Bài giảng Tổ chức sản xuất - Chương 7: Gá đặt chi tiết khi gia công - Trương Quốc Thanh

pdf 18 trang cucquyet12 4041
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Tổ chức sản xuất - Chương 7: Gá đặt chi tiết khi gia công - Trương Quốc Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_to_chuc_san_xuat_chuong_7_ga_dat_chi_tiet_khi_gia.pdf

Nội dung text: Bài giảng Tổ chức sản xuất - Chương 7: Gá đặt chi tiết khi gia công - Trương Quốc Thanh

  1. Chương 7: GÁ ĐẶT CHI TIẾT KHI GIA CÔNG 1. Chuẩn và phân loại 2. Quá trình Gá đặt chi tiết 3. Định vị chi tiết gia công 4. Kẹp chặt chi tiết gia công 5. Sai số gá đặt GV: TRƯƠNG QUỐC THANH 1
  2. 1. CHUẨN VÀ PHÂN LOẠI 1.1 Chuẩn Một sản phẩm cơ khí được hình thành sau khi thực hiện qui trình công nghệ lắp ráp. Trong sản phẩm, các chi tiết hay cụm chi tiết có các quan hệ về vị trí tương quan xác định. Mặt khác , trong mỗi chi tiết, các điểm, đường, bề mặt trên chúng cũng có mối quan hệ hình học nhất định. Quan hệ hình học này có thể được biểu thị bằng quan hệ kích thước, về vị trí tương quan,v.v Hay nói cách khác, vị trí của điểm, đường, bề mặt trên chi tiết được xác định thông qua mối quan hệ với các điểm, đường, bề mặt khác trên chi tiết đó hay trong sản phẩm. GV: TRƯƠNG QUỐC THANH 2
  3. 1. CHUẨN VÀ PHÂN LOẠI Để xác định vị trí tương quan giữa các bề mặt với nhau hoặc của bề mặt chi tiết này với bề mặt chi tiết khác người ta đưa ra khái niệm chuẩn. Định nghĩa: Chuẩn là tập hợp các bề mặt, đường, điểm của một chi tiết mà căn cứ vào đó ta xác định được vị trí của các bề mặt khác trên cùng chi tiết hoặc của chi tiết khác. Trong gia công cơ, việc xác định chuẩn chính là xác định vị trí của dao cắt so với bề mặt gia công để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. GV: TRƯƠNG QUỐC THANH 3
  4. 1. CHUẨN VÀ PHÂN LOẠI 1.2 Phân loại chuẩn Chuẩn có thể là chuẩn thực hoặc chuẩn ảo . Dựa theo công dụng của chuẩn mà ta có thể phân loại chuẩn như sau: GV: TRƯƠNG QUỐC THANH 4
  5. 2. ĐỘ CHÍNH XÁC GIA CÔNG (Thực hoặc ảo) Chuẩn (Thực) Thiết kế Công nghệ Chuẩn Chuẩn Chuẩn đo Gia công Lắp ráp lường Chuẩn Chuẩn thô tinh  Chuẩn thống nhất Chuẩn Chuẩn  Chuẩn không thống nhất tinh chính tinh phụ GV: TRƯƠNG QUỐC THANH 5
  6. 1. CHUẨN VÀ PHÂN LOẠI a. Chuẩn thiết kế Định nghĩa: Chuẩn thiết kế là chuẩn dùng trong quá trình thiết kế. Chuẩn thiết kế được hình thành khi lập các chuổi kích thước trong quá trình thiết kế. Chuẩn thiết kế có thể là chuẩn thực hay chuẩn ảo. Ví dụ: Chuẩn thực (mặt A) dùng để xác định kích thước các bậc của trục. Chuẩn ảo là điểm 0 GV: TRƯƠNG QUỐC THANH 6
  7. 1. CHUẨN VÀ PHÂN LOẠI b. Chuẩn gia công Định nghĩa: Dùng để xác định vị trí của các bề mặt, đường hoặc điểm của chi tiết trong quá trình gia công cơ. Chuẩn gia công bao giờ cũng là chuẩn thực. GV: TRƯƠNG QUỐC THANH 7
  8. 1. CHUẨN VÀ PHÂN LOẠI Ví dụ: Chuẩn gia công Trường hợp 1: Trường hợp 2: GV: TRƯƠNG QUỐC THANH 8
  9. 1. CHUẨN VÀ PHÂN LOẠI b1. Chuẩn thô Là những bề mặt dùng làm chuẩn chưa được gia công. Trừ một số trường hợp phôi khi đưa vào xưởng đã được gia công sơ bộ (trong quá trình tạo phôi) thì chuẩn thô là chuẩn đã qua gia công. GV: TRƯƠNG QUỐC THANH 9
  10. 1. CHUẨN VÀ PHÂN LOẠI b2. Chuẩn tinh Là những bề mặt dùng làm chuẩn đã qua gia công. GV: TRƯƠNG QUỐC THANH 10
  11. 1. CHUẨN VÀ PHÂN LOẠI b2.a. Chuẩn tinh chính Là chu ẩn tinh và sau này được sử dụng trong quá trình lắp ráp. GV: TRƯƠNG QUỐC THANH 11
  12. 1. CHUẨN VÀ PHÂN LOẠI b2.b. Chuẩn tinh phụ Là chu ẩn tinh và sau này KHÔNG được sử dụng trong quá trình lắp ráp. GV: TRƯƠNG QUỐC THANH 12
  13. 1. CHUẨN VÀ PHÂN LOẠI c. Chuẩn lắp ráp Chuẩn dùng để xác định vị trí tương quan của các chi tiết khác nhau của một bộ phận máy trong quá trình lắp ráp. d. Chuẩn kiểm tra (chuẩn đo lường) Chuẩn căn cứ vào đó để tiến hành đo hoặc kiểm tra kích thước về vị trính giữa các yếu tố hình học của chi tiết máy. GV: TRƯƠNG QUỐC THANH 13
  14. 2. QUÁ TRÌNH GÁ ĐẶT 2.1. Khái niệm về quá trình gá đặt Để thực hiện một nguyên công gia công nào đó, trước hết chúng ta phải gá đặt chi tiết vào đồ gá hoặc máy. Gá đặt chi tiết khi gia công gồm hai quá trình; định vị chi tiết và kẹp chặt chi tiết. GV: TRƯƠNG QUỐC THANH 14
  15. 2. QUÁ TRÌNH GÁ ĐẶT 2.1. Khái niệm về quá trình gá đặt Định vị là sự xác định chính xác vị trí tương đối của chuẩn gia công so với dụng cụ cắt để đạt được kích thước gia công theo yêu cầu của bản vẽ chế tạo. Kẹp chặt là sự cố định vị trí của chi tiết sau khi đã định vị, làm cho vị trí của chi tiết không thay đổi trong quá trình gia công dưới tác dụng của lực cắt. Ghi chú: Khi gá đặt, bao giờ định vị cũng xảy ra trước kẹp chặt. Hai quá trình này xảy ra liên tục hoặc gián đoạn nhưng chỉ khi định vị kết thúc thì mới đến kẹp chặt . Hai quá trình này không xảy ra đồng thời. GV: TRƯƠNG QUỐC THANH 15
  16. 2. QUÁ TRÌNH GÁ ĐẶT Ví dụ:  Để thực hiện nguyên công phay bề mặt B và C đạt các kích thước H1 và H2 ta dùng chuẩn gia công là mặt A và mặt D.  Quá trình định vị gián đoạn GV: TRƯƠNG QUỐC THANH 16
  17. 2. QUÁ TRÌNH GÁ ĐẶT Ví dụ:  Gá đặt chi tiết trên mâm cặp tự định tâm khi tiện  Quá trình định vị liên tục GV: TRƯƠNG QUỐC THANH 17
  18. 3. QUÁ TRÌNH ĐỊNH VỊ Tóm tắt: Quá trình kẹp chặt là sự cố định vị trí của chi tiết sau khi đã định vị, làm cho vị trí của chi tiết không thay đổi trong quá trình gia công dưới tác dụng của lực cắt. Khi gá đặt, bao giờ định vị cũng xảy ra trước kẹp chặt. Hai quá trình này xảy ra liên tục hoặc gián đoạn nhưng chỉ khi định vị kết thúc thì mới đến kẹp chặt. Hai quá trình này không xảy ra đồng thời. GV: TRƯƠNG QUỐC THANH 18