Các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả logistics ngược tại doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam

pdf 14 trang Gia Huy 18/05/2022 3450
Bạn đang xem tài liệu "Các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả logistics ngược tại doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfcac_nhan_to_anh_huong_toi_ket_qua_logistics_nguoc_tai_doanh.pdf

Nội dung text: Các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả logistics ngược tại doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam

  1. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KẾT QUẢ LOGISTICS NGƯỢC TẠI DOANH NGHIỆP NGÀNH NHỰA VIỆT NAM FACTORS AFFECTING REVERSE LOGISTICS PERFORMANCE IN VIETNAMESE PLASTIC ENTERPRISES TS. Trần Thị Thu Hương Trường Đại học Thương mại tranthuhuong@tmu.edu.vn Tóm tắt Logistics ngược đóng vai trò quan trọng trong việc thu hồi, tái chế, tái sử dụng sản phẩm và chất thải nhựa, góp phần giảm chi phí sản xuất, giảm tác động đến môi, thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của doanh nghiệp nhựa nói riêng và nền kinh tế nói chung. Mặc dù có nhiều động cơ tích cực thúc đẩy các doanh nghiệp ngành nhựa ứng dụng logistics ngược, nhưng cũng có không ít các rào cản đối với việc triển khai hiệu quả logistics ngược tại doanh nghiệp. Dựa trên kết quả nghiên cứu thực nghiệm, bài viết đã làm rõ năm nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới kết quả logistics ngược tại các doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở tham khảo hữu ích cho các bên liên quan trong việc xây dựng các chính sách, giải pháp phát triển logisitics ngược tại các doanh nghiệp ngành nhựa trong thời gian tới. Từ khoá: logistics ngược, phát triển bền vững, doanh nghiệp ngành nhựa, Việt Nam Abstract Reverse logistics plays an important role in the recovery, recycle and reuse of plastic products and waste, contributing to reduce production costs, environmental impact, and achieve sustainable development objectives of Vietnamese plastic enterprises in particular and the economy in general. Although there are many positive motivations for Vietnamese plastic enterprises to apply reverse logistics, there are also many barriers to effective imple - mentation of reverse logistics at businesses. Based on the results of empirical study, the article identifies five fundamental factors affecting performance of reverse logistics in Vietnamese plastic enterprises. The findings provide a useful reference for stakeholders in the develop - ment of policies and solutions to develop reverse logistics at plastic enterprises in the coming time. Keywords: reverse logistics, sustainable development, plastic enterprises, Vietnam 1. Đặt vấn đề Nhựa là một trong những loại nguyên liệu có khả năng thu hồi, tái chế và tái sử dụng rất cao. Nghiên cứu của Graczyk và Witkowski (2011) đã chỉ ra rằng tỷ lệ thu hồi sản phẩm nhựa trung bình ở các quốc gia châu Âu đạt khoảng 54%; đặc biệt tại một số quốc gia như Thụy Sĩ có tỷ lệ thu hồi và xử lý sản phẩm nhựa rất lớn là 99,7%, Đức (96,7%), Đan Mạch 510
  2. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 (96,6%), Thụy Điển (95,9%), Bỉ (93,1%), Hà Lan (89,2%). Ngược lại tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Tài Nguyên và Môi trường (2019), với mức tiêu thụ nhựa bình quân đầu người hiện nay đạt khoảng 45kg/người/năm thì mỗi ngày người tiêu dùng Việt Nam tạo ra khoảng 2.500 tấn chất thải nhựa, chiếm 7% tổng lượng chất thải rắn; đẩy Việt Nam lên vị trí thứ 4 thế giới về lượng chất thải nhựa xả ra đại dương (sau Trung Quốc, Indonesia, Philip - pines) tương đương 0,28 – 0,73 triệu tấn/năm, chiếm 6% toàn thế giới (Số liệu do Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc công bố tại Hội thảo quốc tế tham vấn xây dựng hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương 2019). Do đó, ở góc độ vĩ mô, phát triển logistics ngược để thu hồi, xử lý và tái chế chất thải nhựa là giải pháp cấp bách đối với mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam. Ở góc độ ngành nhựa, một trong những thách thức lớn nhất hiện nay là phụ thuộc vào nguồn cung ứng nguyên liệu nhựa nhập khẩu. Theo báo cáo của Hiệp hội Nhựa (2019), nhu cầu nguyên liệu phục vụ sản xuất đã tăng lên 5 triệu tấn/năm. Trong khi đó, nguồn cung nguyên liệu trong nước mới chỉ đáp ứng được 900.000 tấn/năm; nên mỗi năm ngành nhựa Việt Nam phải nhập khẩu từ 70% - 80% nguyên liệu. Chính điều này sẽ làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm nhựa khó tận dụng được ưu đãi thuế do quy định về xuất xứ hàng hóa. Để giải quyết bài toán thiếu nguyên liệu đầu vào, ngành nhựa cần phải có biện pháp tận dụng và xử lý tốt sản phẩm nhựa phế liệu thông qua việc phát triển các trung tâm tái chế nhựa phế liệu tập trung, quy mô lớn cho toàn ngành với mô hình khép kín từ khâu thu gom đến xử lý tái chế; tránh tình trạng nhập khẩu phế liệu tràn lan gây ảnh hưởng đến môi trường. Tất cả những phân tích trên cho thấy, logistics ngược có vai trò quan trọng đối với sản phẩm nhựa - một loại sản phẩm có đặc thù riêng và có lợi ích lớn từ hoạt động thu hồi, tái chế, tái sử dụng. Rogers và Tibben-Lembke (1998) logistics ngược là giải pháp quan trọng giúp doanh nghiệp giảm chi phí, tăng doanh thu, nâng cao trình độ dịch vụ khách hàng và giảm tác động của hoạt động sản xuất kinh doanh đến môi trường; từ đó giành được lợi thế cạnh tranh và thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Tuy nhiên, ứng dụng hiệu quả logistics ngược tại các doanh nghiệp luôn chịu tác động của nhiều yếu tố thuộc cả môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Chính vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân tích sự tác động của các yếu tố môi trường đến việc ứng dụng logistics ngược tại các doanh nghiệp ngành nhựa; từ đó đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm tạo điều kiện thúc đẩy ứng dụng logistics tại các doanh nghiệp ngành nhựa. 2. Cơ sở lý thuyết, mô hình nghiên cứu và các giả thuyết Một trong những tư tưởng sớm nhất về logistics ngược được Lambert và Stock đưa ra vào năm 1981 khi họ mô tả đây là dòng di chuyển của một số đối tượng vật chất không đúng theo đường thuận chiều của phần lớn các loại hàng hoá khác.Vào năm cuối cùng của thập niên 90, Rogers và Tibben-Lembke (1998) đã mô tả đầy đủ về các đối tượng, hướng di chuyển và đặc biệt là mục tiêu của logistics ngược trong khái niệm: “ Logistics ngược là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu quả dòng chảy của nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm và thông tin có liên quan từ các điểm tiêu thụ đến điểm xuất xứ với mục đích thu hồi lại giá trị hoặc xử lý một cách thích hợp ”. Với vai trò là một chức năng 511
  3. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 trong doanh nghiệp, theo Rogers và Tibben-Lembke (1998) logistics ngược là giải pháp quan trọng giúp doanh nghiệp giảm chi phí, tăng doanh thu, nâng cao trình độ dịch vụ khách hàng và giảm tác động của hoạt động sản xuất kinh doanh đến môi trường; từ đó giành được lợi thế cạnh tranh và thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Mặc dù logistics ngược và logistics xuôi đều là một bộ phận của hệ thống logistics nhưng giữa chúng có nhiều điểm khác biệt. Bảng 1 dưới đây chỉ ra những đặc trưng cơ bản của logistics ngược trong tương quan so sánh với logistics xuôi ở nhiều tiêu chí khác nhau: Bảng 1: Sự khác biệt giữa logistics ngược và xuôi Tiêu chí so sánh LOGISTICS XUÔI LOGISTICS NGƯỢC Cơ chế điều khiển Kéo (Nhu cầu) Đẩy (Cung ứng) Hướng di chuyển Hội tụ và phân kỳ Hội tụ Mục tiêu ưu tiên Tốc độ Khả năng phục hồi Khả năng dự báo Dễ Khó Chất lượng, giá SP, bao bì Đồng nhất Không đồng nhất Dễ kiểm soát Phụ thuộc nhiều yếu tố Quá trình Mua hàng Tập hợp, vận chuyển Hỗ trợ sản xuất Kiểm tra, phân loại Đáp ứng đơn hàng Xử lý Phân phối lại Thành viên tham gia Nhà cung cấp Giống logistics xuôi & Nhà sản xuất Người thu mua Nhà phân phối Người tháo dỡ NCC dịch vụ logistics Người tái chế Khách hàng Các tổ chức liên quan Chi phí Rõ ràng và thấp hơn Khó dự tính và cao hơn (Nguồn: Fleischmann và cộng sự, 2001, trang 8) Khi đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến triển khai logistics ngược tại doanh nghiệp, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, doanh nghiệp có nhiều lý do để ứng dụng logistics ngược. Carter and Ellram (1998), Dowlatshahi (2000, 2005), Mollenkopf (2007) cho biết các lý do về luật pháp, yêu cầu từ thị trường và khách hàng cũng như chính sách và nguồn lực của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến kết quả logistics tại doanh nghiệp. Roger & Tibben-Lembke (1999) cũng đồng ý quan điểm này, đồng thời nhấn mạnh thêm rằng mức độ ứng dụng công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và mức độ cộng tác giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng (bao gồm nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối và bán lẻ) cũng tác động không nhỏ đến logistics ngược của doanh nghiệp. Akdogan và Coskun (2012) khi điều tra về thị trường thiết bị gia đình (máy giặt, tủ lạnh, lò vi sóng) ở Thổ Nhĩ Kỳ đã chỉ ra 3 động cơ chính liên quan đến hoạt động logistics ngược bao gồm tiêu chuẩn về kinh tế, môi trường và mối quan hệ xã hội và doanh nghiệp (bao gồm cả mối quan hệ với nhà cung cấp, nhà sản xuất, 512
  4. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 nhà phân phối). Cũng trong ngành điện tử của Trung quốc, theo Lau và Wang (2009) luật pháp, hình ảnh doanh nghiệp, mục tiêu marketing và mục tiêu kinh tế được nhìn nhận như là những động lực quan trọng nhất trong logistics ngược. Theo nghiên cứu của Stock (1998), Dowlatshahi (2000, 2005) về lý do thúc đẩy quản trị chuỗi cung ứng xanh - ở một khía cạnh nào đó cũng có liên quan đến logistics ngược, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi quy định của chính phủ, áp lực từ đối thủ cạnh tranh và thị trường. Daugherty & cộng sự (2004), Janse & cộng sự (2009) chỉ rõ hơn về các yếu tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp như sự phối hợp giữa các phòng chức năng hay mức độ ưu tiên nguồn lực của doanh nghiệp cho logistics ngược cũng tác động không nhỏ đến kết quả của hoạt động này. Bên cạnh đó, từ quá trình phỏng vấn chuyên sâu các doanh nghiệp trong mẫu khảo sát tác giả nhận thấy rằng, ngoài các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả triển khai logistics ngược nêu trên, các doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam còn cho biết hiệu lực thực thi pháp luật và công nghệ thu gom, xử lý, tái chế chất thải nhựa cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả triển khai logistics ngược của doanh nghiệp. Do đó, nghiên cứu bổ sung thêm 3 biến mới này vào mô hình để kiệm định. Bảng 2 thống kê chi tiết các yếu tố có ảnh hưởng tới kết quả triển khai logistics ngược của doanh nghiệp. Bảng 2: Thống kê các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả logistics ngược trong các nghiên cứu trước đây Yếu tố Biến quan sát Nguồn Ảnh hưởng chính Quy định của Luật Môi trường (LPCS1) Carter and Ellram (1998), Ảnh hưởng đến quyết định ứng Quy định Roger & Tibben-Lembke dụng logistics ngược, hỗ trợ Chính sách hỗ trợ tài chính (LPCS3) của luật pháp (1999), Dowlatshahi (2000, hoạt động logistics ngược hiệu và chính sách Yêu cầu chứng nhận môi trường (LPCS4) 2005), Mollenkopf (2007), quả Akdogan và Coskun (2012) Trách nhiệm xã hội của DN (LPCS5) Hiệu lực thực thi PL về môi trường (LPCS2) Biến mới đưa vào mô hình Mức độ CNTT hỗ trợ logistics ngược (UDCN1) Roger & Tibben-Lembke Hỗ trợ hoạt động logistics ứng dụng (1999), Janse & cộng sự (2009) ngược từ tập hợp, phân loại, xử công nghệ Công nghệ thu gom (UDCN2) Biến mới đưa vào mô hình lý và phân phối lại. Công nghệ tái chế (UDCN3) Biến mới đưa vào mô hình Yêu cầu Nhận thức của KH về BVMT (YCTT1) Stock (1998), Carter & Ellram Ảnh hưởng đến quyết định ứng từ thị trường (1998), Roger & Tibben dụng logistics ngược. Nhu cầu KH về SP thân thiện MT (YCTT2) Lembke (1999), Dowlatshahi Chính sách RL của DN cạnh tranh (YCTT3) (2000, 2005), Mollenkopf (2007) Hạn chế đánh cắp công nghệ (YCTT4) Mức độ Cộng tác với NCC (MDCT1) Roger & Tibben-Lembke Tăng cường chia sẻ thông tin và cộng tác (1999), Kumar & Malegeant các yếu tố nguồn lực giữa các Cộng tác với NSX (MDCT2) trong chuỗi (2006), Janse & cộng sự thành viên trong chuỗi cung cung ứng Cộng tác với NPP (MDCT3) (2009), Akdogan và Coskun ứng ảnh hưởng tích cực đến kết (2012) quả logistics ngược Cộng tác với NBL (MDCT4) Cộng tác với nhà thu gom, tái chế (MDCT5) Cộng tác với khách hàng (MDCT6) 513
  5. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Chính sách Chính sách RL của DN (CSNL1) Carter & Ellram (1998), Roger Tập trung chiến lược, nhận thức và nguồn lực & Tibben Lembke (1999), được tầm quan trọng, đầu tư của Sự ủng hộ của QL cấp cao (CSNL2) Daugherty & cộng sự (2004), nguồn lực sẽ ảnh hưởng tích doanh nghiệp Janse & cộng sự (2009), Stock cực đến logistics ngược Sự phối hợp giữa phòng chức năng (CSNL3) (1998), Dowlatshahi (2000, Nguồn lực cho RL (CSNL4) 2005), Mollenkopf & cộng sự (2007) Kết quả Đáp ứng yêu cầu KH (KQRL1) Marien, E (1998); Mollenkopf, Chịu ảnh hưởng từ các yếu tố logistics ngược A. D and Closs, J. D (2005), trên Giảm chi phí sản xuất – kinh doanh (KQRL2) Lau và Wang (2009) Tăng khả năng lợi nhuận (KQRL3) Tạo dựng hình ảnh xanh cho DN (KQRL4) (Nguồn: tác giả tổng hợp) Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu trước đây về những yếu tố tác động đến logsitics ngược và kết quả phỏng vấn, thảo luận trực tiếp với các nhà quản trị tại các doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam, tác giả tổng hợp được 6 biến dưới đây. Trong đó, 5 nhóm yếu tố là 5 biến độc lập ảnh hưởng đến 1 biến phụ thuộc là kết quả logistics ngược: (1) Quy định của luật pháp và chính sách : được đo lường bởi 5 biến quan sát, trong đó có 4 biến kế thừa và 1 biến mới; (2) Mức độ ứng dụng công nghệ : được đo lường bởi 1 biến quan sát kế thừa từ các nghiên cứu trước và 2 biến quan sát mới bổ sung; (3) Yêu cầu từ thị trường : được đo lường trên cơ sở 4 biến quan sát kế thừa từ các nghiên cứu trước (4) Mức độ cộng tác trong chuỗi cung ứng : được đo lường trên 6 biến quan sát kế thừa từ các nghiên cứu trước (5) Chính sách và nguồn lực doanh nghiệp : được đo lường trên 4 biến quan sát kế thừa từ các nghiên cứu trước (6) Kết quả logistics ngược : được đo lường trên 4 biến quan sát kế thừa từ các nghiên cứu trước Mô hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển logistics ngược trong chuỗi cung ứng sản phẩm nhựa trong nghiên cứu này được minh họa trong hình 3.28 ở trang bên. Với mô hình nghiên cứu này, các giả thuyết nghiên cứu được phát biểu như sau: 514
  6. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 (Nguồn: Minh họa của tác giả) Hình 3: Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến logistics ngược trong chuỗi cung ứng sản phẩm nhựa Việt Nam - Giả thuyết H1 : Yếu tố quy định của pháp luật và các chính sách có ảnh hưởng thuận chiều đến kết quả logistics ngược trong chuỗi cung ứng sản phẩm nhựa Việt Nam. - Giả thuyết H2 : Yếu tố mức độ ứng dụng công nghệ có ảnh hưởng thuận chiều đến kết quả logistics ngược trong chuỗi cung ứng sản phẩm nhựa Việt Nam. - Giả thuyết H3 : Yếu tố yêu cầu từ thị trường có ảnh hưởng thuận chiều đến kết quả logistics ngược trong chuỗi cung ứng sản phẩm nhựa Việt Nam. - Giả thuyết H4 : Yếu tố mức độ cộng tác giữa các thành viên có ảnh hưởng thuận chiều đến kết quả logistics ngược trong chuỗi cung ứng sản phẩm nhựa Việt Nam. - Giả thuyết H5 : Yếu tố chính sách và nguồn lực của doanh nghiệp có ảnh hưởng thuận chiều đến kết quả logistics ngược trong chuỗi cung ứng sản phẩm nhựa Việt Nam. 3. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng khung lấy mẫu là danh sách các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhựa trong Niên giám Nhựa Việt Nam 2019 – 2020, bao gồm 2.200 doanh nghiệp. Trong đó tập trung vào các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nhựa trên các địa bàn Hà Nội, Hưng Yên, Đà Nẵng, Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh - là những địa phương có sự tập trung cao của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nhựa của 3 miền Bắc, Trung và Nam. Phương pháp lấy mẫu thuận tiện được sử dụng để lựa chọn các doanh nghiệp tiến hành khảo sát nhằm đảm bảo khả năng thu được thông tin phản hồi cao nhất và phù hợp với giới hạn về thời gian, kinh phí khảo sát. Tác giả đã lựa chọn được 250 doanh nghiệp để gửi phiếu điều tra. Sau khi kết thúc thời gian khảo sát, có 168 doanh nghiệp trả lời phiếu điều tra, trong đó có 156 515
  7. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 phiếu trả lời đảm bảo yêu cầu được sử dụng để phân tích.Đặc điểm mẫu điều tra được thống kê chi tiết trong bảng 3 dưới đây. Các phiếu trả lời có giá trị được giữ lại và mã hóa, nhập vào máy tính có cài đặt phần mềm thống kê SPSS 26.0 để hỗ trợ quá trình phân tích dữ liệu. Với 14 câu hỏi trong phiếu khảo sát doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm nhựa nhựa đã có 34 biến số tương ứng được thiết lập. Các biến số này được xử lý bằng thuật toán thống kê phù hợp. Bảng 3: Mô tả đặc điểm mẫu điều tra Đặc điểm doanh nghiệp Số DN trong mẫu Tỷ trọng (%) Vai trò trong CCU nhựa Nhà cung cấp nguyên liệu 33 21,2 Nhà sản xuất 87 55,8 Nhà bán buôn 21 13,5 Nhà bán lẻ 15 9,5 Loại sản phẩm Nguyên liệu nhựa 35 22,4 Nhựa gia dụng 50 32,7 Nhựa bao bì 57 36,5 Nhựa kỹ thuật 11 7,1 Nhựa xây dựng 03 2,3 Số lao động = 300 người 35 22,4 = 300 người 35 = 300 người Số năm 20 năm 34 34 Thị trường Nội địa 95 60,9 Nội địa và quốc tế 61 39,1 Doanh thu 2016 1000 tỷ đồng 09 5,8 Ghi chú: N = 156 (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả) 4. Kết quả nghiên cứu Kiểm định độ tin cậy của các biến trong mô hình nghiên cứu Bên cạnh hệ số Cronbach Alpha để kiểm tra sự tin cậy của các biến quan sát, nghiên cứu sẽ sử dụng hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) để loại bỏ những biến 516
  8. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 không phụ hợp. Những biến có hệ số Alpha lớn hơn 0.6 và hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 là thích hợp và được đưa vào phân tích những bước tiếp theo (Nunally và Burstein, 1994). Bảng 4: Kết quả kiểm định độ tin cậy và phân tích khám phá nhân tố Nhân tố hoặc Hệ số Tổng phương Hệ số tương quan TT biến độc lập Cronbach’s KMO sai trích (%) biến tổng của các Alpha biến quan sát 1 Quy định của luật .883 .876 58.34 0.851; 0.843; 0.838; pháp và chính sách 0.811; 0.784; (PLCS) 2 Mức độ ứng dụng .649 .645 64.15 0.792; 0.786; 0.720; công nghệ (UDCN) 3 Yêu cầu từ thị trường .764 .741 59.05 0.851; 0.767; 0.727; (YCTT) 0.723; 4 Mức độ cộng tác .845 .846 56.72 0.821; 0.792; 0.764; trong CCƯ (MDCT) 0.729; 0.716; 0.709; 5 Chính sách và nguồn .761 .710 58.34 0.777; 0.769; 0.756; lực của DN (CSNL) 0.753; 6 Kết quả logistics .811 .789 64.13 0.849; 0.831; 0.793; ngược ((KQRL) 0.725; (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của tác giả) Kết quả kiểm định thang đo các nhân tố trong bảng 4 cho thấy các hệ số Cronbachs Alpha đều >0.6 và hệ số tương quan biến tổng đều >0.7 (đạt yêu cầu), nên các thang đo đảm bảo độ tin cậy và được giữ lại trong mô hình để phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis - EFA). Phân tích khám phá nhân tố Trong nghiên cứu này, 22 biến quan sát được đưa vào phân tích khám phá nhân tố EFA để đánh giá sơ bộ tính đơn hướng, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của các thang đo; từ đó rút gọn tập biến quan sát thành một tập các nhân tố có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu. Cơ sở của việc rút gọn này dựa vào mối quan hệ tuyến tính của các nhân tố với các biến quan sát (Nguyễn Đình Thọ, 2012). Phân tích nhân tố khám phá đạt yêu cầu khi thoả mãn 4 điều kiện sau đây: ( 1) hệ số KMO tối thiểu là 0.5; (2) kiểm định Barlett có p-value nhỏ hơn 0.05; (3) hệ số Eigenvalue đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi nhân tố tối thiểu bằng 1 và (4) phương sai giải thích tối thiểu là 50% (Hair và cộng sự, 2006). Kết quả phân tích từ dữ liệu nghiên cứu trong bảng 4 cho thấy các biến độc lập đều có hệ số KMO khá cao (lớn hơn hoặc bằng 0.645); phương sai giải thích đều > 56%; kiểm định Bartlett có p-value = 0.00 1.7. Kết quả phân tích này cho thấy thang đo các yếu tố trên đạt giá trị hội tụ; cho phép rút trích được 5 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc với tổng số 22 biến quan sát như trong bảng 5. 517
  9. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Bảng 5: Kết quả phân tích khám phá nhân tố các biến độc lập Biến Nhân tố quan sát 1 2 3 4 5 LPCS1 .857 LPCS2 .835 LPCS3 .826 LPCS4 .799 LPCS5 .770 UDCN1 .805 UDCN2 .742 UDCN3 .667 YCTT1 .828 YCTT2 .761 YCTT3 .728 YCTT4 .702 MDCT1 .809 MDCT2 .806 MDCT3 .748 MDCT4 .711 MDCT5 .691 MDCT6 .656 CSNL1 .779 CSNL2 .751 CSNL3 .741 CSNL4 .732 Eigenvalue 3.408 1.763 2.362 3.404 2.334 KMO .776 P-value .000 (Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả) Phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết nghiên cứu Trước khi kiểm định mô hình nghiên cứu bằng phân tích hồi quy bội, tác giảxem xét mối tương quan giữa các biến trong mô hình bằng việc sử dụng hệ số Pearson’s Correlation để lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc. Kết quả trong bảng 6 cho thấy biến phụ thuộc có tương quan với tất cả các biến độc lập với hệ số tương quan từ 0.276 đến 0.410 và đều có ý nghĩa ở độ tin cậy 99%. Điều này cho phép kết luận rằng các biến độc lập có thể đưa vào mô hình để giải thích cho biến phụ thuộc. 518
  10. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Bảng 6: Ma trận tương quan giữa các biến LPCS UDCN YCTT MDCT CSNL KQRL LPCS 1 .068 .148 .146 .179* .400 UDCN - 1 .060 .326 .267 .276 YCTT - - 1 .222 .14 6 .325 MDCT - - - 1 .107 .344 CSNL - - - - 1 .410 KQRL - - - - - 1 ( ) Tương quan có ý nghĩa ở mức 0.01 (Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả) Tiếp theo, tác giả đưa 6 yếu tố trên vào chạy hồi quy nhằm đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy bội bằng phương pháp Enter. Giá trị của mỗi yếu tố được dùng để chạy hồi quy là giá trị trung bình của các biến quan sát thuộc yếu tố đó. Kết quả hồi quy trong Bảng 7 cho thấy mô hình hồi quy và phù hợp với tập dữ liệu (R 2 hiệu chỉnh= 0.358) với mức ý nghĩa 0.05. Điều đó cho thấy mức độ phù hợp của mô hình là 35,8%; hay nói cách khác 5 biến độc lập đã giải thích được 35.8% sự thay đổi của biến phụ thuộc. Bảng 7: Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình Model Summaryb Mô hình Hệ số R Hệ số R2 Hệ số R2 Ước lượng Hệ số hiệu chỉnh sai số chuẩn Durbin-Watson 1 .615a .378 .358 .801 2.057 a. Predictors: (Constant), LPCS, UDCN, YCTT, MDCT, CSNL b. Dependent Variable: KQRL (Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả) Cuối cùng, để trả lời câu hỏi về mối quan hệ giữa các biến trong mô hình nghiên cứu, tác giả sử dụng phân tích hồi quy bội để tìm ra phương trình dự báo tốt nhất cho tập các biến, đồng thời kiểm định các giả thuyết nghiên cứu với độ tin cậy 90%. Giả thuyết nghiên cứu sẽ được chấp nhận đúng nếu mức ý nghĩa (sig.) tìm ra < 0.1 (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Cụ thể, kết quả phân tích hồi quy về 5 yếu tố tác động đến kết quả logistics ngược tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhựa như trong bảng 8. 519
  11. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Bảng 8: Kết quả phân tích hồi quy Coefficientsa Hệ chưa số chuẩn hóa Hệ số t Sig. Thống kê chuẩn hóa đa cộng tuyến Mô hình Hệ số Độ chấp B Độ lệch Beta phóng đại nhận của chuẩn phương sai biến (VIF) 1 (Constant) 1.418E-017 .064 .000 1.000 LPCS .289 .066 .289 4.361 .000 .942 1.062 UDCN .118 .070 .118 1.678 .095 .838 1.194 YCTT .199 .067 .199 2.972 .003 .924 1.082 MDCT .159 .070 .159 2.274 .024 .843 1.186 CSNL .281 .068 .281 4.119 .000 .891 1.123 a. Biến phụ thuộc: KQRL (Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả) Kết quả trong bảng 8 cho thấy, tất cả 5 yếu tố gồm Quy định của luật pháp và chính sách, Mức độ ứng dụng công nghệ, Yêu cầu từ thị trường, Mức độ cộng tác và Chính sách, nguồn lực của doanh nghiệp có mối tương quan và có ý nghĩa thống kê trong mô hình phân tích với sig. 1 nên có thể kết luận là không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các nhân tố này. Phương trình hồi quy tuyến tính bội thể hiện mối quan hệ giữa Kết quả logistics ngược với 5 biến độc lập được xây dựng như sau: KQRL = 1.418E-017+ 0.289 LPCS + 0.118 UDCN + 0.199 YCTT + 0.159 MDCT+ 0.281CSNL Từ phương trình trên có thể thấy kết quả logistics ngược có liên quan đến 5 yếu tố: Quy định của pháp luật và chính sách, Mức độ ứng dụng công nghệ, Yêu cầu từ thị trường, Mức độ cộng tác, Chính sách và nguồn lực của doanh nghiệp. Mối quan hệ này là thuận chiều vì hệ số Beta của các biến độc lập đều >0. Các giả thuyết được chấp nhận đúng; trong đó các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5 đều có mức độ chấp nhận >90%. 5. Một số hàm ý chính sách Trên cơ sở phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tới kết quả logistics ngược, bài viết đưa ra một số khuyến nghị nhằm phát triển logistics ngược tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm nhựa Việt Nam như sau: 520
  12. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và cơ chế, chính sách liên quan đến phát triển logistics ngược : Cho đến nay, Việt Nam chưa ban hành các quy định và hướng dẫn đặc thù về quản lý các dòng chất thải có khả năng tái chế, tái sử dụng cao như chất thải nhựa. Hơn nữa, hiệu lực thực thi các quy định của pháp luật trên thực tế không cao đang là những rào cản chính đối với logistics ngược tại Việt Nam. Do đó, trong thời gian tới, các giải pháp hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách liên quan đến phát triển logistics ngược cho sản phẩm nhựa nói riêng và chất thải rắn nói chung tại Việt Nam cần tập trung vào những nội dung như sau: Kiện toàn hệ thống tổ chức phục vụ công tác bảo vệ môi trường từ Trung ương đến địa phương theo Luật bảo vệ môi trường 2014; Rà soát, quy định rõ trách nhiệm của Ủy ban nhân dân từ cấp tỉnh tới cấp huyện, cấp xã; trách nhiệm các cơ quan chuyên môn; trách nhiệm của tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp; trách nhiệm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; trách nhiệm của cộng đồng dân cư trong công tác quản lý chất thải nhựa. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường của các địa phương trong kiểm soát chặt chẽ các khu xử lý chất thải, bãi chôn lấp chất thải giáp ranh giữa các địa phương và việc vận chuyển chất thải liên tỉnh. Ban hành các quy định liên quan đến trách nhiệm mở rộng của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm nhựa; các chương trình chứng nhận môi trường đối với sản phẩm nhựa. - Giải pháp phát triển công nghệ, kỹ thuật tái chế: Nghiên cứu phát triển công nghệ thu gom, xử lý chất thải nhựa theo hướng giảm thiểu lượng chất thải nhựa chôn lấp, tăng cường tỷ lệ tái chế, tái sử dụng và thu hồi năng lượng từ chất thải nhựa; Có chính sách ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp xử lý chất thải nhựa đầu tư thiết bị, công nghệ xử lý theo hướng thân thiện môi trường nhằm phát triển công nghệ xử lý chất thải tại Việt Nam cả về chất lượng và số lượng; Khuyến khích các cơ sở xử lý không có giấy phép và cơ sở hoạt động trong các làng nghề chuyển đổi mô hình sản xuất (áp dụng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường ) hoặc lắp đặt các thiết bị/hệ thống xử lý để đáp ứng các quy định về bảo vệ môi trường; Đẩy mạnh việc xây dựng các mô hình điểm về tái chế, tái sử dụng và thu hồi năng lượng từ chất thải nhựa nhằm lựa chọn các mô hình phù hợp để nhân rộng trên phạm vi cả nước; Tăng cường trao đổi, tham quan, học tập kinh nghiệm trong triển khai công tác quản lý chất thải nhựa, chú trọng đến tính khả thi, sự phù hợp khi triển khai áp dụng cùng mô hình xử lý chất thải nhựa giữa các địa phương; Đẩy mạnh việc xây dựng và phổ biến cơ sở dữ liệu và trang thông tin điện tử về chất thải rắn; các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật về quản lý, xử lý chất thải nhựa. - Gia tăng áp lực thị trường thông qua việc nâng cao nhận thức của các bên liên quan đến logistics ngược: Trong bất kỳ trường hợp nào, khi nhận thức và sự chủ động tham gia của công chúng về logistics ngược và vấn đề môi trường ngày càng tăng sẽ kéo theo sự gia tăng khối lượng sản phẩm loại bỏ được đưa vào hệ thống logistics ngược chính thức; dẫn đến giảm chi phí logistics ngược nhờ khai thác được hiệu quả kinh tế nhờ quy mô trong hoạt động thu gom và xử lý sản phẩm và chất thải nhựa loại bỏ. Do đó, để phát triển logistics ngược cần tăng cường các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của các bên liên quan đến quá trình logistics ngược bao gồm: nhà sản xuất, nhà phân phối, cơ sở thu gom tái chế phế liệu nhựa và người tiêu dùng cuối cùng. - Tăng cường hợp tác nhằm phát triển hệ thống logistics ngược cho ngành nhựa: Kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới đã chỉ ra rằng để phát triển logistics ngược cần có sự hợp tác và đầu tư của các đối tác khác nhau, đặc biệt là đẩy mạnh hợp tác công tư (PPP) nhằm loại 521
  13. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 bỏ những rào cản về cơ sở hạ tầng thông qua việc phát triển các điểm thu gom, phương tiện vận chuyển, trạm lưu trữ, trung tâm tái chế. Do đó, phải tập trung vào xây dựng một cơ cấu tổ chức phù hợp để có thể đảm bảo khả năng lợi nhuận của khu vực tư nhân cũng như thực hiện trách nhiệm xã hội của khu vực công trong hoạt động thu hồi và tái chế chất thải nhựa; kết hợp nỗ lực, thế mạnh và tiềm năng của tất cả các bên liên quan, đặc biệt là các đối tác trong mạng lưới logistics ngược. Tạo lập mạng lưới hợp tác, liên kết giữa các trung tâm tái chế hoặc các khu tái chế công nghiệp và các trung tâm thu gom để hỗ trợ thu gom, lưu trữ các sản phẩm loại bỏ, chất thải nhựa. Tăng cường hợp tác với các tổ chức phi chính phủ và các đối tác nước ngoài để có được những hỗ trợ tài chính, kinh nghiệm và kỹ thuật trong phát triển một hệ thống logistics ngược chính thức. Tiếp tục kêu gọi, thu hút đầu tư nước ngoài tham gia phát triển cơ sở hạ tầng, nhà máy phục vụ quản lý, xử lý chất thải nhựa. - Tăng cường trách nhiệm và năng lực của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm nhựa đối với logistics ngược : Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm nhựa cần có chính sách thu hồi, xử lý sản phẩm kết thúc sử dụng từ khách hàng hoặc có trách nhiệm tài chính liên quan đến hoạt động thu hồi sản phẩm nhựa kết thúc sử dụng dụng tính theo khối lượng sản xuất. Đồng thời, bản thân các nhà sản xuất kinh doanh sản phẩm nhựa cần chú trọng sử dụng các loại nguyên liệu, hoá chất, phụ gia và công nghệ tiên tiến nhằm tăng khả năng tái chế, tự phân huỷ của sản phẩm nhựa sau khi kết thúc sử dụng, thải bỏ ra môi trường. Đặc biệt, các doanh nghiệp nhựa nên kết hợp giữa logistics xuôi và logistics ngược để hình thành chuỗi cung ứng vòng kín. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Akdogan, M and Coskun, A (2012), “Drivers of Reverse Logistics Activities: An Em - pirical Investigation”, Procedia-Social and Behavioral Sciences Vol. 58, pp. 1640 - 1649. 2. Carter, C. R, and Ellram, L. M (1998), “Reverse Logistics and: Review of the literature and frame work for future investigation”, Journal of Business Vol. 19(1), pp. 85 - 102. 3. Dowlashashi, S (2000), “Developing a theory of reverse logistics”, ABI/INFORM Global. Vol. 30(3), pp. 143 - 155. 4. Daugherty, P. J, et al. (2004), “Reverse logistics: superior performance through focused resource commitment to information technology”, Transportation Research, Part E. Vol. 41, pp. 77 - 92 5. Fleischmann, M, et al. (2001), “The impact of recovery on logistics network design”, Production and Operations Management Vol. 10, pp. 156 - 173 6. Graczyk, M and Witkowski, K (2011), “Reverse Logistics Processes in plastics supply chains”, Total Logistics Management. Vol 4, pp. 43-55. 7. Hernandez, C. T, Marins, F. A. S, and Rocha, P. M. D (2010), “Using AHP and ANP to Evaluate the Relation between Reverse Logistics and Corporate Performance in Brazilian Indus - try”, Brazilian Journal of Operation and Producttion Management. Vol. 7, No. 2. 8. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Chưa đến 522
  14. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 9. Janse, B, et al. (2008), “Reverse Logistics - How to realise an agile and sufficient reverse chain within the consumer electronics industry”, pp. 1-97. 10. Kumar, S and Putnam, V (2008), “Cradle to cradle: Reverse logistics strategies and op - portunities across three industry sectors”, International Journal of Production Economics. Vol. 115(2), pp. 305 - 315. 11. Lau, K. H and Wang, Y (2009), “Reverse logistics in the electronic industry of China: a case study”, Supply Chain Management: An International Journal. Vol. 14(6), pp. 447 - 465. 12. Nguyễn Đình Thọ (2012), Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, NXB Tài Chính 13. Marien, E (1998), “Reverse Logistics as a competitive strategy”, The Supply Chain Management Review. Vol. 2(1), pp. 43-52. 14. Mollenkopf, A. D and Closs, J. D (2005), “The hidden value in reverse logistics”, Sup - ply Chain Management Review. Vol. 9(5), pp. 34-43. 15. Nunnally, J.C. and Bernstein, I.R. (1994) Psychometric Theory. McGraw-Hill, New York. 16. Ravi, V and Shankar, R (2005), “Analysis of interactions among the barriers of reverse logistics”, Technological Forecasting and Social Change. Vol. 72(8), pp. 1 – 19. 17. Rogers, D. S and Tibben-lembke, R. S (1998), “Going Backwards: Reverse logistics Trends and Practices”, Reverse Logistics Executive Council, pp.1-283. 18. Roy, A (2003), “How efficient is your reverse supply chain? “, Supply Chain Manage - ment. special issue, ICFAI Press, 19. Stock, J. R (1998), Development and implementation of reverse logistics programs, Council of Logistics Management, Oak Brook 20. Verstrepen, S, et al. (2007), “An exloratory ananlysis of reverse logistics in Flanders”, European Journal of Transport and Infrastructure Research. Vol. 4(4), pp. 301 - 316. 21. Xiaoming, Li and Olorunniwo, F (2008), “An exploration of reverse logistics practices in three companies”, Supply Chain Management: An International Journal. Vol. 13(5), pp. 381 - 386. 22. Zhu, Q., and Sarkis, J (2008), “Green supply chain management implications for “clos - ing the loop”“, Transportation Research. Vol. 44, pp. 1 - 18. 523