Các giải pháp tái cấu trúc thị trường tài chính Việt Nam giai đoạn hiện nay
Bạn đang xem tài liệu "Các giải pháp tái cấu trúc thị trường tài chính Việt Nam giai đoạn hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- cac_giai_phap_tai_cau_truc_thi_truong_tai_chinh_viet_nam_gia.pdf
Nội dung text: Các giải pháp tái cấu trúc thị trường tài chính Việt Nam giai đoạn hiện nay
- HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" CÁC GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ThS.NCS Phan Quảng Thống Kho bạc Nhà nước Thành phố Đà Nẵng thongpq@vst.gov.vn TÓM TẮT Trước những thách thức từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và diễn biến phức tạp mới nhất trên Biển Đông, khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD 981 trái phép trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nền Kinh tế nước ta tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức mới: Kinh tế chậm phát triển; Lạm phát cao trở lại; Thanh khoản giảm sút và biến động tỷ giá; Giá vàng tăng khó kiểm soát; thị trường tài chính chứa đựng bất ổn khó dự đoán Bài viết này đề cập chủ yếu vấn đề hiện trạng bức tranh tài chính Việt Nam đang đứng ở đâu và đề ra một số giải giải pháp dựa trên các quy luật kinh tế, các chuẩn mực tài chính hiện nay nhằm tái cấu trúc thị trường tài chính Việt Nam giai đoạn hiện nay. 1. Bức tranh thị trường tài chính việt nam hiện nay Bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi đà tăng trưởng theo hướng đẩy nhanh tăng trưởng toàn cầu tại các nền kinh tế lớn với hàng loạt các biện pháp mạnh được thực thi, nhưng còn chậm và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Kinh tế nước ta đã có bước chuyển biến tích cực, ổn định giá cả và kinh tế vĩ mô; lạm phát được kiềm chế, lãi suất giảm, tỷ giá ổn định, dự trữ ngoại tệ và kim ngạch xuất khẩu tăng khá; ổn định an sinh- xã hội Tuy vậy, kinh tế vĩ mô còn chưa ổn định, những yếu kém nội tại của nền kinh tế chậm được khắc phục, tái cơ cấu nền kinh tế, nhất là tái cấu trúc Tài chính- Ngân hàng chuyển biến chậm, khó khăn trong sản xuất-kinh doanh còn lớn và đang xuất hiện những khó khăn mới. Tình hình đó đòi hỏi cần có các giải pháp đồng bộ nhằm tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, phục hồi vững chắc đà tăng trưởng; bảo đảm an sinh xã hội; sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn lực của đất nước, bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững chủ quyền quốc gia. 1.1. Chính sách lãi suất đã tương đối phù hợp xong vẫn là tác nhân tác động tiêu cực đối với nền kinh tế Từ khi Chính phủ ra Nghị quyết về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, năm 2011 đến nay. Lãi suất huy động ngắn hạn hiện ở mức trần 6%/năm và lãi suất dài hạn cao hơn, phù hợp với diễn biến lạm phát Chính phủ dự kiến. Về lãi suất cho vay, Ngân Hàng đang nỗ lực giảm thêm lãi suất cho vay theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước(NHNN). Theo dự báo của ông Deepak Mishra, kinh tế trưởng Ngân hàng thế giới tại Việt Nam, GDP của Việt Nam năm 2014 sẽ tăng từ 5,5% đến 6%. Điều này hoàn toàn phù hợp bối cảnh nước ta hiện nay, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2013 tăng 0,51 % so với tháng trước và tăng 6,04% so với năm trước. Đây là mức tăng CPI thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây(1). Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố, CPI cả nước trong tháng 5/2014 chỉ tăng 0,2% so với tháng 4/2014. Như vậy, hiện lạm phát đã xuống mức rất thấp, CPI đến cuối tháng 5/2014 chỉ tăng 1,08% so với cuối tháng 12-2013 và tăng 4,72% so với cùng kỳ năm ngoái. Trên thực tế, quí 2 luôn là thời điểm “trũng nhất” của diễn biến lạm phát các năm gần đây. So sánh mức tăng CPI của tháng 4 và tháng 5 năm nay với mức tăng cùng kỳ năm 2012 và năm 2013 (là hai năm có bối cảnh kinh tế tương đối giống năm 2014) thì thấy mức tăng thấp như hai tháng vừa qua không có gì là bất thường. 391
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Điểm mấu chốt khiến lạm phát năm tháng đầu năm nay có mức tăng thấp hơn hẳn là do giá cả trong tháng 1 và 2 (tháng có Tết Nguyên đán) đã được kiểm soát tốt (tổng mức tăng CPI hai tháng đầu năm 2014 chỉ là 1,24% so với mức 2,57% năm 2013 và 2,37% năm 2012). Biểu đồ 1. Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng các tháng đến tháng 6 đầu năm (Nguồn: Thời báo kinh tế Sài gòn online 31/5/2014) Qua báo cáo dự kiến 6 tháng đầu năm 2014 của nhiều doanh nghiệp(DN) niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán HSX và HNX cho thấy tình hình lợi nhuận của các DN còn rất nhiều mảng tối. Trong bối cảnh chung về khó khăn tháo gỡ nguồn vốn, rất may là một số DN đã có dấu hiệu hoạt động phục hồi, bước đầu có hiệu quả. 1.2. Tổng phương tiện thanh toán và tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của hệ thống Ngân hàng còn nhiều thách thức Theo NHNN, năm 2014 định hướng tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 16%-18%; tín dụng tăng trưởng khoảng 12%-14%. Mục tiêu chính là thực hiện các giải pháp tiền tệ ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi cho DN tiếp cận vốn sản xuất, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh. Năm 2014 và năm sau, một số Ngân hàng thương mại(NHTM) nhỏ, công ty chứng khoán tiếp tục gặp khó khăn trong cân đối tài chính và phương tiện thanh toán, một số Ngân hàng không đáp ứng các điều kiện tăng vốn điều lệ theo qui định của NHNN sẽ đứng trước nguy cơ sát nhập hoặc cơ cấu lại.(PG bank: 2.000tỷ đồng; Việt Á bank 2.936 tỷ đồng; Đệ nhất bank 3.000 tỷ đồng) Nợ xấu trong ngành Ngân hàng tiếp tục gia tăng và nguy cơ tiềm ẩn ngày càng lớn với những khoản nợ xấu còn tồn đọng có khả năng mất vốn. Theo số liệu của NHNN, tỷ lệ nợ xấu đến tháng 5/2014 khoảng hơn 9 %, tuy nhiên còn nhiều quan điểm khác nhau về cách tính nợ xấu của các Ngân hàng hiện nay. Tổng phương tiện thanh toán đến tháng 6/2014 tăng 4,2 %. Việc áp dụng Thông tư 02\2013\NHNN về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro chính thức áp dụng từ 1/6/2014, xong đã được sửa đổi bởi Thông tư 09/2014/NHNN cho phép các Ngân hàng, tổ chức tín dụng tiếp tục gia hạn, cơ cấu nợ cho các DN đến hết 4/2015. Điều đó sẽ làm nợ xấu không những không giảm mà còn tăng, nhưng mức độ tăng không cao hơn 1%, phụ thuộc dấu hiệu từ nền kinh tế. Theo báo cáo cập nhật kinh tế Đông á và Thái Bình Dương do Ngân hàng Thế giới(WB) tổ chức ngày 7/4/2014 vừa qua nhận định: nợ xấu vẫn còn là “ nút thắt cổ chai” kéo lùi tăng trưởng và phục hồi của nền kinh tế Việt Nam. 392
- HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" Bên cạnh đó, nguy cơ rủi ro về đạo đức cũng đã hiện hữu ngay trong ngành Ngân hàng. Điển hình vụ án Nguyễn Thị Huyền Như chiếm đoạt của hơn 3.600 tỷ của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, vụ Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên) đang xét xử về hành vi kinh doanh trái phép, làm trái quy định của Nhà nước về kinh doanh tiền tệ lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Đây là những hình ảnh xấu mà hệ lụy của nó ảnh hưởng đến hình ảnh của cả hệ thống Ngân hàng. 1.3. Thị trường vàng ổn định trong tầm kiểm soát của Nhà nước, tỷ giá ngoại hối không còn “rung lắc” mạnh nhưng còn chứa đựng nhiều yếu tố bất ổn Do những diễn biến phức tạp về tình hình Biển đông, thị trường vàng, ngoại hối có lúc chao đảo xong cơ bản đến nay vẫn giữ được ổn định, an toàn, thông suốt cả trong nước và Quốc tế. Theo chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu, biến động tỷ giá năm 2014 ở nước ta có thể trong tầm từ 2% đến 4%. Cơ sở của dự báo này là lạm phát đồng USD trong năm 2013 khoảng 2%, lạm phát của Việt Nam 6 %, như vậy chênh lệch khoảng hơn 4 %. Vì vậy, theo các chuyên gia kinh tế, chính sách tỷ giá cần linh hoạt hơn nữa nhằm hỗ trợ năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu, cải thiện cán cân thương mại cũng như cán cân tổng thể. Tiếp tục phát huy vai trò quản lý Nhà nước đối với thị trường vàng theo Nghị quyết 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ với kết quả đạt được khả quan. Bộ khoa học Công nghệ ban hành Thông tư 22\2013\BKHCN và có hiệu lực từ 01/6/2014 sẽ góp phần quản lý chất lượng, nhất là vàng trang sức đang khá phổ biến trên thị trường Việt Nam. Tuy quản lý vàng theo các quy định mới còn gặp nhiều khó khăn trong thực hiện, xong với những tác động tích cực từ phía nhà quản lý, góp phần ổn định thị trường vàng, ngoại tệ trong ngắn hạn và lâu dài. 1.4. Đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp, tái cơ cấu doanh ngiệp còn gặp nhiều trở ngại, chưa đạt kỳ vọng yêu cầu đề ra Theo số liệu báo cáo về Bộ Tài chính cho thấy, đến tháng 5 năm 2014, cả nước cổ phần hóa được 17 DN, trong đó có 13 tổng công ty. Như vậy, cả nước đã thực hiện sắp xếp được hơn 5.970 DN, trong đó cổ phần hóa được 4.066 DN.(2) Các Tổng công ty lớn như Mobiphone, VIỆTNAM AIRLINE đã được Thủ tướng thống nhất chủ trương cổ phần hóa. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán chưa phục hồi, các dòng tiền đầu tư còn đang dè dặt với tình hình biến động Việt Nam- Trung Quốc nên cản trở không ít tiến trình tái cơ cấu DN năm nay và hết năm 2015. Báo cáo Chính phủ kinh tế ngân sách 5 tháng 2014 cũng nhận định: Các DN còn gặp nhiều khó khăn, nhất là các DN vừa và nhỏ. 1.5. Ngân sách Nhà nước còn khó khăn, chưa cải thiện nguồn thu trong khi đầu tư công kém hiệu quả, lãng phí Ngân sách Nhà nước khó khăn vẫn là rào cản quá trình phát triển kinh tế bền vững ở nước ta. Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/5/2014 ước tính đạt 326,1 nghìn tỷ đồng, bằng 41,7% dự toán năm. Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/5/2014 ước tính đạt 370,9 nghìn tỷ đồng, bằng 36,8% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển 60,9 nghìn tỷ đồng, bằng 37,3% (riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản 58,8 nghìn tỷ đồng, bằng 37,2%); chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể ước tính đạt 264,9 nghìn tỷ đồng, bằng 37,7%; chi trả nợ và viện trợ 45,2 nghìn tỷ đồng, bằng 37,6%.(3) Theo đánh giá của nhiều Đại biểu Quốc hội, nguồn vốn tài chính công đã được đầu tư vào nhiều công trình, dự án cơ sở hạ tầng, giao thông, thủy điện, khu kinh tế và các công trình công cộng khác. Bên cạnh một số phát huy hiệu quả tốt, còn nhiều dự án kém hiệu quả, lãng phí, chất lượng không tốt đã ảnh hưởng đến nguồn lực của đất nước và nhân dân. 2. Một số định hướng tái cấu trúc hệ thống tài chính Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 393
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Xác định mục tiêu định hướng có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, từ những thực trạng về vị trí đang đứng của nền Tài chính, tiếp tục trả lời được trạng thái cần đạt được của quá trình tái cơ cấu đến đâu? Việc xác định chính xác các mục tiêu định lượng là vô cùng phức tạp và đang được các nhà nghiên cứu tiếp tục một cách thận trọng, đầy đủ. Tuy nhiên, xác định định hướng bằng các mục tiêu định lượng cũng góp phần đưa ra các giải pháp đúng đắn để trả lời câu hỏi đặt ra. 2.1. Quan điểm chiến lược Tài chính Việt Nam Tài chính là huyết mạch của nền kinh tế, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy, mở đường nhằm thực hiện phát triển nhanh, bền vững, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế. Phát triển nền Tài chính Quốc gia theo hướng hiệu quả, toàn diện, hợp lý và công bằng, trong đó ưu tiên nâng cao hiệu quả là nội dung xuyên suốt trong toàn bộ thời kỳ chiến lược. Quản lý tài chính bằng Pháp luật, đảm bảo tính thống nhất, minh bạch, kỷ cương, kỷ luật tài chính và hiện đại hóa nền tài chính quốc gia. 2.2. Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quát là xây dựng nền tài chính quốc gia lành mạnh, đảm bảo giữ vững an ninh tài chính, ổn định kinh tế vĩ mô, tài chính- tiền tệ tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế, giải quyết tốt các vấn đề an sinh, xã hội; huy động, quản lý, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính trong xã hội hiệu quả, công bằng; cải cách hành chính đồng bộ, toàn diện, đảm bảo tính hiệu quả và hiệu lực của công tác quản lý, giám sát tài chính(4). Các mục tiêu quan trọng để tái cấu trúc tài chính Việt Nam giai đoạn hiện nay cần định hướng, đó là: Thứ nhất, Mở rộng và đa dạng hóa các hình thức hoạt động trên thị trường để động viên các nguồn lực trong và ngoài nước cho phát triển kinh tế- xã hội. Thứ hai, Đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống NHTM, công ty chứng khoán. Xây dựng được hệ thống NHTM vững mạnh, lành mạnh, hiệu quả, đạt trình độ các ngân hàng tiên tiến trên thế giới, mức độ rủi ro thấp. Thứ ba, sử dụng có hiệu quả cụ lãi suất, phục hồi lại đường cong lãi suất theo đúng qui luật kinh tế. Kiểm soát hợp lý và ổn định trần lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay. Thứ tư, Tổ chức quản lý, kiểm soát tốt thị trường vàng miếng và vàng trang sức trong nước, tạo sự liên thông với thị trường vàng quốc tế. Thứ năm, Phát triển bộ máy giám sát tài chính đồng bộ, có khả năng phân tích, đánh giá, cảnh báo trung thực mức độ rủi ro của toàn bộ hệ thống tài chính và từng phân đoạn trong hệ thống tài chính. Đổi mới tổ chức bộ máy ngành Tài chính theo hướng hiện đại, hiệu lực, hiệu quả. 3. Các giải pháp tái cơ cấu thị trường Tài chính Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (1) Chính phủ cần tiếp tục có chính sách hợp lý tái cơ cấu hệ thống NHTM, cần có một số vốn hỗ trợ hoạt động mua bán, sát nhập (M&A) để củng cố thành các Ngân hàng đủ mạnh hơn, có khả năng quản trị tốt hơn và cạnh tranh với nước trên thế giới. Đến thời điểm hiện nay, một số NHTM đã có chủ trương trình Chính phủ cho sáp nhập hoặc chuyển nhượng cổ phần, tuy nhiên NHNN cũng cần thận trọng tránh gây hiệu ứng tiêu cực đối với thị trường và sức ép quá sức cho mỗi ngân hàng. (2) Tình hình lạm phát có thể kiểm soát hiện nay đang tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện giải pháp giảm lãi suất tiền vay xuống thêm 1 %, tạo điều kiện cho các NHTM tháo gỡ nguồn vốn và các DN phục hồi sản xuất kinh doanh. Các giải pháp kiểm soát lãi suất hiện còn phát huy tác 394
- HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG" dụng, tuy nhiên trong dài hạn cần dần được tháo bỏ, tôn trọng qui luật thị trường khi nền kinh tế trong nước và quốc tế bình thường trở lại. (3) Thực hiện Đề án tái cơ cấu DN Nhà nước đến năm 2015 các tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước phải xử lý dứt điểm nợ xấu. Để thực hiện mục tiêu này, cần đồng bộ các giải pháp từ phía Ngân hàng cũng như các DN. Hệ thống quản lý rủi ro của Ngân hàng phải luôn luôn sẵn sàng, coi đó là một phần của công việc kinh doanh bình thường trong kinh doanh tiền tệ ngân hàng. Ngân hàng và DN cũng có thể bán nợ cho các tổ chức mua bán nợ chuyên nghiệp, ví dụ công ty mua bán nợ xấu Quốc gia(AMC). Đồng thời Chính phủ cần có những giải pháp hỗ trợ như giãn thuế, tháo gỡ thị trường bất động sản, ưu đãi lãi suất cho các doanh nghiệp chế biển hải sản có nguồn cung từ đánh bắt xa bờ, nông nghiệp Các DN cần tranh thủ TT09\2014\TT-NHNN để chủ động cùng NHTM thực hiện tái cơ cấu lại nợ, giãn thời gian trả nợ đối với khách hàng có triển vọng kinh doanh. Bên cạnh đó, các NHTM cần hoàn thiện mô hình tổ chức theo hướng tuân thủ các nguyên tắc về quản trị kinh doanh, đảm bảo phân tích rõ trách nhiệm giữa các bộ phận liên quan trong việc quản lý rủi ro, tránh xung đột lợi ích nhằm giảm thiểu nợ xấu nảy sinh trong hoạt động tín dụng ngân hàng. (4) Các giải pháp quản lý của NHNN đã mang lại kết quả, tạo sự ổn định cho thị trường vàng, ngoại tệ trong thời gian qua. Tuy nhiên cần có thêm các giải pháp tổng thể đối với thị trường vàng, ngoại tệ trong tình hình mới. Ngày 19 tháng 6 năm 2014, NHNN đã thông báo chính thức nâng tỷ giá bình quân liên ngân hàng của USD lên 21.246 đồng, tăng 1% so với mức tăng trước đây 1 năm. Những tác động tiếp theo bao gồm cả thách thức và thuận lợi sẽ ảnh hưởng đến các DN, Ngân hàng và cả nền kinh tế. Vì vậy giải pháp lâu dài là tìm cách giảm bớt phụ thuộc qua lớn vào USD, đa dạng hóa ngoại hối trong giao dịch thanh toán quốc tế cũng như dự trữ ngoại hối. Liên quan đến các giải pháp về tỷ giá, Nhà nước cần có cơ chế linh hoạt hơn nhằm giúp thị trường vàng trong nước liên thông với thị trường quốc tế, tránh được cú sốc về giá. Cần có qui định về xuất nhập khẩu vàng chặt chẽ hơn với sự tham gia của các công ty vàng bạc và các NHTM nhằm tránh buôn lậu vàng, giải pháp dự trữ vàng cũng tác động tốt cần tiếp tục nghiên cứu triển khai. (5) Chính phủ và Bộ Tài chính cần tăng cường quản lý hoạt động của thị trường chứng khoán và các công ty chứng khoán. Khẩn trương hợp nhất Sở giao dịch chứng khoán HSX và HNX theo đúng kế hoạch năm 2014 và xây dựng các công cụ hữu hiệu, mau lẹ hơn để theo kịp những diễn biến rất nhanh diễn ra trên thị trường chứng khoán. Kiện toàn, cơ cấu lại các công ty chứng khoản đảm bảo số lượng vừa đủ, đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Ngoài ra, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng cần nhanh chóng cải tiến cơ chế như: Thanh toán bù trừ, T+1 hoặc T+0, cơ chế thanh toán không dùng tiền mặt theo Nghị định 222/2013/NĐ-CP áp dụng từ tháng 3/2014 qui định các tổ chức và cá nhân không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch chứng khoán trên Sở giao dịch Chứng khoán nhằm tăng tính thanh khoản và hấp dẫn cho thị trường chứng khoán Việt Nam. (6) Phát huy hiệu quả chính sách tài khóa trong điều tiết nền kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phát triển bền vững. Hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật thu Ngân sách Nhà nước (NSNN), hướng tới thu NSNN bền vững trên cơ sở động viên hợp lý; cơ cấu lại thu NSNN theo hướng tăng tỷ trọng thu thừ thuế, phí và các nguồn thu trong nước. Sửa đổi Luật NSNN và ban hành Luật đầu tư công nhằm cụ thể hóa các nội dung hiến định, tạo khung pháp lý phù hợp yêu cầu quản lý giai đoạn hiện nay. Đảm bảo chi tiêu NSNN tiết kiệm, hiệu quả góp phần phân phối và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính công cho phát triển kinh tế- xã hội. Đặc biệt là nâng cao chất lượng, hiệu quả chi thường xuyên NSNN và chi đầu tư công từ nguồn phát hành trái phiếu Chính phủ. Đẩy mạnh cải cách hành chính trong các cơ quan quản lý Nhà nước về tài chính- ngân sách như Thuế, Kho Bạc Nhà Nước, Hải quan theo hướng hiện đại hóa công nghệ thông tin, hướng về DN, hướng về người dân. 395
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Thị Thanh Hải: KT vĩ mô năm 2013- Những điểm nổi bật và triển vọng 2014; Tạp chí nghiên cứu tài chính- kế toán số 04(129)2014.) [2] Thời báo tài chính Việt Nam, số 72 ngày 16/6/2014. [3] Báo cáo KT-XH của Chính Phủ 5 tháng đầu năm 2014,Cổng thông tin điện tử Chính phủ. [4] Bộ Chiến lược Tài chính Việt Nam-Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Dự án Quỹ tín thác đa biên giai đoạn 2. [5] PGS-TS Hoàng Xuân Quế, Hệ thống Ngân hàng với mục tiêu kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, Kỷ yếu khoa học trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà nội-2011. [6] TS Phạm Đỗ Chí, Khi rồng muốn thức dậy, loay hoay với mô hình kinh tế sau đổi mới, NXB Lao động xã hội, Hà nội-2011. 396