Cán cân thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thực trạng và khuyến nghị

pdf 13 trang Gia Huy 3270
Bạn đang xem tài liệu "Cán cân thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thực trạng và khuyến nghị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfcan_can_thuong_mai_viet_nam_hoa_ky_thuc_trang_va_khuyen_nghi.pdf

Nội dung text: Cán cân thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thực trạng và khuyến nghị

  1. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 CÁN CÂN THƢƠNG MẠI VIỆT NAM - HOA KỲ THỰC TRẠNG VÀ KHUYẾN NGHỊ Vietnam - US balance of trade reality and policy recommendations ThS. Nguyễn Thị Tuyến Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Hải Phòng Email: nguyentuyenhpvn@gmail.com TÓM TẮT Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và đẩy mạnh tự do hóa thƣơng mại, tình trạng biến động của cán cân thƣơng mại là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia. Sự thay đổi trong cán cân thƣơng mại là công cụ đo lƣờng quan trọng, phản án xu hƣớng của nền kinh tế trong nƣớc. Trong những năm vừa qua, Hoa Kỳ liên tục là một trong những đối tác thƣơng mại hàng đầu của Việt Nam. Những biến động trong kim ngạch xuất nhập khẩu với Hoa Kỳ có tác động không nhỏ đến hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam. Bài viết tập trung phân tích diễn biến của cán cân thƣơng mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, trên cơ sở đó đƣa ra những khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thƣơng mại của Việt Nam với Hoa Kỳ, mang lại những lợi ích to lớn cho nền kinh tế trong nƣớc. 669
  2. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 Từ khóa: Cán cân thƣơng mại, chính sách kinh tế, Việt Nam, Hoa Kỳ, ABSTRACT During the process of international economic integration and trade lib- eralization, trade balance is always among the issues of great national significance. Changes in trade balance are an important barometer of domestic economic trending. In recent years, the United State has be- come one of the leading trade partners of Vietnam. Fluctuations in im- port and export between Vietnam and the US can have notable bearing on Vietnamese enterprises‘ activities. The main focus of the paper is an analysis of recent Vietnam - the US trade balance changes, on which basis, policy recommendations are made to improve the trading perfor- mance of Vietnam in order to reap bigger benefits from the trading rela- tionship with the US. Key words: Trade balance, economic policy, Vietnam, the US, 1. GIỚI THIỆU (INTRODUCTION) Cán cân thƣơng mại là mức chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá, hay còn gọi là xuất khẩu ròng. Các nƣớc quan tâm đến cán cân thƣơng mại vì cán cân thƣơng mại ảnh hƣởng tới sản lƣợng trong nƣớc, việc làm và cán cân đối ngoại. Sự thay đổi trong cán cân thƣơng mại là công cụ đo lƣờng quan trọng phản ánh xu hƣớng nền kinh tế trong nƣớc và nƣớc ngoài. Số liệu cán cân thƣơng mại không chỉ tác động trực tiếp tới biến động của các thị trƣờng tài chính, nó còn gây hiệu ứng ảnh hƣởng cơ bản tới giá trị đồng tiền của một quốc gia trên thị trƣờng ngoại hối. Giá trị nhập khẩu chỉ ra nhu cầu hàng hoá và dịch vụ từ thị trƣờng nƣớc ngoài của ngƣời dân trong nƣớc, trong khi đó giá trị xuất khẩu cho thấy nhu cầu hàng hoá do một nƣớc cung ứng 670
  3. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 tới thị trƣờng các nƣớc khác. Ở một khía cạnh nào đó, đồng tiền của một nền kinh tế rất nhạy cảm với biến động bất ổn của nền kinh tế chủ yếu xuất phát từ sự thâm hụt thƣơng mại và giá trị đồng này chỉ ổn định khi số liệu cán cân thƣơng mại cho thấy nhu cầu hàng hoá và dịch vụ từ các nƣớc khác nhiều hơn, dẫn tới thặng dƣ thƣơng mại. Thị trƣờng trái phiếu khá nhạy cảm với các nguy cơ đến từ lạm phát nhập khẩu. Thông qua báo cáo cán cân thƣơng mại của một quốc gia, nhà đầu tƣ có thể nhận biết đƣợc một cách khái quát và toàn diện về tình hình thƣơng mại của quốc gia đó so với các quốc gia khác trên thế giới. Các nền kinh tế đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng cần thu hút nhiều nguồn lực nƣớc ngoài để thúc đẩy quá trình phát triển và tăng trƣởng của nền kinh tế trong nƣớc, đặc biệt đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, có thể chấp nhận thâm hụt cán cân thƣơng mại trong một thời gian. Nhƣng vì không thể chấp nhận tình trạng nhập siêu hoặc xuất siêu trong thời gian dài hạn, nên chính phủ thƣờng vận dụng các chính sách điều chỉnh thích hợp để loại trừ những hiện tƣợng này. Để có thể đƣa ra các chính sách điều chỉnh phù hợp đòi hỏi các nhà quản lý cần am hiểu sâu sắc về cơ cấu cán cân thƣơng mại của mình, theo các ngành hàng, cũng nhƣ theo các đối tác. Trong nhiều năm kể từ khi tiến hành cải cách kinh tế, mối quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ không ngừng phát triển, Hoa Kỳ đã trở thành một trong những đối tác chiến lƣợc của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là thƣơng mại. Chính vì vậy, nhận thức và giải quyết tốt mối quan hệ thƣơng mại với Hoa Kỳ có ý nghĩa quan trọng trong việc hội nhập kinh tế quốc tế, giúp Việt Nam gia tăng cơ hội phát triển, thúc đẩy những tiến bộ trong nền kinh tế đất nƣớc. Quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ từng trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm gắn liền với những biến cố có tính chất lịch sử. Kể từ tháng 2 năm 1994, sau khi Hoa Kỳ gỡ bỏ cấm vận thƣơng mại với 671
  4. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 Việt Nam, một trang mới trong quan hệ thƣơng mại giữa hai quốc gia đƣợc mở ra với mức tăng trƣởng thƣơng mại hai chiều liên tục tăng. Hoa Kỳ trở thành một trong những thị trƣờng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, đồng thời Việt Nam là một trong những thị trƣờng xuất khẩu có tốc độ tăng trƣởng cao của Hoa Kỳ. Từ năm 2005, Hoa Kỳ đã trở thành thị trƣờng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, đạt 36,6 tỷ USD trong năm 2014. Kim ngạch thƣơng mại hai chiều tăng trƣởng liên tục ở mức hơn 20% trong 3 năm gần đây, trong đó Việt Nam luôn xuất siêu. Tuy nhiên, hai bên vẫn còn một số vƣớng mắc nhƣ: các vụ kiện bán phá giá, trợ cấp Bên cạnh đó, những số liệu xuất siêu từ Việt Nam sang Hoa Kỳ chƣa phản ánh hết thực lực thƣơng mại giữa hai quốc gia. Vì vậy, bài báo tập trung phân tích, làm rõ thực trạng cán cân thƣơng mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong những năm gần đây, nhằm mang lại cái nhìn có tính chất toàn diện hơn, trên cơ sở đó đƣa ra các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong mối quan hệ thƣơng mại với Hoa Kỳ, đồng thời phát triển hoạt động thƣơng mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ theo hƣớng bền vững. 2.THỰC TRẠNG CÁN CÂN THƢƠNG MẠI VIỆT NAM - HOA KỲ Nhìn chung, hoạt động thƣơng mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ có sự chuyển biến rõ nét kể từ sau khi Hoa kỳ gỡ bỏ cấm vận với Việt Nam vào năm 1994. Đặc biệt, sau khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO vào năm 2007, giá trị xuất nhập khẩu song phƣơng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ mới đạt con số gần 11,8 tỷ USD nhƣng đến năm 2018 con số này đã lên đến hơn 60 tỷ USD, gấp 5 lần thời điểm 2007. Trong đó, xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 47,52 tỷ USD, gấp 5 lần và trong khi kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trƣờng Hoa Kỳ đạt tới 12,75 tỷ USD, gấp tới 8 lần. Với tốc độ tăng trƣởng ở mức cao, Hoa Kỳ duy trì vị thế là đối tác xuất khẩu lớn của Việt Nam trong nhiều năm. Đồng thời, nền kinh tế lớn nhất thế giới này cũng là thị trƣờng đứng thứ 5 về 672
  5. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 cung cấp hàng hóa cho Việt Nam, chiếm tỷ trọng 5% trong tổng trị giá hàng hóa nhập khẩu của nƣớc ta. Tính chung về quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu, Hoa Kỳ đứng vị trí thứ 3 trong số hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ có quan hệ ngoại thƣơng với Việt Nam, sau Trung Quốc và Hàn Quốc. Bảng 1.1: Cán cân thƣơng mại Việt Nam - Hoa Kỳ 1992 – 2018 Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam Trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2018, thƣơng mại hàng hóa Việt Nam - Hoa Kỳ đã tăng gấp 3 lần, từ mức tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt 18,01 tỷ USD ghi nhận trong năm 2010 lên mức 60,28 tỷ USD trong năm 2018. Tốc độ tăng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trƣờng Hoa Kỳ trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2018 bình quân đạt 16,3%/năm, từ mức 14,24 tỷ USD trong năm 2010 thì đến 2018 đạt 47,53 tỷ USD. Nổi bật: trong năm 2011 tăng 18,9%, năm 2013 tăng 21,3%; năm 2014 tăng 20,1%. Ở chiều ngƣợc lại, tốc độ tăng của hàng 673
  6. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 hóa nhập khẩu có xuất xứ từ Hoa Kỳ vào Việt Nam cũng có mức tăng bình quân 16,5%/năm, từ mức 3,77 tỷ USD trong năm 2010 lên mức 12,75 tỷ USD trong năm 2018. Đang chú ý, cho đến những năm gần đây Việt Nam luôn có thặng dƣ cán cân thƣơng mại với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, những số liệu về thặng dƣ thƣơng mại của Việt Nam chƣa thể đƣa đến một kết luận lạc quan tuyệt đối về hiệu quả kinh doanh xuất khẩu, khả năng cạnh tranh cũng nhƣ ―sức khỏe‖ của nền kinh tế Việt Nam nói chung trong mối quan hệ với đối tác Hoa Kỳ. Một cái nhìn sâu hơn vào cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu chủ lực giữa Việt Nam với Hoa Kỳ sẽ góp phần hoàn thiện hơn bức tranh thƣơng mại nói riêng và kinh tế nói chung giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Bảng 2.1: Các nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Hoa Kỳ tính đến hết quý II/2019 Đơn vị: Triệu USD Xếp Giá trị xuất Mặt hàng Tỷ trọng hạng khẩu Điện thoại di động và các linh kiện liên quan (Cell phones, related 1 6400 24.80% equipment) 2 Đồ nội thất và các bộ phận(Furniture, parts) 1680 6.51% 3 Giày thể thao, các loại giày vải khác (Athletic, other textile shoes) 1370 5.31% 4 Giày da (Leather shoes) 882.51 3.42% Áo len, áo pullover, áo vest, các sản phẩm đan, móc (Sweaters, 5 865.15 3.35% pullovers, vests, knit or crocheted) Ghế, không bao gồm ghế cắt tóc và ghế nha khoa (Seats, exclud- 6 799.14 3.09% ing barber, dental) Quần áo nữ, không bao gồm các sản phẩm đan (Women's or girls' 7 788.41 3.06% suits, not knit) 674
  7. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 Quần áo nữ đan hoặc móc (Women's or girls' suits, knit or cro- 8 677.43 2.63% cheted) 9 Giày nhựa (Plastic shoes) 560.14 2.17% 10 Chip máy tính (Computer chips) 520.52 2.02% Nguồn: www.ustradenumbers.com/country/vietnam/ Trong năm 2018, Hoa Kỳ là thị trƣờng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với tổng giá trị hàng xuất khẩu 47,5 tỷ USD, tăng 14,3% so với năm 2017. Hàng dệt may là nhóm mặt hàng có trị giá xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang thị trƣờng Hoa Kỳ với trị giá trong năm 2018 đạt 13,7 tỷ USD, tăng 11,6% so với năm 2017. Các nhóm mặt hàng lớn tiếp theo: giày dép các loại đạt 5,82 tỷ USD, tăng 13,9%; điện thoại các loại và linh kiện đạt 5,41 tỷ USD, tăng 46,1%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 3,9 tỷ USD, tăng 19,3%; máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng đạt 3,4 tỷ USD, tăng 40,3%, máy tính và các sản phẩm linh kiện điện tử. Xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong những tháng đầu năm 2019 vẫn tiếp đà tăng. Từ đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hoa Kỳ có bƣớc tăng trƣởng "thần tốc", chỉ riêng tháng đầu tiên của năm 2019 đã đạt hơn 5,151 tỷ USD, tăng tới 42,1% so với cùng kỳ năm 2018. Tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ cao hơn 4,7 lần tốc độ bình quân của tất cả các thị trƣờng khác. Tính đến hết tháng 6/2019, tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã lên tới 25,8 tỷ USD. Đứng đầu nhóm các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong 2 quý đầu năm 2019 là điện thoại di động và các linh kiện liên quan (24,80%). Nhóm mặt hàng giày dép chiếm xấp xỉ 11% trong tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong sáu tháng đầu năm 2019, sát nút là nhóm mặt hàng đồ gỗ nội thất (9.6%) và dệt may (9.04%). 675
  8. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 Bảng 2.2: Các nhóm mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Hoa Kỳ tính đến hết quý II/2019 Đơn vị: Triệu USD Xếp Giá trị nhập Mặt hàng Tỷ trọng hạng khẩu 1 Bông (Cotton) 810.63 19.07% 2 Chip máy tính (Computer chips) 438.68 10.32% 3 Plastics 158.01 3.72% Điện thoại di động và các linh kiện liên quan (Cell phones, 4 153.49 3.61% related equipment) 5 Máy bay dân dụng và các bộ phận (Civilian aircraft, parts) 121.41 2.86% Các bộ phận của giày dép, miếng lót giày, gaitors, (Parts of 6 120.89 2.84% footwear; insoles, gaitors, etc.) 7 Sắt thép phế liệu (Scrap iron, steel) 110.99 2.61% Gỗ, đã đƣợc cƣa hoặc chặt, dày hơn 6 mét (Wood, sawed or 8 99.63 2.34% chipped, greater than 6 meters thic) 9 Dầu (Oil) 99.59 2.34% 10 Đƣờng và các loại bột tinh (Sugar and starch residues) 99.1 2.33% Về nhập khẩu, trong năm 2018, Hoa Kỳ là đối tác lớn thứ năm của Việt Nam với tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ Hoa Kỳ là 12.8 tỷ USD, tăng trƣởng 36,4% so với năm 2017. Các mặt hàng nhập khẩu chính của Viêt Nam từ Hoa Kỳ bao gồm máy tính, các sản phẩm điện và phụ kiện (đạt 3.1 tỷ USD, chiếm 24.3% trong tổng giá trị nhập khẩu), cotton (đạt 5.82 tỷ USD, chiếm 11.5% trong tổng giá trị nhập khẩu), máy móc, trang thiết bị (đạt 1.05 tỷ USD, chiếm 8.2% trong tổng giá trị nhập khẩu). Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong năm 2018, tổng trị giá nhập khẩu của 10 nhóm mặt hàng lớn nhất có xuất xứ 676
  9. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 từ Hoa Kỳ năm 2018 chiếm 70,4% trong tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ Hoa Kỳ. Dựa trên số liệu công bố của Bộ Thƣơng Mại Hoa Kỳ, trong tổng giá trị nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2019 của Việt Nam từ Hoa Kỳ, các mặt hàng nguyên vật liệu đầu vào và bán thành phẩm chiếm tỷ trọng rất lớn, trong đó nhóm mặt hàng bông (cotton) chiếm tới 19,07%, chip máy tính chiếm tới 10,32%, điện thoại di động và các linh kiện liên quan chiếm tới 3,61%. Dễ thấy mối liên hệ giữa nhóm các mặt hàng nhập khẩu nguyên vật liệu và bán thành phẩm với nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Hoa Kỳ. Điều này xuất phát từ thực tế hiện nay lợi thế cạnh tranh chủ yếu của Việt Nam trên thị trƣờng thế giới vẫn là lực lƣợng lao động dồi dào, chi phí thấp, vì vậy trong những giai đoạn đầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam chủ yếu đẩy mạnh xuất khẩu thông qua hoạt động gia công quốc tế, trong đó các do- anh nghiệp Hoa Kỳ là một trong những nguồn đầu tƣ vốn FDI quan trọng vào nền kinh tế Việt Nam. Do vậy, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tuy tập trung chủ yếu vào nhóm hàng chế biến, chế tạo, nhƣng vẫn còn phụ thuộc nhiều vào doanh nghiệp có vốn FDI. Tỷ lệ nhập khẩu nguyên, phụ liệu lớn khiến hàng hóa xuất khẩu phụ thuộc vào thị trƣờng cung cấp nƣớc ngoài. Hơn nữa, mặc dù chất lƣợng hàng hóa nông, thủy sản đã đƣợc chú trọng cải thiện nhƣng chƣa đồng đều; các mặt hàng nông, thủy sản xuất khẩu còn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận những thị trƣờng có yêu cầu cao về chất lƣợng và an toàn thực phẩm. Năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu chậm đƣợc cải thiện, phần lớn các mặt hàng xuất khẩu đều chƣa xây dựng đƣợc thƣơng hiệu riêng. 3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến cán cân thƣơng mại Việt Nam - Hoa Kỳ Kể từ sau khi bình thƣờng hóa quan hệ thƣơng mại, Việt Nam và Hoa Kỳ đã có nhiều bƣớc cải thiện đáng kể trong quan hệ thƣơng mại 677
  10. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 đầu tƣ, thông qua việc ký kết các hiệp định về quan hệ thƣơng mại, hiệp định tránh đánh thuế 2 lần, hiệp định về khuyến khích bảo hộ đầu tƣ, giữa hai nƣớc. Đây là những tiền đề quan trọng để Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị, mạng lƣới sản xuất toàn cầu; nâng cao giá trị xuất khẩu vảo thị trƣờng Hoa Kỳ. Duy trì cán cân thƣơng mại thăng dƣ với Hoa Kỳ trong thời gian qua một phần quan trọng là nhờ sự đoàn kết, thống nhất, nỗ lực phấn đấu, chung sức, chung lòng của các cơ quan lãnh đạo của Đảng, Nhà nƣớc, Quốc hội, chính quyền các địa phƣơng, cộng đồng doanh nghiệp và toàn thể nhân dân trong công cuộc đổi mới toàn diện, đồng bộ; khẳng định chủ trƣơng đúng đắn của Đảng, Nhà nƣớc coi xuất khẩu là một trong những động lực quan trọng của tăng trƣởng kinh tế. Chính phủ, chính quyền các địa phƣơng đã thể hiện quyết tâm cao trong cải cách thủ tục hành chính, kiến tạo môi trƣờng kinh doanh, đầu tƣ thuận lợi, thông thoáng, minh bạch cho ngƣời dân và doanh nghiệp. Nhờ vậy, trong năm 2018 xếp hạng môi trƣờng kinh doanh của Việt Nam tăng 14 bậc (từ 82 lên vị trí 68/190 nền kinh tế); chỉ số năng lực cạnh tranh tăng 5 bậc (từ 60 lên 55/137 nền kinh tế). Tinh thần đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp lan tỏa sâu rộng trong toàn xã hội, số doanh nghiệp thành lập mới năm 2017 đạt mức kỷ lục, gần 127.000 doanh nghiệp, tăng 15,2% so với năm 2016. Nhờ đó, nguồn hàng cho xuất khẩu tăng trƣởng mạnh mẽ, giúp xuất khẩu tăng trƣởng ở cả 3 khu vực là công nghiệp, nông nghiệp và nhiên liệu, khoáng sản. Chính phủ, Bộ Công Thƣơng và các bộ, ngành liên quan đã chủ động bám sát diễn biến, bối cảnh thị trƣờng trong và ngoài nƣớc để kịp thời chỉ đạo, điều hành linh hoạt, từ chính sách đến công tác tháo gỡ khó khăn cho từng ngành, từng lĩnh vực và doanh nghiệp. Trƣớc xu hƣớng bảo hộ mậu dịch của phía Hoa Kỳ có chiều hƣớng gia tăng, gây ra nhiều rào cản đối với doanh nghiệp xuất khẩu, qua công tác đối ngoại cấp cao, Chính phủ đã từng bƣớc tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ giải quyết các tranh chấp thƣơng mại tại thị trƣờng quốc tế để thúc đẩy xuất, nhập 678
  11. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 khẩu của các ngành hàng, doanh nghiệp trong nƣớc. Nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp thuộc các ngành hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam, nhƣ gỗ, da giày, dệt may, công nghiệp chế biến, chế tạo, đƣợc triển khai đã không chỉ giúp tháo gỡ khó khăn mà còn tạo đƣợc niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp. Bộ Công Thƣơng cảnh báo kịp thời trên hệ thống cảnh báo sớm thông tin về các biện pháp phòng vệ thƣơng mại và các rào cản phi thuế quan của các nƣớc đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, giúp các doanh nghiệp có thể dự báo trƣớc nguy cơ xảy ra các vụ kiện chống bán phá giá, chủ động ứng phó với các vụ kiện, giảm thiểu thiệt hại do các vụ kiện về phòng vệ thƣơng mại gây ra. Bên cạnh đó, chính sách thu hút đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài đã góp phần tạo ra năng lực sản xuất mới phục vụ nhu cầu trong nƣớc và phục vụ cho xuất khẩu. Vốn thực hiện của các dự án đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) trong năm 2017 ƣớc đạt 17,5 tỷ USD, tăng 10,8% so với năm 2016. Vai trò của doanh nghiệp FDI đối với lĩnh vực xuất khẩu ngày càng quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp chế biến xuất khẩu, trong đó nhiều mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao, nhƣ điện thoại các loại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng. Tăng trƣởng xuất khẩu của khối FDI trong thời gian qua là thành công bƣớc đầu của chính sách thu hút nguồn vốn FDI của Đảng và Nhà nƣớc. 4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ đƣợc dự báo sẽ có những vận hội mới, có thể đạt kim ngạch đến 56,1 tỷ USD trong năm 2020. Điều này cho thấy tuy Hoa Kỳ là thị trƣờng khó tính, đòi hỏi cao nhƣng là một thị trƣờng với tiềm năng xuất khẩu còn rất lớn, mà các doanh nghiệp Việt (đặc biệt trong ngành hàng nông sản) vẫn chƣa khai thác hết. Bởi vậy, điều quan trọng là doanh nghiệp Việt cần khắc phục mặt hạn chế và học cách thích ứng với thị trƣờng khó tính này. Tăng trƣởng 679
  12. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 xuất khẩu dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài, nhƣ gia tăng các rào cản thƣơng mại, hàng rào kỹ thuật của các nƣớc nhập khẩu. Vì vậy, trong thời gian tới, Chính Phủ và các Bộ ngành liên quan cần nỗ lực hơn nữa trong quá trình đàm phán, thỏa thuận với Hoa Kỳ để gỡ bỏ các rào cản liên quan đến hàng rào kỹ thuật, khâu thủ tục để có đƣợc thƣơng mại công bằng và mở rộng thị trƣờng cho cả hai bên. Đồng thời các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung cần không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trƣớc sức cạnh tranh lớn từ doanh nghiệp nƣớc ngoài, trong đó nhiệm vụ trọng tâm là nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực. Cùng với những giải pháp cụ thể về phát triển kinh tế, thu hút đầu tƣ phát triển sản xuất trong nƣớc của Chính phủ và các bộ, ngành, Bộ Công Thƣơng cần cân nhắc định hƣớng các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả 3 định hƣớng chính là: Phát triển sản xuất, tạo nguồn hàng có chất lƣợng cho xuất khẩu; Phát triển thị trƣờng, mở cửa thị trƣờng cho xuất khẩu; và tổ chức tốt hoạt động xuất khẩu, kết nối chuỗi liên kết sản xuất - chế biến - xuất khẩu. Bộ Công Thƣơng cần tập trung mạnh vào đổi mới, nâng cao hiệu quả của cơ chế phối hợp với các bộ, ngành, địa phƣơng và hiệp hội doanh nghiệp để tạo sự kết nối, phối hợp đồng bộ hơn trong việc xử lý các vấn đề phát sinh trong thƣơng mại quốc tế, nhƣ vƣợt qua các rào cản thƣơng mại, kiểm dịch động, thực vật, các vấn đề về chống trợ cấp, chống bán phá giá của nƣớc ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Cùng với đó là thay đổi một cách căn bản hơn công tác xúc tiến thƣơng mại và mở rộng thị trƣờng cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, chú trọng tạo nguồn hàng có chất lƣợng cho sản xuất, hƣớng tới mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng, sản xuất các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn về chất lƣợng, an toàn thực phẩm và phù hợp với nhu cầu thị trƣờng nhập khẩu; tăng cƣờng công tác nghiên cứu, dự báo, cảnh báo đối với các biện pháp phòng vệ thƣơng mại áp dụng lên hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. 680
  13. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 TÀI LIỆU THAM KHẢO Đại sứ quán và Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, ―Các mốc lịch sử quan trọng trong quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam‖, relationship-vi/policy-history-vi/chronology-of-us-vietnam-relations-vi/ Bộ Ngoại Giao Việt Nam, ―Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: hƣớng tới tƣơng lai‖, Vietnam Customs, “Preliminary assessment of Vietnam international merchandise trade performance in whole year 2018”, News/ViewDetails.aspx?ID=676&Category=News%20and%20Events&l anguage=en-US CEIC, ―Vietnam exports: Domestic sector‖, trade-statistics/exports-domestic-sector nhap/2019/54906/25-nam-quan-he-thuong-mai-va-dau-tu-Hoa-Ky.aspx 681