Đánh giá thực trạng cơ chế hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được ban hành và vận dụng ở Cần Thơ

pdf 15 trang Gia Huy 18/05/2022 1800
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá thực trạng cơ chế hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được ban hành và vận dụng ở Cần Thơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdanh_gia_thuc_trang_co_che_ho_tro_khoi_nghiep_doi_moi_sang_t.pdf

Nội dung text: Đánh giá thực trạng cơ chế hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được ban hành và vận dụng ở Cần Thơ

  1. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CƠ CHẾ HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO ĐƯỢC BAN HÀNH VÀ VẬN DỤNG Ở CẦN THƠ EVALUATING THE CURRENT SITUATION OF SUPPORT MECHANISM FOR START-UP AND INNOVATION IN CAN THO ThS. Vũ Thị Hồng Ngọc – TS. Trần Thị Hồng Liên Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQGTP.HCM ngocvth@uel.edu.vn Tóm tắt Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (HST KNĐMST) của Việt Nam đã có những bước đi ấn tượng trên con đường hội nhập toàn cầu, và doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (KNST) là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế. Tại Cần Thơ, một trong năm thành phố lớn nhất cả nước, đã ban hành một số chính sách hỗ trợ KNĐMST và phần nào đạt được những kết quả bước đầu trong bối cảnh phát triển nền kinh tế trong kỷ nguyên kinh tế số và cách mạng công nghiệp 4.0. Bài viết này tổng kết các chính sách hỗ trợ KNĐMST của thành phố Cần Thơ, đặt trong bối cảnh chung của quốc gia, đồng thời, vẽ nên bức tranh thực tiễn về thực trạng triển khai chính sách hỗ trợ KN tại nơi đây. Đồng thời, bài viết nêu lên những thành tựu đạt được ban đầu và chỉ ra những hạn chế của chính sách hỗ trợ KNĐMST của thành phố Cần Thơ và một số kiến nghị cần xem xét trong thời gian tới để đảm bảo phát triển KNST hiệu quả và bền vững. Từ khoá: Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (HST KNĐMST), chính sách hỗ trợ KNĐMST, Thành phố Cần Thơ, startup. Abstract Vietnam’s Startup Ecosystems has made impressive steps on the path of global integration, and startups are an important part of the economy. In Can Tho, one of the five biggest cities in the country, has issued a number of policies to support startups and achieved some initial results in the context of economic development in the digital economy era and industrial 4.0. This article summarizes the policies to support startups in Can Tho city, placed in the general context of the country, and at the same time, drawing a practical picture of implementing policies in this city. Therefore, the article outlines the initial achievements and outlines the limitations of the policies to support startups in Can Tho city and some recommendations to consider in the coming time to ensure the development of startups effectively and sustainably . Keywords: Startup Ecosystems, policies to support Startup Ecosystems, Can Tho city, startup. 1. Giới thiệu Hoạt động KNST ở Việt Nam bắt đầu từ đầu những năm 2000, với việc hình thành một số doanh nghiệp KNST trong lĩnh vực thương mại điện tử, dạy học trực tuyến. Sau gần 15 năm hình thành và phát triển đến nay, hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia ngày càng hoàn thiện, với đầy đủ 201
  2. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 các thành tố quan trọng như: Các KNST, nhà đầu tư thiên thần, quỹ đầu tư mạo hiểm, tổ chức hỗ trợ kinh doanh, vườn ươm, công viên nghiên cứu, mạng lưới các huấn luyện viên/tư vấn, các cơ sở/đơn vị hỗ trợ nghiên cứu và KNST tại các trường đại học, viện nghiên cứu thuộc cả khối tư nhân và nhà nước (Hồ Thị Thu Hiền, 2019). KNST Việt Nam đã phát triển mạnh về cả số lượng lẫn chất lượng nhờ nỗ lực đẩy mạnh các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước từ Đề án 844 – Đề án hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST đến năm 2025. Trong bối cảnh đó, thúc đẩy khởi nghiệp tại thành phố Cần Thơ cũng phải đối mặt với không ít trở ngại. Vì đặc thù kinh tế vùng chủ yếu là nông nghiệp nên yếu tố rủi ro thời vụ cao. Hàm lượng trí tuệ trong các sản phẩm nông nghiệp truyền thống thấp, lâu dần làm giảm tính sáng tạo trong các ý tưởng khởi nghiệp Các nhà đầu tư chưa mạnh dạn rót vốn bởi lo ngại về khả năng thu hồi và khả năng sinh lợi sau đó. Vì là vùng nông nghiệp truyền thống nên nhiều người có tâm lý sợ rủi ro dẫn đến không dám mạo hiểm, sáng tạo. Thực tế trên cho thấy, yêu cầu kiến tạo một hệ sinh thái khởi nghiệp mang tính đổi mới, tập trung vào việc phát triển hạ tầng khởi nghiệp và khuyến khích ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra nhiều ý tưởng kinh doanh sáng tạo, hiệu quả để thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư đối với thành phố Cần Thơ đang rất cấp thiết. Tại thành phố Cần Thơ cũng đã triển khai một số chính sách địa phương là sự cụ thể hóa đề án 844 của chính phủ như Kế hoạch số 41, Kế hoạch số 175 Bài viết này nhằm mục đích nghiên cứu các chính sách hỗ trợ KNĐMST được ban hành và vận dụng ở Cần Thơ, sau đó đánh giá những hạn chế và kết thúc với một số kiến nghị. 2. Cơ sở lý thuyết Theo từ điển tiếng Việt, khởi nghiệp là bắt đầu sự nghiệp, là quá trình tạo dựng một tổ chức kinh doanh và người khởi nghiệp là người sáng lập nên doanh nghiệp đó. Khái niệm KNĐMST được hoàn thiện để phân biệt “khởi nghiệp” với hoạt động “lập nghiệp thông thường”. Theo các nghiên cứu về startup trên thế giới, mẫu số chung cho các startup không nằm ở lĩnh vực kinh doanh hay tiền vốn họ cần để cạnh tranh mà chính là ở khả năng “tăng trưởng nhanh” về khách hàng hoặc doanh thu (Nguyên Hạnh, 2017), hay “ loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới ” (Hồng Vân, 2018). Theo Blank (2010), startup là một tổ chức được thành lập để tìm kiếm một mô hình kinh doanh có thể lặp lại và mở rộng. Quá trình khởi nghiệp bắt đầu từ việc nhận biết cơ hội, từ đó phát triển ý tưởng để theo đuổi cơ hội đó thông qua việc thành lập công ty mới. Hiện nhiều quốc gia đã có tầm nhìn hướng về xã hội giàu mạnh với những doanh nghiệp mới được thành lập để cung cấp các giá trị mới cho toàn xã hội. Trong văn bản chính sách hiện nay ở Việt Nam, doanh nghiệp KN ĐMST được mô tả là “ loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới ” (Đề án 844, 2016) Theo Mekong Business Initiative, khái niệm về HSTKN gần đây đã được sử dụng rộng rãi trong bối cảnh đổi mới và khởi nghiệp. Phạm vi của HST có thể thay đổi từ một vài khối đến một quốc gia, nhưng sử dụng phổ biến nhất thuật ngữ “HSTKN” dùng để chỉ một thành phố hoặc một khu vực đô thị. Theo World Economic Forum (2013), HSTKN bao gồm các yếu tố sau: (1) Thị trường; (2) Nguồn nhân lực; (3) Nguồn vốn và tài chính; (4) Hệ thống hỗ trợ khởi nghiệp (tư vấn); (5) Khung pháp lý và cơ sở hạ tầng; (6) Giáo dục và đào tạo; (7) Các trường đại học, học viện; và (8) Văn hóa quốc gia. Hiện nay, các quốc gia trên thế giới nghiên cứu đề tài tiềm năng 202
  3. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 KN rất nhiều. Các quốc gia này có tầm nhìn hướng về một xã hội, đất nước tốt đẹp, giàu mạnh khi có những doanh nghiệp mới được thành lập để cung cấp các giá trị mới cho toàn xã hội. Doanh nghiệp KN là cụm từ được nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây, từ các nhà hoạch định chính sách đến các cơ quan truyền thông. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế mạnh mẽ với thế giới, KN được kỳ vọng sẽ tăng trưởng kinh tế, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra nhiều việc làm cho cộng đồng và xã hội. Năm 2016, chính phủ Việt Nam xác định là “năm quốc gia khởi nghiệp” (Thanh Loan, 2017). 3. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này sử dụng hai phương pháp thu thập thông tin theo quy trình sau: Bước 1: Phương pháp phân tích nội dung để tìm hiểu các chính sách và hoạt động cụ thể hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Cần Thơ. Bước 2: Phỏng vấn trực tiếp công chức quản lý tại những sở, đơn vị có liên quan để một lần nữa xác nhận sự tồn tại của những chính sách được tìm thấy trong bước 1, sửa đổi thông tin chưa chính xác và bổ sung thông tin về những chính sách mới hay chưa được công khai. Ngoài ra, nghiên cứu còn sử dụng hệ thống đánh giá SCMM (Startup Community Matu - rity Measure) và Thang đo 7 cấp độ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo địa phương để đánh giá sự tồn tại của các hoạt động hỗ trợ phát triển hệ sinh thái của chính quyền địa phương (gồm 11 tiêu chí) và đánh giá mức độ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hiện thời tại địa phương (bao gồm năm khía cạnh nhân lực, chính phủ và môi trường pháp lý, mật độ, văn hóa và vốn đầu tư). 4. Nội dung nghiên cứu và kết quả đạt được 4.1. Các chính sách liên quan KNST của Thành phố Cần Thơ Cần Thơ là thành phố lớn, hiện đại, phát triển và là trung tâm kinh tế lớn nhất ở đồng bằng sông Cửu Long. Cần Thơ là thành phố lớn thứ tư trong cả nước, đồng thời là đô thị loại 1 thành phố trực thuộc Trung ương. Cần Thơ đã sớm nhận thấy vai trò quan trọng của KNST (Startup) kể từ khi tham gia vào chương trình IPP 2 (2014-2018). Trên cơ sở Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 và Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “ Hỗ trợ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025, ” thành phố Cần Thơ đã ban hành Kế hoạch 41/KH-UBND ngày 17 tháng 3 năm 2017 của UBND thành phố Cần Thơ về Kế hoạch Khởi sự doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ đến năm 2020. Từ Kế hoạch đầu tiên liên quan đến Khởi sự doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ đến hiện nay, thành phố Cần Thơ đã tích cực rà soát, nghiên cứu, đề xuất ban hành mới, bổ sung nhiều văn bản pháp luật cần thiết để thực hiện tốt Kế hoạch Khởi sự doanh nghiệp và Hỗ trợ phát triển hệ sinh thái KNĐMST thành phố Cần Thơ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025. Cụ thể, thành phố Cần Thơ đã ban hành khoảng 7 văn bản pháp luật mới liên quan chủ yếu đến hỗ trợ tích cực Khởi sự doanh nghiệp, phát triển hệ sinh thái KNĐMST: Kế hoạch Khởi sự doanh nghiệp, Kế hoạch hỗ trợ phát triển hệ sinh thái KNĐMST, Quy chế phối hợp trong việc giải quyết thủ tục hành chính và đăng ký thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cấp phép kinh doanh có điều kiện, Tổ chức thực hiện Phong trào thi 203
  4. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 đua “ Doanh nghiệp, doanh nhân đồng hành cùng thành phố đổi mới, hội nhập và phát triển, ” Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới công nghệ, thiết bị giai đoạn 2018 – 2020, Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp năm 2018. Từ năm 2020, thành phố Cần Thơ sẽ tiến hành 3 dự án hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST với tổng kinh phí thực hiện gần 15 tỷ đồng, bao gồm các dự án: “ Hỗ trợ nâng cao năng lực cho các tổ chức hỗ trợ KNĐMST ” để đào tạo kỹ năng điều hành doanh nghiệp cho các cá nhân khởi nghiệp; “Hỗ trợ các cá nhân, nhóm cá nhân và doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST ” nhằm giúp một phần kinh phí trực tiếp cho các doanh nghiệp khởi nghiệp hoàn thiện ý tưởng, sản phẩm và mô hình kinh doanh; “ Xây dựng và phát triển mạng lưới liên kết KNĐMST ” để kết nối các doanh nghiệp khởi nghiệp của thành phố Cần Thơ với các địa phương khác trên cả nước và quốc tế (Hồng Giang, 2020). Mục tiêu cụ thể đến năm 2025, thành phố Cần Thơ sẽ hỗ trợ thành công cho ít nhất 10 cá nhân, nhóm cá nhân và doanh nghiệp ĐMST hoàn thiện kế hoạch kinh doanh và gọi vốn thành công từ các nhà đầu tư để bắt đầu đi vào hoạt động thực tiễn. So với các thành phố lớn khác, nhiều quyết định, kế hoạch của Nhà nước liên quan đến khởi nghiệp, thành phố Cần Thơ chưa triển khai chi tiết và đồng bộ như: Quyết định số 939/QĐ- TTg ngày 30 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án “ Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 – 2025; ” Nghị định số 38/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 Nghị định Quy định chi tiết về đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo của Chính phủ, Quyết định 1665/QĐ-TTg ngày 30/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “ Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025.” Cần Thơ là một trong những tỉnh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long sớm ban hành và triển khai thực hiện Kế hoạch Khởi nghiệp và phát triển hệ sinh thái KNĐMSTđịa phương. Bước đầu thực hiện các kế hoạch này đã đạt được những kết quả nhất định, tạo tiền đề cho phát triển hệ sinh thái KNĐMST thành phố Cần Thơ như trình bày chi tiết trong mục 3.2. 4.2. Thực trạng triển khai chính sách hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST tại thành phố Cần Thơ 4.2.1. Về thành lập cơ quan liên ngành chuyên trách về khởi nghiệp ĐMST Do chưa có Hội đồng tư vấn khởi nghiệp thành phố và chưa thành lập Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp thành phố Cần Thơ nên thành phố Cần Thơ chủ yếu là phối hợp với hai dự án phát triển HST KN được tài trợ bởi Phần Lan (Ươm tạo doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực Mê Kông – Việt Nam – ASEAN gọi tắt là SIMVA ( simva.org ) và Mạng lưới ĐMST doanh nghiệp và khởi nghiệp khu vực đồng bằng sông Mê Kông và Cần Thơ, gọi tắt là Khởi nghiệp Mekong Delta ( startupmekong.com ). 4.2.2. Về xây dựng và vận hành cổng thông tin khởi nghiệp ĐMST thành phố Cần Thơ chưa có một cổng thông tin riêng dành cho KNĐMST. Các kênh truyền thông chủ yếu là từ các trang cổng thông tin điện tử của thành phố Cần Thơ; Hiệp hội Doanh nghiệp Cần Thơ; Đài truyền hình, phát thanh của thành Phố Cần Thơ; Báo chí, Báo điện tử của Cần Thơ [baocantho.com.vn]; Trung tâm khởi nghiệp sáng tạo của đồng bằng sông Cửu Long - Khởi nghiệp Mekong Delta [startupmekong.com]; VCCI Cần Thơ [vccimekong.com]; và các trang mạng xã hội [Facebook]. Nội dung truyền thông, tổ chức cuộc thi và đào tạo khởi nghiệp chủ 204
  5. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 yếu là tuyên truyền, phổ biến các thông tin, kiến thức về Khởi nghiệp, HST KNĐMST góp phần hình thành văn hóa khởi nghiệp. Tổ chức các hội thảo, các cuộc gặp gỡ tiếp xúc, tập huấn kiến thức liên quan đến công cụ khởi nghiệp, kỹ năng khởi nghiệp 4.2.3. Về nâng cao năng lực cho hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST Thực hiện Kế hoạch số 175/KH-UBND của UBND TP Cần Thơ về Hỗ trợ Phát triển hệ sinh thái (HST) KNĐMST thành phố Cần Thơ đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, trong năm 2018, Sở Khoa học và Công nghệ Cần Thơ đã tổ chức và phối hợp tổ chức 10 sự kiện về đào tạo nâng cao năng lực KNĐMST, với các chủ đề: Hỗ trợ phát triển HST KNĐMST TP Cần Thơ đến năm 2020, định hướng đến năm 2025; Startup - KNĐMST kinh nghiệm để thành công Đồng thời, xây dựng Chuyên trang thông tin điện tử về KNĐMST nhằm tuyên truyền, phổ biến kiến thức và thông tin về các hoạt động hỗ trợ KNĐMST của Cần Thơ và cả nước đến các cá nhân, nhóm cá nhân và doanh nghiệp KNĐMST. Từ đó, góp phần hình thành tâm thế và văn hóa KNĐMST; kết nối các chủ thể trong HST KNĐMST để trao đổi, chia sẻ, phổ biến những kinh nghiệm trong các hoạt động về KNĐMST. Trung tâm Thông tin khoa học và Công nghệ thuộc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai khảo sát đánh giá thực trạng HST KNĐMST tại Cần Thơ làm cơ sở để triển khai các hoạt động hỗ trợ phát triển HST KNĐMST một cách thiết thực và hiệu quả. Ngoài ra, Trung tâm cũng liên kết được với Nhóm Khởi nghiệp - CBA Startup Group; Mạng lưới Khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long để tập hợp nguồn lực các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và các cá nhân nhằm hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp vùng ĐBSCL. Ngoài ra, thành phố Cần Thơ cũng phối hợp với VCCI Cần Thơ, Trường Đại học Cần Thơ để truyền thông, tổ chức các cuộc thi khởi nghiệp, tổ chức đào tạo khởi nghiệp cơ bản về nhận thức. SIMVA đã tổ chức thành công nhiều hội thảo, tập huấn liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo đáng phải kể đến đó là: Google I/O Extended 2016; Hội thảo Khơi nguồn ý tưởng khởi nghiệp trong sinh viên; Hội thảo Dự án SIMVA Tương tự như SIMVA, trong thời gian qua, Khởi nghiệp Mekong Delta đã tổ chức một vài hoạt động liên quan đến KN: Tổ chức buổi chia sẻ chủ đề Ý tưởng – Giá trị cốt lõi của khởi nghiệp; hội thảo Đổi mới doanh nghiệp và đổi mới phong cách lãnh đạo; Giao lưu khởi nghiệp và trải nghiệm thực thế lần thứ 1-năm 2016 Hay nhiều hội thảo liên quan đến khởi nghiệp do các đơn vị khác tổ chức như: Thành đoàn - Hội Sinh viên TP Cần Thơ phối hợp cùng Trung tâm Dịch vụ việc làm thanh niên TP Cần Thơ tổ chức Hội thảo “ Cần Thơ – thành phố trung tâm khởi nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long; ” Hội thảo “ Phiên chợ khởi nghiệp Cần Thơ 2016; ” Trung tâm Đào tạo và Hỗ trợ phát triển thị trường công nghệ - Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN phối hợp với Khoa Công nghệ - Trường Đại học Cần Thơ tổ chức khóa đào tạo “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. ” Ngày 12/06/2018, Bộ KH&CN phối hợp Sở KH&CN TP Cần Thơ tổ chức Hội thảo “Hỗ trợ phát triển KN ĐMST thành phố Cần Thơ đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.” Ngày 20/07/2018, Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ TP Hồ Chí Minh tổ chức tọa đàm “ Startup – KNĐMST kinh nghiệm để thành công. ” Nhằm trang bị cho các sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp những kỹ năng cơ bản về lập nghiệp và khởi nghiệp, Trung tâm Tư vấn, Hỗ trợ và Khởi nghiệp Sinh viên phối hợp cùng VietNam 205
  6. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Digital 4.0 tổ chức lớp tập huấn về một số kỹ năng cơ bản để khởi nghiệp và lập nghiệp ngày 16/06/2019. Thành phố Cần Thơ sẽ phối hợp với các trường cao đẳng, đại học, viện nghiên cứu tổ chức các lớp đào tạo co bản, nâng cao và chuyên sâu về nhạn thức KN ĐMST nhằm tạo tâm thế khởi nghiệp và khuyến khích ý chí sáng tạo cho các đối tuợng là sinh viên và thanh niên phát triển. Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển sinh viên Cần Thơ, Hệ sinh thái khởi nghiệp Up Green Life Cần Thơ thường xuyên tổ chức các hoạt động đào tạo và hỗ trợ cho các startup về kỹ năng kinh doanh, khảo sát thị trường, quảng bá sản phẩm Những hoạt động này giúp các nhóm khởi nghiệp có sự gắn kết với nhau, hình thành nên một cộng đồng khởi nghiệp. Từ đó, HST KN của Cần Thơ ngày càng lớn và mọi người cùng chung mục tiêu, chung định hướng về khởi nghiệp, xác định được tâm thế khởi nghiệp. Qua các hoạt động nói trên, thành phố Cần Thơ tạo được tín hiệu tốt trong xã hội về hoạt động hỗ trợ, thúc đẩy KNĐMST; bước đầu hình thành cộng đồng KNĐMST và kết nối được các nguồn lực từ các thành phần trong hệ sinh thái KNĐMST trong và ngoài nước. 4.2.4. Xây dựng khu tập trung dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST Tháng 07/2019, Sở Khoa học và Công nghệ TP. Cần Thơ đã chính thức đưa vào hoạt động không gian hỗ trợ KN và ĐMST (Cantho Startup and Innvation Hub – CASTI Hub). CASTI Hub nằm trong khuôn viên tòa nhà Trung tâm thông tin khoa học và công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ Cần Thơ. Tổng diện tích của CASTI Hub khoảng 2.500 mét vuông với 5 khu vực chức năng gồm: Không gian sáng tạo; Không gian sự kiện; Không gian Lab; Không gian dữ liệu; Không gian trưng bày. Tại CASTI Hub, cộng đồng khởi nghiệp có thể sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật hoàn toàn miễn phí. Bên cạnh đó, Cần Thơ còn có Vườn ươm công nghệ công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc. Vườn ươm Công nghệ Công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc (Gọi tắt là KVIP – Korea Viet Nam Incubator Park) tại thành phố Cần Thơ, là Dự án Hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hàn Quốc với tổng vốn đầu tư 21,13 triệu USD (trong đó Chính phủ Hàn Quốc hỗ trợ bằng nguồn vốn ODA không hoàn lại là 17,7 triệu USD và nguồn vốn đối ứng của Việt Nam là 3,4 triệu USD). Mục tiêu của Dự án là hỗ trợ nghiên cứu phát triển các ngành có lợi thế cạnh tranh của thành phố Cần Thơ nói riêng và Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung. KVIP được xây dựng theo mô hình Techno Park của Hàn Quốc, đây là một trong những mô hình cơ bản giúp đất nước Hàn Quốc từ nghèo khó sau chiến tranh đã phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Hiện tại, Hàn Quốc đã phát triển 18 Techno Park rải đều cả nước, hiện tại các Techno Park vẫn phát huy tác dụng rất lớn đối với sự phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao của Hàn Quốc. KVIP là Techno Park thứ 19 của Hàn Quốc và là Techno Park đầu tiên của Hàn Quốc được đầu tư ra nước ngoài. Mục tiêu của KVIP là thu hút các nguồn lực khoa học công nghệ trong và nước ngoài, tạo động lực thúc đẩy phát triển công nghệ đối với các ngành mục tiêu là chế biến nông, thủy sản và cơ khí chế tạo máy nông nghiệp; gắn kết giữa đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ với sản xuất, kinh doanh và dịch vụ; thúc đẩy đổi mới công nghệ, ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ và phát triển thị trường nhằm thương mại hóa sản phẩm sau ươm tạo. Trên cơ sở đó, KVIP thúc đẩy hình thành và phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ 206
  7. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ có lợi thế cạnh tranh của Cần Thơ và Khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tuy còn hạn chế, nhưng Cần Thơ cũng có một không gian làm việc chung là UpGreen Life của Trung tâm hỗ trợ và phát triển sinh viên Cần Thơ và Trung tâm việc làm thanh niên thành phố. 4.2.5. Tổ chức sự kiện ngày hội khởi nghiệp công nghệ với quy mô quốc tế Cần Thơ chưa đứng ra tổ chức, nhưng đã là địa điểm diễn ra một số sự kiện có tính khu vực như Techfest Đồng bằng sông Cửu Long. 4.2. 6. Xây dựng chương trình truyền thông về hoạt động khởi nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp, hỗ trợ đầu tư cho khởi nghiệp và phổ biến, tuyên truyền các điển hình khởi nghiệp thành công của Việt Nam Với mục đích nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong giới trẻ, kết nối chặt chẽ và hiệu quả các cá nhân, tổ chức hỗ trợ Khởi nghiệp cũng như thu hút sự quan tâm của cộng đồng, từ đó thúc đẩy hình thành phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp. Ngày 09/09/2018, buổi tọa đạm “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” với sự tham dự đặc biệt của các khách mời đến từ #Sharktank #Viet - Nam chương trình còn vinh dự được đón tiếp lãnh đạo địa phương, các Sở Ban Ngành, Hội doanh nhân trẻ đến từ các tỉnh ĐBSCL, các Đơn vị Hỗ trợ Khởi nghiệp và đông đảo các StartUp, bạn trẻ đam mê khởi nghiệp tham dự. Qua buổi tọa đàm, các cá nhân khởi nghiệp, nhóm khởi nghiệp, thanh niên, sinh viên đã được các diễn giả cung cấp các kỹ năng thiết thực về khởi nghiệp, các kiến thức chuyên môn, kỹ năng phát triển các mô hình kinh doanh, mạng lưới kinh doanh Đây còn là cấu nối để các tổ chức hỗ trợ KN ĐMST, cơ quan quản lý Nhà nước có cơ hội trao đổi trực tiếp với các nhà đầu tư, các chuyên gia về khởi nghiệp nhằm có thêm kinh nghiệm thực tiễn hỗ trợ cho các hoạt động KN ĐMST của địa phương. Cùng với nhiều hoạt động khác, thành phố Cần Thơ đã thực hiện tốt công tác truyền thông khởi nghiệp, tổ chức các cuộc thi khởi nghiệp. 4.2.7. Khuyến khích sử dụng các quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và của doanh nghiệp để tài trợ, hỗ trợ một phần kinh phí nghiên cứu, thử nghiệm công nghệ, thử nghiệm thị trường, cho vay với lãi suất thấp hoặc không lấy lãi, góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 214/2015/TT-BTC hướng dẫn cơ chế, chính sách ưu đãi về hỗ trợ ngân sách nhà nước, thuế và tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo quy định tại Quyết định số 1193/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Vườn ươm công nghệ công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc tại TP. Cần Thơ nhằm tạo điều kiện giúp các khởi nghiệp hình thành và phát triển. Đối với vườn ươm, hiện tại Việt Nam mới chỉ thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Vườn ươm công nghệ công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc tại TP. Cần Thơ, chưa áp dụng mở rộng cho tất cả các đối tượng là vườn ươm nói chung. Cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Vườn ươm công nghệ công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc tại TP. Cần Thơ quy định cụ thể như sau: - Thứ nhất , miễn thuế nhập khẩu các hàng hóa là máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư, phương tiện vận tải trong nước chưa sản xuất được; công nghệ trong nước chưa tạo ra được; tài liệu, sách, 207
  8. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 báo, tạp chí khoa học và các nguồn tin điện tử về khoa học và công nghệ của DN nhập khẩu phục vụ trực tiếp vào hoạt động ươm tạo công nghệ tại vườn ươm. - Thứ hai , thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới ươm tạo công nghệ cao trong các lĩnh vực tại vườn ươm hoặc thu nhập doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển (theo quy định của Luật Công nghệ cao), được áp dụng mức thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm, miễn thuế 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo. Ngoài ra, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập, giá thuê đất cũng có nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp mới thành lập và hoạt động trong lĩnh vực công nghệ. 4.2.8. Nghiên cứu, đề xuất ban hành mới, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật cần thiết để thúc đẩy môi trường khởi nghiệp ĐMST Ngoài ra, Cần Thơ đã tích cực rà soát, nghiên cứu, đề xuất ban hành mới, bổ sung nhiều văn bản pháp luật như: Quy chế phối hợp trong việc giải quyết thủ tục hành chính và đăng ký thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cấp phép kinh doanh có điều kiện Năm 2018, thành phố Cần Thơ đã ban hành Kế hoạch 26/KH-UBND ngày 31/01/2018 về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp năm 2018. Kế hoạch này nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nắm bắt kịp thời, đầy đủ các quy định để tuân thủ pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, chủ động phòng, chống rủi ro pháp lý. Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nhanh chóng hệ thống văn bản pháp luật; tạo điều kiện cho doanh nghiệp đóng góp ý kiến tham gia xây dựng pháp luật; tạo lập các điều kiện cần thiết phục vụ hoạt động thực thi pháp luật, giúp doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, tăng năng lực cạnh tranh lành mạnh. Giúp doanh nghiệp tạo chuyển biến về nhận thức pháp lý, ý thức tìm hiểu pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Các nội dung hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp bao gồm: Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp; Xây dựng và khai thác các cơ sở dữ liệu pháp luật phục vụ hoạt động của doanh nghiệp. Nhìn chung, thành phố Cần Thơ ban hành các chính sách hỗ trợ về thủ tục hành chính, hồ sơ pháp lý kịp thời và tương đối phù hợp để hỗ trợ khởi nghiệp doanh nghiệp bước đầu được thuận lợi và nhanh chóng. Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về công nghệ và đổi mới công nghệ, thể hiện rõ ở Quyết định số 2792/QĐ-UBND ngày 26 tháng 10 năm 2017 của UBND thành phố Cần Thơ về phê duyệt Chương trình Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới công nghệ, thiết bị giai đoạn 2018 – 2020. Thành phố Cần Thơ hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận công nghệ mới, tiên tiến, công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm hội nhập quốc tế; hỗ trợ doanh nghiệp triển khai các nghiên cứu ứng dụng, khai thác ứng dụng vào thực tế, hỗ trợ doanh nghiệp thành lập quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ. Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa thì vai trò công nghệ và đổi mới công nghệ góp phần nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm doanh nghiệp trong hội nhập quốc tế thông qua hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng, giảm ô nhiễm môi trường, tiết kiệm năng lượng. Thành phố Cần Thơ đã ban hành chính sách hỗ trợ này rất thiết thực và tạo tiền đề và động lực cho phát triển khởi nghiệp, mặc dù mức độ và số lượng hỗ trợ doanh nghiệp trong Quyết định này là khá hạn chế. Thành phố Cần Thơ luôn xem cộng đồng doanh nghiệp của thành phố là lực lượng sản xuất quan trọng nhất, có nhiều đóng góp vào kết quả phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Do đó, thành phố Cần Thơ định kỳ tổ chức nhiều buổi “ Đối thoại giữa Chính quyền và doanh nghiệp ” 208
  9. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 nhằm tháo gỡ những khó khăn liên quan đến tình hình sản xuất kinh doanh, thủ tục hành chính, thuế, hải quan, trên cơ sở đó đề xuất ban hành mới, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp lý phù hợp và kịp thời tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và khởi nghiệp. Bên cạnh đó, thành phố Cần Thơ còn phát động phong trào thi đua “ Doanh nghiệp đồng hành cùng thành phố đổi mới, hội nhập và phát triển ” với các hình thức khen thưởng cao quý nhằm khuyến khích tính sáng tạo của doanh nghiệp, doanh nhân, thực sự là động lực thúc đẩy DNKN, đổi mới, sáng tạo. Như vậy, thành phố Cần Thơ đã ban hành kịp thời một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, sáng tạo và khởi nghiệp bước đầu được thuận lợi. Quyết định 1193/QĐ-TTg ngày 30 tháng 7 năm 2015, do UBND thành phố Cần Thơ chủ quản. Thành phố Cần Thơ đã xây dựng và ban hành Quyết định số 1251/QĐ-UBND ngày 04 tháng 5 năm 2016 của Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ về việc Ban hành Quy chế hoạt động của Vườn ươm Công nghệ Công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc tại thành phố Cần Thơ. Doanh nghiệp có dự án đầu tư tại Vườn ươm công nghệ công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc ở Cần Thơ sẽ được hỗ trợ cho hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường như: ưu tiên xét chọn, hỗ trợ tối đa các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường theo quy định của Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia; miễn phí giới thiệu công nghệ, sản phẩm của các doanh nghiệp tham gia ươm tạo trên website của Bộ Công Thương và UBND thành phố Cần Thơ; ưu tiên xét chọn, hỗ trợ tối đa khi tham gia các hoạt động của Chương trình khuyến công quốc gia, Chương trình Thương hiệu quốc gia của Trung ương, địa phương. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn nhận được nhiều ưu đãi về thuế, tiền thuê đất, tín dụng, hỗ trợ phát triển thị trường và có thể bảo lãnh vốn. Chính điều này sẽ là tiền đề quan trọng thuận lợi để doanh nghiệp khởi nghiệp. Hỗ trợ về thông tin, môi trường pháp lý kinh doanh, tư vấn khởi nghiệp ở thành phố Cần Thơ tương đối tốt. Thành phố Cần Thơ cập nhập kịp thời lên cổng thông tin điện từ thành phố, Công thông tin điện tử ở các Sở, Ban, ngành và UBND quận, huyện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách liên quan đến doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu thông tin kịp thời. Triển khai tương đối đồng bộ các hoạt động hỗ trợ pháp lý, giúp các đối tượng khởi nghiệp có điều kiện được nắm bắt thông tin về cơ chế, chính sách mới với nội dung cơ bản, thiết thực để phục vụ tốt kinh doanh. Trên đây là những bước đầu ban hành Kế hoạch khởi sự doanh nghiệp và Kế hoạch phát triển HST KNDMST, đồng thời có sự nghiên cứu, đề xuất ban hành mới, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật liên quan kịp thời đến thúc đẩy và phát triển khởi nghiệp của thành phố Cần Thơ và bước đầu gặt hái được một số kết quả đáng khả quan và được xem thành phố Cần Thơ là thủ lĩnh của vùng đồng bằng sông Cửu Long. 4.2.9. Xếp hạng các hoạt động hỗ trợ và hiện trạng HST KNĐMST của Cần Thơ Cần Thơ đã thực hiện được một số chính sách hỗ trợ như: Ban hành kế hoạch hỗ trợ HST KNĐMST; bắt đầu có hoạt động đào tạo cơ bản về kiến thức KN ĐMST; bắt đầu xây dựng khu vực hỗ trợ tập trung; là địa điểm cho các tổ chức khác (Dự án Sáng kiến Hỗ trợ Khu vực Tư nhân vùng Mê Kông MBI, Mekong Destination, Ngân hàng phát triển châu Á ADB, Chính phủ Aus - tralia, VCCI Cần Thơ) thực hiện chương trình liên kết toàn vùng Mekong về khởi nghiệp (ngành du lịch, thủy sản, thực phẩm) và giới truyền thông địa phương đã bước đầu truyền thông kiến thức, thông tin về KN ĐMST tới các đối tượng hữu quan. Bảng 1 dưới đây tổng hợp các nội dung chính sách mà thành phố đã thực hiện được. 209
  10. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Bảng 1: Các chính sách hỗ trợ phát triển HST KNĐMST tại TP. Cần Thơ STT Nội dung chính sách hỗ trợ Cần Thơ Kế hoạch hỗ trợ/hoàn thiện HST KNĐMST a Thành lập cơ quan liên ngành chuyên trạch về khởi nghiệp ĐMST 1 Xây dựng và vận hành Cổng thông tin KN ĐMST địa phương 2 Nâng cao năng lực cho HST KNĐMST a) Đào tạo cho cá nhân, tổ chức KN ĐMST: - Đào tạo cơ bản về nhận thức KN ĐMST tại viện nghiên cứu, trường a đại học. - Đào tạo nâng cao và đào tạo các kỹ năng KNĐMST (ví dụ: marketing, a sale, quản trị doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ). - Đào tạo KN ĐMST trong các tổ chức thúc đẩy kinh doanh. b) Nâng cao năng lực cho huấn luyện viên khởi nghiệp. c) Nâng cao năng lực cho các nhà đầu tư cho KN ĐMST. 3 Xây dựng Khu tập trung dịch vụ hỗ trợ KN ĐMST tại các địa phương có a tiềm năng phát triển hoạt động KN ĐMST 4 Tổ chức sự kiện Ngày hội KN công nghệ với quy mô quốc tế - Tổ chức các sự kiện liên vùng, liên trường về KN ĐMST. a 5 Triển khai Đề án Thương mại hóa công nghệ với quy mô dự án khoa học và công nghệ cấp quốc gia đến năm 2020 6 Phát triển cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ hoạt động KN ĐMST a 7 Xây dựng chương trình truyền thông về hoạt động KN, hỗ trợ KN, hỗ trợ đầu tư cho KN và phổ biến, tuyên truyền các điển hình KN thành công của Việt Nam - Thông tin kiến thức về HST ĐMST và các thành phần liên quan đến a các cấp lãnh đạo Bộ, ngành, địa phương; - Thông tin thường xuyên đến được với các lãnh đạo/thư ký lãnh đạo trung ương các cấp tỉnh về các hoạt động KN ĐMST ở Việt Nam; - Thông tin kiến thức về HST KNĐMST và các thành phần liên quan, cơ a chế chính sách, các cộng đồng KN ĐMST, cách thức truyền thông về KN ĐMST đến các nhà báo, phóng viên, biên tập viên; - Thông tin theo sự kiện liên quan đến KN ĐMST; a - Truyền thông thông qua các mạng xã hội để thu hút được sự quan tâm của các đối tượng hữu quan 210
  11. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 8 Kết nối các mạng lưới KN, hỗ trợ KN, đầu tư mạo hiểm của Việt Nam a với khu vực và thế giới; kết nối và hỗ trợ một phần kinh phí để doanh nghiệp KN ĐMST tham gia các khóa huấn luyện tập trung ngắn hạn tại một số tổ chức thúc đẩy kinh doanh uy tín ở nước ngoài 9 Giới thiệu đối tác, nhà đầu tư, hỗ trợ thủ tục nhà đầu tư, DN KN trong nước thông qua các đại diện khoa học và công nghệ, đại diện thương mại Việt Nam ở nước ngoài tiếp cận thị trường nước ngoài 10 Khuyến khích sử dụng các quỹ phát triển khoa học và công nghệ của a tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và của doanh nghiệp để tài trợ, hỗ trợ một phần kinh phí nghiên cứu, thử nghiệm công nghệ, thử nghiệm thị trường, cho vay với lãi suất thấp hoặc không lấy lãi, góp vốn đầu tư vào 11 Nghiên cứu, đề xuất ban hành mới, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật cần thiết để thúc đẩy môi trường KN ĐMST HST KNĐMST của một địa phương được xếp vào một trong bảy cấp độ nếu thỏa mãn tất cả những tiêu chí điều kiện của cấp độ đó, nếu không đạt đầy đủ thì sẽ được xếp ở cấp độ thấp hơn. Bảng 2 là kết quả xếp hạng tổng hợp của bốn thành phố. Tại Cần Thơ, mặc dù môi trường khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ đã có quá trình hình thành từ lâu, nhưng KN ĐMST lại chưa phải là khái niệm phổ biến. Các cá nhân, đội nhóm mới bắt đầu tiếp cận KN ĐMST, chưa có nhiều nhóm chuyên môn có hợp tác hiệu quả và nguồn lực chưa đa dạng, hoạt động kinh tế tập trung vào doanh nghiệp nhỏ. Các hoạt động cộng đồng và những nhân vật có ảnh hưởng về KN ĐMST chưa nhiều, không gian làm việc chung mới bắt đầu xuất hiện. Các startup đã có vốn nhưng khó xác định và vốn chủ yếu được hỗ trợ từ gia đình và bạn bè. Bảng 2: Xác định thực trạng HST KNĐMST của Cần Thơ Mức độ Tên gọi Thành phố 1 Hệ sinh thái mới hình thành Cần Thơ 2 Hệ sinh thái cơ bản 3 Hệ sinh thái tăng tốc 4 Hệ sinh thái đã hình thành 5 Hệ sinh thái hoạt động hiệu quả 6 Hệ sinh thái phát triển 7 Hệ sinh thái triển vọng Tính đến tháng 12 năm 2019, Cần Thơ đã ban hành kế hoạch hỗ trợ/hoàn thiện HST KNĐMST. Tuy nhiên việc thực thi còn nhiều hạn chế. Các hoạt động hỗ trợ HST KNĐMST ở Cần Thơ mới dừng lại ở mức phổ biến kiến thức tới học sinh, sinh viên, thanh niên và có một 211
  12. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 trung tâm ươm tạo về công nghiệp chế biến hợp tác với Hàn Quốc, một vườn ươm nhỏ của Sở Khoa học và Công nghệ, và mạng lưới cơ sở vật chất phục phụ nghiên cứu phát triển tại các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu trên địa bàn. Phần lớn các yếu tố của HST KNĐMST còn chưa hình thành rõ nét. Theo đó một số khoảng trống chính sách tại Cần Thơ bao gồm: Thứ nhất , xác định lĩnh vực mũi nhọn cho KNĐMST là lĩnh vực có liên quan đến nông nghiệp và chế biến nông sản. Thực tế tại các vườn ươm cho thấy các nhà khởi nghiệp sống tại Cần Thơ hay đến từ các địa phương khác cọn Cần Thơ làm nơi ươm tạo đều làm về nông sản và chế biến nông sản. Đây cũng là ngành lợi thế truyền thống của địa phương, phù hợp với triết lý KNĐMST muốn thành công phải dựa trên nguồn lực ngay tại địa phương. Thứ hai, thúc đẩy hình thành mạnh mẽ hơn tất cả các thành phần của HST KNĐMST, đặc biệt là nâng cao năng lực cho các nhà đầu tư cho KNĐMST và giới thiệu đối tác, nhà đầu tư, hỗ trợ thủ tục nhà đầu tư, doanh nghiệp khởi nghiệp trong nước thông qua các đại diện khoa học và công nghệ, đại diện thương mại Việt Nam ở nước ngoài tiếp cận thị trường nước ngoài. 4.3. Những hạn chế của chính sách hỗ trợ KNĐMST của thành phố Cần Thơ và kiến nghị Trong một khoảng thời gian ngắn với những nguồn lực nhất định, thành phố Cần Thơ đã bước đầu tuyên truyền, phổ biến, đào tạo cơ bản về kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp và đặc biệt là khơi dậy tinh thần KN của mọi tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp; tạo một số chuyển biến tích cực tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp khởi nghiệp bằng nhiều chính sách cải cách thủ tục hành chính nhanh gọn, hiệu quả; hỗ trợ một phần nhỏ về công nghiệp và đổi mới công nghệ; hỗ trợ pháp lý Nhưng về lâu dài, thành phố Cần Thơ cần chú trọng đến các chính sách hỗ trợ KN mang tính đồng bộ, tính thực và đảm bảo thực hiện được. Với hiện trạng hiện nay, nếu thành phố Cần Thơ không tiếp tục nghiên cứu, xem xét các chính sách hỗ trợ phát triển KN mới thì thành phố Cần Thơ rất có thể chỉ dừng ở bước khơi dậy tinh thần khởi nghiệp và không đi vào thực tế. Dưới đây là những hạn chế và thành phố Cần Thơ cần xem xét trong thời gian tới để đảm bảo phát triển KN DN hiệu quả và bền vững. (1) Công tác tổ chức đào tạo về KN và phát triển DN chưa đi vào chiều sâu. Thành phố Cần Thơ chưa ban hành các chính sách liên quan đến đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn phù hợp với nhu cầu phát triển của công nghiệp doanh nghiệp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng đội ngũ chuyên gia có năng lực; các chính sách hỗ trợ, bồi dưỡng kỹ năng quản trị doanh nghiệp, quản trị nguồn nhân lực, chiến lược quảng bá thương hiệu, kỹ năng quản lý và vận hành các tổ chức hỗ trợ hoạt động KNĐMST, cách đánh giá và quản lý một khoản đầu tư tiềm năng thiết kế doanh nghiệp có tiềm năng phát triển theo cấp số nhân cho lãnh đạo quản lý tại các doanh nghiệp. Thành phố Cần Thơ chưa triển khai chi tiết Đề án “ Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 ” của Thủ tướng Chính phủ tại thành phố Cần Thơ. Nâng cao chất lượng hoạt động của các trường đào tạo nhằm cung cấp đội ngũ quản lý giỏi, công nhân, kỹ sư có tay nghề cao nhằm hỗ trợ KN. (2) Chưa có chính sách thu hút, trao đổi chuyên gia giỏi ở nước ngoài trong nhiễu lĩnh vực khác nhau phù hợp với điều kiện của thành phố Cần Thơ, các chuyên gia giữa tổ chức nghiên cứu – phát triển với doanh nghiệp nhằm thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới công nghệ trong sản xuất – kinh doanh. 212
  13. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 (3) Số lượng hỗ trợ doanh đổi mới công nghệ, thiết bị công nghệ còn khiêm tốn; hỗ trợ về tài chính, thuế, sở hữu trí tuệ, kỹ thuật chất lượng sản phẩm chưa thể hiện rõ trong các chính sách đã ban hành. Thành phố Cần Thơ chưa hỗ trợ cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính, tín dụng, quản lý đầu tư để các cá nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp tiếp cận được các nguồn vốn của Quỹ khởi nghiệp, Quỹ phát triển doanh nghiệp Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa hay các cá nhân, đặc biệt là các đối tượng ở thành phố Cần Thơ thì hỗ trợ tài chính là một trong những vấn đề rất quan trọng để cá nhân, doanh nghiệp tiếp tục biến ý tưởng sáng tạo làm giàu chính đáng thành sự thật. (4) Chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại – mở rộng thị trường của thành phố Cần Thơ chưa nhiều. Thành phố Cần Thơ chưa hình thành các trung tâm, khu dịch vụ, hội đồng cố vấn hỗ trợ khởi nghiệp cũng như giới thiệu đối tác cho các doanh nghiệp khởi nghiệp cũng như tạo điều kiện tiếp cận với thị trường nước ngoài, tìm đầu ra cho sản phẩm, tạo cơ hội liên kết, hợp tác trong và ngoài nước. Hay thành phố Cần Thơ chưa phát triển mạnh công nghệ thông tin và chưa ứng dụng nhiều công nghệ thông tin về hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại. Theo Cục Thống kê Cần Thơ, hiện nay chỉ có 23% doanh nghiệp đã có cổng thông tin/trang thông tin điện tử riêng (Nguyễn Trung Nhân và Lưu Thanh Đức Hải, 2018). (5) Thành phố Cần Thơ chưa thành lập được quỹ đầu tư khởi nghiệp. Quỹ đầu tư khởi nghiệp là Quỹ xã hội hóa. Do đó, thành phố Cần Thơ cần phải chú trọng và tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh của thành phố, tạo dựng môi trường thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước góp vốn vào quỹ để hỗ trợ cho các hoạt động khởi nghiệp. (6) Hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kỹ thuật hỗ trợ KNĐMST còn quá ít. Thành phố Cần Thơ nên mở rộng và phát triển cơ sở vật chất – kỹ thuật để hình thành nên các không gian, cổng kết nối, các khu không gian làm việc chung, không gian tổ chức các sự kiện, không gian gặp mặt và giao lưu cộng đồng khởi nghiệp, hỗ trợ huấn luyện, đào các kỹ năng, kiến thức vận hành (7) Các dự án hỗ trợ các cá nhân, nhóm cá nhân, doanh nghiệp KNĐMST còn quá thấp theo Kế hoạch 75/KH-UBND. (8) Thành phố Cần Thơ chưa có cổng website chính thức về KN của thành phố, chưa kết nối tốt được giữa các thành phần trong HST KNĐMST của thành phố và các địa phương khác trong cả nước; khu vực và quốc tế (9) Nhiều quyết định, kế hoạch của Nhà nước liên quan đến khởi nghiệp, thành phố Cần Thơ chưa triển khai chi tiết và đồng bộ như: Quyết định số 939/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án “ Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 – 2025 ”; Nghị định số 38/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 Nghị định Quy định chi tiết về đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa KNST của Chính phủ, Quyết định 1665/QĐ-TTg ngày 30/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “ Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 213
  14. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 5. Kết luận Đánh giá một cách tổng thể trên thang 7 cấp độ về Hệ sinh thái khởi nghiệp do Bộ Khoa học Công nghệ hướng dẫn, Cần Thơ ở cấp độ 1 (Hệ sinh thái đang hình thành). Với mục tiêu lâu dài là tiến lên các cấp độ cao hơn trên thang đánh giá này, địa phương còn dư địa rất lớn cho các chính sách hỗ trợ từ phía chính quyền như trong các kiến nghị ở phần trên. TÀI LIỆU THAM KHẢO Blank (2010). What’s A Startup? First Principles , truy cập ngày 28/09/2020 Gia Bảo (2018). Tín hiệu mới cho thu hút đầu tư Cần Thơ, Cần Thơ Online , truy cập ngày 07/08/2019 Hồ Thị Thu Hiền (2019). Cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam, Tạp chí Tài chính , truy cập ngày 11/09/2020 Hồng Giang (2020). Cần Thơ triển khai đề án hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp, Tạp chí Tài chính , truy cập ngày 11/09/2020 Hồng Vân (2018). Phát Triển Mô Hình Kinh Doanh Mới Dựa Trên Tài Sản Trí Tuệ, Công Nghệ Mới. Cổng Thông Tin Cục Phát Triển Thị Trường Và Doanh Nghiệp Khoa Học Và Công Nghệ. Truy cập ngày 28/09/2020 Kế hoạch số 146/KH-UBND ngày 19 tháng 9 năm 2017 của Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ về việc Tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Doanh nghiệp, doanh nhân đồng hành cùng thành phố đổi mới, hội nhập và phát triển”; Kế hoạch số 175/KH-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ về việc Hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành phố Cần Thơ đến năm 2020, định hướng đến năm 2025; Kế hoạch số 26/KH-UBND ngày 31 tháng 01 năm 2018 của Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ về việc Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp năm 2018. Kế hoạch số 41/KH-UBND ngày 17 tháng 3 năm 2017 của Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ về việc Khởi sự doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ đến năm 2010; Krippendorff, K. a. (2013). Content analysis: an introduction to its methodology (Third ed.). London;Los Angeles;: SAGE. Mekong Business Initiative. International Best Practices ON Support Startup Ecosystems . 214
  15. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Truy cập ngày 15/09/2020 Thanh Loan (2017). Thủ tướng “2016 được xác định là năm quốc gia khởi nghiệp. Khoa học – Công nghệ, truy cập ngày 13/11/2020 Quyết định số 1201/QĐ-UBND ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ về việc Ban hành Quy chế phối hợp trong việc giải quyết thủ tục hành chính về đăng ký thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cấp phép kinh doanh có điều kiện; Quyết định số 1201/QĐ-UBND ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ về việc Ban hành Quy chế phối hợp trong việc giải quyết thủ tục hành chính về đăng ký thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cấp phép kinh doanh có điều kiện; Quyết định số 1784/QĐ-UBND ngày 13 tháng 7 năm 2017 của Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ về việc Ban hành một số giải pháp chủ yếu triển khai thực hiện Kế hoạch số 41/KH- UBND ngày 17 tháng 3 năm 2017 về Khởi sự doanh nghiệp trên địa bàn thành Cần Thơ đến năm 2020; Quyết định số 1784/QĐ-UBND ngày 13 tháng 7 năm 2017 của Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ về việc Ban hành một số giải pháp chủ yếu triển khai thực hiện Kế hoạch số 41/KH- UBND ngày 17 tháng 3 năm 2017 về Khởi sự doanh nghiệp trên địa bàn thành Cần Thơ đến năm 2020; Quyết định số 2792/QĐ-UBND ngày 26 tháng 10 năm 2017 của Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ về việc Phê duyệt Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới công nghệ, thiết bị giai đoạn 2018-2020; Quyết định số 2792/QĐ-UBND ngày 26 tháng 10 năm 2017 của Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ về việc Phê duyệt Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới công nghệ, thiết bị giai đoạn 2018-2020; World Economic Forum (2013). Entrepreneurial Ecosystems Around the Globe and Com - pany Growth Dynamics. Truy cập ngày 15/09/2020 - trepreneurialEcosystems_Report_2013.pdf 215