Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa

pdf 11 trang Gia Huy 2600
Bạn đang xem tài liệu "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfchuyen_dich_co_cau_kinh_te_nganh_theo_huong_cong_nghiep_hoa.pdf

Nội dung text: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 53.2021 CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH THEO HƢỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở THÀNH PHỐ SẦM SƠN, TỈNH THANH HÓA 1 Dƣ Thị Hƣơng TÓM TẮT Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá là bước đi tất yếu mà dân tộc Việt Nam phải trải qua, nhằm phát huy tốt nhất cơ hội của quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là quá trình tạo ra những điều kiện cần thiết về vật chất - kỹ thuật, con người và khoa học - công nghệ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững để huy động có hiệu quả nhất mọi nguồn lực, tăng năng suất lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Thành phố Sầm Sơn trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đang đòi hỏi phải có một cơ cấu kinh tế hợp lý, đặc biệt là cơ cấu kinh tế ngành. Từ khóa: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thành phố Sầm Sơn. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thanh Hoá là một tỉnh thuộc địa bàn Bắc Trung Bộ có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế xã hội Tuy nhiên, Thanh Hoá là nơi có điều kiện khí hậu thời tiết khắc nghiệt, việc phát triển kinh tế - xã hội gặp nghiều khó khăn Vì vậy, việc xác định chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế ở Thanh Hoá theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là điều cần thiết và quan trọng [5; tr.4]. Cùng với nhịp độ phát triển chung của tỉnh và cả nƣớc, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá cũng đang tìm hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế riêng cho mình. Sau gần 40 năm, kể từ ngày đƣợc thành lập (1981 - 2020), thành phố Sầm Sơn đang ngày một đổi mới, phát triển đi lên, đáng tự hào, với nguồn lực tự nhiên và nguồn lực xã hội đã thay đổi. Do vậy hƣớng đi cũ cần đƣợc điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Mặt khác, việc xác định chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành là một việc hết sức khó khăn phức tạp, đòi hỏi phải phù hợp với định hƣớng chung của tỉnh và phù hợp với nguồn lực thực tế của Sầm Sơn; từ đó đƣa ra các giải pháp thích ứng với tình hình cụ thể của địa phƣơng Chính vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn nghiên cứu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố Sầm Sơn, Tỉnh Thanh Hóa. 2. NỘI DUNG 2.1. Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố Sầm Sơn Vị trí địa lý: Thành phố Sầm Sơn là thành phố đồng bằng ven biển Thanh Hóa, nằm 0 0 0 ở tọa độ 105 52 đến 105 56 kinh độ Đông và 19 47 vĩ độ Bắc. Sầm Sơn nằm ở phía Đông 1 Khoa Lý luận Chính trị - Luật, Trường Đại học Hồng Đức; Email: duthihuong@hdu.edu.vn 132
  2. TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 53.2021 tỉnh Thanh Hóa theo đƣờng quốc lộ 47, cách thành phố Thanh Hóa khoảng 16km, phía Bắc giáp huyện Hoằng Hóa, (ranh giới sông Mã), phía Nam và phía Tây giáp huyện 2 Quảng Xƣơng; phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ, Sầm Sơn có diện tích gần 17.9 km chiếm 0,16% diện tích tỉnh Thanh Hóa [3; tr.20]. Đặc điểm địa hình: Địa hình Thành phố Sầm Sơn chia làm bốn vùng rõ rệt. Vùng triều ngập mặn: gồm vùng đất trũng bên bờ sông Đơ trải dọc từ cống Trƣờng Lệ đến Sông Mã và vùng triều ngập mặn Quảng Cƣ Đây là vùng đất trũng, cốt trung bình từ 0,5 đến 1,5 m [3; tr.5]. Vùng cồn cát cao: gồm khu vực nội thị, trải dài từ chân núi Trƣờng Lệ đến bờ Nam Sông Mã Địa hình ở đây tƣơng đối bằng phẳng, dốc thoải từ Đông sang Tây khoảng 1,5 - 2%, cốt trung bình từ 2.5 - 4.5 m [3; tr.12]. Vùng ven biển: Gồm khu vực phía Đông đƣờng Hồ Xuân Hƣơng từ chân đền Độc Cƣớc (phƣờng Trƣờng Sơn) kéo dài đến địa phận xã Quảng Cƣ Đây là giải cát mịn, thoải, dốc dần ra biển phù hợp với yêu cầu của bãi tắm (độ dốc từ 2 – 5%), diện tích khoảng 150ha, rộng 200 mét [3; tr.7] Vùng núi: gồm toàn bộ núi Trƣờng Lệ, nằm sát biển, độ cao trung bình khoảng 50 mét, đỉnh cao nhất đạt 76 mét, có các vách đá dốc đứng về phía biển, rất thích hợp cho các loại hình du lịch leo núi, du lịch mạo hiểm [3; tr.28] Đặc điểm khí hậu: Thành phố Sầm Sơn nằm trong miền khí hậu Bắc Việt Nam, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt là mùa hạ nóng, ẩm, mƣa nhiều và mùa đông lạnh, ít mƣa Chế độ nhiệt: Sầm Sơn có chế độ nhiệt tƣơng đối cao, nhiệt độ trung bình năm 0 khoảng 23 C. Chế độ mƣa: Lƣợng mƣa ở Sầm Sơn khá lớn, trung bình năm từ 1.600-1.900 mm, nhƣng phân bố rất không đồng đều giữa 2 mùa. Mùa khô (từ tháng 12 - 4 năm sau) lƣợng mƣa rất ít, chỉ chiếm 15% lƣợng mƣa cả năm, ngƣợc lại mùa mƣa (từ tháng 5 đến tháng 11) tập trung tới 85% lƣợng mƣa cả năm [9; tr7]. Chế độ thủy triều: Thủy triều ở Sầm Sơn có chế độ Nhật Triều đều Biên độ Triều trung bình khoảng 1,2 - 1,6 m, cao nhất đạt 2 - 2,5 m [9; tr.12]. Nhìn chung, khí hậu Sầm Sơn tuy có sự phân biệt rõ rệt theo mùa, nhƣng do có tác động điều hòa của biển nên khí hậu tƣơng đối dễ chịu, mát vào mùa hè, ít lạnh vào mùa đông, khá phù hợp cho tắm biển, thăm quan, nghỉ dƣỡng và phù hợp cho sự sinh trƣởng của nhiều loại cây trồng vật nuôi Về phát triển kinh tế: Sầm Sơn là một thành phố ven biển nên ngoài việc phát triển các ngành dịch vụ, du lịch, khai thác chế biến thủy hải sản, thành phố Sầm Sơn còn phát triển các ngành kinh tế nhƣ tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải, nghề xây dựng và nông nghiệp Về kết cấu hạ tầng, vật chất Về hệ thống giao thông: Tỉnh lộ 8 nay là quốc lộ 47, đoạn từ thành phố Thanh Hóa đến Sầm Sơn dài 16km đã đƣợc rải thảm nhựa rộng 12 m, ngoài ra còn có con đƣờng từ quốc lộ 1A (Điểm núi cht) đi thị trấn môi dài 14km và về Sầm Sơn 7 km 133
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 53.2021 Về điện nƣớc: Điện năng phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất kinh doanh trên địa bàn Thành phố đã đƣợc quan tâm đầu tƣ nâng cấp Đến nay toàn thành phố có 130 trạm biến áp, công suất 120.000 KVA, 13,5 km đƣờng dây 22KV và hơn 100 km đƣờng dây 0,4 KV [10; tr.15]. Nhờ đó, nguồn điện đã đáp ứng đầy đủ cho các nhu cầu chiếu sáng công cộng, sinh hoạt trong nhân dân và sản xuất kinh doanh trên địa bàn hạn chế gần nhƣ triệt để tình trạng quá tải trong những giờ và ngày cao điểm. Về cấp nƣớc sạch, công ty nƣớc Thanh Hóa đã đầu tƣ hệ thống ống dẫn từ nhà máy nƣớc Mật Sơn (thành phố Thanh Hóa) đi Sầm Sơn, cấp đến từng khu phố, các cụm dân cƣ và các nhà hàng khách sạn trên địa bàn thành phố. Về bƣu chính viễn thông: Ngành dịch vụ bƣu chính, viễn thông có tốc độ tăng trƣởng khá cao trong các năm qua, cơ sở vật chất ngành đã phát triển nhanh chóng đảm bảo phục vụ nhu cầu của nhân dân và hoạt động của thành phố. Văn hóa, xã hội: Trên cơ sở điều kiện kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân thành phố không ngừng đƣợc cải thiện Đến nay, có 49/49 thôn và khu phố, 55 cơ quan và đơn vị đăng ký xây dựng cơ quan đơn vị, làng văn hóa Hiện nay khoảng 75% số hộ đạt gia đình văn hóa, trên 40% gia đình thể thao, trên 30% gia đình hiếu học. Chƣơng trình xóa đói giảm ngho luôn đƣợc các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội quan tâm thực hiện có hiệu quả, đời sống nhân dân đƣợc nâng lên. Đến năm 2019 thành phố có hơn 70% hộ giàu và khá, hộ nghèo chỉ còn 7%, thành phố không còn nhà tranh tre nứa lá, trên 70% số hộ có nhà kiên cố và cao tầng [2; tr.7]. Với tiềm năng và lợi thế trên, thành phố Sầm Sơn có nhiều thuận lợi và cơ hội thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 2.2. Khái quát thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố Sầm Sơn 2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo nhóm ngành kinh tế Cơ cấu kinh tế theo nhóm ngành kinh tế thể hiện ở tỷ trọng ở 3 nhóm ngành: Nông - lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp và xây dựng; dịch vụ trong tổng giá trị sản xuất của toàn thành phố. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế - xã hội, đƣờng lối, chủ trƣơng và chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta đã đƣợc vận dụng vào thực tiễn và hoàn toàn phù hợp với thực tế khách quan rằng con đƣờng CNH, HĐH là con đƣờng hợp lý, đúng đắn, điều này đƣợc thể hiện xuyên suốt trong các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc. Phát triển kinh tế có hiệu quả không những là mục tiêu của mỗi quốc gia, mỗi ngành mà còn là mục tiêu của mỗi đơn vị sản xuất, mỗi địa phƣơng Để có một nền kinh tế phát triển đòi hỏi phải có một cơ cấu kinh tế hợp lý, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các nhóm ngành kinh tế thể hiện xu hƣớng vận động và trình độ phát triển của một nền kinh tế [8; tr.5] Vì vây, để đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của thành phố Sầm Sơn theo hƣớng CNH, HĐH cần bắt đầu từ việc phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo nhóm ngành. 134
  4. TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 53.2021 Bảng 1. Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất (GO) và lao động làm việc theo nhóm ngành kinh tế ở Sầm Sơn thời kỳ 2005 - 2019 Dịch vụ Công nghiệp xây dựng Nông Lâm - Thủy Sản Lao động Lao động Lao động làm việc làm việc làm việc Năm GO Cơ Số Cơ GO Cơ Số Cơ GO Cơ Số Cơ (Tỷ cấu lƣợng cấu (Tỷ cấu lƣợng cấu (Tỷ cấu lƣợng cấu đồng) (%) (Ngƣời) (%) đồng (%) (Ngƣời) (%) đồng (%) (Ngƣời) (%) 2005 417 63,0 15470 75,40 139 10,2 1135 5,53 109 26,8 3912 19,07 2010 1007 71,3 16828 75,24 95 12,3 1797 8,03 117 16,4 3742 16,73 2015 1445 72,9 17350 75,67 241 12,1 1800 7,85 138 15 3780 16,48 2019 1719 73,8 18295 76,38 303 11,0 1985 8,29 149 15,2 3674 15,33 2005/2019 1302 10,8 0,98 164 0.8 2,76 40 -11,6 3,4 (+/-) Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê của UBND Thành phố Sầm Sơn Qua bảng số liệu 1 cho thấy, năm 2005 cơ cấu ngành của thành phố Sầm Sơn nặng về dịch vụ, cơ cấu giá trị của ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng cao (63,0% trong tổng GDP của thành phố), giá trị sản xuất đạt 417 tỷ đồng. Tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng chiếm 10,2% với giá trị sản xuất đạt 139 tỷ đồng. Tỷ trọng ngành nông - lâm - thủy sản chiếm 26,8% tƣơng ứng với giá trị sản xuất đạt 109 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2005 - 2019 nền kinh tế của thành phố có sự chuyển dịch cơ cấu giữa các nhóm ngành. Tỷ trọng ngành nông lâm thủy sản năm 2019 là 15,2% giảm 11,6% so với năm 2005 Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng năm 2019 là 11,0% tăng 0,8% so với năm 2005, đối với tỷ trọng ngành dịch vụ trong giai đoạn 2005 - 2019 ở thành phố Sầm Sơn tăng, năm 2019 tỷ trọng ngành dịch vụ ở Sầm Sơn là 73,8% tăng 10,8% so với năm 2005 Về cơ cấu lao động của thành phố Sầm Sơn thời kỳ 2005 - 2019 cũng có sự chuyển dịch phù hợp với sự chuyển dịch của nhóm ngành kinh tế của Sầm Sơn Nguồn lao động của thành phố thời kỳ 2005 - 2019 đang có sự chuyển dịch tích cực, phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của thành phố Sầm Sơn Với xu hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên cho thấy nền kinh tế của thành phố Sầm Sơn có sự phát triển tích cực theo chiều hƣớng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, công nghiệp, xây dựng và giảm tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản Xu hƣớng phát triển kinh tế của Sầm Sơn phù hợp với định hƣớng và chủ trƣơng phát triển chung của tỉnh Thanh Hóa. Cơ sở để tạo nên sự chuyển biến tích cực trên là do sự chỉ đạo đúng đắn của chính quyền địa phƣơng, đƣa nền kinh tế phát triển theo đúng mục tiêu con đƣờng CNH, HĐH đất nƣớc là tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, công nghiệp - xây dựng và giảm tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản. Ngoài ra do đặc điểm vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên của Sầm Sơn đã góp phần làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành diễn ra thuận lợi hơn 135
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 53.2021 2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong nội bộ nhóm ngành kinh tế Bảng 2. Chuyển dịch giá trị sản xuất trong nội bộ nhóm ngành kinh tế ở Sầm Sơn thời kỳ 2005 - 2019 ĐVT: Tỷ đồng Nhóm ngành Nhóm ngành Nhóm ngành Nông - Lâm - Thủy Sản Nhóm ngành dịch vụ VT-BCVT-Du lịch CN - XD Nông nghiệp Lâm Nghiệp Thủy sản Khai DV Dịch vụ Dịch - Thác và lâm Khai Nuôi Năm Thƣơng Vận tải Dịch Vận BCVT DL CN XD Trồng Chăn nông Trồng vụ mại BCVT vụ khác tải trọt nuôi rừng Lâm nghiệp thác trồng thủy nghiệp sản khác sản 2005 213 28 176 18 9,8 381 30 109 4,0 5,8 1,0 1.02 1,2 1,4 90,7 1,3 1,9 2010 521 37 449 25 11,9 651 32 63 4,6 5,4 2,5 0,9 1,1 2,5 98,2 1,7 2,5 2015 695 46 704 39 27 1250 87,2 153,8 4,7 5,5 2,8 0,9 1,2 2,6 123 1,9 3 2019 890 49 780 40 28 1260 104 199 4,8 5,4 3,0 0,96 1,4 3,4 275 3,1 4,5 CDGTSX 660 21 604 22 18,2 879 74 90 0,8 -0,3 2,0 -0,06 0.2 2,0 184,3 1,8 2,6 19/05 Bảng 3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ nhóm ngành kinh tế ở Sầm Sơn thời kỳ 2005 - 2019 ĐVT: % Nhóm ngành VT- Nhóm ngành Nhóm ngành Nông - Lâm - Thủy Sản Nhóm ngành dịch vụ BCVT- CN - XD Du lịch Nông nghiệp Lâm Nghiệp Thủy sản DV - T Khai thác Dịch vụ Khai Nuôi Năm Thƣơng Vận tải Dịch vụ Vận BCVT DL CN XD Trồng Chăn nông rồng và lâm Dịch vụ mại BCVT khác tải trọt nuôi rừng Lâm sản thác trồng thủy sản nghiệp nghiệp khác 2005 51,1 6,7 42,2 4,4 2,4 93,2 22,2 77,8 36,9 53,5 9,6 27,5 33,2 39,3 96,5 1,4 2,1 2010 51,8 3,6 44,6 3,5 1,8 94,7 31,6 68,4 36,7 43,8 19,5 21,4 24,7 53,9 95,8 1,7 2,5 2015 47,8 3,5 48,7 3,6 1,4 95 36,2 63,8 35,7 42,8 21,5 17,7 23,1 59,2 96,3 1,5 2,2 2019 51,2 3,7 45,1 3,0 1,9 95,1 34,3 65,7 36,2 41,2 22,6 16,6 26,3 57,1 97,7 1,0 1,3 CDCC 0,1 -3 2,9 -1,4 -0,4 1,9 12,1 -12,1 -0,7 -12,3 13,0 -10,9 -6,9 17,8 1,2 -0,4 -0,8 19/05 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê của UBND Thành phố Sầm Sơn 136
  6. TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 53.2021 Qua số liệu bảng 2 và bảng 3 cho thấy chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất kinh tế trong nội bộ giữa các nhóm ngành dịch vụ, công nghiệp - xây dựng, nông - lâm - thủy sản là không đồng đều Đối với cơ cấu nhóm ngành dịch vụ của Sầm Sơn trong những năm qua có sự chuyển biến tích cực, cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành không ngừng tăng, giai đoạn 2005 - 2019, tỷ trọng ngành thƣơng mại năm 2019 là 51,1% tức là tăng 0,1% so với năm 2005, tỷ trọng ngành dịch vụ khác năm 2019 lại tăng 2,8% so với năm 2005 Trong nội bộ nhóm ngành vận tải, bƣu chính viễn thông - du lịch, tỷ trọng ngành du lịch năm 2019 tăng 1,9% so với năm 2005, ngành vận tải năm 2019 lại giảm 1,4% so với năm 2005. Có thể thấy rằng, tốc độ chuyển dịch nhóm ngành dịch vụ của thành phố Sầm Sơn diễn ra còn chƣa ổn định, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng và thế mạnh của địa bàn, vì vậy trong những năm tiếp theo thành phố Sầm Sơn cần có những giải pháp cũng nhƣ những chính sách cụ thể và thiết thực để thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế ngành dịch vụ nói riêng Ngành công nghiệp - xây dựng đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, trong nhóm ngành này, xây dựng là ngành có tỷ trọng giá trị sản xuất giảm trong thời kỳ 2005 - 2019, năm 2005 ngành xây dựng chiếm 77,8% trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng và năm 2019 tỷ trọng của ngành là 65,7% (giảm 12,1%) [3; tr.9]. Ngành công nghiệp có xu hƣớng tăng, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến thủy, hải sản cơ cấu các sản phẩm kể cả chế biến nội địa và chế biến xuất khẩu đều rất đa dạng, phong phú, bao gồm các sản phẩm cá khô, mực khô, sứa khô đây là những sản phẩm có tiềm năng và thế mạnh của địa phƣơng Công tác xúc tiến thu hút các dự án vào đầu tƣ trên địa bàn ngày càng nhiều, góp phần quan trọng vào tăng trƣởng kinh tế cũng nhƣ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của Sầm Sơn, nhƣ cụm công nghiệp làng nghề Quảng Tiến với diện tích 20 ha, cụm công nghiệp làng nghề Trung Sơn - Bắc Sơn, nằm phía Tây phƣờng, diện tích 9,1 ha. Trong cơ cấu nhóm ngành nông - lâm - thủy sản, ngành thủy sản là ngành chủ yếu. Trong những năm qua, cơ cấu nhóm ngành đã có sự chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng ngành thủy sản và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp và lâm nghiệp. Thủy sản là ngành truyền thống có từ lâu đời của ngƣ dân thành phố Sầm Sơn, đây là nghề mƣu sinh chủ yếu của cƣ dân vùng biển, là ngành kinh tế trọng yếu sau ngành du lịch - dịch vụ, hàng năm giá trị thu nhập của ngành thủy sản chiếm 15 - 17% trong cơ cấu kinh tế của Sầm Sơn Trƣớc yêu cầu phát triển nông nghiệp theo hƣớng CNH, HĐH nhƣ hiện nay, sự phát triển của ngành thủy sản, trong đó có các ngành chăn nuôi thủy sản phát triển đã trở thành những ngành sản xuất chính là những bƣớc đầu tiên đáng mừng Đây là điều kiện để ngành nông, lâm, thủy sản thành phố Sầm Sơn có thể đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ ngành. Ngành nông nghiệp là ngành có tốc độ tăng trƣởng chƣa cao, ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi đều chiếm tỷ trọng thấp và có xu hƣớng giảm, đặc biệt là ngành chăn nuôi Cơ cấu ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi trong những năm qua còn nhiều bất cập. Tốc độ tăng trƣởng của các ngành trong nội bộ ngành nông nghiệp chƣa cao phần nhiều do thiên tai và dịch bệnh. 137
  7. TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 53.2021 Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp, tỷ trọng khai thác rừng giảm, tỷ trọng dịch vụ lâm nghiệp tăng thể hiện cơ cấu hợp lý, tuy nhiên để phù hợp với điều kiện hiện nay về đất đai, tài nguyên và định hƣớng phát triển nền kinh tế bền vững của Sầm Sơn cần có những biện pháp tăng tỷ trọng đối với ngành trồng rừng. 2.3. Đánh giá chung sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố Sầm Sơn Qua nghiên cứu thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở thành phố Sầm Sơn thời kỳ 2005 - 2019, cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở đây có sự chuyển dịch tích cực theo hƣớng CNH, HĐH nhƣ sau: Trong thời gian qua cơ cấu kinh tế của thành phố có sự chuyển dịch đúng hƣớng, tỷ trọng giá trị sản xuất của các ngành dịch vụ, công nghiệp, xây dựng tăng dần; tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản giảm dần. Các ngành dịch vụ, công nghiệp- xây dựng mà đặc biệt là ngành du lịch ngày càng có vai trò, vị trí quan trọng trong nền kinh tế, cho phép khai thác, phát huy có hiệu quả các tiềm năng thế mạnh thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động và nâng cao thu nhập. Tốc độ tăng trƣởng của nền kinh tế đạt khá cao. Trong thời kỳ 2005 - 2019, tốc độ tăng trƣởng đạt 18,25% trong đó có các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ đều có tốc độ tăng cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của ngành nông - lâm - thủy sản (ngành dịch vụ là 22,44%, ngành công nghiệp xây dựng là 11,76%, ngành nông - lâm - thủy sản đạt 5,92% [3; tr.11]. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao đạt đƣợc trong thời gian qua là kết quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ. Công nghiệp - xây dựng và dịch vụ là những ngành chủ yếu đóng góp vào tăng trƣởng kinh tế của thành phố Sầm Sơn Cơ cấu lao động chuyển dịch tích cực, phù hợp Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng dần số lƣợng lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần số lƣợng lao động trong các ngành nông nghiệp và lâm nghiệp. Mặt khác, trình độ dân trí ngày càng đƣợc nâng lên, thanh niên trong các xã, phƣờng có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm, trong khu công nghiệp và dịch vụ. Nhờ vậy tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp sẽ giảm để tăng tƣơng ứng cho lao động khu vực dịch vụ, công nghiệp. Bên cạnh đó chất lƣợng nguồn lao động đƣợc đào tạo trong năm cũng sẽ ngày càng đƣợc nâng cao. Thực tiễn cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hƣớng CNH, HĐH ở thành phố Sầm Sơn còn có một số hạn chế sau. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao nhƣng chƣa bền vững. Nền kinh tế còn tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro nhƣ biến động thị trƣờng, thiên tai, dịch bệnh quy mô sản xuất của các ngành kinh tế còn nhỏ bé, chƣa có nhiều công trình then chốt tạo ra sự bứt phá để đẩy nhanh việc phát triển kinh tế - xã hội Cơ cấu ngành chuyển dịch còn chậm cả về tỷ trọng lẫn chất lƣợng, chƣa theo kịp xu thế phát triển của sự nghiệp CNH, HĐH Quá trình chuyển dịch cơ cấu nông, lâm, thủy sản còn chậm, hiệu quả chƣa cao, việc sử dụng các cây trồng vật nuôi mới vẫn còn hạn chế. Phát triển thủy sản chƣa tƣơng xứng với tiềm 138
  8. TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 53.2021 năng hiện có của thành phố, giá trị tăng trƣởng còn thiếu tính bền vững, sản xuất còn mang tính cá thể, phân tán, nhỏ lẻ. Nguyên liệu đáp ứng cho sản xuất chế biến không ổn định. Khai thác hải sản xa bờ hiệu quả thấp, nguồn lợi bị suy giảm nhiều, rủi ro trên biển hàng năm còn nhiều, dịch vụ hậu cần nghề cá chƣa tập trung, còn manh mún cả về quy mô và địa điểm, chƣa gắn kết sản xuất nông - lâm - thủy sản với các cơ sở chế biến. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng, hiệu quả sản xuất kinh doanh còn phụ thuộc nhiều vào rủi ro, mùa vụ và chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, thế mạnh hiện có. Máy móc thiết bị, nhà xƣởng, công nghệ sản xuất còn thô sơ, lạc hậu, trình độ tay nghề của ngƣời lao động còn thấp. Đời sống của dân cƣ sinh sống bằng nghề biển còn nghèo và rất khó khăn, thu nhập bình quân đầu ngƣời chƣa cao Tình trạng tiêu cực, tệ nạn xã hội nhƣ tham nhũng, gian lận trong thƣơng mại, tai nạn giao thông vẫn tiếp tục diễn ra. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại trên có phần do tác động khách quan; một mặt là do xuất phát điểm về kinh tế - xã hội của thành phố Sầm Sơn còn thấp, mặt khác do ảnh hƣởng của tình hình suy thoái kinh tế, thiên tai, dịch bệnh liên tiếp xảy ra. Khả năng tiếp cận thị trƣờng của các chủ thể còn yếu, sự phối hợp 4 nhà: nhà nông, nhà nƣớc, nhà doanh nghiệp và nhà khoa học chƣa chặt chẽ Đội ngũ cán bộ đặc biệt là cán bộ quản lý còn chƣa có kinh nghiệm, khả năng tiếp thu trình độ khoa học kỹ thuật còn hạn chế, một số đảng viên ở một số cơ quan, thiếu ý thức tu dƣỡng, rèn luyện tinh thần trách nhiệm chƣa cao, một số bộ phận nhân dân thể hiện sự trông chờ ỷ lại chấp hành không nghiêm pháp luật của nhà nƣớc. Với những thành tựu và hạn chế trên, để chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở thành phố Sầm Sơn ngày càng phát triển và đáp ứng đƣợc sự phát triển của Sầm Sơn trong những năm tới cần những giải pháp sau đây 2.4. Một số đề xuất, kiến nghị Thứ nhất, khai thác, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn Nhiệm vụ đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần có một nguồn vốn đầu tƣ rất lớn, đây là yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế và phát triển kinh tế của thành phố Sầm Sơn Cần huy động vốn một cách tích cực và đồng bộ cho phát triển kinh tế của Sầm Sơn Phải có kế hoạch điều tra các nguồn vốn có khả năng huy động của thành phố để có kế hoạch huy động kịp thời Lồng ghép các chƣơng trình, dự án đang triển khai trong thành phố Sầm Sơn để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ Cần tạo cơ chế phù hợp để mở rộng hình thức tự bổ sung vốn đầu tƣ của các doanh nghiệp và thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân và vốn đầu tƣ nƣớc ngoài Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho các nhà đầu tƣ, tăng cƣờng liên doanh với các địa phƣơng trong và ngoài tỉnh, có biện pháp khuyến khích nhân dân và các doanh nghiệp bỏ vốn vào xây dựng, mở rộng sản xuất kinh doanh trên địa bàn Thứ hai, phát triển khoa học - công nghệ và bảo vệ môi trường Khoa học và công nghệ giữ vai trò quyết định trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hƣớng CNH, HĐH Đây là giải pháp tiềm năng, có thể tạo ra những bƣớc đột 139
  9. TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 53.2021 phá về năng suất, chất lƣợng sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế, cho phép đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hƣớng CNH, HĐH [6; tr.15] Để triển khai có hiệu quả phát triển khoa học công nghệ và bảo vệ môi trƣờng thành phố Sầm Sơn cần phải: Khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Sầm Sơn tập trung đầu tƣ cải tiến công nghệ sản xuất, khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, sử dụng công nghệ mới tiên tiến vào sản xuất Cần xây dựng và triển khai các phƣơng án đảm bảo môi trƣờng cụ thể, phù hợp với các thời điểm trong năm, theo hƣớng mùa h du lịch phải tăng cƣờng hơn, phải đảm bảo đƣờng phố, nhất là trong khu du lịch sạch sẽ trƣớc giờ du khách đi tắm biển, đi dạo Khu vực các di tích danh thắng, đặc biệt là trên núi Trƣờng Lệ cần đƣợc quan tâm hơn về vệ sinh môi trƣờng không cho nƣớc thải tràn ra mặt đƣờng, không cho khách sạn, nhà hàng, cửa hàng, hộ kinh doanh xả rác bừa bãi, xả nƣớc thải ra mặt đƣờng Thứ ba, mở rộng và đa dạng hoá thị trường tiêu thụ sản phẩm Để đảm bảo mục tiêu tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hƣớng CNH, HĐH cần phải có những giải pháp hữu hiệu để mở rộng và đa dạng hóa thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm Thị trƣờng, đặc biệt là nhu cầu và tình hình cạnh tranh là yếu tố có ảnh hƣởng trực tiếp và quyết định đầu tiên của cơ cấu kinh tế ngành [6; tr.17]. Trong quá trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở thành phố Sầm Sơn cần : Củng cố và phát triển các trung tâm thƣơng mại hiện có ở thành phố, khuyến khích phát triển các mô hình liên kết giữa các cơ sở chế biến và sản xuất nguyên liệu theo các hợp đồng kinh tế lâu dài Tích cực tìm kiếm mở rộng thị trƣờng, mở rộng quan hệ thƣơng mại với doanh nghiệp trong tỉnh và cả nƣớc Sầm Sơn cần tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm để quảng bá sản phẩm, tìm kiếm thị trƣờng mới Đồng thời xây dựng thƣơng hiệu sản phẩm tiêu biểu, doanh nghiệp tiêu biểu, đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ cho các doanh nghiệp sản xuất trong địa bàn. Thứ tư, phát triển, đào tạo nâng cao trình độ nguồn nhân lực Đào tạo nguồn nhân lực giữ vai trò rất quan trọng trong chiến lƣợc phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hƣớng CNH, HĐH [7; tr.10] Nâng cao trình độ ngƣời lao động và chất lƣợng nguồn nhân lực là yêu cầu cấp bách trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài của thành phố Sầm Sơn Vì vậy, trong những năm tiếp theo Sầm Sơn cần tập trung thực hiện những nội dung sau: Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao, đội ngũ lao động có trình độ kỹ thuật cao để đáp ứng tốt yêu cầu phát triển của các ngành kinh tế Sầm Sơn cần đa dạng các loại hình đào tạo, nâng cấp các cơ sở đào tạo dạy nghề, các trung tâm nghiên cứu bằng việc đầu tƣ cơ sở vật chất, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, phát triển đa dạng hóa các ngành nghề trong các cơ sở đào tạo, đồng thời cử cán bộ đi đào tạo nâng cao theo hƣớng chuyên sâu để phục vụ cho phát triển kinh tế trên địa bàn Đặc biệt chú trọng đến việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ các ngành du lịch, dịch vụ, phát triển ngành thủy sản, sữa chữa đóng tàu 140
  10. TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 53.2021 Thứ 5, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ theo hướng hiện đại Sầm Sơn là thành phố có nhiều tiềm năng và thế mạnh về các ngành du lịch, khai thác và chế biến thủy, hải sản, vì vậy vấn đề xây dựng kết cấu hạ tầng có ý nghĩa hết sức quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay Đặc biệt để góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Sầm Sơn theo hƣớng CHN, HĐH đây lại là một vấn đề vô cùng cấp thiết Trƣớc hết, Sầm Sơn cần xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng, hệ thống đƣờng giao thông, cảng biển, các khu du lịch sinh thái nhƣ khu du lịch sinh thái Quảng Cƣ, phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố mà trọng tâm là trên các lĩnh vực du lịch, dịch vụ khai thác và chế biến thủy hải sản Đầu tƣ xây dựng khu đô thị, khu trung tâm thƣơng mại, khu du lịch sinh thái, khu nghỉ dƣỡng cao cấp, chợ đầu mối thu mua thủy hải sản, chế biến dịch vụ hậu cần nghề cá tại phƣờng Quảng Tiến, tiếp tục đầu tƣ xây dựng mở rộng Cảng Hới, xây dựng khu neo đậu tránh trú bão tại khu âu thuyền phƣờng Quảng Tiến Đầu tƣ, phát triển các cụm công nghiệp nhƣ, cụm công nghiệp làng nghề Trung Sơn - Bắc Sơn, cụm công nghiệp làng nghề Quảng Tiến Đầu tƣ nâng cấp cơ sở hạ tầng cho du lịch, tạo cơ chế cho các nhà đầu tƣ, xây dựng khu vui chơi giải trí , nghỉ dƣỡng cao cấp Nâng cấp hạ tầng khu bãi tắm C, khu sinh thái Quảng Cƣ khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ vào khu du lịch sinh thái nam Sầm Sơn, khu sinh thái ven bờ Sông Đơ, khu sinh thái Trƣờng Lệ 3. KẾT LUẬN Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hƣớng CNH, HĐH với nội dung cốt lõi là đẩy mạnh các hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ, ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại vào tất cả các khâu, các yếu tố, các ngành, các lĩnh vực có tác dụng đảm bảo cho nền kinh tế tăng trƣởng nhanh, phát triển bền vững đạt hiệu quả cao và hội nhập nhanh chóng vào nền kinh tế thế giới. Vì vậy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hƣớng CNH, HĐH tạo ra cho nền kinh tế những ngành kinh tế mũi nhọn, tạo đà và tạo nên những đột phá cho sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phƣơng, mỗi quốc gia, góp phần tích cực đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH nền kinh tế. Trong thời kỳ 2005 - 2019, nhìn chung chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hƣớng CNH, HĐH ở thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa còn chậm cả về số lƣợng và chất lƣợng, nghiêng về hƣớng nội, chƣa hƣớng vào xuất khẩu, cơ cấu ngành khai thác nguồn lực còn kém hiệu quả, năng lực cạnh tranh trên thị trƣờng thấp, phát triển kinh tế chƣa ổn định và thiếu tính bền vững. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của thành phố Sầm Sơn trong thời gian tới phải quán triệt đầy đủ các quan điểm sau: Đảm bảo phát triển nhanh và bền vững; gắn phát triển trƣớc mắt với lâu dài; lấy du lịch, dịch vụ, công nghiệp làm hạt nhân phát triển, đảm bảo công bằng xã hội, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, bảo vệ môi trƣờng sinh thái. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Sầm Sơn (2005), Lịch Sử Đảng bộ thị xã Sầm Sơn. [2] Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Sầm Sơn (2016), Nghị Quyết số 03-NQ/TU ngày 21/11/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động du lịch. 141
  11. TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 53.2021 [3] Chi cục thống kê Sầm Sơn, Niên Giám thống kê UBND thị xã Sầm Sơn năm 2005, 2009, 2010, 2011, 2015, 2019. [4] Đảng bộ thị xã Sầm Sơn (2010), Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng Bộ thị xã Sầm Sơn lần thứ XV nhiệm kỳ 2010 - 2015. [5] Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (2010), Nghị Quyết Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVII. [6] Ngô Đình Giao (1994), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân, tập 2, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [7] Nguyễn Thị Bích Hƣờng (2005), Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [8] Phan Công Nghĩa (2007), Cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nghiên cứu thống kê cơ cấu kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Nxb. Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội. [9] UBND thị xã Sầm Sơn (2013), Đề án phát triển thủy sản Sầm Sơn giai đoạn 2013 - 2015, tính đến năm 2020. [10] Thị ủy, Hội Đồng nhân dân - Ủy Ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận tổ Quốc thị xã Sầm Sơn (2011), Thị xã Sầm Sơn 30 năm xây dựng và phát triển. RESTRUCTURING ECONOMIC SECTORS IN THE TREND OF INDUSTRIALIZATION AND MODERNIZATION IN SAM SON CITY, THANH HOA PROVINCE Du Thi Huong ABSTRACT The process of industrialization anh modernization is an inevitable step that the Vietnamese people must go through. In order to best bring into play the opportunity of globalization and international economic integration. This is the process of creating necessary conditions in material - techniques, human resources and science - technology, to promote the reconstructuring of the economic sectors in a fast and substainable was effectively mobilize all resources, increasing labor productivity, improving the material and spiritual life of Sam son city people in the implementation process. The industrialization and modernization of the country are requiring a reasonable economic structure, especially the structure of the economic sector. Keywords: Economic restructuring, industrialization and modernization, Sam Son city. * Ngày nộp bài:4/6/2020; Ngày gửi phản biện: 11/6/2020; Ngày duyệt đăng: 29/1/2021 142