Chut thai – nét đẹp xứ sở chùa vàng
Bạn đang xem tài liệu "Chut thai – nét đẹp xứ sở chùa vàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- chut_thai_net_dep_xu_so_chua_vang.pdf
Nội dung text: Chut thai – nét đẹp xứ sở chùa vàng
- CHUT THAI – NÉT ĐẸP XỨ SỞ CHÙA VÀNG Nguyễn Kiều Diễm Thúy, Nguyễn Thị Hoài Bảo, Huỳnh Văn Hoàng Khoa Kiến trúc - Mỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Huỳnh Thị Kim Xuyến TÓM TẮT Một trong những điều làm nên bản sắc riêng của một quốc gia chính là trang phục truyền thống. Đối với một đất nước có nền Đạo Phật lớn như Thái Lan cùng với nền văn hóa độc đáo, hội tụ những phong tục tập quán đặc biệt thì trang phục truyền thống của xứ sở chùa Vàng lại trở nên đặc sắc hơn. Điều đặc trưng trong toàn bộ các trang phục của Thái Lan chính là thiết kế theo trang phục nhà Phật thể hiện sự tôn thờ và sùng bái với tín ngưỡng đạo Phật. Trang phục truyền thống của Thái Lan không chỉ dừng lại ở một bộ mà đã phát triển và trở nên rất đa dạng (8 bộ trang phục). Với màu sắc đa dạng, phong phú cùng kiểu dáng mang lại sự dễ chịu cho người mặc nhưng không kém phần trang nhã, thu hút. Không chỉ là nét đẹp văn hóa, trang phục truyền thống của xứ sở ch a Vàng còn góp phần tôn lên hương sắc riêng của con người và đất nước Thái Lan. Có thể nói, những bộ trang phục truyền thống đã thể hiện được quốc hồn, quốc túy của đất nước xứ chùa Vàng này. Đó cũng là lý do mà nhóm chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu khoa học lần này. Từ khóa: truyền thống, trang phục, Thái Lan, xứ chùa Vàng, chut thai. 1 LỜI MỞ ĐẦU Mỗi đất nước đều có những trang phục truyền thống riêng thể hiện bản sắc văn hóa của quốc gia mình. Thái Lan cũng vậy, mọi người dân nước này đều rất yêu thích trang phục truyền thống và coi đây là niềm tự hào trong bản sắc văn hóa dân tộc với thế giới. Cùng việc nổi danh là xứ sở chùa vàng, Thái Lan là một trong những đất nước có nền Đạo Phật lớn trong danh sách các nước Á Đông. Chính vì thế, trang phục truyền thống của người Thái cũng khá độc đáo so với các nước khác trong khu vực. Nó hội tụ những phong tục tập quán, những văn hóa rất đặc biệt. Chính những điều này đã tạo nên nét văn hóa mặc rất độc đáo và thú vị của người dân xứ chùa vàng. 2 NỘI DUNG 2.1 Nguồn gốc quốc phục Thái Lan Hầu như tất cả các nước đều có duy nhất một trang phục tiêu biểu duy nhất và từ xa ưa Thái Lan cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên đến thế kỷ XIX, các triều đình Thái cổ động cho sự thay đổi trong cách ăn mặc của người dân. Vì xu hướng tất cả mọi người lúc này rất thích có một vẻ ngoài được thiết kế mang hơi hướng Tây Phương. Do đó đã phát triển và hình thành nên bộ quốc phục truyền thống thứ hai. Cứ như thế cho đến hôm nay tính riêng cho nữ giới, trang phục truyền thống Thái Lan đã có tới 8 bộ trang phục. 876
- Hình 1. Hình vẽ 8 bộ trang phục truyền thống của Thái Lan 2.2 Đặc điểm trang phục truyền thống Thái Lan Quốc phục Thái Lan được gọi là PHASIN. Có một điểm chung là chúng được cắt may từ 2 – 3 mảnh vải lụa hay vải bông quấn quanh lưng và được cuộn, nối, gấp thành nhiều loại quần áo đa dạng. Đặc biệt không chỉ có trang phục cho nữ giới mà còn cho cả nam giới. Ở trang phục truyền thống Thái Lan được may bằng lụa mềm, khá thoáng, rộng và thoải mái. Màu sắc có phần đa dạng và phong phú hơn. 877
- Điều đặc trưng trong tất cả các trang phục của Thái Lan chính là thiết kế theo trang phục nhà Phật thể hiện sự tôn thờ, trân trọng và sùng bái với tín ngưỡng đạo Phật. Hình 2. Phasin Thái Lan 3 PHÂN LOẠI Quốc phục truyền thống Thái Lan được chia ra thành 2 dạng bao gồm: trang phục bình dân và trang phục cung đình. Hình 3. Trang phục bình dân Hình 4. Trang phục cung đình 878
- 3.1 Trang phục bình dân a. Dành cho nữ giới: Được sử dụng đa dạng nhất tại Thái Lan là bộ trang phục căn bản Saphin. Chúng có hình dạng gồm hai hay ba mảnh vải được may hay gấp thành hình ống quấn quanh lưng và gấp mép ở rốn. Người dân có thể để trơn, thêu thùa họa tiết và dùng những màu sắc khác nhau tùy theo vùng miền hay những nhóm sắc tộc. Tuy nhiên ngày nay, phasin đã bị coi như trang phục của người nghèo, ở những vùng nông thôn, vùng quê hay tại các đám rước trong ngày lễ hội chứ không còn sử dụng nhiều ở thành phố. Hình 5. Trang phục bình dân cho nữ giới b. Dành cho nam giới: Trang phục cho nam giới đặc trưng được biết và hiểu đơn giản thì nó giống tấm khố mà đồng bào hay mặc, vải khổ 70cm, dài 160cm. Tuy nhiên không giống ở các đồng bào Việt Nam chỉ đơn giản với một màu đen hay nâu mà Phá Kháo được làm bằng những tấm vải lụa mềm, đa màu sắc. Hình 6. Trang phục bình dân cho nam giới 879
- 3.2 Trang phục cung đình Một điều giống nhau khi mặc những trang phục truyền thống cho cả nam lẫn nữ đó là họ đều đeo trên vai một cái túi có chất liệu bằng vải để đựng đồ dùng cá nhân. Túi vải này có thể thêu họa tiết màu sắc, hay để trơn đều được, tùy vào phong tục và sở thích của từng vùng. a. Dành cho nữ giới: Trang phục cung đình dành cho nữ giới Thái Lan tính đến nay bao gồm 8 loại, gồm: Thai Borompiman, Chakkri, Siwalai, Ruean Ton, Thai Dusit, Thai Chitlada, Amarin và Thai Chakkraphat. Trong đó 3 loại đầu tiên là được sử dụng phổ biến, ưa chuộng nhất, 5 loại còn lại khá ít người dân mặc nhưng chúng vẫn nằm trong danh sách Quốc Phục của Thái Lan. Loại 1 - Thai Chakkri: sự tinh tế của chúng được thể hiện qua chiếc áo hở một bên vai trần để lộ phần ương quai xanh. Đường nét thiết kế rất tinh tế, bao gồm chiếc váy dài quấn quanh người gọi là Phasin, kèm theo đó là chiếc khăn dệt vắt qua vai. Hình 7. Thai Chakkri Thai Chakkri là bộ trang phục truyền thống được dùng trong những dịp quan trọng do nó làm cho người phụ nữ Thái Lan trở nên sang trọng và thanh lịch hơn. Loại 2 - Thai Borompiman: đơn giản hơn Thai Chakkri, thiết kế với phần cổ áo cao, áo tay dài, có nút cài phía trước hoặc sau cổ, chân váy đến mắc cá chân và sẽ cùng tông màu với áo. Điểm đặc biệt của âu phục này chính là những họa tiết cầu kì và bắt mắt dưới chân váy. Thai Borompiman được sử dụng phổ biến trong những bữa tiệc tối. 880
- Hình 8. Thai Borompiman Loại 3 - Thai Siwalai: được cho là mang nét thiết kế được kết hợp giữa Chakkri và Thai Borompiman nhưng có phần cách tân hơn chút trong màu sắc và họa tiết. Nhìn vào sẽ thấy khá giống với quốc phục Borompiman nhưng có thêm một chiếc khăn choàng ngay vai. Hình 9. Thai Siwalai 881
- Thai Siwalai được thiết kế theo kiểu hở vai, chân váy dài cộng thêm chiếc khăn vắt qua vai. Bộ trang phục truyền thống Thái Lan này có màu sắc rất đa dạng, nó cũng thường được mặc trong những dịp quan trọng. Loại 4 - Thai Chitlada: Thai Chitlada nhìn khá giống với bộ vest cho nữ ở tời hiện đại, với cổ áo đứng, tay áo hình trụ. Sử dụng lụa mịn để tạo nên bộ váy Thai Chitlada, chân váy dài tới mắc cá chân và trong một bộ trang phục này sẽ có tông màu giống nhau hoặc lệch nhau một ít về độ sáng. Thai Chitlada được sử dụng ở các nghi lễ thường và nghi lễ trang trọng. Hình 10. Thai Chitlada Loại 5 - Thai Dusit: mang kiểu dáng hoàn toàn khác với những chiếc váy khác. Gồm một chiếc áo không tay, ôm vừa vặn vào cơ thể, đặc trưng của loại này là thêu hoa văn và đính hạt cườm lấp lánh. Váy có thể làm từ vải màu bạc hoặc vàng để tô thêm phần hoàng gia. Loại đầm Thai Dusit được các nhà thiết kế thêm trang sức vòng, nhẫn, hoa tai để tạo điểm nhấn và thích hợp cho dạ tiệc tối tại Thailand. Hình 11. Chat Dusit 882
- Loại 6 - Thai Chakkraphat: Thai Chakkraphat là một trang phục truyền thống Thái Lan mang tính hoàng gia với một chiếc khăn choàng tương tự như Chakkri. Tuy nhiên, nó thậm chí còn xuất hiện nhiều hơn so với Chakkri. Vì chiếc khăn choàng dày hơn, được thêu rất phong phú và được trang trí với những đồ trang trí đa dạng. Nó có thể được mặc trong các nghi lễ hoàng tộc hoặc quốc gia. Hình 12. Thai Chakkraphat 883
- Loại 7 - Thai Amarin: được đặt theo tên của Hội Trưởng Amarin Vinijaya. Nhìn khá giống trang phục Thai Chitlada nhưng khác nhau loại vải và đồ trang trí sang trọng hơn. Sử dụng lụa mịn, không có thắt lưng. Phù hợp cho các nghi lễ buổi tối, trong ngày sinh nhật hoàng gia. Hoặc trong những dịp đặc biệt được chỉ định mặc trang phục này. Hình 13. Thai Amarin Loại 8 - Thai Ruean Ton: quý tộc cổ đại Thai Ruean Ton – trang phục rơi vào khoảng năm 1919, là mốt theo phong cách Vajakanya. Trong thời gian đó tất cả phụ nữ hiện đại đều ưa chuộng phong cách này. Hình 14. Thai Ruean Ton b. Dành cho nam giới: Trang phục truyền thống Thái Lan cho nam giới từ bình dân đến cung đình hầu như không khác nhau. Vẫn là loại trang phục giống nhau nhưng ở cung đình màu sắc được tiết chế và sang trọng hơn. 884
- Ở trang phục cung đình cho nam, không còn thấy những màu sắc quá sặc sỡ như màu xanh nõn chuối hay xanh da trời mà ở đây hay dùng màu nâu trầm, màu vàng kim – màu đại diện cho quyền lực hoàng gia để tạo nên cấp bậc. Nếu như trang phục bình dân với những chiếc áo khá bình thường thì ở cung đình được cải tiến khá rõ nét. Thoạt nhìn sẽ trông giống với những chiếc áo vest hiện đại, khác một điểm là áo truyền thống Thái Lan sẽ không có cổ bẻ như áo vest mà làm cổ đứng. Và được đính cúc từ trên xuống để thể hiện sự lịch lãm và tôn quý. Hình 15. Trang phục cung đình cho nam 4 KẾT LUẬN Trang phục truyền thống của Thái Lan không chỉ mang nét đẹp đơn thuần của một trang phục mà còn tôn vinh truyền thống văn hóa, tâm hồn của người dân nơi đây. Ngày nay, mặc dù việc cách tân trang phục truyền thống và sử dụng trang phục phương Tây tiện dụng hơn trong sinh hoạt hàng ngày nhưng trang phục truyền thống Thái Lan vẫn có một chỗ đứng quan trọng cũng như mang nét đẹp văn hóa đặc sắc riêng. Là sự lựa chọn hàng đầu của người dân xứ sở chùa Vàng sử dụng trong các dịp lễ, Tết và những ngày quan trọng của đất nước với tinh thần tự hào về một nền văn hóa đặc sắc của dân tộc ẩn chứa trong sự độc đáo về trang phục. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] [2] 885