Chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Bến Lức, tỉnh Long An

pdf 12 trang Gia Huy 23/05/2022 1260
Bạn đang xem tài liệu "Chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Bến Lức, tỉnh Long An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfchat_luong_tin_dung_khach_hang_ca_nhan_tai_ngan_hang_nong_ng.pdf

Nội dung text: Chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Bến Lức, tỉnh Long An

  1. NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN BẾN LỨC, TỈNH LONG AN  PHẠM THANH SANG (*) TÓM TẮT Nâng cao hiệu quả tín dụng khách hàng cá nhân đã đang và sẽ là mục tiêu mà tất cả các ngân hàng thương mại hướng tới cho sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng. Vì hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản của một ngân hàng, khi hoạt động tín dụng phát triển cũng kéo theo các hoạt động khác của ngân hàng phát triển. Xuất phát từ vấn đề trên, nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Agribank Bến Lức giai đoạn 2015 – 2017. Qua đó, đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Agribank Bến Lức trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu đã: (i) hệ thống hóa một cách cụ thể các vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến tín dụng và chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân; (ii) phân tích, đánh giá một cách chi tiết thực trạng chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Agribank Bến Lức giai đoạn 2015 - 2017. Trên cơ sở đó, tác giả đã chỉ ra được những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân trong công tác nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Agribank Bến Lức; và (iii) đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Agribank Bến Lức. Đồng thời, nghiên cứu cũng mong muốn được đóng góp phần nào trong việc hoàn thiện công tác nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Việt Nam trong thời gian tới. Từ khóa: Tín dụng, khách hàng cá nhân, chất lượng tín dụng. SUMMARY Enhancing the efficiency of individual customer credit has been and will be the target that all commercial banks aim for the existence and development of each bank. Since credit activity is a fundamental activity of a bank, credit development also entails other activities of a development bank. Based on the above, this research was conducted to analyze and assess the quality of individual customer credit in Agribank Ben Luc from 2015 to 2017. Through this, some solutions have been proposed to improve individual customer credit quality at Agribank Ben Luc in the coming time. The research results have (i) systematized the basic theoretical issues related to credit and the quality of individual customer credit; (ii) analyzed and evaluated in detail the real status of individual customer credit quality at Agribank Ben Luc from 2015 to 2017. Based on that, the author has pointed out advantages, limitations and causes in improving the quality of individual customers' credit at Agribank Ben Luc; and (iii) provided some solutions to improve the quality of credit for individual customers at Agribank Ben Luc. At the same time, the study also looks forward to contributing to improve the quality of credit for individual customers in Vietnam in the coming time. Key words: Credit, individual customers, credit quality. 1. Đặt vấn đề Nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động ngân hàng, Nhà nước chủ trương cổ phần hóa các ngân hàng thương mại trong nước. Tuy nhiên, việc gỡ bỏ dần và tiến tới xóa bỏ hàng rào bảo vệ đối với ngành tài chính đem đến nhiều cơ hội và cũng không ít thách thức. Khi mở cửa, ngân hàng trong nước có nhiều cơ hội tiếp cận nguồn vốn, trình độ công nghệ, kinh nghiệm quản lý, nhưng phải chịu sức ép rất lớn từ các ngân hàng nước ngoài, thậm chí phải chấp nhận thâu tóm, sáp nhập hoặc rút lui khỏi thị trường nếu không đủ sức cạnh tranh. Vì vậy các ngân hàng thương mại đã không ngừng hoàn thiện chính mình, xây dựng các chiến lược kinh doanh phù hợp, nâng cao khả năng cạnh tranh, tham gia bình ổn thị trường tiền tệ, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, tạo công ăn việc làm cho người lao động, giúp đỡ các nhà đầu tư, phát triển thị trường vốn, thị trường ngoại hối, tham gia thanh toán và hỗ trợ thanh toán Huyện Bến Lức cũng là vùng kinh tế trọng điểm với (*) Học viên Cao ọh c Trường ĐH KTCN Long An TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 62
  2. NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI nhiều thành phần kinh tế đa dạng, phong phú, là nơi tập trung nhiều xí nghiệp, doanh nghiệp, khu công nghiệp Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Bến Lức, tỉnh Long An (Agribank Bến Lức) ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu trên, với hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ với chức năng chủ yếu là huy động vốn để cho vay trong đó, tín dụng là một hoạt động kinh doanh chủ yếu và đem lại lợi nhuận cao nhất, quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Có thể nói hiện nay cũng như trong nhiều năm tới, hoạt động tín dụng vẫn là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu và đem lại nguồn thu nhập lớn nhất cho mỗi ngân hàng thương mại. Agribank Bến Lức đã và đang từng bước đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân gắn liền với kiểm soát chất lượng. Tuy nhiên, thời gian gần đây hoạt động cấp tín dụng dành cho khách hàng cá nhân của chi nhánh đang đối mặt với nguy cơ chất lượng tín dụng bị giảm, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của chi nhánh gia tăng, do nhiều nguyên nhân khác nhau, cần có giải pháp thích hợp để tháo gỡ. 2. Cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại 2.1. Khái niệm chất lượng tín dụng Hoạt động tín dụng là một hoạt động sinh lời chủ yếu của ngân hàng trong nền kinh tế thị trường, nhưng cũng là nơi chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Chính vì thế, vấn đề chất lượng tín dụng là vấn đề quan trọng, sống còn đối với tất cả các ngân hàng. Tuy vậy để đưa ra một khái niệm đúng về chất lượng tín dụng không phải là dễ, bởi lẽ mỗi khái niệm đưa ra đòi hỏi phải chỉ ra nó xuất phát từ đâu, trên quan điểm nào. Như ta đã biết, mỗi quan điểm khác nhau sẽ có những quan niệm khác nhau về chất lượng tín dụng. Theo quan điểm của khách hàng, chất lượng tín dụng là sự thỏa mãn nhu cầu của họ về khoản tín dụng trên các phương diện, lãi suất, quy mô, thời hạn, phương thức giải ngân, phương thức thu nợ Theo quan điểm của ngân hàng, chất lượng tín dụng là một thuật ngữ phản ánh mức độ an toàn và khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng ngân hàng. Theo quan điểm của xã hội, chất lượng tín dụng là sự đáp ứng cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội mà các khoản tín dụng của ngân hàng đem lại. 2.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng Về phía ngân hàng: Ngân hàng thương mại giống như các nhà kinh doanh bỏ vốn của mình ra và mong muốn thu được lợi nhuận và thu hồi vốn. Như vậy đảm bảo chất lượng cho các khoản vay và cho vay bản thân nó đối với ngân hàng đã là một nhu cầu cấp thiết. Vì thế, để nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng không chỉ là người cung cấp vốn cho các doanh nghiệp mà ngân hàng còn phải là người hiểu rõ hơn ai hết về lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, có như thế thì ngân hàng mới mở rộng được các dịch vụ của mình như dịch vụ tư vấn giúp doanh nghiệp tránh khỏi được những rủi ro không đáng có. Như vậy, có thể thấy mục tiêu nâng cao chất lượng cho vay là điều kiện tối ưu cần thiết cho mỗi ngân hàng, nó vừa là yếu tố không những đảm bảo cho ngân hàng duy trì hoạt động mà còn giúp ngân hàng phát triển. Nếu đi ngược lại mục tiêu trên, ngân hàng sẽ đi đến chỗ tự hủy diệt chính mình. Về phía nhà đầu tư: Khách hàng của ngân hàng có hai loại: Người gửi tiền và người vay tiền. Người gửi tiền thì họ quan tâm đến khả năng thanh toán của ngân hàng mà khả năng thanh toán của ngân hàng lại có mối quan hệ mật thiết với chất lượng của các khoản tín dụng. Vì vậy, đối với họ nâng cao chất lượng tín dụng là vấn đề cần thiết vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến những khoản tiền gửi của họ vào ngân hàng. Người vay tiền là người trực tiếp sử dụng giá trị sử dụng của các khoản vốn vay ngân hàng, mà đối với họ chất lượng tín dụng chính là sự thỏa mãn của họ về khoản tín dụng đó. Cuối cùng phải làm sao cho khoản tín dụng đó đem lại lợi nhuận cho họ để họ có thể trang trải chi phí và có lãi. Bởi thế bản thân người vay tiền coi vấn đề chất lượng tín dụng là vấn đề cần thiết và ngày càng phải được nâng cao. Quan điểm toàn xã hội: Vấn đề chất lượng tín dụng cũng là vấn đề cần thiết. Bởi một đồng vốn của ngân hàng cho vay là đầu mối trong tất cả các mối quan hệ kinh tế, nếu người sử dụng vốn đó hiệu quả thì cũng đồng nghĩa với việc nó có hiệu quả đối với ngân hàng và xã hội, bởi nó sẽ góp TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 63
  3. NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI phần thúc đẩy phát triển kinh tế, đóng góp phát triển các công trình phúc lợi xã hội. Hơn nữa sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế, có thể làm cho nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái trầm trọng và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ xã hội. Do đó, vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng cũng được xã hội quan tâm. 2.3. Các tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng Doanh số cho vay (DSCV) Doanh số cho vay là tổng số tiền ngân hàng thực tế đã giải ngân cho khách hàng trong một thời kỳ tính theo ngày hoặc tháng hoặc quý. Tuy nhiên việc doanh số cho vay tăng không phải lúc nào cũng tốt và ngược lại doanh số cho vay thu hẹp không phải lúc nào cũng xấu, vấn đề này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tiềm lực của ngân hàng, điều kiện của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. DSCVNăm = DSCVquý 1 + DSCVquý 2 + DSCVquý 3 + DSCVquý 4 Doanh số thu nợ (DSTN) Doanh số thu nợ phản ánh tất cả các khoản nợ mà ngân hàng đã thu về trong năm tài chính, kể cả các khoản khách hàng thanh toán cho toàn bộ hợp đồng hay một phần hợp đồng, còn có thể nói doanh số cho vay là tổng số tiền được hoàn trả trong một thời kì nhất định. DSTNNăm = DSTNquý 1 + DSTNquý 2 + DSTNquý 3 + DSTNquý 4 Dư nợ (DN) Dư nợ cho vay là số tiền người đi vay còn nợ ngân hàng. Đây là một chỉ tiêu định lượng, xác định cơ cấu tín dụng trong trường hợp dư nợ được phân theo thời hạn cho vay (ngắn, trung, dài hạn). Chỉ tiêu này còn cho thấy biến động của tỷ trọng giữa các loại dư nợ tín dụng của một ngân hàng qua các thời kỳ khác nhau. Dư nợ thường được phân thành các loại: Theo loại tiền (thường quy ra VND và USD); Theo thời gian tín dụng và theo cơ cấu khách hàng. Dư nợ bình quân (DNBQ): Là số dư bình quân trên tài khoản tiền vay của khách hàng vào một khoản thời gian nào đó. DN1 = DNO + DSCV1 – DSTN1 DNBQ = (DN1 + DNO)/2 Trong đó: DN1: Dư nợ cuối kỳ; NO: Dư nợ cuối kỳ; DSCV1: Doanh số cho vay chung kỳ; và DSTN1: Doanh số thu nợ trong kỳ Tỷ lệ nợ quá hạn (TLNQH) Đây là chỉ tiêu thể hiện trực tiếp công tác thẩm định phương án sản xuất kinh doanh của cán bộ tín dụng, đồng thời phản ánh khả năng thu hồi vốn của ngân hàng đối với khách hàng cũng uy tín của khách hàng với ngân hàng. Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng tín dụng. Ngân hàng khi cho vay phải thu hồi vốn và lãi đúng hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì chất lượng tín dụng ngân hàng càng kém. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay chỉ tiêu này phải kiểm soát trong phạm vi không quá 3%. Tỷ lệ nợ quá hạn nằm từ nhóm 2 đến nhóm 5 theo phân loại nợ về trích lập đề phòng rủi ro tín dụng. Tuy nhiên chỉ tiêu này đôi khi cũng chưa phản ánh hết chất lượng tín dụng của một ngân hàng. Bởi vì bên cạnh những ngân hàng có được tỷ lệ nợ quá hạn hợp lý do đã thực hiện tốt các khâu trong quy trình tín dụng, còn có những ngân hàng có được tỷ lệ nợ quá hạn thấp thông qua việc cho vay đảo nợ, không chuyển nợ quá hạn theo đúng quy định. TLNQH = (Nợ quá hạn/Tổng dư nợ)*100 Tỷ lệ nợ xấu (TLNX) Chỉ tiêu này phản ánh các khoản cho vay của ngân hàng được đánh giá là có khả năng tổn thất một phần hoặc toàn bộ lãi. Chỉ tiêu này càng nhỏ thì chất lượng tín dụng của ngân hàng càng cao. Tỷ lệ nợ xấu nằm từ nhóm 3 (nợ dưới chỉ tiêu) đến nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) theo phân loại nợ về trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Nợ xấu còn được hiểu là các khoản nợ hầu như không có khả năng được thanh toán bắt buộc phải xử lý bằng bút toán xóa nợ. TLNX = (Nợ xấu / Tổng dư nợ)*100% Vòng quay vốn tín dụng (VQVTD) TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 64
  4. NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI Vòng quay vốn tín dụng thể hiện tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng thời gian thu nợ của ngân hàng là nhanh hay chậm. Nó phản ánh hiệu quả của đồng vốn tín dụng thông qua tính luân chuyển của nó. Đồng vốn được quy vốn càng nhanh thì càng hiệu quả đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. VQVTD = (Doanh số thu nợ bình quân/ Dư nợ bình quân)*100% Chỉ tiêu lãi treo Lãi treo là số tiền mà khách hàng không trả được khi đến hạn thanh toán lãi. Lãi treo cũng là một dấu hiệu quan trọng để nhận biết rủi ro tín dụng, bởi vì việc thanh toán lãi không gắn với việc trả lại gốc và có giá trị nhỏ hơn gốc rất nhiều, được trả vào cuối tháng, khi doanh nghiệp không thanh toán được phần lãi của món vay cho thấy dấu hiệu doanh nghiệp gặp khó khăn đặc biệt về tài chính. Do vậy, khi xuất hiện lãi treo ngân hàng phải tiến hành điều tra, phân tích kỹ tình hình tài chính doanh nghiệp, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để tìm ra nguyên nhân tại sao doanh nghiệp không có khả năng thanh toán lãi theo đúng hạn. Dựa vào kết quả phân tích ngân hàng sẽ đưa ra các biện pháp phù hợp nhất để hạn chế những tổn thất cho cả ngân hàng và doanh nghiệp. TLLT = (lãi treo/tổng dư nợ) * 100% 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại 3.1. Nhân tố chủ quan Chính sách tín dụng: Chính sách tín dụng của một ngân hàng là một hệ thống bao gồm các quy định quy chế, các chiến lược cũng như các biện pháp hạn chế hoặc mở rộng tín dụng nhằm đạt được mục tiêu của ngân hàng đề ra trong từng thời kỳ. Chính sách này phải phù hợp với đường lối phát triển kinh tế của đất nước đồng thời phải hài hòa giữa quyền lợi của khách hàng và ngân hàng. Chính sách tín dụng có thể coi như một kim chỉ nam của một ngân hàng thương mại (NHTM), hướng dẫn mọi hoạt động tín dụng của ngân hàng, tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng của các NHTM. Vì vậy một chính sách tín dụng nhất quán, hợp lý, đúng đắn được xây dựng trên cơ sở khoa học và thực tiễn là một yếu tố quan trọng quyết định chất lượng tín dụng và sự thành công của ngân hàng. Chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên ngân hàng: Con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong quản lý vốn tín dụng nói riêng và hoạt động của ngân hàng nói chung. Kinh tế càng phát triển, các quan hệ kinh tế càng phức tạp, cạnh tranh ngày càng gay gắt, đòi hỏi trình độ của người lao động càng cao. Đội ngũ cán bộ ngân hàng có chuyên môn nghiệp vụ giỏi, có đạo đức, có năng lực sẽ là điều kiện tiền đề để ngân hàng tồn tại và phát triển. Nếu chất lượng nhân sự tốt thì họ sẽ thực hiện tốt các nhiệm vụ trong việc thẩm định dự án, đánh giá tài sản thế chấp, giám sát số tiền vay và có các biện pháp hữu hiệu trong việc thu hồi nợ vay, hay xử lý các tình huống phát sinh trong quan hệ tín dụng của ngân hàng giúp ngân hàng có thể ngăn ngừa, hoặc giảm nhẹ thiệt hại khi những rủi ro xảy ra trong khi thực hiện một khoản tín dụng. Quy trình tín dụng: Đây là những trình tự, những giai đoạn, những bước, công việc cần phải thực hiện theo một thủ tục nhất định trong việc cho vay, thu nợ, bắt đầu từ việc xét đơn xin vay của khách hàng đến khi thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng tùy thuộc việc lập ra quy trình đảm bảo tính logic khoa học thực hiện tốt các quy trình trong tín dụng cũng như sự phối hợp chặt chẽ nhịp nhàng giữa các bước. 3.2. Nhân tố khách quan Nhóm nhân tố kinh tế: Khi nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tín dụng ngân hàng phát triển. Nền kinh tế ổn định, lạm phát thấp không có khủng hoảng kinh tế, thu nhập ở địa phương tăng trưởng cao hàng năm, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp tiến hành tốt có hiệu quả mang lại lợi nhuận cao, doanh nghiệp hoàn trả vốn vay cho ngân hàng cả gốc lẫn lãi, nên hoạt động tín dụng ở các chi nhánh phát triển, chất lượng tín dụng được nâng cao. Ngược lại, trong thời kỳ suy thoái kinh tế, sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, đầu tư tiêu dùng bị giảm sút, lạm phát cao, nhu cầu tín dụng giảm, vốn tín dụng đã thực hiện cũng khó có thể sử dụng có hiệu quả hoặc trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 65
  5. NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI Nhóm nhân tố thuộc về môi trường pháp lý: Nhân tố pháp lý ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, đó là sự đồng bộ thống nhất của hệ thống pháp luật, ý thức tôn trọng chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật và cơ chế đảm bảo sự tuân thủ pháp luật một cách nghiêm minh triệt để. Quan hệ pháp luật phải được pháp luật thừa nhận, pháp luật quy định cơ chế hoạt động tín dụng, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng lành mạnh, phát huy vai trò đối với sự phát triển kinh tế xã hội, đồng thời duy trì hoạt động tín dụng ổn định, bảo vệ quyền và lợi ích các bên tham gia vào quan hệ tín dụng. Những quy định pháp luật về tín dụng phải phù hợp với điều kiện và trình độ phát triển kinh tế xã hội, trên cơ sở kích thích hoạt động tín dụng có hiệu quả hơn. 4. Hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại Agribank Bến Lức 4.1. Tình hình hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân Bảng 1. Tình hình hoạt động tín dụng KHCN tại Agribank Bến Lức giai đoạn 2015 – 2017 ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Doanh số cho vay KHCN 309.023 452.514 652.166 Doanh số thu nợ vay KHCN 251.967 385.025 427.560 Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Agribank Bến Lức giai đoạn 2015 – 2017 Qua các số liệu phân tích tại bảng 1 và hình 1, ta có thể nhận thấy lĩnh vực tín dụng khách hàng cá nhân (KHCN) tại Agribank Bến Lức ngày càng có hiệu quả. Doanh số cho vay, doanh số thu nợ năm sau cao hơn năm trước, tốc độ tăng trưởng ổn định và nhanh chóng. Sự tăng trưởng của tín dụng KHCN phần nào thể hiện sự nỗ lực trong chính sách phát triển bán lẻ. Hình 1. Tình hình hoạt động tín dụng KHCN tại Agribank Bến Lức giai đoạn 2015 – 2017 Doanh số cho vay KHCN Doanh số thu nợ vay KHCN 652.166 452.514 385.025 427.560 309.023 251.967 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Agribank Bến Lức giai đoạn 2015 – 2017 4.2. Tỷ trọng tín dụng khách hàng cá nhân trên tổng dư nợ cho vay Trong những năm vừa qua thị trường tài chính ngân hàng cạnh tranh gay gắt, để khẳng định vị thế của mình, Agribank Bến Lức đã nỗ lực hết mình để phục vụ khách hàng. Với xu thế phát triển của tín dụng KHCN như hiện nay, tỷ lệ của hình thức cho vay này trong tổng dư nợ cho vay thường tăng khá mạnh và Agribank Bến Lức cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Ngân hàng không ngừng phấn đấu để giữ vị thế là ngân hàng bán lẻ tốt nhất trên thị trường Bến Lức. Qua đó cho thấy nhóm KHCN là nhóm khách hàng mục tiêu mà Agribank Bến Lức chú trọng hơn nữa trong thời gian tới. Bảng 2. Tỷ trọng tín dụng KHCN trên tổng dư nợ cho vay tại Agribank Bến Lức ĐVT: Tỷ đồng, % Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Dư nợ cho vay KHCN 318.624 465.257 679.487 Tổng dư nợ cho vay 482.587 582.776 794.301 Tỷ trọng/tổng dư nợ (%) 66,02 79,83 85,55 Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Agribank Bến Lức giai đoạn 2015 – 2017 Như vậy, dư nợ cho vay tăng cao trong giai đoạn 2015 – 2017 cho thấy nhóm khách hàng cá nhân là khách hàng mục tiêu. Dư nợ cho vay KHCN qua các năm đều có sự tăng trưởng. Dư nợ của tín dụng KHCN cũng tăng nhưng với tốc độ tăng nhanh hơn. Tỷ trọng của tín dụng KHCN trên TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 66
  6. NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI tổng dư nợ cho vay cũng tăng giảm khác nhau, cụ thể là năm 2015 là 6,02% tới năm 2016 tăng lên 79,83% (tăng 13,81% so với 2015) và tăng lên 85,55% năm 2017 (tăng 5,72% so với 2016). 4.3. Cơ cấu dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân theo sản phẩm Bảng 3. Cơ cấu dư nợ tín dụng KHCN theo sản phẩm tại Agribank Bến Lức ĐVT: Tỷ đồng, % Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Nông nghiệp, công nghiệp 268.254 84,19 373.205 80,21 553.874 81,51 Sản xuất kinh doanh 13.254 4,16 18.529 3,98 19.251 2,83 Xây dựng 22.982 7,21 39.141 8,41 42.910 6,32 Vay mua ô tô 0.546 0 0.358 0 0.289 0 Vay hỗ trợ mua sữa nhà ở 1.250 0 1.528 0 1.809 0 Thấu chi 0.358 0 0.652 0 0.587 0 Vay tiêu dùng tín chấp 14.131 4,44 34.378 7,39 63.447 9,34 Vay du học 0.135 0 0.3540 0 0.8570 0 Cầm cố GTCG/TTK 0.897 0 1.1020 0 1.1320 0 Tổng dư nợ cho vay KHCN 318.624 100 465.257 100 679.487 100 Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Agribank Bến Lức giai đoạn 2015 – 2017 Năm 2015 dư nợ cho vay nông nghiệp, công nghiệp đạt 268.254 tỷ đồng, chiếm 84,19% tổng dư nợ tín dụng KHCN. Đến năm 2016, dư nợ của sản phẩm giảm xuống 373.205 tỷ đồng, chiếm 80,21% tổng dư nợ tín dụng KHCN. Năm 2017 dư nợ tăng lên 553.874 tỷ đồng, chiếm 81,51% tổng dư nợ tín dụng KHCN. Vay tiêu dùng tín chấp là loại hình thứ hai chiếm tỷ trọng khá cao trong các sản phẩm. Dư nợ cho vay tiêu dùng tín chấp có sự tăng mạnh trong giai đoạn 2015 – 2017 từ 4,44% lên 9,34%. Cụ thể, dư nợ của loại hình này năm 2015 là 14.131 tỷ đồng chiếm 4,44% tổng dư nợ tín dụng KHCN; năm 2016 là 34.447 tỷ đồng chiếm 7,39% tổng dư nợ tín dụng KHCN; năm 2017 là 63.447 tỷ đồng chiếm 9,34% tổng dư nợ tín dụng KHCN. Dư nợ cho vay xây dựng đứng vị trí thứ 3 trong tổng dư nợ cho vay KHCN. Cụ thể năm 2015 đạt 22.982 tỷ đồng, chiếm 7,21% tổng dư nợ tín dụng KHCN. Đến năm 2016, dư nợ tăng lên 39.141 tỷ đồng, chiếm 8,41% tổng dư nợ tín dụng KHCN. Năm 2017 dư nợ tăng lên 42.910 tỷ đồng, chiếm 6,32% tổng dư nợ tín dụng KHCN. Dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh chiếm vị trí thứ 4 trong tổng dư nợ cho KHCN và có xu hướng giảm từ 4,16% năm 2015 còn 2,83% năm 2017. Cụ thể năm 2015 đạt 13.254 tỷ đồng, chiếm 4,16% tổng dư nợ tín dụng KHCN. Đến năm 2016, dư nợ là 18.529 tỷ đồng, chiếm 3,98% tổng dư nợ tín dụng KHCN. Năm 2017 dư nợ là 19.251 tỷ đồng, chiếm 2,83% tổng dư nợ tín dụng KHCN. Vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở cũng có chiều hướng tăng qua các năm chiếm tỷ trọng không đáng kể trong cho vay cá nhân do nhu cầu sửa chữa, xây dựng nhà ở là một nhu cầu thiết yếu hiện nay. Năm 2016 đạt 1.528 triệu đồng, tăng 278 triệu đồng so với năm 2015; năm 2017 đạt 1.809 triệu đồng tăng 281 triệu đồng hơn so với năm 2016. Hai sản phẩm thấu chi tín chấp và vay mua ô tô tuy chiếm tỷ trọng thấp hơn trong tín dụng khách hàng cá nhân tại chi nhánh nhưng lại có xu hướng giảm nhẹ trong các năm qua. Cụ thể là: (i) Dư nợ của thấu chi tín chấp năm 2015 là 358 triệu đồng; năm 2016 là 652 triệu đồng; năm 2017 là 587 triệu đồng; (ii) Vay mua ô tô năm 2015 là 546 triệu đồng; năm 2016 là 358 triệu đồng; năm 2017 là 289 triệu đồng. Ta thấy nhu cầu vay vốn mua ô tô có phần giảm hơn so với các năm trước. 4.4. Thu lãi từ hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân Bảng 4. Thu lãi từ hoạt động tín dụng KHCN tại Agribank Bến Lức giai đoạn 2015 – 2017 ĐVT: Tỷ đồng; % Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Thu lãi tín dụng cá nhân 45.879 76,63 56.829 81,09 67.053 82,35 TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 67
  7. NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI Thu lãi tín dụng khác 13.993 23,37 13.255 18,91 14.372 17,65 Thu lãi từ hoạt động tín dụng 59.872 100 70.084 100 81.425 100 Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Agribank Bến Lức giai đoạn 2015 – 2017 Qua bảng 4 ta thấy việc thu lãi từ hoạt động tín dụng KHCN tại Agribank Bến Lức gia tăng trong giai đoạn 2015 - 2017, cụ thể là năm 2015 là 45.879 tỷ đồng chiếm 76,63%; năm 2016 là 56.829 tỷ đồng chiếm 81,09%; năm 2017 là 67.053 tỷ đồng chiếm 82,35%. Việc thu lãi từ hoạt động tín dụng KHCN có phần tăng lên. Nhìn chung, hoạt động tín dụng KHCN đem lại cho Agribank Bến Lức mức lợi nhuận lớn, đóng góp sự phát triển của ngân hàng, Agribank Bến Lức càng ngày càng khẳng định mình là một ngân hàng bán lẻ tốt, càng ngày càng thu hút được một lượng khách hàng bán lẻ cao. 5. Thực trạng chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Agribank Bến Lức 5.1. Tình hình doanh số cho vay khách hàng cá nhân Kết quả phân tích bảng 5 cho thấy, doanh số cho vay của KHCN không ngừng tăng qua các năm, từ đó ta thấy hoạt động tín dụng KHCN của chi nhánh không ngừng tăng trưởng. Cụ thể doanh số cho vay của khách hàng cá nhân từ 309.023 tỷ đồng năm 2015 tăng lên 652.166 tỷ đồng năm 2017; năm 2016 tăng 143.491 tỷ đồng so với năm 2015 và đến năm 2017 thì tăng tương đối cao là 199.652 tỷ đồng so với năm 2016. Doanh số cho vay cá nhân ngắn hạn mỗi năm như sau: năm 2015 đạt 265.321 tỷ đồng; năm 2016 là 312.987 tỷ đồng, tăng 47.666 tỷ đồng so với năm 2015. Năm 2017 đạt 489.725 tỷ đồng, tăng 176.738 tỷ đồng so với năm 2016. Doanh số cho vay trung, dài hạn năm 2015 đạt 43.702 tỷ đồng đến năm 2016 là 139.527 tỷ đồng tăng 95.825 tỷ đồng so với năm 2015. Năm 2017 đạt 162.441 tỷ đồng, tăng 22.914 tỷ đồng so với năm 2016. Qua đó ta thấy, doanh số cho vay ngắn hạn đối với KHCN chiếm tỷ trọng cao hơn trung, dài hạn và doanh số cho vay ngày càng đem lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng. Bảng 5. Doanh số cho vay của KHCN tại Agribank Bến Lức giai đoạn 2015 – 2017 ĐVT: Tỷ đồng Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 Cho vay theo thời gian cho vay 309.023 452.514 652.166 143.491 199.652 KHCN Ngắn hạn 265.321 312.987 489.725 47.666 176.738 Trung, dài hạn 43.702 139.527 162.441 95.825 22.914 Cho vay theo loại ngoại tệ KHCN 309.023 452.514 652.166 143.491 199.652 VNĐ 309.023 452.514 652.166 143.491 199.652 Ngoại tệ 0 0 0 - - Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Agribank Bến Lức giai đoạn 2015 – 2017 Doanh số cho vay cá nhân theo loại ngoại tệ mỗi năm đều là VNĐ. Cụ thể, năm 2015 đạt 309.023 tỷ đồng đến năm 2016 là 452.514 tỷ đồng tăng 143.491 tỷ đồng so với năm 2015. Năm 2017 đạt 652.166 tỷ đồng, tăng 199.652 tỷ đồng so với năm 2016. Như vậy, chủ yếu là doanh số cho vay VND, ta thấy doanh số cho vay của ngân hàng đối với KHCN chủ yếu là cho vay tiền trong nước. 5.2. Tình hình doanh số thu nợ cho vay khách hàng cá nhân Bảng 6. Doanh số thu nợ của KHCN tại Agribank Bến Lức giai đoạn 2015 – 2017 ĐVT: Tỷ đồng Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 Doanh số thu nợ KHCN 251.967 385.025 427.560 133.058 42.535 Ngắn hạn 187.952 285.780 322.158 97.828 36.378 Trung, dài hạn 64.015 99.245 105.402 35.230 6.157 TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 68
  8. NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Agribank Bến Lức giai đoạn 2015 – 2017 Nhìn chung doanh số thu nợ của khách hàng cá nhân tăng khá cao từ năm 2015 đến năm 2017 cho thấy hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân của ngân hàng hoạt động có hiệu quả. Cụ thể doanh số thu nợ năm 2015 là 251.967 tỷ đồng, trong đó ngắn hạn là 187.952 tỷ đồng, trung-dài hạn là 64.015 tỷ đồng. Năm 2016 là 385.025 tỷ đồng, trong đó ngắn hạn là 285.780 tỷ đồng, trung-dài hạn là 99.245 tỷ đồng và chênh lệch 133.058 tỷ đồng so với năm 2015. Năm 2017 là 427.560 tỷ đồng trong đó ngắn hạn là 322.158 tỷ đồng, trung-dài hạn là 105.402 tỷ đồng, và chênh lệch 42.535 tỷ đồng so với năm 2016. Từ đó ta thấy, công tác thu nợ của ngân hàng trong những năm qua có nhiều khả quan, đây là một trong những điều đáng mừng trong quá trình hoạt động của ngân hàng. 5.3. Tình hình dư nợ cho vay khách hàng cá nhân Bảng 7. Dư nợ cho vay của KHCN tại Agribank Bến Lức giai đoạn 2015 – 2017 ĐVT: Tỷ đồng Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 Dư nợ cho vay KHCN 348.624 465.257 679.487 116.633 214.230 Ngắn hạn 284.021 322.489 501.028 38.468 178.539 Trung, dài hạn 64.603 142.768 178.459 78.165 35.691 Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Agribank Bến Lức giai đoạn 2015 – 2017 Qua phân tích tại bảng 7, ta thấy dư nợ cho vay của khách hàng cá nhân đều tăng qua các năm. Cụ thể là năm 2015 là 348.624 tỷ đồng, trong đó ngắn hạn là 284.021 tỷ đồng, trung-dài hạn là 64.603 tỷ đồng; đến năm 2016 là 465.257 tỷ đồng, trong đó ngắn hạn là 322.489 tỷ đồng, trung-dài hạn là 142.768 tỷ đồng và đến năm 2017 là 679.487 tỷ đồng, trong đó ngắn hạn là 501.028 tỷ đồng, trung-dài hạn là 178.459 tỷ đồng. Dư nợ cho vay năm 2016 cao hơn năm 2015 là 9116.633 tỷ đồng, năm 2017 cao hơn 2016 là 214.230 tỷ đồng. Trong đó ta thấy dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn trung-dài hạn. Dư nợ cho vay trung-dài hạn cũng tăng nhưng thấp hơn ngắn hạn, qua đó ta thấy ngân hàng đã phần nào chú ý đến đầu tư giúp cho khách hàng cá nhân tiếp cận gần hơn với nguồn vốn. 5.4. Tình hình nợ quá hạn cho vay khách hàng cá nhân Đây chính là chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng, chỉ tiêu này càng thấp cho thấy ngân hàng sử dụng vốn vay càng hiệu quả, chỉ tiêu này còn phản ánh khả năng thu hồi vốn của ngân hàng. Đối với khách hàng cũng như uy tín của khách hàng với ngân hàng. Khi đánh giá chất lượng tín dụng thông thường chúng ta nhìn nhận trên khía cạnh nợ quá hạn. Cụ thể là tỉ lệ nợ quá hạn bán lẻ năm 2015 đến năm 2017 lần lượt là 0,39%; 0,53%; và 0,37%. Bảng 8. Tỷ lệ nợ quá hạn của KHCN tại Agribank Bến Lức giai đoạn 2015 – 2017 ĐVT: Tỷ đồng; % Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tổng dư nợ cho vay KHCN 348.624 465.257 679.487 Nợ quá hạn cho vay KHCN 1.358 2.485 2.501 Tỷ trọng (%) 0,39 0,53 0,37 Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Agribank Bến Lức giai đoạn 2015 – 2017 Nguyên nhân tỉ lệ nợ quá hạn năm 2016 tăng lên là do kinh tế đang gặp nhiều khó khăn trong điều kiện chính sách vĩ mô thắt chặt, đầu tư công giảm, chi phí đầu vào tăng, khó khăn về thanh khoản vay, môi trường kinh doanh gặp nhiều khó khăn trong điều kiện chính thu nhập của KHCN không ổn định dẫn đến KHCN không có khả năng trả nợ phải gia hạn khoản nợ của mình. Bên cạnh đó, nợ quá hạn có phần giảm ở năm 2017, kèm với đó là các biện pháp hạn chế nợ quá hạn, tuân thủ chặt chẽ quy trình cho vay, kiểm tra thẩm định, giám sát quá trình vay vốn nên tỷ lệ nợ quá hạn trong năm 2017 có phần giảm xuống hơn so với năm 2016 và 2015. 5.5. Tình hình nợ xấu cho vay khách hàng cá nhân TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 69
  9. NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI Bảng 9. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của KHCN tại Agribank Bến Lức ĐVT: Tỷ đồng; % Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tổng dư nợ cho vay KHCN 348.624 465.257 679.487 Nợ xấu cho vay KHCN 11.425 22.967 36.785 Tỷ trọng (%) 0,00328 0,005 0,005 Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Agribank Bến Lức giai đoạn 2015 – 2017 Nợ xấu là nhóm nợ thuộc nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng của tổ chức tín dụng. Có nhiều nguyên nhân phát sinh nợ xấu, một phần cũng do nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. Tại Agribank Bến Lức, tình hình nợ xấu theo tín dụng khách hàng cá nhân chiếm tỷ lệ trung bình khoản 0,005%. Tỉ lệ nợ xấu năm 2015 là 0,00328%, năm 2016 tăng lên 0,005% và tỷ lệ này được giữ nguyên năm 2017. 5.6. Tình hình lãi treo cho vay khách hàng cá nhân Bảng 10. Tỷ lệ lãi treo trên tổng dư nợ của KHCN tại Agribank Bến Lức ĐVT: Tỷ đồng; % Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tổng dư nợ cho vay KHCN 348.624 465.257 679.487 Lãi treo cho vay KHCN 1.093 1.290 1.176 Tỷ trọng (%) 0.31 0.28 0.17 Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Agribank Bến Lức giai đoạn 2015 – 2017 Đây là số lãi phải thu của ngân hàng nhưng chưa thu được. Nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5. Các khoản lãi treo phải theo dõi ngoại bảng và hạch toán vào chi phí kinh doanh. Do vậy sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Dư nợ lãi treo của KHCN qua các năm của ngân hàng Agribank Bến Lức nhìn chung từ năm 2015 đến 2017 có phần tăng nhẹ, tuy nhiên tốc độ tăng này thấp hơn so với tốc độ tăng của dư nợ cho vay KHCN dẫn đến tỷ trọng giảm trong giai đoạn này. Cụ thể, tỷ lệ lãi treo lần lượt qua các năm; 2015 là 0,31%; năm 2016 là 0,28%; năm 2017 là 0,17%. Nguyên nhân của việc giảm lãi treo của khách hàng cá nhân là do tình hình kinh tế qua các năm ngày càng khó khăn, làm ăn thua lỗ. Việc gia tăng lãi treo sẽ tạo cho ngân hàng nhiều sức ép. Vì vậy cần phải có các biện pháp hợp lý để giảm lãi treo hơn nữa và cần phải xử lý các khoản nợ xấu nợ có vấn đề một cách nhanh chóng. 5.7. Vòng quay vốn tín dụng cho vay khách hàng cá nhân Bảng 11. Vòng quay vốn tín dụng của KHCN tại Agribank Bến Lức ĐVT: Vòng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Vòng quay vốn tín dụng 0,62 0,55 1,5 Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Agribank Bến Lức giai đoạn 2015 – 2017 Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, phản ánh thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm. Chỉ số này càng lớn càng tốt, nghĩa là khả năng thu hồi nợ tốt. Vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng trong những năm qua có sự biến động không theo một chiều tăng hoặc giảm mà năm 2015 là 0,62 vòng đến năm 2016 giảm còn 0,55 vòng đến năm 2017 thì tăng lên 1,5 vòng, tăng dần qua các năm từ 2015 đến 2017, nguyên nhân của sự tăng lên này là do doanh số cho vay năm 2017 tăng và kéo theo đó là sự tăng lên của doanh số thu nợ, dẫn đến khả năng quay vòng vốn của ngân hàng là tốt. Còn năm 2015 là 0,62 vòng và đến năm 2016 giảm còn 0,55 vòng. Nguyên nhân được cho là do kinh tế có nhiều biến động, làm cho các doanh nghiệp và cá nhân ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất kinh doanh, gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh hơn, lợi nhuận thấp, làm ăn bị thua lỗ nhiều hơn, dẫn tới công tác thu nợ gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra còn do năm 2016 trở lại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện nhiều chính sách thắt chặt tiền tệ hơn nên hầu như các ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn hơn, nên hoạt động của ngân hàng gặp nhều khó khăn. 6. Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Agribank Bến Lức thời gian tới 6.1. Giải pháp hoàn thiện chính sách lãi suất TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 70
  10. NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI Lãi suất chính là giá cả của sản phẩm tín dụng mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng. Đối với ngân hàng, yếu tố giá được xem là yếu tố linh hoạt nhất trong các bộ phận cấu thành Marketing vì ngân hàng có thể thay đổi lãi suất (tăng, giảm) so với biến động của thị trường một cách phù hợp. Tuy nhiên, sự thay đổi lãi suất lại chịu sự điều tiết, kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhằm thực hiện những mục tiêu kinh tế vĩ mô. Đối với KHCN, họ thường quan tâm đến số tiền mình phải trả cho khoản vay của mình. Thông thường, KHCN phải chịu mức lãi suất cao hơn nhiều so với khách hàng doanh nghiệp. Hiện nay, KHCN tại Agribank Bến Lức cũng như một số ngân hàng khác đang phải chịu mức lãi suất cao (13%-16%). Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển hoạt động tín dụng KHCN tại ngân hàng. Như vậy, để xây dựng được chính sách lãi suất hợp lý, Agribank Bến Lức có thể áp dụng các biện pháp sau: Linh hoạt lãi suất theo từng đối tượng khách hàng: Ngân hàng nên áp dụng mức lãi suất ưu đãi (trong biên độ dao động) đối với các khách hàng truyền thống, có uy tín. Việc điều chỉnh lãi suất khi có biến động về lãi suất cũng cần được thông báo kịp thời và có độ giãn nhất định đối với khách hàng. Việc thả nổi lãi suất cũng nên quy định một mức trần nhất định, nhằm tránh việc lãi suất thường xuyên tăng một cách phi mã, gây ảnh hưởng tâm lý không tốt đến khách hàng. Đa dạng hóa phương thức trả lãi: tùy theo đối tượng khách hàng, với điều kiện làm việc, thu nhập, và mục đích vay, ngân hàng cần có phương thức trả nợ gốc và lãi phù hợp. Điều này tạo điều kiện cho khách hàng có thể trả nợ đúng hạn và đầy đủ, giảm thiểu rủi ro cho khách hàng. 6.2. Giải pháp quản lý chặt chẽ danh mục tín dụng Xây dựng các công cụ định lượng và định tính để theo dõi và đánh giá chất lượng danh mục tín dụng toàn hệ thống theo các chiều khác nhau: ngành nghề, địa lý, phân đoạn khách hàng. Phân tích các yếu tố ngoại cảnh (nền kinh tế, biến động ngành, các chính sách vĩ mô ) tác động đến chất lượng danh mục tín dụng của ngân hàng. Xây dựng các hệ thống hạn mức (ngành, địa lý, phân đoạn khách hàng ) cho danh mục tín dụng. Áp dụng các mô hình lượng hỗ trợ công tác dự báo tín dụng, hỗ trợ ra chính sách tín dụng. Đầu mối báo cáo quản trị nội bộ chất lượng danh mục tín dụng cho các cấp lãnh đạo. Phân tích và giám sát chất lượng danh mục tín dụng toàn hệ thống bằng hệ thống các báo cáo định kỳ trong và ngoài ngân hàng. 6.3. Giải pháp nâng cao chất lượng hệ thống thông tin tín dụng Để hoạt động thông tin tín dụng phát triển, cần bảo quản tốt hệ thống công nghệ, do vậy vấn đề công nghệ và trang thiết bị phục vụ phải được chú trọng đầu tư, ứng dụng. Đưa công nghệ vào lĩnh vực này để góp phần chuẩn hoá các tiêu chí quản lý, một mặt đáp ứng linh hoạt việc điều hành và tổ chức hoạt động thông tin tín dụng, mặt khác dần dần phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Ngân hàng cần phải quan tâm, chú trọng hơn website riêng và chỉ bằng cách như vậy mới có thể tham gia vào thị trường lớn. Ngân hàng nên xem xét thực hiện việc giao dịch với khách hàng bằng Internet. 6.4. Giải pháp tăng cường kiểm tra, giám sát quy trình cấp tín dụng trước, trong và sau khi cho vay Chấp hành tốt các quy chế, quy trình cho vay; Hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng. Thẩm định là khâu quan trọng nhất trong hoạt động kiểm soát trước giải ngân, đây là cơ sở để cán bộ thẩm định và cán bộ quản lý ra quyết định cho vay hay không cho vay. Từ đây để ngân hàng có thể sàn lọc khách hàng cho vay nhằm hạn chế rủi ro và thu lãi được nhiều nhất. Thành lập các nhóm chuyên trách về hoạt động cho vay theo từng ngành, nhóm ngành; Bên cạnh việc giám sát riêng rẽ từng khoản vay, từng khách hàng vay vốn, ngân hàng cũng cần định kỳ kiểm tra giám sát tổng thể. Xây dựng quy trình cho vay riêng; Xếp hạng các khoản cho vay theo mức độ rủi ro để dễ dàng theo dõi và kiểm soát; Chú trọng hơn nữa công tác kiểm tra kiểm soát tình hình sử dụng vốn vay sau khi giải ngân. 6.5. Giải pháp Marketing TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 71
  11. NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI Là một doanh nghiệp kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng không thể thiếu các chiến dịch quảng bá tiếp thị sản phẩm dịch vụ của mình nhằm mở rộng thị phần tạo ra một lực lượng khách hàng ổn định và vững chắc. Phòng marketing sẽ phối hợp với các phòng ban khác để sử dụng một cách mềm dẻo, linh hoạt các công cụ kỹ thuật của marketing ứng dụng trong hoạt động ngân hàng nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng như các chính sách về sản phẩm giá cả, chính sách trước và sau bán Có tác dụng giúp chi nhánh giới thiệu, cung ứng các loại hình sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Cần đẩy mạnh tuyên truyền với các hình thức khác nhau như: quảng bá trên báo chí, ti vi, đài phát thanh, niêm yết bảng, tờ rơi, internet Hay tham gia tài trợ cho các chương trình ca nhạc, gameshow, tổ chức các hội chợ việc làm giúp người tiêu dùng biết đến chi nhánh nhiều hơn qua đó có thể mở rộng phạm vi hoạt động của mình, mang lại nguồn thu nhập cao hơn. Tuy nhiên, các chiến dịch tuyên truyền, quảng bá không nên tiến hành một cách ồ ạt, dàn trải nhằm hạn chế chi phí. Ngoài ra còn cần bố trí, sắp xếp đồ đạc tranh ảnh, áp phích hợp lý để tạo ra một không gian hài hòa, tạo ra một sự thoải mái tiện nghi cho khách hàng. Vì khi đến làm thủ tục vay vốn thường khách hàng có một thời gian chờ khá dài. Để giúp khách hàng thoải mái ta cần phải bố trí không gian tiếp khách một cách thoải mái và trang nhã. Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng nhiều lần, thực hiện đầy đủ và đúng hạn nghĩa vụ trả nợ ngân hàng thì ngân hàng có thể đưa ra những hình thức chăm sóc khách hàng như tặng quà, hoa, lịch, gửi thiệp vào những ngày sinh nhật hoặc những dip đặc biệt trong năm. Ngoài ra chi nhánh cần hoàn thiện mạng lưới hoạt động, chiến lược phân phối nhằm đưa sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng một cách nhanh nhất và tốt nhất. Đây cũng là một công cụ cạnh tranh rất đắc lực của ngân hàng. Tài liệu tham khảo [1]. GS. TS. Nguyễn Minh Tiến (2012, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống kê. [2]. PGS. TS. Nguyễn Đăng Dờn (2014), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Kinh tế, TP. HCM. [3]. PGS. TS. Nguyễn Đăng Dờn (2016), Quản trị kinh doanh ngân hàng II, NXB Kinh tế, TP. HCM. [4]. PGS. TS. Nguyễn Đăng Dờn, (2017), Tài chính tiền tệ, NXB Kinh tế, TP. HCM [5]. TS. Đoàn Thị Hồng (2017), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An. [6]. Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng, số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010. [7]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Đề án phát triển ngành ngân hàng đến 2010 và định hướng đến 2020. [8]. Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Huyện Bến Lức, giai đoạn 2015 - 2017. [9]. Ngân hàng Nhà nước, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN: Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. [10]. Ngân hàng Nhà nước, Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN: Quyết định về ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. [11]. Ngân hàng Nhà nước, Thông tư số 02/2013/TT-NHNN: Quy định về phân loại tài sản nợ, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. [12]. Ngân hàng Nhà nước, Thông tư số 09/2017/TT-NHNN: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 19/2013/TT-NHNN về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam. [13]. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Quyết định số 72/QĐ-HĐQT- TD: Về việc ban hành quy định cho và đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 72
  12. NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI [14]. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Quyết định số 226/QĐ-HĐTV- TD ngày 09/3/2017 của Hội đồng thành viên Agribank về việc ban hành Quy chế cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Agribank. [15]. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Quyết định số 838/QĐ-NHNo- KHL ngày 25/05/2017 về quy trình cho vay đối với khách hàng pháp nhân trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. [16]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Đề án phát triển ngành ngân hàng đến 2010 và định hướng đến 2020. [17]. Zeithaml, V. A., Parasuraman, A., Berry, L. L., & Berry, L. L. (1990), Delivering quality service: Balancing customer perceptions and expectations, Simon and Schuster. [18]. Jun, M., & Cai, S. (2001), The key determinants of internet banking service quality: a content analysis. International journal of bank marketing, 19(7), 276-291. [19]. Berry, L. L., Zeithaml, V. A., & Parasuraman, A. (1990), Five imperatives for improving service quality. MIT Sloan Management Review, 31(4), 29. Ngày nhận: 02/7/2018 Ngày duyệt đăng: 29/5/2019 TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 73