Chương trình đào tạo họa sỹ và designer: Kết hợp để nâng cao chất lượng đào tạo

pdf 5 trang Gia Huy 22/05/2022 1650
Bạn đang xem tài liệu "Chương trình đào tạo họa sỹ và designer: Kết hợp để nâng cao chất lượng đào tạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfchuong_trinh_dao_tao_hoa_sy_va_designer_ket_hop_de_nang_cao.pdf

Nội dung text: Chương trình đào tạo họa sỹ và designer: Kết hợp để nâng cao chất lượng đào tạo

  1. HUFLIT International Conference On Ensuring A High-Quality Human Resource In The Modern Age - Oct 16, 2020 doi: 10.15625/vap.2020.00106 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO HỌA SỸ VÀ DESIGNER: KẾT HỢP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Cao Minh Hồng Hạnh Khoa Nghệ thuật, Trƣờng Đại học Sài Gòn cmhhanh6810@gmail.com TÓM TẮT: Mặc dù có sự khác nhau về chức năng của hai ngành đào tạo họa sỹ và designer, nhƣng xét về mặt nền tảng, mỹ thuật và design có những tƣơng đồng. Nếu khai thác và lồng ghép tốt sự tƣơng đồng đó trong xây dựng chƣơng trình đào tạo có thể nâng cao chất lƣợng đào tạo họa sỹ và designer - đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực chất lƣợng cao thế kỷ 21. Bài viết chủ yếu sử dụng phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, phân loại và hệ thống hóa lý thuyết nhằm đƣa ra các giải pháp có thể ứng dụng đào tạo liên ngành vào thực tiễn trong quá trình đào tạo hai ngành nói trên. Từ khóa: Chƣơng trình đào tạo họa sỹ, chƣơng trình đào tạo designer, nguồn nhân lực chất lƣợng cao, nâng cao chất lƣợng đào tạo. I. KHÁI QUÁT VỀ ĐÀO TẠO HỌA SỸ VÀ DESIGNER Hai ngành đào tạo họa sỹ và designer đƣợc cho là hai lĩnh vực riêng biệt kể từ khi bắt đầu đƣợc đƣa vào chƣơng trình đào tạo chuyên nghiệp. Chƣơng trình đào tạo họa sỹ chú trọng về năng lực tạo hình, thuần túy dựa trên năng khiếu và các kỹ năng đƣợc rèn luyện thuần thục của ngƣời học, chƣơng trình đạo tạo designer chú trọng về xử lý các kỹ thuật trên các thiết bị hiện đại và những kiến thức cơ bản về công năng của sản phẩm. Trong quá trình phát triển của xã hội hiện đại, yêu cầu đặt ra cho nguồn nhân lực ở các ngành nghề là cần có những hiểu biết liên ngành, đặc biệt là những ngành gần nhƣ mỹ thuật và thiết kế. Đây là xu hƣớng tất yếu cần đƣợc cập nhật trong các chƣơng trình giáo dục để phát triển và nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực. Nhƣng thực tế cho thấy, nội dung chƣơng trình đào tạo họa sỹ còn chậm về cập nhật việc sử dụng các công cụ sáng tạo mang tính kỹ thuật cao, do vậy, các tác phẩm khi ra đời thƣờng ít đƣợc biết đến, thiếu thu hút và thiếu đi sự kết nối với cộng đồng. Bên cạnh đó, chƣơng trình đào tạo designer lại thƣờng bỏ qua những kiến thức và kỹ năng cơ bản của nghệ thuật tạo hình, dẫn đến việc sản phẩm thiết kế mang tính rập khuôn, khô cứng, thiếu đi tính thẩm mỹ và chất lƣợng để phát triển ra ngoài tính thuần về “công năng” của sản phẩm. Vấn đề này đã đƣợc các nhà giáo dục nghệ thuật phƣơng Tây nhƣ Vanada Delane Ingalls, Marion Rutland nghiên cứu và đƣa ra thảo luận trong các diễn đàn giáo dục nghệ thuật [6] [7]. Nhƣng tại Việt Nam hiện nay, việc đào tạo liên ngành mỹ thuật và thiết kế chỉ mới ở mức độ “khởi động”, chƣa đƣợc quan tâm và đƣa ra nghiên cứu và thảo luận một cách chuyên sâu, cụ thể. Chính vì vậy, bài viết muốn tập trung nhấn mạnh tầm quan trọng và lợi ích của việc đào tạo liên ngành, dựa trên mối liên hệ cơ bản và những điểm tƣơng đồng của nội dung chƣơng trình đào tạo, mong muốn thúc đẩy sự quan tâm nghiên cứu, đào sâu của các nhà giáo dục, những ngƣời làm công tác quản lý và đổi mới chƣơng trình đào tạo để xem xét và tìm kiếm phƣơng thức đào tạo kết hợp mang lại hiệu quả cao trong chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực họa sỹ và designer tại Việt Nam trong tƣơng lai. A. Họa sỹ và đào tạo họa sỹ Trong lịch sử cho đến hết thời kỳ Trung cổ, hội họa và điêu khắc chỉ đƣợc coi là nghề thủ công. Cho đến thời kỳ Phục hƣng vào những năm 1500 tại Ý, các nhà nhân văn đã đấu tranh để đƣa hội họa, điêu khắc trở thành các môn nghệ thuật [2], do vậy, các họa sỹ và điêu khắc gia từ “thơ thủ công” đã trở thành những nghệ sỹ. Quá trình sáng tạo của các họa sỹ sở dĩ đƣợc nâng tầm là bởi từ sau thời kỳ Phục hƣng, bên cạnh kinh nghiệm và cảm xúc cá nhân, họ còn phải có những kiến thức về các quy tắc và kỹ thuật để định hình các giá trị thẩm mỹ cho xã hội. Đào tạo họa sỹ từ thời xƣa là sự truyền nghề tại các xƣởng vẽ của các họa sỹ có tiếng tăm với những ngƣời học việc. Về sau, các xƣởng dạy vẽ đã phát triển trở thành các trƣờng học với chƣơng trình theo một hệ thống hàm lâm. Học viện nghệ thuật đầu tiên tại châu Âu đƣợc cho là thành lập tại Ý vào thế kỷ 16, chủ yếu tập trung nhấn mạnh phần “trí tuệ” của họa sỹ, phân biệt với “thợ thủ công” thông qua thực hành nghệ thuật dựa trên các nguyên lý và kỹ thuật khoa học. Một chƣơng trình đào tạo họa sỹ thông thƣờng kéo dài 4 năm, bắt đầu bằng việc vẽ lại các tác phẩm điêu khắc cổ điển; học cách sử dụng đƣờng nét, hình, khối, chất liệu để thể hiện những không gian ảo trên mặt phẳng. Họa sỹ chuyên nghiệp biết tạo ra tác phẩm chứa đựng nhiều giá trị bằng những kỹ thuật thuần thục để có đƣợc hiệu ứng sáng tác mà họ muốn truyền tải. Họa sỹ ngoài ý tƣởng sáng tạo còn cần biết cách sử dụng và phát triển các phƣơng pháp mới trong quá trình sáng tác. Một sản phẩm đƣợc tạo nên bởi họa sỹ có thể chứa đựng một thông điệp cụ thể, có thể tạo cảm hứng, nhận thức hoặc gây tranh cãi tùy thuộc vào bối cảnh của tác phẩm và góc nhìn của những ngƣời thƣởng ngoạn.
  2. Cao Minh Hồng Hạnh 353 B. Sự phát triển của design và đào tạo designer Ngành design đƣợc cho là phát triển cùng với lịch sử loài ngƣời, kể từ khi con ngƣời biết tạo ra các công cụ lao động để thay thế cho bàn tay. Từ đó, các sản phẩm design đã nhanh chóng xuất hiện theo nhu cầu của con ngƣời. Tại châu Âu, cho đến thế kỷ 17, thợ thủ công là những ngƣời tạo ra các sản phẩm mỹ nghệ khéo léo. Đến giữa thế kỷ 18, công nghiệp hóa phát triển, thợ thủ công không còn đáp ứng đƣợc những đòi hỏi công nghiệp với nhu cầu thẩm mỹ nhiều cấp độ, hàng hóa đa dạng kiểu mẫu mới. Lúc này, những họa sỹ hàm lân đƣợc thuê để tạo ra các hình dạng và trang trí theo thị hiếu thịnh hành, dù thiếu hụt sự hiểu biết về phƣơng pháp biến ý tƣởng thành sản phẩm [1]. Hoàn cảnh mới đòi hỏi những kỹ năng mới, do vậy, nghề designer bắt đầu phát triển để giải quyết những vấn đề liên quan đến các công việc tƣ vấn kiểu mẫu và thiết kế sản xuất trong thời đại công nghiệp. Lịch sử nghiên cứu design nhƣ một ngành học bắt nguồn từ những năm 1960 tại Anh, khi Hiệp hội nghiên cứu design tập hợp các học giả và những nhà thực hành có cùng mối quan tâm đến các phƣơng pháp tiếp cận mới trong quá trình design. Cho đến những năm 1980, design đƣợc công nhận nhƣ một ngành độc lập với quan điểm là design cần có những kiến thức và kỹ năng chuyên biệt, tách hẳn khỏi ngành thủ công và mỹ thuật [5]. Victor Margolin đã định nghĩa nghiên cứu ngành design nhằm giải quyết vấn đề sản xuất và sử dụng sản phẩm, cách thức thực hiện trong quá khứ cũng nhƣ tƣơng lai [4]. Nghiên cứu và đào tạo ngành design nhằm hiện thực hóa các ý tƣởng về khái niệm, kế hoạch sản xuất, hình thức, phân phối và sử dụng sản phẩm trong những bối cảnh cụ thể. Hiện nay, lĩnh vực hoạt động của ngành design đã đƣợc mở rộng so với trong lịch sử. Designer không chỉ làm việc với hình ảnh, chữ số mà còn là âm thanh, thông tin, hình ảnh động trong lĩnh vực thiết kế phim ảnh và âm thanh kỹ thuật số, truyền thông và dịch vụ. Đào tạo designer cũng từ đó mà trở nên đa dạng và phân loại rõ ràng, chuyên sâu theo nhiều lĩnh vực. Ngành đào tạo design hƣớng đến cung cấp các kiến thức về thiết kế và hiệu quả thiết kế thông qua phân tích và nghiên cứu thực tế. Design là một lĩnh vực có tính liên ngành cao, đòi hỏi phải có những kiến thức chuyên sâu đƣợc phát triển, kết nối và tƣơng tác. Designer chuyên nghiệp biết cách tạo ra một sản phẩm có công năng, đáp ứng những yêu cầu hoặc giải quyết vấn đề xã hội thực tế thông qua xem xét các sự vật, không gian, hệ thống bối cảnh, ý nghĩa, khả năng và dự đoán đƣợc tƣơng lai của sản phẩm. II. NHỮNG TƯƠNG ĐỒNG CƠ BẢN TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO HỌA SỸ VÀ DESIGNER A. Tương đồng về nội dung Họa sỹ đƣợc đào tạo để sử dụng thành thạo các công cụ nghệ thuật nhằm truyền tải một ý tƣởng, một thông điệp hoặc một cảm xúc. Trong khi đó, designer đƣợc đào tạo để sử dụng các công cụ đó nhằm tao ra một sản phẩm có công năng, đáp ứng một vấn đề hoặc một nhu cầu thực tế. Dù là họa sỹ hay designer, trong quá trình hoạt động sáng tạo cũng cần phải có những hiểu biết cơ bản về lịch sử nghệ thuật, văn hóa, xã hội và các yếu tố cơ bản của hoạt động thị giác, thị hiếu thẩm mỹ. Vì vậy, về mặt nội dung chƣơng trình đào tạo họa sỹ và designer sẽ có những điểm tƣơng đồng nhƣ sau: Thứ nhất, họa sỹ và designer đều cần có tƣ duy thị giác nhạy bén, cần có hiểu biết sâu sắc về các yếu tố tạo nên sản phẩm thị giác từ ý tƣởng. Những ngƣời hoạt động trong lĩnh vực mỹ thuật và design đều phải sử dụng thành thạo đƣờng nét, hình, khối, màu sắc, bố cục vì đây đƣợc coi là nền tảng để xây dựng tốt một sản phẩm thị giác mang tính thẩm mỹ. Thứ hai, mỹ thuật và design là những ngành có cách tiếp cận và phạm vi hoạt động nằm trong lĩnh vực văn hóa, xã hội. Sự phát triển của mỹ thuật và design đều dựa trên những hiểu biết về các ngành triết học, xã hội học, dân tộc học, văn hóa và khoa học. Những kiến thức liên ngành và đa ngành nói trên cho phép họa sỹ và designer tập trung mô tả nguồn gốc của sản phẩm, khả năng và mục đích đạt đƣợc để thực hành sáng tạo sản phẩm, tạo cơ sở phân tích, xem xét, đánh giá và biến đổi, thay thế sản phẩm trong tƣơng lai phù hợp với bối cảnh, môi trƣờng mà sản phẩm đó đƣợc tạo ra. Thứ ba, nghiên cứu về tính thẩm mỹ là một trong những yêu cầu cơ bản của chƣơng trình ngành đào tạo họa sỹ và designer. Tính thẩm mỹ trong tác phẩm hội họa hay sản phẩm design là tiền đề giúp cho sản phẩm đến gần hơn với công chúng. Sự hấp dẫn thị giác cho phép ngƣời thƣởng thức nghệ thuật cảm nhận thông tin ẩn chứa trong tác phẩm tốt hơn; sản phẩm có tính thẩm mỹ tốt dẫn đến khả năng sử dụng và trải nghiệm ở ngƣời dùng cao hơn. B. Tương đồng về phương pháp đào tạo Ở mức độ cơ bản nhất, cả mỹ thuật lẫn thiết kế đều cố gắng truyền tải một ý tƣởng, dù là tác phẩm hội họa, hình ảnh quảng cáo, thƣơng mại , đều tạo đƣợc một phản ứng nhất định về mặt cảm xúc và hiệu ứng thị giác. Do vậy, trong phƣơng pháp đào tạo họa sỹ và designer có những phƣơng pháp cơ bản nhƣ sau: Đầu tiên, đó là phƣơng pháp phát triển tƣ duy thị giác. Nhƣ đã nói ở phần trên, họa sỹ và designer cần có tƣ duy thị giác nhạy bén để hình thành sản phẩm cụ thể từ ý tƣởng. Để làm đƣợc nhƣ vậy, trong chƣơng trình đào tạo đều cần có những hình thức học tập rèn luyện nhận thức thị giác thông tin nhận diện, phân tích tín hiệu tạo hình trong tác phẩm, sản phẩm; nguyên tắc hoạt động của thị giác để nâng cao hiệu quả sản phẩm.
  3. 354 CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO HỌA SỸ VÀ DESIGNER: KẾT HỢP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO Tiếp theo, bên cạnh tƣ duy thị giác là tƣ duy sáng tạo, đổi mới. Ý tƣởng đối với họa sỹ mang tính chủ quan, nội tâm của bản thân anh ta, còn đối với designer, ý tƣởng lại phải đáp ứng theo một yêu cầu nhất định từ xã hội. Dù ý tƣởng có mang tính chất nào thì cũng cần đƣợc chấp nhận bởi ngƣời xem, ngƣời dùng đón nhận và chấp nhận. Nếu các ý tƣởng đã trở nên quá lỗi thời hoặc không phù hợp với bối cảnh, điều kiện xã hội thì công việc của họa sỹ, designer trở thành thất bại. Vì vậy, trong chƣơng trình đào tạo họa sỹ và designer luôn cần phải có các phƣơng thức học tập rèn luyện tƣ duy sáng tạo, đổi mới. Kế đến, phƣơng pháp trình bày ý tƣởng cũng là một trong những phƣơng pháp học tập cơ bản của ngành mỹ thuật và design. Tác phẩm mỹ thuật thƣờng bắt đầu từ quan điểm, ý kiến và cảm xúc cá nhân, nội tại của họa sỹ. Họa sỹ chia sẻ những điều này với ngƣời khác thông qua tác phẩm, thông qua các văn bản nghệ thuật (artist statement) để giúp ngƣời xem có đƣợc những cảm nhận tốt hơn. Với designer, sản phẩm tạo ra là sự tổng hợp những mục tiêu, hình ảnh và hiện thực nhất định. Việc trình bày và phát triển ý tƣởng dựa trên những mục tiêu đó cho phép designer ƣớc đoán đƣợc giá trị và hiệu quả của sản phẩm đến với ngƣời dùng trƣớc khi đƣa vào sản xuất hoặc hoạt động trong xã hội. III. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO DESIGNER DỰA TRÊN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MỸ THUẬT ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Designer không nhất thiết phải là một nghệ sỹ, hay có năng khiếu nghệ thuật vƣợt trội, mà chỉ cần học tập để phát triển năng lực thiết kế đáp ứng theo một mục tiêu thiết kế cụ thể. Một designer giỏi sẽ tự biến mình trở thành một nghệ sỹ khi tạo ra đƣợc một sản phẩm vừa đáp ứng đƣợc công năng, vừa mang tính thẩm mỹ hấp dẫn để chiêm ngƣỡng. Việc tự học tập, rèn luyện để trở thành một designer giỏi là cần thiết, bởi lẽ theo sự phát triển của xã hội, một sản phẩm design không thể chỉ dừng lại ở việc “có công năng” mà còn phải đáp ứng nhiều yếu tố khác, bao gồm tính thẩm mỹ và tính độc đáo để hƣớng đến những đối tƣợng ngƣời dùng có thị hiếu thẩm mỹ cao ngày càng gia tăng. Quá trình đào tạo tại trƣờng cần cung cấp cho ngƣời học ngành design những nền tảng để có thể tự giáo dục, tự trau dồi sau khi tốt nghiệp để trở thành một designer đáp ứng đƣợc các yêu cầu trên. Trong chƣơng trình đào tạo hiện đại, ngƣời học cần đƣợc rèn luyện các kỹ năng tƣ duy, sáng tạo và phân tích, phản biện. Chƣơng trình đào tạo ngành mỹ thuật và design cho phép tiếp cận những yêu cầu trên một cách thuận lợi, cùng với việc trang bị những kỹ năng mang tính liên ngành và thói quen tƣ duy tích hợp các kiến thức. Hƣớng tới việc đào tạo ra những nghệ sỹ và designer có tƣ tƣởng mở rộng, kết nối và liên kết nghệ thuật - thiết kế để tạo ra chiều sâu và sự đa dạng trong việc ứng dụng các kiến thức, kỹ năng chuyên biệt, chƣơng trình đào tạo cần lấy ngƣời học làm trung tâm, cho phép ngƣời học khám phá tƣ duy thiết kế và tƣ duy thẩm mỹ nhƣ một quá trình đan xen thông qua những nội dung phức hợp [6]. A. Đối với chương trình đào tạo ngành design Một số đề xuất về cách thức nâng cao chất lƣợng chƣơng trình đào tạo ngành design dựa trên phát triển giáo dục mỹ thuật có thể kể đến nhƣ sau: Thứ nhất, cần tích hợp nội dung giáo dục mỹ thuật, phân tích thẩm mỹ, liên kết giữa nội dung nghệ thuật và design vào trong các học phần nghiên cứu về lịch sử design, nguyên lý design. Từ những tƣơng đồng cơ bản dựa trên nguyên tắc hoạt động thị giác, giáo dục mỹ thuật có thể rèn luyện năng lực nhận thức và cảm thụ mỹ thuật, yếu tố nghệ thuật ứng dụng trong design. Do vậy, trong quá trình giảng dạy các học phần trên để ngƣời học hiểu rõ mối liên hệ kết nối cơ bản, tƣơng hỗ của các lĩnh vực mỹ thuật, nghệ thuật trong dự án, sản phẩm design, từ đó tạo cơ sở để phát triển các năng lực thẩm mỹ trong quá trình thực hiện xây dựng, thiết kế sản phẩm. Thứ hai, tăng thêm thời lƣợng các kỹ năng sáng tạo mỹ thuật (kỹ năng vẽ tay và phác thảo nhanh trên giấy ý tƣởng thiết kế bằng các yếu tố tạo hình design) vào các học phần thực hành thiết kế, các chuyên đề thực hành design tự chọn để sinh viên rèn luyện năng lực sáng tạo nghệ thuật, sử dụng mỹ thuật, nghệ thuật nhƣ một cầu nối, công cụ để tiếp cận nghiên cứu design, tạo ra những đổi mới theo yêu cầu trong bối cảnh xã hội của design. Từ nền tảng này, ngƣời học có cơ sở để thực hành, đánh giá và tính toán các yếu tố mỹ thuật, văn hóa đóng góp vào phát triển chất lƣợng design, cũng nhƣ tạo ra sự kích thích các tƣ duy sáng tạo, khoa học hỗ trợ cho các học phần khác. Thứ ba, khai thác các yếu tố văn hóa, dân tộc, xã hội và mỹ thuật có tác động đến design nhƣ một nguồn cảm hứng để phát triển giá trị design. Sản phẩm của design là nhằm mục đích phục vụ xã hội. Những xã hội khác nhau có những bối cảnh văn hóa khác nhau, những yếu tố dân tộc, mỹ thuật đặc biệt riêng của xã hội đó. Nghiên cứu các yếu tố nói trên để tạo nguồn cảm hứng sáng tạo cho design giúp cải thiện sản phẩm phù hợp với ngƣời dùng trong xã hội, gia tăng tính trải nghiệm và các tính năng văn hóa của sản phẩm design phù hợp với nhu cầu và nhận thức của ngƣời dùng. Cuối cùng, phát triển các học phần tham quan và đánh giá, phân tích thực tế một dự án, công trình, sản phẩm design tiêu biểu có tích hợp các yếu tố mỹ thuật, xác định các chức năng, tác động của mỹ thuật đến design và xã hội. Hình thức học tập thực tế nhƣ vậy sẽ tạo nguồn cảm hứng, cũng nhƣ cảm nhận thực tế về sự ứng dụng và vai trò của nghệ thuật không chỉ tác động đến design mà còn đến định hƣớng môi trƣờng thẩm mỹ của xã hội nhƣ một sự đóng góp cho sự phát triển môi trƣờng kích thích thị giác mang tính nhân văn và nghệ thuật.
  4. Cao Minh Hồng Hạnh 355 B. Đối với chương trình đào tạo ngành mỹ thuật Chƣơng trình đào tạo ngành mỹ thuật hiện nay cần dung nạp những nội dung của tƣ duy thiết kế để nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực. Tƣ duy thiết kế giúp cho ngƣời học phát triển tƣ duy quy nạp thông qua tìm kiếm thông tin và tƣ duy sáng tạo thông qua phát triển các ý tƣởng. Không chỉ vậy, ngƣời học còn đƣợc cải tiến các kỹ năng liên quan đến việc phát triển ý tƣởng dựa trên các kỹ thuật động não (brainstorming), thúc đẩy năng lực sáng tạo, cảm thụ, hợp tác và thấu cảm trong quá trình sáng tác. Do vậy, cần tổ chức thực hiện các mô hình học tập theo hƣớng sử dụng tƣ duy thiết kế trong chƣơng trình đào tạo ngành mỹ thuật để phát triển các kỹ năng tƣ duy cân bằng giữa sáng tạo và thực tế, giữa tiếp nhận và đánh giá, phê phán. Học tập dựa trên việc triển khai tƣ duy thiết kế còn thúc đẩy ngƣời học phát triển khả năng giải quyết vấn đề sáng tạo, suy nghĩ phân tích, kết nối và tổng hợp các ý tƣởng để tạo ra những sáng tạo mới - những kỹ năng cần có của nguồn nhân lực thế kỷ 21. Có thể thực hiện giảng dạy các ngành mỹ thuật theo hƣớng tổ chức ngƣời học giải quyết các dự án học tập. Học tập dựa trên dự án cho phép ngƣời học sử dụng quy trình giải quyết vấn đề sáng tạo, sử dụng các yếu tố, công cụ của cả mỹ thuật lẫn thiết kế để giải quyết vấn đề một cách sâu sắc và hiệu quả. Cụ thể nhƣ tổ chức dự án học tập về nghiên cứu các tác phẩm lịch sử mỹ thuật. Dự án đƣợc chia thành ba giai đoạn. Trong giai đoạn thứ nhất, ngƣời học học tập thực tế tại các bảo tàng, nhà triển lãm để thu thập tƣ liệu. Dựa trên những nghiên cứu, phân tích cụ thể, quan sát thực tế, tổng hợp kiến thức và đánh giá nguồn tƣ liệu. Bƣớc sáng giai đoạn thứ hai, nghiên cứu sâu hơn nguồn tƣ liệu, áp dụng các kiến thức, kỹ năng đã tìm hiểu đƣợc từ các tác phẩm trong lịch sử để tạo ra những tác phẩm thể nghiệm của bản thân. Điều này cho phép ngƣời học phát triển năng lực phân tích, đánh giá, áp dụng lý thuyết vào thực tiễn, sáng tạo dựa trên những điều kiện thực tế để hình thành các kỹ năng thực hành mới. Ở giai đoạn cuối, định hƣớng phát triển kỹ năng hoặc phong cách cá nhân dựa trên những gì đã khám phá ở các giai đoạn trên để tạo ra sản phẩm sáng tạo. Xử lý các vấn đề bằng tƣ duy sáng tạo đổi mới, vận dụng kết hợp các kiến thức, kỹ năng mới với những kiến thức, kỹ năng đã có. Suy nghĩ sâu sắc hơn, tìm tòi, tự nhìn thấy các giá trị của bản thân và những hạn chế để hƣớng đến hình thành kỹ năng tự phản biện, tự học và học tập bền vững. Mô hình dạy học theo dự án kết hợp sử dụng quy trình sáng tạo và tƣ duy thiết kế có thể thúc đẩy ngƣời học vận dụng tƣ duy nhận thức, giải quyết vấn đề sáng tạo và năng lực thấu cảm, giao tiếp, hợp tác. Chƣơng trình đào tạo ngành mỹ thuật và những ngành liên quan khác có thể xem xét phát triển quy trình học tập kết hợp tƣ duy thiết kế nhƣ một yêu cầu để phát triển năng lực sáng tạo và thúc đẩy ngƣời học nâng cao năng lực cá nhân theo yêu cầu phát triển tích hợp, kết nối và toàn diện của nguồn nhân lực trong thế kỷ 21. IV. KẾT LUẬN Mặc dù có những khác biệt, nhƣng nhìn chung, họa sỹ và designer đều là những ngƣời truyền tải những ý tƣởng đến với xã hội. Các designer sử dụng phƣơng pháp mỹ thuật để tìm và ghi lại cảm hứng sáng tạo thƣờng xuyên, dù họ có ý thức về điều đó hay không. Những nhà thiết kế giỏi luôn để lại dấu ấn cá nhân của mình trong các sản phẩm của họ. Đó chính là dấu ấn của mỹ thuật trong design. Một sản phẩm design tốt không thể thiếu mỹ thuật, một tác phẩm mỹ thuật nếu biết kết hợp các phƣơng thức của design sẽ dễ đƣợc đón nhận. Đây là một mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau, dẫn dắt nhau cùng phát triển mà các nhà giáo dục trong quá trình xây dựng chƣơng trình đào tạo họa sỹ và designer cần tận dụng. V. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Thái An (2016), Dẫn luận về thiết kế, NXB Hồng Đức, Hà Nội. [2] Nguyễn Đình Đằn (2018), Kỹ thuật vẽ sơn dầu, NXB Dân Trí, Hà Nội. [3] Lê Văn Huy, Trần Văn Bình (2015), Lịch sử Design, NXB Xây Dựng, Hà Nội. [4] Margolin Victor (1995), Design History or Design Studies: Subject Matter and Methods, Design Issues, pp. 4-15. [5] McCarthu Steven, Almeida Cristina Melibeu (2002), Self-Authored Graphic Design: A Strategy for Integrative Sudies, The Journal of Aethetic Education, pp. 103-116. [6] Vanada Delane Ingalls (2015), Practically Creative: The Role of Design Thinking as an Improved Paradigm for 21st Century Art Education, Techne Series A, pp. 21-33. [7] Marion Rutland (2009), Art and Design and Design and Technology: Is there creativity in the designing?, Design and Technology Education: An International Journal 14.1, pp. 56-67.
  5. 356 CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO HỌA SỸ VÀ DESIGNER: KẾT HỢP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO ARTISTS AND DESIGNERS TRAINING: COMBINE TO IMPROVE TRAINING QUALITY Cao Minh Hong Hanh ABSTRACT: Although there are differences in the training programs of artists and designers, but basically, arts and design are similar. If exploiting and integrating that similarity well in developing training programs, it can improve the quality of artists and designers training that meet the requirements of high quality human resources in the 21st century.