Các nhân tố tác động đến tổ chức công tác kế toán tại các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập khu vực Phía Nam

pdf 5 trang Gia Huy 23/05/2022 720
Bạn đang xem tài liệu "Các nhân tố tác động đến tổ chức công tác kế toán tại các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập khu vực Phía Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfcac_nhan_to_tac_dong_den_to_chuc_cong_tac_ke_toan_tai_cac_tr.pdf

Nội dung text: Các nhân tố tác động đến tổ chức công tác kế toán tại các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập khu vực Phía Nam

  1. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NGOÀI CÔNG LẬP KHU VỰC PHÍA NAM Phạm Khả Vy, Nguyễn Lý Thùy Trang, Nguyễn Minh Thế, Lê Thiện Quát, Lê Vỉ Khan Khoa Tài chính - Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: PGS. TS. Trần Văn Tùng TÓM TẮT Mục đích của nghiên cứu này là xác định các nhân tố đến tổ chức công tác kế toán tại các trường đại học theo cơ chế tự chủ tài chính trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) trong thời đại Công nghiệp 4.0. Để thực hiện đề tài tác giả đã sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng trên cơ sở sử dụng việc kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, kiểm định nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, có 5 nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán tại các trường bao gồm: đặc điểm ngành giáo dục; chế độ kế toán; đội ngũ nhân viên kế toán; tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin tại các trường và cơ sở vật chất tổ chức kế toán. Từ khóa: tổ chức công tác kế toán, trường đại học, tự chủ tài chính, công nghiệp 4.0. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Kế toán là công cụ quan trọng trong hệ thống công cụ quản lý của nhà trường cần phải được đổi mới một cách toàn diện nhằm cung cấp thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh phục vụ uá tr nh điều hành hoạt động cho các cấp lãnh đạo của nhà trường. Ngoài ra việc tổ chức bộ máy kế toán có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng của công tác kế toán mà còn là nhân tố quan trọng thực hiện tốt việc quản lý kinh phí, thực hiện tốt vai trò của kế toán là công cụ quản lý tài chính trong đơn vị hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập khu vực phía Nam đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tuyển sinh do cơ chế, do có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các trường, dẫn đến nguồn doanh thu trường giảm sút nghiêm trọng dẫn đến mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục rất khó thực hiện, đời sống về vật chất và tinh thần của cán bộ nhân viên, giáo viên vì thế cũng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Thông tin kế toán mang lại chủ yếu chỉ mang tính chất báo cáo hành chính, chưa có tác dụng thiết thực trong việc phân tích t nh h nh tài chính cũng như t nh h nh tiếp nhận và sử dụng kinh phí được cấp của đơn vị. Với yêu cầu vừa phát triển quy mô, vừa đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo đồng thời phải huy động 1325
  2. và sử dụng có hiệu quả các khoản thu từ hoạt động, điều này đòi hỏi tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị phải khoa học và ph hợp. Mặt khác, việc tổ chức công tác kế toán tại các mặc d đang từng bước hoàn thiện nhưng vẫn còn nhiều bất cập, còn rất bị động khi chuyển sang giai đoạn cạnh tranh mới. 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Thiết kế mẫu và thu thập dữ liệu Theo Đinh Phi Hổ (2016), kích thước mẫu cần cho nghiên cứu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: phương pháp phân tích dữ liệu và độ tin cậy cần thiết. Hiện nay, các nhà nghiên cứu xác định cỡ mẫu cần thiết thông qua công thức kinh nghiệm cho từng phương pháp xử lý. Trong phân tích EFA, cỡ mẫu thường được xác định dựa vào 2 yếu tố là kích thước tối thiểu và số lượng biến đo lường đưa vào phân tích. Kích thước của mẫu áp dụng trong nghiên cứu được dựa theo yêu cầu của phân tích nhân tố khám phá EFA. Theo Tabachnick và cộng sự (1996) thì quy mô mẫu có thể xác định theo công thức: n >= 50 + 8k, với k là số biến độc lập của mô hình. Trong nghiên cứu này, số lượng biến độc lập đưa vào phân tích là 5 biến. Như vậy cỡ mẫu tối thiểu phải là: n = 50 + (8  5) = 90. Tác giả tiến hành khảo sát với 120 phiếu, có tất cả 108 bảng câu hỏi được thu về từ các đối tượng khảo sát trong nghiên cứu. Kết quả thu về có 7 bảng câu hỏi đã bị loại do bỏ trống nhiều câu, hoặc không trả lời, trả lời không phù hợp. Sau khi kiểm tra và loại bỏ, số lượng bảng câu hỏi phù hợp chính thức được sử dụng để tiến hành nhập liệu nhằm phân tích còn lại 101 bảng (lớn hơn mẫu tối thiểu 90), đạt tỷ lệ 84,2% so với tổng số bảng câu hỏi gửi đi. Thời gian thực hiện khảo sát, thu thập dữ liệu sơ cấp phục vụ nghiên cứu từ tháng 01/2021 đến tháng 03/2021. 2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu Sử dụng phần mềm SPSS để thực hiện các kiểm định gồm: sử dụng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha để kiểm định mức độ chặt chẽ của các thang đo tương quan với nhau; phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng và nhận diện các nhân tố được cho là phù hợp với việc phân tích và sử dụng mô hình hồi quy đa biến để đánh giá ảnh hưởng của từng nhân tố đến tổ chức công tác kế toán. 3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3.1 Mô hình nghiên cứu Căn cứ vào kết quả ở phương pháp nghiên cứu định tính về các nhân tố tác động đến tổ chức công tác kế toán tại các trường đại học theo cơ chế tự chủ tài chính trên địa bàn TP.HCM trong thời đại Công nghiệp 4.0 tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu chính thức. Trong đó, biến phụ thuộc là Tổ chức kế toán tại các trường đại học theo cơ chế tự chủ tài chính trên địa bàn TP.HCM trong thời đại công nghiệp 4.0 và 5 biến độc lập bao gồm: đặc điểm ngành giáo dục, các quy định pháp lý về kế toán, trình độ chuyên môn nhân viên kế toán, yêu cầu về ứng dụng công nghệ thông tin tại các trường, cơ sở vật chất tổ chức kế toán. 1326
  3. Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất Trong đó: Biến phụ thuộc: tổ chức công tác kế toán tại các trường (TCKT). Biến độc lập: đặc điểm ngành giáo dục (DDGD); chế độ kế toán (CDKT); đội ngũ nhân viên kế toán (DNNV); tổ chức ứng dụng CNTT tại các trường (CNTT); cơ sở vật chất tổ chức kế toán (CSVC). 3.2 Kết quả kiểm định mô hình Bảng 1. Kết quả hồi quy Hệ số hồi quy chư Hệ số hồi quy Collinearity chu n hóa chu n hóa Statistics Mô hình T Sig. Sai số B Beta Tolerance VIF chu n (Constant) 0.164 0.340 .482 0.631 CDKT 0.179 0.070 0.198 2.547 0.012 0.740 1.352 DDGD 0.246 0.072 0.254 3.447 0.001 0.819 1.221 1 DNNV 0.142 0.062 0.192 2.268 0.026 0.623 1.604 CNTT 0.198 0.075 0.217 2.645 0.010 0.660 1.516 CSVC 0.181 0.066 0.239 2.744 0.007 0.587 1.704 Nguồn: phân tích dữ liệu của tác giả 1327
  4. Dựa vào bảng kết quả hồi quy, ta có mô hình hồi quy như sau: TCKT = 0.254 DDGD + 0.239 CSVC + 0.217 CNTT + 0.198 CDKT + 0.192 DNNV 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết quả nghiên cứu cho thấy phân tích EFA có 23 biến quan sát được gom thành 05 nhóm nhân tố và đưa vào phân tích hồi quy. Kết quả hồi quy khẳng định mô hình nghiên cứu là phù hợp với dữ liệu thực tế và mức độ giải thích của mô hình là 55,5% (R bình phương hiệu chỉnh là 0.555) bởi 05 nhân tố, đó là “Đặc điểm ngành giáo dục”, “Chế độ kế toán”, “Đội ngũ nhân viên kế toán”, “Tổ chức ứng dụng CNTT tại các trường” và “Cơ sở vật chất tổ chức kế toán”, trong đó nhân tố “Đặc điểm giáo dục” có sự ảnh hưởng mạnh nhất đến tổ chức công tác kế toán tại các trường (hệ số Beta chuẩn hóa = 0.254), tiếp đến là nhân tố “Cơ sở vật chất tổ chức kế toán” (hệ số Beta chuẩn hóa = 0.239); nhân tố “Tổ chức ứng dụng CNTT tại các trường” (hệ số Beta chuẩn hóa = 0.217); nhân tố “Chế độ kế toán” (hệ số Beta chuẩn hóa = 0.198) và cuối cùng là “Đội ngũ nhân viên kế toán” (hệ số Beta chuẩn hóa = 0.192) có tác động thấp nhất. Từ đó tác giả đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao hiểu quả tổ chức công tác kế toán tại các trường như sau: Đối với Đặc điểm ngành giáo dục: đối với các trường đại học theo cơ chế tự chủ tài chính trên địa bàn TP.HC , t y theo đặc điểm hoạt động của từng đơn vị, mà các đơn vị sẽ tiến hành thực hiện việc chuyên môn hóa theo phần hành kế toán trong công tác kế toán, tác giả xin đưa ra một số kiến nghị như sau: nhà trường cần phân công nhiệm vụ rõ ràng bằng văn bản, từ đó quy định rõ mức độ chịu trách nhiệm, chế độ thưởng phạt cho các nhân viên trong bộ máy kế toán. Tránh tình trạng không phân công cụ thể khi phát sinh nghiệp vụ làm tổn hại đến lợi ích đơn vị thì không cá nhân nào chịu trách nhiệm. Nhà trường cần lựa chọn phần mềm kế toán cho phù hợp bộ máy kế toán tại đơn vị, mức độ phức tạp của các nghiệp vụ cũng như số lượng các nghiệp vụ kinh tế khi phát sinh liên quan đến hoạt động của nhà trường. Đối với Cơ sở vật chất tổ chức kế toán: hoàn thiện, nâng cấp hệ thống, bộ máy, cơ sở vật chất, mua thêm các trang thiết bị hiện đại, lắp đặt ở các trường đại học theo cơ chế tự chủ tài chính trên địa bàn TP.HCM trong thời đại Cách mạng 4.0 nhằm phục vụ cho hoạt động tổ chức kế toán tại các trường. Nâng cấp máy tính, đường truyền, phần mềm, cập nhật thông tin đầy đủ chính xác cho hệ thống dữ liệu. Tập trung nguồn lực để hoàn thiện cơ sở dữ liệu cho đơn vị. Trang bị máy móc, thiết bị, phương tiện kỹ thuật hiện đại thích nghi được với sự thay đổi và phát triển không ngừng ở thành phố. Đối với “Tổ chức ứng dụng CNTT tại các trường”: một trong những yêu cầu đầu tiên để việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán thành công là con người. Các trường cần nâng cao, quan tâm hơn việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm việc trực tiếp và phải lập kế hoạch dài hạn cho việc đào tạo nguồn nhân lực có khả năng kế thừa và phát huy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý nói chung và kế toán nói riêng. Tận dụng công nghệ thông tin qua các phần mềm tính toán tiện dụng (ví dụ phần mềm bảng tính Excel), các phần mềm kế toán dành cho các đơn vị sự nghiệp công lập mà đặc biệt là dành cho trường học. Đối với “Chế độ kế toán”: Quá trình hoàn thiện pháp luật về tài chính, thuế và các quy định có liên quan đến tổ chức công tác kế toán trong các tổ chức trong đó phải đặt ra yêu cầu 1328
  5. phải có hướng dẫn kế toán kịp thời để đảm bảo tuân thủ. Hoàn thiện các nội dung thuộc môi trường pháp lý về kế toán, chế độ kế toán. Đối với Đội ngũ nhân viên kế toán tại các trường: thực hiện chương tr nh đào tạo kế toán viên, trong đó kết hợp các kiến thức kế toán tài chính, thuế, kế toán quản trị và ứng dụng công nghệ thông tin – tổ chức nghề nghiệp thực hiện nâng cao và đồng bộ. Hỗ trợ các nhân viên kế toán nhà trường trong việc xây dựng các phần mềm kế toán trong đó tích hợp các chức năng kế toán tài chính, kế toán quản trị, khai báo thuế và phân tích hoạt động của các trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ahmad Al-Hiyari, Mohammed Hamood, Nik Kamariah Nik Mat, Jamal Mohammed Esmail Alekam (2013), “Factor that Affect Accounting Information System Implementation and Accounting Information Quality: A Survey in University Utara alaysia”. [2] Earl, R. W., Leo, E. H., Susan C. K., (2006). Accounting for Governmental and Nonpofit Entities. McGraw-Hill, Irwin. [3] Fitriasari nurhidayati, dana indra sensuse, handrie noprisson (2017), “Factors Influencing Accounting Information System Implementation”. [4] Luật kế toán về các đơn vị hành chính sự nghiệp số 88/2015/QH13, ngày 20/11/2015. [5] PGS.TS. Đinh Phi Hổ (2016). Phương pháp nghiên cứu kinh tế và viết luận văn Thạc sỹ, NXB. Kinh tế, Tp.HCM. [6] Sudhashini Nair, Yee Soon Nean (2017). “Factors Affecting Management Accounting Practices in alaysia”. [7] Syaifulla (2014). “Influence Organizational Commitment on the Quality of Accounting Information System”. [8] Thông tư số 107/2017/TT-BTC, ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán hành chính sự nghiệp áp dụng từ ngày 01/01/2018. [9] Xu & ctg, 2003. “ ey Issues Accounting Information Quality Management: Australian Case Studies”. Accounting in Emerging Economies.9.169 1329