Bảo vệ người cho vay trong hoạt động gọi vốn cộng đồng dưới hình thức cho vay ngang hàng
Bạn đang xem tài liệu "Bảo vệ người cho vay trong hoạt động gọi vốn cộng đồng dưới hình thức cho vay ngang hàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bao_ve_nguoi_cho_vay_trong_hoat_dong_goi_von_cong_dong_duoi.pdf
Nội dung text: Bảo vệ người cho vay trong hoạt động gọi vốn cộng đồng dưới hình thức cho vay ngang hàng
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM 6 3. 1Nguyễn Ngọc Trâm Anh * Tóm tắt Cho vay ngang hàng (P2P) là một hình thức huy động vốn mới dựa trên nền tảng công nghệ đang thu hút nguồn vốn đầu tư cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa và các hộ gia đình kinh doanh. P2P hiệu quả nhờ chi phí thấp, thời gian nhanh chóng và lãi suất ưu đãi. Tuy nhiên, hoạt động P2P cũng tồn tại một số rủi ro pháp lý. Bài viết phân tích sự phát triển của P2P – một xu hướng mới và phi truyền thống đồng thời cũng chứa đựng nhiều rủi ro cho người cho vay. Một số đề xuất xây dựng khung pháp lý được đưa ra nhằm bảo vệ bên cho vay và ổn định nền tài chính. Từ khóa: Cho vay ngang hàng, bảo vệ người cho vay, rủi ro tài chính. 1. Mở đầu Hoạt động gọi vốn cộng đồng (crowdfunding) dưới hình thức cho vay ngang hàng (peer- to-peer lending - P2P) đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ trong thị trường cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ dựa trên các ưu thế về thủ tục, thời gian và chi phí giao dịch. Tuy nhiên, song hành cùng những lợi ích mà hoạt động cho vay mới này mang đến là những rủi ro về mặt pháp lý, rủi ro về bảo mật thông tin và rủi ro về tài chính. Dù đang trên đà phát triển, hoạt động cho vay ngang hàng tại Việt Nam vẫn chưa phổ biến với tổng nợ được giải ngân chưa cao như các quốc gia khác trên thế giới. Nguyên nhân chủ yếu từ việc người cho vay chưa thực sự mặn mà với việc đầu tư vốn vào các dự án, các khoản vay trên nền tảng P2P do lo ngại những rủi ro khi chưa có cơ chế pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Bài viết phân tích nhu cầu xây dựng khung pháp lý bảo vệ bên cho vay trong hoạt động cho vay ngang hàng theo ba phần chính. Phần thứ nhất giới thiệu khái niệm của gọi vốn cộng đồng và cho vay ngang hàng, từ đó phân tích các đặc điểm đặc thù của cho vay ngang hàng so với các hoạt động thương mại điện tử và hoạt động cấp tín dụng của ngân * Trường Đại học Kinh tế TP. HCM | Email liên hệ: anhnnt@ueh.edu.vn 944
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM hàng truyền thống. Phần 1 đồng thời trình bày sơ lược hiện trạng hoạt động P2P trên thế giới và tại Việt Nam. Phần 2 phân tích một số rủi ro mà bên cho vay có thể gặp phải xuất phát từ bản thân người cho vay, từ phía người đi vay và từ hệ thống nền tảng P2P. Phần 3 nêu lên nhu cầu thiết yếu của việc xây dựng hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động cho vay ngang hàng để phòng ngừa và hạn chế các rủi ro, thực hiện chủ trương phát triển công nghệ số trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn. Phần 3 cũng đề xuất một số giải pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người cho vay như công khai rủi ro; quản lý người cho vay; phân bố đều nguồn thông tin; quy định về cung ứng hoặc sử dụng dịch vụ trung gian thanh toán của tổ chức vận hành nền tảng hỗ trợ người cho vay chuyển vốn đến người đi vay và thay mặt người cho vay thu hồi nợ; hướng dẫn về công cụ đa dạng hóa đầu tư. Bài viết chỉ giới hạn việc phân tích hoạt động cho vay ngang hàng và đưa ra một số đề xuất về mặt pháp lý dưới góc độ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên cho vay. 2. Cho vay ngang hàng – Xu hướng mới và phi truyền thống 2.1. Xu hướng hình thành và phát triển của hoạt động huy động vốn cộng đồng dưới hình thức cho vay ngang hàng (Peer-to-peer lending) Thuật ngữ góp vốn cộng đồng (Crowdfunding) được hình thành từ việc kết hợp hai yếu tố cộng đồng, công chúng hay đám đông (crowd) và góp vốn (funding). Ý tưởng cơ bản được hình thành từ việc gom các khoản đóng góp nhỏ từ một số lượng người lớn (Bradford, 2012). Bất kỳ ai có thể thuyết phục cộng đồng với ý tưởng kinh doanh của mình đều có thể trở thành doanh nhân và bất kỳ ai với một khoản tiền góp vốn nhỏ cũng có thể trở thành nhà đầu tư. Huy động vốn từ công chúng thực tế đã tồn tại từ khá sớm trước sự ra đời của internet (Kallio, 2020). Tuy nhiên, phải đến tận những năm đầu của thế kỷ XXI, trước sự phát triển của công nghệ tài chính (Fintech) và tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu (Global Financial Crisis 2007-2008), hoạt động gọi vốn cộng đồng với nhiều hình thức đa dạng như từ thiện (donation), quà tặng (reward-based), góp vốn theo hình thức cổ phần (equity-based) và gọi vốn cho vay (lending-based) mới phát triển mạnh mẽ. Cho vay ngang hàng là một trong những hình thức gọi vốn vay từ cộng đồng (lending-based crowdfunding) ban đầu hình thành tại Anh, Mỹ và dần phát triển ở Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều quốc gia khác. Các nền tảng P2P phổ biến như Zopa (Anh), Funding Circle (Anh), Lending Club (Mỹ), Prosper (Mỹ), PaiPaiDai (Trung Quốc) tạo thành một thị trường cho vay ngang hàng được định giá 34,16 tỷ USD vào năm 2018 và dự đoán đạt mức 589,05 tỷ USD vào năm 2025 (The Market Watch, 2021). Hiện nay, tổng nợ giải ngân trên thị trường cho vay của Anh đạt 800 triệu bảng Anh với tốc độ phát triển ngày 945
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM một tăng (Brett, 2017). Trung Quốc cũng phát triển hệ thống huy động vốn cộng đồng (crowdfunding), đặc biệt là cho vay ngang hàng một cách bùng nổ trong khoảng 4 năm từ 2013 đến 2017 để trở thành thị trường cho vay ngang hàng lớn nhất thế giới với lượng vay theo thống kê không chính thức đạt khoảng 20 đến 40 tỷ USD với hơn 1.500 nhà cung cấp và vận hành nền tảng P2P (ACCA, 2014). Tuy nhiên, Trung Quốc hiện nay đang phải đối diện với tình trạng khủng hoảng cho vay ngang hàng do sự phát triển quá nhanh và không ổn định của các nền tảng P2P gây bất ổn cho nền kinh tế. Sự ra đời của các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động huy động vốn cộng đồng của Trung Quốc đã siết chặt hoạt động của các nền tảng này bằng các quy định về vốn pháp định, thủ tục đăng ký và kiểm soát nguồn vốn. Dù vậy, những hành động của cơ quan quản lý vẫn bị đánh giá là quá trễ để kịp phản ứng trước sự bùng nổ quá nhanh của P2P với những bất cập liên quan đến lừa đảo, rủi ro tín dụng, rửa tiền. Các nền tảng yếu kém phá sản, nhà đầu tư chịu thất thoát về tài sản lên đến 800 tỷ nhân dân tệ là những nguy cơ mà nền tài chính Trung Quốc đang phải giải quyết do thiếu cơ chế quản lý ban đầu (Suzie, 2020). Hoạt động P2P là vấn đề cần được các cơ quan quản lý nước này quan tâm và giải quyết. Dưới sự phát triển nhanh chóng của hoạt động huy động vốn cộng đồng, nhiều quốc gia đã quy định hệ thống pháp lý điều chỉnh hoạt động này với những nguyên tắc cơ bản như quy định vốn pháp định, cấm các tổ chức cung ứng dịch vụ P2P tham gia đầu tư cho vay trên chính nền tảng của mình để ngăn ngừa việc xung đột lợi ích, quy định về khả năng tài chính và trình độ của đội ngũ quản lý nền tảng và một số quy định khác về quyền và nghĩa vụ của các bên (European Bank, 2018). Tại Việt Nam, theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, hiện có khoảng 40 công ty vận hành nền tảng P2P trên một số website như Fin, Eloan, Vaymuon, Vnvon, Huydong và nhiều website khác. Trên thực tế, gần 100 công ty P2P đang trong giai đoạn vận hành và thử nghiệm đang thu hút một lượng giao dịch lớn. Các nền tảng khác như IG9.vn, Funding.vn hay Firststep.vn là những nền tảng cho phép các startup trình bày ý tưởng khởi nghiệp để kêu gọi các nhà đầu tư, tài trợ. Tuy nhiên, so với hoạt động huy động vốn cộng đồng trên thế giới, hoạt động P2P ở Việt Nam có điều kiện để phát triển nhưng chưa thực sự phổ biến rộng rãi. Bên cho vay chủ yếu là nhà đầu tư cá nhân, đơn lẻ, với giá trị đầu tư không cao. Đối tượng khách hàng đi vay chủ yếu là cá nhân, hộ kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ với mức gọi vốn dưới 10 triệu đồng cho cá nhân và dưới 400 triệu đồng cho doanh nghiệp (Nguyễn Trí Hiếu, 2021). Một phần do ảnh hưởng văn hóa khi các nhà đầu tư không muốn chủ động tham gia vào hoạt động cấp tín dụng mới mẻ với nhiều rủi ro còn chưa biết rõ. Một phần khác, chưa có một cơ chế hoạt động hay cơ chế tổ chức đáng tin cậy để các nhà đầu tư đặt niềm tin vào hoạt động P2P vì những lo ngại về quyền và lợi ích hợp pháp của họ chưa được bảo vệ một cách tối ưu nhất trong hoạt động cấp tín dụng với những đặc điểm khác với cho vay truyền thống. 946
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM 2.2. Cho vay ngang hàng – hoạt động cho vay phi truyền thống Nền tảng huy động vốn cộng đồng dưới hình thức cho vay là nền tảng trung gian tài chính, nó kết nối trực tiếp người cho vay và người đi vay thông qua internet và thu phí dựa trên giá trị giao dịch. Theo K. Davis và J. Murphy, P2P hoạt động tương tự những thị trường vận hành trên nền tảng thương mại điện tử (2016), nơi cho phép người mua và người bán hay người cung cấp dịch vụ tự trao đổi, thỏa thuận giá hàng hóa, dịch vụ như Amazon, Ebay, Airbnb, Uber của quốc tế hay Shopee, Lazada, Be trên thị trường trong nước. Tuy nhiên, P2P có những đặc điểm đặc thù cần những quy định riêng để đảm bảo hoạt động tín dụng được diễn ra an toàn và hiệu quả. Thứ nhất, nền tảng P2P đánh giá chất lượng tín dụng, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động cấp tín dụng nói riêng và hoạt động tài chính nói chung. Thứ hai, nền tảng P2P thay người cho vay quản lý quá trình thu hồi nợ của người đi vay, từ đó hình thành mối quan hệ đại diện giữa tổ chức nền tảng P2P và người cho vay. Thứ ba, nền tảng P2P cung cấp tài khoản quản lý các giao dịch tài chính cho người cho vay, cho phép họ mua, bán, tái đầu tư các sản phẩm tài chính được cung cấp và lưu trữ các dữ liệu cần thiết cho hồ sơ tài chính của mình. Huy động vốn cộng đồng dưới hình thức cho vay có những đặc điểm chủ yếu sau: Về chủ thể, hoạt động gọi vốn cộng đồng dưới hình thức cho vay ngang hàng loại bỏ vai trò của bên trung gian tài chính (ngân hàng, các tổ chức tín dụng), mối quan hệ P2P được tạo thành giữa 3 bên bao gồm người đi vay, người cho vay và nền tảng kết nối giữa 2 bên. Trong hoạt động cấp tín dụng truyền thống của ngân hàng, chủ thể cho vay là ngân hàng, ngân hàng sử dụng khoản tiền gửi của người đi gửi tiền để làm nguồn vốn cấp tín dụng cho cá nhân, tổ chức có nhu cầu vay vốn và kiếm lợi từ chênh lệch lãi suất tiền gửi và lãi suất vay. Ngân hàng và các tổ chức tín dụng làm cầu nối giữa những người cần vốn và những người đang có nguồn vốn dư thừa. Thực tế, hợp đồng tín dụng giữa người đi vay và ngân hàng độc lập với hợp đồng giữa ngân hàng và người gửi tiền. Về mặt bản chất, giữa ngân hàng và người gửi tiền có một hợp đồng cho vay. Ngân hàng vay của người gửi tiền với một mức lãi suất thấp, đem số tiền vay được cho các cá nhân, tổ chức cần vốn vay với lãi suất cao hơn và hưởng lợi nhuận từ phần chênh lệch. Hoạt động này tiềm tàng nguy cơ rủi ro hệ thống (systemic risk) do chênh lệch giữa thời hạn gửi tiền và thời hạn vay, khi người gửi tiền đồng loạt rút tiền, tính thanh khoản của ngân hàng không đủ mạnh, ngân hàng có thể mất khả năng thanh toán tại thời điểm đó. Do là chủ nợ trực tiếp và là tổ chức tín dụng chịu sự ràng buộc của các quy định pháp luật và sự quản lý của nhà nước, ngân hàng xem xét đánh giá các hồ sơ tín dụng theo một tiêu chuẩn khắt khe và thu phí giao dịch cao khiến hoạt động cấp tín dụng trở nên khó khăn và kém hiệu quả. Các công ty P2P thành lập thúc đẩy quá trình kết nối trực tiếp giữa người đi vay và người cho vay, cắt giảm chi phí giao dịch cao và thủ tục xét hồ sơ tín dụng cồng kềnh của ngân hàng. 947
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Về hoạt động, nền tảng P2P cơ bản không sử dụng nguồn vốn của mình đầu tư vào các khoản nợ nên không phải chịu rủi ro tín dụng dù tổ chức vận hành nền tảng P2P có thực hiện hoạt động đánh giá tín dụng. Trên thực tế, tổ chức vận hành nền tảng thường không thúc đẩy việc cho vay các khoản lớn vì các khoản vay lớn thường yêu cầu quá trình đánh giá rủi ro phức tạp, tạo áp lực lớn lên năng lực vận hành của tổ chức vận hành nền tảng. Như vậy, P2P thực sự là một dịch vụ tín dụng mới, vượt trội hơn so với phương thức tín dụng và cho vay truyền thống đối với việc cấp tín dụng cho cá nhân và doanh nghiệp nhỏ, khắc phục nhược điểm của phương thức cấp tín dụng của ngân hàng dựa trên điểm tín dụng. Tuy nhiên, hầu hết các khoản vay ngang hàng trong huy động vốn cộng đồng đều không có tài sản bảo đảm. Hợp đồng vay được giao kết trực tiếp giữa bên đi vay và bên cho vay và nền tảng P2P không phải là một bên trong quan hệ hợp đồng này (Bavoso, 2020). Do đó, dù cho có thực hiện hoạt động đánh giá rủi ro sơ lược, tổ chức cung ứng dịch vụ P2P không phải chịu những rủi ro về tín dụng. Chính nhà đầu tư hay người cho vay là những người phải gánh chịu những rủi ro này. Các tổ chức vận hành nền tảng P2P cho rằng với mô hình cho vay ngang hàng, việc nhận thức được bản thân đang vay tiền của người khác dường như khiến người đi vay có sự ứng xử tốt hơn. Theo Giles Andrew, CEO và nhà đồng sáng lập của Zopa, có bằng chứng cho rằng một số người đi vay đã ưu tiên chi trả cho các khoản vay ngang hàng hơn so với các khoản nợ từ những nơi khác vì cân nhắc đến sự hiện diện của các cá nhân là chủ nợ khác (Brett, 2017). Dù vậy, đây không phải là cơ sở pháp lý vững chắc để yêu cầu người đi vay phải thanh toán khoản nợ. Sẽ là một rủi ro lớn cho các nhà đầu tư trong trường hợp người đi vay không thanh toán được nợ. Để khắc phục tình trạng này, một số nền tảng P2P tổ chức vận hành thị trường thứ cấp, cho phép các nhà đầu tư bán lại các khoản nợ chưa đến hạn để thu hồi vốn. Huy động vốn cộng đồng dưới hình thức cho vay ngang hàng được thực hiện dựa trên sự phát triển của công nghệ. Những thuật toán được lập trình nhằm kết nối những người đi vay và người cho vay phù hợp. Hiện nay, hai mô hình phổ biến của P2P là mô hình chủ động (Active P2P Lending) và mô hình bị động (Passive P2P Lending). Mô hình chủ động cho phép người cho vay chủ động lựa chọn góp vốn cho dự án và người cho vay trong danh sách được nền tảng đưa ra. Ngược lại, đối với mô hình bị động, người cho vay sẽ đưa ra các tiêu chí về giá trị khoản vay, thời hạn vay, lãi suất, từ đó nền tảng sẽ kết nối những hồ sơ tín dụng phù hợp yêu cầu của người cho vay để họ chọn lựa. Quá trình xét duyệt vay được xử lý trực tuyến nên thường nhanh chóng hơn với chi phí giao dịch thấp hơn nhiều so với vay tại ngân hàng. Sự can thiệp của công nghệ một mặt thúc đẩy tích cực và tiết kiệm thời gian cho hoạt động cấp tín dụng, mặt khác lại phát sinh vấn đề về bảo mật thông tin và chống lại sự tấn công của tin tặc. Đây cũng là một trong những thách thức cho tổ chức vận hành nền tảng P2P và các cơ quan quản lý nhằm bảo vệ người cho vay. 948
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Nhìn chung, hoạt động cho vay ngang hàng là hình thức huy động vốn mới dựa trên nền tảng công nghệ kết nối trực tiếp giữa người đi vay và người cho vay với thủ tục đơn giản, thời gian nhanh và chi phí thấp hơn so với hoạt động cấp tín dụng truyền thống của ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Nền tảng P2P hoạt động như người môi giới (broker), không phải là một bên của hợp đồng nên mọi rủi ro do các bên, đặc biệt là bên cho vay phải gánh chịu những rủi ro như khả năng trả nợ của bên đi vay, rủi ro về bảo mật thông tin. 3. Nhận diện một số rủi ro đối với người cho vay trong hoạt động cho vay ngang hàng Hiện nay chưa có văn bản pháp lý quy định về hoạt động cho vay ngang hàng, Các nhà đầu tư có nguy cơ đối diện với các rủi ro pháp lý liên quan đến khả năng tài chính và kinh nghiệm của nhà đầu tư, rủi ro khi người đi vay không có khả năng thanh toán và rủi ro khi nền tảng P2P mà họ tham gia không được công nhận và quản lý có những sai phạm về bảo mật thông tin hay những hành vi vi phạm pháp luật khác. 3.1. Rủi ro xuất phát từ khả năng tài chính và kinh nghiệm của người cho vay Ngoài những lợi ích mà cho vay ngang hàng đem lại so với hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng truyền thống, hoạt động P2P vẫn tồn tại một số rủi ro cho người cho vay khi đây là phương thức góp vốn còn khá mới mẻ, hoạt động dựa trên nền tảng công nghệ phức tạp và chưa có hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh cụ thể để bảo vệ các bên. Những rủi ro xuất phát từ người cho vay có thể kể đến như việc khó kiểm soát được năng lực tài chính, trình độ hiểu biết, kinh nghiệm của nhà đầu tư và sự chênh lệch giữa nguồn vốn và kinh nghiệm giữa các nhà đầu tư. Người cho vay thường gặp khó khăn trong việc đánh giá chính xác những rủi ro liên quan đến đầu tư. Khác với những nhà đầu tư tổ chức có kinh nghiệm phong phú và nguồn vốn dồi dào, các nhà đầu tư cá nhân đơn lẻ ít khảo sát kỹ càng để hiểu được hết những khoản vay mà họ sẽ đầu tư. Do đó, những nhà đầu tư cá nhân có thể không đạt được mức lợi ích tối đa khi tham gia giao dịch, hoặc nghiêm trọng hơn là trở thành nạn nhân của những phi vụ lừa đảo. Hơn nữa, sự chênh lệch giữa nhà đầu tư đơn lẻ (retail investors) và nhà đầu tư tổ chức (institutional investors) có thể tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các bên cho vay, từ đó gây tổn hại đến lợi ích của các nhà đầu tư cá nhân, đơn lẻ. Cụ thể, các nhà đầu tư tổ chức với ưu thế về thông tin và nguồn vốn có cơ hội kết nối với người đi vay với mức lãi suất ưu đãi hơn. Hoặc trong trường hợp người đi vay không thanh toán được hết nợ, các nhà đầu tư tổ chức có thể có những thỏa thuận riêng với người đi vay và được chi trả ưu đãi hơn các nhà đầu tư cá nhân. Một thách thức đặt ra đối với các nhà quản lý là làm sao để bảo đảm sự đối xử công bằng giữa các nhà đầu tư trong hoạt động cho vay ngang hàng. 949
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Một vấn đề cần quan tâm khác là tính thanh khoản của khoản vay. Khi khoản nợ chưa đến kỳ, người cho vay không thể yêu cầu chấm dứt hợp đồng và hoàn trả tiền vay. Nếu người cho vay muốn thu hồi vốn trước hạn, họ chỉ có thể chuyển nhượng lại khoản vay trên thị trường thứ cấp. Như vậy, cần có cơ chế phát triển thị trường cho vay ngang hàng thứ cấp và bảo vệ các nhà đầu tư thứ cấp khỏi việc thiếu nguồn thông tin cần thiết để đảm bảo hiệu quả của hoạt động P2P. 3.2. Rủi ro về khả năng thanh toán của người đi vay Đối với rủi ro xuất phát từ người đi vay, người cho vay có thể gặp khó khăn trong quá trình cho vay do thiếu nguồn thông tin chính thức liên quan đến khoản vay và người gọi vốn. Bên cạnh đó, khi người đi vay không đủ khả năng thanh toán cho khoản vay, nhà đầu tư đối diện với nguy cơ mất trắng tài sản đã đầu tư. Hoạt động huy động vốn cộng đồng dưới hình thức cho vay ngang hàng diễn ra trực tuyến trên nền tảng internet, người đi vay và người cho vay kết nối với nhau chủ yếu dựa vào những thông tin mà bản thân họ cung cấp. Những gì nhà đầu tư biết về người đi vay sẽ chỉ là những thông tin được chính bản thân người đi vay công bố mà chưa có sự xác thực về tính khả thi của dự án hay mục đích gọi vốn cũng như độ tin cậy của chủ thể đi vay. Mức độ chênh lệch thông tin giữa người cho vay và người đi vay trở thành một rào cản khiến người cho vay ngần ngại không cung cấp vốn hoặc khiến cho hoạt động P2P kém hiệu quả. Để giảm thiểu mức độ thông tin bất đối xứng giữa các bên, nền tảng cho vay ngang hàng đã công bố công khai một số đặc điểm chủ yếu của khoản vay và thông tin nhân thân của người đi vay, từ đó sử dụng thuật toán để sắp xếp các khoản vay theo nhiều tiêu chí giúp người cho vay thuận tiện theo dõi. Tuy nhiên, những thông tin này còn chưa đầy đủ, một số thông tin chưa được xác thực và số liệu về dữ liệu lịch sử cho vay còn hạn chế (Nguyễn Nam Trung, 2020). Bên cạnh việc cho “người lạ” vay, khoản vay ngang hàng thường là khoản vay tín chấp. Nhà đầu tư trở thành chủ nợ không có bảo đảm cho một khoản vay mà bản thân họ không có nhiều hiểu biết về chủ thể đi vay. Khác với việc gửi tiền tại ngân hàng được bảo đảm bởi bảo hiểm tiền gửi, một khi có tranh chấp xảy ra, nhà đầu tư hay bên cho vay có thể phải chịu thiệt hại khi không có tài sản bảo đảm cho khoản vay được thúc đẩy bởi hệ thống mạng xã hội. 3.3. Rủi ro xuất phát từ nền tảng hệ thống Vì hoạt động của cho vay ngang hàng chủ yếu phụ thuộc vào mạng internet và công nghệ thông tin, một số rủi ro liên quan tới vấn đề bảo mật thông tin hoặc một số lỗi trong hệ thống có thể dẫn đến những trục trặc kỹ thuật gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình giao dịch. 950
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Về vấn đề bảo mật thông tin, khi đăng ký trở thành khách hàng của nền tảng cho vay ngang hàng, người cho vay phải cung cấp những thông tin cá nhân, email, số điện thoại và thậm chí cả số thẻ và tài khoản ngân hàng để thực hiện các giao dịch. Khi thông tin bị rò rỉ, người cho vay đối diện với nguy cơ thông tin của họ bị lợi dụng hoặc sử dụng trái phép. Trong một số trường hợp hệ thống phần mềm xử lý bị lỗi, các giao dịch không thể thực hiện được hoặc thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần, người cho vay có thể bị mất tiền, lãng phí thời gian cho những thương vụ không thành. Nghiêm trọng hơn, trong trường hợp công ty vận hành nền tảng P2P chấm dứt hoạt động (vì lý do phá sản, hoặc trục trặc trong hệ thống vận hành), việc thu nợ từ người đi vay và trả nợ cho người cho vay trở thành một thách thức khi chưa có hướng dẫn cụ thể để đảm bảo quyền lợi cho các bên. Một số quan điểm còn cho rằng trong hoàn cảnh không có khung pháp luật điều chỉnh và cơ chế quản lý, các nhà cung cấp dịch vụ cho vay ngang hàng còn có thể tạo giả hồ sơ tín dụng, sử dụng nguồn vốn đầu tư của người cho vay vào các mục đích phi pháp, rửa tiền, đầu tư mạo hiểm mà chưa có sự đồng ý của người cho vay (Nguyễn Văn Hiệu, 2018). Một số công ty lợi dụng hoạt động P2P để thực hiện hoạt động cho vay nặng lãi trá hình theo mô hình Ponzi hứa hẹn tỉ lệ lợi nhuận cao để thu hút đầu tư, lấy tiền của người sau trả cho người trước rồi tìm cách lừa đảo chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư. Với những rủi ro như trên, có cơ sở tin rằng người cho vay chưa thực sự tin tưởng và sử dụng dịch vụ cho vay ngang hàng như một công cụ để đầu tư tài chính trong bối cảnh thiếu hành lang pháp lý điều chỉnh, thiếu một mô hình đáng tin cậy cho sự phát triển của huy động vốn cộng đồng. 4. Sự cần thiết của các quy định bảo vệ người cho vay trong hoạt động cho vay ngang hàng 4.1. Nhu cầu điều chỉnh pháp luật trong lĩnh vực cho vay ngang hàng Hiện nay cho vay ngang hàng ở Việt Nam chưa thực sự tồn tại và phát triển đúng tên gọi của nó. Theo công văn số 5228/NHNN-CSTT về hoạt động cho vay ngang hàng, một số công ty đăng ký ngành nghề kinh doanh là tư vấn tài chính, môi giới tài chính tự giới thiệu là các công ty P2P Lending cung cấp dịch vụ kết nối người cho vay và người đi vay. “Một số công ty P2P Lending là kênh phân phối, tìm kiếm khách hàng cho công ty tài chính, công ty cầm đồ hoặc công ty cầm đồ hợp tác với công ty công nghệ xây dựng nền tảng giao dịch trực tuyến để công ty cầm đồ tìm kiếm người đi vay và thực hiện cho vay”. Các công ty cung cấp dịch vụ cho vay trực tuyến hiện đang hoạt động dưới hình thức các công ty tư vấn tài chính có thể kể đến như Tima, Finsom, Lenbiz (Thái Phương & Xuân Mai, 2021). Ngoài ra, tình trạng các công ty nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc tràn vào thị trường cho vay ngang hàng Việt Nam sau khi các cơ quan quản lý Trung Quốc siết chặt hoạt 951
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM động quản lý và kiểm soát hoạt động P2P ở Trung Quốc gây ảnh hưởng tiêu cực cho thị trường trong nước. Những công ty với nền tảng kém chất lượng, lời mời gọi đầu tư với lãi suất cao với thủ đoạn lừa đảo tài chính là mối đe dọa cho sự lây lan khủng hoảng vay vốn ngang hàng từ Trung Quốc sang thị trường Việt Nam với những hệ lụy khó lường. Tính đến nay, Công an đã triệt phá nhiều đường dây cho vay nặng lãi qua ứng dụng như VNCard, ABLOAN, Moreloan, VD Online do người Trung Quốc điều hành (Mai Phương & Thanh Xuân, 2020). Để cho vay ngang hàng thực sự trở thành một biện pháp huy động vốn hiệu quả, bổ trợ cho ngân hàng trong thị trường tài chính, cần xây dựng hành lang pháp lý quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các bên cũng như các điều kiện để cung cấp và xây dựng nền tảng internet P2P với mục đích đảm bảo yêu cầu quản lý, thực hiện theo chủ trương chính sách của nhà nước và có cơ chế bảo vệ nhà đầu tư, đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính. Từ thực tiễn phát triển của hoạt động cho vay ngang hàng, nhà quản lý cần thừa nhận và cho phép hoạt động cho vay ngang hàng với những quy định chi tiết về điều kiện vốn, kỹ thuật, trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ để phát huy được những ưu thế, hạn chế và loại bỏ những rủi ro có tầm ảnh hưởng tương đương với những hoạt động tài chính khác của các tổ chức tín dụng. Cần quy định hoạt động kinh doanh dịch vụ cho vay ngang hàng là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và nên để các nhà cung cấp dịch vụ P2P chịu sự điều chỉnh của Luật các tổ chức tín dụng trong việc hoạt động quản lý, giám sát, kiểm soát chất lượng tín dụng. Xuất phát từ chủ trương chính sách của Nhà nước, cần có các quy định pháp luật về gọi vốn cộng đồng (crowdfunding), một mặt nhằm đảm bảo phát triển tài chính trên cơ sở công nghệ 4.0, mặt khác khuyến khích hỗ trợ cho vay ngang hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo đó, trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2021 - 2030, tài chính ngân hàng là một trong những lĩnh vực được ưu tiên chuyển đổi số với công nghệ và mô hình mới. Đồng thời, trong việc đẩy mạnh triển khai luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Thủ tướng Chính phủ cũng thúc đẩy Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu thử nghiệm áp dụng cho vay ngang hàng để hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn từ công nghệ tài chính mới. Theo dự kiến, trong năm 2021, Việt Nam sẽ có một cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (Fintech), trong đó có cho vay ngang hàng với các nội dung liên quan đến định danh khách hàng, giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API) cùng nhiều các dịch vụ khác. Hơn nữa, Việt Nam đang hướng theo xu hướng chung của thế giới là xây dựng một khung pháp lý hoàn thiện nhằm vận hành có hiệu quả nền công nghiệp P2P mới trong thời đại mới. Mục tiêu hướng đến là đảm bảo các bên trong giao dịch tài chính nói chung và bên cho vay nói riêng được bảo vệ khỏi các rủi ro liên quan đến lừa đảo, rửa tiền, cạnh 952
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM tranh không lành mạnh và những thiệt hại khác mà vẫn được hưởng lợi từ công cuộc cải cách tài chính trong thời đại công nghệ số. Hệ thống pháp lý được hoàn thiện sẽ củng cố niềm tin của nhà đầu tư đối với hoạt động cho vay ngang hàng. 4.2. Một số đề xuất pháp lý nhằm bảo vệ các nhà đầu tư trong hoạt động cho vay ngang hàng Với nhu cầu xây dựng hệ thống pháp luật và những thách thức đặt ra trong vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người cho vay trong hoạt động cho vay ngang hàng, bên cạnh những nguyên tắc chung xuyên suốt hoạt động P2P, mỗi giai đoạn trong quá trình cho vay ngang hàng cũng cần những quy định pháp luật đặc thù. Hoạt động cho vay ngang hàng có bản chất là một hoạt động tài chính mang tính dân sự hoạt động trên nền tảng công nghệ thông tin. Việc cung ứng và sử dụng dịch vụ P2P cần đáp ứng các nguyên tắc cơ bản như phải đảm bảo tự do tự nguyện, đối xử công bằng giữa các nhà đầu tư; đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng trong vận hành nền tảng, tránh trường hợp nhà cung cấp dịch vụ lợi dụng nguồn tiền vào các mục đích phi pháp; có những quy định về bảo mật thông tin, quy định trách nhiệm của các bên, đặc biệt là bên đi vay. Bên đi vay gọi vốn cần đảm bảo tính trung thực, xác thực của những thông tin được công khai, đảm bảo sử dụng khoản vay vào đúng mục đích và hoàn trả lợi ích như cam kết (Lê Hương Giang, 2017). Ngoài ra, để giải quyết các thách thức liên quan đến năng lực tài chính của người cho vay, đối xử công bằng giữa nhà đầu tư đơn lẻ và nhà đầu tư tổ chức, thông tin bất đối xứng giữa người cho vay và người đi vay và trách nhiệm của nhà cung cấp nền tảng cho vay ngang hàng, cần có những quy định cụ thể về trách nhiệm quản lý của cơ quan nhà nước và trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ P2P. 4.2.1. Trách nhiệm quản lý việc đăng ký và hoạt động của các nền tảng cho vay ngang hàng của các cơ quan nhà nước Các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là Ngân hàng Nhà nước bên cạnh việc ban hành công văn khuyến nghị các tổ chức tín dụng nghiên cứu, tìm hiểu những rủi ro liên quan đến P2P và thận trọng trong giao dịch với các công ty P2P Lending, cần ban hành những văn bản pháp luật cụ thể điều chỉnh việc đăng ký thành lập và hoạt động của các công ty P2P Lending như một ngành nghề kinh doanh có điều kiện, kiểm tra giám sát hoạt động của các nền tảng này, tránh trường hợp lợi dụng cho vay ngang hàng để thực hiện hoạt động “tín dụng đen”, lừa đảo. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý cần đẩy mạnh cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (Sandbox) cho công nghệ tài chính, trong đó bao gồm cho vay ngang hàng, tạo điều kiện 953
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM để P2P Lending phát triển ổn định, thực sự trở thành công cụ huy động vốn hữu ích bổ trợ cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân, hộ gia đình. 4.2.2. Trách nhiệm của các công ty P2P Lending (i). Công khai rủi ro cho người cho vay Về công khai rủi ro, bên cho vay cần được tiếp cận đầy đủ các thông tin về bản chất, mục đích của khoản vay và được cung cấp thông tin về cách thức mà nền tảng P2P phân loại, đánh giá mức độ của hồ sơ tín dụng. Đồng thời, cần có các cơ chế báo cáo để các cơ quan quản lý có thể kiểm tra, rà soát tính chính xác của thông tin được đăng tải. Một điển hình về việc cảnh báo rủi ro là tại Áo, những rủi ro thường gặp khi cho vay ngang hàng phải được hiển thị công khai trên website như “người cho vay có thể mất toàn bộ hoặc một phần tiền” (European Bank, 2018). Những cảnh báo này phải rõ ràng, không gây nhầm lẫn và được hiển thị một cách bắt mắt, dễ thấy. Thứ hai, thông tin được truyền đạt tới người cho vay phải phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng nhưng cũng cần có những quy định đảm bảo nền tảng P2P vận hành theo cơ chế hiển thị những cơ hội đầu tư chất lượng cao cho những nhà đầu tư tổ chức. Cần có quy định đảm bảo sự công bằng trong quyền được tiếp cận thông tin của các bên. Ngoài ra, để tránh trường hợp đầu tư tràn lan gây thất thoát đối với những nhà đầu tư chưa có nhiều kinh nghiệm, nhiều vốn, gây bất ổn định nền tài chính, khi thị trường cho vay ngang hàng phát triển đến một mức độ nhất định, cần quy định mức trần giới hạn mức đầu tư của từng nhà đầu tư. Cụ thể, một số quốc gia như Pháp có mức trần là 2,000 euro đối với khoản nợ có lãi suất đối với từng dự án, Mỹ có mức trần theo năm phụ thuộc vào thu nhập của nhà đầu tư (điển hình là nhà đầu tư thu nhập 50,000USD/năm có mức trần đầu tư là 2,500USD). Tuy vậy, đây không hẳn là một công cụ hữu ích vì nó có thể hạn chế sự phát triển của thị trường và ngăn cản những dự án tiềm năng. (ii). Quản lý giao dịch trong hoạt động cho vay ngang hàng Khi nền tảng P2P là trung gian kết nối giữa người cho vay và người đi vay, tương tự như sàn giao dịch thương mại điện tử kết nối giữa người bán và người mua, nền tảng P2P phải đóng vai trò chủ động trong việc quản lý giao dịch. Tương tự như các sàn giao dịch thương mại điện tử khác, nền tảng P2P có thể áp dụng các phương thức như: ▪ Chỉ làm cầu nối giới thiệu giữa các bên, để người cho vay tự và người đi vay tự thực hiện hợp đồng. ▪ Thực hiện việc thu hộ khoản vay, trao tiền từ bên cho vay sang bên đi vay và có trách nhiệm trong việc thu hồi khoản nợ từ người đi vay trả lại cho nhà đầu tư. 954
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Với cách thức thứ nhất gây bất lợi và kém hiệu quả cho nhà đầu tư khi bản thân họ phải mất thời gian, công sức thu hồi khoản nợ đến hạn khi không thực sự quen biết người đi vay, đôi khi số tiền cho vay và lãi suất không đủ bù cho khoản chi phí đòi nợ. Cách thức này khiến uy tín và mức độ hài lòng khi sử dụng dịch vụ cho vay ngang hàng bị suy giảm. Đồng thời, để các bên tự do giao dịch không qua kiểm soát của nền tảng có thể dẫn đến nguy cơ rửa tiền, gây bất ổn cho thị trường tài chính. Nên có những quy định hướng dẫn nền tảng P2P hoạt động theo cách thức thứ hai. Theo đó, nền tảng P2P sẽ thực hiện hoạt động cung ứng hoặc sử dụng bên thứ ba cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Cần quy định tổ chức vận hành nền tảng cho vay ngang hàng có giấy phép, đáp ứng các điều kiện hoạt động và thực hiện trách nhiệm quy định tại các thông tư hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước như thông tư 39/2014/TT-NHNN, 20/2016/TT-NHNN, 30/2016/TT-NHNN và thông tư 23/2019/TT-NHNN. Ngoài rủi ro trong thực hiện giao dịch, bên cho vay còn phải chịu rủi ro mất tiền khi người đi vay không trả được nợ. Việc phân hóa đa dạng khoản vay và quỹ dự phòng là những công cụ phổ biến thường thấy trong hoạt động cấp tín dụng có thể xem xét áp dụng tương tự cho hoạt động cho vay ngang hàng. Đa dạng hóa đầu tư là việc nhà đầu tư đầu tư vào nhiều khoản vay khác nhau về giá trị vay, thời hạn vay, lãi suất, đối tượng để giảm thiểu rủi ro (Troy, 2020). Với một khoản vốn nhất định, nếu chỉ đầu tư cho một dự án, dự án thất bại nhà đầu tư có thể mất trắng, chia nhỏ khoản vốn đầu tư cho nhiều dự án, xác suất người đi vay mất khả năng thanh toán sẽ giảm. Để đạt tính tối ưu cho các nhà đầu tư, nền tảng cho vay ngang hàng cần có những công cụ đa dạng hóa đầu tư, kéo theo việc các cơ quan quản lý cần có cơ chế theo dõi, giám sát việc đa dạng hóa đầu tư và thông báo rủi ro đến các nhà đầu tư. (iii) Thời gian cân nhắc hủy quyết định cho vay (cooling-off period) Cho vay ngang hàng P2P là một hình thức huy động vốn mới đối với người cho vay dựa trên nền tảng công nghệ thông tin phức tạp. Do đó, tồn tại trường hợp bên cho vay (thường là bên cho vay cá nhân, đơn lẻ) bấm nhầm nút xác nhận giao dịch khi chưa thực sự muốn đầu tư hoặc nhà đầu tư thay đổi ý chí sau khi cân nhắc lại rủi ro (European Bank, 2018). Vì vậy, nên nghiên cứu quy định về khoảng lặng (cooling-off period) hay “giai đoạn nguội” cho phép bên cho vay có quyền hủy hợp đồng. Ví dụ như ở Mỹ, người cho vay có quyền hủy hợp đồng vô điều kiện trong vòng 48 giờ trước thời điểm được các bên ghi nhận trong thư mời chào. Hơn nữa, cũng nên có những quy định cho phép nền tảng P2P đứng ra làm trung gian điều hòa giữa bên cho vay và bên đi vay trong trường hợp mâu thuẫn xảy ra giữa các bên. Tóm lại, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bên cho vay trong hoạt động huy động vốn cộng đồng dưới hình thức cho vay ngang hàng, cần có khung pháp lý điều chỉnh 955
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM về địa vị pháp lý của tổ chức cung ứng dịch vụ P2P, quy định quyền và nghĩa vụ của các bên, ghi nhận về trách nhiệm công khai rủi ro, đối xử công bằng, quản lý và thúc đẩy các giao dịch tài chính hợp pháp của nền tảng P2P. Ngoài ra, các cơ quan quản lý cần nghiên cứu các mô hình cho vay ngang hàng trên thế giới nhằm học hỏi, rút ra kinh nghiệm áp dụng cho Việt Nam. 5. Kết luận Hoạt động gọi vốn cộng đồng dưới hình thức cho vay ngang hàng (Peer-to-peer lending) là một hoạt động tài chính mới đang phát triển trên thế giới và có tiềm năng mở rộng tại Việt Nam. Cho vay ngang hàng với những đặc điểm chủ yếu như loại bỏ sự tham gia của các trung gian tài chính như ngân hàng, sử dụng nền tảng internet kết nối trực tiếp người đi vay và người cho vay, các khoản vay chủ yếu là khoản vay nhỏ lẻ, thời hạn ngắn, phù hợp cho hoạt động vay vốn của cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. So với hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng truyền thống, thủ tục cho vay ngang hàng đơn giản hơn, nhanh chóng hơn, với chi phí giao dịch thấp hơn với nhiều khoản vay, dự án đa dạng. Tuy nhiên, hoạt động cho vay ngang hàng cũng tồn tại nhiều rủi ro do chưa có hệ thống pháp lý quy định cụ thể về tổ chức hoạt động gọi vốn cộng đồng nói chung và hoạt động cho vay ngang hàng nói riêng. Những rủi ro có thể xuất phát từ chính bản thân bên cho vay như việc thiếu kinh nghiệm, khả năng tài chính, sự chênh lệch về vốn và kinh nghiệm giữa nhà đầu tư đơn lẻ và nhà đầu tư tổ chức; rủi ro từ phía người đi vay gọi vốn như tình trạng mất khả năng thanh toán, khoản nợ thường không có bảo đảm hay nghiêm trọng hơn là tình trạng lừa đảo. Ngoài ra, vì hoạt động P2P là hoạt động trực tuyến phụ thuộc nhiều vào công nghệ thông tin, lỗi hệ thống và vấn đề bảo mật thông tin và nguy cơ về thủ đoạn lừa đảo tài chính trở nên quan trọng hơn hết. Trước sự phát triển không ngừng của hoạt động cho vay ngang hàng, cần có một khung pháp lý cụ thể điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia cho vay ngang hàng, quy định điều kiện hoạt động và trách nhiệm của nhà cung cấp nền tảng dịch vụ P2P nhằm đáp ứng nhu cầu của thực tiễn, thực hiện chủ trương, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn, quản lý các hoạt động tài chính ngân hàng trong thời đại số và hòa mình vào xu hướng chung của thế giới. Một số đề xuất được đưa ra để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên cho vay hay nhà đầu tư trong cho vay ngang hàng như quy định các nguyên tắc chung đảm bảo tự do, công bằng, minh bạch khi giao dịch; yêu cầu công khai rủi ro, đảm bảo quyền tiếp cận thông tin cho nhà đầu tư, có các biện pháp tránh đối xử bất công với các nhà đầu tư đơn lẻ. Đồng thời, nên có những quy định về hoạt động trung gian thanh toán cho nhà cung cấp dịch vụ P2P, quy định về xét duyệt, kiểm tra sử dụng tiền vay, lưu trữ hồ sơ tín dụng tương tự như các tổ chức tín dụng khác, có những hướng dẫn về công cụ đa dạng hóa đầu tư nhằm giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu 956
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM tư. Các cơ quan quản lý cần nghiên cứu thử nghiệm mô hình cho vay ngang hàng (cơ chế Regulatory Sandbox) để đảm bảo các công ty vận hành theo pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia, duy trì tình trạng ổn định của nền tài chính. Tài liệu tham khảo ACCA (Association of Chartered Certified Accountants) (2014), ACCA’s Four Inputs Framework, ; ACCA (Association of Chartered Certified Accountants) (2014), Innovations in Access to Finance for SMEs, technical/small-business/pol-afb-iiatf.pdf Bavoso, V. (2020) “The promise and perils of alternative market-based finance: the case of P2P lending in the UK” J Bank Regul 21 Bloomberg News. (2019) . Chinese Investors Try to Storm Company After P2P Lender Failure. storm-company-after-p2p-lender-failure. Bradford C. Steven, (2012) "Crowdfunding and the Federal Securities Laws". College of Law, Faculty Publications. 119 Brett King (2017) Ngân hàng đột phá, Saigon Books & Nxb Hồng Đức Chandupatla, Sharath, (2020) “Peer-To-Peer Lending and Equity-Based Crowd Funding - Status Quo and the Leap Forward” Davis K and Murphy J (2016) "Peer to Peer Lending: Structures, Risks and Regulation" JASSA: The Finsia Journal of Applied Finance, 2016:3, 37-44, Available at SSRN: Ding, C., Kavuri, A.S. & Milne, (2020) “A. Lessons from the rise and fall of Chinese peer-to- peer lending”. J Bank Regul. European Bank for Reconstruction and Development, (2018) “Regulating Investment and Lending-based Crowdfunding: Best Practice”, 10/2018 FCA. (2018). “Loan-based (‘peer-to-peer’) and investment-based crowdfunding platforms: Feedback on our post implementation review and proposed changes to the regulatory framework” Consultation Paper CP18/20 Hoàng Thùy, (2021) “Việt Nam phấn đấu trở thành quốc gia số vào năm 2030”. VnExpress. Kallio A., Vuola L. (2020) “History of Crowdfunding in the Context of Ever-Changing Modern Financial Markets”. In: Shneor R., Zhao L., Flåten BT. (eds) Advances in Crowdfunding. Palgrave Macmillan, Cham Lê Hương Giang, (2017) “Xây dựng pháp luật về gọi vốn cộng đồng”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, (1+2) 957
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Mai Phương – Thanh Xuân (2020) “Cho vay ngang hàng của Trung Quốc tràn vào Việt Nam”. Thanh niên. tran-vao-viet-nam-1313803.html Ngọc Bích, (2020) “Dự kiến năm 2021 sẽ cho thử nghiệm Fintech, trong đó có P2P Lending”. Trí thức trẻ. Nguyễn Mạnh Hùng, Tạ Thị Hồng Nhung (2020) ”Thực trạng hoạt động cho vay ngang hàng tại Việt Nam”, Tạp chí công thương – Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, số 25 Nguyễn Nam Trung, (2020) “Sự cần thiết xây dựng khung pháp lý đối với hoạt động cho vay ngang hàng (Peer to Peer Lending) tại Việt Nam”, Tạp chí công thương 6 Nguyễn Văn Hiệu, (2018) “Cho vay ngang hàng - kinh nghiệm thế giới và hàm ý cho Việt Nam” Tạp chí Ngân hàng, số 22 Shen, W. (2015) “Internet Lending in China: Status Quo, Potential Risks and Regulatory Options” Computer Law & Security Review 31 Suzie Neuwirth, (2020) “P2P investors in China face £88bn in losses from failed platforms” (P2P Financial news) face-88bn-in-losses-from-failed- platforms/#:~:text=Peer%2Dto%2Dpeer%20investors%20in,banking%20regulator%20has %20reportedly%20said.&text=China%20has%20been%20cracking%20down,fraud%20sca ndals%20and%20huge%20defaults. Thái Phương – Xuân Mai, (2021) “Lo P2P Lending Trung Quốc tràn sang Việt Nam” (Người Lao động) 2021011021373794.htm Troy Segal, (2020) “Diversification”, Investopedia, 958