Cách mạng công nghiệp 4.0: Cơ hội và thách thức phát triển nguồn nhân lực Việt Nam

pdf 7 trang Gia Huy 19/05/2022 2280
Bạn đang xem tài liệu "Cách mạng công nghiệp 4.0: Cơ hội và thách thức phát triển nguồn nhân lực Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfcach_mang_cong_nghiep_4_0_co_hoi_va_thach_thuc_phat_trien_ng.pdf

Nội dung text: Cách mạng công nghiệp 4.0: Cơ hội và thách thức phát triển nguồn nhân lực Việt Nam

  1. HUFLIT International Conference On Ensuring A High-Quality Human Resource In The Modern Age - Oct 16, 2020 doi: 10.15625/vap.2020.0058 CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM Hồ Ngọc Khương Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh khuonghn.hn@gmail.com TÓM TẮT: Trình độ phát triển nguồn nhân lực được xem là thước đo chủ yếu cho sự phát triển của quốc gia. Con người tạo ra công nghệ hiện đại nhưng việc ứng dụng công nghệ dẫn đến sự thay đổi cấu trúc lực lượng lao động về ngắn hạn dẫn đến việc thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao. Nhưng về lâu dài, nguồn nhân lực trong cuộc cách mạng số sẽ nâng cao về chất lượng và số lượng để đáp ứng yêu cầu cao của nhà tuyển dụng và hội nhập kinh tế thế giới. Khi đó, rô-bốt và nguồn nhân lực sẽ làm việc hài hòa cùng nhau. Do đó, cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra nhiều cơ hội đồng thời cũng tạo ra nhiều thách thức cho sự phát triển nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay. Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0, nguồn nhân lực; thị trường lao động. I. VAI TRÒ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Về cơ bản, quốc gia muốn phát triển phải có các nguồn lực như sau: yếu tố con người, tài nguyên, vốn, khoa học công nghệ Trong đó, nguồn lực con người là yếu tố quan trọng nhất chi phối các nguồn lực khác. Nguồn nhân lực (NNL) có ưu thế không bị cạn kiệt nếu như được bồi dưỡng, khai thác một cách hiệu quả; còn các nguồn lực khác chỉ là yếu tố hữu hạn, chỉ phát huy hiệu quả khi kết hợp với nguồn nhân lực. Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) dựa trên các lĩnh vực chính: trí tuệ nhân tạo (AI), vạn vật kết nối internet (IoT), dữ liệu lớn (Big Data), rô-bốt thế hệ mới, in 3D, là nền tảng để kinh tế chuyển đổi từ mô hình dựa vào tài nguyên, lao động giản đơn sang nền kinh tế tri thức, nền kinh tế số. Do đó, việc khai thác hiệu quả nguồn nhân lực sẽ quyết định năng lực cạnh tranh quốc gia, quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Alvin Toffler nhấn mạnh vai trò của NNL rằng “Tiền bạc tiêu mãi cũng hết, quyền lực rồi sẽ mất; chỉ có trí tuệ con người thì khi sử dụng không những không mất đi mà còn lớn lên”. [Alvin Toffler; 1992] NNL giúp khắc phục những sự cố công nghệ, kỹ thuật và giải quyết những vấn đề một cách sáng tạo hoặc tối ưu hóa quy trình sản xuất kinh doanh. Điều này đòi hỏi NNL phải có kiến thức về hệ thống quy trình công nghệ phù hợp. Vì vậy, việc xây dựng và phát triển NNL có chất lượng là nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu của quốc gia. II. CƠ HỘI PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM 50 % 44.4 45 42 40.4 40 38.2 35 32.8 33.4 34 35.9 35.2 34.7 30 24.6 26.6 22.8 25.6 25 29.4 20 Nông, lâm nghiệp và thủy sản 15 Công nghiệp và xây dựng 10 5 Dịch vụ 0 Năm 2015 2016 2017 2018 2019 Hình 1: Tỷ trọng lao động có việc làm chia theo khu vực kinh tế, 2015-2019 (Nguồn: Tổng cục Thống kê)
  2. Hồ Ngọc Khương 47 Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng, với khoảng hơn 96.4 triệu người (năm 2019), đứng thứ 15 trên thế giới. Hằng năm có khoảng 1 triệu người tham gia vào thị trường lao động, dân số trong độ tuổi lao động vẫn đang gấp đôi số người ở trong độ tuổi phụ thuộc. Lực lượng lao động có việc làm từ 15 tuổi trở lên khoảng 54.7 triệu người, chiếm khoảng 56.7 % tổng dân số đã tạo ra lợi thế về chi phí nhân công giá rẻ và trở thành điểm đến của dòng chảy đầu tư quốc tế vào Việt Nam. Nếu tận dụng tốt cơ hội này, với NNL dồi dào khi được đào tạo có phương pháp, trang bị đầy đủ kỹ năng và kiến thức chuyên môn sẽ tạo ra tăng trưởng to lớn cho kinh tế, thúc đẩy sự phát triển toàn diện của quốc gia. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản sang các khu vực kinh tế khác đạt mực cao nhất trong giai đoạn 2015-2019. Bao gồm ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có 19 triệu lao động, chiếm 34.7 %; khu vực công nghiệp và xây dựng có 16.1 triệu lao động, chiếm 29.4 % và có 19.6 triệu lao động là khu vực dịch vụ, đạt 35.9 %, cao hơn lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 1.1 %. [3] Có sự chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra mạnh mẽ theo hướng giảm tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản; trong khi đó, tỷ trọng trong khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng lên. Sự chuyển dịch này tạo nên sự ổn định về mặt số lượng cho thị trường nhân lực. Tỷ lệ người dùng công nghệ thông tin cao cùng xu hướng toàn cầu hóa đã tác động chất lượng NNL thích ứng với môi trường công nghệ số cao hơn. Về cơ bản, Việt Nam đã tham gia hơn 15 Hiệp định thương mại tự do; do đó, nước ta có độ mở lớn trong việc nỗ lực nắm bắt cuộc CMCN 4.0. Khi các Hiệp định thương mại có hiệu lực, NNL sẽ có lợi rất nhiều bởi có thêm việc làm, việc làm sẽ bền vững hơn, thu nhập sẽ được tăng cao. Đồng thời, sự luân chuyển nhân lực giữa Việt Nam và nước ngoài dễ dàng tạo điều kiện cho NNL nước ta cạnh tranh quốc tế, hội nhập đạt được tiêu chuẩn cao và chắc chắn sẽ làm việc trong điều kiện chuyên nghiệp hơn. Qua đó, thúc đẩy nhân lực nâng cao kinh nghiệm và cạnh tranh tốt hơn. Đây là cơ hội cho tăng trưởng kinh tế bứt phá, vượt qua bẫy thu nhập trung bình nếu có chính sách phát triển NNL phù hợp, đặc biệt chính sách đào tạo và giáo dục, việc làm hiệu quả. Lao động nước ta vừa có cơ hội chuyển dịch việc làm vừa được cải thiện thu nhập trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. CMCN 4.0 là đỉnh cao của sự tự động hóa. Khi tự động hóa thay thế con người, các rô-bốt được sử dụng nhiều hơn trong các lĩnh vực y tế, lắp ráp ô tô, nông nghiệp, Chính vì thế, sự kết nối giữa con người và công nghệ ngày càng mật thiết dưới tác động của cuộc cách mạng sản xuất mới gắn liền với những đột phá về công nghệ, in 3D, sẽ tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, những ngành nghề mặc dù việc làm khó thay thế bởi rô-bốt như giáo viên, bác sĩ, nhà nghiên cứu, luật sư thì người lao động cũng cần cải thiện kiến thức và kỹ năng để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế số. CMCN 4.0 sẽ tạo thêm nhiều ngành nghề mới mà tự động hóa không thể đáp ứng được như in 3D, an ninh mạng, viễn thông, do đó, NNL phải có kỹ năng, trình độ chuyên môn cao mới có thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Lợi thế trong cuộc CMCN 4.0 chất lượng NNL qua đào tạo tăng đều trong giai đoạn 2015-2019. Theo báo cáo điều tra việc làm của Tổng cục Thống kê, quý IV.2019 nước ta có khoảng 13,29 triệu nhân lực đã qua đào tạo, tăng 0,93 triệu nhân lực so với quý IV.2018; trong đó, NNL có trình độ đại học chiếm 48,1 % tổng nhân lực đã qua đào tạo (Bảng 1). Tỷ lệ lao động qua đào tạo có chứng chỉ, bằng cấp quý IV.2019 chiếm 24,16 %, tăng 3,1 % so với quý IV. 2015 (đạt 20,85 %). Bảng 1: Lực lượng lao động Việt Nam phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật, 2017-2019 (Nguồn: Tổng cục Thống kê; Đơn vị tính: Triệu người) Quý Quý Quý Quý Quý Yếu tố/Năm IV.2015 IV.2016 IV.2017 IV.2018 IV.2019 Lực lượng lao động làm việc 52,9 53,3 53,7 54,6 55,0 Đại học trở lên 4,84 5,08 5,37 5,43 6,39 Trình độ Cao đẳng chuyên nghiệp 1,66 1,76 1,90 2,05 2,18 chuyên Trung cấp chuyên nghiệp 2,85 2,85 2,88 2,98 2,64 môn kỹ thuật Sơ cấp (Dạy nghề 3 tháng trở lên) 1,68 1,98 1,87 1,91 2,08 Tổng cộng 11,03 11,67 12,02 12,36 13,29 Theo Báo cáo của Ngân hàng Thế giới về phát triển thế giới 2019, Việt Nam đứng thứ 48/157 trên thế giới, đứng thứ 2 trong khu vực ASEAN sau Singapore và xếp trên Thái Lan 17 bậc về chỉ số vốn con người (HCI). Cụ thể, HCI của Việt Nam là 0,67, so với Singapore là 0,88. [11] Nghĩa là 67 % người có khả năng trở thành có ích khi lớn lên nếu được học tập và chăm sóc sức khỏe đầy đủ. Việt Nam là quốc gia có chỉ số HCI cao nhất trong số các quốc gia có thu nhập trung bình. Trong cuộc CMCN 4.0, Việt Nam cần nâng cao trình độ của lực lượng lao động, đặc biệt là các địa phương có dân tộc thiểu số để tạo ra các công việc có năng suất cao hơn ở quy mô lớn trong tương lai. Năng suất lao động Việt Nam thời gian qua tiếp tục được cải thiện theo hướng tăng dần qua các năm. So với năm 2013, năm 2019 năng suất lao động tăng gần gấp đôi, đạt 110,4 triệu đồng/lao động (Bảng 2). Năng suất lao động tăng do lực lượng lao động được bổ sung và lao động có việc làm qua các năm tăng cao. Kinh tế số mang lại cơ hội cho Việt Nam cải thiện mạnh mẽ nguồn nhân lực để tăng năng suất lao động cho nền kinh tế.
  3. 48 CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM Bảng 2: Năng suất lao động của Việt Nam, 2013-2019 (Nguồn: Tổng cục Thống kê) 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Năng suất/Năm Năng suất lao động 68,7 74,7 79,4 84,5 93,2 102,2 110,4 (triệu đồng/lao động) Labor force participation rate (%) by ASEAN Member States, 2009-2019 Country Philippines 62.26 59.62 Myanmar 67.61 61.67 Malaysia 60.45 64.29 Brunei 66.39 64.68 Thailand 72.86 67.33 Timor-Leste 65.73 2009 67.34 2019 Indonesia 66.66 67.5 Singapore 68.26 70.54 Vietnam 75.98 77.45 Lao PDR 78.16 78.47 Cambodia 82.56 82.13 % 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Hình 2: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của các quốc gia ASEAN , 2009-2019. (Nguồn: World Bank) Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động (LFPR) đo lường tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động tham gia tích cực vào các hoạt động kinh tế, bằng cách làm việc hoặc tìm kiếm việc làm. Nó chỉ ra lượng cung ứng lao động có sẵn để tham gia sản xuất hàng hóa và dịch vụ, liên quan đến dân số trong độ tuổi lao động (ILO, 2016). LFPR tương đối ổn định trong thời kỳ 2009-2019, ngoại trừ Thái Lan và Myanma có LFPR giảm khoảng hơn 5 % từ năm 2009 đến năm 2019. Năm 2019, Campuchia có chỉ số LFPR cao nhất với 82,13 %, tiếp theo là Lào và Việt Nam lần lượt là 78,47 % và 77,45 %. Như đối với các quốc gia khác, LFPR dao động từ 59,62 % đến 70,54 % vào năm 2019 (Hình 2) LFPR của Việt Nam tăng gần 1,5 điểm phần trăm, tăng từ 75.98 % năm 2009 đến 77,45 %. Mức tăng này khá cao so với khu vực. Điều này có thể nói nền kinh tế nước ta có khả năng tiếp nhận nhiều người muốn tham gia vào thị trường lao động.
  4. Hồ Ngọc Khương 49 Tác động của CMCN 4.0 sẽ tạo áp lực cho Việt Nam hoàn thiện và điểu chỉnh các chính sách đào tạo và phát triển NNL để thích ứng với thị trường lao động toàn cầu. III. THÁCH THỨC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Cuộc CMCN 4.0 đạt những thành tựu về công nghệ mới và nó có thể dẫn đến tiết kiệm sức lao động thông qua công nghệ. Bên cạnh đó, nó tồn tại một số thách thức cho phát triển NNL như sau: Bên cạnh thời kỳ dân số vàng, tốc độ già hóa dân số đang diễn ra rất nhanh, chỉ số già hóa năm 2019 đạt 48.8 %, tăng 13.3 điểm phần trăm so với năm 2009 và tăng 2 lần so với 20 năm trước, là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất trong khu vực ASEAN [4]. Vì vậy, thách thức của Việt Nam là làm sao để đáp ứng đủ nhu cầu NNL trong tương lai và vừa cải thiện chất lượng cuộc sống cùa người cao tuổi. Trong tương lai những ngành mới xuất hiện đòi hỏi nhiều tri thức. Dưới sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số từ cuộc CMCN 4.0, những lao động giản đơn sẽ bị thay thế bởi công nghệ tự động hóa và rô-bốt để hình thành những nhà máy số. Mặc dù lực lượng lao động dồi dào nhưng thực tế lại thiếu năng lực và kỹ năng. Tỷ lệ lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ khá lớn với khoảng 41,41 triệu nhân lực (năm 2019), chiếm 75,7 % lực lượng lao động cả nước. Đa phần nguồn nhân lực chỉ tập trung phân khúc lao động phổ thông, lao động bậc trung dẫn đến thiếu hụt nhân lực chất lượng cao. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực còn thiếu nhiều kỹ năng cần thiết như đàm phán, giao tiếp, làm việc nhóm, ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin, tư duy sáng tạo, năng lực đổi mới khoa học công nghệ của lao động có trình độ cao còn yếu kém. Cuộc CMCN 4.0 có nguy cơ tiềm ẩn phá vỡ sự cân bằng của thị trường lao động. Khi tự động hóa phổ biến, các việc làm của người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp có nguy cơ bị loại bỏ hoặc giảm mạnh như các công việc của công nhân, thu ngân, tài xế dẫn đến số lượng NNL sẽ dư thừa tăng lên. Công nghệ 4.0 có thể làm việc liên tục 24/24h, rô-bốt tự động có thể thay thế các ngành nghề chăm sóc khách hàng, lắp ráp điện tử; ngành da giày, dệt may các thao tác cắt, may có thể thay thế bằng máy móc; trong lĩnh vực nông nghiệp người nông dân trở thành người quản lý trên cánh đồng của mình khi có rô-bốt nông nghiệp làm việc. Theo dự báo của ILO, trong thời gian 10 năm tới, rủi ro công việc ở các ngành đó có thể mất việc bởi chúng bị thay thế bởi hệ thống máy móc, công nghệ hiện đại ; có khoảng 12 % số việc làm có rủi ro thấp (xác xuất bị thay thế 30 %), 18 % số việc làm có rủi ro trung bình (xác xuất bị thay thế 30-70 %) và 70 % số việc làm cỏ rủi ro cao (xác xuất bị thay thế 70 %). Rủi ro cao ở các ngành nông lâm thủy sản (hơn 83 % số việc làm rủi ro cao), công nghiệp chế biến chế tạo (hơn 74 % số việc làm rủi ro cao), bán lẻ, bán buôn (hơn 84 % số việc làm rủi ro cao) [6]. Tình trạng đất nông nghiệp thu hồi để chuyển đổi sang đất công nghiệp, đất đô thị làm cho một bộ phân lao động ở nông thôn dôi ra, không có việc làm. Vì nguồn lực nông thôn không có trình độ chuyên môn nên không thích ứng những công việc ở các khu công nghiệp và khu công nghệ cao do văn hóa nông nghiệp làm cho người lao động không linh hoạt, tùy ý thời gian làm việc, ý thức kỷ luật kém. Trong cuộc cách mạng công nghệ số, nền kinh tế đang thiếu hụt NNL chất lượng cao trong khi lực lượng lao động ở địa phương dư thừa. Vấn đề lao động và việc làm ở địa phương là rào cản rất đáng lo ngại cho sự phát triển đất nước. Bảng 3: Năng suất lao động tính theo PPP 2011 của các quốc gia ASEAN (Nguồn: ILO; Đơn vị tính: USD) Quốc gia/Năm 2015 2016 2017 2018 2019 Campuchia 6011.9 6179.4 6504.1 6887.5 7249.5 Việt Nam 9524.0 10069.5 10642.9 11319.1 11969.6 Lào 10995.2 11518.0 12059.4 12595.3 13144.1 Myanmar 10713.5 11530.2 12527.5 13195.1 13904.6 Timor-Leste 19890.9 19461.1 16996.8 16967.0 17284.2 Philippines 16769.5 17513.5 19024.0 19773.6 20433.0 Indonesia 22487.7 23322.1 23782.4 24508.5 25411.6 Thái Lan 27099.6 28219.5 29528.2 30397.8 31203.6 Malaysia 54282.4 55858.5 58105.6 59757.3 61291.1 Singapore 138898.3 141625.0 147015.7 151488 151522 Bru-nây 163050 158586.4 159696.6 157608.5 159118.2 Tính theo PPP 2011, năng suất lao động Việt Nam giai đoạn 2015-2019 tăng bình quân 5,7 %/năm, cao hơn mức tăng bình quân của nhiều nước trong khu vực như Singapore, Bru-nây, Thái Lan, Nhờ đó, thu hẹp khoảng cách tương đối với các quốc gia trong khu vực. Tuy nhiên, năng suất lao động của Việt Nam năm 2019 đạt 11969.6 USD, chỉ bằng
  5. 50 CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM 7,5 % mức năng suất của Bru-nây, 7,9 % của Singapore, 38,4 % của Thái Lan, 47,1 % của Inđônêsia, thậm chí còn thấp hơn Lào và Myanma và chỉ cao hơn năng suất lao động của Campuchia (Bảng 3). NNL nước ta đang đối mặt với thách thức lớn trong bối cảnh kinh tế số là năng suất lao động thấp, cần phải đổi mới kỹ năng, trình độ khoa học công nghệ để có thể bắt kịp mức năng suất lao động của các quốc gia cùng khu vực. Năng suất lao động thấp được xem là hệ quả tất yếu của chất lượng nguồn nhân lực thấp và năng lực đổi mới yếu; ngoài ra, cũng sẽ là yếu tố cản trở tăng trưởng kinh tế cả về tốc độ và tính bền vững. Giai đoạn 2015-2019, trung bình mỗi năm năng suất lao động tăng khoảng 5,7 %, trong khi GDP tăng khoảng 6,8 %. Việc tăng năng suất lao động của Việt Nam chậm hơn tốc độ tăng trưởng GDP sẽ rất khó rút ngắn khoảng cách so với Singapore, Thái Lan, Điều này làm giảm khả năng hấp dẫn lao động của Việt Nam đối với người sử dụng lao động nước ngoài thậm chí người sử dụng lao động tăng mức độ lựa chọn nghiêm ngặt đối với lao động trong cuộc cách mạng số. Theo báo cáo của ASEAN về sự sẵn sàng tiếp cận CMCN 4.0, chia các quốc gia thành 4 nhóm. Việt Nam nằm trong nhóm sơ khai (Nascent) thuộc nhóm các quốc gia có mức độ sẵn sàng tiếp cận cho CMCN 4.0 thấp và cũng khá gần với nhóm tiềm năng cao. Việt Nam đạt 4,96/10 điểm về cấu trúc sản xuất và đạt 4,93/10 điểm về động lực sản xuất thấp hơn so với Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines và Indonesia (Hình 3). Hình 3: Đánh giá sự sẵn sàng tiếp cận CMCN 4.0 của nhóm nước ASEAN (Nguồn: ASEAN Secretariat 2019) Đại dịch Covid-19 diễn ra từ cuối năm 2019 đã tác động mạnh đến lao động và việc làm, nhiều doanh nghiệp có khả năng cho lao động nghỉ việc dẫn đến tình trạng thất nghiệp trên toàn quốc. Các đối tượng có khả năng dễ bị tổn thương bởi đại dịch là lao động di cư, lao động gia đình, lao động làm việc tự do và lao động làm việc phi chính thức bởi các ngành tác động mạnh mẽ nhất. Những lĩnh vực đại dịch tác động mạnh dẫn đến suy giảm lợi thế cạnh tranh và cắt giảm nhân lực bao gồm lĩnh vực lưu trú và ăn uống, du lịch, sản xuất thương mại bán lẻ, bán buôn, bất động sản và các lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu. Nếu không có biện pháp kiềm chế đại dịch bệnh sẽ dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng. Tỷ lệ thiếu việc làm quý I.2020 tăng cao nhất trong 5 năm trở lại đây đạt 2 % do nhu cầu thị trường lao động sụt giảm. Tuy nhiên, chất lượng NNL có cải thiện nhưng chưa tương xứng như kỳ vọng. Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao đạt 2.22 % quý I.2020, cao hơn 0,06 % so với năm 2019 và hơn 0,03 % so với năm 2018. Bảng 4: Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong độ tuổi lao động Việt Nam, 2015-2020 (Nguồn: Tổng cục Thống kê) Yếu tố/Năm 2015 2016 2017 2018 2019 Quý I.2020 Tỷ lệ thất nghiệp 2,33 % 2,30 % 2,24 % 2,19 % 2,16 % 2,22 % Tỷ lệ thiếu việc làm 1,89 % 1,66 % 1,63 % 1,46 % 1,26 % 2 %
  6. Hồ Ngọc Khương 51 Bên cạnh đó, nhận thức của một bộ phận người lao động, người sử dụng lao động và các nhà hoạch định chính sách về cuộc CMCN 4.0 còn hạn chế. Có thể thấy rằng một số bộ phận này hiện nay còn mù mờ về tự động hóa, AI, BigData, Iot, in 3D, chưa có những nghiên cứu sâu và hệ thống về bản chất, tác động cũng như thời cơ, thách thức của cuộc CMCN 4.0 đối với nước ta ra sao. Ngoài ra, hệ thống đào tạo còn một số tồn tại bất cập như đội ngũ giảng viên đại học, cao đẳng còn mỏng và yếu; cơ sở vật chất chưa đáp ứng với yêu cầu đào tạo; phương thức đào tạo thiếu sự gắn kết với thực tiễn, dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực sau đào tạo chưa đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của xã hội trong xu thế phát triển vũ bão của công nghệ và tác động mạnh mẽ tới mọi mặt đời sống xã hội của cuộc CMCN 4.0. Khi hội nhập quốc tế, NNL của các quốc gia khác sẽ dịch chuyển sang tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt với nhân lực trong nước. Nguyên nhân: NNL chất lượng không cao do cơ cấu cung - cầu lao động thiếu hợp lý, đặc biệt là nhân lực thiếu kỹ năng về ngoại ngữ và tin học, trình độ chuyên môn chưa đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng. Năng suất lao động thấp do quy mô nền kinh tế nhỏ, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm. Các ngành thương mại dịch vụ mang tính huyết mạch của nền kinh tế như tài chính, bảo hiểm, du lịch, của nước ta còn chiếm tỷ trọng thấp. Lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật nên lương thấp, Nhà nước chưa có sự quan tâm sâu sắc, cụ thể các chính sách hiện hành chưa hiệu quả. Tỷ lệ lao động thất nghiệp cao do sự phát triển của rô-bốt và công nghệ tự động hóa sẽ dịch chuyển sang những ngành nghề mới; một phần gia tăng thất nghiệp do dịch bệnh Covid-19 kéo dài và chất lượng đào tạo NNL chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Trong cuộc CMCN 4.0 nếu không có chiến lược và giải pháp phát triển hợp lý sẽ tụt hậu so với các quốc gia trên thế giới. Nếu tăng trưởng GDP chỉ dựa trên việc làm giản đơn, trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp thì phát triển không bền vững gây thách thức không nhỏ đối với nền kinh tế khi đội ngũ nguồn nhân lực qua đào tạo chưa cao. IV. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CUỘC CMCN 4.0 Những thách thức về NNL là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng, việc phát triển nguồn nhân lực cho CMCN 4.0 cần được xem xét, đánh giá toàn diện với nhiều cơ hội và thách thức mới đặt ra. Sau đây là những giải pháp để phát triển NNL: Một là, cơ cấu lại lực lượng lao động bằng cách đào tạo và đào tạo lại nhân lực đang làm việc có nguy cơ mất việc, đặc biệt các lĩnh vực: công nghệ, dệt, may, da giày. Hỗ trợ và nâng cao chất lượng nhân lực đặc biệt đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực từ nông dân, công nhân, trí thức. Đào tạo hướng nghiệp theo hướng gắn với nhu cầu của xã hội, phải rèn luyện nhân lực gắn với công nghệ kỹ thuật, tác phong công nghiệp, đạo đức nghề nghiệp, đặc biệt ngoại ngữ. Giải quyết các vấn đề liên quan đến kinh tế xã hội còn tồn đọng như tỷ lệ lao động nông thôn còn cao, chuyển đổi mô hình kinh tế phát triển bền vững ứng phó với biến đổi khí hậu, dịch bệnh, xóa đói giảm nghèo. Hai là, tăng cường công tác nghiên cứu, phân tích, dự báo cung - cầu nguồn nhân lực cho thị trường lao động trong tương lai. Tích hợp phát triển hệ thống cung cấp thông tin định hướng nghề nghiệp và hệ thống dịch vụ việc làm nhằm kết nối người lao động với người sử dụng lao động. Ba là, tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức toàn xã hội về CMCN 4.0 và tác động của nó đối với thị trường lao động. Cần xác định và xây dựng những ngành nghề mũi nhọn phục vụ cho CMCN 4.0 như AI, Bigdata, tự động hóa, IoT, để thực hiện công tác đào tạo nhân lực chất lượng với số lượng nhất định trong tương lai. Bốn là, đẩy mạnh tăng năng suất lao động, tập trung đổi mới công nghệ, chuyển dịch nội bộ ngành từ sản xuất dựa vào lao động giản đơn sang lao động phức tạp sản xuất bằng công nghệ. Thúc đẩy quá trình tự do lựa chọn việc làm và chuyển dịch lao động từ lĩnh vực nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ có giá trị cao. Năm là, tăng chi ngân sách nhà nước cho đào tạo giáo dục và nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ. Đổi mới nội dung và phương thức giảng dạy ở các cơ sở giáo dục hướng đến tư duy khoa học, gắn kết cơ sở đào tạo với doanh nghiệp trong đào tạo nghề. Trang bị kỹ năng mềm cần thiết cho người lao động như kỹ năng giao tiếp, tư duy, nâng cao kiến thức ngoại ngữ, tin học, đạo đức nghề nghiệp để tăng khả năng thích ứng của lao động trong môi trường quốc tế. Xây dựng mô hình giáo dục 4.0 phù hợp xu hướng công nghệ hiện đại. Và sáu là, tập trung hoàn thiện, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực. Đổi mới các chính sách, cơ chế phát triển và quản lý NNL bao gồm các nội dung về hợp tác quốc tế, môi trường làm việc, chính sách việc làm, bảo trợ xã hội, điều kiện nhà ở và các chính sách đối với bộ phận nhân lực chất lượng cao.
  7. 52 CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM V. KẾT LUẬN CMCN 4.0 góp phần tạo cơ hội cho Việt Nam bắt kịp xu hướng và trình độ phát triển của các quốc gia trên thế giới, góp phần tạo việc làm, tăng năng suất lao động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cuộc cách mạng này sẽ hình thành và thúc đẩy phát triển thị trường nguồn nhân lực mang tính chất khu vực và toàn cầu. Do đó, Việt Nam cần có một quyết tâm lớn để thực hiện chiến lược phát triển NNL thành công, vượt qua những trở ngại trong thời gian tới. VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Alvin Toffler (1992). Thăng trầm quyền lực. Nxb. Thông tin lý luận, Hà Nội, tr.41 [2] Hồ Ngọc Khương (2019). Tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 đến sự phát triển nguồn nhân lực Việt Nam. Tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam, Số 24, 11-15. [3] Tổng cục Thống kê (2020). Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam, giai đoạn 2013-quý I.2020. Việt Nam [4] Tổng cục Thống kê (2019). Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, Nxb. Thống kê, Hà Nội. [5] International Labour Organization – ILO (2016). ASEAN in transformation: How techlology is changing jobs and enterprises, Geneva: ILO. [6] International Labour Organization – ILO (2016). Key Indicators of the Labour Market, 9th Edition, Geneva: ILO. [7] International Labour Organization – ILO (2019). Labour productivity – ILO modeled estimates, November 2019 – Country data - Annual [Online] Available from: try [Accessed 21 April 2020]. [8] Luu Cong Thuong, Phung The Dong (2016). Solutions for Vietnamese labor market in condition of forming asean economic community. Journal of Economy and Business: Theory and Practice. No.1, 156-162. Russia. [9] The ASEAN Secretariat (2019). ASEAN Integration Report 2019. Jakarta, Indonesia. [10] World Bank (2019). World Bank open data. [Online] Available from: MM-SG-MY-LA-PH-ID-BN-KH&name_desc=true&start=2009&view=bar [Accessed 21 April 2020]. [11] World Bank (2019). World Development Report 2019:The changing nature of work .Washington, DC:World Bank. [12] World Economic Forum -WEF (2016). The Future of Jobs: Employment, Skills and WorkForce Strategy For the Fourth Industrial Revolution - Global challenge Insight Report, Geneva. INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0: OPPORTUNITIES AND CHALLENGES FOR DEVELOPING VIETNAM'S HUMAN RESOURCES Ho Ngoc Khuong ABSTRACT: The level of human resources development is considered a key measure for the nation's development. People create modern technology but the application of technology leads to a change in the structure of the labor force in the short term, leading to the shortage of high quality human resources. But in the long run, human resources in the digital revolution will improve in quality and quantity to meet the high requirements of employers and world economic integration. At that time, robots and human resources will work harmoniously together. Therefore, the Industrial Revolution 4.0 will create many opportunities and at the same time create many challenges for the development of Vietnam's human resources today.