Chuỗi cung ứng cà phê ở Tây Nguyên – Thực trạng và giải pháp
Bạn đang xem tài liệu "Chuỗi cung ứng cà phê ở Tây Nguyên – Thực trạng và giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- chuoi_cung_ung_ca_phe_o_tay_nguyen_thuc_trang_va_giai_phap.pdf
Nội dung text: Chuỗi cung ứng cà phê ở Tây Nguyên – Thực trạng và giải pháp
- Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 CHUỖI CUNG ỨNG CÀ PHÊ Ở TÂY NGUYÊN – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THE SUPPLY CHAIN OF COFFEE IN THE CENTRAL HIGHLANDS – SITUATION AND SOLUTIONS ThS. Trần Kim Anh Trường Đại học Thương mại Email: anhkim1201@gmail.com Tóm tắt Cà phê không chỉ là sản phẩm chủ lực của Việt Nam với giá trị xuất khẩu hàng tỷ đô la Mỹ (USD) mỗi năm mà còn là ngành sản xuất thế mạnh của các tỉnh Tây Nguyên, góp phần nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn, phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên chuỗi cung ứng mặt hàng cà phê ở Tây Nguyên vẫn còn sơ khai, đem lại giá trị gia tăng thấp cho các nhà sản xuất và xuất khẩu. Từ việc nghiên cứu thực trạng cà phê ở Tây Nguyên nói chung và chuỗi cung ứng cà phê Tây Nguyên nói riêng, bài viết đánh giá được những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển chuỗi cung ứng và từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng chuỗi cung ứng cà phê Tây Nguyên. Từ khóa: Cà phê, chuỗi cung ứng, sản xuất, xuất khẩu. Abstract Coffee is not only the mainstay production of Vietnam with the export value of billions US dollars (USD) per year but also the strong production of the Central Highlands provinces, contributing to improve the living standards of the people and to develop the country's economy. However, the supply chain of coffee in the Central Highlands is still primitive, bringing low added value to producers and exporters. From the researching on the status of coffee in the Central Highlands in general and the supply chain of coffee in the Central Highlands in particular, the article assesses the advantages and disadvantages of developing supply chain and hence offering a number of solutions to improve the quality of coffee supply chain in the Central Highlands. Keywords: Coffee, supply chain, product, export. 1. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 1.1. Lý thuyết về chuỗi cung ứng và chuỗi cung ứng cà phê 1.1.1. Chuỗi cung ứng và quản lý chuỗi cung ứng Chuỗi cung ứng (Supply chain) được định nghĩa là một hệ thống các tổ chức, con người, thông tin, hoạt động và các nguồn lực liên quan tới công tác chuyển sản phẩm/dịch vụ từ nhà cung cấp tới khách hàng. Như vậy, chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất, cung cấp mà còn bao gồm cả các công ty vận tải, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng của họ. Hoạt động chuỗi cung ứng liên quan đến việc chuyển đổi các nguyên liệu, tài nguyên thiên nhiên và các thành phần khác thành một sản phẩm dịch vụ hoàn chỉnh đưa tới khách hàng cuối cùng. Vào năm 1980, cụm từ Quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Management – SCM) được phát triển nhằm diễn tả vai trò và sự cần thiết của hoạt động liên kết các quá trình kinh doanh chính, từ người sử dụng cuối cùng đến các nhà cung cấp đầu tiên. Các doanh nghiệp gắn kết với nhau trong một chuỗi cung ứng thông qua việc trao đổi các thông tin về các biến động của thị trường cũng như năng lực sản xuất. Thông qua việc chia sẻ các thông tin liên quan, các công ty có thể tối ưu chuỗi cung ứng, từ đó đưa ra một kế hoạch tổng quát và hiệu quả hơn về hoạt động sản xuất, phân phối; cắt giảm các chi phí đồng thời đưa ra các sản phẩm cuối cùng hấp dẫn hơn. Hoạt động tối ưu hóa chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị còn bao gồm cân bằng chi phí nguyên liệu, tối ưu hóa dòng sản xuất, công việc hậu cần, phân bổ vị trí, phân tích tuyển phương tiện, Như vậy, quản trị chuỗi cung ứng có thể được hiểu là tập hợp tất cả những phương thức sử dụng một cách tích hợp, hiệu quả nhà cung ứng, người sản xuất, kho bãi cũng như các cửa hàng để phân phối sản phẩm, hàng hóa được sản xuất tơi đúng địa điểm, kịp 467
- Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 thời, đảm bảo yêu cầu chất lượng giúp giảm thiểu tối đa chi phí toàn hệ thống nhưng vẫn đáp ứng được những yêu cầu về mức độ phục vụ. 1.1.2. Chuỗi cung ứng cà phê Hình 1. Chuỗi cung ứng cà phê Nguồn: Khảo sát về Đánh giá về ThT úc đẩy Thương mại và giao thông (TTFA) Hình 1 mô tả một chuỗi cung ứng cà phê điển hình. Cà phê được trồng chủ yếu trong các nông trại cỡ vừa và nhỏ, từ hai đến năm ha. Hầu hết các nông trại thu hoạch cà phê hạt, phơi khô, sau đó xát vỏ để lấy cà phê trấu. Thương lái muua cà phê trấu ngay tại nông trại và bán lại cho các đại llý mang về cơ sở chế biến. Một số trang trại lớn bán cà phê hạt và cà phê trấu trực tiếp cho cơ sở chế biến. Cơ sở chế biến cà phê nhân chủ yếu bằng phương pháp sấy khô, sau đó lưu kho chờ đến khi bán cho các công ty thương mại quốc tế hoặc trong nước tại Đắc Lắc hoặc Thành phố Hồ Chí Minh. Có khoảng 100 cơ sở sấy cà phê với công suất 50-60 nghìn tấn mỗi năm. Phần lớn cáác đơn hàng được đặt sau vụ thu hoạch từ tháng 10 đến tháng 1, nhưng nói chung rải rác đều trong cả năm. Mỗi đơn hàng thường từ 40 đến 100 tấn và thời gian từ lúc xác nhận đơn hàng cho đến khi giao hàng tại cảng có thể diễn ra trong vòng chưa đến một tuần. Trong chuỗi cung ứng cà phê, thời gian giaoo hàng có thhể giảm nếu công đoạn mua và sấy khô được rút ngắn, nhưng so với tổng thời gian từ lúc mua cà phê tại nông trại đến lúc dỡ hàng tại cảng thì thời gian tiết kiệm được không đáng kể và cũng tạo rra giá trị không đáng kể vì hạt cà phê có vỏ có thể giữ được lâu. Liên kết giữa nông dân với thị trường có thể được tăng cường nếu 468
- Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 chuyển việc thu mua tại nông trại từ tay thương lái sang nhóm nông dân. Việc này đòi hỏi các nhà máy chế biến phải giao dịch trực tiếp với nông dân trong công đoạn thu mua cà phê trấu. Các công ty thương mại quốc tế thu xếp vận tải biển và bán lại cho các công ty chế biến cà phê lớn. Những công ty đó chế biến hạt cà phê và bán lại cho các công ty bán lẻ. Tại Việt Nam, có ít công ty chế biến cà phê từ giai đoạn cà phê hạt đến lúc thành cà phê hòa tan và bán trên thị trường nội địa và quốc tế. Thách thức về tài chính đối với các công ty chế biến cà phê là làm sao duy trì đủ hàng trong kho đáp ứng các đơn đặt hàng và có đủ vốn lưu động trong giai đoạn thu hồi tiền mặt, thông thường từ 30 tới 60 ngày. Hạt cà phê đóng trong bao 60 kg được lưu trong kho cho tới khi được giao hàng tại cảng và đóng vào các công-ten-nơ để vận chuyển. Khoảng cách trung bình từ nhà máy chế biến đến cảng biển là 400 đến 700 km. Kho hàng thường nằm gần nhà máy chế biến hoặc gần cảng. Đối với cà phê, chuỗi cung ứng thường phức tạp và khác nhau ở các nước khác nhau, nhưng thường bao gồm những đối tượng tham gia vào chuỗi như sau: - Người trồng cà phê – thường trồng cà phê trên thửa đất nhỏ chỉ từ 1 hoặc 2 ha. Nhiều người thực hiện luôn cả khâu sơ chế (phơi khô và tách vỏ). - Người trung gian – những người trung gian có thể tham gia vào nhiều mảng của chuỗi cung ứng. Họ có thể mua cà phê ở bất kỳ giai đoạn nào giữa trái cà phê chín và cà phê non (xanh), sau đó tiến hành sơ chế, hoặc thu gom đủ lượng cà phê từ nhiều hộ nông dân, rồi vận chuyển bán cho người chế biến, cho trung gian khác hoặc cho thương lái. - Người chế biến – là những hộ nông dân có thiết bị chế biến cà phê, hoặc nông dân trồng cà phê và người chế biến hợp tác để mua thiết bị chế biến cà phê. - Đại lý chính phủ - ở một số nước, việc mua bán cà phê do chính phủ kiểm soát, có lẽ bằng cách mua cà phê từ những nhà chế biến với mức giá cố định và bán đấu giá cho nhà xuất khẩu. - Nhà xuất khẩu – mua cà phê từ các đối tác hoặc đấu thầu và sau đó bán cho các thương lái. Kiến thức chuyên môn về khu vực địa phương và nhà sản xuất cho phép họ đảm bảo chất lượng của chuyến hàng. - Thương lái – cung cấp trái cà phê cho những người rang cà phê với đúng số lượng, đúng lúc và mức giá có thể chấp nhận cho người mua và người bán. - Nhà sản xuất – ví dụ như Nestlé có chuyên gia chế biến hạt cà phê tươi thành thức uống được khách hàng ưa chuộng. Công ty cũng có thể tăng thêm giá trị cho sản phẩm thông qua các hoạt động marketing, làm thương hiệu và đóng gói. - Người bán lẻ - là những người bán cà phê trong siêu thị lớn, cho đến khách sạn và các cửa hàng ăn uống, tạp hóa. Người Thương Nhà Người trồng cà lái xuất bán lẻ phê khẩu Người Người Đại lý Nhà trung chế Chính sản gian biến phủ xuất Hình 2. Nhân tố tham gia vào chuỗi cung ứng cà phê 469
- Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 Đo lường hiệu quả chuỗi cung ứng cà phê là việc rất cần thiết nhằm hướng đến việc cải tiến và đặt mục tiêu cho việc cải tiến chuỗi cung ứng cà phê. Có thể đo lường hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng cà phê dựa trên một số tiêu chí chính như: Tiêu chuẩn giao hàng (đúng hạn, đủ số lượng, ); Chất lượng (đáp ứng quy cách sản phẩm, tỉ lệ hàng lỗi, đóng gói, đáp ứng yêu cầu KH, ); Gửi thông báo tình trạng lô hàng; Hóa đơn (chính xác, đúng hạn, ); Hiệu suất nội bộ (giá trị hàng tồn kho, vòng quay tiền mặt, tỉ suất sinh lời trên doanh thu, ); Tính linh hoạt của nhu cầu (khả năng đáp ứng nhu cầu mới về số lượng, chủng loại sản phẩm); Các tiêu chí này đánh giá hiệu quả trên toàn chuỗi cung, tuy nhiên sẽ tập trung chủ yếu vào khâu sản xuất, khâu thu gom và thương mại. 1.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng 3 phương pháp chính: Phương pháp thu thập dữ liệu: thông qua tìm kiếm, tổng hợp tài liệu có liên quan để thu thập dữ liệu cần thiết, trong đó chủ yếu thu thập dữ liệu thứ cấp từ Tổng cục Thống kê, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh Tây Nguyên, Cục thống kê các tỉnh Tây Nguyên và các công ty sản xuất, kinh doanh cà phê từ năm 2015-2017. Phương pháp xử lý dữ liệu: Dữ liệu sau khi thu thập được tổng hợp và nhập liệu, sử dụng phần mềm Excel để tính toán các chỉ tiêu cần thiết. Phương pháp phân tích: Sử dụng thống kê mô tả và so sánh để phân tích các chỉ tiêu có liên quan. 2. Kết quả và thảo luận 2.1. Kết quả nghiên cứu 2.1.1. Tổng quan cà phê ở Tây Nguyên Các tỉnh Tây Nguyên bao gồm Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông, Lâm Đồng có tổng diện tích tự nhiên 54.637 km2, trong đó diện tích đất bazan chiếm 74,25% trong tổng diện tích đất bazan của cả nước. Với thế mạnh của một vùng có điều kiện đất đai, khí hậu ôn hòa với hai mùa rõ rệt cùng hệ thống sông suối dày đặc, trải rộng khắp các tiểu vùng cùng lượng nước ngầm phong phú, rất thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp lâu năm như: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, , trong đó phải kể đến mặt hàng cà phê, nên từ sau năm 1975 đến nay, các tỉnh Tây Nguyên đã hình thành những vùng sản xuất chuyên canh cây cà phê. Cà phê đã và đang là mũi nhọn trong sản xuất kinh tế toàn vùng, là lợi thế cạnh tranh của Tây Nguyên trong và ngoài nước. Về diện tích canh tác cà phê: Toàn vùng Tây Nguyên có 2 triệu ha đất sản xuất nông nghiệp, gồm 850,1 ngàn ha đất trồng cây hàng năm và gần 1,151 triệu ha đất trồng cây lâu năm. Tổng diện tích cà phê toàn vùng Tây nguyên có trên 576.800 ha (niên vụ 2016-2017), chiếm gần 90% diện tích cà phê của cả nước, tăng 13,26% so với năm 2010, tốc độ tăng bình quân hàng năm trên 2,5%/năm, trong đó diện tích cà phê cho thu hoạch là 548.533 ha. Đắk Lắk là địa phương có diện tích cà phê nhiều nhất, với trên 204.000 ha, kế đến là tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Gia Lai. Vì bất lợi về điều kiện tự nhiên, đặc biệt là hạn chế diện tích đất đỏ bazan, Kon Tum là tỉnh có diện tích trồng cà phê thấp nhất của vùng, khoảng 13.500 ha, đứng sau các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước (Bộ Nông nghiệp, 2016). Diện tích trồng cây cà phê luôn có ưu thế tuyệt đối trong diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm và chiếm tỷ trọng cao trong tổng diện tích đất nông nghiệp các tỉnh Tây Nguyên. Tại tỉnh Lâm Đồng, diện tích trồng cây cà phê năm 2016 là 160.610 ha trên tổng số 233.363 ha trồng cây công nghiệp lâu năm, chiếm tỷ lệ 16,42% tổng diện tích đất nông nghiệp (978.334,3 ha) (Cục thống kê tỉnh Lâm Đồng, 2017). Tại tỉnh Gia Lai, diện tích trồng cây cà phê năm 2016 là 82.530 ha trên tổng số 223.425 ha trồng cây công nghiệp lâu năm (tỷ lệ 36,94%), chiếm tỷ lệ 5,32% tổng diện tích đất nông nghiệp (1.551.098,53 ha) (Cục thống kê tỉnh Gia Lai, 2017). Về năng suất và giá trị cà phê: Sản lượng cà phê Tây Nguyên tăng với tốc độ cao như Kon Tum 51%/năm, Gia Lai 65%/năm, Đắk Lắk 20%/năm, Lâm Đồng 18%/năm (theo số liệu Tổng hợp từ số liệu thống kê các tỉnh và tổng cục thống kê Việt Nam 2015). 470
- Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 Bảng 1. Sản lượng và năng suất cà phê các tỉnh vùng Tây Nguyên 2010-2015 Đvt: Sản lượng 1000 tấn; Năng suất tạ/ha Năm 2010 Năm 2015 Tỉnh Sản lượng Năng suất Sản lượng Năng suất Kon Tum 26,2 22 32,5 22 Gia Lai 156,7 20,2 166,3 21 Đắk Lắk 452,9 23 490,8 24 Đắk Nông 148,3 18,8 228 19 Lâm Đồng 358,4 24,5 362,1 24,5 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê các tỉnh và tổng cục thống kê Việt Nam Niên vụ 2015-2016, mặc dù chịu ảnh hưởng của El Nino, nắng hạn kéo dài nhưng năng suất cà phê toàn vùng vấn đạt bình quân 2,5 tấn cà phê nhân/ha, cao gấp 3 lần so với năng suất cà phê vối của thế giới, sản lượng đạt trên 1,3 triệu tấn cà phê nhân, chiếm 93,3% sản lượng cà phê nhân của cả nước. Do ảnh hưởng của hạn hán ở Tây Nguyên mà năng suất cà phê Việt Nam năm 2016 giảm 0,4% so với năm trước đó (Bộ Công thương, 2017). Cà phê sản xuất ở Tây Nguyên chủ yếu là để xuất khẩu. Lượng cà phê xuất khẩu thường chiếm trên 95% tổng sản lượng của cả nước. Nhờ phát triển mạnh sản lượng cà phê trong những năm qua, cà phê Tây Nguyên trở thành mặt hàng xuất khẩu rất quan trọng của Việt Nam. Trong hơn mười năm (2005-2015), Việt Nam đã xuất khẩu được gần 3,5 triệu tấn cà phê đạt kim ngạch gần 8 tỷ USD. Hiện nay cà phê là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 2 của Việt Nam sau gạo. Theo số liệu của Bộ Công thương, xuất khẩu cà phê năm 2016 đạt 1,78 triệu tấn với kim ngạch 3,34 tỷ USD, chiếm 2,6% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, tăng 32,8% về khối lượng và tăng 24,7% về giá trị so với năm 2015 (Tổng cục Hải quan, 2016). Theo thống kê sơ bộ, giá trị xuất khẩu của cà phê Việt Nam tiếp tục tăng trong 4 tháng đầu niên vụ 2016-2017, một phần do được dự báo sản lượng cà phê sẽ sụt giảm ở một số nước trồng cà phê. Giá thành sản phẩm cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế thấp. Sản lượng cà phê Việt Nam xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Brazil (27.500 bao, loại 60kg, so với gần 45.400 bao của Brazil). Nhưng về giá trị chỉ xếp hàng thứ 3 sau Brazil và Colombia. Sản lượng xuất khẩu của Colombia chỉ có 12.500 bao, chưa bằng một nửa của Việt Nam nhưng giá trị đạt tới 2,6 tỷ USD so với 2,4 tỷ USD của Việt Nam. Nguyên nhân chính theo các chuyên gia do chất lượng sản phẩm cà phê và cà phê xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là cà phê nhân, cà phê chế biến sẵn có giá thành sản phẩm cao hơn nhưng chiếm chưa đến 10% lượng cà phê xuất khẩu. Tuy nhiên, đối với từng tỉnh Tây Nguyên cụ thể, ưu thế giá trị ngành sản xuất cà phê so với các ngành sản xuất khác thể hiện không đồng đều. Năm 2016, tổng giá trị xuất khẩu của tỉnh Lâm Đồng đạt 449,689 triệu USD, trong đó xuất khẩu cà phê 117,280 triệu USD với sản lượng 63.320 tấn, mức giá trung bình 1.852,18 USD/tấn. So sánh tổng giá trị xuất khẩu/tổng diện tích canh tác cho thấy hiệu quả sản xuất cà phê ở Lâm Đồng thấp hơn so với sản xuất điều. Năm 2016, giá trị hạt điều Lâm Đồng xuất khẩu 657,222 triệu USD, tức gấp 5,6 lần giá trị xuất khẩu cà phê, trong khi diện tích canh tác điều là 20.108 ha, chỉ bằng 1/8 diện tích canh tác cà phê (Cục thống kê tỉnh Lâm Đồng, 2017). 2.1.2. Thực trạng chuỗi cung ứng cà phê ở Tây Nguyên a) Khâu thu gom và chế biến cà phê Nông dân sau khi thu hoạch, làm khô bằng cách phơi hoặc sấy trong lò thủ công, xay sát tách vỏ. Người nông dân có thể tích trữ, hoặc kí gửi cho các đại lý hoặc các thương lái gần nơi sinh sống rồi 471
- Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 bán lại cho các công ty, doanh nghiệp lớn trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) sơ chế (cà phê nhân) rồi xuất khẩu. Xuất khẩu các sản phẩm cà phê chế biến như cà phê rang xay và cà phê hoà tan ở Tây Nguyên trong những năm gần đây có xu hướng ngày càng tăng. Các công ty sản xuất và chế biến cà phê rang xay và hòa tan lớn của vùng có thể kể đến như Trung Nguyên, Simeco, Anh Minh, Armajaro, Thắng Lợi, Phước An b) Quá trình mua-bán cà phê Sau khi thu mua, các đại lý, thương lái sẽ bán lại cho các công ty kinh doanh, xuất khẩu cà phê trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên hoặc thành phố Hồ Chí Minh. Quy trình mua – bán diễn ra đơn giản, nhanh gọn, tiết kiệm thời gian cho các bên, đặc biệt là người nông dân và người mua cuối cùng từ đại lý, lái buôn. Tuy nhiên đây cũng là hình thức giao dịch chứa nhiều rủi ro khi hoạt động kí gửi thường không có giấy tờ hợp lệ dẫn đến nhiều trường hợp đại lý, thương lái vỡ nợ (hai bên chỉ ký Bản cam kết (Công ty Simeco Đắk Lắk, Công ty TNHH Anh Minh) hoặc Bản thỏa thuận (Công ty Armajaro)). Loại văn bản này mặc dù đã nêu rõ những cam kết từ mỗi bên song giá trị pháp lý không cao, chất lượng cà phê đánh giá đơn giản theo cách truyền thống khó đáp ứng được yêu cầu chất lượng phục vụ xuất khẩu sang các thị trường khó tính, Một trong những phương thức giao dịch cà phê khác ở Tây Nguyên trong những năm gần đây là phương thức liên kết giữa nông hộ - doanh nghiệp một cách trực tiếp hoặc qua trung gian như Hợp tác xã, đại lý thu mua (Hình thức cấu trúc này được áp dụng chủ yếu ở Công ty Đắk Man. Đến đầu năm 2016, công ty liên kết với 10 HTX (tổng số thành viên 668 hộ, diện tích 1.241 ha, sản lượng 4.862 nghìn tấn cà phê nhân)) hoặc theo hình thức hạt nhân trung tâm (Hình thức hạt nhân trung tâm hiện đang chiếm khoảng 15% diện tích trồng cà phê của vùng, bao gồm các doanh nghiệp lớn như Công ty TNHH MTV cà phê Thắng Lợi, Công ty TNHH MTV cà phê Phước An và các công ty cà phê thuộc sở hữu nhà nước khác) (Đỗ Thị Nga & Lê Đức Niêm, 2016). So với cách thức giao dịch truyền thống và phổ biến, giao dịch dựa trên ràng buộc giữa doanh nghiệp – nông hộ mang lại lợi ích rõ rệt hơn cho cả doanh nghiệp lẫn nông hộ, ưu thế bền vững hơn, đem lại lợi nhuận lớn hơn cho cả doanh nghiệp và nông hộ. Mức giá thu mua cà phê nội địa tại Tây Nguyên thường xuyên biến động bất thường. Từ tháng 3/2015, mức giá cà phê nội địa khoảng 38 triệu đồng/tấn, đến tháng 12/2015 dao động 32,9-33,5 triệu đồng/tấn, đến cuối năm 2016 đạt 45 triệu đồng/tấn nhưng đến thời điểm hiện tại khoảng 43,3 triệu đồng/tấn. Điều này tác động lớn đến tâm lý và chiến lược kinh doanh của hộ sản xuất, đại lý thu mua/thương lái. c) Về thương hiệu cà phê Tây Nguyên Hiện nay toàn Tây Nguyên có hàng chục nhãn hiệu cà phê bột. Phần lớn các nhãn hiệu cà phê này đều là những nhãn hiệu địa phương, thành lâp từ các cơ sở rang xay, chế biến cà phê theo mô hình gia đình hoặc doanh nghiệp nhỏ với quy mô từ vài lao động đến hàng chục lao động. Chỉ có 4 thương hiệu cà phê được công nhận là Thương hiệu Quốc gia gồm: Công ty cổ phần cà phê Trung Nguyên, công ty cổ phần Vinacafe Biên Hòa và công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2/9 Đắk Lắk và Tổng công ty Tín Nghĩa. Tuy nhiên tại thị trường nước ngoài khó tìm thấy một thương hiệu cà phê Tây Nguyên đúng nghĩa. Trên thực tế vẫn còn tình trạng xuất khẩu cà phê dưới nhãn mác và bao bì của khách hàng nước ngoài. Tại thị trường xuất khẩu chủ yếu của cà phê Tây Nguyên như Hàn Quốc, Mỹ, thương hiệu cà phê Tây Nguyên chưa được nhiều người biết đến. Chỉ dẫn địa lý “Cà phê Buôn Ma Thuột” do Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk đứng tên đăng bạ để bảo hộ trong nước và tiến tới bảo hộ quốc tế. Hiện nay, trong nước đã có 10 doanh nghiệp được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Ma Thuột với diện tích và sản lượng cà phê nhân đăng ký tương ứng là 15.000 ha và 46.621 ha. Chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Ma Thuột đã được 10 quốc gia và vùng lãnh thổ đồng ý bảo hộ nhãn hiệu “Buon Ma Thuot Coffe”. Sản phẩm cà phê nhân dán nhãn chỉ dẫn địa lý có giá cộng thêm dao động trong khoảng 30-60 USD/tấn và người nông dân được trả thêm 472
- Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 300-400 đồng/kg. Trong tương lai, chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Ma Thuột sẽ tiếp tục được công nhận và bảo hộ trên toàn lãnh thổ EU và một số quốc gia khác (Trịnh Đức Minh, 2016). 2.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, sự điều phối thị trường cà phê thế giới của cà phê Việt Nam nói chung, cà phê Tây Nguyên nói riêng còn hạn chế. Thông qua việc phân tích, xử lý các tài liệu thu thập được từ các cơ quan quản lý nhà nước; các số liệu thứ cấp từ quá trình điều tra, khảo sát trực tiếp các nông hộ, doanh nghiệp, nông trường cùng với những nghiên cứu của TS Nguyễn Duy Thụy, Viện trưởng Viện khoa học xã hội vùng Tây Nguyên về chuỗi giá trị, cung ứng cà phê của Tây Nguyên (2017), tác giả nhận thấy những thuận lợi và khó khăn trong phát triển chuỗi cung ứng cà phê Tây Nguyên trong bối cảnh hộp nhập kinh tế quốc tế những năm tiếp theo. 2.2.1. Những thuận lợi trong phát triển chuỗi cung ứng cà phê Tây Nguyên - Sản xuất cà phê Tây Nguyên có những lợi thế so sánh lớn về tài nguyên thiên nhiên. Với đặc điểm thổ nhưỡng đất đỏ bazan 1,4 triệu ha chiếm 2/3 diện tích đất đỏ của cả nước, có tầng phân hóa sâu, tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng. Phân bố tập trung thành những mặt bằng rộng lớn thuận lợi cho việc hình thành nên các vùng chuyên canh có quy mô lớn với những cây công nghiệp như cao su, hồ tiêu, chè, dâu tằm và đặc biệt là cây cà phê. Khí hậu đa dạng, từ cận xích đạo đến cận nhiệt đới nóng ẩm quanh năm, có một mùa khô kéo dài tạo điều kiện để phơi sấy và bảo quản sản phẩm. - Sự có mặt của cây cà phê ở vùng đất này đã trên 100 năm nên người dân trồng cà phê ở đây có bề dày kinh nghiệm và truyền thống canh tác lâu năm. Cây cà phê vùng Tây Nguyên chiếm tỷ lệ tuyệt đối về diện tích canh tác trong tổng diện tích cà phê cả nước và toàn cầu, năng suất cà phê cao so với năng suất chung của cả nước và quốc tế. Bên cạnh đó, cà phê Buôn Ma Thuột – Tây Nguyên có hương vị riêng, đặc trưng mà các quốc gia khác không có được. - Ngành cà phê Việt Nam nói chung và Tây Nguyên nói riêng đã và đang được sự hỗ trơ của các chương trình, dự án của Chính phủ trong việc đẩy mạnh xúc tiến thương mại và đầu tư. Hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê (Festival cà phê) được tổ chức tại thành phố Buôn Mê Thuột – thủ phủ Tây Nguyên đã nhận được sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp, đông đảo du khách lẫn người dân. Với việc mang đến nhiều thông tin về sản phẩm cà phê vùng Tây Nguyên, hội chợ triển lãm là cơ hội để các doanh nghiệp gặp gỡ, kết nối tiêu thụ, xúc tiến thương mại và đầu tư cho sản phẩm cà phê Tây Nguyên, nhất là trong lúc thị trường giá cà phê đang có nhiều biến động thì việc doanh nghiệp phân phối và nhà sản xuất chủ động gặp gỡ “bắt tay” nhau sẽ góp phần bảo đảm đầu ra cho sản phẩm, nâng cao giá trị cà phê Tây Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung. - Việc Việt nam ký các hiệp định thương mại tự do với Châu Âu (EU), Liên minh Kinh tế Á - Âu, Hàn Quốc tạo cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu cà phê chế biến của Việt Nam. Nếu như trước đây chỉ cà phê nhân của Việt Nam xuất khẩu vào những thị trường này mới được hưởng mức thuế 0% còn các sản phẩm cà phê chế biến phải chịu mức thuế cao từ 15-20%, thì nay với những hiệp định thương mại tự do, cà phê chế biến của Việt Nam chỉ chịu thuế 0-5%, tạo điều kiện cho việc xuất khẩu vào các thị trường đã ký FTA trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Ma Thuột sắp tới sẽ được công nhận tại thị trường EU. 2.2.2. Những khó khăn trong phát triển chuỗi cung ứng cà phê Tây Nguyên - Khả năng của các nông hộ trồng cà phê trong việc áp dụng và tuân thủ các tiêu chuẩn sản xuất còn hạn chế, trình độ khoa học kỹ thuật còn lạc hậu, nông hộ còn gặp nhiều khó khăn trong vốn sinh kế, một số mô hình quản lý như nông trường bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế trong bối cảnh phát triển mới. - Chưa có sự quản lý hợp lý về cây cà phê, tư liệu đất sản xuất manh mún, chưa có giải pháp về tích tụ đất đai để hình thành nên mô hình cà phê tiểu điền hoặc trang trại. 473
- Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 - Doanh nghiệp chế biến và sản xuất cà phê chủ yếu vừa và nhỏ, liên kết giữa doanh nghiệp và nông hộ sản xuất chưa bền vững, giá thành sản phẩm thấp. - Tổ chức quản lý, thu mua còn nhiều bất cập dẫn tới sức cạnh tranh của cà phê trên thị trường còn thấp về chất lượng, giá thành cao, chủng loại sản phẩm còn đơn điệu. - Cà phê Tây Nguyên chưa xây dựng được những thương hiệu mạnh trên toàn cầu, bị chi phối về giá cả bởi thị trường cà phê thế giới. Chất lượng cà phê chưa tương xứng với lợi thế đất đai, khí hậu của vùng Tây Nguyên, còn có khoảng cách so với yêu cầu của thị trường thế giới. 2.2.3. Một số giải pháp nhằm phát triển chuỗi cung ứng cà phê Tây Nguyên Trên cơ sở thực tiễn hoạt động của chuỗi cung ứng cà phê của vùng Tây Nguyên, một số giải pháp nhằm phát triển chuỗi cung ứng cà phê Tây Nguyên được đề xuất như sau: Một là: Thay đổi các mô hình quản lý sản xuất cà phê như mô hình nông trường theo kiểu cũ đã không còn phát huy hiệu quả, cản trở bước phát triển của hoạt động sản xuất cà phê Tây Nguyên. Trên cơ sở định hướng quy hoạch cà phê cả nước, các tỉnh vùng Tây Nguyên cần lập quy hoạch chi tiết các vùng trồng cà phê trên địa bàn và có phương án đảm bảo quy hoạch được thực hiện nghiêm túc trên thực tế. Hai là: Tăng cường hỗ trợ hộ sản xuất cà phê Tây Nguyên về vốn tài chính lẫn trình độ khoa học kỹ thuật nhằm đảm bảo sự tuân thủ các yêu cầu chất lượng sản phẩm. Ban hành hệ thống các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cà phê phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, áp dụng rộng rãi các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Ba là: Nâng cao hiệu quả sinh kế của các hộ sản xuất cà phê Tây Nguyên, triển khai các chương trình bảo trợ xã hội, giảm nhẹ thiên tai, sử dụng nguồn lực bền vững nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm cà phê Tây Nguyên. Bốn là: Rà soát phân loại xác định diện tích cà phê tái canh, xây dựng kế hoạch, lộ trình, giải pháp huy động nguồn lực thực hiện phương án tái canh thật sự căn cơ, hợp lý. Năm là: Gấp rút đầu tư phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản ở Tây Nguyên nhằm nâng cao tỷ lệ cà phê chế biến xuất khẩu của Tây Nguyên. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược có đủ năng lực tài chính và quản trị làm nòng cốt kết nối với các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm để liên kết phát triển theo chuỗi cung ứng cà phê. Sáu là: Xây dựng các thương hiệu cà phê của vùng, thực hiện bảo hộ và phát huy giá trị chỉ dẫn địa lý cà phê Tây Nguyên. 3. Kết luận Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Tây Nguyên, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, góp phần giải quyết công ăn việc làm cải thiện đời sống cho nhân dân, trong đó phần đông là đồng bào các dân tộc thiểu số; đóng góp đáng kể vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã xây dựng nhiều chủ trương chính sách nhằm phát triển bền vững, nâng cao vị thế của cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế. Chuỗi cung ứng nông sản Việt Nam nói chung và chuỗi cung ứng cà phê Tây Nguyên nói riêng mới chỉ dừng ở khâu sản xuất trong số nhiều công đoạn như thu mua, sơ chế /chế biến và bảo quản, tiêu thụ. Để góp phần đưa ngành cà phê tiếp tục phấn đấu vươn lên, bảo vệ vị thế và tiếp tục khẳng định thương hiệu trên thị trường thế giới, cần có những bước đi chiến lược và cụ thể từ định hướng, trong đó có sự tham gia của các bên liên quan để cùng nhau thúc đẩy ngành cà phê phát triển theo hướng sản xuất theo chuỗi liên kết bền vững trong thời gian tới. 474
- Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bộ Công thương (2017), Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2016, Hà Nội [2]. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (2016), Báo cáo cà phê Việt Nam tháng 12/2016 của USDA. [3]. Cục thống kê tỉnh Lâm Đồng (2017), Niên giám thống kê Lâm Đồng 2016, Nxb Thống kê. [4]. Cục thống kê tỉnh Gia Lai (2017), Niên giám thống kê Gia Lai 2016, Nxb Thống kê. [5]. Đỗ Thị Nga và Lê Đức Niêm (2016), “Liên kết hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê ở Tây Nguyên”, Tạp chí Khoa học Nông nghiệp, tập 14, số 11, tr1835-1845. [6]. Nguyễn Duy Thụy (2017), “Cà phê Tây Nguyên trong chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu”, Hội thảo khoa học “Phát triển kinh tế vùng Tây Nguyên – Tiềm năng và những vấn đề đặt ra”. [7]. Tổng cục Hải quan, Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 12 và 12 tháng năm 2016. [8]. Trịnh Đức Minh (2016), “Phát triển chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Ma Thuột, Thuận lợi và khó khăn”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số tháng 5/2016, tr 46-48. 475