Bầu không khí quan hệ lao động: Một số lý thuyết và bài học thực tiễn từ doanh nghiệp Nhật Bản

pdf 15 trang Gia Huy 19/05/2022 2110
Bạn đang xem tài liệu "Bầu không khí quan hệ lao động: Một số lý thuyết và bài học thực tiễn từ doanh nghiệp Nhật Bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbau_khong_khi_quan_he_lao_dong_mot_so_ly_thuyet_va_bai_hoc_t.pdf

Nội dung text: Bầu không khí quan hệ lao động: Một số lý thuyết và bài học thực tiễn từ doanh nghiệp Nhật Bản

  1. BẦU KHÔNG KHÍ QUAN HỆ LAO ĐỘNG: MỘT SỐ LÝ THUYẾT VÀ BÀI HỌC THỰC TIỄN TỪ DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN ThS. Vũ Văn Thịnh1 - ThS. Vũ Thị Minh Xuân2 Tóm tắt: Bầu không khí quan hệ lao động là chủ đề nghiên cứu hấp dẫn trên cả phương diện lý thuyết và thực tiễn. Chủ đề này đã được các nhà nghiên cứu trên thế giới đề cập từ đầu những năm 1980 nhưng là chủ đề mới ở Việt Nam. Bài viết này sẽ hệ thống một số lý thuyết gốc về bầu không khí quan hệ lao động và tìm hiểu thực tiễn về bầu không khí quan hệ lao động hợp tác tại Nhật Bản. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính dựa trên việc nghiên cứu các tài liệu trên thế giới về chủ đề này và đặc biệt là các bài báo khoa học, báo cáo về quan hệ lao động tại Nhật Bản. Kết quả nghiên cứu đã làm rõ những đặc điểm nổi bật của quan hệ lao động tại Nhật Bản và đặc trưng bầu không khí quan hệ hợp tác, hài hòa tại Nhật Bản, đặc biệt từ sau phong trào tăng suất lao động. Từ đó, tác giả rút ra một số bài học cho quan hệ lao động Việt Nam. Từ khóa: Quan hệ lao động, bầu không khí quan hệ lao động, hợp tác, hài hòa, Nhật Bản. Abstract: Labour relations climate is an interesting research topic in both theoretical and practical aspects. This topic has been mentioned by researchers around the world since the early 1980s but it is a new topic in Vietnam. This article will systemize a number of original theories about the labour relations climate and explore the reality of the Labour relations climate in Japan. The paper uses qualitative research methods based on the study of documents in the world on this topic and especially scientific papers and reports on labour relations in Japan. The research results have clarified the outstanding characteristics of labour relations in Japan and characterized the cooperative and harmonious labour relations climate relations in Japan, especially after the Productivity Movement. Since then, the author draws some lessons for labour relations in Vietnam. Keywords: Labour relations; labour relations climate; cooperation; harmony; Japan. ĐẶT VẤN ĐỀ Bầu không khí quan hệ lao động phản ánh nhận thức của người lao động về chất lượng mối quan hệ giữa người lao động (mà đại diện là tổ chức công đoàn) và người sử dụng lao động trong tổ chức. Các nghiên cứu ở các nước phát triển (nơi tồn tại đa công đoàn) như của Angel & Perry (1986), Derry & cộng sự (1999) cũng chỉ ra rằng một bầu không khí hợp tác giữa người sử dụng lao động và lao động (mà đại diện là công đoàn) trong quan hệ lao động sẽ thúc đẩy sự cam kết với tổ chức và cam kết với công đoàn của người lao động từ đó giúp tăng năng suất lao động, giảm tỷ lệ vắng mặt không chính đáng; giúp cải thiện kết quả hoạt động của tổ chức và nâng cao năng lực 1 Email: thinhvv@tmu.edu.vn. 2 Email: minhxuandhtm@gmail.com, Khoa Quản trị nhân lực, Trường Đại học Thương mại.
  2. 324 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 đổi mới sáng tạo trong tổ chức (Angel & Perry, 1986; Derry & cộng sự, 1999, 2005). Tuy nhiên, kết quả tổng quan của tác giả cho thấy các nghiên cứu về bầu không khí quan hệ lao động chủ yếu được thực hiện tại các nước phát triển mà chưa có nghiên cứu nào thực hiện tại Việt Nam, nơi chỉ có duy nhất một tổ chức công đoàn dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chính vì vậy nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu làm rõ các lý thuyết về bầu không khí quan hệ lao động để làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về chủ đề này và tìm hiểu về bầu không khí quan hệ lao động tại một quốc gia nổi tiếng với bầu không khí quan hệ lao động hợp tác và mang lại những thành công lớn, để từ đó rút ra bài học cho Việt Nam. 1. MỘT SỐ LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN BẦU KHÔNG KHÍ QUAN HỆ LAO ĐỘNG 1.1. Lý thuyết chung về quan hệ lao động Lý thuyết về mối quan hệ giữa bên sử dụng lao động và bên người lao động (bao gồm người lao động và tổ chức công đoàn đại diện cho họ) được chia làm hai nhóm trường phái là: quan điểm đơn nhất (unitarism) và quan điểm đa nguyên (pluralism) (khái niệm gốc được phát triển bởi Fox, 1966). Trong đó, trường phái đơn nhất xuất phát từ giả định và nguyên lý rằng giữ mâu thuẫn tại nơi làm việc không phải là đặc trưng thường có của mối quan hệ quản lý và nhân viên (Abbot, 2006). Quan điểm này được dùng bởi những người quản lý xem chức năng của họ là chỉ đạo và kiểm soát lực lượng lao động để đạt được các mục tiêu kinh tế và tăng trưởng. Các nhà quản trị có xu hướng xem doanh nghiệp là một hệ thống đơn nhất với nguồn lao động là nguồn lực có tính quyền lực duy nhất, các nguồn lực có tính quyền lực khác như người đại diện và công đoàn bị loại khỏi nơi làm việc (Fox, 1966; Abbot, 2006, Amstrong, 2006). Trường phái đa nguyên khác trường phái đơn nguyên ở chỗ nó xuất phát từ giả định và nguyên lý rằng không thể tránh khỏi mâu thuẫn tại nơi làm việc. Theo quan điểm đa nguyên, như được mô tả bởi Fox (1966), một tổ chức doanh nghiệp là một xã hội với nhiều thành phần, chứa nhiều lợi ích và mục tiêu liên quan nhưng riêng biệt và phải được duy trì ở trạng thái cân bằng. Theo đó, như quan điểm của Drucker (1951) (Trích dẫn trong Amstrong, 2006), một doanh nghiệp là một tổ chức có ba vai trò: cùng một lúc là một tổ chức kinh tế, chính trị và xã hội. Nó vừa tạo ra và phân phối thu nhập; vừa thể hiện một hệ thống chính trị, trong đó các nhà quản trị thực thi quyền lực tập thể đối với người được quản lý, nhưng bản thân họ cũng tham gia vào một mô hình phức tạp của các mối quan hệ chính trị; vừa thể hiện là một tổ chức cộng đồng, phát triển dựa trên chia sẻ lợi ích, tình cảm, niềm tin và giá trị giữa các nhóm nhân viên khác nhau. Theo quan điểm đa nguyên, do nhận ra sự không thể tránh khỏi xung đột tại nơi làm việc, những người giữ quan điểm này có xu hướng coi xung đột là cần thiết cho sức khỏe của doanh nghiệp vì nó giúp thể hiện ra ngoài sự bất bình của công nhân. Bên cạnh đó, nguyên nhân xung đột trong doanh nghiệp thúc đẩy các nhà quản trị khám phá các phương pháp sáng tạo để xử lý nó theo cách sẽ tạo ra kết quả tốt nhất. Trường phái đa nguyên thừa nhận sự tồn tại của các nguồn thẩm quyền cạnh tranh, dưới hình thức người đại diện hoặc công đoàn, và đảm bảo lợi ích cho các bên bằng cách cho phép các tổ chức giải quyết các vấn đề quan hệ lao động trên cơ sở tập thể. Phương thức này không chỉ cung cấp cho các nhà quản trị các phương tiện hiệu quả nhất để thể chế hóa các quy tắc việc làm và giảm thiểu mức độ xung đột nơi làm việc, mà còn khuyến khích các kết quả công bằng hơn bằng cách cho phép nhân viên được tổ chức và đối trọng với quyền lực của các nhà quản trị khi đàm phán các
  3. PHẦN 2 : QUAN HỆ LAO ĐỘNG, TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI, QUYỀN LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 325 điều khoản tại nơi làm việc. Chính trên cơ sở những quan niệm này mà các nhà đa nguyên thường chấp nhận quyền hợp pháp của nhân viên để mặc cả tập thể và công đoàn thay mặt họ thực hiện hoạt động này. (Fox, 1966, Abbot., 2006). Dựa trên quan điểm của học thuyết gốc này nhiều nhà nghiên cứu phát triển thành các lý thuyết quan trọng về quan hệ lao động. Một số lý thuyết tiêu biểu có thể kể đến như: Lý thuyết hệ thống (ST - Systems theory) ST của Dunlop (1958) được coi là lý thuyết nổi tiếng nhất áp dụng quan điểm của trường phái đa nguyên. Lý thuyết ST nói về cấu trúc và sự phát triển của quan hệ giữa ba thành phần của của quan hệ lao động (lao động, quản lý và Nhà nước) và về giải quyết vấn đề lao động – quản lý dựa trên các thỏa thuận chung về những sự việc ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi lao động, quản lý và Nhà nước. Định nghĩa của Dunlop và hệ thống tập trung vào các quy tắc và chuẩn mực – thỏa thuận của quan hệ lao động là trung tâm của việc phân tích. Điều này khác với các hệ thống trước đó, coi mâu thuẫn lao động – quản lý và kết quả thương lượng tập thể là trung tâm của quan hệ lao động. ST cho rằng quan hệ lao động được coi là một hệ thống con của hệ thống xã hội rộng hơn. Theo lý thuyết này, việc làm phải chịu sự chi phối của một loạt các quy tắc chính thức và không chính thức, và các quy định. Nó khẳng định rằng các quy định này chịu ảnh hưởng bởi bối cảnh môi trường rộng lớn hơn nơi mà các chủ thể hoạt động và chính các chủ thể chia sẻ cùng một sự quan tâm trong việc duy trì các quy trình đàm phán và giải quyết xung đột. Trong lý thuyết ST, bốn yếu tố được tổ chức để tạo nên hệ thống các quy tắc quan hệ lao động, bao gồm: (i) Các chủ thể, gồm có người sử dụng lao động và đại diện của họ (hiệp hội người sử dụng lao động), người lao động và đại diện của họ (công đoàn) và các cơ quan bên ngoài quan tâm đến quan hệ lao động (các cơ quan nhà nước và tòa án lao động); (ii) Bối cảnh môi trường, bao gồm các điều kiện kinh tế và công nghệ, cũng như sự phân phối quyền lực trong xã hội, mỗi người trong số họ được cho là có ảnh hưởng hoặc hạn chế hành động của các chủ thể tham gia quan hệ lao động; (iii) Một mạng lưới phức tạp các quy tắc (web of rules), chi phối các mối quan hệ lao động và được tổ chức để trở thành kết quả của sự tương tác giữa các chủ thể; (iv) Cuối cùng là một hệ tư tưởng ràng buộc, đó là một tập hợp các sự hiểu biết và niềm tin chung (trong mối quan hệ với triết học, tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật ) để khuyến khích sự thỏa hiệp giữa các chủ thể vì mục đích làm cho hệ thống có thể hoạt động. Lý thuyết lựa chọn chiến lược (SCT - Strategic choice theory) Một lý thuyết khác được sử dụng rộng rãi và gần đây hơn dựa trên các giả định đa nguyên là lý thuyết SCT của Kochan & cộng sự (1984, 1994). Lý thuyết này dựa trên khái niệm hệ thống được phát triển bởi Dunlop (1958) và phát triển nó bằng cách cung cấp một số thay đổi hiện đại trong cách thực hiện quan hệ lao động. Ba thay đổi được ghi nhận có ảnh hưởng trong việc xác định cách các nhà quản trị đối phó với các vấn đề quan hệ lao động gồm có: (i) Sự suy giảm thành viên công đoàn gần đây và sự gia tăng của các ngành công nghiệp mới không được công đoàn bao phủ; (ii) Cấu trúc cách thức thương lượng tập thể và kết quả liên quan đến công đoàn đã được thay thế; (iii) Sự xuất hiện của các giá trị quản lý mới và chiến lược nguồn nhân lực khuyến khích chia sẻ thông tin, hợp tác tại nơi làm việc, các chương trình khuyến khích hiệu suất và các nhóm làm việc tự chủ. SCT cho rằng những thay đổi này đã khiến việc giải quyết các mối quan hệ lao động trở nên phức tạp hơn nhiều so với truyền thống (Abbot, 2006).
  4. 326 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Lý thuyết SCT đưa ra ma trận chiến lược quan hệ lao động với ba chủ thể tham gia vào việc ra các quyết định chiến lược là người sử dụng lao động, tổ chức người lao động (công đoàn) và chính phủ; và gồm 3 cấp độ là (i) cá nhân hoặc nhóm người lao động, (ii) hệ thống quan hệ lao động (thực hành thương lượng tập thể và chính sách nhân sự) và (iii) cấp độ vĩ mô hoặc toàn cầu cho các thể chế cốt yếu (vai trò chiến lược của nguồn nhân lực, chính sách công đoàn, vai trò chính trị, pháp luật lao động, tổ chức công đoàn, chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách xã hội, chính sách công nghiệp ). Sự chuyển đổi chiến lược kinh doanh bị ảnh hưởng bởi tình trạng quan hệ hiện tại và đến lượt nó lại tác động đến kết quả quan hệ lao động trong tương lai ở cả 3 cấp độ của doanh nghiệp. Sự năng động của hệ thống quan hệ lao động trong suốt quá trình chuyển đổi thị trường được điều chỉnh theo cách mà sự chuyển đổi này phản ứng với chiến lược kinh doanh và tình trạng quan hệ lao động. Từ phân tích thị trường, chiến lược kinh doanh và quan hệ lao động, SCT đưa ra một số hai chiến lược chính: Chiến lược tránh xa công đoàn hay điều chỉnh phân quyền làm suy yếu công đoàn và chiến lược tập trung/ tăng cường môi trường công đoàn và coi công đoàn là đối tác tin cậy. Trong đó, chiến lược tập trung/ tăng cường môi trường công đoàn và coi công đoàn là đối tác tin cậy cho rằng các công đoàn có nhiều khả năng ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định chiến lược trong các công ty có tính liên minh cao và nơi thương lượng được tập trung. Các doanh nghiệp có môi trường công đoàn phát triển có thể thúc đẩy thương lượng tập thể và các hình thức tương tác mới giữa công đoàn – quản lý ở cấp độ nơi làm việc và chiến lược doanh nghiệp. Người lãnh đạo tổ chức công đoàn có thể tham gia trực tiếp và gián tiếp vào các quyết định chiến lược của doanh nghiệp thông qua làm việc với người phụ trách quan hệ lao động và họp trao đổi với giám đốc điều hành doanh nghiệp. Khi cạnh tranh gia tăng từ thị trường sản phẩm và doanh nghiệp đưa ra chiến lược để duy trì và cạnh tranh bằng giá cả thông qua cắt giảm chi phí và cải thiện năng suất. Tuy nhiên, các bước cắt giảm chi phí như vậy không cần ngăn cản sự tham gia của công đoàn, vì các chiến lược mới có thể được thực hiện thông qua thương lượng tập thể và thông qua những thay đổi về chương trình chất lượng của cuộc sống làm việc (QWL - quality of working life) với những thay đổi cấu trúc công việc, phân công và bố trí công việc, ra quyết định nhóm để giảm chi phí và nâng cao năng suất lao động (Kochan, Katz & McKersie, 1984, 1994). Lý thuyết hợp tác xã hội (SPT - Social partnership theory). Lý thuyết hợp tác xã hội được chính thức ra đời từ những năm cuối thế kỷ XX (Tuner, 1994; Ackers và Payne, 1998) nhưng trước đó nhiều nhà nghiên cứu về quan hệ lao động theo trường phái đa nguyên đã đưa ra những tư tưởng chính của lý thuyết như Hannington, 1940 và Flanders, 1974 (trích dẫn trong Ackers và Payne, 1998). Dựa trên nền tảng của quan điểm đa nguyên (Fox, 1966) và lý thuyết hệ thống (Dunlop, 1958), Tuner (1994) đã xây dựng mô hình về hợp tác xã hội và cho rằng đây là một khái niệm trong tổ chức để chỉ một loạt các thực tiễn dựa trên đàm phán và hợp tác lao động - quản lý, vì lợi ích của nền kinh tế, doanh nghiệp và lực lượng lao động. Các doanh nghiệp cũng giống như xã hội, chứa đựng lợi ích tương phản; những lợi ích này cần được tổ chức và công nhận để đàm phán giữa các đối tác xã hội có thể thành công. Các thành tố giúp hợp tác xã hội thành công gồm có: (i) Sự công nhận lẫn nhau giữa lao động – quản lý dựa trên thảo luận, đàm phán, giải quyết xung đột, xây dựng sự đồng thuận; (ii) Sự tham gia của người lao động và công đoàn thông qua tiếng nói và hành động của họ vào các quyết định của doanh nghiệp từ đó góp phần thúc đẩy thực thi các chính sách mới và tái cấu trúc để thúc đẩy sự đổi mới; (iii) Chương trình đào tạo hướng nghiệp để nâng cao trình độ của người lao động gắn với sự đổi mới về phương
  5. PHẦN 2 : QUAN HỆ LAO ĐỘNG, TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI, QUYỀN LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 327 thức quan hệ lao động; (iv) Thể chế hạ tầng tổ chức để gắn kết đồng bộ tất cả các thành tố và thực thi các chính sách liên quan. Ackers và Payne (1998) cũng đã dựa trên quan điểm đa nguyên của Fox (1966) và lý thuyết các bên liên quan (stakeholder theory) của Freeman (1984, 2010) để hình thành lý thuyết SPT và đã định nghĩa “hợp tác xã hội là mối quan hệ hợp tác, ổn định giữa vốn và lao động, được đại diện bởi một công đoàn độc lập, tạo ra ít xung đột xã hội và có sự tác động đáng kể của người lao động vào việc ra quyết định kinh doanh thông qua thương lượng tập thể mạnh mẽ”. Theo SPT, giống như các các bên liên quan, các chủ thể tham gia quan hệ lao động trong doanh nghiệp cần hợp tác, làm việc cùng nhau để hướng tới điều tốt đẹp cho tất cả. Donaldson và Preston (1995) cho rằng lý thuyết các bên liên quan thể hiện trong doanh nghiệp như là một “chòm sao” của hợp tác và đấu tranh về lợi ích. Họ giải thích rằng các bên liên quan được xác định bởi sự quan tâm của họ đối với công ty, cho dù công ty có bất kỳ lợi ích nào trong họ hay không. Mỗi nhóm các bên liên quan đều cân nhắc vì lợi ích riêng của mình và không chỉ bởi vì khả năng nó thúc đẩy lợi ích của một số nhóm khác. Theo Buren III (2000), công nhân lao động có mức lương thấp là một bên đối tác xã hội phụ thuộc bị khai thác và dễ bị tổn thương, do đó cần phải có biện pháp để tăng cường tiếng nói của họ và đối xử đạo đức, có trách nhiệm với họ. 1.2. Các lý thuyết liên quan trực tiếp đến chủ đề bầu không khí quan hệ lao động Lý thuyết xử lý thông tin xã hội (SIPT - Social information processing theory) Lý thuyết xử lý thông tin xã hội được Salancik và Pfeffer giới thiệu chính thức năm 1978 trong tác phẩm “A social information processing approach to job attitudes and task design” và được Zalesny & Ford phát triển trong tác phẩm “Extending the Social Information Processing Perspective: New Links to Attitudes, Behaviors, and Perceptions” năm 1990. Theo lý thuyết này, các biến số bối cảnh như bầu không khí quan hệ lao động có thể có tác động rõ rệt đến hành vi và thái độ liên quan đến công việc của người lao động. Lý thuyết SIPT (Salancik và Pfeffer, 1977, 1978; Zalesny & Ford, 1990) và cách tiếp cận nhận thức phán đoán (Cognitive Judgment Approach) (Weiss & Cropazano, 1996) dựa trên niềm tin rằng môi trường xã hội ảnh hưởng đến các hành vi, phán đoán thái độ trực tiếp và gián tiếp thông qua nhận thức và tiêu chuẩn của người lao động. Theo SIPT, môi trường xã hội có ảnh hưởng cả trực tiếp và gián tiếp đến phán quyết về công việc của người lao động. So với các mô hình về nhu cầu – sự hài lòng và kỳ vọng về thái độ và động lực của công việc, quan điểm SIPT nhấn mạnh đến tác động của bối cảnh và hậu quả của các lựa chọn trong quá khứ, thay vì các khuynh hướng cá nhân và quá trình ra quyết định hợp lý. Khi một cá nhân bày tỏ thái độ hoặc nhu cầu, họ sử dụng thông tin xã hội là những thông tin về hành vi trong quá khứ và về những gì người khác nghĩ. Trong trường hợp này, thông tin được sử dụng có thể là bất kỳ thông tin nào, bao gồm thông tin về thái độ của chính mình trong quá khứ, biểu hiện của người khác, phản ứng hành vi của bản thân hoặc những người khác, và thông tin về các tính năng của bối cảnh môi trường. Quá trình quy kết thái độ hoặc nhu cầu từ hành vi là do bản thân nó bị ảnh hưởng bởi các quy trình cam kết, sự nổi bật và sự liên quan của thông tin, và bởi nhu cầu phát triển các hành động hợp lý từ các chuẩn mực. (Salancik và Pfeffer, 1978; Zalesny & Ford, 1990). Theo Salancik và Pfeffer (1978), lý thuyết SIPT có thể được ứng dụng vào trong nghiên cứu về bầu không khí tổ chức (Organizational Climate). Nhóm tác giả cho rằng SIPT sẽ giúp làm rõ
  6. 328 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 những tranh cãi của các học giả về thái độ người lao động trong bầu không khí trong tổ chức. Các tiếp cận xử lý thông tin xã hội sẽ xác định bầu khí hậu theo nhận thức chung về thái độ và nhu cầu nào là phù hợp, định nghĩa chung về công việc và môi trường làm việc, và định nghĩa về cách mọi người liên quan đến môi trường đó. Hơn nữa, ảnh hưởng của bầu không khí đến hành vi hoặc thái độ theo kiểu tình huống sẽ như là một chức năng đồng nhất về các niềm tin được chia sẻ và sự mơ hồ của các tình huống. Schneider (1975) phân biệt bầu không khí với thái độ bằng cách lập luận rằng nhận thức về bầu không khí là mô tả các tình huống, trong khi thái độ là những đánh giá tình cảm được khẳng định một phần dựa trên những nhận thức và niềm tin này. Do đó, sự tham gia của một nhân viên trong việc điều chỉnh công việc của mình có lẽ mô tả một tình huống công việc, trong khi thái độ công việc phản ánh phản ứng tình cảm của người đó đối với sự tham gia này. Lý thuyết trung thành kép (DAT - Dual Angeliance theory) Lý thuyết trung thành kép đã được hình thành từ những năm 1950 (Gallagher, 1984) và được phát triển dựa trên Lý thuyết hỗ trợ của tổ chức (OST - Organizational support theory). Những công trình đầu tiên đề cập đến nội dung này là của Dean (1954) và Purcell (1960) (trích dẫn trong Angle, 1986) chỉ ra rằng hầu hết người lao động thể hiện sự cam kết kép hay trung thành kép với cả công đoàn và nhà quản trị. Đến những năm 1980, có rất nhiều nhà nghiên cứu về chủ đề cam kết kép với tổ chức và cam kết với công đoàn (Martin, 1981; Larson & Fukami, 1984; Fukami & Larson, 1984; Gallagher, 1984, Angle & Perry, 1986). Các nghiên cứu này đều cho thấy có mối quan hệ nhất định giữa cam kết hay sự trung thành với công đoàn và cam kết hay sự trung thành với doanh nghiệp; và mối quan hệ này chịu sự điều tiết của biến bầu không khí quan hệ lao động hay nhận thức của người lao động về chất lượng mối quan hệ lao động - quản lý. Gordon & Ladd (1990) đã hệ thống lại các lý thuyết về cam kết kép hay trung thành kép và xây dựng khung mô hình cho các nghiên cứu tương lai về DAT hay cam kết kép. Theo đó, biến trung tâm trong mô hình là mối quan hệ giữa lao động – quản lý (UMR – Union-Management Relation), một đặc tính mang tính tình huống được xác định bởi một số chỉ số về mức độ xung đột giữa các bên. UMR có thể được đo lường bằng mức độ quản lý khuyến khích sự tham gia của người lao động vào việc ra quyết định hàng ngày, mức độ hợp tác chính thức diễn ra và cách tiếp cận giải quyết khiếu nại. Học thuyết cho rằng, sự trung thành với công đoàn và sự trung thành với tổ chức của người lao động là kết quả của UMR. Trong bối cảnh quan hệ lao động, người lao động muốn phát triển thái độ tích cực về UMR tại nơi làm việc như là kết quả tham gia vào các nỗ lực hợp tác được khởi xướng bởi công đoàn và lãnh đạo công ty. Khi đã thiết lập thái độ và nhận thức tích cực về UMR, nhiều khả năng người lao động sẽ tham gia vào các hành động tự nguyện và hỗ trợ cho cả công đoàn và người sử dụng lao động. Học thuyết cũng chỉ ra rằng, DAT là biến độc lập ảnh hưởng đến các kết quả của tổ chức, đặc biệt là hiệu quả chương trình chất lượng việc làm cuộc sống (QWL) và năng suất lao động (Gordon & Ladd, 1990; Fullagar & Barling, 1991). 2. THỰC TIỄN BẦU KHÔNG KHÍ QUAN HỆ LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP Ở NHẬT BẢN 2.1. Khái quát về hệ thống quan hệ lao động tại Nhật Bản Tham gia vào hệ thống quan hệ lao động Nhật Bản gồm có các cơ quan thuộc Chính phủ; người sử dụng lao động và tổ chức của họ; người lao động và tổ chức của họ. Trong đó các cơ quan Chính phủ gồm có Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội (MHLW: Ministry of Health, Labour and
  7. PHẦN 2 : QUAN HỆ LAO ĐỘNG, TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI, QUYỀN LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 329 Welfare) và Ủy ban Quan hệ lao động Trung ương. Ủy ban Quan hệ lao động là cơ quan giải quyết tranh chấp của bên thứ ba quan trọng nhất tại Nhật Bản, ủy bạn này chịu trách nhiệm với hai chức năng chính: đảm bảo rằng công đoàn và quản lý thực hiện quan hệ của họ một cách công bằng, và để ngăn chặn sự leo thang của tranh chấp lao động sẽ gây bất lợi cho xã hội. Tại mỗi quận đều thành lập Ủy ban quan hệ lao động cấp địa phương nhằm giải quyết ban đầu các tranh chấp lao động tại địa bàn. Tổ chức người sử dụng lao động của các doanh nghiệp lớn tại Nhật Bản là Hiệp hội Liên đoàn Doanh nghiệp Nhật Bản (Keidanren), các doanh nghiệp vừa và nhỏ được đại diện bởi các tổ chức sử dụng lao động khác như Phòng Thương mại. Vai trò chính của Keidanren là bày tỏ mối quan tâm hoặc mối bận tâm của doanh nghiệp Nhật Bản tại cấp quốc gia và quốc tế. Đây là một cơ quan phối hợp lỏng lẻo và không trực tiếp tham gia vào thương lượng tập thể, mặc dù nó cung cấp các hướng dẫn chung cho các cuộc đàm phán tiền lương hàng năm cho các thành viên của nó. Tổ chức của người lao động là công đoàn với 3 cấp là công đoàn cấp doanh nghiệp, công đoàn cấp ngành và công đoàn cấp Trung ương, trong đó Rengo – Liên đoàn Lao động Nhật Bản là tổ chức công đoàn Trung ương lớn nhất và đứng sau đó là Zenroren và Zerokyo. Các đặc điểm chính của hệ thống quan hệ lao động Nhật Bản bao gồm hệ thống việc làm trọn đời (lifetime employment), hệ thống tiền lương dài hạn (Length-of-service wage system), các công đoàn cấp doanh nghiệp tập trung tại nơi làm việc (enterprise unionism). Trong đó hệ thống sử dụng lao động trọn đời giúp cả công ty và người lao động tin tưởng vào các mối quan hệ làm việc lâu dài nên sẵn sàng đầu tư vào vốn con người. Các công ty sẵn sàng đầu tư vào các hoạt động đào tạo về công việc và các nội dung liên quan đến công việc. Việc làm dài hạn với việc phát triển thị trường lao động nội bộ (internal labour market) cho phép các công ty sử dụng luân chuyển công việc để phát triển lao động có kỹ năng thực hiện đa nhiệm vụ và khai thác người lao động ở các khía cạnh khác nhau của hoạt động kinh doanh và sản xuất. Kết quả là, các công ty có thể triển khai lao động linh hoạt và hiệu quả. Ngày nay, các công việc ở Nhật đã có sự thay đổi, khi mà những công việc bán thời gian và ngắn hạn ngày càng chiếm tỷ trọng lớn thì hệ thống sử dụng lao động trọn đời không được áp dụng rộng rãi như trước. Tuy nhiên, đây vẫn là một đặc điểm lớn trong hệ thống quan hệ lao động của Nhật Bản. Ghi nhận và trả lương dài hạn giúp người lao động cam kết dài hạn. Người lao động được đánh giá dựa trên sự tiến bộ nghề nghiệp nên họ có nhiều động lực để thực hiện trong dài hạn; và họ được đánh giá bởi nhiều giám sát viên trong một thời gian dài trong suốt sự nghiệp của họ. Do đó, công ty có những đánh giá chính xác trong các quyết định nhân sự (ví dụ: các chương trình thăng tiến). Người Nhật tôn trọng người nhiều thâm niên và người thâm niên cao được cư xử giống như một người canh gác chứ không giống ông chủ. Quản lý coi tất cả là thành viên trong nhóm cho dù họ là giám đốc điều hành hay công nhân. Họ nhấn mạnh vào việc cải thiện tập trung vào khách hàng liên tục về chất lượng và những thứ liên quan. Từ đầu những năm 1990, hệ thống trả lương theo thâm niên tại Nhật Bản đã được thay thế bằng chế độ trả lương theo kết quả công việc. Việc thay đổi này trước hết bắt đầu từ các xí nghiệp lớn. Xuất phát của việc thay đổi này là người ta thấy chế độ trả lương theo thâm niên không những là gánh nặng cho xí nghiệp, ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sản xuất mà mặt khác còn buộc xí nghiệp chi những khoản tiền lớn trả cho lực lượng lao động ngày càng già đi và làm việc kém hiệu quả hơn. Trong khi đó thì việc trả lương theo thâm niên lại hạn chế tiếp nhận từng lớp thanh niên tiếp thu nhanh kỹ thuật và công nghệ mới mang lại hiệu
  8. 330 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 quả cao hơn. Hiện nay, chế độ trả lương theo thâm niên đã dần dần được thay thế bằng hệ thống trả lương chỉ theo kết quả lao động dưới những hình thức khác nhau. Thông dụng nhất là theo kết quả hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, theo năng suất và hiệu quả lao động, theo sự tinh thông nghề nghiệp. Tuy vậy, với những công việc mang tính chất ổn định và dài dạn, các công ty vẫn coi trọng việc ghi nhận và trả lương dài hạn. Công đoàn cấp doanh nghiệp giúp quá trình trao đổi giữa nhà quản trị và công đoàn nhanh chóng và thuận lợi. Bởi vì người lao động có cam kết dài hạn với công ty nên công đoàn cấp doanh nghiệp có thể đưa ra những yêu cầu hiệu quả về việc chia sẻ lợi nhuận một cách công bằng cho người lao động. Các vị trí toàn thời gian tại các công đoàn doanh nghiệp thường là có một phần theo đuổi sự nghiệp là các nhà quản lý tiềm năng của các công ty. Các công ty có thể chia sẻ thông tin về hiệu suất công ty, các vấn đề và cơ hội với các công đoàn cấp doanh nghiệp. Và bởi vì các bên chia sẻ thông tin cho nhau, cảm giác tin tưởng lẫn nhau và chia sẻ mục tiêu được thúc đẩy bởi công đoàn doanh nghiệp nên người lao động và người quản lý chấp nhận các khoản hoàn trả của các khoản thanh toán tiền thưởng trong thời điểm khó khăn mà không có để lại mối đe dọa nào hoặc suy giảm tinh thần gây nguy hiểm cho hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm. Một đặc điểm nổi bật khác của quan hệ lao động Nhật Bản là sự ổn định về thể chế của họ. Trong lịch sử, các mối quan hệ lao động tự do bắt đầu với các cải cách dân chủ hóa mà các cơ quan nghề nghiệp thực hiện ngay sau khi kết thúc Thế chiến II. Nó khuyến khích sự thành lập các công đoàn lao động như là một phần của quá trình dân chủ hóa công nghiệp (Luật Công đoàn được thông qua năm 1945) và tỷ lệ công đoàn tăng nhanh và đạt đỉnh vào năm 1949, với 55,8%. Trong một nền kinh tế hậu chiến tàn phá, quan hệ lao động Nhật Bản đã trải qua xung đột công nghiệp nghiêm trọng mà lên đến đỉnh điểm trong một cuộc tổng đình công bị hủy bỏ vào năm 1947 do các công đoàn Marxist lãnh đạo. Nhưng đến giữa năm 1950, việc tái thiết nền kinh tế Nhật Bản tiến triển tốt, thương lượng tập thể trong khu vực tư nhân trở nên mang tính xây dựng mà không có nhiều sự đối nghịch (các nhà hoạt động cực đoan hoặc bị gạt bỏ hoặc bị gạt ra ngoài lề). Sau đó, vào năm 1955, các phong trào lao động đã đưa ra một chiến thuật đàm phán lương mùa xuân (Spring offensive) được phối hợp, theo đó các doanh nghiệp lớn sẽ được tăng lương đáng kể như các người xây dựng kiểu mẫu. Chiến thuật này đã được các tổ chức đại diện của các doanh nghiệp chấp nhận để từ đó trở đi, thương lượng tập thể đã xoay quanh cuộc đàm phán mùa xuân này. Với thời gian trôi qua, những nhân vật chính của các cuộc đàm phán lương mùa Xuân đã thay đổi đáng kể; mô hình này đã đã được ngành đóng tàu và ngành công nghiệp thép và giao thông vận tải áp dụng trong những năm 1960, ngành thiết bị điện, công nghiệp thép, đường sắt tư nhân áp dụng trong những năm 1970; ngành ô tô, công nghệ thông tin, đường sắt tư nhân áp dụng sau đó. Và mặc dù có những thay đổi mạnh mẽ về kinh tế và xã hội trong 50 năm qua, cuộc đàm phán mùa Xuân hàng năm tiếp tục là sự kiện hàng năm quan trọng nhất đối với các chủ thể quan hệ lao động. Ngày nay, cuộc đàm phán hàng năm này được chính thức hóa với một bảng thời gian khá nghiêm ngặt để đi đến một thỏa thuận vào tháng ba và những hoạt động khác trong khoảng thời gian tháng Tư - tháng Năm. Ngay cả khi phạm vi đàm phán hàng năm đã giảm rất nhiều do tỷ lệ công đoàn giảm, vòng đàm phán lương hàng năm vẫn là một nền tảng của quan hệ lao động Nhật Bản. Bên cạnh đó, trong quan hệ lao động tại doanh nghiệp Nhật Bản thì bộ phận nhân sự giữ vai trò quan trọng. Tại các doanh nghiệp, hình thành một thị trường lao động nội bộ khép kín, bộ
  9. PHẦN 2 : QUAN HỆ LAO ĐỘNG, TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI, QUYỀN LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 331 phận nhân sự được giao trách nhiệm rộng rãi liên quan đến tuyển dụng nhân viên, phát triển nghề nghiệp, tuyển chọn người quản lý kể cả quản lý cấp cao. Các vấn đề thương lượng tập thể cũng được xử lý bởi bộ phận nhân sự. Các doanh nghiệp có quyền tự chủ trong việc xác định tiền lương và lợi ích trong thương lượng tập thể nhưng trong thực tế, có một tham vấn chuyên sâu với các đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành. Chẳng hạn, các doanh nghiệp đầu ngành, Toyota hay New Japan Steel, phải tính đến tình hình của các doanh nghiệp nhỏ hơn, vì các khoản thanh toán tiền lương của họ có thể có tác động lan tỏa đến ngành công nghiệp. Về pháp luật trong lĩnh vực quan hệ lao động tại Nhật Bản, một bộ luật cơ bản là Luật Công đoàn ra đời năm 1945, sau đó được ban hành mới năm 1949 và sửa đổi nhiều lần sau đó và lần gần nhất là năm 2005. Luật này đảm bảo tự do liên kết và đảm bảo rằng các công đoàn được hưởng miễn trừ trách nhiệm dân sự và hình sự trong việc thực hiện các hoạt động công đoàn. Nó cũng quy định về hành vi chống công đoàn bất hợp pháp từ chủ doanh nghiệp. Trong luật, không có quy định giới hạn về cấp độ của tổ chức hoặc số lượng lao động tham gia công đoàn. Luật hòa giải công nghiệp và trọng tài năm 1946 đưa ra các thủ tục cho giải quyết xung đột công nghiệp (ủy ban lao động trung ương và địa phương để công nhận công đoàn lao động và thủ tục hòa giải). Về điều kiện làm việc, Luật Tiêu chuẩn Lao động 1947 đưa ra các tiêu chuẩn tối thiểu cho giờ làm việc và tiền lương tối thiểu. So với luật pháp Hoa Kỳ, luật pháp Nhật Bản khá tự do vì không có điều kiện giới hạn đại diện (không yêu cầu đa số để tạo ra một công đoàn lao động) nhưng áp dụng một khái niệm tương tự thực hành lao động không công bằng (được kiểm tra bởi hội đồng lao động). Trong những năm gần đây, hệ thống công đoàn tại Nhật Bản đã có nhiều thay đổi đặc biệt về tỷ lệ đoàn viên tham gia công đoàn. Tỷ lệ lao động tham gia công đoàn lao động tại Nhật Bản đã suy giảm trong một thời gian dài. Tỷ lệ tham gia công đoàn theo tính toán của MHLW đạt mức cao nhất 55,8% vào năm 1949 và khoảng 30 % từ những năm 1950 đến 1970. Đầu những năm 1980, con số tiếp tục giảm xuống, chỉ mức trên 20 %. Từ năm 2003, tỷ lệ công đoàn xuống dưới 20 %, đến năm 2014 chỉ đạt 17.5% và đến năm 2018 đạt 17.1% (Theo thống kế của OECD). Số người tham gia CĐ Tỷ lệ NLĐ tham gia CĐ Nguồn: Mitsuru Yamashita, 2005 Hình 1: Tỷ lệ người lao động Nhật Bản tham gia công đoàn Các nghiên cứu trước đây đã kiểm tra các yếu tố dẫn tới sự suy giảm trong công đoàn, và có thể được chia thành hai cách tiếp cận (Tachibanaki 1993; Tsuru 2003). Những người đầu tiên
  10. 332 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 xác định các yếu tố dẫn đến sự suy giảm tỷ lệ công đoàn là do thay đổi dài hạn trong cơ cấu công nghiệp và việc làm (thay đổi tỷ lệ việc làm của nhân viên nữ và tỷ lệ lao động bán thời gian) (Koshiro, 1988 - trích dẫn trong Mitsuru Yamashita, 2005), trong khi cách tiếp cận thứ hai cho thấy các yếu tố trong chính các công đoàn khi hoạt động không hiểu quả (Freeman và Rebick, 1989). Chính những thay đổi này dẫn tới việc gia tăng tỷ lệ đoàn viên lao động làm việc bán thời gian và xu hướng gia tăng các tham vấn và tư vấn giải quyết tranh chấp lao động cá nhân nhiều hơn so với giải quyết tranh chấp lao động tập thể bởi tổ chức công đoàn tại Nhật Bản. 2.2. Bầu không khí quan hệ lao động hợp tác, hài hòa tại Nhật Bản Bầu không khí quan hệ lao động Nhật Bản có đặc trưng là hợp tác, hài hòa và không đối đầu giữa hai bên lao động – sử dụng lao động. (Hiroyuki Matsui, 2015; Mitsuru Yamashita, 2005; Takashi Araki, 2015) Hiện nay, Nhật Bản nổi tiếng với các mối quan hệ lao động hòa bình. Số vụ đình công năm 2011 chỉ là 57, thấp kỷ lục. Tuy nhiên, điều này không phải vì người dân Nhật Bản có tính cách hòa bình, hay văn hóa Nhật Bản ủng hộ sự hài hòa. Cho đến năm 1960 trong khu vực tư nhân và năm 1975 trong khu vực công, Nhật Bản đã trải qua một thời kỳ ma sát rất khắc nghiệt giữa người lao động và người sử dụng lao động theo cách tương tự như ở nơi khác (Xem Hình 02) Nguồn: Takashi Araki, 2015 Hình 02: Số vụ đình công tại Nhật Bản Các cuộc đối đầu gay gắt giữa lao động và người sử dụng lao động diễn ra từ cuối Thế chiến II cho đến những năm 1950. Trong giai đoạn này, phong trào lao động gắn chặt với các phong trào chính trị, đặc biệt là cộng sản trong chiến tranh lạnh. Từ giữa những năm 1950 đến giữa những năm 1960, khi Nhật Bản bắt đầu tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, quan hệ lao động của Nhật Bản đã trải qua một sự chuyển đổi dần dần nhưng có ý nghĩa. Quan hệ lao động bất lợi lắng xuống, mở đường cho quan hệ hợp tác xuất hiện theo sự lan truyền của thực tiễn tham vấn quản lý lao động chung. Tư vấn quản
  11. PHẦN 2 : QUAN HỆ LAO ĐỘNG, TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI, QUYỀN LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 333 lý lao động chung không được yêu cầu bởi pháp luật. Nó được tự nguyện thành lập bởi cả người lao động và người sử dụng lao động, những người thất vọng với các mối quan hệ lao động bất lợi do phe cánh tả cực đoan lãnh đạo. Để thúc đẩy Phong trào tăng năng suất động (Productivity Movement), Trung tâm Năng suất Nhật Bản, một cơ quan được thành lập bởi giới kinh doanh dưới sự bảo trợ của Bộ Thương mại và Công nghiệp Quốc tế (MITI) và Chính phủ Hoa Kỳ. Khi đó, một khu vực rộng lớn của Nhật Bản bị phá hủy trong, thậm chí vào năm 1953, GDP bình quân đầu người là 270 đô la, dưới mức đỉnh trước chiến tranh và chỉ bằng 16% so với Mỹ. Do vậy, cải thiện năng suất của ngành công nghiệp là vấn đề cấp bách để tái thiết nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh. Năm 1955, Trung tâm Năng suất ba bên Nhật Bản (JPC) được thành lập. Đó là sự khởi đầu của phong trào năng suất tại Nhật Bản. Ba nguyên tắc hướng dẫn về năng suất chuyển động đã được thông qua tại hội nghị đầu tiên của JPC, ngày 20 tháng 5 năm 1955. Những nguyên tắc chỉ đạo nhằm thể hiện tinh thần lấy con người làm trung tâm của ILO như đã thấy trong Tuyên bố Philadelphia năm 1943. Hộp 01: Ba nguyên tắc hướng dẫn của Phong trào năng suất tại Nhật Bản (1955) 1. Mở rộng việc làm Việc làm đầy đủ dựa trên sự phân công lao động linh hoạt 2. Hợp tác giữa quản lý và lao động Thực hành quản lý có sự tham gia ở cấp doanh nghiệp 3. Phân phối công bằng các thành quả lao động Thể chế hóa hình thành tiền lương theo phong cách Nhật Bản Mối quan hệ tin cậy lẫn nhau giữa quản lý và lao động Nguồn: Fujikazu Suzuki, 2014 Trong tư vấn quản lý lao động chung, các nhà sử dụng lao động đã cung cấp nhiều bộ thông tin khác nhau cho các công đoàn của họ và các công đoàn hợp tác với ban quản lý để tăng năng suất. Người sử dụng lao động giữ lời hứa không sa thải những người lao động bị dư thừa thông qua tái cấu trúc công ty hoặc hợp lý hóa. Thay vào đó, các công nhân dư thừa được chuyển sang các bộ phận khác và được đào tạo lại để ổn định vị trí mới. Thông qua hợp tác quản lý lao động trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trong những năm 1950 và 1960, các tập đoàn Nhật Bản đã tăng lợi nhuận của họ và phân phối lợi nhuận tăng công bằng này cho công nhân của họ. Điều này khiến phía lao động xác nhận giá trị của quan hệ lao động hợp tác dựa trên mối quan hệ lâu dài với sự tin tưởng lẫn nhau. Theo cách này, lao động và quản lý Nhật Bản dần thay đổi bản chất của quan hệ lao động từ một trò chơi có tổng bằng không thành một tình huống đôi bên cùng có lợi. Trong bối cảnh này, các hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản đã phát triển hai vai trò duy nhất trong quan hệ lao động tập thể: Thứ nhất, họ tham gia thương lượng tập thể như một liên minh lao động truyền thống, và thứ hai, họ đã tham khảo ý kiến ​của các nhà sử dụng lao động trong quá trình tham vấn lao động chung. So với thông lệ ở châu Âu, nơi tư vấn được thực hiện bởi duy nhất một
  12. 334 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 người sử dụng và một hội đồng lao động ở cấp độ phi tập trung, các hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản cũng đóng vai trò của các hội đồng lao động. Do đó, mối quan hệ hợp tác công nghiệp Nhật Bản đã phát triển từ đầu những năm 1960, do đó, có thể được coi là sự phát triển của khía cạnh hội đồng lao động của các công đoàn doanh nghiệp. Mối quan hệ đáng tin cậy giữa quản lý và lao động là nhân tố chính để phát triển phong trào năng suất. Từ đó, thương lượng tập thể luôn diễn ra ở cấp độ doanh nghiệp, đặc biệt là về vấn đề tiền lương. Ngày nay, thủ tục và thời gian biểu cần tuân thủ đã được thiết lập rõ ràng: vào tháng 11 và tháng 1, có các cuộc họp phối hợp chặt chẽ ở mỗi bên, đặc biệt là tại cấp độ ngành, để đàm phán nhu cầu và chiến lược tiền lương, có tính đến biến động giá, lợi nhuận của ngành và doanh nghiệp. Các công đoàn ngành có thể cố gắng hình thành nhu cầu lương liên doanh hoặc khi có sự khác biệt lớn về lợi nhuận giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành, họ có thể bỏ bất kỳ hướng dẫn nào, cho phép đàm phán cá nhân tự do. Yêu cầu tiền lương được đệ trình vào tháng 1 sẽ được theo sau bởi nhiều vòng đàm phán để đạt được thỏa thuận vào tháng 3 cho các khuôn mẫu (các ngành truyền thống như ô tô, thiết bị điện, đường sắt tư nhân). Nguồn: Hiroyuki Matsui, 2015 Hình 03: Biểu đồ thời gian đàm phán (Sping Time) của hệ thống công đoàn Nhật Bản Công cụ cho quá trình này là quá trình tham vấn chung trong các doanh nghiệp lớn. Mặc dù thực tế là không có nghĩa vụ ràng buộc để tạo ra một cơ chế tham vấn như Đức, Pháp, các doanh nghiệp lớn thiết lập một cơ chế tham vấn với công đoàn doanh nghiệp trong năm 1950 và năm 1960. Nó được dự định thực hiện để cải thiện giao tiếp với các công đoàn và người lao động để tránh xung đột lao động và cải thiện năng suất và hiệu suất của các doanh nghiệp liên quan. Trong các doanh nghiệp lớn, mỗi tháng hoặc hai tháng, các cuộc họp tham vấn chung bao gồm quản lý và đại diện công đoàn thường được tổ chức theo các kế hoạch kinh tế hàng năm bao gồm các chính sách tuyển dụng, điều kiện làm việc, phúc lợi và an toàn trong công việc. Khi những nhà quản trị và công đoàn cùng ngồi trong cuộc tham vấn chung này hay trong các cuộc thương lượng tập thể, ranh giới giữa tham vấn và thương lượng tập thể thường bị mờ đi. Trong nhiều trường hợp, những
  13. PHẦN 2 : QUAN HỆ LAO ĐỘNG, TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI, QUYỀN LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 335 mục mà sự đồng thuận không thể đạt được thì xu hướng để đến cuộc thương lượng tập thể. Câu hỏi hoặc khiếu nại của người lao động được đưa lên trong các cuộc họp này. Nói chung, việc chia sẻ thông tin giữa quản lý và công đoàn là kỹ lưỡng và chất lượng. Đây là lý do tại sao tiền lương yêu cầu mà công đoàn đề xuất thực tế ít khác biệt với những quyết định cuối cùng. Hợp tác hướng tới tăng năng suất Công ty lao động Người lao động Lao động và Quản lý làm việc cùng (Người sử dụng lao (Công đoàn) nhau vì sự phát triển của công ty động và nhà quản trị) Cải thiện điều kiện làm việc Nguồn: Hiroyuki Matsui, 2015 Hình 04: Mô hình hợp tác giữa Lao động – Quản lý tại doanh nghiệp ở Nhật Bản Thương lượng tập thể hầu như luôn diễn ra ở cấp độ doanh nghiệp, mặc dù các công đoàn doanh nghiệp được liên kết với một liên đoàn ngành. Tại Nhật Bản không có thương lượng toàn ngành hoặc cấp quốc gia, hoạt động có thể sẽ cố định mức lương sàn và những điều kiện làm việc khác mà tất cả người lao động trong ngành quan tâm. Công đoàn doanh nghiệp là các thực thể tự trị bao gồm tất cả các nhân viên thường xuyên của một doanh nghiệp cụ thể (trừ vị trí quản lý). Nói chung, thương lượng tập thể tại cấp doanh nghiệp để đàm phán tăng lương mà không phân biệt theo loại lao động. Một lợi thế của công đoàn cấp doanh nghiệp là quản lý và nhân viên có thể dễ dàng thuyết phục rằng họ đang ở trong cùng một chiếc thuyền và sự thịnh vượng của doanh nghiệp là quan tâm hàng đầu của cả hai bên. Trên thực tế, sự phát triển trong lịch sử của các doanh nghiệp Nhật Bản đã giúp họ chia sẻ cùng quan điểm này; trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế cao khi doanh nghiệp Nhật Bản tăng trưởng nhanh chóng, người lao động thấy tiền lương và điều kiện làm việc được cải thiện hàng năm. Ngoài ra, có thể thấy thực tế tại Nhật Bản là hầu hết các nhà quản trị cấp cao, bao gồm CEO, luôn được thăng chức từ bên trong sau hơn 25-30 năm phục vụ trong cùng một doanh nghiệp, một phần trong đó không ở vị trí quản lý. Điều này có nghĩa là các nhà quản trị đã trải qua giai đoạn làm nhân viên đơn giản và là đoàn viên công đoàn trong nhiều năm trước khi nắm giữ chức vụ quản lý. So với các doanh nghiệp Mỹ hoặc Pháp, có các nhà quản trị cấp cao của họ có xu hướng được lựa chọn theo nền tảng giáo dục và năng lực chuyên môn thì một sự đối xử bình đẳng về tiền lương và khả năng thăng tiến là một quy tắc trong hầu hết doanh nghiệp Nhật Bản. Các cán bộ công đoàn trong các công đoàn cấp doanh nghiệp Nhật Bản chỉ bao gồm các nhân viên của doanh nghiệp liên quan. Nói chung, các hoạt động công đoàn của họ được tạm thời tách ra ( theo quy định tiền lương của họ được thanh toán bởi phí công đoàn), và họ sẽ tiếp tục sự nghiệp việc làm của họ trong cùng một doanh nghiệp. Chỉ trong các doanh nghiệp rất lớn thì các vị trí công đoàn chủ chốt được tách rời dài hạn. Trong điều kiện này, các nhà quản trị và công đoàn có thể chia sẻ một sự hiểu biết chung nhất định về tình hình kinh tế của doanh nghiệp và việc thương lượng tập thể thường được thực hiện không có sự đối đầu quyết liệt, mặc dù mỗi bên có thể giữ quan điểm khác nhau về việc cải thiện điều kiện làm việc và tiền lương.
  14. 336 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Thái độ không đối đầu này của thương lượng tập thể ở Nhật Bản có thể dễ dàng được suy luận bởi sự vắng vẻ của các cuộc ngừng việc trong những năm gần đây; cuộc ngừng việc cuối cùng được thống kê kể từ năm 1975 khi có các cuộc đình công lớn ở ngành vận tải. Một dấu hiệu khác của thái độ không đối đầu này được thể hiện bởi sự khác biệt nhỏ giữa nhu cầu tiền lương mà công đoàn đề xuất và mức tăng lương thỏa thuận; ví dụ trong năm 2011, các công đoàn yêu cầu tăng lương trung bình 1,93% trước khi vào quá trình thương lượng và kết quả đàm phán là 1,83%. Lý do các công đoàn doanh nghiệp đề xuất các yêu cầu tối thiểu như vậy là bởi trước khi đến các yêu cầu lương chính thức, họ thực hiện đã tính toán mức thay đổi giá cả, tình hình cạnh tranh của doanh nghiệp và nhu cầu tiền lương của các doanh nghiệp đối thủ. Nhu cầu ban đầu của họ chuyển hướng đáng kể do giảm phát nhẹ và suy thoái. Sự thay đổi thái độ này có thể được quy cho một phần là thiếu tính đấu tranh của các thành viên, và một phần cho sự thành công của chính sách chia sẻ thông tin mà các nhà quản trị đã được thực hiện. Ngày nay, khung để liên lạc thường xuyên giữa lao động và quản lý dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau, đã trở nên cố thủ sau những năm 1970, về cơ bản vẫn được duy trì. Theo khảo sát RENGO năm 2005, nhiều công đoàn đã tích cực đưa ra ý kiến không chỉ về các vấn đề liên quan trực tiếp đến việc làm mà còn cả chính sách quản lý và kế hoạch kinh doanh dựa trên nó. Hầu hết các công đoàn doanh nghiệp đã trả lời rằng họ có hệ thống tham vấn chung để thảo luận về chính sách quản lý và các biện pháp quản lý, trong đó các vấn đề chiến lược khác nhau của quản lý doanh nghiệp đã được giải quyết. 3. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM Từ khung lý thuyết về bầu không khí quan hệ lao động và kinh nghiệm thực tiễn tại Nhật Bản, có thể rút ra một số bài học cho Việt Nam như: Một là, coi xung đột và mâu thuẫn giữa người lao động (và tổ chức công đoàn đại diện cho người lao động) – người sử dụng lao động tại nơi làm việc là hiện tượng tất yếu và cần phải có biện pháp để phòng ngừa và giải quyết các xung đột đó. Trên thực tế, các tổ chức/ doanh nghiệp không thể loại bỏ hoàn toàn mâu thuẫn hay xung đột tại nơi làm việc, do đó cần thừa nhận sự tồn tại của chúng và chủ động để phòng ngừa và giải quyết để tránh những hậu quả xấu và tận dụng nó để thúc đẩy sự đổi mới, sáng tạo giúp đưa doanh nghiệp phát triển. Hai là, coi trọng vai trò của tổ chức công đoàn và coi công đoàn (tổ chức đại diện cho người lao động) là một đối tác xã hội trong tổ chức/ doanh nghiệp và hệ thống chính trị Việt Nam. Cần phải có biện pháp để gia tăng trọng lượng tiếng nói của công đoàn ở tất cả các cấp. Cần tinh giản bộ máy công đoàn cấp trên và chú trọng phát triển, nâng cao năng lực công đoàn ở cấp cơ sở doanh nghiệp, đặc biệt là năng lực đàm phán, thương lượng. Đồng thời, cần khẳng định khả năng độc lập về tài chính, nhân sự của tổ chức công đoàn để trở thành đối tác với các nhà quản lý trong tổ chức/ doanh nghiệp. Ba là, cần tạo ra bầu không khí quan hệ lao động hợp tác, chia sẻ giữa lao động và quản lý để từ đó giúp phát triển các hành vi và thái độ tích cực liên quan đến công việc của người lao động, từ đó góp phần đổi mới và cải thiện năng suất của tổ chức/ doanh nghiệp. Cần tăng cường và đảm bảo thực chất quá trình trao đổi, đối thoại giữa ban quản trị doanh nghiệp và tổ chức công đoàn, chứ không mang tính hình thức. Đồng thời cần xây dựng một lộ trình và kế hoạch cụ thể trong năm về các cuộc đối thoại, đàm phán và tuân thủ chặt chẽ theo kế hoạch.
  15. PHẦN 2 : QUAN HỆ LAO ĐỘNG, TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI, QUYỀN LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 337 Bốn là, cần có biện pháp để gia tăng tính gắn kết của người lao động với tổ chức/ doanh nghiệp thông qua chia sẻ thông tin, quy trình hợp tác, sự tham gia của người lao động và tham vấn các bên liên quan vì các quy trình quan trọng này ảnh hưởng đến hiệu suất, năng suất và động lực của nhân viên. Chất lượng và năng suất có xu hướng tăng lên khi nhân viên tham gia nhiều hơn vào việc đưa ra quyết định trong sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, Sự tham gia là công cụ tạo động lực tuyệt vời vì nó mang lại cho mọi người mức độ kiểm soát, nhận ra giá trị cá nhân và cung cấp phạm vi cho sự phát triển cá nhân. Chính sách và chiến lược tổ chức nên được xây dựng và cũng được thực hiện thông qua sự đồng thuận chung giữa người lao động / người lao động và người sử dụng lao động. Năm là, đổi mới pháp luật Công đoàn để đảm bảo quyền tự do hiệp hội của người lao động và đưa ra những quy định chặt chẽ hơn về hành vi ngăn cản, chống đối hoạt động hợp pháp của tổ chức công đoàn. Đồng thời cần có chính sách mở giúp hệ thống Công đoàn đổi mới các hoạt động để thu hút người lao động tham gia, kể cả lao động bán thời gian, lao động ngắn hạn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Abbot, K. (2006), A review of Employment Relations Theories and their Application, Problems and Perspectives in Management, 4 (1), 187-199. 2. Ackers, P. and Payne, J. (1998), British trade unions and social partnership: rhetoric, reality and strategy, International Journal of Human Resource Management, 9 (3), 529–49. 3. Amstrong, M. (2006), A Handbook of Human Resource Management Practic (10th ed.), Kogan Page, London, UK and Philadelphia, USA, 758-759. 4. Angle, H. L., & Perry, J. L. (1986), Dual commitment and labor–management relationship climates, Academy of Management Journal, 29 (1), 31 – 50. 5. Dunlop, J. (1958), Industrial Relations Systems, Rhinehart & Winston, New York, USA. 6. Fox, A. (1966), Industrial Sociology and Industrial Relations, Royal Commission Research Paper No 3, HMSO, London, UK. 7. Hiroyuki Matsui, 2015, Employers’ Views on Japanese Labour Management Relations for International Forum on Tripartism, Keidanren(Japan Business Federation) 8. Freeman, R. E. (1984, 2010) Strategic Management: A stakeholder perspective, Pitman Publishing imprinted and Cambridge University Press Digital version 9. Kochan, T., McKersie, R. & Cappelli P. (1984), Strategic choice and Industrial Relations Theory, Industrial Relations, 23(1), 16-39. 10. Katz, H. C., Kochan, T. A., & Weber, M. R. (1985), Assessing the Effects of Industrial Relations Systems and Efforts to Improve the Quality of Working Life on Organizational Effectiveness, Academy of Management Journal, 28(3), 509-526. 11. Salancik, G. R., & Pfeffer, J. (1977), An examination of need-satisfaction models of job attitudes, Administrative Science Quarterly, 22, 427-456. 12. Schneider, B., (1975), Organizational climates: an essay, Personnel Psychology, 28 (4), 447-479. 13. Takashi Araki (2015), Japan’s Decentralized Industrial Relations, Internal Flexicurity, and Challenges Japan Faces 14. Turner, L. (1994), Social Partnership: An Organizing Concept for Industrial Relations Reform, [Electronic version], Workplace Topics, 4 (1) 83-97. 15. Zalesny, M. D. & Ford, J. K., (1990), Extending the Social Information Processing Perspective: New Links to Attitudes, Behaviors, and Perceptions, Organizational Behavior and human decision process, 47, 205- 246. 16. Weiss, H. & Cropanzano, R.(1996), Affective Events History: A Theoretical Discussion of the Structure, Causes and Consequences of Affective Experiences at Work, Research in Organizational Behavior, Vol 18, 1-84.