Bảo hiểm xã hội một lần - Những hệ lụy và bài học từ quyết định 176-HĐBT

pdf 6 trang Gia Huy 4850
Bạn đang xem tài liệu "Bảo hiểm xã hội một lần - Những hệ lụy và bài học từ quyết định 176-HĐBT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbao_hiem_xa_hoi_mot_lan_nhung_he_luy_va_bai_hoc_tu_quyet_din.pdf

Nội dung text: Bảo hiểm xã hội một lần - Những hệ lụy và bài học từ quyết định 176-HĐBT

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN - NHỮNG HỆ LỤY VÀ BÀI HỌC TỪ QUYẾT ĐỊNH 176-HĐBT Đỗ Thị Lệ Yến Trưởng phòng Phóng viên, Tạp chí Bảo hiểm xã hội Tóm tắt: Chế độ hưu trí chính là “cái lưới” bảo vệ NLĐ tránh bị rơi vào bẫy nghèo khi hết tuổi lao động. Đáng tiếc, hiện nay nhiều người lại lựa chọn nhận BHXH một lần. Trong thực tế, khi thực hiện Quyết định 176-HĐBT vào đầu những năm 1990, do sắp xếp lại lao động trong các đơn vị kinh tế quốc doanh, đã có khoảng 700.000 lao động nghỉ hưởng BHXH một lần. Giờ đây, rất nhiều người trong số đó lại đang cảm thấy nuối tiếc và mong muốn được trả lại số tiền đã nhận, để được hưởng lương hưu Từ khóa: chế độ hưu trí, BHXH một lần 1. QUYẾT ĐỊNH 176-HĐBT GÓP PHẦN KHẲNG ĐỊNH ĐỊNH VAI TRÒ CỦA KINH TẾ QUỐC DOANH Thực hiện kết luận của Bộ Chính trị và Nghị quyết kỳ họp thứ năm Quốc hội khóa VIII (6/1987) về những biện pháp tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị kinh tế quốc doanh (KTQD), góp phần tạo điều kiện cho các đơn vị KTQD chuyển sang kinh doanh, phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần; Tận dụng tối đa lực lượng lao động hiện có, từng bước chuyển số lao động không có nhu cầu sử dụng trong các đơn vị KTQD sang các thành phần kinh tế khác, ngày 9/10/1989, Hội đồng Bộ trưởng (HĐBT) đã ban hành Quyết định 176-HĐBT về sắp xếp lại lao động trong các đơn vị KTQD. Theo đó, đối với số lao động không có nhu cầu sử dụng, thì từng bước chuyển sang làm việc ở các thành phần kinh tế khác. Bộ LĐ-TB&XH đã hướng dẫn tiêu chuẩn phân loại số lao động này và có 4 chế độ giải quyết: Chế độ thôi việc, hưởng trợ cấp một lần: Đối với số lao động ra làm việc ở khu vực ngoài kinh tế quốc doanh được thực hiện chế độ trợ cấp thôi việc thì cứ mỗi năm công tác liên tục được trợ cấp một tháng lương cơ bản cộng phụ cấp (nếu có), tối thiểu là 3 tháng, do đơn vị trả. Nhà nước trợ giúp một phần đối với những đơn vị nhiều khó khăn, nhưng tối đa không quá 1/2 số trợ cấp, phần trợ giúp này căn cứ vào từng trường hợp cụ thể. 65
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA Trợ cấp theo chế độ này được chi trả trực tiếp một lần cho NLĐ. Nếu nguồn chi trả khó khăn thì thỏa thuận với NLĐ trả nhiều lần Chế độ trợ cấp tạm ngừng việc: Trong trường hợp công nhân tạm thời nghỉ việc trọn tháng trở lên đến 3 tháng, được hưởng trợ cấp tạm ngừng việc từ nguồn của xí nghiệp. Nếu kéo dài trên 3 tháng, thì xem xét chuyển sang chế độ thôi việc trợ cấp một lần. Chế độ hưu trí và trợ cấp mất sức lao động: Cho phép các đơn vị KTQD áp dụng điều kiện giảm tuổi về hưu theo Quyết định số 227-HĐBT ngày 29-12-1987 của HĐBT đối với số công nhân sản xuất mà đơn vị không có nhu cầu sử dụng. Những lao động không có việc làm, đủ 30 năm công tác, 55 tuổi đối với nam; đủ 25 năm công tác, 50 tuổi đối với nữ thì được nghỉ việc, hưởng lương hưu không phải qua giám định y khoa. Một số hệ lụy của quyết định 176-HĐBT: Trong 4 năm (1989-1992) thực hiện Quyết định 176-HĐBT đã giải quyết thôi việc hưởng trợ cấp một lần cho khoảng 72 vạn lao động ra khỏi doanh nghiệp Nhà nước (DNNN). Quyết định số 176-HĐBT đã từng được đánh giá là có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế - xã hội, tháo gỡ một phần khó khăn đối với các DNNN trong quá trình chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng XHCN mà có nhiều lao động không bố trí, sắp xếp được việc làm. Thời điểm đó, nhiều NLĐ đã tự nguyện làm đơn xin thôi việc để hưởng trợ cấp một lần theo Quyết định số 176-HĐBT, với lý do quyền lợi của họ cao hơn so với chế độ thôi việc theo quy định hiện hành. Thời điểm này, tỷ lệ lãi suất tiết kiệm khá cao (12%/tháng) nên nếu NLĐ dùng số tiền được hưởng gửi tiết kiệm thì vẫn có thể đảm bảo cuộc sống. Sau một thời gian, nền kinh tế có những bước phát triển, tỷ lệ lãi suất tiết kiệm giảm mạnh; Bộ luật Lao động được sửa đổi, chính sách, chế độ đối với NLĐ có sự thay đổi. Cụ thể, khi NLĐ nghỉ việc được hưởng 02 chế độ là chế độ trợ cấp thôi việc (hoặc mất việc làm) và chế độ BHXH (có thể chờ hưu, bảo lưu thời gian đã đóng BHXH), đặc biệt khi có chính sách giải quyết lao động dôi dư do sắp xếp lại DNNN theo Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002 của Chính phủ thì mức trợ cấp mất việc làm khá cao. Bình quân một lao động nhận khoảng 32 triệu đồng/người, thậm chí có người nhận 60 triệu - 70 triệu đồng mà vẫn được hưởng chế độ BHXH. Như vậy, NLĐ nghỉ việc theo Quyết định số 176/HĐBT chịu thiệt hơn so với những người nghỉ 66
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA việc theo chế độ sau này. Đặc biệt là những người tuổi cao, có thời gian công tác từ 25-35 năm, cuộc sống của họ rất khó khăn. Từ những vấn đề trên, nhiều NLĐ đã nhận trợ cấp một lần theo Quyết định 176 đã gửi đơn thư tới Bộ LĐ-TB&XH và Chính phủ. Họ đề nghị các cơ quan chức năng xem xét điều chỉnh chế độ đối với họ. Ngay từ năm 2007, Bộ LĐ-TB&XH đã gửi Công văn số 4140/LĐTBXH-LĐVL tới Thủ tướng Chính phủ, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của NLĐ đã nhận trợ cấp BHXH một lần, mong được khôi phục quyền lợi BHXH. Họ tình nguyện trả lại số tiền đã nhận trợ cấp một lần (kể cả khoản tiền lãi suất tiết kiệm) để khôi phục thời gian đã đóng BHXH và hưởng chế độ BHXH hoặc có chế độ hỗ trợ hàng tháng khi hết tuổi lao động. Đáng tiếc, pháp luật không có quy định về vấn đề này nên không thể thực hiện được. 2. NHẬN BHXH MỘT LẦN - CÂN NHẮC KỸ ĐỂ TRÁNH THIỆT THÒI Với quan điểm hướng tới việc mở rộng diện bao phủ của chính sách BHXH, bảo đảm quyền thụ hưởng lâu dài của NLĐ, góp phần xây dựng an sinh xã hội bền vững, những năm qua, Đảng, Nhà nước đã có những quy định khuyến khích NLĐ bảo lưu thời gian đã đóng BHXH, tích lũy thời gian đóng BHXH trong quá trình lao động để có thể hưởng lương hưu hàng tháng, đảm bảo cuộc sống khi hết tuổi lao động, lúc về già. Đó cũng là những quy định phù hợp với xu hướng phát triển của các nước trên thế giới. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều NLĐ vì cuộc sống trước mắt đã nhận BHXH một lần, “từ chối” quyền an sinh lâu dài. Một số minh chứng là trường hợp NLĐ đã quyết định nhận BHXH một lần theo Quyết định 176-HĐBT và giờ đây, chính họ lại muốn thay đổi quyết định của mình, trả lại khoản tiền đã nhận, đóng tiếp BHXH để được hưởng lương. Nhưng việc đó không thay đổi được nữa! Những năm 1990-1991, Nhà máy Cơ khí Hà Nội có hơn 4.000 CBCNV, thì có khoảng 2/3 trong số đó thuộc diện tinh giản biên chế theo Quyết định 176/HĐBT. Trong số những người nhận BHXH một lần khi đó, một số người tìm được việc làm mới, còn phần lớn phải lăn lộn, bươn chải, làm đủ thứ nghề để có tiền nuôi bản thân và gia đình. Ông Nguyễn Văn Thuấn (nhà B3, Khu tập thể Nhà máy Cơ khí Hà Nội) khi đó quyết định nhận trợ cấp BHXH một lần, rồi háo hức “nhảy” ra ngoài cùng bạn bè đi làm xây dựng ở Hà Đông. Làm mãi mà cuộc sống vẫn khó khăn, nên ông Thuấn chuyển sang nghề đi buôn. Hết buôn gạo, lại chuyển sang buôn thịt, cá, gà, rau , song cuộc sống cũng không khá hơn là bao. 67
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA Ông Thuấn chia sẻ: “Mà ở khu tập thể này, không phải ai cũng đi buôn được, bởi họ không có duyên, không có vốn hoặc không có sức khỏe. Cũng có người do không có việc làm, không có thu nhập, lại còn bị con cái phá phách, nghiện ngập nên phải bán nhà, rồi đi thuê chỗ ở khác sinh sống qua ngày. Người trẻ đã đành, chứ người cao tuổi chẳng có nguồn thu nhập ổn định nào thì biết lấy gì mà sống? Hồi đó, mình chỉ có mỗi mục đích kiếm được tiền nuôi gia đình, nên chẳng nghĩ tới việc tham gia BHXH để sau này có lương hưu. Giờ thấy thấm thì đã muộn. Giá như có lương hưu, cuộc sống sẽ đỡ vất vả hơn nhiều”. Bà Nguyễn Thị Dinh (54 tuổi, ở thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên) chia sẻ với phóng viên Tạp chí BHXH: Thời điểm đó, công ty bà do hoạt động kém hiệu quả nên phải tinh giản biên chế, giải quyết nghỉ việc cho hàng trăm công nhân. Lúc đó, vì chưa biết có đi làm tiếp nữa hay không, bản thân lại muốn cầm “tiền tươi, thóc thật” cho chắc, nên bà Dinh quyết định nhận trợ cấp BHXH một lần, gần 70 triệu đồng. Nhớ lại, bà Dinh vẫn ngậm ngùi, nuối tiếc: “Đó là khoản tiền không hề nhỏ đối với gia đình tôi lúc bấy giờ. Cầm số tiền đó về chia năm xẻ bảy mà vẫn không được việc gì ra tấm ra món, thiếu vẫn hoàn thiếu. Bây giờ tuổi cao sức yếu không còn đi làm được nữa, không có thu nhập, tôi thấy tiếc. Giá như ngày trước mình không lĩnh “một cục” thì giờ đã có lương hưu, có thẻ BHYT- chỗ dựa lúc tuổi già”. Mỗi khi Nhà nước điều chỉnh mức lương hưu, bà Nguyễn Thị Sao (Hải Dương) càng tiếc nuối, bởi đã trót lĩnh hưởng BHXH một lần. Theo bà Sao, năm 1997, gia đình khó khăn hơn bây giờ, bà chỉ lo làm lụng. Do không tìm hiểu kỹ và cũng không ai phân tích cho sự thiệt - hơn so với lĩnh lương hưu nên bà đã quyết định nghỉ hưởng chế độ BHXH một lần. Nhận khoản trợ cấp BHXH một lần, bà đã dùng số tiền đó mua gạch để xây nhà. Giờ đây, khi mới bước qua tuổi 60, lương hưu không có, thẻ BHYT cũng không, cuộc sống rất chông chênh, khó khăn, khiến bà càng thêm lo lắng. “Nếu bây giờ tôi có lương hưu, thì chỉ cần vài ba năm hưởng đã ngang bằng số tiền mà tôi đã nhận BHXH một lần trước kia ” Bà Sao tiếc nuối. TS. Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội chia sẻ với Tạp chí BHXH: Khi thực hiện giám sát và tiếp xúc cử tri, có rất nhiều lao động về theo Quyết định 176-HĐBT trước đây đã phản ánh đời sống lâm vào khó khăn. Họ thiết tha mong muốn hoàn trả lại quỹ BHXH khoản tiền trợ cấp một lần mà họ đã nhận để được tiếp tục đóng BHXH. Tuy nhiên, pháp luật không có quy định về vấn đề này nên họ đành chịu thiệt. Đây là bài học minh chứng rõ nhất cho các hệ lụy của việc nhận BHXH một lần, minh chứng rõ nhất cho những NLĐ mới nghĩ tới quyền lợi trước mắt mà chưa nghĩ tới quyền lợi lâu dài. 68
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA Chia sẻ với Tạp chí BHXH, nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Minh Huân - phụ trách vấn đề tiền lương và BHXH đã nhận xét rằng: “Việc thực thi Quyết định 176-HĐBT khiến nhiều lao động lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Chúng tôi cũng đã có báo cáo đánh giá về vấn đề này nên khi xây dựng Luật BHXH sửa đổi và Luật Lao động, rất nhiều chuyên gia và địa phương đề xuất phải có quy định hạn chế nhận BHXH một lần. Đồng thời, các cơ quan truyền thông đại chúng, các đoàn thể phải tuyên truyền mạnh mẽ hơn nữa để NLĐ cân nhắc kỹ lưỡng trước khi nhận BHXH một lần. Thực tế có rất nhiều người đã nhận BHXH một lần, sau đó khi tìm được công việc mới đã đóng BHXH lại từ đầu, tuy nhiên, tỷ lệ nhận tiền lương hưu thấp, do thời gian đóng BHXH ngắn”. Từ những phản ánh, những ghi nhận ý kiến của các chuyên gia và các cuộc phỏng vấn gặp gỡ trực tiếp nhiều NLĐ, cơ quan báo chí chúng tôi nhận thấy: Tình trạng nhận BHXH một lần hiện nay là đáng báo động. Bởi, nếu nhiều NLĐ ra khỏi hệ thống BHXH, ra khỏi bệ đỡ an sinh, sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu mở rộng diện bao phủ BHXH, ảnh hưởng đến mục tiêu xây dựng nền an sinh xã hội bền vững. Về lâu dài, NLĐ sẽ thiệt thòi, bởi chưa già đã tiêu hết tiền dưỡng già. Khi NLĐ nhận BHXH một lần, thì sau này không được hưởng lương hưu. Họ có nguy cơ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội, sẽ dễ rơi vào bi kịch và hệ lụy khó lường. Do đó, về phía cơ quan báo chí truyền thông, trong thời gian tới sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền bằng các kênh, đa phương tiện, làm các phép so sánh cụ thể, đơn giản để người dân - công chúng bạn đọc dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo về ý nghĩa, lợi ích giữa việc đóng BHXH để nhận lương hưu với việc nhận BHXH một lần. Đây là kênh thông tin chính thống, đáng tin cậy, định hướng cho người dân, NLĐ nên bảo lưu kết quả đóng, tiếp tục đóng BHXH để hưởng chế độ BHXH dài hạn, vừa bảo đảm cuộc sống cho bản thân mình lúc về già, tránh trở thành gánh nặng cho gia đình, vừa bảo đảm an sinh xã hội bền vững. Và chế độ hưu trí chính là “cái lưới” bảo vệ NLĐ tránh bị rơi vào bẫy nghèo khi hết tuổi lao động. Luật BHXH năm 2006 bên cạnh việc quy định rõ việc bảo lưu, cộng nối thời gian tham gia BHXH còn có quy định về trợ cấp BHXH một lần với những người không đủ điều kiện hưởng lương hưu. Theo đó, NLĐ chưa đủ 20 năm đóng BHXH nhưng đủ tuổi hưởng lương hưu hoặc suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên hoặc sau 1 năm nghỉ việc, nếu không tiếp tục đóng BHXH và có yêu cầu nhận BHXH một lần; người ra nước ngoài để định cư được hưởng BHXH một lần. Ngoài ra, NLĐ khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu cũng thuộc diện hưởng chế độ này. 69
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA Mức hưởng BHXH một lần theo quy định được tính theo số năm đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH. Với quy định khá mở này, những năm gần đây, mỗi năm, cả nước đã có khoảng 600.000 người nhận BHXH một lần. Con số này có xu hướng gia tăng. Theo thống kê, tính bình quân trong giai đoạn 2007-2014, khoảng 80% trong tổng số người được giải quyết chế độ nhận BHXH một lần, chỉ có khoảng 20% hưởng lương hưu hàng tháng. Phần lớn trong số người hưởng BHXH một lần là những NLĐ có thời gian tham gia BHXH từ 1-3 năm (chiếm 72%), tập trung ở khu vực DN tư nhân và DN liên doanh và ở ngành, nghề: dệt may, da giày Với quan điểm hướng tới việc mở rộng diện bao phủ của chính sách BHXH, bảo đảm quyền thụ hưởng lâu dài của NLĐ, góp phần thực hiện an sinh xã hội theo tinh thần Nghị quyết số 15-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 5 khóa XI về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020; Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020”, cuối năm 2014, Quốc hội khóa XIII đã tiến hành sửa đổi Luật BHXH. Trong đó, Điều 60 của Luật BHXH năm 2014 được thiết kế theo hướng khuyến khích NLĐ bảo lưu thời gian đã đóng BHXH, tích lũy thời gian đóng BHXH trong quá trình lao động để có thể hưởng lương hưu hàng tháng, nhằm bảo đảm cuộc sống khi hết tuổi lao động thay vì nhận BHXH một lần. Đây cũng là một trong những giải pháp hướng tới mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia BHXH đã được đặt ra tại Nghị quyết số 15-NQ/TW và Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hội đồng Bộ trưởng (1989), Quyết định 176-HĐBT về sắp xếp lại lao động trong các đơn vị kinh tế quốc doanh. 2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2007), Công văn số 4140/LĐTBXH-LĐVL về chính sách đối với người lao động đã nhận trợ cấp thôi việc một lần theo Quyết định số 176-HĐBT. 3. Vũ Thu (2017), Người lao động nhận BHXH một lần - Sướng nhất thời, khổ cả đời. Nguy cơ nghèo hóa, Báo Bảo hiểm xã hội. 4. Vũ Thu (2017), Người lao động nhận BHXH một lần - Sướng nhất thời, khổ cả đời. Cân nhắc kỹ để tránh thiệt thòi, Báo Bảo hiểm xã hội. 70