Câu hỏi ôn tập môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

docx 14 trang haiha333 5750
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxcau_hoi_on_tap_mon_duong_loi_cach_mang_cua_dang_cong_san_vie.docx

Nội dung text: Câu hỏi ôn tập môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

  1. Câu hỏi ôn tập môn Đường lối cách mạng của đảng cộng sản Việt Nam Câu 1: Vai trò Nguyễn Ái Quốc trong việc chuẩn bị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, kết quả và ý nghĩa? a, Hoàn cảnh lịch sử (Quá trình tìm đường cứu nước của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc): - Chứng kiến việc mất nước và sự thất bại của các phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, ngày 5/6/1911, Người quyết định ra ngoài tìm con đường cứu nước, giải phóng dân tộc khỏi xiềng xích nô lệ. - Năm 1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Người đã gửi tới hội nghị Véc-xây bản yêu sách 8 điểm đòi quyền lợi cho dân tộc Việt Nam. - Qua cuộc sống ở hầu hết các châu lục và việc nghiên cứu các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới như: cách mạng tư sản Mỹ 1776, cách mạng tư sản Pháp 1789 Đặc biệt là cách mạng tháng mười Nga, tháng 7/1920 Lãnh tụ đọc bản sơ thảo lần thứ nhất ”luận cương những vấn đề về dân tộc và thuộc địa “ của Lênin. Người chọn con đường giải phóng dân tộc là con đường cách mạng vô sản. ( Người đã rút ra kết luận: chủ nghĩa đế quốc ở đâu cũng là thù, nhân dân lao động bị áp bức trên thế giới đều là bạn. ) - Tháng 12/1920, tại Đại hội của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua, Người tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp và bỏ phiếu tán thành quốc tế thứ 3 của Lê-nin, sự kiện này đánh dấu bước ngoặt trọng đại trong cuộc đời hoạt động của Người, từ chủ nghĩa yêu nước đến lập trường cộng sản và đi theo chủ nghĩa Mác- Lenin. Bên cạnh việc thực hiện trách nhiệm với phong trào Cộng sản thế giới, Lãnh tụ tích cực tìm hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin, vận dụng vào đường lối CMVN, chuẩn bị về tư tưởng chính trị và về tổ chức để thành lập Đảng CSVN. 1.1 Sự chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho việc thành lập Đảng: - Mục đích: truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin sâu rộng tới nhân dân thông qua phong trào công nhân, đặc biệt thông qua phong trào vô sản hóa (phong trào 3 cùng), từ đó hình thành con đường cứu nước giải phóng dân tộc. - Đường lối cứu nước, giải phóng dân tộc Việt Nam của lãnh tụ NAQ thể hiện qua các tác phẩm của Lãnh tụ từ năm 1921-1927 như “Bản án chế độ thực dân Pháp", Đặc biệt là tác phẩm “Đường cách mệnh" xuất bản năm 1927 có nhưng nội dung sau: + Con đường cách mạng giải phóng dân tộc là cách mạng vô sản. 1
  2. + Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là mục tiêu con đường đi lên của cách mạng VN. + Chủ nghĩa đế quốc là kẻ thù chung của giai cấp công nhân, nhân dân lao động trên toàn thế giới, là kẻ thù trực tiếp /nguy hại nhất của các nước thuộc địa. + Cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc có mối quan hệ khăng khít, thúc đẩy lẫn nhau. Nhưng cách mạng thuộc địa không phụ thuộc cách mạng chính quốc, mà có tính độc lập, có thể thành công trước và góp phần thúc đẩy làm cho cách mạng ở chính quốc tiến lên và giành thắng lợi. + Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân nên nhân dân phải được tổ chức thành đội ngũ với nền tảng là liên minh công nhân-nông dân, giai cấp công nhân giữ vai trò lãnh đạo. + Cách mạng giải phóng dân tộc phải có đảng cộng sản lãnh đạo. Đảng phải liên hệ mật thiết với nhân dân giành được ủng hộ của nhân dân. + Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới nên cách mạng VN phải liên hệ mật thiết, tranh thủ sự giúp đỡ của cách mạng thế giới, đồng thời ra sức đóng góp sức mình vào phong trào chung. => Những luận điểm trên được lãnh tụ và các chiến sĩ cách mạng Tiên phong tích cực truyền bá về nước đầu thế kỷ 20, trở thành ngọn cờ hướng đạo trong phong trào yêu nước phát triển theo đường lối vô sản. Đây là yếu tố căn bản dẫn tới việc thành lập Đảng cộng sản VN năm 1930-nhân tố cơ bản quyết định mọi thắng lợi của cách mạng VN sau này. 1.2. Sự chuẩn bị về mặt tổ chức: Cuối năm 1924, sau quá trình học tập, rèn luyện tại Quốc tế Cộng sản, Lãnh tụ đã từ Liên xô về Quảng Châu, Trung Quốc hoạt động cách mạng. - Tháng 6-1925: Bác sáng lập hội VN cách mạng thanh niên, nòng cốt là cộng sản Đoàn, hội có vai trò: + Mở lớp đào tạo cán bộ lãnh đạo cách mạng, cử đi học tại Quốc tế cộng sản, đưa cán bộ về nước hoạt động. + Truyền bá CN Mác-Lênin, đường lối cách mạng VN về nước-hướng chính là phong trào “vô sản hóa" năm 1928-1929. + Chuẩn bị mọi mặt cho việc tiến tới thành lập Đảng Cộng sản. Dưới sự lãnh đạo của Hội, CN Mác và con đường giải phóng dân tộc của Lãnh tụ được truyền bá sâu rộng trong cả nước, dẫn tới sự ra đời của 3 tổ chức công sản ở nước ta cuối 1929-đầu 1930 : Đông Dương cộng sản Đảng, An Nam cộng sản Đảng và Đông Dương cộng sản liên đoàn. 2
  3. - Sau khi 3 tổ chức cộng sản ra đời, hoạt động rất mạnh mẽ nhưng riêng rẽ dẫn tới nguy cơ chia rẽ phong trào. Trước tình hình đó, lãnh tụ NAQ từ Thái Lan về TQ lấy tư cách là người đại diện cho QTCS đã triệu tập hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản. Hội nghị được tiến hành từ 3 -7/2/1930 ở Cửu Long- Hương Cảng- Trung Quốc. - Hội nghị đã quyết định bỏ mọi thành kiến xung đột cũ và thành lập hợp tác với nhau trong một Đảng cộng sản duy nhất ở VN. Hội nghị đã thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, chương trình tóm tắt, điều lệ vắn tắt do NAQ soạn thảo. Đây là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. d, Ý nghĩa thành lập Đảng: - Đảng CSVN ra đời chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cứu nước, giải phóng dân tộc. Thực chất của sự khủng hoảng đó là do thiếu hụt giai cấp tiên tiến lãnh đạo. - Đảng CSVN ra đời chứng tỏ giai cấp công nhân VN đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo CM. - Đảng CSVN ra đời tạo cơ sở cho những bước phát triển nhảy vọt của CMVN. - Đảng CSVN ra đời là kết quả của quá trình chuẩn bị công phu, chu đáo, tích cực của lãnh tụ NAQ trên tất cả các mặt. - Đảng CSVN ra đời là kết quả của 3 yếu tố: chủ nghĩa Mac-Lenin + phong trào công nhân+ phong trào yêu nước. Câu 3: Tình hình VN khi chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ. Nội dung, ý nghĩa sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược CM của Đảng qua 3 hội nghị Trung ương (HNTW6 -1939, 7-1940, 8-1941)? a, Hoàn cảnh lịch sử: - Tháng 9-1939: chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ, Pháp tham chiến đã thực thi chính sách tổng động viên nhân lực, vật lực cho chiến tranh trong nước và thuộc địa. - VN là thuộc địa của Pháp, phải gánh chịu hậu quả của chiến tranh. Cụ thể: + Kinh tế: thực dân Pháp thi hành chính sách kinh tế thời chiến nhằm vơ vét nguồn nhân lực, vật lực, tài lực để ném vào chiến tranh. + Chính trị: Pháp tiến hành chinh sách khủng bố trắng nhằm tiêu diệt phong trào cách mạng và Đảng cộng sản Đông Dương. + Quân sự: chúng ra lệnh, tổng động viên, bắt thanh niên Đông Dương đi lính, chết thay cho lính Pháp. + Văn hóa -xã hội: Pháp đẩy mạnh tuyên truyền, bảo vệ hi sinh cho Pháp. 3
  4. Những chính sách trên của Pháp đã làm cho mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc VN và Pháp trở nên hết sức gay gắt đòi hỏi phải được giải quyết, đặt ra yêu cầu, Đảng phải điều chỉnh lại đường lối CM cho phù hợp với bối cảnh lúc này và nội dung của sự chuyển hướng chỉ đạo của chiến lược cách mạng được thể hiện qua 3 hội nghị trung ương: HNTW6 (11-1939), HNTW7 (11-1940) và HNTW8 (5-1941). b, Nội dung: 1. Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, đặc biệt ở hội nghị trung ương 8 phân tích nhấn mạnh là nhiệm vụ bức thiết nhất, nếu không giải quyết được thì sẽ không giành được độc lập dân tộc. Thay đổi khẩu hiệu thành :” tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo”, chia lại ruộng đất cho công bằng, giảm tô thuế. 2. Thành lập mặt trận Việt Minh để đoàn kết, tập hợp lực lượng cách mạng nhằm mục tiêu giải phóng dân tộc. Giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước đông dương. Ở VN, thành lập mặt trận VN độc lập đồng minh, gọi tắt là Việt Minh , chương trình đồng Việt Minh gồm 44 điều cụ thể để thực hiện 2 điều cơ bản là làm cho nước VN hoàn toàn độc lập, dân VN được sung sướng, tự do. => thông qua mặt trận Việt Minh, Đảng mở rộng các tổ chức quần chúng và lãnh đạo phong trào đấu tranh của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội. 3. Xúc tiến khởi nghĩa vũ trang, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và nhân dân ta trong giai đoạn hiện tại. - Phát triển mạnh mẽ lực lượng cách mạng bao gồm lực lượng chính trị và vũ trang. - Xúc tiến xây dựng căn cứ địa cách mạng ( Cao Bằng, Bắc Cạn, ) - Phương châm khởi nghĩa là đi từ khởi nghĩa từng phần trong địa phương, mở đường cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước. c, Ý nghĩa: Qua 3 Hội nghị trung ương Đảng, chủ trương chuyển hướng chỉ đạo cách mạng nhằm mục tiêu số một của cách mạng là độc lập dân tộc đã hoàn chỉnh, 4
  5. thể hiện đúng đắn đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do lãnh tụ NAQ soạn thảo. Chủ trương này tập hợp rộng rãi mọi con người VN yêu nước trong mặt trận Việt minh, xây dựng được chính trị quần chúng ở cả nông thôn và thành thị là ngọn cờ dẫn đường cho nhân dân ta tiến lên giành thắng lợi trong sự nghiệp đánh đuổi Pháp, Nhật. Câu 4: Tình hình VN sau cách mạng tháng 8-1945, nội dung và ý nghĩa chủ trương “Kháng chiến - Kiến quốc” ngày 25-11-1945 của Trung Ương Đảng? a, Tình hình VN sau cách mạng tháng 8-1945: - Thuận lợi: + Nước ta được độc lập, nhân dân được làm chủ, nước VN dân chủ cộng hòa đã là 1 nước độc lập có chính quyền. +Khí thế cách mạng sôi nổi trên cả nước, toàn dân tin tưởng vào cách mạng của Đảng, toàn dân đồng lòng quan tâm giữ vững chính quyền cách mạng và bảo vệ vững chắc nền độc lập. + Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, đấu tranh vì hòa bình phát triển mạnh tạo thành từng làn sóng cách mạng tấn công vào chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân tạo 3 dòng thác cách mạng: dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. - Khó khăn: + Đất nước bị kẻ thù bao vây tứ phía, thù trong giặc ngoài cấu kết với nhau nhằm lật đổ chính quyền VN còn non trẻ vừa mới giành được độc lập: + Ở miền Bắc: 20 vạn quân Tưởng và tay sai kéo vào nước ta dưới danh nghĩa là đồng minh nhưng thực chất âm mưu của chúng là “diệt cộng, cầm Hồ”, phá tan chính quyền để thiết lập chính quyền phản cách mạng tay sai của chúng. + Ở miền Nam: 3 vạn quân Anh cũng dưới danh nghĩa là đồng minh nhưng thực chất âm mưu của chúng là giúp Pháp chiếm lại Đông Dương. + Ở Đông Dương: 6 vạn quân Nhật cũng sẵn sàng trao vũ khí để cấu kết với các đế quốc, chống lại chính quyền cách mạng. + 3 vạn quân Pháp kéo vào nước ta, nuôi ý đồ khôi phục sự thống trị ở VN. + Các đảng phái, tổ chức phản động đồng loạt nổi lên chống phá chính quyền cách mạng. + Bên cạnh những thách thức nghiêm trọng về quân sự và chính trị thì khó khăn về kinh tế-xã hội cũng là những thách thức nặng nề đối với đảng và chính quyền cách mạng. 5
  6. + Kinh tế: kiệt quệ, xơ xác tiêu điều, kho bạc trống rỗng, nạn đói mới đe dọa. +Xã hội: giặc dốt hoành hành, tệ nạn xã hội tràn lan. +VN chưa được nước nào trên thế giới công nhận, đặt quan hệ ngoại giao. Nhận xét: sau CMT8, nước ta đứng trước tình trạng khó khăn chồng chất khó khăn, ngàn cân treo sợi tóc. Chính quyền nhân dân có nguy cơ bị lật đổ, nền độc lập mới giành được có thể bị mất. Trước tình hình đó, Đảng ta sáng suốt nhận thấy đất nước không chỉ có những khó khăn mà còn có những thuận lợi cơ bản, chính quyền nhân có thể trụ vững, toàn Đảng toàn dân ta quyết tâm đứng lên đấu tranh để bảo vệ vững chắc chính quyền CM, nền độc lập dân tộc của mình. b, Chủ trương kháng chiến kiến quốc của Đảng: - Xác định tính chất của CM Đông Dương lúc này là cuộc CM giải phóng dân tộc vì cuộc CM này vẫn còn đang tiếp diễn. Do đó, khẩu hiệu đấu tranh của thời kì này là dân tộc trên hết, tổ quốc trên hết. - Xác định kẻ thù chính: Qua việc phân tích thái độ của từng đế quốc, Đảng xác định thực dân Pháp là kẻ thù chính cần tập trung mũi nhọn vào chống Pháp. Do: + Pháp có nhiều cơ sở quyền lợi ở nước ta vì chúng đã từng thống trị nước ta trên 80 năm. + Pháp được Anh, Mĩ giúp quay trở lại. + Trên thực tế, ngày 23-9-1945, Pháp đã nổ súng xâm lược Nam Bộ. + Pháp không từ bỏ dã tâm xâm lược nước ta lần nữa vì chúng quay lại vơ vét nhằm khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh. Trên cơ sở phân tích âm mưu của các tổ chức phản động, từ đó Đảng đã có những chủ trương hết sức mềm dẻo về sách lược nhưng cứng rắn về mặt nguyên tắc, có thể nhân nhượng 1 số quyền lợi về kinh tế chính trị nhưng không vi phạm vào quyền lợi của dân tộc, phải giữ vững sự lãnh đạo của Đảng. - Xác định nhiệm vụ cấp bách: + Củng cố và bảo vệ chính quyền cách mạng. + Chống thực dân Pháp xâm lược. + Bài trừ nội phản. + Cải thiện đời sống nhân dân. Cả 4 nhiệm vụ này phải tiến hành đồng thời nhưng nhiệm vụ củng cố và bảo vệ chính quyền cách mạng là nhiệm vụ trọng tâm, khó khăn và nặng nề nhất phải được đưa lên hàng đầu. 6
  7. - Đề ra các biện pháp cụ thể nhằm thực hiện nhiệm vụ trên: + Chính trị (nội chính): đoàn kết toàn dân, tiến tới tổng tuyển cử bầu quốc hội, thành lập chính phủ chính thức, ban hành hiến pháp. + Kinh tế: tăng gia sản xuất để cứu đói, phát động phong trào hủ gạo tiết kiệm, tuần lễ vàng , nhằm chống giặc đói. + Văn hóa- xã hội: chống giặc dốt, bình dân học vụ, bài trừ văn hóa ngu dân, xóa nạn mù chữ, xây dựng nền văn hóa mới. + Quân sự: động viên lực lượng toàn dân thời kì chống Pháp. + Ngoại giao: thực hiện trên nguyên tắc bình đẳng tương trợ, thêm bạn bớt thù. c, Ý nghĩa: - Chỉ thị soi sáng cho toàn Đảng, toàn dân ta đấu tranh chống thù trong giặc ngoài nhằm bảo vệ nền độc lập dân tộc của mình và giữ vững chính quyền cách mạng. - Chỉ thị phản ánh 1 quy luật lớn của cách mạng VN sau CMT8 là giành chính quyền phải đi đôi với bảo vệ chính quyền. Đồng thời phản ánh 1 quy luật lớn của lịch sử dân tộc: dựng nước đi đôi với giữ nước. Đặc biệt, phản ánh sâu sắc câu nói của Lênin: 1 cuộc cách mạng chỉ có giá trị khi nó biết tự bảo vệ n Câu 5: Hoàn cảnh lịch sử và nội dung Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954) của Đảng cộng sản Đông Dương? a, Hoàn cảnh lịch sử: - Với dã tâm xâm lược nước ta 1 lần nữa, Pháp đã có những hành động trắng trợn, vi phạm các điều đã ký kết với chính phủ ta như: hiệp định Sơ bộ (6-3), tạm ước (149). Sau khi được đưa quân ra miền bắc, Pháp đã có những hành động trắng trợn như: đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn, tước vũ khí ở Hà Nội. - Mặc dù chúng ta đã nhân nhượng với Pháp, nhưng chúng ta càng nhân nhượng, Pháp càng lấn tới, đến lúc chúng ta không thể nhân nhượng được nữa, toàn Đảng toàn dân ta quyết tâm kháng chiến để bảo vệ nền độc lập dân tộc của mình. Đêm 19-12-1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. b, Nội dung đường lối kháng chiến; Cơ sở hình thành: - Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch HCM 20-12-1946. - Chỉ thị toàn dân kháng chiến của trung ương Đảng 22-12-1946. - Tác phẩm: kháng chiến nhất định thắng lợi của đồng chí Trường Chinh xuất bản đầu 1947. Tính chất của đường lối kháng chiến: 7
  8. - Là cuộc chiến tranh tiến bộ vì tự do, độc lập, dân chủ và hòa bình, cuộc kháng chiến có tính chất dân tộc giải phóng và dân chủ mới, là cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân VN. Phương châm của đường lối kháng chiến: Là đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, tự lực cánh sinh dựa vào sức mình là chính. - Toàn dân đứng lên kháng chiến chống Pháp, đặc biệt thể hiện qua lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch HCM biến mỗi người dân thành chiến sĩ đánh giặc, mỗi đường phố làng mạc trở thành pháo đài. - Toàn diện tức là đánh giặc trên tất cả các mặt từ kinh tế, văn hóa, quân sự, ngoại giao. + Kinh tế: thực hiện xây dựng kinh tế tự cung tự cấp, tập trung phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương mại, công nghiệp quốc phòng. + Chính trị: thực hiện đoàn kết toàn dân, tăng cương xây dựng Đảng, chính quyền các đoàn thể nhân dân, đoàn kết với các dân tộc trên bán đảo Đông Dương và các dân tộc yêu chuộng tự do, hòa bình. + Quân sự: thực hiện vũ trang toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, tiêu diệt địch, giải phóng nhân dân và đất đai. Thực hiện du kích chiến, tiến lên vận động chiến, đánh chính quy là “triệt để dùng du kích, vận động chiến, bảo toàn lực lượng kháng chiến lâu dài, vừa đánh vừa dào tạo thêm cán bộ”. + Văn hóa: xóa bỏ văn hóa thực dân phong kiến, xây dựng nền văn hóa dân chủ mới theo 3 nguyên tắc: dân tộc, khoa học và đại chúng. + Ngoại giao: thực hiện thêm bạn bớt thù, biểu dương thực lực “liên hiệp với dân tộc Pháp, chống phản động thực dân Pháp”, sẵn sàng đàm phán nếu Pháp công nhận VN độc lập. - Đường lối kháng chiến lâu dài: chống âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp để có thời gian phát huy ưu thế mạnh của ta như: thiên thời địa lợi nhân hòa, lâu dài để chuyển hóa tương quan lực lượng từ chỗ ta yếu hơn địch đến chỗ ta mạnh hơn địch và đánh thắng địch. - Tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính: tự cấp, tự túc về mọi mặt vì ta bị bao vây tứ phía, chưa được nước nào giúp đỡ nên phải tự lực cánh sinh. Khi nào có điều kiện, chúng ta sẽ tranh thủ sự giúp đỡ của các nước, xong lúc đó cũng không được ỷ lại. Câu 6: Tình hình VN sau hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết 1954. Nội dung, ý nghĩa đường lối chiến lược của cách mạng VN do đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đề ra 9-1960? a, Tình hình VN sau 1954: 8
  9. - Với chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 đã kết thúc cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp. - Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, quốc tế công nhận chủ quyền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, miền Bắc được giải phóng và đi lên XHCN. - Đế quốc Mỹ trắng trợn phá hoại việc thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ, Mỹ hất cẳng Pháp nhảy vào miền Nam, nhằm biễn miền Nam thành thuộc địa kiểu mới. - Đất nước ta bị chia cắt chia thành 2 miền với 2 chế độ chính trị khác nhau: + Miền Bắc: cách mạng xã hội chủ nghĩa. + Miền Nam; tiếp tục công cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. b, Nội dung của đường lối chiến lược cách mạng ở 2 miền; - Xác định đường lối chiến lược chung của cả nước: Tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững hòa bình, đẩy mạnh CMXHCN ở miền Bắc đồng thời đấy mạnh CMDTDCND ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, xây dựng một nước VN hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, thiết thực tăng cường phe XHCN và bảo vệ hòa bình ở Đông Nam Á và thế giới. - Xác định nhiệm vụ, vai trò, vị trí của chiến lược cách mạng ở 2 miền: + Miền Bắc: xây dựng miền bắc thành căn cứ địa cách mạng của cả nước, là hậu phương lớn của tiền tuyến miền Nam. Vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền băc, vừa chi viện sức người sức của cho cách mạng miền nam đánh thắng đế quốc Mĩ, có vai trò quyết định nhất đối với sự nghiệp phát triển của toàn bộ cách mạng VN, đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà. + Miền Nam: đánh đuổi đế quốc Mĩ ra khỏi miền nam, bảo vệ miền bắc xã hội chủ nghĩa, có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp chống Mĩ cứu nước, giải phóng miền nam thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà, hoàn thành nốt cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước. - Mối quan hệ giữa 2 đường lối cách mạng: có nhiệm vụ, vai trò, vị trí khác nhau, có quy luật vận động khác nhau và mỗi miền có chế độ chính trị khác nhau nhưng cả 2 chiến lược cách mạng có mối quan hệ khăng khít, tác động thúc đẩy nhau vì cả 2 chiến lược cách mạng: + đều diễn ra trong 1 quá trình cách mạng chung của cả nước. 9
  10. + do 1 Đảng duy nhất lãnh đạo vad 1 quân đội chung thống nhất tiến hành. + đều giải quyết mâu thuẫn chung của cả nước: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc với đế quốc Mỹ và tay sai. + đều nhằm thực hiện mục tiêu chung của cách mạng nước ta là hòa bình, thống nhất, độc lập tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội. c, Ý nghĩa: - Đường lối chiến lược cách mạng 2 miền nói trên cảu Đảng chưa từng có trong lịch sử dân tộc cũng như lịch sử TG nhưng nó phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn ở 2 miền đất nước, với nguyện vọng chung của nhân dân cả nước cũng như xu thế đi lên XHCN trong phạm vi TG nên đường lối nhanh chóng đi vào thực tiễn, được nhân dân đón nhận và thế giới ủng hộ. CMVN đã phát huy được sức mạnh toàn dân tộc, tranh thủ được sức mạnh thời đại, làm nên thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống mỹ trường kỳ 1954-1975. - Đường lối tiến hành đồng thời 2 chiến lược cách mạng thể hiện sự trưởng thành của Đảng ta trong việc xây dựng đường lối cách mạng cũng như khả năng tổ chức thực hiện đường lối đó trong bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều diễn biến lớn khó khăn, thuận lợi đan xen. Câu 7: Quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng trong giai đoạn hiện nay? Công nghiệp hóa hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và quản lí kinh tế xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng 1 cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển công nghệ và tiến bộ khoa học công nghệ tạo ra năng suất lao động xã hội cao. 5 quan điểm CNH HĐH: - Một là: công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa và CNH-HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên môi trường, xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí, hiện đại có hiệu quả và bền vững, gắn chặt công nghiệp nông nghiệp và dịch vụ: + Trước đây, các nước Tây Âu đã tiến hành công nghiệp hóa nhằm thay thế lao động thủ công bằng lao động sản xuất máy móc. Ngày nay, khoa học và công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt và những đột phá lớn, kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại tác động sâu rộng đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. + Bên cạnh đó, xu thế hội nhập và tác động của quá trình toàn cầu hóa đã tạo ra những cơ hội cũng như thách thức đối với đất nước. Trong bối cảnh đó, 10
  11. nước ta cần phải và có thể tiến hành công nghiệp hóa theo kiểu rút ngắn thời gian khi biết lựa chọn con đường phát triển kết hợp CNH, HĐH. + Đại hội XI của Đảng nhấn mạnh thực hiện CNH, HĐH đất nước gắn với phát triển kinh tế ri thưc và bảo vệ tài nguyên môi trường, xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí, hiện đại, có hiệu quả và bền vững, gắn chặt công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. - Hai là: công nghiệp hóa hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. - Ba là: lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. - Bốn là: khoa học và công nghệ là nền tảng của công nghiệp hóa hiện đại hóa. - Năm là: phát triển nhanh và bền vững tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Câu 8: Nội dung cơ bản của định hướng XHCN trong phát triển kinh tế thị trường ở VN do đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X đề ra (4-2006)? Đại hội IX đã xác định kinh tế thị trường định hướng xhcn là 1 kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị trưng, vừa dựa trên cơ sở và chịu sự dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội. Đại hội X: kế thừa tư duy của đại hội IX, đại hội X và XI đã làm sáng tỏ thêm nội dung cơ bản của định hướng XHCN trong phát triển kinh tế thị trường ở nước ta bao gồm 4 tiêu chí: - Mục đích phát triển: nhằm thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh; giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất và không ngừng nâng cao đời sống nhân dân, đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo và từng bước khá giả hơn. Mục tiêu này thể hiện rõ mục đích phát triển kinh tế vì con người, mọi người đều được hưởng những thành quả phát triển. Đây thể hiện sự khác biệt và mục đích tất cả vì lợi nhuận, phục vụ lợi ích của các nhà tư bản, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa tư bản. - Phương hướng phát triển: + Phát triển nền kinh tế với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế nhằm giải phóng tiềm năng, mọi thành phần kinh tế trong mỗi cá nhân và mọi vùng miền, phát huy tối đa nội lực để phát triển nền kinh tế. + Trong nền kinh tế nhiều thành phần, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là công cụ chủ yếu để nhà nước điều tiết nền kinh tế, định hướng cho sự phát triển vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. - Định hướng xã hội và phân phối: + Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển, tăng trưởng kinh tế gắn kết chặt chẽ và đồng bộ với phát triển 11
  12. xã hội, văn hóa, giáo dục và đào tạo, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, vì mục tiêu phát triển con người, hạn chế tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường. + Trong lĩnh vực phân phối, định hướng xã hội chủ nghĩa được thể hiện qua chế độ phân phối, chủ yếu theo kết qua lao động, hiệu quả kinh tế, phúc lợi xã hội, đồng thời để huy động mọi nguồn lực kinh tế cho sự phát triển, chúng ta cần thực hiện phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực. - Về quản lí: + Phát huy vai trò quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm vai trò quản lí, điều tiết nền kinh tế của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng. + Tiều chí này thể hiện sự khác biệt cơ bản của kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của kinh tế thị trường, bảo đảm quyền lợi chính đáng của mọi người. Câu 10: Chủ trương của Đảng CSVN về xây dưng nhà nước pháp quyền XHCN? a, tính tất yếu: - Chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN là sự khẳng định và thừa nhận: nhà nước pháp quyền là 1 tất yếu lịch sử. - Nhà nước pháp quyền không phải là sản phẩm riêng của XHTBCN mà là tinh hoa phát triển trí tuệ xã hội loài người, của nền văn minh nhân loại. - Trong hệ thống chính trị thì nhà nước đóng vai trò trụ cột, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN VN vững mạnh thì mới đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân và giữ vững sự lãnh đạo của Đảng đối với đất nước và xã hội. b, đặc điểm: - Nhà nước của dân, do dân, vì dân, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. - Quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. - Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở hiến pháp, luật pháp bảo đảm cho các đạo luật giữ vị trí tối thượng trong qua hệ thuộc tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. - Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân, thực hành dân chủ, đồng thời tăng cường kỉ cương kỉ luật. 12
  13. - Nhà nước pháp quyền XHCNVN do 1 Đảng duy nhất lãnh đạo, có sự giám sát của nhân dân, sự phản biện xã hội của mặt trận tổ quốc VN và tổ chức thành viên của mặt trận. c, Biện pháp: - Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong văn bản pháp luật, xây dựng hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và các quyết định của các cơ quan công quyền. - Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của quốc hội, hoàn thiện cơ chế bầu cử nhằm nâng cao chất lượng đại biểu quốc hội, đổi mới quy trình xây dựng luât, giảm mạnh việc ban hành pháp lệnh, thực hiên tốt hơn nhiệm vụ quyết định, các vấn đề quan trọng của đất nước và chức năng giám sát tối cao. - Đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới tổ chức và hoạt động của chính phủ theo hướng xây dựng cơ quan hành pháp thống nhất, thông suốt, hiện đại. - Xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sách, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lí, quyền con người, tăng cường các cơ chế giám sát, bảo đảm sự giám sát của nhân dân đối với hoạt động tư pháp. - Nâng cao chất lượng hoạt động của hội động nhân dan và ủy ban nhân dân các cấp, đảm bảo quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc quyết định và tổ chức thực hiện những chính sách trong phạm vi được phân cấp. Câu 11: quan điểm chỉ đạo của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hóa giai đoạn hiện nay? a, khái niệm: - Theo nghĩa rộng: VHVN là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do cộng đồng các dân tộc VN sáng tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ nước. - Theo nghĩa hẹp: văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội, là hệ các giá trị truyền thống, lối sóng, là nằn lực sáng tạo của 1 dân tộc, là bản sắc của 1 dân tộc, là cái phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. b, 6 quan điểm: - Một là: văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế. - Hai là: Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. + Tiên tiến là yêu nước và tiến bộ với nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và cnxh theo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm mục tiêu tất cả vì con người 13
  14. + Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị văn hóa, truyền thống bền vững của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp qua lịch sử hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. + Giữ gìn bản sắc dân tộc phải đi liền với với loại bỏ những cái lạc hậu , lỗi thời , phong tục tập quán và lề thói cũ. - Ba là: nền văn hóa VN là nên văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc VN. - Bốn là: xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp chung của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ tri thức giữ vai trò qua trọng: + Mọi người VN phấn đấu vì dân giàu nước mạnh, dân chủ công bằng, văn minh đều tham gia sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa nước nhà. + Công nhân, nông dân, tri thức là nền tảng khối đại đoàn kết toàn dân, cũng là nền tảng của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa dưới sự lãnh của Đảng, quản lí của nhà nước, đội ngũ tri thức gắn bó với nhân dân, giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp này, sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa do đảng lãnh đạo và nhà nước quản lí. - Năm là: giáo dục và dào tạo cùng với khoa học công nghệ được coi là quốc sách hàng đầu. - Sáu là: văn hóa là 1 mặt trận, xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp cách mạng lâu dài đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì thận trọng. + Bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa tốt đẹp của dân tộc tạo nên những giá trị văn hóa mới làm cho những giá trị ấy thấm sâu vào cuộc sống toàn xã hội và mỗi con người trở thành tâm lí và tập quán tiến bộ, văn minh là 1 qua trình cách mạng đầy khó khăn, phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian. + Trong công cuộc đó, “xây” đi đôi với “chống”, lấy xây làm chính. + Cùng với việc giữ gìn và phát triển những di sản và văn hóa quý báu của dân tộc, tiếp thu những tinh hóa văn hóa thế giới, sáng tạo, vun đắp nên những giá trị mới, phải tiến hành kiên trì cuộc đấu tranh bài trừ các hủ tục, các thói hư tật xấu nang cao tính chiến đấy chống mọi mưu toan, lợi dụng vă hóa để thực hiện diễn biến hòa bình. 14