Bài giảng Vận chuyển động vật thủy sản - Trường Cao đẳng thủy sản

pdf 24 trang Gia Huy 20/05/2022 2230
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Vận chuyển động vật thủy sản - Trường Cao đẳng thủy sản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_van_chuyen_dong_vat_thuy_san_truong_cao_dang_thuy.pdf

Nội dung text: Bài giảng Vận chuyển động vật thủy sản - Trường Cao đẳng thủy sản

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG THỦY SẢN o0o BÀI GIẢNG Môn học: Vận chuyển động vật thủy sản Ngành: Nuôi trồng thủy sản Trình độ: Cao đẳng 1 Năm 2016
  2. LỜI GIỚI THIỆU Để đạt được năng suất và hiệu quả kinh tế cao trong nuôi trồng thủy sản, ngoài việc chăm sóc và quản lý tốt môi trường nuôi thì một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu và mang tính chất quyết định thắng lợi của vụ nuôi đó là khâu vận chuyển giống. Vận chuyển giống là giai đoạn sau khi đã chọn được giống nuôi đạt yêu cầu, đảm bảo chất lượng. Việc vận chuyển giống đúng cách đảm bảo cho con giống được khỏe mạnh, không bị sốc, giúp con giống làm quen nhanh chóng với môi trường nuôi mới, đồng thời giảm thiểu khả năng phát sinh mầm bệnh trong quá trình vận chuyển, giảm tỷ lệ hao hụt số lượng trong quá trình nuôi. Tùy theo từng đối tượng mà các cách vận chuyển của mỗi loài là khác nhau. Sau khi học xong khóa học này người lao động tương lai có khả năng: Trình bày được yếu tố ảnh hưởng đến đời sống của cá trong quá trình vận chuyển và biện pháp khắc phục; biện pháp kỹ thuật các hình thức vận chuyển kín, hở động vật thủy sản sống. Đồng thời Thực hiện được qui trình kỹ thuật các phương pháp vận chuyển ĐVTS sống. Sau đây là phương pháp vận chuyển của một số loài nuôi thủy sản. Xin chân thành cảm ơn! 2
  3. MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG 1. Lời giới thiệu 1 2. Mô đun 1: Vận chuyển động vật thủy sản 3 3. Bài 1: Vận chuyển kín bơm ôxy 4 4. Bài 2: Vận chuyển bằng lồ 11 5. Bài 3: Vận chuyển bằng phương pháp giữ ẩm 14 6. Bài 4: Vận chuyển bằng phương pháp gây mê 18 7. Tài liệu tham khảo 23 3
  4. MÔ ĐUN 23: VẬN CHUYỂN ĐỘNG VẬT THỦY SẢN Mã mô đun: MĐ 23 I. Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí mô đun: Vận chuyển động vật thủy sản là mô đun chuyên môn nghề thuộc chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng nghề và được dạy sau khi đã học các môn học/ mô đun kỹ thuật cơ sở. - Tính chất mô đun: Vận chuyển động vật thủy sản là mô đun nghiên cứu khả năng thích ứng của động vật thủy sản với môi trường vận chuyển và ứng dụng nguyên lý vận chuyển thực hiện vận chuyển động vật thủy sản sống. II. Mục tiêu mô đun: - Kiến thức: Trình bày được yếu tố ảnh hưởng đến đời sống của cá trong quá trình vận chuyển và biện pháp khắc phục; biện pháp kỹ thuật các hình thức vận chuyển kín, hở động vật thủy sản sống. -Kỹ năng: Thực hiện được qui trình kỹ thuật các phương pháp vận chuyển ĐVTS sống - Tuân thủ đúng qui trình kỹ thuật vận chuyển ĐVTS. III. Nội dung mô đun: 1.Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Thời gian Thực Số hành, thí Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Kiểm TT nghiệm, số thuyết tra thảo luận, bài tập 1. Vận chuyển kín bơm ôxy 20 20 1 2. Vận chuyển bằng lồ 15 15 3. Vận chuyển bằng phương pháp giữ ẩm 15 15 4 Vận chuyển bằng phương pháp gây mê 10 9 Cộng 60 0 59 1 4
  5. Bài 1: VẬN CHUYỂN KÍN BƠM OXY Thời gian: 20 giờ (Kiểm tra 1 giờ; Thực hành 20 giờ) 1. Mục tiêu: - Mô tả được công tác chuẩn bị vận chuyển; trình bày biện pháp kỹ thuật vận chuyển kín bơm oxy. - Thực hiện được công tác chuẩn bị vận chuyển; xử lý cá, nước, oxy trên đường vận chuyển; - Tuân thủ nghiêm túc trình tự, tiêu chuẩn qui trình kỹ thuật 2. Nội dung: 2.1. Chuẩn bị trước khi vận chuyển • Chuẩn bị dụng cụ đánh bắt, nhốt giữ và vận chuyển cá giống: lưới, giai, tráng, bể, vợt, máy bơm, sục khí, nước sạch, lồ, sọt, thùng, bao túi PE, dây buộc, xô, chậu. • Chuẩn bị cá giống trước khi vận chuyển: Chất lượng cá vận chuyển là một yêu cầu cơ bản quyết định đến tỷ lệ sống trong quá trình vận chuyển. Trong phạm vi giới hạn cá càng khỏe, khả năng thích ứng với điều kiện thiếu oxy, các khí độc càng tốt có tỷ lệ sống càng cao. Vì vậy cá vận chuyển phải đảm bảo chất lượng tốt. Kiên quyết không vận chuyển cá đã bị bệnh hoặc cá bị xây sát, cá yếu do ngạt thiếu khí. Trước khi vận chuyển cá phải được luyện, ép qua 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 (Luyện cá): trước khi tập trung cá với mật độ dày chúng ta phải ngừng cho cá ăn từ 1-3 ngày, tùy từng loài, tùy từng ao nuôi. Ở giai đoạn này luyện cá tại ao bằng cách: dùng lưới tập trung cá vào một góc ao trong thời gian từ 15-30 phút, sau đó lại từ từ mở lưới để cá bơi trở lại ao. Lưu ý: quá trình thao tác phải khẩn trương, nhẹ nhàng, tránh làm sục bùn làm cho cá bị ngạt và chết. 5
  6. Giai đoạn 2 (Ép cá): cá được nhốt trên bể xi măng hoặc trong giai chứa cá với mật độ dày, cá được cung cấp nước sạch và đầy đủ ô xy hòa tan với mục đích để cá thải sạch phân và các chất thải khác để khi vận chuyển cá sạch, giảm sự tiêu hao ô xy cho phân giải chất thải và giảm lượng khí độc do các chất thải phân hủy sinh ra. • Nhốt cá ở trong bể có mức nước sâu từ 0,4-0,5m, nguồn nước đưa vào trong bể phải sạch, trong bể thường xuyên có nước chảy, hoặc phun mưa hoặc sục khí. Tùy theo cỡ, loài cá và thời tiết mà mật độ nhốt khác nhau. Mật độ nhốt cá được thể hiện như sau: Cỡ cá 2,5-4 cm nhốt với mật độ từ 1,5-2 vạn con/m3 nước. Cỡ cá từ 5-12 cm nhốt với mật độ từ 1500-2000 con/m3 nước. Cỡ cá từ 25 cm trở lên nhốt với mật độ từ 20-30 kg cá/m3 nước. • Nhốt cá trong giai: đây là phương pháp luyện cá đơn giản và thuận tiện nhất, hiện nay được hầu hết các cơ sở nghề cá áp dụng. Luyện ép cá giống trước khi vận chuyển 6
  7. Giai chứa cá có hình chữ nhật hoặc hình vuông, được làm bằng lưới nilon hoặc lưới cước. Diện tích giai chứa cá dao động từ 1 m3 đến hàng chục m3. Mật độ chứa cá trong giai khá lớn, đối với giai 2 m3 có thể nhốt được hàng chục vạn cá hương cỡ 2- 3cm. Vị trí cắm giai chứa cá: chọn nơi có nguồn nước trong sạch, thoáng mát, độ sâu mực nước từ 1,0-1,5m, chọn nơi dễ cắm cọc, đáy ít bùn. Thời gian nhốt cá trong giai từ 8-12 giờ, tùy theo thời gian vận chuyển dài hay ngắn. Nếu thời gian vận chuyển mà ngắn thì thời gian nhốt cá trong giai cũng ngắn, ngược lại nếu vận chuyển đi xa thì thời gian nhốt cá càng dài (trong phạm vi thời gian giới hạn). Lưu ý: Nếu môi trường nước bẩn hoặc cá bị trầy xước khi đánh bắt thì cần tắm phòng bệnh cho cá, sử dụng nước muối loãng 1-2% trong 10 phút hoặc thuốc kháng sinh nồng độ 50 ppm (thuốc kháng sinh chỉ có thể được dùng để tắm cho cá giống, không được dùng tắm cho cá thương phẩm). Không nên ép cá trong giai, tráng qua đêm ở những nguồn nước có chứa nhiều thực vật thủy sinh. 2.2. Vận chuyển kín Chủ yếu áp dụng khi vận chuyển cá giống đi đường dài, thời gian vận chuyển tương đối lâu. Phương tiện vận chuyển được sử dụng có thể là xe máy, ô tô, tàu hỏa hoặc máy bay. Dụng cụ để vận chuyển cá giống trong phương pháp này có thể sử dụng các túi Polyetylen (PE) hoặc thùng, can nhựa có bơm oxy. Cách 1: Sử dụng túi PE có bơm oxy: Túi màu trắng, dạng ống (dài 0,80-1,20m, rộng 0,60m), lồng 2 lớp, buộc xoắn gập 1 đầu túi bằng dây cao su. Khi vận chuyển cá, mỗi túi chứa từ 20 - 30 lít nước sạch. • Mật độ cá vận chuyển bằng túi PE bơm ôxy: 7
  8. - Cá bột từ 3.000-4.000con/lít. - Cá hương từ 60-80 con/lít. - Cá giống từ 15-20con/lít. • Phương pháp vận chuyển kín - Kiểm tra dụng cụ trước vận chuyển vận chuyển: Túi nilong Bình oxi - Cho túi vào bao dứa (bao tải) và đổ nước: - Cho cá vào bao chứa 8
  9. - Đóng túi và bơm oxy - Buộc túi 9
  10. - Cho lên xe vận chuyển • Xử lý trên đường vận chuyển: - Sau khi đóng túi 8 giờ phải tiếp ôxy. - Sau 16 giờ, phải thay nước và ôxy. - Sau 24 giờ phải chọn địa điểm phù hợp để cho cá nghỉ trong lưới từ 8-12 giờ, có nước sạch thoáng giàu ôxy. - Khi vận chuyển tiếp, phải đóng túi lại như ban đầu và tiếp ô xy, thay nước theo như hướng dẫn ở phần trên. Lưu ý: Nếu thời gian vận chuyển ngắn hơn có thể đóng dầy hơn Cách 2: Vận chuyển cá bằng can, thùng nhựa (PE) có bơm ôxy Tuỳ theo số lượng và phương tiện vận chuyển có thể dùng can nhựa, thùng nhựa cỡ 10, 20, 50, 100 lít để vận chuyển cá giống. Trình tự thiết kế vào can, nắp thùng nhựa ống cao su có chiều dài sát đáy, để dẫn ôxy vào (gọi là vòi 1); ống cao su thứ 2, có chiều dài bằng 2/3 chiều cao thùng để dẫn nước ra (gọi là vòi 2). Thiết kế của 2 ống đều có ống kim loại xuyên qua can và nắp thùng (không để cho ôxy lọt ra ngoài). Muốn can, thùng sau khi bơm chịu được áp lực 2at/cm2, đối với can người ta chằng bằng dây thép 1 mm (như gói bưu phẩm), đối với thùng nhựa có đai sắt khoẻ và doăng cao su kín. Trước khi vận chuyển, người ta rửa can, thùng sạch sẽ, sau đó cho nước và cá vào đầy can, thùng rồi bơm ôxy tuỳ theo thời gian vận chuyển: 10
  11. • Vận chuyển gần (dưới 15 giờ): Chỉ cần bơm ôxy vào can, thùng để đẩy được 1/3 lượng nước thoát ra ngoài, sau đó tăng ôxy đến áp suất cần thiết (2at/m2) và buộc chặt 2 vòi ống bằng dây cao su. • Vận chuyển xa (từ 15 - 30 giờ): Khi bơm ôxy phải đẩy hết 1/2 lượng nước trong can, thùng và bơm ôxy đến áp suất cần thiết và buộc chặt 2 vòi như trên. • Mật độ cá vận chuyển ở nhiệt độ nước từ 25-30oC: - Cá bột từ 2-3 vạn con/lít. - Cá hương từ 200-250 con/lít. - Cá giống từ 100-120 con/lít. • Xử lý trên đường vận chuyển: - Sau khi vận chuyển 10 giờ phải thay toàn bộ nước và ôxy. - Vận chuyển sau 20 giờ, phải chọn địa điểm phù hợp để cho cá nghỉ trong lưới, có nước sạch thoáng giàu ô xy. Thời gian cá nghỉ từ 8-12 giờ. Trước khi tiếp tục vận chuyển, phải đóng lại cá như ban đầu. Tổng số thời gian vận chuyển trong khoảng 50 giờ. Chú ý: Hiện nay vận chuyển cá giống bằng phương pháp này đang được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới. Ưu điểm của phương pháp này là vận chuyển được với mật độ dày, thời gian và quãng đường vận chuyển dài, tỷ lệ sống cao, giảm được nhiều hao phí sức lao động trong khi vận chuyển. Phương tiện vận chuyển cũng đa dạng, có thể vận chuyển bằng xe đạp, xe máy, ô tô, tàu hỏa hoặc máy bay Tuy nhiên trước khi vận chuyển cá phải được luyện ép thật chu đáo và nghiêm túc. Ngoài ra nên tránh vận chuyển những cá giống cỡ lớn như cá rô phi hoặc rô đồng vì chúng có gai cứng dễ chọc thủng bao nilon mỏng làm thoát oxy trong quá trình vận chuyển. 11
  12. Bài 2: VẬN CHUYỂN BẰNG LỒ Thời gian: 15 giờ (Lý thuyết giờ; Thực hành 15 giờ) 1. Mục tiêu: - Mô tả được công tác chuẩn bị vận chuyển; trình bày biện pháp kỹ thuật vận chuyển bằng lồ. - Thực hiện được công tác chuẩn bị vận chuyển; xử lý cá, nước, oxy trên đường vận chuyển; thao tác kỹ thuật giao nhận và đánh giá kết quả vận chuyển ĐVTS - Tuân thủ nghiêm túc trình tự, tiêu chuẩn qui trình kỹ thuật 2. Nội dung: Chủ yếu áp dụng khi vận chuyển cá đi trong quãng đường ngắn (thời gian vận chuyển dưới 8 giờ), có thể dùng sọt lót nilon, thùng đèo xe đạp, xe máy hoặc ô tô quây bạt. Mức nước trong sọt, thùng hoặc bạt chiếm từ 2/3 đến 3/5 dụng cụ, chú ý cần sử dụng nước sạch, không có nhiều chất hữu cơ hoặc các kim loại nặng, các khí độc Dụng cụ vận chuyển không được bao đạy, có thể sử dụng sục khí, sủi oxy hoặc không cần, tùy thuộc quãng đường, thời gian và phương tiện vận chuyển, kích cỡ và mật độ cá vận chuyển. • Mật độ cá vận chuyển đường ngắn như sau: - Cá bột từ 1.000-1.500 con/lít. - Cá hương từ 20-40 con/lít. - Cá giống từ 10-15 con/lít. • Xử lý trên đường đi: - Khi xe chở cá dừng tại chỗ (nghỉ hay xe có sự cố) phải phân công người té sóng trên mặt nước để tăng ôxy cho cá thở. - Khi thấy cá nổi nhiều trên mặt nước, dáng điệu mệt mỏi (bị ngạt) phải thay đi một nửa nước cũ và thêm nước mới vào bằng mức nước ban đầu. 12
  13. ĐVTS được giữ trong các bể, thùng, lồ có sục khí hoặc sục ôxy. Các dụng cụ vận chuyển là ô tô, xe máy, tàu, thuyền. Thể tích các bể, lồ hoặc thùng từ 200-3000 lít tuỳ thuộc vào phương tiện vận chuyển. Bể, lồ hoặc thùng vận chuyển thường có hình chữ nhật hoặc hình vuông, đôi khi có hình ô van hoặc hình tròn. Các dụng cụ chứa thường được làm bằng khung sắt hoặc nhôm, gỗ, inôx hoặc bằng nhựa và thường được lót bạt không Vận chuyển cá giống bằng ô tô Thấm nước bên trong. Trong quá trình vận chuyển thường dùng các xe lạnh hoặc dùng đá để điều tiết nhiệt độ nước và dùng các bơm khí hoặc bơm ôxy để cung cấp ôxy cho ĐVTS. Nếu vận chuyển đường dài cần thay hoặc lọc nước để loại bỏ chất thải có trong nước. Mật độ chứa tối đa trong quá trình vận chuyển phụ thuộc loài, kích cỡ, nhiệt độ, thời gian và chất lượng nước. Bảng 1: Hướng dẫn vận chuyển hở Độ mặn Nhiệ Mật độ Thời gian t Loài cá Giai đoạn Kích cỡ (‰) độ (con/lit g/lit (giờ) (oC) ) Cá Trê Cá bột 45mg 0 19 530 24 12 Cá Vược Ấu trùng 200mg 28 17 35 7 24 Cá trình Cá bột 300mg 17 8 200 59 15 Cá Vược Cá giống 4 gam 28 17 6 25 24 Cá Trình Cá giống 200g 0 5 1000 96 Cá Trê Cá giống 450g 0 19 1,5 680 12 Cá Hồi Cá giống 12cm 0 10 56 12 Cá nước Cá hương 3-6 cm 0 25 20-30 8 ngọt Cá giống 8-10 cm 0 25 10-15 8 13
  14. Vận chuyển hở bằng xe máy có sử dụng sục khí bằng Ắc quy Máy sủi điện và máy sủi Ắc Quy 14
  15. Bài 3: VẬN CHUYỂN BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIỮ ẨM Thời gian: 15 giờ (Lý thuyết giờ; Thực hành 15 giờ) 1. Mục tiêu: - Mô tả được công tác chuẩn bị vận chuyển; trình bày biện pháp kỹ thuật vận chuyển bằng phương pháp giữ ẩm. - Thực hiện được công tác chuẩn bị vận chuyển; xử lý cá, nước, trên đường vận chuyển; thao tác kỹ thuật giao nhận và đánh giá kết quả vận chuyển ĐVTS - Tuân thủ nghiêm túc trình tự, tiêu chuẩn qui trình kỹ thuật 2. Nội dung: • Dụng cụ vận chuyển: có thể sử dụng thùng tôn hoặc thùng nhựa có nước. • Các loài cá có cơ quan hô hấp phụ (như cá trê, cá quả, cá rô đồng ) không chỉ lấy oxy trong nước mà còn có thể lấy oxy từ không khí nếu được giữ ẩm. Vì vậy cần đảm bảo giữ ẩm trong suốt thời gian vận chuyển, nếu thời gian vận chuyển lâu phải tưới thêm nước mát để giữ ẩm. Vận chuyển cá đường ngắn ( 50 km) Cá trê, cá rô: 15
  16. • Phương tiện vận chuyển: máy bay, tàu biển, tàu hoả, ô tô Dụng cụ vận chuyển: Khung vuông bằng sắt 0,5 x 1m. Khoảng 1/3 khung phía trên đặt thùng nước, 2/3 khung còn lại đặt khay chứa cá. Phía trong của khung có gờ bằng tôn đỡ khay cá, khung được hàn chặt bằng sắt dài 0,5m, rộng 1cm, dày 1,2mm. Thùng chứa nước bằng tôn: 0,5 x 0,5 x 0,3m (V= 75 lít nước). Trên mặt thùng có một lỗ tròn đường kính 3cm (để lấy nước vào) dưới đáy có khoá mở nước thông với hộp phun nước. Hộp phun nước bằng tôn: 0,5x0,2x0,06 m (chứa khoảng 6 lít nước). Mỗi bên thành hộp có 16 gờ dài 0,5m, rộng 1cm, dày 1,2mm. Gờ thành hộp, gờ thành khung có tác dụng đỡ khay cá. Hai thành bên của hộp phun nước, ở giữa phía dưới của mỗi gờ có khoan một lỗ phun nước (đường kính lỗ phun nhỏ dần từ trên xuống). Khay chứa cá bằng tôn hoặc bằng nhựa 0,5 x 0,2 x 0,03 m chứa được 2 - 2,2kg cá trê cỡ 100g/con. Mỗi khung (1/4m) xếp 32 khay cá, năng suất đạt 260 kg/m3 hàng hoá. Dụng cụ dùng để vận chuyển cá trên máy bay gồm: • Khung vuông bằng sắt: mỗi cạnh 0,5m, cao 1m. Dọc khung phía trong chia 2 ngăn đều nhau. Hai bên vách ngăn và phía trong của thành khung có gờ để đỡ khay cá. Vách bằng sắt cao 1m, rộng 0,5m, dầy 2mm. Mỗi ngăn có 26 gờ (đặt 26 khay cá). Mỗi khung xếp 52 khay cá. • Khay chứa cá bằng tôn hay nhựa. Kích thước 0,5 x 0,2 x 0,03 m, năng suất đạt 350-400 kg/m3 hàng hoá. • Vận chuyển cá trê, cá rô bằng máy bay không cần hộp chứa nước và hộp phun nước. 16
  17. • Mật độ cá vận chuyển tuỳ thuộc nhiệt độ không khí: Ở nhiệt độ từ 15-20oC mật độ vận chuyển là 20-22 kg/m2, ở nhiệt độ từ 20-25oCmật độ vận chuyển là 1820 kg/m2 và ở nhiệt độ từ 25-30oC mật độ vận chuyển là 16-18 kg/m2. • Mở nước giữ ẩm cho cá trê, cá rô khi vận chuyển: Nhiệt độ không khí từ 15-20oC, sau 10-12 giờ mở nước một lần; 20-25oC, sau 8 giờ mở nước một lần và 25-30oC, sau 5 giờ mở nước một lần. • Nhiệt độ không khí trên 30oC thì sau 80 giờ vận chuyển tỷ lệ sống của cá trê chỉ đạt 75%. • Chuẩn bị nước sạch bổ sung đề phòng khi dùng hết nước trong thùng chứa. Chú ý: Che nắng, chống nóng cho cá, kiểm tra sức khoẻ cá, tuỳ nhiệt độ mà điều chỉnh thời gian mở nước giữ ẩm cho cá. Thời gian vận chuyển sau 100 giờ, cá sống 80 - 90%, vận chuyển bằng máy bay cá sống 100%. • Vận chuyển cá quả Dụng cụ vận chuyển gồm: Thùng chứa khay cá, giá đỡ khay cá (60 x 47cm) bằng sắt tròn đường kính 6mm, khay chứa cá (65 x 56 x 15cm) và nắp thùng bằng tôn dày 1mm. - Thùng giữ ẩm chứa cá: kích thước 0,6 x 0,69 x 0,75m. Mỗi thùng có 24 lỗ thông khí, đường kính 3cm (vị trí lỗ tương ứng với vị trí của khay, để cá dễ tiếp nhận oxy từ không khí). Nắp thùng không đục lỗ để hạn chế sự thoát hơi nước. - Khay chứa cá cỡ: 0,56 x 0,65 x 0,15m. Nắp khay đục 15 lỗ thông khí có đường kính 3cm. - Giá đỡ khay uốn hình chữ U tương đương với cỡ thùng dài 0,6m, rộng 0,47m. • Xếp cá vào dụng cụ vận chuyển: Chọn cá khoẻ mạnh, không sây sát, không mất nhớt, không bị bệnh xếp vào từng khay (khoảng 15 kg/khay), cho nước sạch 17
  18. ngập 1/2 thân cá, trên phủ rong, bèo ướt, đạy nắp khay để khi di chuyển, cá không nhảy ra ngoài được. • Đáy cho nước sạch cao khoảng 10 cm. Lần lượt luồn giá đỡ khay và xếp khay cá vào thùng giữ ẩm. Mỗi thùng với quy cỡ này xếp được 3 khay cá. Sau khi xếp, đậy nắp thùng và tiếp tục vận chuyển. • Tuỳ thời tiết và sức khoẻ cá khoảng 15 giờ thay nước ở khay cá 1 lần. • Tỷ lệ sống: vận chuyển sau 15-20 giờ tỷ lệ sống đạt 95-100%, sau 20-30 giờ đạt 90% và sau 30-50 giờ đạt 85%. Tỷ lệ cá sống sau thời gian vận chuyển được qui định trong Bảng • Bảng 2: Tỷ lệ sống của cá quả sau thời gian vận chuyển Thời gian vận chuyển (giờ) Tỷ lệ cá sống (%) < 8 90-95 8-15 80-85 15-24 75-80 24-50 70-75 Vận chuyển baba giống Vận chuyển ếch 18
  19. Bài 4: VẬN CHUYỂN BẰNG PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ Thời gian: 10 giờ (Lý thuyết giờ; Thực hành 9 giờ) 1. Mục tiêu: - Mô tả được công tác chuẩn bị vận chuyển; trình bày biện pháp kỹ thuật vận chuyển bằng gây mê ĐVTS. - Thực hiện được công tác chuẩn bị vận chuyển; xử lý cá, nước, oxy trên đường vận chuyển; thao tác kỹ thuật giao nhận và đánh giá kết quả vận chuyển ĐVTS - Tuân thủ nghiêm túc trình tự, tiêu chuẩn qui trình kỹ thuật 2. Nội dung: Cá ngủ hoặc cá ngừng hoạt động tiêu hao ô xy ít hơn cá hoạt động, cá ngủ ít bị xây sát và stress hơn. Cá ngừng hoạt động vận chuyển được nhiều và dễ dàng hơn cá hoạt động. Trong quá trình sử dụng hoá chất để vận chuyển cá cần tính toán nồng độ thuốc cho phù hợp vì liều sử dụng để vận chuyển và liều gây chết rất gần nhau. Ngoài việc dùng hóa chất gây mê, ngủ cho cá trong quá trình vận chuyển người ta còn sử dụng hóa chất gây mê, ngủ cho cá trong quá trình chọn lọc, tiêm vaccine, tiêm thuốc kích dục tố. Các loại hoá chất thường dùng: MS-222, Quinaldine, TMS (Tricain metalsulfonate) Hết thời gian vận chuyển đưa cá ra nước sạch để cá hồi tỉnh lại. Hiện nay trên thị trường Thái Lan dùng phổ biến loại thuốc ngủ MS-222 để vận chuyển cá giống. Loại thuốc này làm cho cá ngủ trong quá trình vận chuyển, giảm thiểu tối đa các hoạt động trao đổi chất, hô hấp, tiêu hóa, bài tiết cũng như tránh sự cọ sát có thể gây tổn thương cá trong quá trình vận chuyển. Sau khi vận chuyển chỉ cần thay nước mới là cá sẽ dần trở lại hoạt động bình 19
  20. thường sau khoảng 1 phút. Loại thuốc này không gây hại cho cơ thể và sức khỏe của cá, tuy nhiên chưa được phổ biến trên thị trường Việt Nam. Ngoài MS-222 người ta còn dùng Quinaldine và TMS. Đối với dùng Quinaldine có một số hạn chế như cần Aceton để hoà tan và ít an toàn hơn TMS. TMS thường được dùng như trong Bảng 5. Hiệu quả của TMS giảm khi giảm nhiệt độ, giảm độ cứng trong nước và tăng kích cỡ cá. Khi cá ngủ nhanh thì tốt hơn với an thần lâu nhưng đòi hỏi nồng độ thuốc cao và phải nhanh chóng hồi phục cá. TMS có thể làm giảm pH của nước nên phải thường xuyên kiểm tra pH của nước, nếu cần thiết phải bổ sung dung dịch đệm. Đối với cá Hồng giai đoạn nhỏ dùng nồng độ TMS từ 50 - 100 mg/l trong 3 - 5 phút để cá ngủ sâu. Nồng độ và thời gian dùng thay đổi đối với các loài cá và các giai đoạn khác nhau. Thuốc ngủ đòi hỏi được xác định cho loài, kích cỡ và các điều hiện hiện có. Bảng 3: Hướng dẫn sử dụng thuốc ngủ (an thần) TMS Thời gian sử Loài cá Nhiệt độ (oC) Nồng độ (mg/l) dụng (phút) Ng ủ nhanh (1 - 5 phút tiếp xúc đối với đánh bắt nhanh) Cá Hồi 7-17 80-135 4-12 Cá Trê 7-27 140-270 4-11 Ngủ nhanh vừa phải (10 - 20 phút tiếp xúc cho đánh bắt lâu) Cá Hồi 7-17 50-60 30 Cá Trê 7-27 70 30 An thần (sử dụng trong khi vận chuyển) Cá Hồi 7-17 15-30 360 Cá Trê 7-27 20-40 360 Phương pháp gây mê cá Khổng tượng 20
  21. - Sử dụng loại thuốc mê có tên Tricaine-S (tricaine methanesulfonate) còn gọi là MS 222 - Dụng cụ vận chuyển cá 21
  22. - Cá khổng tượng thở trực tiếp từ không khí - Nồng độ 50 ppm và cá sẽ lật nghiêng sau 2-3 phút - Rút nước 22
  23. - Chuyển cá 23
  24. Tài liệu tham khảo: - Giáo trình kỹ thuật sản xuất giống cá nước ngọt, Trường Đại học Nha Trang, NXB Nông nghiệp, 2006. - Phạm Văn Trang, kỹ thuật vận chuyển cá sống - Tài liệu Internet 24