Chính sách tín dụng đối với huy động vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam

pdf 4 trang Gia Huy 24/05/2022 1050
Bạn đang xem tài liệu "Chính sách tín dụng đối với huy động vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfchinh_sach_tin_dung_doi_voi_huy_dong_von_cho_doanh_nghiep_kh.pdf

Nội dung text: Chính sách tín dụng đối với huy động vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam

  1. XÂY DỰNG THỊ TRƯỜNG VỐN CHO DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP Ở VIỆT NAM CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HUY ĐỘNG VỐN CHO DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRẦN THỊ XUÂN ANH, TRẦN THỊ THU HƯƠNG Trong những năm qua, Việt Nam đã và đang hỗ trợ tích cực doanh nghiệp khởi nghiệp với mục tiêu hướng đến “Quốc gia khởi nghiệp”, trong đó khung pháp lý về chính sách huy động vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp ngày càng hoàn thiện. Mặc dù vậy, việc huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam vẫn còn không ít khó khăn. Bài viết phân tích, đánh giá thực trạng chính sách tín dụng hiện nay đối với doanh nghiệp khởi nghiệp, trên cơ sở đó đưa ra một số đề xuất, khuyến nghị nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút vốn của những doanh nghiệp này. Từ khóa: Doanh nghiệp khởi nghiệp, kênh huy động vốn, Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa CREDIT POLICY FOR START-UP ENTERPRISES CAPITAL trình hiện thực hoá ý tưởng kinh doanh để tạo ra một MOBILIZATION IN VIETNAM loại sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ mới, hay thực hiện mô Tran Thi Xuan Anh, Tran Thi Thu Huong hình kinh doanh mới mà trong xã hội chưa có DN nào sản xuất và kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đó Vietnam has been actively supporting startups hay có mô hình kinh doanh đó (Vũ Văn Ninh, Phạm Thị towards the "Start-up nation", in which the Thanh Hoà, 2018). legal framework for raising capital for start- Kể từ khi thành lập, vòng đời của một DNKN trải ups is increasingly complete. However, raising qua 5 giai đoạn: Khởi nghiệp, xây dựng, phát triển, capital for startup businesses in Vietnam trưởng thành và sau trưởng thành. Mỗi giai đoạn phát is still difficult. The article analyzes and triển DN có nhu cầu về vốn và mô hình huy động vốn assesses the current situation of credit policy khác nhau. Trong giai đoạn đầu, vốn thường được huy for start-up businesses, based on which some động từ các sáng lập viên, gia đình hay bạn bè, khoản recommendations and proposals are made, vay hay từ các chương trình khởi nghiệp, các quỹ đầu in order to create favorable conditions for tư mạo hiểm, nhà đầu tư (NĐT) thiên thần, gọi vốn cộng attracting capital of these businesses. đồng. Giai đoạn phát triển, vốn thường được huy động Keywords: Entrepreneurship, capital mobilization channel, từ các quỹ đầu tư mạo hiểm và quỹ cho vay. Giai đoạn Law on supporting small and medium enterprises trưởng thành và sau trưởng thành, vốn cổ phần tư nhân đóng vai trò quan trọng. Theo Báo cáo “Bức tranh khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam 2019” do Cơ quan Thương mại và Đầu tư của Chính Ngày nhận bài: 15/4/2020 Ngày hoàn thiện biên tập: 28/4/2020 phủ Australia công bố, hiện Việt Nam đang đứng thứ 3 ở Ngày duyệt đăng: 5/5/2020 Đông Nam Á về số lượng các DNKN. Đối với loại hình DN này thực hiện huy động vốn dưới nhiều hình thức khác nhau. Các DN có thể tiếp cận nguồn vốn này thông Doanh nghiệp khởi nghiệp qua các quỹ như: Quỹ Phát triển DNNVV, Quỹ Bảo lãnh và các kênh huy động vốn tại Việt Nam tín dụng DNNVV cùng một số quỹ khác sẽ rót vào DN; Theo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (2017), Nguồn vốn từ đối tác; Nguồn vốn nước ngoài; Tín dụng doanh nghiệp khởi nghiệp (DNKN) được định nghĩa và bảo lãnh; Huy động từ thị trường vốn thông qua cổ là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) được thành lập phiếu, trái phiếu; Vốn tự có và vốn đóng góp. Thực tế, để thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, các DNKN tại Việt Nam chủ yếu kêu gọi vốn từ các quỹ công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng tài chính nhà nước, các kênh như quỹ đầu tư về chứng trưởng nhanh. Như vậy, DNKN là DN đang trong quá khoán, quỹ đầu tư mạo hiểm, các NĐT cá nhân hoặc các 18
  2. TÀI CHÍNH - Tháng 5/2020 tổ chức phi chính phủ. Các thương vụ lớn chủ yếu đến HÌNH 1: TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC từ các NĐT nước ngoài, trong khi các NĐT trong nước DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP TẠI VIỆT NAM vẫn còn khá e dè khi đầu tư vào DNKN. Theo Topica Founder Institute, lượng vốn nước ngoài và quỹ đầu tư mạo hiểm đổ vào các DNKN Việt Nam đã tăng 3 lần trong giai đoạn 2016 - 2018, từ 205 triệu USD lên gần 900 triệu USD với số thương vụ tăng gần gấp đôi từ 50 (năm 2016) lên 92 thương vụ (năm 2018). Xét riêng vốn từ Quỹ Đầu tư mạo hiểm, theo Báo cáo đầu tư công nghệ Việt Nam do hai quỹ đầu tư mạo hiểm Cento Ventures và ESP Capital công bố năm 2019, chỉ trong 2 năm, Việt Nam đã phát triển từ một hệ sinh thái Nguồn: Topica Founder Institute, 2019 khởi nghiệp ít hoạt động, đứng áp chót trong số 6 quốc suất, hình thành và vận hành các Quỹ Phát triển khoa gia lớn nhất ASEAN lên vị trí thứ 3, chỉ sau Indonesia và học công nghệ, các quỹ khác hỗ trợ, cho vay các DNKN. Singapore. Lượng vốn đầu tư và số lượng giao dịch công Trong đó, nguồn tín dụng cho các DNKN chủ yếu từ các nghệ được thực hiện đã tăng gấp 6 lần trong giai đoạn ngân hàng thương mại (NHTM), Quỹ Bảo lãnh tín dụng nửa đầu năm 2017 đến nửa đầu năm 2019. Cụ thể, báo của DNNVV và Quỹ Phát triển DNNVV. cáo cho thấy, các DNKN đã huy động được tổng cộng Trên cơ sở định hướng phát triển DNNVV và DNKN, 246 triệu USD trong nửa đầu năm 2019, tăng mạnh so với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã triển khai một số giải mức 166 triệu USD của cùng kỳ năm 2018. pháp hỗ trợ tiếp cận tín dụng và cơ chế ưu đãi như các Mặc dù, số lượng các quỹ nước ngoài, tập đoàn, DNKN hoạt động trong một số ngành/lĩnh vực ưu tiên NĐT, các hợp đồng đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam gia được áp dụng các chính sách ưu đãi như trần lãi suất tăng nhanh chóng trong vài năm gần đây, nhưng do sức cho vay ngắn hạn thấp hơn 1-2% so với lĩnh vực thông ép bảo toàn vốn cho NĐT, nên các quỹ đầu tư quốc tế thường, ban hành các chương trình tín dụng đặc thù với cũng không dám mạo hiểm, chỉ đầu tư một cách nhỏ giọt một số ngành, lĩnh vực. Cụ thể, NHNN có chính sách vào các DNKN. cho vay không có tài sản đảm bảo lên đến 70-80% để Chính sách tín dụng đối với huy động vốn phát triển sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết, cho doanh nghiệp khởi nghiệp hiện nay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp sạch, nông Để tạo điều kiện cho DNKN phát triển, nhiều cơ chế, nghiệp ứng dụng công nghệ cao với lãi suất cho vay ưu chính sách hỗ trợ trong đó có các chính sách tín dụng cho đãi thấp hơn từ 0,5%-1,5%/năm so với mức lãi suất cho DNKN huy động vốn liên tục được ban hành và sửa đổi. vay thông thường cùng kỳ hạn. Các DNNVV sản xuất Các quy định hiện hành chủ yếu tập trung ở một số văn các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được bản pháp luật như Luật Hỗ trợ DNNVV năm 2017, Nghị vay vốn tối đa 70% vốn đầu tư tại các tổ chức tín dụng định số 39/2018/NĐ-CP hướng dẫn quy định chi tiết một trên cơ sở bảo lãnh của các tổ chức bảo lãnh. số điều của Luật Hỗ trợ DNNVV, Nghị định số 34/2018/ Theo định hướng của NHNN, các tổ chức tín dụng đã NĐ-CP về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ triển khai nhiều gói tín dụng cho DNKN với lãi suất ưu Bảo lãnh tín dụng cho DNNVV, Nghị định số 38/2018/ đãi. Điều kiện cho vay cũng được các tổ chức tín dụng áp NĐ-CP quy định chi tiết về đầu tư cho DNNVV khởi dụng linh hoạt theo hướng tập trung đánh giá tính khả nghiệp sáng tạo, Nghị định số 39/2019/NĐ-CP về tổ chức thi của phương án kinh doanh, xếp hạng tín dụng, tài sản và hoạt động của Quỹ Phát triển DNNVV. đảm bảo. Ví dụ như: Vietcombank áp dụng lãi suất cho Bên cạnh đó, Luật Khoa học và công nghệ số 29/2013/ vay đối với DNKN thấp dưới trần quy định của NHNN QH13 năm 2013 quy định các DN, trong đó có các DNKN khoảng 0,5%. VietinBank cũng triển khai chương trình ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển ưu đãi lãi suất cho vay DNKN. Từ quý I/2018 BIDV triển công nghệ được Quỹ Phát triển khoa học công nghệ của khai chương trình tín dụng trung, dài hạn cho DNNVV Nhà nước tài trợ, cho vay với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi và DNKN với mức lãi suất chỉ 8%/năm và thời hạn vay suất cho vay, bảo lãnh để vay vốn. lên tới 7 năm. Ngân hàng VPBANK cũng giảm lãi suất từ Nhìn chung, chính sách tín dụng cho các DNKN 0,5-1% cho các DNNVV hoạt động tốt trong những lĩnh hiện nay được thể hiện dưới một số hình thức như hỗ vực được Chính phủ ưu tiên phát triển như hàng tiêu trợ tiếp cận tín dụng, hỗ trợ bảo lãnh tín dụng, hỗ trợ lãi dùng, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến, chế tạo 19
  3. XÂY DỰNG THỊ TRƯỜNG VỐN CHO DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP Ở VIỆT NAM HÌNH 2 : ĐẦU TƯ CỦA QUỸ ĐẦU TƯ MẠO HIỂM VÀO VIỆT NAM các loại tài sản trí tuệ hoặc công nghệ mới hoặc mô hình kinh doanh mới theo các quy định của pháp luật chuyên ngành được cho vay với lãi suất ưu đãi, với điều kiện xét duyệt tập trung vào năng lực nội tại của DN như có dự án, phương án sản xuất kinh doanh khả thi. Quỹ chủ yếu hoạt động thông qua hình thức uỷ thác vốn cho các ngân hàng thương mại (NHTM) đáp ứng điều kiện hoặc cho vay trực tiếp. Đối với hình thức trực tiếp, Quỹ cho mỗi dự án, phương án sản xuất, kinh doanh của DN vay tối đa không quá 80% tổng mức vốn đầu tư của từng dự Nguồn: Asian Venture Capital Journal, 2019 án. Mức lãi suất cho vay trực tiếp bằng 80% mức và môi trường. Tuy nhiên, quá trình giải ngân các gói tín thấp nhất lãi suất cho vay thương mại. Thời hạn cho dụng này còn hạn chế, do đặc thù hoạt động của DNKN vay phù hợp với khả năng thu hồi vốn và trả nợ của trên nền tảng các ý tưởng kinh doanh, ngân hàng khó có DN và điều kiện cụ thể của từng dự án nhưng tối đa cơ sở để đánh giá khả năng tài chính của DN, cũng như không quá 7 năm. hiệu quả của dự án. Đối với hình thức cho vay gián tiếp, Quỹ sẽ lựa chọn Quỹ Bảo lãnh tín dụng là quỹ tài chính nhà nước NHTM để thoả thuận cho vay gián tiếp, ngân hàng áp ngoài ngân sách do UBND tỉnh thành lập với vai trò cấp dụng quy định pháp luật về hoạt động vay vốn của các bảo lãnh tín dụng cho DNNVV. Các DNNVV được xem tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính để tiếp nhận vốn từ xét cấp bảo lãnh tối đa bằng 100% giá trị khoản vay tại Quỹ. Ngân hàng tự thẩm định, quyết định cho vay đối tổ chức cho vay với điều kiện có dự án đầu tư, phương với DNNVV đủ điều kiện theo quy định và chịu trách án sản xuất kinh doanh hiệu quả, có khả năng hoàn trả nhiệm trả đầy đủ gốc và lãi cho vay gián tiếp cho Quỹ. vốn vay, có vốn chủ sở hữu tối thiểu 20%, không có các Theo NHNN, tính đến tháng 12/2018, dư nợ uỷ thác cho khoản nợ thuế từ 01 năm trở lên. DNNVV thuộc diện vay DNNVV đạt khoảng 90 tỷ đồng, số tiền cam kết uỷ xét cấp bảo lãnh nếu hoạt động trong lĩnh vực được ưu thác cho vay đạt 149,8 tỷ đồng. tiên cấp tín dụng theo hướng dẫn của NHNN trong từng Mặc dù, đã có nhiều chính sách hỗ trợ DNNVV tiếp thời kỳ, lĩnh vực hoặc dự án được ưu tiên nhằm phát cận vốn tín dụng, nhưng thực tế việc tiếp cận tín dụng triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Theo đó, nhiều địa của DNKN vẫn còn nhiều hạn chế. Tính đến 31/12/2018, phương đã vào cuộc. Tính đến ngày 31/12/2019, cả nước tín dụng đối với lĩnh vực DNNVV đạt trên 1,3 triệu tỷ có 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã thành đồng, tăng khoảng 16% so với cuối năm 2017, cao hơn lập Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho DNNVV theo mô hình tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế. Đến hoạt động độc lập hoặc uỷ thác cho Quỹ Tài chính nhà cuối tháng 9/2019, tín dụng đối với lĩnh vực DNNVV nước tại địa phương với tổng nguồn vốn là 1450,6 tỷ cũng chỉ đạt hơn 1,47 triệu tỷ đồng (NHNN). So với đồng với 1288,8 tỷ đồng là vốn ngân sách địa phương tổng tín dụng nền kinh tế chỉ đạt khoảng 19%, trong khi cấp và 171,8 tỷ đồng là vốn góp của các tổ chức, hiệp hội các DNNVV đóng góp khoảng 45% GDP (Báo cáo Tổng ngành nghề. Doanh số bảo lãnh luỹ kế các Quỹ ước đạt điều tra Kinh tế - Bộ Kế hoạch&Đầu tư). Theo số liệu của khoảng 4.346 tỷ đồng, dư nợ cam kết bảo lãnh của các Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia tháng 6/2019, Quỹ ước đạt 228 tỷ đồng, số trả nợ thay là khoảng 36 tỷ có 73,4% DN chưa tiếp cận tín dụng. Như vậy, với các đồng (theo Thời báo Tài chính online, 2020). Nguồn vốn DNKN, tín dụng vẫn là một bài toán khó. Điều này xuất này đã góp phần hỗ trợ hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh phát từ một số nguyên nhân sau: doanh cho các DN. Thứ nhất, DNKN là những DN còn non trẻ, thông Trong chính sách tín dụng đối với DNKN, Quỹ Phát tin về DN, lịch sử tín dụng chưa nhiều, khó kiểm soát triển DNNVV có vai trò quan trọng, cung cấp vốn mồi dòng tiền cũng như khó đánh giá tính hiệu quả. Giá trị cho các DNKN để thu hút các nguồn lực khác trong và DN hình thành trong tương lai nên khó xác định và rủi ngoài nước. Quỹ được thành lập để thực hiện cho vay, ro cao. Hệ thống báo cáo tài chính của DNKN chưa theo tài trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, DNNVV tham gia chuẩn mực, thiếu thông tin. Thêm vào đó, các nhà sáng cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị, tiếp nhận và quản lý lập DNKN chỉ tập trung vào ý tưởng kinh doanh, chưa nguồn vốn vay, tài trợ, viện trợ, đóng góp, uỷ thác của chú ý đến xây dựng mô hình kinh doanh thực tế. Những các tổ chức cá nhân hỗ trợ DN. Các DNKN khai thác vấn đề này đã gây không ít khó khăn trong việc thu thập 20
  4. TÀI CHÍNH - Tháng 5/2020 hồ sơ, thẩm định, xét duyệt các điều kiện để hưởng ưu lập, DN nhỏ theo hướng giảm bớt các điều kiện đánh giá đãi, bảo lãnh tín dụng hay cấp tín dụng, quản lý trong và về năng lực tài chính hay xếp hạng tín nhiệm DN, nghiên sau cho vay, gây ra nhiều rủi ro tiềm ẩn, đặc biệt đối với cứu phương thức đánh giá tính khả thi của phương án các NHTM. Các NHTM tốn thời gian, công sức đối với kinh doanh Các ngân hàng tăng cường tìm kiếm và các khoản cho vay DNKN, trong khi lợi nhuận không đủ tiếp cận các nguồn vốn giá rẻ từ các chương trình, dự án bù đắp, dẫn đến tâm lý e ngại trong việc cấp các khoản ưu đãi của các tổ chức trong và ngoài nước để tài trợ cho tín dụng cho DNKN. các lĩnh vực kinh doanh đặc thù của DNKN. Thứ hai, các chính sách khuyến khích DNKN chỉ Bên cạnh đó, các NHTM nghiên cứu áp dụng thành mang tính chất chung chung, chưa có quy định riêng tựu Cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm xây dựng, nâng dành riêng cho DNKN. Các quy định hiện nay chủ cấp hệ thống, sử dụng quy trình xử lý hệ thống tự động yếu đề cập đến DNNVV nói chung, chưa phù hợp để nâng cao khả năng tiếp cận và cung cấp dịch vụ tài với đặc thù của DNKN. Để được hưởng chính sách chính đến các DNKN. Áp dụng công nghệ dữ liệu lớn ưu đãi hay bảo lãnh tín dụng, thì các DNKN cần đảm trong hoạt động, giúp ngân hàng nắm bắt được thông tin bảo điều kiện về tài sản đảm bảo, phương án sản xuất, về hoạt động kinh doanh, uy tín trong quan hệ tín dụng kinh doanh khả thi hoặc xếp hạng tín nhiệm. Trong của khách hàng. Nghiên cứu xây dựng hệ thống công khi đó, với phần lớn các DNKN thì giá trị tài sản đảm nghệ thông tin kết nối với các DN, đẩy mạnh chương bảo thường thấp hoặc không có, cũng chưa được xếp trình kết nối ngân hàng - DN nhằm trao đổi, lắng nghe hạng tín dụng nên khó khăn trong việc xét hưởng ưu ý kiến từ hai phía, tháo gỡ khó khăn cho DNKN trong đãi hay bảo lãnh. tiếp cận tín dụng. Thứ ba, các Quỹ Bảo lãnh tín dụng, Quỹ Phát triển Đối với các cơ quan quản lý: Hoàn thiện cơ chế, chính DNNVV còn nhiều hạn chế như quy mô quỹ còn nhỏ, sách hỗ trợ DNKN, đảm bảo tính đồng bộ, có sự phối các quy định hướng dẫn hoạt động chưa đầy đủ nên việc hợp của nhiều bên. Quỹ Bảo lãnh tín dụng hay quỹ phát hoạt động theo quy định mới của Luật Hỗ trợ DNNVV triển DNNVV cần xem xét quy định thêm trường hợp cụ triển khai chưa hiệu quả. Cho đến nay, chưa có văn bản thể thụ hưởng đối với DNKN, đưa ra các tiêu chí để hỗ hướng dẫn thực hiện việc thẩm định cho vay, nhận tài trợ khác biệt so với các DNNVV. sản đảm bảo, trích lập dự phòng rủi ro của Quỹ Phát Đối với Quỹ Bảo lãnh DNNVV và DNKN: Xem xét cơ triển DNNVV. Hơn nữa, năng lực quản trị điều hành các chế bảo lãnh, không huỷ ngang bảo lãnh mà có quy định quỹ cũng còn hạn chế. Quy trình nghiệp vụ trong công cụ thể về việc trích lập dự phòng rủi ro, xây dựng quỹ tác thẩm định hồ sơ, kiểm tra, giám sát thu hồi nợ còn dự phòng rủi ro. Tìm kiếm và huy động thêm các nguồn chưa hoàn thiện. vốn cho Quỹ để mở rộng quy mô Quỹ và có hỗ trợ tốt Một số đề xuất, kiến nghị hơn cho DNKN. Nghiên cứu xây dựng cơ chế kết hợp tài chính từ các ngân hàng với tài chính từ các quỹ đầu Nhằm tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng tư mạo hiểm có phần góp vốn từ ngân sách nhà nước của các DNKN, thời gian tới cần triển khai nhiều giải nhằm đảm bảo duy trì thường xuyên nguồn vốn hỗ trợ pháp đồng bộ từ nhiều phía. cho các DNKN. Đối với các DNKN: DNKN cần xây dựng kế hoạch Tài liệu tham khảo: sản xuất kinh doanh rõ ràng cụ thể trong những năm đầu tiên, cùng với kế hoạch tài chính cụ thể, xây dựng 1. Quốc hội (2017), Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; theo nhiều kịch bản khác nhau, dự báo dòng tiền và định 2. Vũ Văn Ninh và Phạm Thị Thanh Hoà (2018), Chính sách tín dụng cho doanh nghiệp giá DN Bên cạnh đó, các DNKN cần tăng cường ứng khởi nghiệp, Tạp chí Khoa học-Công nghệ Nghệ An, số tháng 7/2018, tr53-57; dụng công nghệ trong việc lập sổ sách kế toán, khai thuế 3. Đào Lê Kiều Oanh và Nguyễn Thị Ngọc Duyên (2019), Tiếp cận tín dụng ngân hàng và hải quan điện tử, chia sẻ thông tin tài chính với các của doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, Tạp chí Thị trường tài chính Tiền tổ chức tín dụng để minh bạch dần thông tin. Nâng cao tệ, số 10/2019; chất lượng và năng lực quản trị DN, quản lý rủi ro. Tích 4. Hồ Thị Thu Hiền (2019), Cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khởi cực tham gia các hiệp hội DN để tiếp cận thông tin về nghiệp Việt Nam, Tạp chí Tài chính, Kỳ 1 tháng 7/2019; chính sách, chương trình hỗ trợ của Chính phủ cũng như 5. OECD (2013), Entrepreneurship policy framework and implementation guidance. các tổ chức tín dụng. Thông tin tác giả: Đối với các tổ chức tín dụng: Thiết kế các gói sản phẩm TS. Trần Thị Xuân Anh, TS. Trần Thị Thu Hương – Học viện Ngân hàng tín dụng, nghiên cứu xây dựng các tiêu chí cấp tín dụng Email: anhttx@hvnh.edu.vn phù hợp với phân khúc khách hàng DNKN mới thành 21