Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng của các doanh nghiệp SMES ở Việt Nam
Bạn đang xem tài liệu "Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng của các doanh nghiệp SMES ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- cac_yeu_to_anh_huong_den_kha_nang_tiep_can_nguon_von_vay_nga.pdf
Nội dung text: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng của các doanh nghiệp SMES ở Việt Nam
- CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN VAY NGÂN HÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SMES Ở VIỆT NAM PGS. TS. Nguyễn Việt Hùng PGS. TS. Hà Quỳnh Hoa Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Nghiên cứu này sử dụng kỹ thuật hồi quy Probit và Logistic để đánh giá các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). Số liệu được sử dụng trong nghiên cứu được trích xuất từ mẫu điều tra 695 doanh nghiệp trên ba địa bàn là Hà Nội, Đà Nẵng và Đồng Nai. Kết quả phân tích cho thấy: quy mô của doanh nghiệp, yêu cầu về tài sản thế chấp, chi phí lót tay, quà tặng và chi trả lãi cao là những rào cản ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp cận vốn vay của các doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt là các SMEs. Đồng thời, quá trình xử lý các hồ sơ vay vẫn tồn tại sự phân biệt đối xử khác nhau giữa các doanh nghiệp SMEs và các doanh nghiệp lớn, giữa các doanh nghiệp sở hữu tư nhân và sở hữu nhà nước. Mức độ hiệu quả trong việc sử dụng và quản lý tài sản, sự phát triển của thị trường vốn là những yếu tố tích cực giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. Từ các kết quả thực nghiệm, nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp nói chung và các SMEs nói riêng ở Việt Nam. Từ khóa: Khả năng tiếp cận vốn, SMEs, rào cản tiếp cận vốn 1. Giới thiệu Sau khi thực hiện chính sách đổi mới từ năm 1986, Chính phủ đã chuyển đổi mô hình kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường. Các thị trường hàng hóa hầu như đã được tự do hóa, tuy nhiên thị trường nhân tố sản xuất đặc biệt là thị vốn vẫn bị kiểm soát. Đại hội Đảng lần thứ VII năm 1991 đã nhấn mạnh “Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể là nền tảng của nền kinh tế quốc dân”, bởi vậy, khu vực này được xem là 'xương sống', bệ đỡ của nền kinh tế trong nhiều năm qua và là khu vực nắm quyền chi phối phần lớn tài nguyên của nền kinh tế bao gồm đất đai, khoáng sản, tín dụng, ưu đãi chính sách Chính điều này đã làm gia tăng các rào cản tiếp cận các yếu tố sản xuất, đặc biệt là vốn đối với khu vực kinh tế tư 277
- nhân. Đến Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII (2017) đã xác định “phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Đây là một định hướng quan trọng trong việc tháo gỡ các rào cản của các doanh nghiệp tư nhân trong thời gian tới. Tuy nhiên, thực tế hiện tại cho thấy các doanh nghiệp tư nhân mà phần lớn là các doanh nghiệp SMEs vẫn đang bị phân biệt đối xử khi tiếp cận với thị trường các yếu tố sản xuất, đặc biệt là khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng. Trước những vấn đề thực tế đó, nghiên cứu này sẽ tập trung vào đánh giá khả năng tiếp cận vốn vay từ các ngân hàng thương mại mà hiện nay các doanh nghiệp đang phải đối mặt. Nhằm làm rõ những yếu tố đang là rào cản hiện hữu đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tiếp cận nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại. Qua đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn lực tài chính của các doanh nghiệp từ các tổ chức tín dụng. Để đạt được mục tiêu đề ra, ngoài phần giới thiệu và tài liệu tham khảo, nội dung nghiên cứu gồm các mục: Mục 2 trình bày tổng quan các nghiên cứu liên quan đến những rào cản mà các doanh nghiệp phải đối mặt khi tiếp cận các nguồn vốn vay. Mục 3 sử dụng kỹ thuật hồi quy Probit và Logistic nhằm đưa ra những bằng chứng thực nghiệm về các rào cản tiếp cận vốn vay từ các ngân hàng thương mại đối với các doanh nghiệp được điều tra trong mẫu nghiên cứu. Cuối cùng là kết luận và một số gợi ý về giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp. 2. Tổng quan nghiên cứu Các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước đã cho thấy một số yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp SMEs từ thị trường tài chính – tiền tệ chính thức như các yếu tố liên quan đến quy mô, loại hình sở hữu doanh nghiệp, tài sản đảm bảo hay thế chấp, hiệu quả hoạt động và ngoài ra còn có các yếu tố liên quan về thể chế và thông tin thị trường. Xét về mặt quy mô, so với các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp SMEs sẽ gặp khó khăn hơn trong việc tiếp cận các nguồn tài chính trên thị trường chính thức. Do tính năng động và sự tăng trưởng nhanh ở các doanh nghiệp SMEs, khiến các doanh nghiệp này luôn ở trong tình trạng khát vốn. Mặc dù, quy mô 278
- món vay không lớn nhưng nhu cầu vay vốn lại diễn ra thường xuyên, trong khi đó khả năng thanh khoản của các doanh nghiệp SMEs lại hạn chế (Garcia- Fontes, 2005), chính điều này đã làm cho các doanh nghiệp SMEs khó tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng từ bên ngoài, tạo ra nhiều khó khăn về tài chính cho các doanh nghiệp SMEs trong hoạt động kinh doanh (Galindo và Schiantarelli, 2003; Beck và Demirgüç-Kunt, 2006). Một số nghiên cứu lại cho thấy sự thiếu minh bạch trong hạch toán và quản trị tài chính đôi khi tạo ra sự bất đối xứng về thông tin hoặc thiếu thông tin về hoạt động của doanh nghiệp mà chính nó lại là cơ sở để các ngân hàng xem xét điều kiện cho vay của chính các doanh nghiệp này. Do vậy, trên giác độ hoạt động kinh doanh ngân hàng thì nhóm khách hàng SMEs được xem như là rủi ro hơn so với các doanh nghiệp lớn có sự minh bạch và đầy đủ về thông tin. Theo Lin (2009), trong trường hợp của Trung Quốc, do mức độ tin tưởng đối với SMEs thấp nên các ngân hàng thường đòi hỏi về thế chấp và các điều kiện vay đối với nhóm này cao hơn các doanh nghiệp lớn mà thông thường thì các SMEs lại không có khả năng đáp ứng. Nghiên cứu của Demirguc-Kunt (2006) cho thấy một hệ thống thông tin và thể chế hiệu quả sẽ thúc đẩy việc thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm đối với khoản tiền vay cũng như bảo vệ quyền sở hữu tài sản, qua đó cho phép các nhà đầu tư có thể kiểm soát được vốn góp của mình cũng như kiểm soát được hoạt động của các nhà quản trị nhằm bảo vệ phần vốn đầu tư mà họ đã bỏ ra. Theo Kern (2013), một quốc gia có các thể chế phát triển thì các doanh nghiệp sẽ gặp ít rào cản hơn trong việc tiếp cận vốn vay so với những quốc gia phát triển kém. Beck, Demirgüç-Kunt và Macsimovic (2008), dựa trên bộ dữ liệu chéo điều tra cấp độ doanh nghiệp của các nước đã có kết luận rằng sự cải thiện trong việc bảo vệ quyền tác giả đã làm gia tăng đáng kể hoạt động tài trợ vốn từ bên ngoài đối với các doanh nghiệp nhỏ so với các doanh nghiệp lớn. Nghiên cứu của Fang (2007) chỉ ra rằng nếu như chính phủ không có khả năng bảo vệ tài sản của khu vực tư nhân thì thị trường tự khắc sẽ tính tăng chi phí quản trị món vay và do đó sẽ dẫn đến sự không hoàn hảo của thị trường. Nhưng nếu sự can thiệp của chính phủ là đủ mạnh thì lại được xem là một chỉ dẫn, một tín hiệu đảm bảo về một hệ thống tài chính ổn định, qua đó thúc đẩy hoạt động tín dụng của các ngân hàng. 279
- Ngoài những vấn đề nêu trên, khi xem xét các nhân tố rào cản đối với khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các nghiên cứu còn chỉ ra những vấn đề thuộc về nội tại của các doanh nghiệp cũng là những rào cản ảnh hưởng cần phải quan tâm. Ch ng hạn như: Trình độ học vấn và tuổi đời của chủ doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực tới khả năng tiếp cận vốn (Kasseeah và Thoplan, 2012); Bates, 1990; Rand và cộng sự, 2007; Nguyễn Thị Nhung và cộng sự, 2015; Yaldiz và cộng sự, 2011; Cao Thị Khánh Nguyệt, 2014); Tuổi của doanh nghiệp có tác động tích cực tới việc tiếp cận các nguồn vốn chính thức (Akoten và các cộng sự, 2006; Oliner và Rudebusch, 1992; Beck và các cộng sự, 2006); Các doanh nghiệp sở hữu nhà nước có lợi thế hơn trong tiếp cận tài chính (Harrison và cộng sự, 2004; Laeven, 2003); các doanh nghiệp ở khu vực thành thị hoặc gần một ngân hàng thương mại có thể tiếp cận các khoản vay ngân hàng dễ dàng hơn (Yaldiz và cộng sự, 2011; Gine, 2011). Như vậy có thể thấy đối với các SMEs, rào cản đối với việc tiếp cận vốn bao gồm không chỉ là các nhân tố nội tại bên trong bản thân mỗi doanh nghiệp mà còn xuất phát từ các yếu tố về thể chế và môi trường thông tin của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, tùy thuộc vào sự sẵn có của số liệu trong nghiên cứu mà các mô hình thực nghiệm phân tích cho mỗi nền kinh tế sẽ chọn lựa số lượng các biến số giải thích rào cản tiếp cận vốn vay là khác nhau. Với giới hạn về nguồn số liệu điều tra, bài viết này chỉ dừng lại ở việc xem xét và ước lượng một số yếu tố có ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận vốn vay từ các ngân hàng thương mại. Khả năng tiếp cận vốn được thể hiện ở việc hồ sơ vay có được ngân hàng chấp nhận giải ngân hay không. 3. Phƣơng pháp luận và chỉ định mô hình thực nghiệm Trong phần này sẽ phân tích tác động của các yếu tố tới khả năng tiếp cận vốn từ các tổ chức tài chính (đặc biệt là từ các ngân hàng thương mại) của doanh nghiệp thông qua mô hình phân tích định lượng. Hình 1 mô tả cơ sở của các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tiếp cận vốn của doanh nghiệp từ các ngân hàng thương mại được xem xét trong nội dung nghiên cứu thực nghiệm của bài viết này. 280
- H nh 1. Các yếu tố tác động tới khả năng tiếp cận vốn vay chính thức của DN Như vậy, các yếu tố quyết định đến quá trình xử lý các món vay của ngân hàng mà qua đó các doanh nghiệp có thể tiếp cận được vốn vay chính thức bao gồm: các đặc trưng của doanh nghiệp như quy mô, loại hình sở hữu, tuổi của doanh nghiệp; các chỉ số phản ánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp như tỷ lệ tăng trưởng doanh thu, khả năng sinh lời ROE, ROA; đặc điểm của các món vay như có hay không các món vay có yêu cầu các tài sản thế chấp; và các biến ngoại sinh khác như yếu tố về vùng miền. 3.1. Số liệu và phương pháp nghiên cứu a) Mô tả số liệu Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên bộ số liệu điều tra riêng của nhóm nghiên cứu vào tháng 12 năm 2017. Mẫu điều tra gồm 699 doanh nghiệp thuộc 3 địa phương là Hà Nội, Đà Nẵng và Đồng Nai. Các doanh nghiệp được lựa chọn điều tra cũng là các doanh nghiệp được điều tra trong các cuộc điều tra doanh nghiệp hàng năm của Tổng cục Thống kê. Sau khi xử lý và lọc bỏ các quan sát trùng số liệu mẫu nghiên cứu còn lại 695 quan sát. 281
- Bảng 1. Mô tả thông tin m u nghiên cứu STT Tiêu chỉ mô tả SMEs DN lớn Tổng 1 Mẫu điều tra 56,7 43,3 100 DN Nhà nước 23,3 76,7 100 DN ngoài Nhà nước 58,9 41,1 100 2 Số DN có hồ sơ xin vay 48,3 51,7 100 DN Nhà nước 10,7 89,3 100 DN ngoài Nhà nước 51,1 48,9 100 3 Số DN có hồ sơ được giải ngân 47,3 52,7 100 DN Nhà nước 10,7 89,3 100 DN ngoài Nhà nước 50,1 49,9 100 4 Số năm hoạt động của DN (trung bình) 9,25 12,81 10,8 DN Nhà nước 20 25,6 24,3 DN ngoài Nhà nước 8,97 11,23 9,9 Nguồn: Tính toán từ bộ số liệu điều tra Ghi chú: SMEs được định nghĩa theo Luật Hỗ trợ DNVN, số 04/2017/QH14 ngày 12/06/2017 (số lao động nhỏ hơn 200 lao động, số vốn nhỏ hơn 100 tỷ đồng, doanh thu nhỏ hơn 300 tỷ đồng) Bảng 1 cho thấy số doanh nghiệp SMEs chiếm khoảng 56,7% trong tổng số doanh nghiệp trong mẫu điều tra. Số doanh nghiệp có nộp hồ sơ xin vay ngân hàng chiếm khoảng 58,4% trong toàn mẫu (48,3% là các doanh nghiệp SMEs và 51,7% là các doanh nghiệp quy mô lớn). Tỷ lệ được giải ngân với các doanh nghiệp SMEs có hồ sơ xin vay chỉ chiếm có 47,3%. Đối với các doanh nghiệp không vay vốn ngân hàng, loại trừ lý do không có nhu cầu và không muốn bị mắc nợ, thì các lý do cơ bản không tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng là do lãi suất vay cao, thủ tục vay còn phức tạp và không đủ tài sản thế chấp. 282
- Hình 2. Các lý do tại sao doanh nghiệp không vay vốn NHTM Nguồn: Tính toán từ bộ số liệu điều tra Bảng 1 cũng cho thấy số năm trung bình các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường tính tới thời điểm điều tra là 10,8 năm. Trong đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) có số năm hoạt động nhỏ hơn 5 năm chiếm khoảng 31,2% và dưới 10 năm khoảng 66,5%. Về mặt cơ sở lý luận cho thấy nếu số năm hoạt động trên thị trường càng nhiều thì các doanh nghiệp sẽ được kỳ vọng tiếp cận dễ hơn các nguồn vốn trên thị trường tài chính, tiền tệ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các doanh nghiệp ở Việt Nam có tuổi bình quân khá trẻ, đặc biệt là các doanh nghiệp SMEs. Do đó, đây có lẽ cũng sẽ là một rào cản nhất định đối với các doanh nghiệp tư nhân khi tiếp cận với các nguồn vốn vay từ thị trường. b) Xây dựng các biến được sử dụng trong mô hình thực nghiệm Dựa trên số liệu điều tra, các biến trong mô hình phân tích định lượng thông qua 2 kỹ thuật Probit và Logistic được xây dựng như sau: - Đối với biến phụ thuộc (Y): đây là một biến nhị phân nhằm đo lường khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp từ các tổ chức tín dụng (NHTM). Giá trị của Y=1 khi các doanh nghiệp có hồ sơ xin vay vốn ngân hàng và đã được chấp nhận giải ngân và ngược lại Y=0 khi bị ngân hàng từ chối. - Đối với các biến độc lập: gồm các biến phản ánh doanh nghiệp được nghiên cứu là doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), sở hữu nhà nước (STATE), tuổi của doanh nghiệp (AGE), ROE, ROA, khả năng sẵn có tài sản thế chấp (collateral), chi phí lót 283
- tay, quà tặng liên quan đến món vay (corruption), biến phản ánh cho biết doanh nghiệp đã niêm yết trên thị trường chứng khoán (Stockmarket) và các biến tương tác khác. Bảng 2 mô tả tóm tắt định nghĩa các biến được sử dụng trong mô hình thực nghiệm. Bảng 2. Định nghĩa các biến đƣợc sử dụng trong mô hình hồi quy STT Ký hiệu Giải thích Cách tính/đo lƣờng 1 SME Doanh nghiệp SME =1 nếu số lao động nhỏ hơn 200 lao vừa và nhỏ động, số vốn nhỏ hơn 100 tỷ đồng, doanh thu nhỏ hơn 300 tỷ đồng và ngược lại thì bằng 0 2 STATE Các doanh STATE =1 nếu doanh nghiệp có vốn Nhà nghiệp thuộc nước lớn hơn 50% và ngược lại nhận giá trị sở hữu nhà bằng 0 nước 3 AGE Tuổi của Tuổi của DN được tính từ khi doanh doanh nghiệp nghiệp chính thức đăng ký hoạt động kinh doanh. 4 ROE Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu 5 ROA Lợi nhuận sau thuế trên vốn tổng tài sản 6 collateral Tài sản collateral =1 nếu doanh nghiệp có sẵn tài thế chấp sản thế chấp và ngược lại bằng 0 7 corruption Chi phí lót tay, corruption =1 nếu DN có chi lót tay và quà quà tặng tặng để nhận được món vay từ ngân hàng 8 Stockmarket Niêm yết trên Stockmarket =1 nếu doanh nghiệp đã niên thị trường yết trên thị trường CK và ngược lại bằng 0 9 collateralsme Biến tương tác Collateralsme = collateral × SME 10 corruptionsme Biến tương tác Corruptionsme = corruption × SME Nguồn: tác giả tự tính toán 284
- c) Chỉ định mô hình thực nghiệm: probit/logistic Nghiên cứu này sử dụng cách tiếp cận hồi quy probit và logit để ước lượng tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến xác suất món vay của doanh nghiệp được chấp nhận giải ngân. Mô hình probit và logit được biết đến là mô hình hồi quy mà các biến phụ thuộc là rời rạc và chỉ nhận hai giá trị có thể có là 0 và 1. Trong mô hình probit và logit, xác suất của món vay hay hồ sơ xin vay của doanh nghiệp được chấp nhận giải ngân được mô tả dưới dạng hàm phi tuyến của một tập hợp các biến hồi quy X có thể viết dưới dạng tổng quát như sau: X ' P Y 1 X' z dz (1) X ' e PYX 1 X (2) 1 e Trong đó: PY( 1)là xác suất món vay của doanh nghiệp được ngân hàng chấp nhận giải ngân; X là tập các biến giải thích được lựa chọn; X'β là ký hiệu của hàm phân phối tích lũy của phân phối chuẩn; X'β là hàm phân phối tích lũy của phân phối logistic. Phương trình (1) và (2) cho biết xác suất có điều kiện mà ở đó một một món vay của doanh nghiệp được ngân hàng chấp nhận, là một hàm của các yếu tố tác động tới khả năng ra quyết định của các tổ chức tài chính hay NHTM chấp nhận món xin vay của doanh nghiệp (X) trong mẫu nghiên cứu. Trong đó tập các biến X bao gồm các biến: SME, STATE, AGE, ROE, ROA, collateral, corruption, Stockmarket và các biến tương tác collateralsme, corruptionsme. 3.2. Kết quả ước lượng thực nghiệm Trong phần này hai kỹ thuật ước lượng hồi quy Probit và Logistic đã được sử dụng để xem xét tác động của các yếu tố đến khả năng tiếp cận vốn vay từ các ngân hàng thương mại của doanh nghiệp. Kết quả ước lượng được từ mô hình Probit và Logistic được trình bày tóm tắt ở Bảng 3. Do việc giải thích độ lớn của các hệ số ước lượng được trong mô hình probit và mô hình Logistic không giống như mô hình hồi quy tuyến tính hoặc hồi quy OLS, bởi vậy việc giải thích tác động của các yếu tố tới xác suất tiếp cận vốn từ hệ thống ngân hàng của các doanh nghiệp sẽ được giải thích thông qua tác động của giá trị biên trung bình (AME) của các biến độc lập. 285
- Bảng 3. Kết quả ước lượng Probit và Logistic các nhân tố tác động đến xác suất tiếp cận các khoản vay từ các tổ chức tín dụng Mô hình Probit Mô hình Logistic Hệ số AME1 Hệ số AME SME -0.848 -0.320 -1.463 -0.340 (0.02) (0.01) (0.06) (0.01) STATE 0.141 0.055 0.223 0.054 (0.02) (0.01) (0.03) (0.01) AGE 0.016 0.006 0.028 0.007 (0.00) (0.00) (0.00) (0.00) ROE 0.020 0.008 0.035 0.009 (0.00) (0.00) (0.00) (0.00) ROA 0.537 0.211 1.714* 0.420* (0.33) (0.13) (0.85) (0.21) collateral 1.582 0.571 2.730 0.593 (0.06) (0.02) (0.13) (0.02) corruption 0.116* 0.045* 0.538 0.125 (0.05) (0.02) (0.01) (0.00) Stockmarket 0.073 0.028 0.036 0.009 (0.03) (0.01) (0.04) (0.01) corruptionsme 0.657 0.230 0.907 0.198 (0.07) (0.02) (0.03) (0.00) collateralsme 0.477 0.182 0.808 0.191 (0.04) (0.02) (0.09) (0.02) Hằng số -0.199 -0.360 (0.04) (0.08) Vùng có có Nguồn: kết quả ước lượng được từ mô hình Logistic Ghi chú: * 10%, 5%, 1%, giá trị ghi trong ngoặc tròn (.) là sai số chuẩn 1 AME là tác động biên bình quân (Average Marginal Effect) 286
- Kết quả ước lượng được ở Bảng 3 cho thấy: - Đối với biến SME, kết quả ước lượng từ mô hình Probit cho thấy xác suất để hồ sơ xin vay vốn của doanh nghiệp được chấp nhận sẽ giảm 32 điểm % nếu doanh nghiệp nộp đơn xin vay là SMEs và tương ứng với mô hình Logistic là 34 điểm %. - Đối với các biến phản ánh đặc trưng của doanh nghiệp như biến sở hữu nhà nước (STATE), số năm hoạt động của doanh nghiệp (AGE), kết quả ước lượng từ mô hình Probit và Logistic cho biết xác suất món vay được chấp nhận sẽ tăng tương ứng là 5,5 điểm % và 5,4 điểm % nếu doanh nghiệp nộp hồ sơ xin vay là doanh nghiệp nhà nước. Như vậy, có thể thấy loại hình sở hữu nhà nước hiện vẫn đang có những ảnh trực tiếp đến khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp. Số năm hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường cũng có những tác động tích cực đến khả năng tiếp cận vốn vay của doanh nghiệp, kết quả ước lượng được từ cả hai mô hình đều cho thấy nếu số năm hoạt động của doanh nghiệp tăng thêm 1 năm thì xác suất món vay được chấp nhận cũng tăng khoảng 0,6-0,7 điểm %. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết đó là các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường lâu năm có lịch sử về tín dụng tốt và có khả năng tiếp cận dễ dàng hơn với các món vay từ các tổ chức tài chính nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng. - Đối với các biến phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (ROA và ROE), kết quả ước lượng từ mô hình Logistic hàm ý điểm phần trăm xác suất của hồ sơ xin vay vốn được chấp nhận tăng khi có sự thay đổi trong một đơn vị của các biến này. Cụ thể, nếu tỷ lệ ROA tăng 1%, thì xác suất hồ sơ xin vay được chấp nhận tăng 42 điểm %. Kết quả ước lượng được từ mô hình Probit cũng cho dấu tác động tương tự mô hình Logistic tuy nhiên hệ số ước lượng không có ý nghĩa thống kê. Các hệ số ước lượng được từ hai mô hình đối với biến ROE cho dấu dương đúng kỳ vọng và có ý nghĩa thống kê, tuy nhiên mức độ tác động của biến này đến xác suất món vay được chấp nhận là nhỏ tương ứng khoảng 0,8 đến 0,9 điểm %. Kết quả này cho thấy nếu các doanh nghiệp quản lý tài sản của mình càng hiệu quả thì dường như khả năng tiếp cận các món vay càng trở lên thuận lợi hơn. - Đối với biến phản ánh tác động đặc tính của món vay đòi hỏi tài sản thế chấp (collateral), kết quả ước lượng được từ hai mô hình cho thấy sự sẵn có tài sản thế chấp có tác động rất tích cực đến các quyết định món vay của doanh 287
- nghiệp được chấp nhận giải ngân từ phía các ngân hàng. Hệ số ước lượng được của cả hai mô hình đều có mức ý nghĩa thống kê 1%, kết quả này hàm ý với các hồ sơ xin vay có tài sản thế chấp thì xác suất của món vay được chấp nhận tăng 57,1 điểm % đối với kết quả ước lượng được từ mô hình Probit và tương đương 59,3 điểm % đối với kết quả ước lượng được từ mô hình Logistic. Để có thể nhìn rõ hơn những ảnh hưởng tiêu cực của rào cản này đối với khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của các doanh nghiệp, chúng ta cần biết cơ cấu các tài sản thế chấp được yêu cầu trong hồ sơ xin vay. Theo số liệu điều tra trong mẫu nghiên cứu, các loại tài sản thế chấp được yêu cầu phổ biến nhất hiện nay vẫn là đất, nhà thuộc sở hữu của doanh nghiệp (có tỷ trọng chiếm khoảng 38,47%), máy móc thiết bị có tỷ trọng chiếm khoảng 26,46%, tài sản cá nhân là 24,51% và còn lại là các khoản phải thu và hàng tồn kho là 10,55% (Hình 3). Kết quả này giúp chúng ta lý giải được nguyên nhân tại sao các doanh nghiệp tư nhân mà trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp SMEs khó có thể đáp ứng được các tài sản thế chấp theo yêu cầu của các tổ chức tín dụng. Bởi phần lớn mặt bằng sản xuất, máy móc trang thiết bị của các doanh nghiệp này là chủ yếu đi thuê. Hình 3. Tỷ trọng các loại tài sản đƣợc sử dụng làm tài sản thế chấp Nguồn: tính toán từ bộ số liệu điều tra - Đối với biến phản ánh chi phí không chính thức để tiếp cận được món vay như chi phí lót tay, mua quà (corruption), kết quả ước lượng được từ mô hình Probit và Logistic đều cho dấu đúng kỳ vọng (dấu dương) và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10% và 1%. Kết quả ước lượng cho ta kết luận xác suất doanh nghiệp có thể tiếp cận được món vay từ các ngân hàng thương mại tăng khi doanh nghiệp có chi ra các khoản chi phí lót tay. Cụ thể, kết quả ước lượng từ mô hình Logistic cho thấy xác suất này tăng khoảng 12,5 điểm %. Điều này cho 288
- thấy, hiện nay chi phí phi chính thức vẫn là một trong những rào cản của các doanh nghiệp tiếp cận vốn chính thức từ các tổ chức tài chính, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp SMEs. - Hệ số ước lượng được của biến Stockmarket, đại diện cho sự phát triển của thị trường vốn, có dấu dương và có ý nghĩa thống kê. Tác động biên bình quân ảnh hưởng của biến này đến khả năng gia tăng xác suất tiếp cận được món vay của các doanh nghiệp đối với các tổ chức tài chính chỉ khoảng 2,8 điểm %. Điều này hàm ý khi thị trường vốn phát triển buộc các doanh nghiệp phải minh bạch hóa tài chính, cũng như phải xây dựng hệ thống kế toán chuẩn mực, chính điều này giúp các doanh nghiệp có khả năng tiếp cận với nguồn vốn từ các tổ chức tài chính thuận lợi hơn. Số liệu điều tra trong mẫu nghiên cứu cũng cho thấy số lượng doanh nghiệp mong muốn được niêm yết trên thị trường chứng khoán có xu hướng tăng nhanh trong vòng 5 năm tới. Hình 4. Số lƣợng doanh nghiệp trong m u nghiên cứu có ý định niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán trong vòng 5 năm tới Nguồn: tính toán từ bộ số liệu điều tra - Kết quả ước lượng được của các hệ số tương tác giữa biến SME với các biến kiểm soát doanh nghiệp có tài sản thế chấp (collateral) và doanh nghiệp có chi ra các chi phí phi chính thức (corruption) có dấu dương và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Kết quả này cho thấy có sự phân biệt đối xử khác nhau giữa các doanh nghiệp SMEs và các doanh nghiệp lớn liên quan đến sự sẵn có tài sản thế chấp, chi phí phi chính thức trong quá trình xử lý các món vay của các tổ chức tín dụng. Các hệ số tương tác ước lượng được hàm ý xác suất kỳ vọng nhận 289
- được món vay từ các tổ chức tài chính đối với các SMEs khi các doanh nghiệp này bỏ ra chi phí lót tay cao hơn các doanh nghiệp lớn có cùng các đặc trưng là từ 20 đến 23 điểm %. Tương tự, trong số các doanh nghiệp có tài sản thế chấp, xác suất kỳ vọng nhận được một món vay từ các tổ chức tài chính đối với một SMEs là 18,2 đến 19,1 điểm % cao hơn đối với các doanh nghiệp lớn có cùng các đặc trưng. 3.3. Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình Để kiểm định mức độ phù hợp của mô hình probit và logistics, thống kê kiểm định ROC và tỷ lệ dự báo đúng của mô hình đã được sử dụng. Theo Stock và Watson (2007), nếu biến phụ thuộc Yi=1 và xác suất dự báo lớn hơn 50% hoặc Yi=0 và xác suất dự báo nhỏ hơn 50% thì Yi được gọi là dự báo đúng. Ngược lại, Yi được gọi là dự báo sai. Kết quả kiểm định cho thấy, tỷ lệ phần trăm dự báo đúng của mô hình Probit là 82,01% và mô hình logistic là 82,16%. Đồng thời, thống kê ROC cũng cho kết quả khá cao, giá trị của đường ROC ước lượng được từ mô hình Probit có giá trị bằng 0,8717 và mô hình Logistic là 0,8730. Thông qua kết quả các kiểm định này cho thấy các kết quả ước lượng được từ 2 mô hình có thể tin cậy được. Mô hình probit Mô hình Logistic 1.00 1.00 0.75 0.75 0.50 0.50 Sensitivity Sensitivity 0.25 0.25 0.00 0.00 0.00 0.25 0.50 0.75 1.00 0.00 0.25 0.50 0.75 1.00 1 - Specificity 1 - Specificity Area under ROC curve = 0.8730 Area under ROC curve = 0.8717 Hình 5. Giá trị thống kê của đƣờng ROC Nguồn: kết quả ước lượng được từ mô hình 290
- 4. Kết luận và một số giải pháp Kết quả hồi quy Probit và Logistic cho thấy: (i) quy mô của doanh nghiệp là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp cận các món vay từ các ngân hàng thương mại; (ii) rào cản và chi phí tiếp cận tài chính đối với doanh nghiệp hiện nay vẫn chủ yếu là do các doanh nghiệp không đáp ứng được yêu cầu về các tài sản thế chấp, đặc biệt là đối với các SMEs khi mà nhà xưởng và máy móc thường phải đi thuê; (iii) Tồn tại sự phân biệt đối xử khác nhau giữa các doanh nghiệp SMEs và các doanh nghiệp lớn trong quá trình xử lý các hồ sơ xin vay từ các ngân hàng thương mại. Thêm vào đó kết quả ước lượng của mô hình cũng cho biết mức độ hiệu quả sử dụng và quản lý tài sản, sự phát triển của thị trường tài chính/vốn cũng là những yếu tố tích cực giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. Các kết quả ước lượng thực nghiệm này cho thấy để nâng cao khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp SMEs, chính phủ cần: - Hoàn thiện cơ sở pháp lý và cơ sở hạ tầng thông tin để làm giảm các chi phí giao dịch qua đó tạo môi trường bình đ ng hơn giữa các loại hình doanh nghiệp khi tiếp cận các nguồn vốn từ các ngân hàng thương mại. - Khuyến khích phát triển hệ thống tài chính phi ngân hàng nhằm nâng cao khả năng đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn của các doanh nghiệp SMEs. Qua đó, một mặt nâng cao khả năng cạnh tranh trong khu vực tài chính, một phần giúp giảm sự phụ thuộc của hệ thống tài chính hiện tại vào hệ thống NHTM. Tuy nhiên, quá trình này cũng có thể tạo ra một số thách thức đối với các cơ quan quản lý, đó là: + Khi khả năng tiếp cận vốn của các SMEs trên thị trường tài chính phi chính thức gia tăng cũng sẽ tạo ra các rủi ro bất ổn từ việc bùng nổ các khoản cho vay trên thị trường này. Từ đó nó quay trở lại tác động xấu đến hoạt động của các doanh nghiệp SMEs. Để có thể giảm thiểu những bất ổn này, Chính phủ cần đưa ra các quy định điều tiết hành vi của các tổ chức tài chính phi ngân hàng của khu vực tư nhân thông qua việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống giám sát và quản lý khu vực tài chính phi ngân hàng tư nhân. Việc xây dựng hệ thống giám sát và quản lý khu vực này cần phải được dựa trên tham chiếu của các quy định hiện hành đối với khu vực tài chính chính thức. 291
- + Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp giúp giảm gánh nặng về vốn cho khu vực ngân hàng. Tuy nhiên, cần thực hiện theo lộ trình, trước tiên khuyến khích các doanh nghiệp lớn tiếp cận vốn để tài trợ cho các dự án mở rộng sản xuất thông qua thị trường trái phiếu. Bước tiếp theo, sẽ mở rộng cho một số nhóm các doanh nghiệp SMEs được tiếp cận vốn vay thông qua thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Lời thừa nhận/cảm ơn: Bài viết thuộc Đề tài cấp Nhà nước KX01.18/16-20 “Các rào cản tài chính, tiền tệ đối với sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam: thực trạng, những vấn đề đặt ra và giải pháp khắc phục”. 292
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Akoten, J. E., Sawada, Y., & Otsuka, K. (2006). The determinants of credit access and its impacts on micro and small enterprises: The case of garment producers in Kenya. Economic development and cultural change, 54 (4), 927-944. 2. Bates, T. (1990). Entrepreneur human capital inputs and small business longevity. The review of Economics and Statistics. 551-559. 3. Beck, T., Demirgüç-Kunt, A. & Maksimovic, V. (2008). Financing patterns around the world: Are small firms different? Journal of Financial Economics, 89 (3), 467-487. 4. Beck,T., Demirgüç-Kun, A. (2006). Small and Medium-Size Enterprises: Overcoming Growth Constraints. World Bank Policy Research Report. Washington DC: The World Bank. 5. Cao Thi Khanh Nguyet (2014). Why do Small and Medium Enterprises Need to Access Informal Credit? The Case of Vietnam. PhD student of Graduate School of Economics, International Finance and Banking, ISSN 2374-2089 2014, Vol. 1, No. 2. 6. Demirguc-Kunt, A. (2006). Finance and Economic Development: Policy Choices for Developing Countries. World Bank Working Paper No. 3955. Washington DC: The World Bank. 7. Fang, J. (2007). Ownership, Institutional Environment and Capital Allocation. (in Chinese. with English Summary). Jingji Yanjiu/Economic Research Journal 42 (12): 82-92. 8. Galindo, A., Schiantarelli, F. (Eds.). (2003). Credit Constraints and Investment in Latin America. Washington, DC: Inter-American Development Bank. 9. Garcia–Fontes, W. (2005). Small and Medium Enterprises Financing in China. Universitat Pompeu Fabra. 10. Gine, X. (2011). Access to capital in rural Thailand: an estimated model of formal vs. informal credit. Journal of Development Economics, 96 (1), 16-29. 11. Harrison, A. E., Love, I., & McMillan, M. S. (2004). Global capital flows and financing constraints. Journal of development Economics, 75 (1), 269-301. 12. Kasseeah, H., & Thoplan, R. (2012). Access to financing in a small island economy: Evidence from Mauritius. Journal of African business, 13 (3), 221-231. 293
- 13. Kern, A. (2013, January 23 & January 30). Finance in Development Course Lecture. Georgetown University. Washington, DC. 14. Laeven, L. (2003). Does financial liberalization reduce financing constraints? Financial Management, 5-34. 15. Lin, X. (2009). Survey on SME Financing in Dongping County (In Chinese). Qi Lu Forum, January 2009 16. Nhung Nguyen, N., Gan, C., & Hu, B. (2015). An empirical analysis of credit accessibilty of small and medium sized enterprises in Vietnam. 17. Oliner, S. D., & Rudebusch, G. D. (1992). Sources of the financing hierarchy for business investment. The Review of Economics and Statistics, 643-654. 18. Rand, J., &Tarp, F. (2007). Characteristics of the Vietnamese Business Environment: Evidence from a SME Survey in 2005, A Study Prepared under Component 5. Business Sector Research of the Danida Funded Business Sector Programme Supporat (BSPS). 19. Stock, J.H., Watson, M.W. (2007). Introduction to Econometrics (3rd ed), Boston, MA. Pearson Press. 20. Yaldiz, E., Altunbas, Y., & Bazzana, F. (2011). Determinants of informal credit use: A cross country study. 294