Bàn về chỉ tiêu đánh giá tài chính toàn diện: Tiếp cận từ góc độ nhà cung cấp dịch vụ

pdf 7 trang Gia Huy 24/05/2022 3350
Bạn đang xem tài liệu "Bàn về chỉ tiêu đánh giá tài chính toàn diện: Tiếp cận từ góc độ nhà cung cấp dịch vụ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfban_ve_chi_tieu_danh_gia_tai_chinh_toan_dien_tiep_can_tu_goc.pdf

Nội dung text: Bàn về chỉ tiêu đánh giá tài chính toàn diện: Tiếp cận từ góc độ nhà cung cấp dịch vụ

  1. BÀN VỀ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN: TIẾP CẬN TỪ GÓC ĐỘ NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ PGS. TS. Đoàn Ngọc Phi Anh ThS. Lê Thị Kim Yến ĐH Kinh tế - ĐH Đà Nẵng Tóm tắt Tài chính toàn diện đã trở thành một vấn đề được quan tâm trên phạm vi toàn cầu với mục tiêu phát triển hệ thống tài chính phục vụ cho tất cả các thành viên trong xã hội. Bài viết này được thực hiện nhằm phân tích, đánh giá các chỉ tiêu đo lường tài chính toàn diện dưới góc độ nhà cung cấp dịch vụ tài chính. Dựa vào các nghiên cứu đã thực hiện cho thấy việc đo lường tài chính toàn diện tập trung chủ yếu vào mức độ tiếp cận, bao phủ của sản phẩm và dịch vụ tài chính, trong khi các nghiên cứu về mức độ sử dụng, độ dễ của giao dịch và chi phí giao dịch còn hạn chế, đặc biệt là chỉ tiêu đo lường liên quan đến cung cấp dịch vụ bảo hiểm, quỹ hưu trí, kiến thức tài chính Mặt khác, các nghiên cứu được thực hiện ở tầm quốc gia nên chỉ tiêu đo lường chưa phản ánh được đầy đủ các khía cạnh của tài chính toàn diện. Từ khóa: đo lường, tài chính toàn diện, dịch vụ tài chính, bền vững, giảm nghèo. 1. Giới thiệu Trong những năm gần đây, tài chính toàn diện với mục tiêu phát triển hệ thống tài chính phục vụ cho tất cả các thành viên trong xã hội là vấn đề đang được quan tâm trên toàn cầu. "Tài chính toàn diện nghĩa là cá nhân và doanh nghiệp có được sự tiếp cận đối với các sản phẩm và dịch vụ tài chính hữu ích với giá cả phải chăng đáp ứng nhu cầu của họ về giao dịch, thanh toán, tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm một cách trách nhiệm và bền vững” (Ngân hàng Thế giới, 2018). Khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính được cải thiện sẽ khuyến khích các hoạt động tạo ra thu nhập nhằm giúp cá nhân kiểm soát tình trạng tài chính. Ngoài ra, tài chính toàn diện thúc đẩy cá nhân tích lũy cho tương lai nên góp phần tạo nên sự ổn định tài chính cho quốc gia vì khi khả năng tiếp cận sản phẩm tiền gửi tăng sẽ làm quỹ tiền gửi quốc gia tăng, từ đó giúp các tổ chức tài chính dễ dàng vượt qua thời kỳ khủng hoảng tài chính (Han & Melecky, 2013). Do đó, tài chính toàn diện là một nhân tố quan trọng giúp giảm nghèo, bất bình đẳng xã hội và phát triển bền vững. Tình trạng nghèo đói và chênh lêch giàu nghèo đang là vấn đề nan giải tại Việt Nam. Mặc dù tỷ lệ người nghèo và cận nghèo trên cả nước ở mức 6.7% và 5%, tỷ lệ người nghèo ở một số khu vực lên đến 50%, thậm chí có khu vực trên 60-70%. Đến cuối năm 2017, tỷ lệ người nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số chiềm trên 50% tổng dân số, thu nhập bình quân của các hộ gia đình dân tộc biểu số chỉ bằng 2/5 thu nhập bình quân của cả nước. Do đó, khoảng cách giàu nghèo giữa các khu vực và nhóm dân cư chưa được thu hẹp, đặc việt ở khu vực Tây Nguyên. Hơn nữa, phân lớn dân số Việt Nam ở vùng nông thôn (64,9% tổng dân số). Tuy nhiên, tốc độ phát triển của lĩnh vực nông nghiệp giảm trong những năm gần đây. Điều này dẫn đến thu nhập và tiêu dùng của người dân cùng nông thôn giảm nên tiếp tục tăng chênh lệch giữa nông thôn và thành thị. Do đó, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách tài chính toàn diện nhằm mục tiêu tăng thu nhập và chất lượng cuộc sống của cá nhân, từ đó tạo cơ hội bình đẳng trong việc tiếp cận nguồn lực tài chính cũng như hưởng các dịch vụ cơ bản và phúc lợi xã hội. Ví dụ chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn (Quyết định số 41/2010/NĐ-CP ban hành ngày 12/4/2010), 67
  2. Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình 135-Program 135), Đề án xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mô tại Việt Nam (Quyết định số 2195/QĐ-TTg tháng 9/2016), Tuy nhiên, Việt Nam được xếp loại là nhóm quốc gia có mức độ tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ tài chính ở mức thấp. Theo cơ sở dữ liệu Global Findex do Ngân hàng Thế giới công bố năm 2017, tỷ lệ người Việt Nam có tài khoản ngân hàng còn thấp (chỉ 30,8% người trưởng thành có tài khoản ngân hàng). Tỷ lệ này rất thấp so với các nước láng giềng như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia. Hơn nữa, khoảng cách giàu nghèo của Việt Nam còn rất cao. Thực tế, các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng ở Việt Nam khá đầy đủ và đa dạng nhưng người nghèo, các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ vẫn còn khó tiếp cận các dịch vụ này vì số lượng chi nhánh ở khu vực nông thôn và vùng sâu vùng xa còn ít, chi phí dịch vụ cao, và hiểu biết của người dân về dịch vụ tài chính chưa cao. Trong bối cảnh này, việc thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam là chìa khóa chiến lược góp phần phát triển kinh tế xã hội, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo. Tuy nhiên, các nghiên cứu về tài chính toàn diện ở các nước đang phát triển và các nước đang chuyển đổi nói chung, Việt Nam nói riêng còn rất hạn chế. Vì vậy, bài viết này tổng quan về đo lường tài chính toàn diện dưới góc độ nhà cung cấp dịch vụ. Tổng quan tài liệu này sẽ hỗ trợ các nghiên cứu thực nghiệm trong việc đo lường tài chính toàn diện và phân tích các nhân tố tác động đến tài chính toàn diện tại Việt Nam. 2. Tổng quan về các tiêu chí đánh giá tài chính toàn diện Đứng trên góc độ tiếp cận các dịch vụ tài chính thiết yếu của Ngân hàng Thế giới (2018), các nghiên cứu trước đây sử dụng kết hợp nhiều tiêu chí để đo lường tài chính toàn diện. Beck và các cộng sự (2007) đo lường tài chính toàn diện thông qua sự tiếp cận và sử dụng dịch vụ tiền gửi ngân hàng và tín dụng ngân hàng. Tác giả sử dụng kết hợp tám chỉ tiêu trong một công thức toán học, dữ liệu nghiên cứu là dữ liệu thứ cấp thu thập từ các Ủy ban giám sát ngân hàng tại 99 quốc gia. Các tiêu chí đánh giá chia làm hai nhóm. Nhóm thứ nhất đo lường mức độ bao phủ của dịch vụ ngân hàng trên phương diện tiếp cận địa điểm giao dịch (chi nhánh ngân hàng, máy ATM) về mặt địa lý và về mặt nhân khẩu học. Các chỉ tiêu cụ thể gồm số lượng chi nhánh ngân hàng/1.000km2, số lượng máy ATM/1.000km2, số lượng chi nhánh ngân hàng/100.000 người, số lượng máy ATM/100.000 người. Nhóm thứ hai đo lường mức độ sử dụng dịch vụ ngân hàng (cụ thể là tín dụng và tiền gửi). Các chỉ tiêu gồm: Tài khoản tín dụng ngân hàng và tiền gửi ngân hàng bình quân đầu người (số lượng khoản vay trên 1.000 người, tài khoản tiền gửi bình quân đầu người), tỷ lệ thu nhập - tín dụng (quy mô trung bình của các khoản vay so với GDP bình quân đầu người), tỷ lệ thu nhập tiền gửi (quy mô tiền gửi của GDP trên đầu người). Tuy nhiên, việc sử dụng các chỉ số này tồn tại một vài hạn chế. Chằng hạn, các tỷ lệ chi nhánh và máy ATM dùng để đánh giá thâm nhập của ngân hàng về địa lý và nhân khẩu học là không chính xác vì ở hầu hết các quốc gia, chi nhánh ngân hàng và ATM không phân bổ đều cho các vùng miền mà thường tập trung ở các khu vực đô thị. Hơn nữa, một cá nhân hoặc công ty có thể nhận nhiều khoản vay hoặc có nhiều tài khoản tiền gửi nên số lượng khoản vay và tài khoản tiền gửi không phải là một biến hoàn hảo đại diện cho số lượng người sử dụng các dịch vụ này trong một quốc gia. Ngoài ra, quy mô trung bình của các khoản cho vay và tiền gửi vào GDP bình quân đầu người có thể không phải là đại diện cho giá trị của các dịch vụ mà một cá nhân điển hình có thể nhận được. Nhận diện được các hạn chế này, Beck và các cộng sự (2007) đã thực hiện hồi quy để kiểm tra sự tương quan giữa tỷ lệ hộ gia đình và công ty có tài khoản tiền gửi (tác giả thu thập được từ khảo sát hộ gia đình và doanh nghiệp) và các số liệu ước tính về mức độ bao phủ tài chính mà tác giả đã sử dụng. Kết quả hồi quy cho thấy tỷ lệ hộ gia đình và công ty có tài khoản 68
  3. tiền gửi tác giả thu thập được từ nguồn dữ liệu thứ cấp cung cấp một ước tính chính xác hợp lý về tỷ lệ thực tế của các hộ gia đình với các tài khoản tiền gửi thu được từ các cuộc điều tra hộ gia đình. Như vậy, các chỉ tiêu tác giả sử dụng đáng tin cậy nhưng nghiên cứu vẫn tồn tại hạn chế là tác giả chỉ dùng những tài khoản tiền gửi và tiền vay ở ngân hàng, không bao phủ tất cả các tài khoản tiền gửi và tiền vay ở các tổ chức khác như tổ chức tài chính vi mô. Cũng tiếp cận theo mức độ bao phủ và mức độ sử dụng dịch vụ tài chính, Sarma (2008), Sarma và Pais (2011) dùng chỉ tiêu số lượng tài khoản ngân hàng /tổng số dân là biến đại diện cho sự thâm nhập của ngân hàng, sự sẵn có của dịch vụ ngân hàng được đo lường bằng số lượng chi nhánh ngân hàng /1.000 người và số lượng máy ATM/1.000 người, tiền gửi và tiền vay/GDP đại diện cho mức độ sử dụng dịch vụ ngân hàng. Có thể thấy rằng số lượng tài khoản ngân hàng bình quân đầu người là phản ánh chính xác mức độ thâm nhập của ngân hàng vì có thể có địa điểm hoặc máy ATM nhưng cá nhân lại không thực hiện giao dịch. Tác giả cũng sử dụng một công thức toán học để tính chỉ số tài chính toàn diện của 54 quốc gia, dữ liệu sử dụng cũng từ nguồn thứ cấp thu thập từ Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Tài chính Tiền tệ quốc tế. Chakravarty và Pal (2010) cũng sử dụng các chỉ tiêu giống Sarma (2008) nhưng đã sửa đổi công thức tính chỉ số tài chính toàn diện, cụ thể là thay đổi tỷ lệ phần trăm đóng góp của các yếu tố khác nhau. Honohan (2008) đánh giá tài chính toàn diện theo mức độ thâm nhập của tổ chức tài chính giống Sarma (2008) nhưng dữ liệu nghiên cứu không chỉ giới hạn trong ngành ngân hàng mà bao gồm tất cả các định chế tài chính chính thức. Các chỉ tiêu được sử dụng kết hợp là số lượng tài khoản ngân hàng/100 người trưởng thành, số lượng tài khoản ở tổ chức tài chính vi mô và các tổ chức tài chính khác/100 người trưởng thành, quy mô tiền gửi bình quân. Không giống Sarma (2008) ở việc sử dụng số liệu thứ cấp, số lượng tài khoản cá nhân ở ngân hàng và các định chế tài chính được tác giả ước tính từ kết quả khảo sát hộ gia đình và cá nhân tại hơn 160 quốc gia. Mặc dù các sản phẩm và dịch vụ tài chính rất đa dạng nhưng một số tác giả chỉ tập trung phân tích sản phẩm tiền gửi vì tính có thể so sánh giữa các quốc gia tính đa dụng và tính thiết yếu. Allen, Demirguc-Kunt và các cộng sự (2012) cho rằng quyền sở hữu tài khoản tiền gửi thường tương đương giữa các quốc gia trong khi tín dụng có nhiều yếu tố tác động hơn như kỳ hạn, lãi suất, yêu cầu tài sản thế chấp. Hơn nữa, tài khoản tiền gửi cung cấp các cơ chế cho cả thanh toán và tiết kiệm nên nhu cầu phổ biến hơn tín dụng. Ngoài ra, phần lớn người dân đặc biệt là người nghèo có mong muốn tiết kiệm (Collins và cộng sự, 2009) trong khi không phải khi nào cần vay vốn thì người dân đều dễ dàng nhận tín dụng. Vì vậy, Allen, Demirguc-Kunt và các cộng sự (2012) chỉ tập trung đánh giá tài chính toàn diện trên khía cạnh sở hữu và sử dụng các tài khoản tiền gửi. Tác giả phân tích ba chỉ số của việc sử dụng tài khoản là quyền sở hữu của một tài khoản, sử dụng tài khoản để tiết kiệm và tần suất sử dụng tài khoản. Tác giả đã sử dụng kết quả khảo sát bằng bảng câu hỏi từ 123 nước và 124.000 cá nhân về việc sử dùng tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, hiệp hội tín dụng, hợp tác xã, tổ chức tài chính vi mô theo dữ liệu của Global Findex (2011) để thực hiện phân tích. Tác giả không sử dụng một công thức kết hợp các chỉ tiêu để tính chỉ số tài chính toàn diện như các tác giả trước mà phân tích từng yếu tố riêng lẻ và các nhân tố tác động đến các chỉ tiêu này. Sarma (2016) cũng đánh giá sự thâm nhập của ngân hàng bằng chỉ tiêu tiền gửi tại ngân hàng thương mại, quỹ tín dụng/ngân hàng hợp tác xã, các tổ chức tài chính vi mô (số lượng tài khoản tiền gửi/1.000 người trưởng thành). Ngoài ra, tác giả còn xem xét loại sản phẩm tiền gửi di động (mobile money account- sản phẩm đang ngày càng phổ biến, hướng đến những cá nhân chưa từng có tài khoản ngân hàng, tín dụng hay bảo hiểm, cho phép người dùng gửi, nhận, chi trả 69
  4. và giữ tiền tiết kiệm hoàn toàn qua điện thoại di động). Chỉ tiêu sử dụng để đo lường là số lượng tiền gửi di động/1.000 người trưởng thành. Đối với tiêu chí sự sẵn có của dịch vụ tài chính số lượng chi nhánh ngân hàng được cộng thêm số lượng đại lý thanh toán di động (mobile money agent). Về phương diện sử dụng dịch vụ tài chính, tác giả bổ sung thêm chỉ tiêu tổng giá trị giao dịch tài khoản di động/GDP. Tác giả lập luận rằng, vì sự tiến bộ công nghệ, nhà cung cấp dịch vụ tiền điện thoại di động (MMSP) góp phần thu hẹp khoảng cách trong khả năng tiếp cận tài chính đối với những người bị loại trừ về tài chính vì họ có thể sử dụng MMSP cho mục đích thanh toán và chuyển tiền. Đại lý MMSP là một người, một công ty hoặc máy móc hỗ trợ thực hiện các giao dịch tiền điện thoại di động và hỗ trợ khách hàng. Do đó, MMSP có thể được coi là ngang bằng với một chi nhánh ngân hàng trên phương diện cung cấp dịch vụ tài chính. Bên cạnh tiền gửi và thanh toán, tín dụng là một nhu cầu thiết yếu của con người. Do đó, nhiều nghiên cứu đã xem xét mức độ tiếp cận tín dụng khi đánh giá tài chính toàn diện của một quốc gia. Nair và Tankha (2014) chỉ đánh giá tiêu chí sự thâm nhập của sản phẩm tiền gửi và tín dụng khi đo lường tài chính toàn diện tại Ấn Độ. Các chỉ tiêu cụ thể gồm sự thâm nhập của chi nhánh ngân hàng (số lượng chi nhánh ngân hàng/ 100.000 người), sự thâm nhập tín dụng (số lượng các khoản vay/100.000 người, Số lượng các khoản vay nhỏ/100.000 người, số lượng vay phục vụ nông nghiệp/100.000 người) và sự thâm nhập tiền gửi (Số lượng tài khoản tiết kiệm/100.000 người). Tác giả dùng chỉ số này để đo lường tài chính toàn diện ở các cấp độ quận/huyện, tiểu bang, quốc gia và đo lường đóng góp của từng ngân hàng vào tài chính toàn diện. Có thể thấy rằng, các nghiên cứu trên đã đánh giá tài chính toàn diện thông qua mức độ bao phủ và mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ tài chính nhưng chưa tính đến độ dễ của giao dịch và chi phí giao dịch. Arora (2010) đã đo lường sự tiếp cận tài chính trong các nước phát triển và đang phát triển thông qua việc xem xét ba yếu tố của hệ thống tài chính toàn diện gồm bao nhiêu người có thể được phục vụ về mặt địa lý và nhân khẩu học (mức độ bao phủ), các giao dịch được thực hiện dễ dàng như thế nào (sự dễ dàng) và bao nhiêu chi phí cho việc tiếp cận tài chính. Các tiêu chí đo lường mức độ thâm nhập của ngân hàng giống Beck và cộng sự (2007). Sự dễ dàng được đo lường bằng 12 chỉ tiêu liên quan đến việc tiếp cận tài khoản giao dịch, tài khoản tiết kiệm và tín dụng. Cụ thể gồm: địa điểm mở TK ngân hàng, địa điểm nộp hồ sơ vay vốn, số tiền tối thiểu để mở tài khoản giao dịch và tài khoản tiết kiệm, số dư tối thiểu để duy trì tài khoản giao dịch và tài khoản tiết kiệm, số tiền vay tối thiểu đối với vay tiêu dùng và vay thế chấp, số ngày xử lý hồ sơ vay tiêu dùng và vay thế chấp. Chi phí giao dịch được đo lường bằng 6 chỉ tiêu gồm vay tiêu dùng miễn phí (% số tiền vay tối thiểu), vay thế chấp miễn phí (% số tiền vay tối thiểu), phí thường niên của tài khoản thanh toán và tài khoản tiết kiệm, phí chuyển tiền quốc tế và phí sử dụng thẻ ngân hàng. Dữ liệu nghiên cứu lấy từ Ngân hàng Thế giới (2007) và nhóm tư vấn hỗ trợ người nghèo (CGAP) (2009). Theo hướng tiếp cận này, Gupte và cộng sự (2012) sử dụng cả bốn tiêu chí: mức độ bao phủ của sản phẩm và dịch vụ tài chính (mức độ thâm nhập và khả năng tiếp cận), sử dụng, độ dễ của giao dịch và chi phí giao dịch. Các chỉ số mức độ bao phủ và sử dụng dịch vụ tài chính giống nghiên cứu của Sarma (2008, 2011). Các chỉ số về độ dễ của giao dịch và chi phí giao dịch giống ý tưởng của Arora (2010). Các chỉ tiêu được sử dụng để đo lường tài chính toàn diện của các nghiên cứu trên được tổng hợp tại Bảng 1. 70
  5. Bảng 1: Tổng hợp các tiêu chí đánh giá tài chính toàn diện Chỉ tiêu đánh giá Nguồn tham khảo Số lượng chi nhánh ngân hàng/1.000km2 Beck và cộng sự (2007), Arora (2010) Số lượng trạm ATM/1.000km2 Beck và cộng sự (2007), Arora (2010) Beck và cộng sự (2007), Honohan (2008), Sarma (2008), Sarma và Pais (2011), Số lượng chi nhánh ngân hàng/100.000 người Chakravarty và Pal (2010) , Arora (2010), Nair và Tankha (2014) Beck và cộng sự (2007)_Banking, Arora Số lượng trạm ATM/100.000 người (2010), Sarma (2008), Sarma và Pais (2011), Chakravarty và Pal (2010) Số lượng đại lý thanh toán di động /100.000 người Sarma (2016) Số lượng tài khoản ngân hàng/100 người trưởng Honohan (2008), Sarma (2008), Sarma và ức bao phủ (outreach) thành Pais (2011), Chakravarty và Pal (2010). M Số lượng tài khoản ở tổ chức tài chính vi mô và Honohan (2008) các trung gian thay thế/100 người trưởng thành) Số lượng tiền gửi di động/1.000 người trưởng Sarma (2016) thành Beck và cộng sự (2007), Nair và Tankha Số lượng khoản vay trên 1.000 người (2014) Số lượng các khoản vay nhỏ/100.000 người Nair và Tankha (2014) Số lượng vay phục vụ nông nghiệp/100.000 người Nair và Tankha (2014) Beck và cộng sự (2007), Sarma (2008, Quy mô tiền vay/GDP 2011), Chakravarty và Pal (2010) Beck và cộng sự (2007)_Banking, Nair và Số lượng tiền gửi /1.000 người ức độ sử dụng Tankha (2014) M Beck và cộng sự (2007), Honohan (2008), Quy mô tiền gửi/GDP Sarma (2008) Tiêu chí đánh giá Tổng giá trị giao dịch tài khoản di động/GDP Sarma (2016) Địa điểm mở tài khoản ngân hàng Arora (2010), Gupte (2012) Số tiền tối thiểu để mở tài khoản giao dịch Arora (2010), Gupte (2012) Số tiền tối thiểu để mở tài khoản tiết kiệm Arora (2010), Gupte (2012) Số dư tối thiểu để duy trì tài khoản giao dịch Arora (2010), Gupte (2012) Số dư tối tiểu để duy trì tài khoản tiết kiệm Arora (2010), Gupte (2012) Số lượng tài liệu để mở tài khoản giao dịch Arora (2010), Gupte (2012) Số lượng tài liệu để mở tài khoản tiết kiệm Arora (2010), Gupte (2012) Địa điểm nộp hồ sơ vay vốn Arora (2010), Gupte (2012) Số tiền vay tối thiểu của các khoản vay tiêu dùng Arora (2010), Gupte (2012) ộ dễ của tiếp việc cận Đ Số tiền vay tối thiểu của các khoản vay thế chấp Arora (2010), Gupte (2012) Số ngày xử lý hồ sơ vay tiêu dùng Arora (2010), Gupte (2012) Số ngày xử lý hồ sơ vay thế chấp Arora (2010), Gupte (2012) Vay tiêu dùng miễn phí (% số tiền vay tối thiểu) Arora (2010), Gupte (2012) Vay thế chấp miễn phí (% số tiền vay tối thiểu) Arora (2010), Gupte (2012) ử dụng Phí thường niên của tài khoản thanh toán Arora (2010), Gupte (2012) Phí thường niên của tài khoản tiết kiệm Arora (2010), Gupte (2012) Phí chuyển tiền quốc tế (% của 250USD) Arora (2010), Gupte (2012) Chi phí s Phí sử dụng thẻ ngân hàng (%/100 USD) Arora (2010), Gupte (2012) 71
  6. Nhìn chung, đa số các nghiên cứu trước đo lường tài chính toàn diện chỉ giới hạn trong dữ liệu tài khoản thanh toán, tiền gửi, tín dụng, bỏ qua các dịch vụ tài chính cần thiết khác như giao dịch ngân hàng, bảo hiểm nên chưa bao quát hết mức độ tiếp cận tài chính. Về cấp độ nghiên cứu, các chỉ tiêu dùng để đo lường đều ở cấp độ quốc gia (như số lượng tài khoản ngân hàng bình quân đầu người, ) và thu thập từ nguồn dữ liệu thứ cấp là các ngân hàng và cơ quan giám sát ngân hàng nên dữ liệu có không phản ánh chính xác mức độ sử dụng dịch vụ tài chính bình quân đầu người vì một cá nhân có thể có nhiều tài khoản và thậm chí có nhiều cá nhân có các tài khoản ở nước ngoài. Hơn nữa, phân tích số liệu ở cấp độ quốc gia không thể đánh giá mức độ ảnh hưởng của đặc điểm cá nhân như thu nhập, giới tính, địa điểm, tuổi hoặc trình độ hiểu biết về sử dụng dịch vụ tài chính, đến tài chính toàn diện. Về phía nhà cung cấp dịch vụ và sản phẩm tài chính, các nghiên cứu đa số chỉ tập trung phân tích các dịch vụ cung ứng bởi ngân hàng trong khi có rất nhiều tổ chức khác cũng cung cấp dịch vụ này. 3. Kết luận Từ những vấn đề bàn luận ở trên cho thấy, đo lường tài chính toàn diện có thể được thực hiện bằng nhiều chỉ tiêu khác nhau. Mỗi chỉ tiêu hay nhóm chỉ tiêu có những ưu nhược điểm riêng, cần được xem xét cụ thể. Các nghiên cứu trước đây dưới góc độ nhà cung cấp dịch vụ được thực hiện chủ yếu cho các ngân hàng thương mại và tập trung chủ yếu vào các chỉ tiêu phản ánh mức độ bao phủ (số tài khoản, số máy ATM, số chi nhánh ) và sử dụng dịch vụ ngân hàng (số khoản vay, tiết kiệm ), một số ít các nghiên cứu phản ảnh độ dễ của giao dịch và chi phí giao dịch của các ngân hàng. Trong khi đó, các nghiên cứu liên quan các dịch vụ như bảo hiểm, các quỹ lương hưu (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế), kiều hối hay kiến thức tài chính vẫn còn rất nhiều hạn chế, nhất là ở các nước đang phát triển và chuyển đổi như Việt Nam. Vì thế, việc xây dựng chỉ tiêu để đánh giá tài chính toàn diện dưới góc độ nhà cung cấp dịch vụ là hướng nghiên cứu cần được thực hiện trong các nghiên cứu tiếp theo. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Allen, F., A. Demirguc-Kunt, L. Klapper, M.S. Martinez-Peria, 2012. "The Foundations of Financial Inclusion." Journal of Financial Intermediation, 2012, vol. 27, issue C, 1-30. 2. Arora, R. U. (2010).”Measuring Financial Access”. Discussion papers Economics (No. 2010-7). 3. Beck, T., A. Demirgüç-Kunt, and M. S. Martinez Peria. 2007. “Reaching Out: Access to and Use of Banking Services across Countries.” Journal of Financial Economics 85: 234-66. 4. Beck, T., Demirgüç-Kunt, A. and Singer, D. (2013). Is Small Beautiful? Financial Structure, Size and Access to Finance. World Development, 52, pp.19-33. 5. Chakravarty, S.R., & Pal, R. (2010). “Measuring financial inclusion: An axiomatic approach” (WP-2010-003 No.3). 6. Demirguc-Kunt, A., L. Klapper, and D. Singer. 2017. “Financial Inclusion and Inclusive Growth: A Review of Recent Empirical Evidence”. Policy Research Working Paper; No. 8040. World Bank, Washington, DC. 7. Gupte, R., Venkataramani, B., &Gupta, D. (2012). “Computation of financial inclusion index for India”. Procedia- Social and Behavioral Sciences, 37, 133-149. 8. GSO of Vietnam. 2017. 9. Han, R., Melecky, M. (2013). Financial Inclusion for Financial Stability: Access to Bank Deposits and the Growth of Deposits in the Global Financial Crisis. World Bank Policy Research Working Paper 6577, World Bank. 10. Honohan, P. (2008). Cross-country variation in household access to financial services. Journal of Banking & Finance, 32(11), 2493-2500. 72
  7. 11. GSO of Vietnam. Annual statistical summary book of Vietnam. 12. Nair, T.S. & Tankha,. A. (2014),” Inclusive Finance India report 2014” 13. Sarma, M. 2016. “Measuring Financial Inclusion for Asian Economies.” S. Gopalan, T. Kikuchi (eds.). Financial Inclusion in Asia. Palgrave Studies in Impact Finance. 14. Sarma, M. & Pias, J. (2011). “ Financial Inclusion and Development: A cross country analysis, Journal of International Development, 23: 613-628. 15. Sarma, M. 2016. “Measuring Financial Inclusion for Asian Economies.” S. Gopalan, T. Kikuchi (eds.). Financial Inclusion in Asia. Palgrave Studies in Impact Finance. 16. Vietnamese Government. 2010. Decree No. 41/2010/ND-CP on credit policies for agricultural and rural development. 17. Vietnamese Government. 2010. Decree No. 41/2010/ND-CP on credit policies for agricultural and rural development. 18. Vietnamese Government. 2016. Project of building and developing microfinance system in Vietnam (Decision No. 2195 / QD-TTg. Sept 2016). 19. Vietnamese Government. 2011. Program on socio-economic development in extremely difficult communes in ethnic minority and mountainous areas. 20. World Bank. 2008. “The World Bank Annual Report 2008: Year in Review.” Washington, DC: World Bank. 21. World Bank. 2012. “Financial Inclusion Strategies Reference Framework.” Prepared for the G20 Mexico Presidency, World Bank, Washington, DC. 22. World Bank. 2014a. “Global Financial Development Report 2014: Financial Inclusion.” Washington, DC. 23. World Bank. 2014b. “The Opportunities of Digitizing Payments.” Washington, DC. 73