Các nhân tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên các trường đại học khối ngành kinh tế ở Việt Nam

pdf 19 trang Gia Huy 18/05/2022 4410
Bạn đang xem tài liệu "Các nhân tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên các trường đại học khối ngành kinh tế ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfcac_nhan_to_tac_dong_den_y_dinh_khoi_nghiep_cua_sinh_vien_ca.pdf

Nội dung text: Các nhân tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên các trường đại học khối ngành kinh tế ở Việt Nam

  1. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI NGÀNH KINH TẾ Ở VIỆT NAM FACTORS AFFECTING TO STARTUP INTENTION OF ECONOMIC SECTOR’S STUDENTS IN VIETNAM TS. Đinh Thị Hương; ThS. Hà Thị Quỳnh Nga Trường Đại học Thương mại dinhhuongtm@gmail.com Tóm tắt Nghiên cứu này nhằm mục tiêu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên thuộc khối ngành kinh tế ở Việt Nam. Dữ liệu nghiên cứu thu thập được từ 765 sinh viên có ý định khởi nghiệp thông qua bảng câu hỏi thiết kế sẵn. Sử dụng các phương pháp nghiên cứu bao gồm thống kê mô tả, phân tích CFA, phân tích SEM, kiểm định Boostrap. Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên thuộc khối ngành kinh tế ở Việt Nam gồm: tinh thần khởi nghiệp, kiến thức khởi nghiệp, môi trường khởi nghiệp, giáo dục kinh doanh, hỗ trợ tài chính và tuổi của sinh viên. Trong số đó, yếu tố tinh thần khởi nghiệp là yếu tố tác động mạnh nhất đến ý định khởi nghiệp của sinh viên thuộc khối ngành kinh tế ở Việt Nam. Đồng thời nghiên cứu cũng gợi ý một số giải pháp, kiến nghị với sinh viên, các trường Đại học, các Bộ, ngành liên quan nhằm phát triển hoạt động khởi nghiệp cho sinh viên thuộc khối ngành kinh tế nói riêng và sinh viên Việt Nam nói chung. Từ khoá: khởi nghiệp, sinh viên, ngành kinh tế, Việt Nam Abstract The research aims to analyze the factors affecting to startup intention of economic sector’s students in Vietnam. The data was collected through pre-designed questionnaires from 765 stu - dents with the intention to startup a business. Furthermore, the collected data was processed using research method including descriptive statistics, confirmatory factor analysis, SEM analy - sis, Bootstraping. According to the results, there are several factors affecting to startup intention of economic sector’s students in Vietnam including: entrepreneurship spirit, entrepreneurship knowledge, startup environment, business education, financial support and student’s age. Of which, entrepreneurship spirit is the factor with the strongest impact. At the same time, the re - search also suggests a number of solutions and recommendations to related students, universities, ministries and branches in order to develop the startup activities of students of economic sector’s in particular and Vietnamese students in general. Keywords: startup, students, economic sector, Vietnam 182
  2. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 1. Đặt vấn đề Khởi nghiệp luôn có mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Sự gia tăng các doanh nghiệp mới là một trong những động lực đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo và tạo công ăn việc làm (Davidsson, 1995). Nhưng theo GEM (2018) đã chỉ ra rằng tỷ lệ ý định kinh doanh tại Việt Nam - những người có ý định khởi nghiệp trong vòng 3 năm tới vẫn tiếp tục tăng lên, từ mức 18,2% năm 2014, lên lên 22,3% năm 2015 và đạt 25% năm 2017, xếp thứ 19/54, tuy nhiên vẫn thấp hơn mức trung bình 30,3% ở các nước phát triển dựa trên nguồn lực. Trong khi đó, tỉ lệ này ở khu vực châu Phi cận Sahara là 48% và mức trung bình của các nước cùng trình độ phát triển với Việt Nam là 41,5%. Một trong những cản trở đối với tinh thần khởi nghiệp của người trẻ Việt Nam đó là, chương trình giáo dục phổ thông cũng như cấp bậc đại học không có nội dung khuyến khích phát triển tinh thần kinh doanh, trong khi đó ở một số nước khác, khởi nghiệp đã trở thành một môn học chính thức của nhiều trường đại học và phổ thông. Thêm vào đó, môi trường khởi nghiệp chưa phát triển tương xứng, hệ sinh thái khởi nghiệp năm 2018 tiếp tục được cải thiện ở những chỉ số đứng đầu nhưng lại kém đi ở những chỉ số đứng cuối. Trong số 12 chỉ số về điều kiện kinh doanh, ba chỉ số mà Việt Nam có thứ hạng cao nhất là: năng động của thị trường nội địa (5/54), văn hóa và chuẩn mực xã hội (6/54), cơ sở hạ tầng (10/54). Ba chỉ số Việt Nam có thứ hạng thấp nhất là: tài chính cho kinh doanh (39/54), giáo dục kinh doanh sau phổ thông (40/54) và chương trình hỗ trợ của Chính phủ (43/54). Bên cạnh đó các cơ sở hạ tầng, hỗ trợ tài chính vẫn chưa phát triển một cách toàn diện đến mức mong đợi, nhất là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Những nguyên nhân nêu trên đã dẫn đến việc sinh viên khối ngành kinh tế ở Việt Nam tham gia khởi sự kinh doanh rất hạn chế. Vì thế, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp là rất quan trọng cho sự thành công của xã hội ngày nay, vốn dĩ đang phải đối mặt với những thách thức rất lớn về kinh tế. Xuất phát từ thực tế nêu trên, bài viết được lựa chọn thực hiện nhằm nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Từ kết quả nghiên cứu thấy được bức tranh tổng quan thực trạng các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên thuộc khối ngành kinh tế ở Việt Nam và gợi ý một số giải pháp, kiến nghị với sinh viên, các trường Đại học, các Bộ, ngành liên quan nhằm thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp của sinh viên khối ngành kinh tế ở Việt Nam. 2. Tổng quan nghiên cứu Sự thay đổi của trình độ khoa học, công nghệ cũng như xu hướng phát triển của nền kinh tế đã tác động đến mục tiêu của sinh viên sau khi ra trường là tự khởi nghiệp, tự mình tạo việc làm cho bản thân chứ không chỉ dừng ở một mục tiêu là đi xin việc như trước kia. Khởi sự kinh doanh sáng tạo là mục tiêu chiến lược trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước của thế hệ trẻ và hiện nay, các nghiên cứu về chủ đề này ở nước ngoài và trong nước được đề cập như: Autio và cộng sự (2001), “Entrepreneurial Intent among Students in Scandinavia and in the USA ” nghiên cứu về mô hình ý định kinh doanh giữa sinh viên châu Âu và Bắc Mỹ; Lĩnán và cộng sự (2011), “Factors affecting entrepreneurial intention levels: a role for education” nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Tây Ban Nha; Karali (2013),“ The Impact of entrepreneurship education programs on entrepreneurial intentions: An application of the theory of planned behavior” nghiên cứu về mô hình tác động của giáo dục kinh doanh đến ý định kinh doanh; Ambad và Dami (2016), “ Determinants of Entrepreneurial 183
  3. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Intention Among Undergraduate Students in Malaysia”, về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tại Malaysia; Tại Việt Nam các nghiên cứu của Lê Thị Trang Đài, Nguyễn Thị Phương Anh (2016), “ Các nhân tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên thuộc khối ngành kinh tế và kỹ thuật tại Trường Đại học Lạc Hồng ”. Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu xác định các nhân tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên thuộc khối ngành kinh tế và kỹ thuật trường Đại học Lạc Hồng. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 166 sinh viên có ý định khởi nghiệp thông qua khảo sát trực tiếp bằng bảng câu hỏi. Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá và hồi quy, tìm thấy 5 nhân tố có tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Lạc Hồng, lần lượt là: Thái độ cá nhân, nhận thức của xã hội, nhận thức kiểm soát hành vi, cảm nhận cản trở tài chính, giáo dục cho sinh viên; Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Thị Kim Pha (2016), “Những nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Trà Vinh” . Nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên Trường Đại học Trà Vinh. Mẫu nghiên cứu được khảo sát từ 405 sinh viên bậc Đại học ở các ngành học khác nhau. Nghiên cứu dựa trên phương pháp thống kê mô tả và mô hình cân bằng cấu trúc tuyến tính. Kết quả nghiên cứu cho thấy những nhân tố ảnh hưởng dương đến ý định khởi nghiệp của sinh viên thông qua nhân tố sự tự tin về tính khả thi trong khơỉ nghiêp̣ gôm̀ : hoạt động gian̉ g daỵ , hoaṭ đôṇ g ngoaị khoá , y ́ kiêń cuả nhưñ g ngươì xung quanh và sở thích kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến sự tự tin. Sự tự tin về tính khả thi trong khởi nghiệp càng cao thì ý định khởi nghiệp của sinh viên càng tăng; Nguyễn Thị Phương Mai và các cộng sự (2018), “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của nữ sinh viên ngành quản trị kinh doanh trên địa bàn Hà Nội”. Nghiên cứu nhằm khám phá và xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định khởi nghiệp của nữ sinh viên ngành quản trị kinh doanh tại các trường Đại học trên địa bàn Hà Nội. Kết quả khảo sát 434 nữ sinh viên cho thấy thái độ cá nhân, sự hỗ trợ từ chương trình đào tạo ảnh hưởng mạnh nhất đến ý định khởi nghiệp của nữ sinh viên; Nguyễn Xuân Hiệp và các cộng sự (2018), “Các yếu tố ảnh hưởng đến khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên khối ngành kinh tế tại các Trường Đại học ngành kinh tế các trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh” . Nghiên cứu đề xuất kế thừa mô hình nghiên cứu của Ambad và Damit (2016). Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 430 sinh viên năm cuối, khối ngành kinh tế của 10 trường Đại học tại TP.HCM có tỷ lệ sinh viên khởi nghiệp cao sau khi tốt nghiệp và được kiểm định bằng phân tích hồi quy tuyến tính bội. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên khối ngành kinh tế các trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh được sắp xếp theo trình tự mức độ quan trọng từ cao xuống thấp) bao gồm: Giáo dục kinh doanh; Chuẩn chủ quan; Môi trường khởi nghiệp; Đặc điểm tính cách và nhận thức tính khả thi; Dư Thị Hà và các cộng sự (2018), “ Thực trạng việc làm và một số yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên khoa Quốc tế Đại học Thái Nguyên” . Nghiên cứu đánh giá thực trạng việc làm và các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Khoa Quốc tế chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu với 27 biến quan sát cho 5 nhóm nhân tố đó là tinh thần khởi nghiệp, kiến thức về khởi nghiệp, kỹ năng, điều kiện kinh tế xã hội và hỗ trợ tài chính trên 152 sinh viên thuộc khối ngành Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế, Kế toán Tài chính và Quản lý Tài nguyên môi trường Khoa Quốc tế - Đại học Thái Nguyên. Nghiên cứu cho rằng để nâng cao ý định khởi nghiệp của sinh viên, trong chương trình đào tạo của mình, Khoa Quốc tế cần trang bị các kiến thức cũng như kỹ năng giúp cho sinh viên tự tin để khởi nghiệp sau khi được đào tạo. 184
  4. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Tóm lại, thông qua các nghiên cứu nêu trên thì việc nghiên cứu chuyên sâu về các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên thuộc khối ngành kinh tế ở Việt Nam là cấp bách và có ý nghĩa lớn để thấy được một bức tranh khái quát nhất thực trạng các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên thuộc khối ngành kinh tế ở Việt Nam cũng như một số gợi ý thúc đẩy khởi nghiệ p của sinh viên khối ngành kinh tế nói riêng và sinh viên ở Việt Nam nói chung. 3. Cơ sở lý thuyết (i) Ý định khởi nghiệp Ý định khởi nghiệp là một thái độ làm việc đề cao tính độc lập, tự chủ, sáng tạo, luôn đổi mới và chấp nhận rủi ro để tạo ra giá trị mới trong doanh nghiệp hiện tại. Như vây, ý định khởi nghiệp không phải là quyết định tại một thời điểm nhất định mà là kết quả của một quá trình, một cá nhân phải có tiềm năng ý định khởi nghiệp trước khi đi đến quyết định khởi nghiệp. Do đó, trên cơ sở các nghiên cứu trước đây, ý định khởi nghiệp trong nghiên cứu này hiểu theo nghĩa là một cá nhân (tự mình hoặc cùng người khác), có khả năng sắp xếp các nguồn lực để nắm bắt được cơ hội kinh doanh mới, trên tinh thần đổi mới, sáng tạo để tạo một công việc kinh doanh riêng nhằm tạo việc làm, thu nhập và các giá trị cho riêng mình, đồng thời tạo ra giá trị có lợi cho nhóm khởi nghiệp, người lao động, cộng đồng. Khởi nghiệp là một quá trình bắt đầu từ việc nhận biết cơ hội, từ đó phát triển các ý tưởng, nhằm tạo dựng một doanh nghiệp mới (Shapero, 1982). Tuy nhiên không phải ai cũng nắm bắt được các cơ hội để ý định khởi nghiệp. Một cá nhân có tiềm năng ý định khởi nghiệp phải có mong muốn và nhận thấy tính khả thi của việc ý định khởi nghiệp, hoặc có thái độ tích cực và được sự ủng hộ của những người xung quanh, cũng như có khả năng kiểm soát hoạt động ý định khởi nghiệp (Ajzen, 1991), hoặc có mong muốn và sự tự tin về khả năng của bản thân để ý định khởi nghiệp (Krueger & Brazeal, 1994). (ii) Tinh thần khởi nghiệp Tinh thần khởi nghiệp là một động lực của sự phát triển. Ở mức độ cá nhân, nó đưa ý tưởng trở thành sáng kiến thực tế và giải phóng sức mạnh sáng tạo của nguồn vốn nhân lực. Ở góc độ tổ chức, nó là động lực chính cho tăng trưởng và sự sống còn của doanh nghiệp (Autio và cộng sự, 2001). Mọi người có khả năng và định hướng khởi nghiệp khác nhau dù họ là chủ doanh nghiệp hay đang làm thuê cho ai đó. Hiện nay, ngay cả các DN lớn cũng đưa tinh thần khởi nghiệp trở thành ưu tiên chiến lược vì họ muốn duy trì tính cơ động, sự khát khao và tham vọng như những công ty startup trẻ trung. Sáng tạo đổi mới hiện được đặt ở vị trí trung tâm trong lịch trình của các DN lớn. Nhưng làm thế nào để xây dựng một tổ chức có tinh thần khởi nghiệp? Rõ ràng điều này là không thể thực hiện trong một sớm một chiều, cũng không thể chỉ ứng dụng một công thức chung cho mọi cá nhân, mọi hoàn cảnh. Tuy nhiên, sự sẵn sàng tiếp thu kiến thức và kỹ năng mới, mong muốn ứng dụng ý tưởng đã nghĩ ra vào thực tế, linh hoạt thay đổi cách thức, chiến thuật thực hiện khi gặp thất bại, tinh thần dám nghĩ dám làm, dám mạo hiểm là những yếu tố tinh thần của mỗi cá nhân khi quyết định khởi nghiệp. (iii) Kiến thức khởi nghiệp Hiện nay muốn làm bất cứ một việc gì trong bất cứ một ngành nghề nào mỗi cá nhân cũng cần phải có kiến thức về ngành nghề đó, vì thế nếu muốn khởi nghiệp trong một lĩnh vực nào đó 185
  5. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 mỗi cá nhân cần tìm hiểu, nắm vững các kiến thức xung quanh lĩnh vực đó (Ambad và Dami, 2016). Việc hiểu biết các kiến thức cơ bản, chuyên môn trong lĩnh vực mình hoạt động hay nhiều khía cạnh khác nhau trong doanh nghiệp như thị trường kinh doanh, lập kế hoạch kinh doanh, quản trị nhân sự, bán hàng và marketing, quản lý tài chính huy động vốn, pháp luật, chính sách ưu đãi khởi nghiệp, thủ tục đăng ký kinh doanh, pháp luật, chính sách ưu đãi khởi nghiệp, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan là một bước đệm quan trọng giúp cá nhân tránh khỏi sự thất bại trong việc thiếu chuyên môn và những lí do ngoài ý muốn. (iv) Môi trường khởi nghiệp Môi trường khởi nghiệp là tập hợp các yếu tố quy định khả năng tiếp cận các nguồn lực tài chính; các chính sách hỗ trợ của Chính phủ; sự hỗ trợ tư vấn, đào tạo về khởi nghiệp từ các tổ chức phi Chính phủ; sự hỗ trợ tiếp cận thị trường, cùng các chuẩn mực văn hóa thúc đẩy ý định khởi nghiệp (Grimaldi và Gradi, 2005; Radas và Bozic, 2009). Radas và Bozic (2009); Ambad và Damit (2016) cho thấy các chính sách của Chính phủ hỗ trợ cho việc xuất hiện các nhà khởi nghiệp kinh doanh năng động, cũng như khuyến khích các doanh nghiệp trong giai đoạn đầu sau khi khởi nghiệp (vi) Giáo dục kinh doanh Giáo dục tinh thần kinh doanh là những nội dung giáo dục liên quan đến chương trình, các bài giảng ngoại khóa, hoặc các khóa học cung cấp cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng và thái độ để theo đuổi sự nghiệp kinh doanh (Ambad và Damit, 2016). Lĩnán và cộng sự (2011); Ambad và Damit (2016) đã kiểm chứng giáo dục kinh doanh có mối liện hệ tích cực đến ý định kinh doanh; giáo dục tinh thần kinh doanh là một phương tiện hiệu quả trong việc gây cảm hứng sinh viên có ý định khởi nghiệp kinh doanh. (iv) Hỗ trợ tài chính Vốn luôn là yêu cầu đầu tiên quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển mạnh hay yếu của doanh nghiệp. Đối với cá nhân có ý định khởi nghiệp thì việc phát sinh nhu cầu vốn và tìm kiếm hay gọi vốn là tất yếu (Perea K.H.et al, 2011). Trong quá trình khởi sự kinh doanhviệc tìm kiếm nguồn tài trợ, gọi vốn cho các ý tưởng không dễ dàng. Thông thường các cá nhân thường tìm vốn từ những mối quan hệ sẵn có, đủ tin cậy và có sự ủng hộ cao như sự hỗ trợ tài chính từ các trường Đại học, từ gia đình, các nhà đầu tư, các cơ quan chức năng và từ thực hành khởi nghiệp. Tuy nhiên, các nguồn vốn này thường không có tính ổn định, đặc biệt áp lực về trả nợ có thể không cao, chính vì vậy có thể dẫn đến thiếu động lực trong việc sử dụng vốn, nhất là khi ý tưởng kinh doanh rơi vào tình trạng khó tiếp cận thị trường so với ban đầu. Thực tế cho thấy, nhiều ý định khởi nghiệp trong các lĩnh vực tư vấn hay dịch vụ thương mại điện tử có sử dụng công nghệ, mạng xã hội thì không cần quá nhiều vốn nhưng những ý tưởng hay dự án về xây dựng, vận tải, du lịch có xu hướng cần nhiều vốn hơn. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Thang đo và mô hình nghiên cứu (i) Thang đo nghiên cứu Thang đo ý định khởi nghiệp được kế thừa và phát triển từ các nghiên cứu của Karali (2013), Ambad và Dami (2016), Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Thị Kim Pha (2016), Dư Thị Hà 186
  6. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 và cộng sự (2018) . Thang đo đo lường dạng Likert 5 điểm: trong đó 1 là hoàn toàn phản đối và 5 là hoàn toàn đồng ý với 6 biến quan sát và được mã hóa từ YD1→YD6 (xem bảng 1). Bảng 1: Ý định khởi nghiệp Mã hóa Nội dung thang đo YD1 Suy nghĩ nghiêm túc về KN YD2 Quyết định sẽ khởi nghiệp trong tương lai YD3 Mục tiêu nghề nghiệp là trở thành doanh nhân YD4 Quyết tâm tạo ra một DN trong tương lai YD5 Muốn được tự làm chủ DN YD6 Cố gắng hết sức để bắt đầu công việc kinh doanh Thang đo tinh thần khởi nghiệp được kế thừa và phát triển từ các nghiên cứu của Autio và cộng sự (2001), Ambad và Dami (2016), Dư Thị Hà và cộng sự (2018) . Thang đo đo lường dạng Likert 5 điểm: trong đó 1 là hoàn toàn phản đối và 5 là hoàn toàn đồng ý với 5 biến quan sát và được mã hóa từ TT1→TT5 (xem bảng 2). Bảng 2: Thang đo tinh thần khởi nghiệp Mã hóa Nội dung thang đo TT1 Sự sẵn sàng tiếp thu kiến thức và kỹ năng mới TT2 Sự cố gắng tìm ra những phương pháp sáng tạo nhất và cũng là tối ưu nhất TT3 Sự mong muốn ứng dụng ý tưởng đã nghĩ ra vào thực tế TT4 Sự linh hoạt thay đổi cách thức, chiến thuật thực hiện khi gặp thất bại TT5 Tinh thần dám nghĩ dám làm, dám mạo hiểm Thang đo kiến thức khởi nghiệp được kế thừa và phát triển từ các nghiên cứu của Karali (2013), Ambad và Dami (2016), Dư Thị Hà và cộng sự (2018) . Thang đo đo lường dạng Likert 5 điểm: trong đó 1 là hoàn toàn phản đối và 5 là hoàn toàn đồng ý với 6 biến quan sát và được mã hóa từ KT1→KT6 (xem bảng 3). Bảng 3: Thang đo kiến thức khởi nghiệp Mã hóa Nội dung thang đo KT1 Hiểu biết về pháp luật, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chính sách ưu đãi khởi nghiệp KT2 Kiến thức về thị trường kinh doanh KT3 Kiến thức về lập kế hoạch kinh doanh, huy động vốn KT4 Hiểu biết về quản trị nhân sự KT5 Hiểu biết về bán hàng và marketing KT6 Hiểu biết về quản lý tài chính 187
  7. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Thang đo môi trường khởi nghiệp được kế thừa và phát triển từ các nghiên cứu của Grimaldi và Gradi (2005); Radas và Bozic (2009); Ambad và Damit (2016), Nguyễn Xuân Hiệp và các cộng sự (2019). Thang đo đo lường dạng Likert 5 điểm: trong đó 1 là hoàn toàn phản đối và 5 là hoàn toàn đồng ý với 4biến quan sát và được mã hóa từ MT1→MT4 (xem bảng 4). Bảng 4: Thang đo môi trường khởi nghiệp Mã hóa Nội dung thang đo MT1 Chính sách ưu đãi, hỗ trợ khởi nghiệp từ cơ quan chức năng MT2 Địa điểm kinh doanh thuận lợi MT3 Trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại MT4 Mức độ tiếp nhận của cộng đồng, công chúng đối với sản phẩm khởi nghiệp Thang đo môi trường khởi nghiệp được kế thừa và phát triển từ các nghiên cứu của Lĩnán và cộng sự (2011) và Ambad và Damit (2016), Nguyễn Xuân Hiệp và các cộng sự (2019), Dư Thị Hà và cộng sự (2018) . Thang đo đo lường dạng Likert 5 điểm: trong đó 1 là hoàn toàn phản đối và 5 là hoàn toàn đồng ý với 6 biến quan sát và được mã hóa từ GD1→GD5 (xem bảng 5). Bảng 5: Thang đo giáo dục kinh doanh Mã hóa Nội dung thang đo GD1 Giáo dục trong trường ĐH khuyến khích bạn phát triển những ý tưởng sáng tạo để khởi nghiệp GD2 Giáo dục trong trường ĐH cung cấp những kỹ năng và năng lực cần thiết để bạn khởi nghiệp GD3 Giáo dục trong trường ĐH cung cấp những kiến thức cần thiết về kinh doanh để bạn khởi nghiệp GD4 Bạn thường xuyên tham gia các hoạt động ngoại khóa về khởi nghiệp GD5 Sau khi hoàn thành các khóa học khởi nghiệp, bạn hăng hái muốn trở thành doanh nhân Thang đo môi trường khởi nghiệp được kế thừa và phát triển từ các nghiên cứu của Ferera K.H.et (2010), Perea K.H.et al, 2011, Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2016), Dư Thị Hà và cộng sự (2018) . Thang đo đo lường dạng Likert 5 điểm: trong đó 1 là hoàn toàn phản đối và 5 là hoàn toàn đồng ý với 5 biến quan sát và được mã hóa từ TC1→TC5 (xem bảng 6). Bảng 6: Thang đo hỗ trợ tài chính Mã hóa Nội dung thang đo TC1 Hỗ trợ tài chính từ các trường ĐH TC2 Hỗ trợ tài chính từ gia đình TC3 Hỗ trợ tài chính từ các nhà đầu tư TC4 Hỗ trợ tài chính của các cơ quan chức năng TC5 Hỗ trợ tài chính từ thực hành khởi nghiệp 188
  8. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Hình 1: Mô hình nghiên cứu về các nhân tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên các trường Đại học khối ngành kinh tế ở Việt Nam (Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả) Các nghiên cứu có đề cập đến tác động của tinh thần khởi nghiệp tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành kinh tế ở Việt Nam của Karali (2013), Ambad và Dami (2016), Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Thị Kim Pha (2016), Dư Thị Hà và cộng sự (2018). Các nghiên cứu có đề cập đến tác động của kiến thức khởi nghiệp tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành kinh tế ở Việt Nam của Các nghiên cứu có đề cập đến tác động của môi trường khởi nghiệp tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành kinh tế ở Việt Nam của Grimaldi và Gradi (2005); Radas và Bozic (2009); Ambad và Damit (2016), Nguyễn Xuân Hiệp và các cộng sự (2019). Các nghiên cứu có đề cập đến tác động của giáo dục tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành kinh tế ở Việt Nam của Lĩnán và cộng sự (2011) và Ambad và Damit (2016), Nguyễn Xuân Hiệp và các cộng sự (2019), Dư Thị Hà và cộng sự (2018). Các nghiên cứu có đề cập đến tác động của hỗ trợ tài chính tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành kinh tế ở Việt Nam của Ferera K.H.et (2010), Perea K.H.et al, 2011, Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2016), Dư Thị Hà và cộng sự (2018) . Biến kiểm soát giới tính sau khi thảo luận chuyên gia nhóm nghiên cứu đề xuất biến giới tính có tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành kinh tế ở Việt Nam Như vậy, từ kết quả của các nghiên cứu trên, cho phép đưa ra mô hình nghiên cứu lý thuyết về yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực của các DN như sau (Hình 1). 4.2. Phương pháp nghiên cứu định tính Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả thu thập, nghiên cứu dữ liệu thứ cấp nhằm phản 189
  9. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 ánh một cách khách quan, đa chiều các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên thuộc khối ngành kinh tế ở Việt Nam . Nhóm tác giả tiến hành tổng hợp, kế thừa các kết quả nghiên cứu của các học giả về yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên thuộc khối ngành kinh tế ở Việt Nam cùng với một số báo cáo có liên quan của: GEM, VCCI, CIEM, . Đây là những minh chứng quan trọng để đánh giá thực trạng khởi nghiệp của sinh viên các trường Đại học thuộc khối ngành kinh tế ở Việt Nam. Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu: Tác giả kĩ thuật phỏng vấn chuyên sâu và thảo luận nhóm tập trung nhằm xây dựng các khái niệm lý thuyết, các biến quan sát và các thang đo. Sau khi phỏng vấn 10 chuyên gia là các chuyên gia, các nhà quản lý tại các DN khởi nghiệp; tác giả tiến hành thảo luận và thiết kế bản hỏi với 6 biến với tổng cộng gồm 30 biến quan sát (items). Bên cạnh đó, sau khi có được kết quả nghiên cứu thực trạng yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên thuộc khối ngành kinh tế ở Việt Nam tác giả tiến hành thảo luận chuyên gia về kết quả thu được và những vấn đề đặt ra. Phương pháp xử lý thông tin dữ liệu: Bài báo sử dụng các phương pháp như trừu tượng khoa học, phương pháp quy nạp và diễn dịch, phương pháp phân tích và tổng hợp, thống kê, so sánh; Kết hợp với việc minh họa bằng bảng biểu, hình vẽ cho vấn đề nghiên cứu trở nên trực quan hơn. 4.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng Từ cơ sở lý thuyết đã tổng hợp, các biến quan sát được xây dựng trên thang đo Likert 5 điểm (từ 1 = hoàn toàn không đồng ý đến 5 = hoàn toàn đồng ý) phản ánh 6 khái niệm nghiên cứu hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, theo Hair và các cộng sự (1998), thì quy tắc thông thường, kích thước mẫu phải lớn hơn hoặc bằng 100 và mẫu nhỏ nhất phải có tỷ lệ mong muốn và n = 5*k. Hair et al. (2006) cũng cho rằng nếu chọn tiêu chuẩn factor loading > 0,3 thì cỡ mẫu ít nhất là 350, nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì nên chọn tiêu chuẩn factor loading > 0,55. Để đảm bảo được tính đại diện của số liệu sinh viên khối ngành kinh tế, cỡ mẫu là 850 từ sinh viên khối ngành kinh tế tại Trường Đại học Thương mại, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Ngoại Thương, Trường Đại học kinh tế - Đại học Huế, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Kinh tế - tài chính Thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian là từ 7/2020- 8/2020. Phương pháp chọn mẫu của tác giả là chọn mẫu ngẫu nhiên phi xác suất. Kích thước mẫu nghiên cứu được chia đều định mức cho mỗi trường Đại học. Tiếp cận đối tượng điều tra theo 2 cách: (i) Gửi phiếu khảo sát đã thiết kế trên Google doc đến địa chỉ email của sinh viên tại các Trường Đại học; (ii) Gửi phiếu khảo sát trực tiếp đến sinh viên tại các Trường Đại học. Sau khi sang lọc các phiếu trả lời, loại bỏ phiếu không hợp lệ (do điền thiếu thông tin) còn lại 765 phiếu hợp lệ nhóm tác giả sử dụng để nhập và xử lý dữ liệu. Dữ liệu thu được tiến hành nhập vào file Excel, sau đó thực hiện phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS và AMOS phiên bản 21. Cụ thể, phần mềm SPSS dùng để phân tích thống kê mô tả, phân tích độ tin cậy của thang đo Crobanch’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khắng định CFA, phân tích mô hình SEM, kiểm định Boostrap. Như vậy, qua nghiên cứu định tính và định lượng, dữ liệu thu thập được phân thành các hạng mục bao gồm: cơ sở lý thuyết, số liệu thống kê, dữ liệu sơ cấp về thực trạng, dữ liệu thảo 190
  10. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 luận kết quả nghiên cứu và những vấn đề đặt ra. Trên cơ sở đó tác giả xây dựng khung dàn ý, lồng ghép dữ liệu để có nghiên cứu hoàn chỉnh. 5. Kết quả nghiên cứu 5.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu Mẫu thu thập được xử lý qua phần mềm SPSS 21 với tổng số 765 phiếu điều tra hợp lệ thu được từ 9 trường Đại học khối ngành kinh tế ở Việt Nam, kết quả phân tích thống kê chỉ ra rằng có 74,38% sinh viên trả lời là Nữ và 25,62 % sinh viên trả lời là Nam. Tỷ lệ này phù hợp với đặc thù của sinh viên khối ngành kinh tế chủ yếu là Nữ; Về năm học, sinh viên học tập năm 1 chiếm tỷ lệ 5,88%, năm 2 là 16,34%, năm 3 là 37,65%, năm cuối là 40,13%; Về độ tuổi tỷ lệ tuổi 18 là 5,49%, tỷ lệ độ tuổi 19 là 15,68%, tỷ lệ độ tuổi 20 là 35,95, tỷ lệ độ tuổi trên 21 là 42,88%; Về hộ khẩu thường trú tại các Thành phố là 38,56%, tại các địa phương khác là 61,43%. Kết quả này cho thấy tỷ lệ sinh viên từ các địa phương khác đến học tại các Thành phố chiếm tỷ lệ chủ yếu. 5.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng phương pháp nhất quán nội tại qua hệ số Cron - bach ’s Alpha. Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach ’s Alpha trước khi phân tích nhân tố EFA để loại các biến không phù hợp vì biến rác này có thể tạo ra các yếu tố giả (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009). Hệ số tin cậy Cronbach ’s Alpha chỉ cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay không nhưng không cho biết biến quan sát nào cần bỏ đi và biến quan sát nào cần giữ lại. Khi đó, việc tính toán hệ số tương quan biến - tổng sẽ giúp loại ra những biến quan sát nào không đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm cần đo (Hoàng Trọng & Chu Nghuyễn Mộng Ngọc, 2005). Các tiêu chí được sử dụng khi thực hiện đánh giá độ tin cậy của thang đo như sau: - Loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến - tổng nhỏ (nhỏ hơn 0.3); tiêu chuẩn chọn thang đo khi có độ tin cậy Cronbach ’s Alpha lớn hơn 0.6. Hệ số Cronbach ’s Alpha càng lớn thì độ tin cậy nhất quán càng cao( Nunally & Burnstein, 1994; Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009). - Các mức giá trị của Cronbach ’s Alpha: lớn hơn 0.8 là thang đo tốt; từ 0,7 đến 0.8 là thang đo có thể sử dụng được; từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng trong trường hợp khái niệm nghiên cứu là mới trong bối cảnh nghiên cứu (Nunally, 1978; Peterson, 1994; Hoàng Trọng & Chu Nghuyễn Mộng Ngọc, 2005). (i) Độ tin cậy của thang đo ý định khởi nghiệp - YD Về độ tin cậy của nhân tố YD cho thấy hầu hết các biến quan sát trong thang đo PT có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.815 > 0.6 điều này đảm bảo độ tin cậy cao. Hệ số tương quan biến tổng (corrected item-total corelation) thấp nhất đạt 0.551 đều cao hơn 0.3 cho thấy tất cả các biến quan sát đều được sử dụng để phân tích nhân tố khám phá EFA. (ii) Độ tin cậy của thang đo tinh thần khởi nghiệp - TT Về độ tin cậy của nhân tố TT cho thấy rằng hầu hết các biến trong thang đo đều có hệ số 191
  11. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Cronbach’s Alpha = 0.793 > 0.6 điều này đảm bảo độ tin cậy. Hệ số tương quan biến tổng (cor - rected item-total corelation) thấp nhất đạt 0.482 đều cao hơn 0.3 cho thấy tất cả các biến quan sát đều được sử dụng để phân tích nhân tố khám phá EFA. (iii) Độ tin cậy của thang đo kiến thức khởi nghiệp - KT Về độ tin cậy của nhân tố KT cho thấy rằng hầu hết các biến trong thang đo đều có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.806 > 0.6 điều này đảm bảo độ tin cậy khi loại KT4. Hệ số tương quan biến tổng (corrected item-total corelation) thấp nhất đạt 0.537 đều cao hơn 0.3 cho thấy tất cả các biến quan sát đều được sử dụng để phân tích nhân tố khám phá EFA. (iv) Độ tin cậy của thang đo môi trường khởi nghiệp - MT Về độ tin cậy của MT cho thấy rằng hầu hết các biến trong thang đo đều có hệ số Cron - bach’s Alpha = 0.772 > 0.6 điều này đảm bảo độ tin cậy. Hệ số tương quan biến tổng (corrected item-total corelation) thấp nhất đạt 0.516 đều cao hơn 0.3 cho thấy tất cả các biến quan sát đều được sử dụng để phân tích nhân tố khám phá EFA. (v) Độ tin cậy của thang đo giáo dục kinh doanh - GD Về độ tin cậy của nhân tố GD cho thấy rằng hầu hết các biến trong thang đo đều có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.798 > 0.6 điều này đảm bảo độ tin cậy khi loại GD5. Hệ số tương quan biến tổng (corrected item-total corelation) thấp nhất đạt 0.459 đều cao hơn 0.3 cho thấy tất cả các biến quan sát đều được sử dụng để phân tích nhân tố khám phá EFA. (vi) Độ tin cậy của thang đo hỗ trợ tài chính - TC Về độ tin cậy của nhân tố TC cho thấy rằng hầu hết các biến trong thang đo đều có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.820 > 0.6 điều này đảm bảo độ tin cậy khi loại TC3. Hệ số tương quan biến tổng (corrected item-total corelation) thấp nhất đạt 0.426 đều cao hơn 0.3 cho thấy tất cả các biến quan sát đều được sử dụng để phân tích nhân tố khám phá EFA. 5.3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) Phân tích nhân tố khẳng định EFA được sử dụng để kiểm định thang đo các khái niệm nghiên cứu. Qua đó xác định xem phạm vi, mức độ quan hệ giữa các biến quan sát và các nhân tố cơ sở như thế nào, qua đó để thấy được cụ thể hơn các thang đo trên có tách thành những nhân tố mới hay rút gọn, giảm bớt đi biến quan sát nào hay không. Những tiêu chí sử dụng khi chạy EFA là: Hệ số KMO >0 ,5, mức ý nghĩa sig 1 được sử dụng. Khi phân tích EFA lần 1 cho các nhóm nhân tố, kết quả cho thấy KMO = 0.855 >0.5, Sig của kiểm định Bartlett’s = 0,000 0,5. Sau đó chạy lại EFA lần cuối cho kết quả KMO = 0,853 > 0,5, Sig của kiểm định Bartlett’s = 0,000 50%, các biến với điểm dừng 2,573 > 1 thỏa mãn yêu cầu 192
  12. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Bảng 7: Ma trận xoay Factor 1 2 3 4 5 6 TT5 .740 TT1 .739 TT4 .722 TT2 .655 TT3 .620 MT3 .740 MT2 .673 MT1 .656 MT4 .655 YD1 .752 YD2 .655 YD6 .596 YD3 .506 YD5 TC1 .890 TC2 .775 TC5 .678 KT5 .678 KT6 .636 KT1 .543 KT2 .511 GD3 .716 GD2 .690 GD1 .581 (Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát từ SPSS 21) Như vậy q ua kiểm tra độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố, các nhân tố và 24biến quan sát còn lại thu được 6 nhân tố (xem bảng 7) về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên các Trường Đại học khối ngành kinh tế ở Việt Nam như sau: nhân tố 1 bao gồm: TT5, TT1, TT4, TT2, TT3; nhân tố 2MT3, MT2, MT1, MT4; nhân tố 3: YD1, YD2, YD6, YD3, YD5 nhân tố 4: TC1, TC2, TC5; nhân tố 5: KT5, KT6, KT1, KT2; nhân tố 6: GD3, GD2, GD1. 5.4. Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA Để đo lường mức độ phù hợp của mô hình thang đo với dữ liệu thu thập được (thông tin thị trường), nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khẳng dịnh CFA với sự hỗ trợ của phần mềm AMOS phiên bản 21. Sau khi đã kiểm định thang đo và phân tích nhân tố khám phá EFA, nghiên cứu tiến hành thực hiện phân tích nhân tố khẳng định CFA với 6 nhân tố bao gồm 24 biến quan sát. Các nhân tố này tạo ra các nhóm thang đo lường các khái niệm và được đưa vào phân tích CFA để xem xét sự phù hợp của mô hình với dữ liệu thị trường. Các chỉ tiêu đánh giá bao gồm: tính đơn hướng, giá trị hội tụ, giá trị phân biệt và giá trị liên hệ lý thuyết. Các chỉ tiêu từ 1 đến 3 được đánh giá trong mô hình thang đo tới hạn, còn giá trị liên hệ lý thuyết được đánh giá trong mô hình lý thuyết. 193
  13. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Nguồn: Tổng hợp kết quả từ phân tích SPSS và Amos 21 Hình 2: Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA lần 1 Kết quả CFA của mô hình lần 1 (xem hình 2) cho thấy thang đo có 237 bậc tự do. Các chỉ số Chi-square = 719.815 với giá trị p=.000. Các chỉ tiêu khác: Chi- square /df = 3.037, GFI cao hơn 0,9 (Bentler & Bonett, 1980), RMSEA = 0,049 < 0,08 (Steiger, 1990). Tuy nhiên TLI = 0.873, CFI= 0.891 đều nhỏ hơn 0,9 nên trong gợi ý của Covariances của kết quả phân tích AMOS 21 nên tiến hành nối các e để cải thiện các chỉ số TLI, CFI như: e22-e24, e19-e21, e18-e21, e18- e20, e13-e14, e12-e14, e11-e13, e11-e12, e10-e11, e6-e9, e6-e8, e6-e7. Sau đó chạy kết quả CFA của mô hình lần cuối thang đo có 224 bậc tự do. Các chỉ số Chi-square = 543.761 với giá trị p=.000. Các chỉ tiêu khác: Chi- square /df = 2.2428, GFI, TLI, CFI đều cao hơn 0,9 (Bentler & Bonett, 1980), RMSEA = 0,049 < 0,08 (Steiger, 1990). Như vậy, có thể suy ra mô hình được xem là phù hợp với dữ liệu thị trường. Hình 3: Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA lần cuối Nguồn: Tổng hợp kết quả từ phân tích SPSS và Amos 21 194
  14. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Tính đơn hướng/ đơn nguyên: Phân tích CFA cho kết quả có 224 bậc tự do. Các chỉ số Chi- square = 543.761 với giá trị p=.000. Các chỉ tiêu khác: Chi- square /df = 2.2428, GFI, TLI, CFI đều cao hơn 0,9 (Bentler & Bonett, 1980), RMSEA = 0,049 Điều này cho chúng ta điều kiện cần và đủ để cho tập hợp biến quan sát đạt được tính đơn hướng (theo Steenkamp & Van Trip, 1991). Giá trị hội tụ: Kết quả về hệ số tương quan cho thấy các trọng số đã chuẩn hóa đều > 0.5 chứng tỏ thang đo các khái niệm đều đạt được giá trị hội tụ (nếu trường hợp có biến quan sát nào có trọng số < 0.5 thì cần phải lần lượt loại ra nhưng mô hình này thì không có). Giá trị phân biệt: Hệ số tương quan giữa các khái niệm nghiên cứu trong mô hình đều dương và < 1 và khác biệt so với 1 (dựa vào bảng trên) giá trị P-value đều rất bé và < 0,05 cho nên hệ số tương quan của từng cặp khái niệm khác biệt so với 1 ở độ tin cậy 95%. Do đó các khái niệm nghiên cứu trong mô hình này đều đã đạt được giá trị phân biệt. 5.5. Phân tích mô hình SEM Kết quả phân tích mô hình SEM cho thấy cả 6 nhân tố trong mô hình đều có tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên các Trường Đại học khối ngành kinh tế ở Việt Nam gồm có tinh thần khởi nghiệp, kiến thức khởi nghiệp, môi trường khởi nghiệp, giáo dục kinh doanh, hỗ trợ tài chính và biến kiểm soát giới tính đều có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95% (giá trị P-value đều thấp hơn 0,05). Các trọng số hồi qui của bảng trên đều mang dấu dương cho thấy các yếu tố trên đều ảnh hưởng cùng chiều với ý định khởi nghiệp của sinh viên các Trường Đại học khối ngành kinh tế ở Việt Nam. Bảng 8: Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa Ước lượng Sai lệch Giá trị tới hạn Mức ý chuẩn S.E. C.R. nghĩa P YD <—- TT .393 .081 4.877 YD <—- MT .291 .115 3.477 YD <—- TC .279 .053 3.857 YD <—- KT .165 .140 2.321 YD <—- GD .148 .079 1.880 YD <—- Gioitinh .132 .086 1.389 .006 Nguồn: Tổng hợp kết quả từ phân tích SPSS và Amos 21 Trong số 6 nhân tố thì tin thần khởi nghiệp ảnh hưởng mạnh nhất với giá trị của trọng số chuẩn hóa là 0,393, tiếp đến là nhân tố môi trường khởi nhiệp với trọng số 0,291, nhân tố tài chính với trọng số 0,279, nhân tố kiến thức khởi nghiệp với trọng số 0,165, giáo dục kinh doanh với trọng số 0,148 và cuối cùng là giới tính với trọng số chuẩn hóa là 0,132 (xem bảng 8). Kết quả mô hình SEM được thể hiện trong hình 4. 195
  15. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Nguồn: Tổng hợp kết quả từ phân tích SPSS và Amos 21 Hình 4: Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM (chuẩn hóa) Như vậy cả 6 giả thuyết đặt ra ban đầu đều được chấp nhận, các nhân tố đều tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên các Trường Đại học khối ngành kinh tế ở Việt Nam. Phương trình hồi quy tuyến tính biểu diễn mối quan hệ giữa các biến trong mô hình ảnh yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên các Trường Đại học khối ngành kinh tế ở Việt Nam như sau: YD = 0,393.TT + 0,291.MT + 0,279.TC + 0,165. KT + 0,148.GD + 0,132.Gioitinh * Kiểm định Bootstrap Để đánh giá tính bền vững của mô hình nghiên cứu, phương pháp kiểm định Boostrap được sử dụng. Đây là phương pháp lấy mẫu lặp lại có thể thay thế từ ban đầu (n= 765), trong đó mẫu ban đầu đóng vai trò đám đông (Schumacker & Lomax, 1996). Số lần lấy mẫu lặp lại trong nghiên cứu được chọn là B = 1000 lần, kết quả cho thấy mẫu được tính trung bình và giá trị này có xu hướng gần với ước lượng của tổng thể. Bên cạnh đó, qua bảng ta thấy rằng trị tuyệt đối của CR rất nhỏ so với 2 nên có thể nói là độ chệch là rất nhỏ và ổn định cho phép kêt luận rằng các ước lượng trong mô hình SEM có thể tin cậy được. 6. Thảo luận kết quả nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp thúc đẩy khởi nghiệp của sinh viên các trường Đại học khối ngành kinh tế ở Việt Nam Từ cơ sở lý thuyết, nghiên cứu thực trạng gồm 765 phiếu từ các trường Đại học khối ngành kinh tế ở Việt Nam. Nghiên cứu đã thực hiện thực hiện kiểm định thang đo hệ số tin cậy Cron - bach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá -EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA, phân tích mô hình SEM dữ liệu thu thập được. Kết quả chỉ ra rằng cả 6 nhân tố trong mô hình đều có tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên các Trường Đại học khối ngành kinh tế ở Việt Nam trong đó nhân tố tinh thần khởi nghiệp có tác động mạnh nhất và nhân tố giới tính có tác yếu 196
  16. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 nhất. Kết quả này hoàn toàn đồng nhất với kết quả trong nghiên cứu của Ambad và Dami (2016), Dư Thị Hà và cộng sự (2018). Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên các Trường Đại học khối ngành kinh tế ở Việt Nam, một số giải pháp nhằm thúc đẩy khởi nghiệ p của sinh viên khối ngành kinh tế nói riêng và sinh viên ở Việt Nam nói chung như sau: (i) Đối với tinh thần khởi nghiệp: Kết quả phân tích cho thấy tinh thần khởi nghiệp là nhân tố có tác động mạnh đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Vì vậy để làm gia tăng lòng yêu thích của sinh viên đối với khởi sự kinh doanh, trường Đại học khối ngành kinh tế ở Việt Nam cần tăng cường giới thiệu về các tấm gương đã khởi nghiệp, các mô hình kinh doanh và làm giàu của các cựu sinh viên của trường nói riêng, của Việt Nam nói chung, từ đó khơi dậy ham muốn kinh doanh, tư duy làm chủ, lòng yêu thích đối với nghề doanh nhân. Để tạo nên hứng thú về nghề nghiệp doanh nhân, những sinh viên mong muốn thay đổi tương lai của bản thân cần thay đổi suy nghĩ của chính mình trước tiên với “tư duy làm chủ thay vì tư duy làm thuê”, tự tin làm việc mà mình yêu thích, từ đó ý định khởi nghiệp của mỗi cá nhân sẽ trở thành hiện thực. (ii) Đối với môi trường khởi nghiệp: Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đang trở thành xu thế phát triển mạnh mẽ. Theo thống kê của tạp chí Echelon (Singapore) - một trong những tạp chí online lớn nhất về khởi nghiệp ở Đông Nam Á, nước ta hiện có khoảng 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST, tăng gần gấp đôi so với số liệu ước tính cuối năm 2015 (khoảng 1.800 doanh nghiệp). Hiện nước ta có khoảng 30 cơ sở ươm tạo (BI) và 10 tổ chức thúc đẩy Kinh doanh (BA), tăng thêm 10 vườn ươm và 3 tổ chức thúc đẩy Kinh doanh so với năm 2016. Trước bối cảnh nền kinh tế số bắt đầu có ảnh hưởng ở những mức độ khác nhau tới các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, chính trị tại Việt Nam. Trong bối cảnh như vậy, cần cải tiến môi trường khởi nghiệp như tăng cường sự vào cuộc mạnh mẽ, đồng đều và thực chất của các bộ, ngành, địa phương trong thực hiện nhiệm vụ cải thiện môi trường khởi nghiệp. Trước hết là xác định, các mục tiêu, nhiệm vụ khởi nghiệp ở ngành, địa phương. Ðồng thời, coi trọng nâng cao hiệu quả công tác truyền thông; tổ chức các hoạt động thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp. Gắn liền với đó, cần tiếp tục cải cách hành chính, kiến tạo môi trường khởi nghiệp thực chất, thúc đẩy khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp. Cần nỗ lực kiến tạo, thúc đẩy khởi nghiệp gắn với cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong khởi nghiệp; xây dựng hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp với đầy đủ các thành tố, gắn với cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. (iii) Đối với hỗ trợ tài chính: Nâng cao nhận thức của mỗi sinh viên về khả năng tiếp cận nguồn vốn khi khởi nghiệp. Vai trò của các cơ quan quản lý vĩ mô là tạo điều kiện để sinh viên tiếp cận nguồn vốn từ các ngân hàng và các quỹ hỗ trợ đầu tư một cách dễ dàng hơn thông qua việc giảm lãi suất vay cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, xử lý dự án nhanh chóng để cấp vốn. Bên cạnh đó, cần xây dựng các vườn ươm doanh nghiệp, trung tâm hỗ trợ, hội doanh nhân khởi nghiệp để giúp đỡ và tư vấn các sinh viên có ý định khởi sự kinh doanh trong việc tìm nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp hay các doanh nhân thành đạt. Bên cạnh đó cá nhân cần nâng cao hiệu quả huy động vốn hỗ trợ từ các dự án, Trường Đại học, các nhà đầu tư Đối với sinh viên phải nhận thức được tình hình tài chính của bản thân, chủ động trong việc tìm kiếm nguồn vốn từ các nhà đầu tư, quỹ hỗ trợ quan tâm đến ý tưởng của mình và có kế hoạch sử dụng tài chính 197
  17. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 khi khởi nghiệp một cách rõ ràng và chi tiết. Các cơ quan quản lý vĩ mô nên tổ chức các hoạt động khuyến khích tinh thần khởi nghiệp dành cho sinh viên trên phạm vi địa bàn tỉnh và quốc gia. Thêm vào đó, Chính Phủ nên kêu gọi các tổ chức hỗ trợ, các quỹ đầu tư mạo hiểm, các doanh nhân thành đạt để trợ giúp về mặt tài chính cho những sinh viên có ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo nhưng thiếu vốn và cơ sở vật chất. (iv) Đối với kiến thức khởi nghiệp: Việc hình thành năng lực khởi nghiệp trong sinh viên không thể thay đổi trong một thời gian ngắn. Việc trau dồi và luyện tập các kỹ năng khởi nghiệp, sự nhạy bén, khả năng thích nghi phụ thuộc vào đặc điểm cá nhân và sự chủ động của mỗi sinh viên. Nâng cao năng lực của bản thân và khả năng nhận thức cơ hội kinh doanh của sinh viên từ sự tích lũy năng lực trong học tập và cả quá trình làm việc sau tốt nghiệp là vấn đề quan trọng liên quan tích cực với việc tự làm chủ và hình thành doanh nghiệp, đó chính là khả năng của sinh viên trong việc tổ chức và thực hiện các hành động cần thiết để đạt được những thành tựu nhất định. Ngoài ra, nó cũng liên quan trực tiếp đến niềm tin, củng cố sự quyết tâm sẽ đạt được thành công của bản thân họ. Khi một sinh viên đủ tin tưởng vào năng lực của bản thân, khả năng trở thành doanh nhân trở nên rõ ràng hơn. Thêm nữa, nghiên cứu còn cho thấy, Chính phủ cũng cần kiến tạo hệ thống khởi nghiệp ổn định, hỗ trợ và khuyến khích tinh thần doanh nhân khởi nghiệp bằng những hành động và chương trình cụ thể. (v) Đối với giáo dục kinh doanh: Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), tiêu chí về tỷ lệ sinh viên có việc làm được xem là một đòi hỏi quan trọng quyết định chất lượng giáo dục cũng như thương hiệu của các trường. Thời gian tới, khi Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học được Quốc hội thông qua, Bộ GD&ĐT sẽ điều chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật liên quan quy định chỉ tiêu tuyển sinh phải dựa trên tiêu chí sinh viên có việc làm. Theo đó, khởi nghiệp kinh doanh được xem là một trong những định hướng này nhằm tạo ra nhiều cơ hội và sự đa dạng nguồn nhân lực tăng cả về chất lượng, số lượng và cuối cùng là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Để hoạt động này được triển khai rộng khắp trong các cơ sở giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT đã ban hành Quyết định số 1230/QĐ-BGDĐT ngày 30 tháng 3 năm 2018 về việc ban hành kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ học sinh sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” của ngành giáo dục. Do đó, trong bối cảnh việc làm là khan hiếm so với với số lượng sinh viên tốt nghiệp thì giải pháp cấp thiết hiện nay để giảm lượng sinh viên tốt nghiệp thất nghiệp, đó là khơi dậy tinh thần doanh nhân và khởi nghiệp kinh doanh. Các trường Đại học đưa chương trình đào tạo khởi nghiệp trong các chuyên ngành đào tạo của Nhà Trường. Bên cạnh đó, cần tăng điểm làm việc sáng tạo trong các trường Đại học khối ngành kinh tế. Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tất cả các trường đại học phải có ít nhất một không gian làm việc chung. Hiện nay đã có 70 điểm làm việc sáng tạo trong trường đại học nhưng con số này vẫn còn nhỏ so với số lượng các trường đại học; Các thầy cô giáo cùng nhau làm và cùng nhau chia sẻ học liệu trên môi trường mạng, để từ đó lan tỏa tri thức, đóng góp hữu ích nhất cho các bạn sinh viên khởi nghiệp. Nếu chúng ta học ở các trường khác nhau mà được tiếp cận học liệu của các thầy giỏi nhất thuộc các lĩnh vực thì không chỉ sinh viên một trường mà tất cả sinh viên trong cả nước sẽ được thụ hưởng chung. Cùng với đó cần chú trọng việc kết nối giữa các trường với nhau, giữa nhà trường với doanh nghiệp, kết nối giữa các bộ, ngành để hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp đã được làm rồi. Vì hiện nay, 198
  18. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 chúng ta đã có nền tảng là hệ tri thức Việt số hóa, những người đã tốt nghiệp đại học, những người có kinh nghiệm làm việc ở nước ngoài có thể cùng tham gia chia sẻ. 7. Kết luận Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành kinh tế ở Việt Nam cho thấy cả 6 nhân tố trong mô hình đều có tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên các Trường Đại học khối ngành kinh tế ở Việt Nam trong đó nhân tố tinh thần khởi nghiệp có tác động mạnh nhất và nhân tố giới tính có tác yếu nhất. Hoạt động khởi nghiệp của sinh viên hiện nay bên cạnh những thuận lợi cũng luôn tiềm ẩn nhiều khó khăn, thử thách khó lường. Để hoạt động này đạt chất lượng, hiệu quả như mong đợi và ngày càng đi vào chiều sâu cần phải có sự hỗ trợ của toàn xã hội, trước hết là của các Trường Đại học khối ngành kinh tế ở Việt Nam, trong việc giúp sinh viên tự tin, vững bước khởi nghiệp thành công, hỗ trợ sinh viên những vấn đề họ đang thiếu và yếu, như: Kiến thức, kỹ năng, thông tin, hỗ trợ đào tạo, Đồng thời, chủ động làm tốt hơn nữa vai trò “cầu nối” giữa sinh viên với xã hội để tăng cơ hội lập thân, lập nghiệp cho sinh viên. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Lê Thị Trang Đài, Nguyễn Thị Phương Anh (2016), “Các nhân tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên thuộc khối ngành kinh tế và kỹ thuật tại Trường Đại học Lạc Hồng”. Tạp chí Khoa học Lạc Hồng, Số 5 (2016), trang 83-88. 2. GEM, (2018), Báo cáo chỉ số khởi nghiệp Việt Nam 2017/2018, Nhà xuất bản Thanh niên. 3. Dư Thị Hà và các cộng sự (2018), “Thực trạng việc làm và một số yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên khoa Quốc tế Đại học Thái Nguyên”. Tạp chí Khoa học và công nghệ 188(12/3): 159 - 164. 4. Nguyễn Xuân Hiệp và các cộng sự (2018), “Các yếu tố ảnh hưởng đến khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên khối ngành kinh tế tại các Trường Đại học ngành kinh tế các trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh”. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 51, 06/2019. 5. Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Thị Kim Pha (2016), “Những nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Trà Vinh”. Số 23, tháng 9/2016. 6. Nguyễn Thị Phương Mai và các cộng sự (2018), “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của nữ sinh viên ngành quản trị kinh doanh trên địa bàn Hà Nội”. Tiếng Anh 7. Ambad, S. N. A and Ag Damit, D. H. D. (2016). Determinants of Entrepreneurial Inten - tion Among Undergraduate Students in Malaysia. Procedia Economics and Finance, 37, 108-114. Autio, K., Klofsten, P., & Hay. (2001). Entrepreneurial intent among students in Scandinavia and in the USA. Enterprise and Innovation Management Studies, 2(2), 145-160. 8. Hair et al, 1998. Multivariate Data Analysis, 5th edn, Prentice Hall, Upper Saddle River, New Jersey. 199
  19. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 9. Lĩnán, F., Rodríguez - Cohard, F. J., Rueda-Cantuche, J. M. (2011). Factors affecting entrepreneurial intention levels: a role for education. International Entrepreneurship and Man - agement Journal, Volume 7, Issue 2, pp195-218. 10. Karali, S. (2013). The Impact of entrepreneurship education programs on entrepreneur - ial intentions: An application of the theory of planned behavior. Erasmus University of Rotterdam - Master Thesis. 11. Perea K.H.et al, 2011, The Entrepreneurial Intention of Undergraduates in Sri Lankan Universities, Faculty of Commerce and Management Studies, University of Kelanniya, Sri Lanka. 12. Steiger, J. H. (1990). Structural model evaluation and modification: An interval esti - mation approach. Multivariate Behavioral Research, 25, 173–180. 13. Grimaldi, R. and Gradi, A. (2005). Business incubators and new venture creation; an as - sessmant of incubating models. Technovation, Vol. 25 No.2, 111-121. 200