Các quan điểm về tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nông dân: Xem xét tại một số quốc gia đang phát triển và thực tiễn tại Việt Nam

pdf 11 trang Gia Huy 3830
Bạn đang xem tài liệu "Các quan điểm về tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nông dân: Xem xét tại một số quốc gia đang phát triển và thực tiễn tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfcac_quan_diem_ve_tiep_can_tin_dung_chinh_thuc_cua_ho_nong_da.pdf

Nội dung text: Các quan điểm về tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nông dân: Xem xét tại một số quốc gia đang phát triển và thực tiễn tại Việt Nam

  1. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" CáC QUAN ĐIỂM VỀ TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA HỘ NÔNG DÂN: XEM XÉT TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA ĐANG PHáT TRIỂN VÀ THỰC TIỄN TẠI VIệT Nam ThS. Tạ NhậtL inh, ThS. Phan Thu Trang, ThS. Nguyễn Quỳnh Trang Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Nông nghiệp không chỉ có ý nghĩa về an ninh lương thực mà còn có ý nghĩa về phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Tín dụng nông thôn có vai trò then chốt trong việc cung cấp vốn tới hộ nông dân, mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế gia đình nhằm gia tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Bài viết tổng hợp các quan điểm về tiếp cận tín dụng nông nghiệp tại khu vực nông thôn ở Việt Nam và một số quốc gia đang phát triển, đồng thời phân tích tổng quan thị trường tín dụng nông thôn Việt Nam, đưa ra những đặc điểm của thị trường này và một số hàm ý chính sách. Từ khoá: tín dụng nông thôn, thị trường tín dụng nông thôn 1. Giới thiệu Nông nghiệp được coi là một trong những ngành kinh tế quan trọng bậc nhất đối với mọi quốc gia, từ các quốc gia nghèo đói đến các quốc gia đang phát triển và các nước đã phát triển. Đặc biệt ở các quốc gia nghèo đói và đang phát triển, nông nghiệp không chỉ có ý nghĩa về an ninh lương thực quốc gia mà còn là khu vực tạo ra phần lớn việc làm cho nền kinh tế (Sheram và cộng sự, 2000). Trong nhiều nghiên cứu của quỹ lương thực thế giới, nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong ổn định xã hội và có tác động mạnh mẽ tới vấn đề cải tạo thiên nhiên và bảo vệ môi trường (FAO, 1997). Hiện nay, nông nghiệp tại nhiều quốc gia trên thế giới được chú trọng phát triển cả ở khu vực nông thôn và khu vực thành thị, trong đó nông nghiệp ở khu vực nông thôn vẫn chiếm tỷ trọng lớn không những về sản lượng, quy mô mà còn góp phần tạo việc làm cho phần lớn lao động ở khu vực này. Tuy nhiên nông dân hay các hộ gia đình làm nghề nông tại khu vực nông thôn nói chung và tại các quốc gia đang phát triển nói riêng vẫn gặp khó khăn khi tiếp cận vốn tín dụng để phát triển sản xuất (Sharma và cộng sự, 2015). Sự thiếu hụt và khó khăn trong tiếp cận vốn tại khu vực nông 445
  2. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" thôn sẽ dẫn đến sự sụt giảm sản lượng, ảnh hưởng đến GDP, gia tăng thất nghiệp và hơn hết là ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh lượng thực quốc gia, đặc biệt ở các quốc gia đói nghèo (Guirkinger và cộng sự, 2008). Tiếp cận tín dụng nông thôn được xem là một yếu tố quan trọng cho phát triển kinh tế, đặc biệt là tiếp cận tín dụng nông thôn đối với hộ gia đình nông nghiệp có thu nhập thấp (Claessens, 2006). Tiếp cận vốn tại khu vực nông thôn có thể được chia thành 2 nhóm: nguồn vốn chính thức từ các tổ chức tín dụng và nguồn vốn phi chính thức. Đã có rất nhiều nghiên cứu, cụ thể ở các nước đang phát triển, nhằm xem xét những nhân tố tác động tới việc tiếp cận của nông hộ ở cả hai nguồn vốn này, trong đó các thủ tục cho vay chính thức thường giới hạn các hộ nghèo, hộ có thu nhập thấp, những người không có tài sản thế chấp và không thể vay dựa trên mức thu nhập của họ (Phan Đình Khôi và cộng sự, 2013). Do vậy tại những thị trường nhỏ và đang phát triển, Chính phủ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc kiến tạo môi trường thuận lợi thông qua cơ chế chính sách để giúp người nông dân có thể tiếp cận vốn tín dụng dễ dàng hơn (Khandker và cộng sự, 2015). Vì vậy việc nghiên cứu về hạn chế trong tiếp cận tín dụng nông thôn là hết sức cần thiết, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển. Bài viết chủ yếu tập trung hệ thống các quan điểm về tiếp cận tín dụng vốn nông nghiệp tại khu vực nông thôn ở các quốc gia đang phát triển bao gồm cả Việt Nam nhằm đưa ra đánh giá tổng quát về thị trường tín dụng nông thôn Việt Nam và xem xét những hạn chế trong tiếp cận tín dụng của nông hộ tại Việt Nam. 2. CáC quan điểm tiếp Cận tín dụng nông thôn tại CáC quốC gia đang pháT triển 2.1. Tiếp cận tín dụng nông thôn Các quan điểm về tiếp cận tín dụng nông thôn được đưa ra trong rất nhiều nghiên cứu. Tiếp cận tín dụng nông thôn được hiểu đơn giản là khả năng tiếp cận các dịch vụ tín dụng của các hộ nông dân và các thành viên của hộ (Zeller và cộng sự 1996). Hiểu theo một cách rộng hơn, tín dụng nông thôn là việc các hộ gia đình tiếp cận nguồn vốn tín dụng cụ thể mà hộ có thể vay được, bên cạnh đó có nhiều nguồn khác nhưng không khả thi để hộ có thể vay. Khi đó khả năng tiếp cận vốn tín dụng được đo lường bằng số vốn lớn nhất mà hộ có thể vay (Diagne và cộng sự, 2001). Tiếp cận tín dụng nông thôn trong nhiều nghiên cứu lại nhấn mạnh tới khó khăn trong tiếp cận vốn của hộ nghèo (Hinson, 2011). Diagne và cộng sự (2000) trong nghiên cứu về đo lường khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nông dân đưa ra sự khác biệt giữa 2 446
  3. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" kh ái niệm “tiếp cận tín dụng chính thức” và “tham gia vào các chương trình cấp tín dụng chính thức”. Trong một số trường hợp, hai khái niệm này được dùng thay thế nhau. Tuy nhiên điểm khác biệt giữa hai khái niệm này nằm ở chỗ: tham gia vào chương trình tín dụng là việc các hộ nông dân tự lựa chọn và tham gia vào các chương trình này trong khi đó tiếp cận tín dụng thì thường ám chỉ bao gồm cả những rào cản khi tham gia. 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới tiếp cận tín dụng chính thức của khu vực nông thôn tại một số quốc gia đang phát triển và Việt Nam Các nghiên cứu thực nghiệm về khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nông dân thường được xem xét dưới 2 nguồn tiếp cận: tiếp cận chính thức và tiếp cận phi chính thức. Tín dụng chính thức là những nguồn cung tín dụng từ các ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, quỹ tín dụng nhân dân. Tín dụng phi chính thức thường là các nguồn vay từ người thân bạn bè, cho vay lãi từ người cho vay cá nhân. Ngoài hình thức tín dụng chính thức và phi chính thức, hình thức tín dụng bán chính thức tồn tại được xem là từ các tổ chức hội và các chương trình cho vay của Chính phủ và các dự án phi chính phủ khác (Lensink và cộng sự, 2007). Những nhân tố ảnh hưởng tới tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nông dân trong nhiều nghiên cứu được xem xét dưới hai chủ thể chính của mối quan hệ tín dụng: người đi vay - hộ nông dân và người cho vay. Những nhân tố đến từ phía hai chủ thể này còn có thể được chia thành các nhân tố có thể quan sát được và các nhân tố không thể quan sát được. Biểu đồ 1: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng tới tiếp cận tín dụng hộ nông dân Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả 447
  4. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" Nh óm nhân tố ảnh hưởng tới tiếp cận tín dụng chính thức còn có thể được chia thành các nhóm nhân tố có thể quan sát được và nhóm nhân tố không thể quan sát được. Các nhân tố có thể quan sát được là những nhân tố mang đặc điểm kinh tế xã hội và nguồn lực của hộ đã được đưa ra trong rất nhiều nghiên cứu ở nhiều quốc gia đang phát triển. Tuổi, số lượng lao động trong gia đình, thu nhập đều tác động tới khả năng tiếp cận tín dụng nông thôn của hộ (Nguyên và Lê, 2015; Abdul-Hanan và Zakaria, 2015; Gan và cộng sự, 2007). Trong nghiên cứu của Gan và cộng sự, độ tuổi được chỉ là yếu tố tác động mạnh nhất tới khả năng tiếp cận vốn của nông hộ, cụ thể đối tượng nông dân và ngư dân trẻ ít có khả năng tiếp cận vốn tại thị trường Philippines. Trình độ học vấn, giới tính, thu nhập và mức độ nhận thức về sự sẵn có của tín dụng vi mô của hộ có ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng tiếp cận của hộ (Gan và cộng sự, 2007; Sebatta và cộng sự, 2014). Kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp cũng là một nhân tố ảnh hưởng được nhấn mạnh đến trong nghiên cứu của Nguyên và Lê, 2015 và Yehuala, 2008. Tuy nhiên trong nhiều nghiên cứu, diện tích đất sở hữu và sử dụng lại là yếu tố quan trọng nhất tác động tới việc tiếp cận tín dụng nông nghiệp ở Pakistan (Saleem và cộng sự, 2014). Trong một số nghiên cứu về tiếp cận tín dụng nông thôn ở một số tỉnh thành Việt Nam, trình độ học vấn của chủ hộ vay là yếu tố quan trọng tỷ lệ nghịch với khả năng giới hạn tín dụng trên địa bàn tỉnh An Giang và Cần Thơ (Thái Anh Hoà, 1997). Tương tự như nghiên cứu của Thái Anh Hoà, Trần Thọ Đạt (1998) cũng chỉ ra rằng diện tích đất sử dụng và trình độ học vấn cũng như địa vị xã hội có ảnh hưởng mạnh tới khả năng tiếp cận các nguồn vốn chính thức của các nông hộ ở Việt Nam. Trần Ái Kết (2009) trong nghiên cứu về tín dụng của trang trại nuôi trồng thuỷ sản tại tỉnh Trà Vinh cũng đồng quan điểm với nhiều nghiên cứu trước về các nhân tố tác động tới khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nông dân, cụ thể trình độ học vấn của chủ trang trại, tỷ lệ diện tích mặt nước nuôi, chi phí sản xuất có tác động trực tiếp tới lượng vốn tín dụng có thể vay được. Thủ tục vay vốn, địa vị xã hội của chủ hộ cũng là những yếu tố tác động tỷ lệ thuận với khả năng tiếp cận vốn chính thức của chủ hộ (Nguyễn Quốc Oánh và Phạm Thị Mỹ Dung, 2010). Khi nghiên cứu về khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của hộ, một số tác giả thực hiện quan sát mối tương tác giữa tín dụng chính thức và tín dụng phi chính thức. Trong đó việc sử dụng các nguồn tín dụng phi chính thức có sẵn có tác động tới việc tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của hộ nông dân. Có nghiên cứu cho rằng khả năng tiếp cận tín dụng chính thức và phi chính thức là hoàn toàn độc lập và không có liên quan tới nhau (Lensink và cộng sự, 2007). Tuy nhiên Kochar (1997) cho rằng quyết định vay của hộ gia đình từ nguồn tín dụng chính thức ở nông thôn Ấn Độ chịu ảnh 448
  5. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" hưởng từ thị trường tín dụng phi chính thức. Trong một nghiên cứu của Phan Đình Khôi (2013) về thị trường tín dụng nông thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long, khả năng tiếp cận tín dụng được đặt trong điều kiện thị trường tín dụng chính thức và phi chính thức có khả năng tương tác với nhau, bổ sung và thay thế lẫn nhau. Nguyễn Quốc Oánh và Phạm Thị Mỹ Dung (2010) cũng cho rằng việc sử dụng nguồn tín dụng phi chính thức tác động tỷ lệ thuận tới việc tiếp cận nguồn vốn chính thức của các hộ gia đình ở khu vực ngoại thành Hà Nội. Ngoài những nhân tố có thể nhận thấy được và có thể đo lường được, có những nhân tố khó có thể đo lường một cách định lượng khi nghiên cứu sự ảnh hưởng của những nhân tố này tới khả năng tiếp cận tín dụng của hộ gia đình. Những nhân tố này có thể được xếp vào nhóm nhân tố “mạng lưới cộng đồng” (social capital/social network). Khái niệm về mạng lưới cộng đồng được sử dụng và có ý nghĩa trong rất nhiều lĩnh vực và có nhiều quan điểm khác nhau khi định nghĩa về khái niệm này. Tuy nhiên về lợi ích chung của mạng lưới xã hội thì nhiều nhà khoa học lại có cùng quan điểm, Bourdieu (1986) cho rằng mạng lưới xã hội là tổng hợp các nguồn lực có sẵn và các nguồn lực tiềm năng, các nguồn lực này được kết nối tạo thành một mạng lưới các quan hệ nhằm đạt được những mục tiêu chung. Vai trò của mạng lưới xã hội trong tiếp cận tín dụng đã được đề cập trong nhiều nghiên cứu bởi tính quan trọng của nó khi sự phát triển của hệ thống tín dụng nông thôn được xem như là một yếu tố cho xoá đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn. Tác động của mạng lưới xã hội tới việc tiếp cận tín dụng nông thôn trong các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mạng lưới xã hội tạo điều kiện tốt cho việc phát triển quan hệ tương tác cá nhân và là nền móng cho phát triển tín dụng (Bastelaer, 2000). Lợi ích từ mạng lưới này được cụ thể hóa dưới ba dạng thức: gia tăng nguồn lực giúp tiếp cận thông tin thị trường và giảm thiểu chi phí tìm kiếm nguồn tín dụng, hỗ trợ tạo lập các quỹ cho vay và tiết kiệm, gia tăng kết nối giữa các cá nhân trong mối quan hệ tín dụng và tạo mạng lưới giữa các nhà cung cấp tín dụng (Yokoyama & Ali, 2006). 3. Tín dụng nông thôn Việt Nam 3.1. Tổng quan thị trường tín dụng nông thôn tại Việt Nam Thị trường tín dụng Việt Nam bao gồm tín dụng chính thức, phi chính thức và bán chính thức cùng tồn tại. Tín dụng chính thức được cung cấp bởi hầu hết các định chế tài chính, điển hình là các ngân hàng thương mại hiện nay đều mở rộng cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, tuy nhiên chủ yếu ở ba ngân hàng quốc doanh: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (VBRAD), Ngân hàng chính sách xã hội (VBSP) tiền thân là Ngân hàng cho người nghèo và Quỹ tín dụng nhân dân. Ba tổ chức 449
  6. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" này cùng nhau kiểm soát khoảng 70% tổng mức dư nợ của thị trường. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn được thành lập năm 1988 chính thức đi vào hoạt động từ tháng 12/1990 sau khi pháp lệnh ngân hàng có hiệu lực. Mạng lưới hoạt động của ngân hàng ngày càng tăng và đến nay ngân hàng nông nghiệp có hơn 2000 chi nhánh nằm rải rác khắp cả nước. Tuy nhiên do cơ chế vận hành chậm cải tiến, là ngân hàng 100% vốn nhà nước, những lệch lạc trong đánh giá rủi ro và thủ tục vay vốn phức tạp đã góp phần vào sự kém phát triển của hoạt động VBRAD nói chung và trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng. Ngân hàng phục vụ người nghèo Việt Nam bắt đầu hoạt động từ năm 1996, cung cấp tín dụng lãi suất thấp thông qua các chương trình tín dụng vi mô cho người nghèo nông thôn không đủ điều kiện cho các khoản vay cá nhân vì tài sản thế chấp hạn chế. Đến năm 2002, Ngân hàng chính sách xã hội được thành lập theo quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 4/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ nhằm tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo. Hoạt động của ngân hàng chính sách chủ yếu thực hiện thông qua hình thức cho vay uỷ thác, hợp tác chặt chẽ với các tổ hội và chính quyền tại địa phương trong thủ tục cho vay. Uỷ ban nhân dân xã sẽ làm thủ tục xác minh hộ nghèo và cận nghèo và những hộ thuộc đối tượng được ưu tiên vay vốn theo các chương trình của Chính phủ, các tổ chức đoàn thể xã hội như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên sẽ là đầu mối cho vay, lập và giám sát khoản vay đến từng hộ nông dân. Đặc trưng của những khoản vay này là tiền vay thấp và không có tài sản đảm bảo. Những tổ chức đoàn thể xã hội này sẽ đóng vai trò bảo lãnh cho hộ nghèo vay vốn. Các nhóm người vay sẽ được tổ chức vay theo tổ, tổ trưởng các tổ sẽ có trách nhiệm đôn đốc thu gốc và lãi từ người đi vay. Hệ thống quỹ tín dụng nhân dân bắt đầu từ một chương trình thí điểm chịu giám sát của Ngân hàng Nhà nước vào tháng 7/1993, là hình thức hợp tác xã tiết kiệm và tín dụng cấp xã xây dựng theo mô hình Caisse Populaire ở Canada. Quỹ tín dụng hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng, dịch vụ chủ yếu tại khu vực nông thôn. Mục tiêu hoạt động là nhằm huy động nguồn vốn tại chỗ để cho vay tại chỗ, tương trợ cộng đồng, vì sự phát triển bền vững của các thành viên. Khu vực tín dụng phi chính thức ở Việt Nam trong nhiều nghiên cứu gần đây được xem như một yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy khả năng tiếp cận vốn của nông hộ tại thị trường chính thức. Tín dụng phi chính thức ở nông thôn Việt Nam chủ yếu là tín dụng từ người thân, bạn bè, họ hàng, các khoản tín dụng xoay vòng “họ, hụi”. Ngoài hai hình thức trên, tín dụng phi chính thức còn được cung ứng từ những người cho vay tư nhân. 450
  7. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" Hình thức này thường có ba dạng thức. Tín dụng từ những người cho vay truyền thống nhỏ lẻ, không cần tài sản thế chấp. Loại thứ hai từ những chủ nợ cho vay nặng lãi. Hình thức này về cơ bản giống hình thức thứ nhất, tuy nhiên số tiền cho vay cao hơn và chủ nợ thường đòi có tài sản thế chấp, điển hình là chủ nợ yêu cầu giao sổ đỏ nhà hoặc đất. Hình thức thứ ba là hình thức tín dụng từ những thương nhân buôn bán nhỏ, những nhà cung cấp đầu vào của sản phẩm hoặc những đại lý tiêu thụ sản phẩm tại địa phương. Hình thức tín dụng này dần trở thành hình thức tín dụng phi chính thức quan trọng tại địa phương, hơn 51% các khoản tín dụng nông hộ được cấp thông qua kênh tín dụng này (Putzeys, 2002). Bên cạnh hình thức tín dụng chính thức và phi chính thức, hình thức tín dụng bán chính thức ở nông thôn Việt Nam được hình thành thông qua các chương trình tín dụng vi mô được tài trợ bởi các quỹ quốc tế và tổ chức phi chính phủ (NGO). Đối tượng của khu vực tài chính này là những phụ nữ nghèo, cộng đồng dân tộc thiểu số, và thường là những đối tượng mà khu vực tài chính chính thức chưa đủ khả năng tiếp cận để phục vụ. Ngoài ra một số quỹ cho vay được hình thành từ những người góp vốn là các hội viên các tổ chức đoàn thể như hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội nông dân trong đó hội phụ nữ được xem là thành công nhất trong việc đáp ứng nhu cầu về dịch vụ tài chính của các hội viên. 3.2. Đặc điểm thị trường tín dụng nông thôn ở Việt Nam Thị trường tín dụng với sự tham gia của các thành viên còn yếu và lỏng lẻo: Từ sau quyết định 546/2002/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước việc cho phép các ngân hàng thương mại được tự do thoả thuận lãi suất với khách hàng, tuy nhiên Ngân hàng Nhà nước vẫn kiểm soát trần lãi suất ở mức tối đa không vượt quá 150% lãi suất cơ bản. Việc kiểm soát trần lãi suất ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của các ngân hàng thương mại, buộc họ tiến hành lựa chọn khách hàng khắt khe hơn (Hoff và Stiglitz, 1993). Lĩnh vực nông nghiệp được xem là một lĩnh vực đặc thù, chứa đựng rất nhiều rủi ro do diễn biến thời tiết phức tạp, khó lường, dịch bệnh, sâu bệnh Điều này lại càng đúng ở những quốc gia đang phát triển như Việt Nam, trình độ khoa học kỹ thuật còn thấp, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, công tác nghiên cứu dự báo kinh tế liên quan đến nông nghiệp còn yếu. Ngoài ra, chính sách về định hướng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản chưa đồng bộ, trồng trọt còn manh mún và một số mặt hàng xuất khẩu phụ thuộc quá nhiều vào giá cả thế giới. Chính những đặc điểm này đã khiến cho việc cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp trở nên rất rủi ro. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn là một trong những ngân hàng thương mại nhà nước có vốn điều 451
  8. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" lệ lớn nhất Việt Nam, được định hướng là một trong những ngân hàng đi đầu trong cho vay lĩnh vực nông nghiệp từ nghị định 53/HĐBT của hội đồng bộ trưởng khi thành lập các ngân hàng chuyên doanh. Tuy nhiên với loại hình là một ngân hàng thương mại kinh doanh vì lợi nhuận, VBARD có quy trình thẩm định rủi ro và các điều kiện cho vay có bảo đảm bằng tài sản. Trong khi đó thu nhập của các hộ nông dân còn thấp, cùng với việc xử lý cấp chứng nhận quyền sử dụng đất của người nông đân còn có những bất cập, nên việc cho vay các khoản vốn lớn để mở rộng sản xuất của hộ gia đình nông thôn từ các ngân hàng thương mại nói chung và VBARD nói riêng là rất hạn chế. Ngân hàng chính sách xã hội VBSP chỉ cho vay với đối tượng đặc thù theo quy định và vay theo chương trình của chính phủ với số lượng vốn nhỏ và hạn chế. Sự can thiệp của chính phủ Nếu như các ngân hàng thương mại hoạt động trên cơ sở tối đa lợi nhuận, lãi suất thoả thuận với khách hàng thì ngân hàng chính sách xã hội cho vay “bao cấp” theo kế hoạch và lãi suất từ chính phủ đặt ra. Vốn ngân sách cho vay thông qua ngân hàng chính sách xã hội được phân bổ về các tỉnh thành phố và từ đó phân bổ về các địa phương. Đối tượng được vay vốn từ ngân hàng chính sách nằm trong diện đối tượng nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều và cho vay theo các chương trình cụ thể của chính phủ. Tuy nhiên, trên thực tế những đối tượng nghèo lại có nhiều rào cản khi tiếp cận nguồn vốn này. Những đối tượng nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều nằm trong diện được vay vốn từ VBSP lại thường không đủ điều kiện sử dụng vốn vay do nhu cầu của bộ phận này thường không nhằm vào mục đích sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, ở các khu vực nông thôn, có một bộ phận các hộ gia đình thuộc diện nghèo, nhưng không trong chuẩn nghèo đa chiều, thu nhập thấp và không có tài sản thế chấp để vay từ ngân hàng thương mại, họ cũng rất khó tiếp cận vốn của ngân hàng chính sách xã hội VBSP. Thị trường tín dụng nông thôn thiếu sự cạnh tranh giữa các định chế tài chính: Sự trợ cấp và kiểm soát từ chính phủ dành cho ngân hàng chính sách xã hội là một rào cản cho các định chế tài chính khác, cụ thể các ngân hàng thương mại tiếp cận mở rộng cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp. Tư duy bao cấp trong hoạt động tín dụng của chính phủ đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn làm tăng chi phí hoạt động của các định chế tài chính muốn tiếp cận thị trường, đồng thời làm tăng tính ỷ lại của các định chế được trợ cấp và bóp méo thị trường tài chính nông thôn. 452
  9. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" 4. KếT luận và hàm ý chính sáCh Từ các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới tiếp cận tín dụng nông thôn ở các địa bàn khác nhau, nhiều nhóm tác giả đã đưa ra những kiến nghị nhằm tăng khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nông dân. Thứ nhất, các giải pháp chính thường được các nghiên cứu đưa ra là tăng cường mở rộng mạng lưới cho vay của các định chế tài chính tới các đơn vị hành chính nhỏ tại địa phương thông qua các tổ vay vốn (Phan Đình Khôi, 2013). Việc tham gia vào những tổ hội vay vốn này làm tăng đáng kể khả năng tiếp cận chương trình tín dụng chính thức, giúp giảm chi phí cho việc khắc phục các vấn đề về thông tin bất đối xứng trong cho vay cá nhân. Thứ hai, các định chế tài chính, cụ thể là các ngân hàng thương mại cần thay đổi tư duy về các đối tượng phục vụ thay vì chỉ ưu tiên “khách hàng lớn”. Các ngân hàng cần phân bổ nguồn vốn đầu tư vào tín dụng nông thôn, cải tiến các phương thức cho vay, giảm chi phí vay. Thứ ba, xác định mức độ can thiệp của chính phủ trong các hoạt động tín dụng nông thôn để đảm bảo tính cạnh tranh của thị trường, giảm tư duy bao cấp trong lĩnh vực nông nghiệp. Nhu cầu vay vốn của các hộ nông dân nói chung và hộ nông dân nghèo nói riêng thường là cần vay nhanh, thủ tục đơn giản, chi phí giao dịch thấp. Để đáp ứng được nhu cầu rộng rãi của các hộ nông dân, chương trình tín dụng cần đảm bảo phát triển bền vững về dài hạn, không chỉ bó hẹp trong những khoản vay trợ cấp của ngân hàng chính sách xã hội. Thứ tư, nhà nước cần có chính sách thu hút và mở rộng hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô trong và ngoài nước, tiếp cận tầng lớp người nghèo cần vốn phát triển sản xuất khi tầng lớp này khó có thể tiếp cận tín dụng từ các ngân hàng thương mại nhưng lại không đủ điều kiện vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội. 453
  10. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" Ti ài l ệu tham khảo 1. Bastelaer, T.V. (2000). Imperfect information, social capital and the poor’s access to credit. Center for Institutional Reform and the Informal Sector (IRIS) at the University of Maryland 2. Claessens, S. (2006). Access to financial services: A review of the issues and public policy objectives. The World Bank Research Observer, 21(2):240. 3. Food and Agriculture Organization of the United Nations, 1997, Searching for Common Ground. European Union Enlargement and Agricultural Policy, FAO Agricultural Policy and Economic Development Series-1, Chapter 2, from http:// www.fao.org/docrep/w7440e/w7440e00.htm#Contents. 4. Guirkinger, C., & Boucher, S. R. (2008). Credit constraints and productivity in Peruvian agriculture. Agricultural Economics, 39(3), 295-308. 5. Gan, C., Nartea, G. V. and Garay, A. (2007). Credit accesibility of small-scale farmers and fisherfolk in the Philippines. Review of Development and Cooperation. 6. Hinson, R.E. (2011). Banking the poor: The role of mobiles. Journal of Financial Services Marketing, 15(4):320-333. 7. Hananu B., Abdul-Hanan A., Zakaria H., Factors influencing agricultural credit demand in Northern Ghana African, Journal of Agricultural Research, 10 (7) (2015), pp. 645-652. 8. Hoff K., àv Stiglitz J., 1993, Imperfect Information and Rural Credit Markets: Puzzles and Policy Perspective, World Bank Economic Review 4(3): 235-250. 9. Kochar, A. (1997a). An empirical investigation of rationing constraints in rural credit markets in India. Journal of development economics, 53(2), 339-371. 10. Lensink, R. và Phạm Thị Thu Trà (2007). Lending policies of informal, formal and semi-formal lenders. Economics of transition, 15(2), 181-209. 11. Nguyen T.D., Le H.T., Enhancing formal credit accessibility of pig production households in Thai Binh province, Vietnam, International Journal of Economics, Commerce and Management, 3 (4) (2015), pp. 1-15. 12. Nguyễn Quốc Oánh, Phạm Thị Mỹ Dung (2010), Khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nông dân: Trường hợp nghiện cứu ở vùng cận ngoại thành Hà Nội. Tạp chí Khoa học và phát triển 2010, Tập 8, số 1. 13. Phan Đình Khôi., Gan, C., Nartea, G. V., & Cohen, D. A. (2013). Formal and informal rural credit in the Mekong River Delta of Vietnam: Interaction and accessibility. Journal of Asian Economics, 26, 1-13. 454
  11. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" 14. Sharma A., K., & Yadav P., 2015, Agriculture Credit in Developing Economies: A Review of Relevant Literature, International Journal of Economics and Finance, Vol 7, No. 12. 15. Sebatta C., Wamulume M., Mwansakilwa C., Determinants of smallholder farmers’ access to agricultural finance in Zambia, Journal of Agricultural Science, 6 (11) (2014), pp. 63-73 16. Saleem A., Jan F.A., Khattak R.,M., Quraishi M., I., Impact of farm and farmers characteristics on repayment of agriculture credit, Abasyn, Journal of Social Sciences, 4 (1) (2014), pp. 23-35 17. Trần Ái Kết & Huỳnh Trung Thời, 2013. Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ trên địa bàn tỉnh An Giang, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Phần D, 27 (2013): 17-24 18. Trần Thọ Đạt (1998), Chi phí giao dịch vay và sự phân đoạn trên thị trường tín dụng nông thôn. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế. 10/1998. 19. Trần Ái Kết (2009), Một số giải pháp chủ yếu về vốn tín dụng của trang trại nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Trà Vinh. Luận án Tiến sĩ kinh tế: 62.31.10.01, LA04.15059, Thư viện quốc gia Việt Nam. 20. Yehuala S., 2008. Determinants of smallholder farmers access to formal credit: The case of Metema Woreda, North Gondar, Ethiopia (Unpublished master’s thesis) Haramaya University, Ethiopia (2008). 21. Yokoyama, S. & Ali, A.K. (2006). Social Capital and Farmer Welfare in Malaysia. International Association of Agricultural Economists Conference 22. Putzeys, R. (2002). Micro Finance in Vietnam: Three Case Studies. Rural Project 23. Development, Hanoi. 24. Zeller, M., Ahmed A., Babu S., Broca S., Diagne A., Sharma M., 1996. Rural Financial Policies for Food Security of the Poor: Methodologies for a Multi-country Research Project. Dicussion Paper 11. International Food Policy Research Institute, Washington, D.C. Ngày gửi bài: 20/5/2018 Ngày gửi lại bài: 01/6/2018 Ngày duyệt đăng: 02/06/2018 455