Cơ hội và thách thức để Cao Bằng trở thành trung tâm trung chuyển hàng hoá và logistics

pdf 10 trang Gia Huy 18/05/2022 6040
Bạn đang xem tài liệu "Cơ hội và thách thức để Cao Bằng trở thành trung tâm trung chuyển hàng hoá và logistics", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfco_hoi_va_thach_thuc_de_cao_bang_tro_thanh_trung_tam_trung_c.pdf

Nội dung text: Cơ hội và thách thức để Cao Bằng trở thành trung tâm trung chuyển hàng hoá và logistics

  1. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỂ CAO BẰNG TRỞ THÀNH TRUNG TÂM TRUNG CHUYỂN HÀNG HOÁ VÀ LOGISTICS 高平省成为货物物流中转中心的机遇与挑战 PGS, TS. Phạm Thị Tuệ Trường Đại học Thương mại 商业大学博士.副教授 范氏慧 Tóm tắt Cao Bằng là tỉnh có đường biên giới với Trung Quốc dài hơn Lào Cai nhưng hiện nay hoạt động biên mậu với Trung Quốc thông qua cửa ngõ Lào cai khá nhộn nhịp, trong khi đó kim ngạch xuất nhập khẩu qua Cao Bằng năm 2014 chỉ khoảng 630 triệu đôla, rất khiêm tốn. Để phát triển Cao Bằng cần tận dụng lợi thế địa lý của mình, là cửa ngõ giao thương nối miền Tây Trung Quốc với khu vực ASEAN, là điểm đầu trong hành lang giao thông Bắc - Nam kết nối với vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ. Vì vậy bài viết đề cập tới mô hình lý thuyết về vai trò của địa lý đối với phát triển, tiếp theo là phân tích thực trạng vai trò các yếu tố đó ở Cao Bằng rồi cuối cùng rút ra một số giải pháp chủ yếu để Cao Bằng sớm trở thành trung tâm trung chuyển hàng hoá và logistics. Từ khóa: Cơ hội, thách thức, trung chuyển hàng hóa, logistics 摘要 高平省与中国的边界线比老街省的长,但到目前为止经老街口岸的边贸活动比 高平繁忙得很。每年经高平省的出口额只是六亿三千万美元的小小数目。为了发展上 去,高平需要利用其为中国西部与东盟地区连接点,同时是越南南北运输走廊与北部 经济重点区的端头等地理优势。因此,本文提出地理环境对发展的作用的理论模型, 接着将其在高平省的位置现状进行分析,最后提出一些解决方案,主要是为高平省提 早成为货物物流中转中心。 关键词:机遇,挑战,货物中转,物流 1. Đặt vấn đề Tỉnh Cao Bằng có hơn 300 km đường biên giới với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), có 3 cửa khẩu chính là Tà Lùng, Trà Lĩnh, Sóc Giang và 3 cửa khẩu phụ: Hạ Lang, Lý Vạn, Pò Peo, ngoài ra còn có các cặp chợ biên giới, điểm thông quan, lối mở biên giới và hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại dọc tuyến biên giới. Với lợi thế về thương mại biên giới bởi các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu song phương, cửa khẩu phụ và cặp chợ đường biên, tháng 3 - 2014, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định phê duyệt thành lập khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng trên cơ sở sáp nhập ba khu kinh tế cửa khẩu Tà Lùng, Trà Lĩnh, Sóc Giang với tổng diện tích 30.130 ha, bao gồm 37 xã và thị trấn. Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng còn có vị trí địa lý thuận lợi kết nối đến các trung tâm kinh tế lớn của Trung Quốc như Trùng Khánh, Tứ Xuyên, Quý Châu và Quảng Tây bởi 532
  2. Quảng Tây giữ vị trí quan trọng trong chiến lược “rau miền Nam vận chuyển lên miền Bắc” và “vườn rau sau nhà” của khu vực Hồng Kông, Quảng Đông; cung cấp nguồn hàng phong phú cho khu vực Hoa Bắc, tam giác Trường Giang, tam giác Chu Giang. Thành phố Bách Sắc cung cấp đến 30% tổng lượng hàng nông sản toàn Trung Quốc (đến 200 thành phố) và nhu cầu nhập khẩu nông sản bổ sung cho sản xuất nội địa của thành phố này là rất lớn. Do vậy, trong khuôn khổ xây dựng khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc, khu kinh tế cửa khẩu Cao Bằng sẽ là một trong những đầu mối giao thông giao lưu, hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng như với các nước ASEAN và Trung Quốc. Mặc dù có vị trí thuận lợi như vậy nhưng trên thực tế, kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh vẫn rất khiêm tốn, năm 2014 chỉ khoảng 630 triệu đôla, trong khi đó cửa khẩu Lào cai10 tháng đầu năm 2015 kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh đạt 1.891,7 triệu USD. Điều đó cho thấy kinh tế cửa khẩu vẫn chưa trở thành động lực và mong muốn Cao Bằng trở thành trung tâm trung chuyển hàng hoá, kết nối phía Tây Trung Quốc với các nước ASEAN vẫn chỉ ở dạng tiềm năng. 2. Cơ sở lý thuyết, mô hình nghiên cứu Khi nói tới vai trò của địa lý tới tăng trưởng kinh tế người ta thường hay đề cập tới: Thứ nhất là vị trí địa lý, đó là vị trí tự nhiên, địa hình, địa điểm, khí hậu. Nếu là nước có vị trí thuận lợi về giao thông, khí hậu ôn hòa không quá khắc nghiệt, thiên nhiên ưu đãi, sẽ là những điều kiện thuận lợi để sản xuất phát triển, năng suất cao hơn. Thứ hai tài nguyên khoáng sản, sự giàu có về tài nguyên sẽ đem lại sự thuận lợi trong tăng trưởng kinh tế vì sự sẵn có các nguồn lực đầu vào. Thứ ba là diện tích lãnh thổ và dân số, thông thường lãnh thổ có diện tích lớn thì khí hậu đa dạng, tài nguyên phong phú, dân số đông đảm bảo đủ lực lượng lao động và thị trường nội địa lớn. Ngày nay trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế, được biểu hiện qua sự mở rộng thương mại hàng hoá và dịch vụ, sự di chuyển vốn và lao động, hình thành mạng lưới sản xuất quốc tế. Sự hình thành mạng lưới sản xuất quốc tế và chuỗi giá trị toàn cầu làm cho tính phụ thuộc lẫn nhau của các nền kinh tế ngày càng gia tăng và cũng làm cho quan niệm về vai trò của vị trí địa lý đối với quá trình phát triển cũng khác đi. Theo lý thuyết địa kinh tế mới, ba khía cạnh địa lý tác động tới sự phát triển là mật độ, khoảng cách và sự chia cắt, đây là những nhân tố “động”, chứ không bất biến. Thứ nhất, mật độ thường biểu hiện mức độ tập trung của hoạt động kinh tế ở trong một đơn vị diện tích đất (như km2). Ví dụ như mật độ các hoạt động kinh tế cao nhất ở thành phố lớn và thấp hơn ở những vùng nông thôn lân cận. Mật độ nói đến số đông các hoạt động kinh tế trên một đơn vị diện tích đất hoặc mức độ “dồn nén” các hoạt động kinh tế theo vùng địa lý. Mật độ cao đương nhiên đòi hỏi phải tập trung hóa lao động và vốn theo vùng địa lý, điều này gắn liền với mật độ việc làm và mật độ dân cư. Mật độ cao hơn sẽ gia tăng sự lựa chọn và cơ hội, nó đảm bảo cho tiềm năng thị trường lớn hơn cho việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ, thông tin và những yếu tố sản xuất. Do vậy ở nơi có mật độ cao sẽ thuận lợi hơn cho phát triển kinh tế. Thứ hai, khoảng cách biểu hiện các chi phí để đến được nơi có mật độ kinh tế cao. Khoảng cách ám chỉ sự dễ dàng hay khó khăn để hàng hóa, dịch vụ, lao động, vốn có thể di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Nó đo lường xem những dòng vốn, dòng dịch chuyển lao động, 533
  3. hàng hóa được vận chuyển và dịch vụ có thể được cung cấp giữa hai địa điểm dễ dàng đến đâu. Theo nghĩa này khoảng cách là khái niệm kinh tế học chứ không phải là khái niệm vật lý. Đối với thương mại hàng hóa và dịch vụ, khoảng cách liên quan đến thời gian và chi phí vận chuyển. Địa điểm, chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông cũng như sự sẵn có về dịch vụ sẽ ảnh hưởng nhiều đến khoảng cách kinh tế giữa hai điểm bất kỳ, cho dù khoảng cách về toán học là như nhau. Vì vậy khoảng cách là một phép nói ẩn dụ về khả năng tiếp cận thị trường. Do vậy nơi nào có chi phí vận chuyển hàng hoá thấp sẽ có cơ hội tiếp cận thị trường lớn, đó sẽ là động lực cho phát triển kinh tế. Thứ ba, sự chia cắt: Sự chia cắt đề cập đến địa lý xã hội chính trị như ngôn ngữ, tôn giáo, sắc tộc, lịch sử, văn hóa, xã hội cũng như các rào cản thương mại ảnh hưởng đến sự lưu thông của hàng hoá, lao động, vốn và con người. Có rất nhiều loại chia cắt, có thể là chia cắt hữu hình và vô hình trên phạm vi quốc gia hoặc địa phương. Đối với quốc gia, sự chia cắt hữu hình đó là đường biên giới giữa các quốc gia, còn sự chia cắt vô hình là những rào cản đối với thương mại và sự cơ động của các yếu tố sản xuất, ví dụ như quy định về thủ tục xuất nhập cảnh (xin visa) đến những quy định đối với sự lưu thông hàng hóa, lao động, vốn, con người. Dưới lăng kính kinh tế, sự chia cắt càng lớn nghĩa là các quy định áp đặt lên dòng lưu thông hàng hóa, dịch vụ, vốn, con người, các yếu tố sản xuất càng lớn. Do vậy để phát triển cần loại bỏ những yếu tố chia cắt hoặc rào cản đối với dòng lưu thông hàng hoá, dịch vụ và các yếu tố sản xuất. Hiện nay không một nước nào tự mình có thể đạt tới sự thịnh vượng trong nền kinh tế toàn cầu hóa, vì vậy các nước hoặc các vùng (tỉnh, địa phương) cần có đối sách để phát triển và cần tận dụng vị trí địa lý của mình để phát huy vai trò trên trường quốc tế. Với những nước gần thị trường lớn của thế giới cần cố gắng tận dụng lợi thế gần vị trí, gần nơi có mật độ kinh tế cao và trở thành phần mở rộng của các thị trường này. Các nước nằm trong khu vực năng động, có quốc gia là những “hàng xóm lớn”, có tốc độ tăng trưởng cao sẽ có lợi cho hội nhập của nước đó. Tác động lan tỏa của tăng trưởng qua biên giới là một trong những lợi ích mà hội nhập khu vực mang lại. Trong một khoảng không gian kinh tế hội nhập cao, tăng trưởng ở quốc gia láng giềng sẽ thúc đẩy tăng trưởng trong nước vì dễ tiếp cận thị trường và có thị trường rộng hơn. 3. Kết quả nghiên cứu Cao Bằng có diện tích tự nhiên 6.690,72 km², chiếm 2,12% diện tích cả nước. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), có đường biên giới dài 311 km, phía Tây giáp tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang, phía Nam giáp tỉnh Bắc Kạn, phía Đông Nam giáp tỉnh Lạng Sơn. Là tỉnh miền núi vùng cao biên giới, xa các trung tâm kinh tế lớn của vùng Đông Bắc và cả nước nhưng Cao Bằng lại có ba cửa khẩu là Tà Lùng, Hùng Quốc và Sóc Giang. Đây là lợi thế quan trọng, tạo điều kiện cho tỉnh giao lưu kinh tế với bên ngoài, nhất là Trung Quốc. Ngoài ra, Cao Bằng có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng với 22 loại khoáng sản. Đáng kể nhất là quặng sắt trữ lượng lớn và các khoáng sản khác như vàng, đôlômít, thạch anh, antimon, vofram. Thêm nữa Cao Bằng có nhiều di tích lịch sử, văn hoá được xếp hạng như di tích Pắc Bó, Lam Sơn, khu rừng Trần Hưng Đạo, khu di tích lịch sử Đông Khê, và cảnh quan thiên nhiên đẹp như thác Bản Dốc, động Ngườm Ngao, hồ Thang Hen nên có tiềm năng phát triển du lịch. 534
  4. Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của Cao Bằng năm 2014 như sau: Giá trị tổng sản lượng 5.100 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người 19,3 triệu đồng. Tỷ trọng cơ cấu ngành: nông - lâm- ngư nghiệp 24,6%, công nghiệp - xây dựng 26,6%, du lịch 48,8%. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh 16,352 nghìn đôla, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh 630 triệu đôla, tổng thu ngân sách 1.127 tỷ đồng (trong đó thu thuế XNK là 165 tỷ đồng). Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là kim loại, quặng và khoáng sản (silic, man gan, chì) bên cạnh sản phẩm mây tre, cói thảm. Thực tế cho thấy chỉ có điều kiện tự nhiên (giàu khoáng sản) đang đóng góp cho tăng trưởng kinh tế tỉnh, còn những điều kiện, lợi thế khác vẫn ở dạng tiềm năng. Theo lý thuyết phát triển hiện đại truyền thống về địa lý với phát triển thì cần xem xét mật độ, khoảng cách và sự chia cắt để thấy vai trò của các yếu tố này trong quá trình phát triển 3.1. Mật độ kinh tế Mật độ nói tới số đông hoặc mức độ “dồn nén” các hoạt động kinh tế trong vùng địa lý hay lưu lượng xuất nhập khẩu. Bởi Cao Bằng muốn tận dụng lợi thế thương mại cửa khẩu và trung tâm trung chuyển hàng hoá kết nối khu vực Tây Nam Trung Quốc với các nước ASEAN để phát triển nên chúng ta sẽ xem xét luồng vận chuyển hàng hoá sẽ có mật độ như thế nào ở Việt Nam nói chung và Cao Bằng nói riêng. Lợi thế của Việt Nam hiện nay một phần nhờ vị trí trong một khu vực năng động nơi có Trung Quốc đang nổi lên như một quốc gia có khả năng chi phối thương mại trong vùng và quốc tế. Hiện Trung Quốc là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, tỷ trọng xuất khẩu chiếm 12,4% tổng xuất khẩu thế giới và đó cũng là nước nhập khẩu nhiều thứ hai, với tỷ trọng nhập khẩu là 10,3% tổng nhập khẩu thế giới. Đối với Việt Nam và các nước láng giềng Đông Nam Á, vị thế chi phối này xuất phát từ việc quốc gia đó đang ở điểm cuối của các chuỗi cung ứng toàn cầu và bị chi phối bởi động lực tăng trưởng cao. Trung Quốc thu mua tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu thô từ các nước ASEAN, Châu Phi và các nước Mỹ La-tinh để sản xuất và lắp ráp trong nước và xuất khẩu sản phẩm cuối cùng sang Mỹ, EU, Nhật Bản, và các nước khác. Bảng 1: Đối tác xuất nhập khẩu chính của Trung Quốc Lĩnh vực xuất khẩu Lĩnh vực nhập khẩu Tỷ Tỷ Nước/ vùng Thứ Nước/ vùng Thứ trọng trọng lãnh thổ hạng lãnh thổ hạng (%) (%) Hong Kong, TQ 17,41 1 Hàn Quốc 9,39 1 Mỹ 16,71 2 Nhật Bản 8,32 2 Nhật 6,80 3 Hồng Công, TQ 8,08 3 Hàn Quốc 4,13 4 Các nước châu Á khác 8,02 4 Đức 3,05 5 Mỹ 7,87 5 Hà Lan 2,73 6 Úc 5,07 6 Anh 2,31 7 Đức 4,83 7 Nga 2,24 8 Malayxia 3,08 8 Việt Nam 2,20 9 Thuỵ Sỹ 2,88 9 535
  5. Lĩnh vực xuất khẩu Lĩnh vực nhập khẩu Tỷ Tỷ Nước/ vùng Thứ Nước/ vùng Thứ trọng trọng lãnh thổ hạng lãnh thổ hạng (%) (%) Ấn Độ 2,19 10 Braxin 2,78 10 Malayxia 2,08 11 Ả rập xê út 2,74 11 Singapore 2,07 12 Nam Phi 2,48 12 Các nước châu Á khác 1,84 13 Nga 2,03 13 Úc 1,70 14 Thái Lan 1,98 14 Inđônêxia 1,67 15 Ăngola 1,64 15 Braxin 1,62 16 Inđônêxia 1,61 16 Ai cập 1,51 17 Singapore 1,54 17 Thái Lan 1,48 18 Việt Nam 0,87 28 Nguồn: UN Comtrade Việt Nam, Inđônêxia, Malayxia, Thái Lan và Singapore là những đối tác thương mại lớn của Trung Quốc, tỷ trọng hàng hoá xuất nhập của nhóm nước này với Trung Quốc cũng chiếm tỷ trọng khoảng 10% và do vậy hứa hẹn một triển vọng khả quan cho luồng hàng hoá chu chuyển trong khu vực với mật độ đủ lớn. Mật độ lưu chuyển hàng hoá như vậy là cơ sở tiềm năng để hình thành tuyến hành lang kết nối giao thông để vận chuyển hàng hóa từ Thành Đô - Trùng Khánh - Bách Sắc (Trung Quốc) đến Cao Bằng - Hà Nội, Hải Phòng (Việt Nam) và đi tới các nước ASEAN đối với thương mại quốc tế. Đối với Việt Nam, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn trong cả lĩnh vực xuất khẩu và nhập khẩu và Việt Nam cũng có thâm hụt thương mại lớn với Trung Quốc. Trong khi Trung Quốc thu mua tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu thô từ các nước ASEAN, Châu Phi và các nước Mỹ La-tinh để sản xuất và lắp ráp trong nước và xuất khẩu sản phẩm cuối cùng sang Mỹ, EU, Nhật Bản và các nước khác. Việt Nam thì ngược lại, nhập khẩu máy móc và phụ kiện từ Trung Quốc các nước ASEAN để xuất khẩu một tập hợp cả thành phẩm và bán thành phẩm sang Mỹ, EU, và Nhật Bản. Bảng 2: Năm đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam Lĩnh vực xuất khẩu Lĩnh vực nhập khẩu Nước/khu vực Tỷ trọng (%) Nước/ khu vực Tỷ trọng (%) Mỹ 18,08 Trung Quốc 27,94 Nhật 10,26 Hàn Quốc 15,66 Trung Quốc 9,98 Nhật 8,75 Hàn Quốc 5,06 Các nước châu Á khác 7,12 Malayxia 3,78 Thái Lan 4,76 Nguồn: UN Comtrade 536
  6. Hiện tại Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu rau quả, gạo, cao su và than đá. Trung Quốc là thị trường có tiềm năng lớn cho xuất khẩu của Việt Nam bởi với quy mô dân số gần 1,4 tỷ người, tăng trưởng bình quân đạt 9,3%/năm, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng bình quân 20,8%/năm và thu nhập bình quân đầu người trên 3.000USD/năm. Năm 2014, Trung Quốc nhập khẩu khoảng 1.960 tỷ USD nhưng nhập khẩu từ Việt Nam chỉ 16,891 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 0,87% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc. Điều này cho thấy dung lượng thị trường nhập khẩu Trung Quốc còn rất lớn đối với việc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường này. Hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam được chia thành ba nhóm chính: (1) bao gồm nguyên liệu thô (dầu mỏ và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác), (2) sản phẩm dựa trên tài nguyên (nông sản), và (3) sản phẩm công nghiệp chế biến với hàm lượng công nghệ trung bình hoặc thấp. Cụ thể như sau: - Các sản phẩm công nghiệp chế biến dành cho xuất khẩu sử dụng nhiều nguyên liệu đầu vào nhập khẩu có các nhà máy tập trung tại các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp và chế biến ở miền Bắc và miền Nam. Hầu hết nguyên liệu được nhập khẩu bằng đường biển. Một số nguyên liệu nội địa hoặc được nhập từ các nước lân cận được vận chuyển bằng đường bộ. Xuất khẩu chủ yếu sử dụng công-ten-nơ qua đường biển hoặc đường hàng không. Các sản phẩm chủ yếu gồm dệt may, giày dép, điện tử và sản phẩm gỗ. - Các sản phẩm nguyên liệu như dầu thô và sản phẩm xăng dầu tại miền Nam (phục vụ cả xuất và nhập khẩu) và than tại miền Bắc (xuất khẩu). Các loại hàng này đòi hỏi cơ sở hạ tầng vận tải riêng biệt. - Mặt hàng nông sản như gạo, cà phê, cao su, hải sản được vận chuyển theo kiểu hàng rời, hàng khô hoặc hàng công-ten-nơ. Hàng được vận chuyển từ nơi sản xuất (xung quanh ba trung tâm khu kinh tế trọng điểm) tới cảng, một số khác được vận chuyển sang Trung Quốc bằng đường bộ hoặc đường sắt. Ba khu kinh tế trọng điểm của Việt Nam là: - Thứ nhất, khu kinh tế trọng điểm phía Nam là vùng năng động nhất, với trung tâm là TP. HCM và các vùng phụ cận tại Bình Dương, Đồng Nai. Luồng xuất và nhập khẩu đi qua các cổng giao dịch quốc tế chính (cảng Sài Gòn, cảng Vũng Tàu, và sân bay Tân Sơn Nhất) tới các nguồn hàng nhập khẩu và các thị trường xuất khẩu quan trọng nhất, và thông qua các cửa khẩu quốc tế (cửa khẩu Mộc Bài và Hoa Lư) tới Campuchia. - Thứ hai, khu kinh tế trọng điểm phía Bắc là trung tâm kinh tế quan trọng thứ hai, bao gồm thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh. Luồng thương mại chủ yếu đi qua các cửa khẩu quốc tế (cảng Hải Phòng và sân bay Nội Bài) và các cửa khẩu (cửa khẩu Lạng Sơn và Lào Cai). Một lượng lớn hàng hóa đi qua các cửa khẩu này, nhất là từ Trung Quốc. Trong vùng có ba hành lang chính: Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lào Cai và Hà Nội - Lạng Sơn (đường sắt và đường bộ). - Thứ ba, khu kinh tế trọng điểm miền Trung ít sôi động hơn, nằm tại miền Trung của đất nước, bao gồm thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. Luồng thương mại đi qua các cổng giao dịch quốc tế gồm cảng Chân Mây, cảng Đà Nẵng, cảng Qui Nhơn, sân bay Đà Nẵng và cửa khẩu Lao Bảo kết nối với Lào. Đối với thương mại quốc tế có tới 90% lượng hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam được vận chuyển bằng đường biển, chỉ có 10% lượng hàng hoá được vận chuyển bằng đường 537
  7. bộ tới các nước như Trung Quốc, Lào, Campuchia. Tuy nhiên nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất trong nước và chế biến xuất khẩu vẫn được vận chuyển dọc theo lãnh thổ và đối với vận chuyển hàng hoá nội địa thì vận tải đường bộ chiếm 74% tổng khối lượng vận chuyển, đường thuỷ nội địa chiếm 18% và phần còn lại dành cho đường sắt và đường hàng không. 3.2. Khoảng cách Đối với thương mại hàng hóa và dịch vụ, khoảng cách liên quan đến thời gian và chi phí vận chuyển. Trong thương mại hàng hoá, chi phí của hàng hoá bao gồm chi phí sản xuất ra hàng hoá và chi phí đưa hàng hoá đến tay người tiêu dùng. Vì thế, trong chi phí đã tính đến các yếu tố như chi phí vận chuyển, thuế và các hàng rào phi thuế. Trong một nghiên cứu thực nghiệm của Ngân hàng thế giới đã chỉ ra những nhân tố như là khoảng cách địa lý, hiệu quả chuỗi cung ứng, và dịch vụ logistics có tác động tới chi phí thương mại nhiều hơn so với mức thuế1. Để giảm khoảng cách về kinh tế (giảm chi phí) chứ không phải là khoảng cách về địa lý thì cần (1) giảm chi phí vận chuyển,(2) giảm quy trình và thủ tục thương mại. Chi phí vận chuyển liên quan đến rất nhiều yếu tố, có thể kể tới mạng lưới giao thông, cơ sở hạ tầng, dịch vụ vận tải, dịch vụ logistics thương mại (hệ thống kho hàng hoá và dịch vụ được cung cấp tại cơ sở lưu kho). Về chất lượng cơ sở hạ tầng, báo cáo cạnh tranh toàn cầu 2014 - 2015 đã cho thấy bức tranh về chất lượng cơ sở hạ tầng ở Việt Nam so sánh với một số nước trong khu vực. Chất lượng cơ sở hạ tầng nói chung của Việt Nam xếp hạng 112/144 nước, mặc dù đã cải thiện so với năm 2011 - 2012 (xếp hạng 123/144) nhưng rõ ràng là chất lượng cơ sở hạ tầng ở Việt Nam còn khoảng cách so với những nước trong khu vực. Bảng 3: Xếp hạng cạnh tranh toàn cầu về cơ sở hạ tầng một số quốc gia 2014 - 2015 Chất lượng Chất Chất Chất lượng Chất lượng cơ sở hạ tầng lượng lượng cảng hạ tầng đường bộ nói chung đường sắt biển hàng không Việt Nam 112 104 52 88 87 Thái Lan 76 50 74 54 37 Singapore 5 6 - 2 1 Malayxia 20 19 12 19 19 Trung Quốc 64 49 17 53 58 Nguồn: WEF, Global Competitiveness Report 2014 - 2015. Về cơ sở hạ tầng giao thông ở Cao Bằng: Hệ thống giao thông duy nhất chỉ có đường bộ, gồm bốn tuyến quốc lộ (QL 3, 4A, 34 và 4C) với chiều dài 413km và các tuyến tỉnh lộ (607km), huyện lộ (khoảng 1002 km) và giao thông liên xã. Trong đó, QL3 là huyết mạch của tỉnh, xuất phát từ Yên Viên đến Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng và cửa khẩu Tà Lùng. QL 4A là con đường ngắn nhất nối Cao Bằng với cảng biển Mũi Chùa (Quảng Ninh). Hệ thống đường quốc lộ đã được nhựa hoá, đạt tiêu chuẩn cấp IV, cấp V đường miền núi, chất lượng đường tương đối tốt. Hệ thống đường tỉnh gồm 18 tuyến đường với chiều dài 607km, đã có 1Arvis, J.-F., Y. Duval, B. Shepherd, and C. Utoktham. 2013. “Trade Costs in the Developing World.” Policy Research Working Paper No. 6309, World Bank. Access the UNESCAP-World Bank trade costs database at 538
  8. 76% đường rải nhựa, 24% đường cấp phối hoặc đá dăm cấp phối (khoảng hơn 100km) nhưng đường đạt chất lượng cấp IV miền núi chỉ có 43km. Hệ thống đường huyện, đường xã tỷ lệ đường nhựa rất khiêm tốn (27% với đường huyện và 2,3% với đường xã) chủ yếu là đường cấp phối, đá dăm và đường đất2. Về giao thông tĩnh thì Cao Bằng chỉ có 1 bến xe tại thành phố, 1 kho chuyển tải hàng hoá và 3 bãi đỗ xe tại Tà Lùng, Sóc Giang và Hùng Quốc. Theo đánh giá của năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2014, đánh giá về cơ sở hạ tầng của Cao Bằng xếp thứ 58 trên 63 tỉnh. Thực trạng cơ sở hạ tầng giao thông đang là thách thức đối với mục tiêu trở thành trạm trung chuyển hàng hoá nối liền Trung Quốc với khu vực ASEAN. Về quy trình và thủ tục thương mại đối với hàng hoá qua biên giới, tiêu thức đánh giá được Ngân hàng thế giới đưa ra trong Báo cáo môi trường kinh doanh 2015 bao gồm số lượng hồ sơ, thời gian và chi phí. Bảng 4: Thời gian và chi phí thương mại qua biên giới một số quốc gia, 2015 Xuất khẩu Nhập khẩu Xếp hạng thương Hồ sơ Chi phí Hồ sơ Chi phí mại qua Thời gian Thời gian (Số (Đôla/côn (Số (Đôla/côn biên giới* (Ngày) (Ngày) lượng) g-ten- nơ) lượng) g-ten- nơ) Việt Nam 75 5 21 610 8 21 600 Thái Lan 36 5 14 595 5 13 760 Singapore 1 3 6 460 3 4 440 Malayxia 11 4 11 525 4 8 560 Trung Quốc 98 8 21 823 5 24 800 Nguồn: WB, Doing Business 2015. * Xếp hạng trên tổng số 189 nước. Mặc dù khảo sát của Ngân hàng thế giới dựa trên cơ sở của xuất nhập khẩu một chuyến hàng theo vận tải biển chuẩn, nhưng kết quả cho thấy thương mại qua biên giới của Việt Nam về chi phí cũng tương tự các nước khác, nhưng về thời gian để hoàn thành một thương vụ xuất nhập khẩu thì Việt Nam cao hơn các nước khác (trừ Trung Quốc). Về quy trình thủ tục thương mại, là tập hợp các quy trình và dịch vụ liên quan cần thiết cho việc vận chuyển hàng hóa qua biên giới. Những quy trình này bao gồm việc thu các loại thuế quan, thực thi các hiệp định thương mại, hạn chế buôn bán những hàng hóa có ảnh hưởng tới sức khỏe và sự an toàn của cộng đồng, và những vấn đề khác. Để tạo thuận lợi thương mại thì quy trình và thủ tục thương mại cần việc loại bỏ các trở ngại như quá nhiều giấy tờ, các thủ tục cồng kềnh và không thống nhất, và các khoản chi phí không chính thức. Bảng 5 cho thấy hiệu quả của quản lý hàng hoá qua biên giới, phản ánh việc thực hiện quy trình và thủ tục thương mại. 2 UBND tỉnh, Báo cáo phát triển hạ tầng giao thông tỉnh Cao Bằng, 2014 539
  9. Bảng 5: Xếp hạng hiệu quả quản lý biên giới một số quốc gia, 2014 Việt Thái Trung Singapore Malayxia Nam Lan Quốc - Quản lý biên giới 86 56 1 33 48 - Quản lý thuế quan 94 30 1 84 53 - Quản lý thủ tục xuất nhập khẩu 60 36 3 27 38 - Chỉ số minh bạch hải quan 92 91 59 59 39 Nguồn: WEF, The Global Enabling Trade Report 2014. Xếp hạng trên tổng số 138 nước. Mặc dù quy trình và thủ tục hải quan ở Việt Nam đã được cải tiến nhiều nhưng so với các nước trong khu vực đây vẫn là điểm hạn chế lớn. Nghĩa là còn khá nhiều trở ngại đối với hàng hoá qua biên giới, những trở ngại này không chỉ do quản lý kém và thiếu minh bạch mà còn do cơ sở hạ tầng không đồng bộ, sử dụng hạn chế công nghệ thông tin để tự động hóa các thủ tục, và ứng dụng hạn chế các kỹ thuật quản lý rủi ro. Như vậy, để giảm chi phí thì cách làm khả thi hơn là cải thiện hiệu quả quản lý biên giới so với cải thiện cơ sở hạ tầng. Với Cao Bằng cũng vậy, nhận thức được cải thiện cơ sở hạ tầng đòi hỏi thời gian và nguồn vốn lớn, Cao Bằng đã tập trung cải thiện quy trình và thủ tục hải quan, tạo thuận lợi cho hàng hoá qua biên giới. Việc thành lập Khu kinh tế cửa khẩu Cao Bằng (ngày 11-3-2014), với những cơ chế thí điểm về xuất nhập khẩu và về tạm nhập tái xuất qua lối mở Nà Lạn, đồng thời đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở khu vực cửa khẩu và điểm tập kết hàng hoá đã tạo thuận lợi cho thương mại qua biên giới. Theo Cục Hải quan Cao Bằng, hết tháng 8-2015, đơn vị giám sát thực xuất cho 11.747 tờ khai, tăng 89% so với cùng kỳ; tổng giá trị kim ngạch đạt hơn 613 triệu USD (gấp hơn 2,35 lần tổng kim ngạch làm thủ tục tại đơn vị), tăng 29% so với cùng kỳ. Hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, kho ngoại quan không chỉ giúp lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu qua Cao Bằng nhộn nhịp hơn mà còn có đóng góp đáng kể cho thu ngân sách của địa phương (từ hoạt động thu phí sử dụng cửa khẩu). Theo Ban quản lý khu kinh tế Cao Bằng, từ năm 2011 đến năm 2015, tổng số thu phí sử dụng cửa khẩu ở địa bàn dự kiến đạt khoảng 545 tỷ đồng (trong đó riêng năm 2015 dự kiến đạt 150 tỷ đồng). 4. Kết luận Cao Bằng thực sự có cơ hội để trở thành trung tâm trung chuyển hàng hoá và chế biến hàng hóa, nhất là hàng nông sản và dịch vụ logistics, và là cầu nối trung chuyển đường bộ kết nối khu Tây Nam Trung Quốc và các nước Đông Nam Á bởi những lý do sau: Thứ nhất về trị trí địa lý, Cao Bằng nằm trên lộ trình gần nhất kết nối phía Tây Trung Quốc với các nước ASEAN, nằm trên hành lang giao thông nối Trùng Khánh (Tứ Xuyên, Trung Quốc) và Bách Sắc (Quảng Tây, Trung Quốc) với Cao Bằng, về Hải Phòng. Thứ hai về mật độ lưu chuyển hàng hoá, mặc dù 90% hàng hoá xuất nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển nhưng đối tác thương mại lớn của Việt Nam là Trung Quốc. Luồng thương mại chủ yếu ở khu kinh tế trọng điểm Bắc bộ là đường bộ,từ các cửa khẩu quốc tế (cảng Hải Phòng và sân bay Nội Bài) đi qua các cửa khẩu (cửa khẩu Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng) tới Trung Quốc. Đồng thời Cao Bằng cũng là điểm đầu của đường mòn Hồ Chí Minh, hành lang giao thông kết nối Bắc - Nam, thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất và chế biến xuất khẩu bằng đường bộ. 540
  10. Tuy nhiên để biến cơ hội thành hiện thực, Cao Bằng trước mắt cần thực hiện tốt điểm đột phá về quy trình và thủ tục thương mại đối với hàng hoá qua biên giới. Để thực hiện điều này cần: - Cải thiện khuôn khổ pháp lý, xử lý giấy tờ, thủ tục hành chính theo cách đơn giản hoá các quy định, thủ tục đối với hàng hoá xuất nhập khẩu nhằm mục đích giảm thời gian chuẩn bị hồ sơ cho một thương vụ xuất nhập khẩu. - Tăng cường năng lực của cơ sở hạ tầng thông tin, tăng số lượng thiết bị và thời gian phục vụ để tự động hoá các thủ tục hải quan, đồng thời trao đổi và xử lý số liệu nhằm giảm thiểu sự tương tác trực tiếp giữa các bên nhằm giảm thời gian thông quan. Thay đổi phương thức tương tác giữa cơ quan quản lý nhà nước với các chủ hàng - Tăng cường năng lực cơ sở hạ tầng các khu kinh tế cửa khẩu, bố trí các điểm thông quan nội địa và phát triển hệ thống kho bãi để nâng cao năng lực dịch vụ logistics. Cung cấp dịch vụ lưu kho hàng hoá và các dịch vụ được cung cấp tại cơ sở lưu kho, ví dụ như dịch vụ tổng hợp, đóng gói và ghi nhãn, quản lý hàng hoá theo yêu cầu khách hàng. Một dịch vụ phổ biến khác nữa là giải phóng và chuyển tiếp hàng, Những điều này sẽ góp phần rút ngắn thời gian chuẩn bị hồ sơ, giảm các chi phí chính thức và không chính thức phát sinh trong quá trình thông quan. Về tổng thể, các biện pháp trên trực tiếp làm giảm thời gian và chi phí thương mại qua biên giới, đây cũng là một giải pháp quan trọng nhằm làm giảm chi phí cho hàng hoá xuất khẩu, tạo năng lực cạnh tranh cho hoạt động logistics trên địa bàn. Tiếp theo, Cao Bằng cần nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông, cụ thể nâng cấp toàn tuyến Quốc lộ 4a, xây dựng tuyến đường cao tốc Lạng Sơn - Cao Bằng; đường nối cao tốc từ Chợ Mới - Bắc Kạn lên Cao Bằng bởi hệ thống giao thông hiện nay của Cao Bằng chỉ đáp ứng nhu cầu phục vụ dân sinh, chưa đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá. Cơ sở hạ tầng giao thông hoàn chỉnh sẽ là điều kiện để Cao Bằng tham gia vào mạng lưới vận chuyển hàng hoá vì sẽ làm giảm thời gian vận chuyển và giảm chi phí vận chuyển, là cơ sở để tăng chất lượng dịch vụ logistics. Tuy nhiên đầu tư cho cơ sở hạ tầng là bài toán không thể giải quyết ngay và không chỉ trông chờ vào nhà nước, bên cạnh việc đầu tư của Trung ương, của Bộ Giao thông vận tải, Cao Bằng cũng nên tìm những cơ chế thích hợp để khuyến khích các thành phần kinh tế khác tham gia đầu tư cơ sở hạ tầng. Các biện pháp thường được áp dụng là có chính sách ưu đãi đầu tư nhằm thu hút đầu tư và hợp tác công tư trong xây dựng cơ sở hạ tầng. Tài liệu tham khảo 1. Cổng thông tin điện tử Cao Bằng 2. Ngân hàng thế giới, Tạo thuận lợi thương mại, tạo giá trị và năng lực cạnh tranh: gợi ý chính sách cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam, 2013 3. Ngân hàng thế giới, Tái định dạng địa kinh tế, Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin, 2008 4. WEF, The Global Enabling Trade Report 2014 5. WEF, Global Competitiveness Report 2014-2015 541