước tiếp theo. 01-Jan-16 44
  44. Chương 1: Tổng quan về ngôn ngữ lập trình C 1.4 Biên dịch chương trình C Cài đặt Turbo C++ 3.0 B3: Xác định thư mục cài đặt. Thư mục này sẽ chứa các file của TC được sử dụng về sau. Dùng các phím  và  để di chuyển hộp sáng đến phần Start Installation và ấn Enter. Chương trình sẽ tự động thực hiện và hoàn tất quá trình cài đặt – Thư mục cài đặt mặc định sẽ là \TC nằm trên thư mục gốc của ổ đĩa chứa bộ cài. – Nếu muốn thay đổi thư mục cài đặt, dùng các phím  và  để di chuyển hộp sáng đến Directories, gõ Enter và nhập đường dẫn mới, sau đó ấn phím Esc để trở về 0L1-ưJanu-16ý: Có thể copy toàn bộ thư mục TC để sử dụng 45
  45. Chương 1: Tổng quan về ngôn ngữ lập trình C 1.4 Biên dịch chương trình C Màn hình giao diện Turbo C++ 3.0 01-Jan-16 46
  46. Chương 1: Tổng quan về ngôn ngữ lập trình C 1.4 Biên dịch chương trình C Sử dụng Turbo C++ 3.0 • Khởi động chương trình: – Tìm đến thư mục BIN trong thư mục cài đặt – Chạy file TC.EXE • Tạo cửa sổ soạn thảo mới – Chọn menu File (hoặc ấn Alt+F)→ chọn New • Soạn thảo chương trình – Gõ chương trình nguồn vào cửa số soạn thảo • Mở chương trình đã có: Alt+F → Open (F3) • Lưu chương trình: Alt+F → Save (F2) – Nếu chưa có tên, sẽ được nhắc nhập tên file • Biên dịch chương trình: Bấm phím F9 • Chạy chương trình: Ctrl + F9 • Xem lại kết quả thực hiện: Alt+F5 01-Jan-16 47
  47. Chương 1: Tổng quan về ngôn ngữ lập trình C 1.4 Biên dịch chương trình C Chương trình Hello world! 01-Jan-16 48
  48. Chương 1: Tổng quan về ngôn ngữ C Tóm tắt 1. Lịch sử phát triển của ngôn ngữ C 2. Các phần tử cơ bản của ngôn ngữ C – 10 phần tử cơ bản 3. Cấu trúc cơ bản của chương trình C – 4 phần 4. Thực hiện chương trình C với Turbo C 01-Jan-16 49