Cơ hội và thách thức đối với hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh mới

pdf 10 trang Gia Huy 4200
Bạn đang xem tài liệu "Cơ hội và thách thức đối với hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfco_hoi_va_thach_thuc_doi_voi_hoi_nhap_kinh_te_quoc_te_cua_vi.pdf

Nội dung text: Cơ hội và thách thức đối với hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh mới

  1. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI OPPORTUNITIES AND CHALLENGES OF INTERNATIONAL ECONOMIC INTEGRATION FOR VIETNAM IN THE NEW CONTEXT TS. Trần Việt Thảo Trường Đại học Thương mại Tóm tắt Toàn cầu hoá - hội nhập kinh tế quốc tế - tự do hoá thương mại đã và đang là hướng đi của Việt Nam từ năm 1986 đến nay. Việt Nam từng bước tiến hành công cuộc đổi mới và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế với phương châm: đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại. Việc hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng giao lưu mối quan hệ thương mại với các nước, các tổ chức là một cơ hội để đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nền kinh tế phát triển.Có thể thấy, trong thời gian qua, việc hội nhập vào nền kinh tế thế giới của Việt Nam đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, góp phần không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên bên cạnh những cơ hội vẫn luôn tiềm ẩn rất nhiều những thách thức mà Việt Nam cần phải nỗ lực vượt qua. Từ khóa:cơ hội, thách thức, hội nhập, Việt Nam Abstract Towards globalization - international economic integration - trade liberalization have been the direction of Vietnam since 1986. Vietnam has gradually renovated and promoted the process of international economic integration with the motto: diversification and multilateralization of external relations. The international economic integration and expansion of trade exchanges with other countries and organizations are opportunities for Vietnam to have a developed economy. It can be seen that in recent years, the integration into the world economy of Vietnam has promoted the export and attraction of foreign direct investment, contributing significantly to economic growth. However, there are many challenges that Vietnam must attempt to overcome. Key words:opportunities, challenges, integration, Vietnam 1. Bối cảnh khu vực và quốc tế Năm 2008, Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới đã phải trải qua một thách thức nghiêm trọng từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Cuộc khủng hoảng đã làm bộc lộ những rủi ro khó lường trong sự phát triển thiếu bền vững của nền kinh tế toàn cầu và của các nền kinh tế quốc gia, từ những nền kinh tế phát triển nhất, nơi các công ty bất chấp rủi ro chạy theo lợi nhuận tối đa, cho đến những nền kinh tế đang 827
  2. phát triển lệ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu và đầu tư nước ngoài. Khi đó, điểm yếu của mỗi nền kinh tế bộc lộ và bị khoét sâu. Cuộc khủng hoảng một lần nữa đặt ra yêu cầu đối với vấn đề hội nhập bền vững và phối hợp hiệu quả giữa các quốc gia để đối phó với những thách thức kinh tế toàn cầu khi các giải pháp ở tầm quốc gia đã trở nên lỗi thời còn các giải pháp ở quy mô toàn cầu mới chỉ là sơ khai. Bên cạnh đó, bối cảnh kinh tế thế giới thời kỳ hậu khủng hoảng và sự tiến triển chậm trễ của quá trình tự do hóa thương mại đa phương đã và đang tạo điều kiện cho các thỏa thuận tự do hóa thương mại song phương và khu vực (FTA) tiếp tục bùng nổ, trở thành tâm điểm của toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế. Xen lẫn với các quá trình hội nhập đa phương, sự bùng nổ này đang đưa thế giới đến một “cấu trúc ma trận” các FTA trên nhiều phương, nhiều tuyến và nhiều cấp độ, tạo ra nhiều cơ hội và sức ép cho các nền kinh tế. Theo đó, quốc gia, khu vực nào trở thành tâm điểm, đầu mối của các FTA này sẽ có vai trò nổi bật trong hệ thống kinh tế toàn cầu.Ngược lại, quốc gia, khu vực nào tụt lại phía sau sẽ chịu nhiều thua thiệt. Cuộc khủng hoảng đã và đang đặt ra vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế của các quốc gia và thế giới để tạo lập lại nền tảng cho sự phát triển bền vững.Cải cách cơ cấu kinh tế là một yêu cầu mang tính cấp thiết của thực tiễn sau khủng hoảng.Đây vừa là cơ hội song cũng là thử thách khó khăn đối với tất cả các nước muốn phát triển xa hơn. Một số nước trong khu vực đi trước Việt Nam đã không chủ động vượt qua đòi hỏi này, nên dần sa vào nghịch lý“tăng trưởng cao trong khi sức cạnh tranh phát triển sa sút”.Bởi lẽ, hội nhập kinh tế quốc tế một mặt có thể thúc đẩy quá trình tái cấu trúc nền kinh tế quốc gia bằng cách tạo sức ép để dịch chuyển nguồn lực sang các lĩnh vực mới có năng suất cao hơn và có lợi thế cạnh tranh lớn hơn. Nhưng mặt khác, tái cấu trúc ở các lĩnh vực kinh tế đang phát triển theo đuổi chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu cũng đòi hỏi phải giảm bớt sự lệ thuộc vào bên ngoài và chú trọng khai thác thị trường trong nước nhiều hơn. Giai đoạn 2010 – 2020 được coi là giai đoạn chuyển tiếp quan trọng của nền kinh tế Việt Nam từ một nền kinh tế phát triển thấp sang một nền kinh tế phát triển trung bình hội nhập sâu và toàn diện vào nền kinh tế thế giới. Sau 30 năm đổi mới, mở cửa hội nhập và phát triển, Việt Nam đã thoát ra khỏi tình trạng nước nghèo, tiềm lực kinh tế được nâng cao, tạo ra bước chuyển lớn trong sức mạnh và vị thế kinh tế quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, Việt Nam đã xây dựng được kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cơ bản cho thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng hiện đại, vai trò của công nghiệp được nâng lên, khu vực thương mại, dịch vụ trở nên quan trọng và luôn tăng trưởng khá. Kim ngạch ngoại thương tăng mạnh; một số sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam đã khẳng định được chỗ đứng trên thị trường quốc tế. Nền kinh tế đã thu hút được một lượng lớn nguồn vốn đầu tư nước ngoài, bước đầu tham gia vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Kinh tế nông thôn, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, đã chuyển dần từ sản xuất nhỏ, manh mún sang sản xuất hàng hóa, gắn với nhu cầu thị trường và trên cơ sở phát huy lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới. Chúng ta đã hình thành được một số vùng kinh tế trọng điểm nhằm tạo động lực và sức lan tỏa phát triển, trên cơ sở khai thác và phát huy tiềm năng, lợi thế của vùng. Nhiều khu công nghiệp, khu đô thị lớn được hình thành. Đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân được tôn vinh và ngày một phát triển; trở thành lực lượng quan trọng để thực 828
  3. hiện đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cơ cấu dân cư và lao động có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ lệ dân cư và lao động trong khu vực nông nghiệp và nông thôn; chất lượng nguồn nhân lực từng bước được nâng lên. Bộ mặt xã hội thay đổi từng ngày. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt theo các bước đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cụ thể: tại thời điểm năm 1988, đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội tiềm ẩn từ những năm 70, bùng phát trong những năm 80 của thế kỷ trước, GDP bình quân đầu người của Việt Nam khi đó chỉ đạt 86 USD/người/năm, nằm trong nhóm các nước có mức thu nhập thấp nhất thế giới, thì đến năm 2010 đã đạt mức 1.273 USD/người/năm và hiện nay đã đạt ngưỡng xấp xỉ 2.000 USD/người/năm. Cùng với việc gia nhập ASEAN, APEC, và ký kết hiệp định thương mại song phương với Mỹ, việc trở thành thành viên WTO đã tạo ra bước ngoặt mới trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, giúp nâng quan hệ kinh tế, thương mại của Việt Nam với nhiều đố tác lên một tầm cao mới. Gia nhập WTO đã làm thay đổi tư duy chiến lược hội nhập kinh tếquốc tế của Việt Nam, theo hướng vươn ra biển lớn và có một tầm nhìn toàn cầu. Gia nhập WTO tạo ra những điều chỉnh thể chế kinh tế, hoàn thiện từng bước khung pháp lý, xóa bỏ các rào cản và nâng cao tính minh bạch trong chính sách thương mại và đầu tư, giúp tăng hiệu quả và thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Những nhân tố đó tạo ra sức mạnh nội lực, tính dẻo dai, khả năng thích ứng và giúp giảm thiểu tính dễ bị tổn thương của nền kinh tế trước những biến động hay cú sốc từ bên ngoài. Những bước hội nhập vừa qua tạo lập nền tảng để Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hơn trong giai đoạn 2015 – 2020, với tầm nhìn đến năm 2030, theo cách thức đa phương, đa tuyến, đa tầng, kết hợp hội nhập song phương, tiểu vùng, khu vực và toàn cầu cũng như trong các lĩnh vực của nền kinh tế. 2. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong thời kỳ hội nhập 2.1. Cơ hội Những thành tựu to lớn mà Việt Nam đạt được trong hội nhập kinh tế quốc tế thời kỳ đổi mới là kết quả của cả một quá trình thực hiện nhất quán đường lối, chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa với chủ trương chủ động và tích cực hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng với khu vực và thế giới. Những thành tựu đó đã tạo thêm niềm tin để Việt Nam càng vững bước trên đường hội nhập, tận dụng tốt nhất những cơ hội mới đang mở ra. (1) Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hoá mở ra khả năng cho Việt Nam, nhất là khi đã là thành viên chính thức WTO, tham gia nhanh và hiệu quả vào hệ thống phân công lao động quốc tế, tận dụng mọi nguồn lực phục vụ mục tiêu phát triển. Do vậy, chúng ta có cơ hội thuận lợi đẩy nhanh quá trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động và rút ngắn thời gian vật chất của công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Cụ thể: Hội nhập kinh tế quốc tế thông qua sự tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, gắn kết vào mạng lưới sản xuất toàn cầu đang trở thành xu thế cơ bản trong quan hệ kinh tế quốc tế. Sự hình thành của mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị ở cấp độ toàn cầu cũng như khu vực tạo điều kiện để các nước có thể tham gia vào hệ thống phân công lao động quốc tế trên cơ sở lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh. (2) Trong nền kinh tế toàn cầu hoá, các yếu tố như nguồn vốn, công nghệ sản xuất tiên tiến và khoa học quản lý hiện đại có sự lưu chuyển tự do nhanh chóng, vì vậy các nước đều có khả năng tiếp cận, sử dụng với mức độ khác nhau. Cùng với dòng chảy khổng lồ về vốn, hàng loạt các hoạt động chuyển giao công nghệ sản xuất và khoa học quản lý tiên tiến được thực hiện, góp phần hữu hiệu vào sự lan toả rộng rãi của các làn sóng tăng trưởng hiện đại.Việc tham gia này mở ra cơ hội mới cho các nước đang phát triển tập trung vào rút ngắn khoảng cách về tri thức và công nghệ để đẩy nhanh tiến trình phát triển.Với Việt 829
  4. Nam, tham gia vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu không còn là xu hướng mà trở thành nhu cầu thực sự của các doanh nghiệp khi quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ngày càng sâu rộng.Sự xuất hiện của các dự án đầu tư lớn từ các tập đoàn đa quốc gia như Samsung, LG, Microsoft, Intel hay Mitsubishi Heavy Industries tại Việt Nam đang được coi là cơ hội vàng cho doanh nghiệp trong nước tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, các doanh nghiêp Việt Nam hiện chưa thực sự tận dụng tốt cơ hội này và vẫn đang “loay hoay” vì chưa thể xác định vị trí của mình ở đâu trong chuỗi giá trị toàn cầu. (3) Việc Việt Nam gia nhập các định chế, tổ chức kinh tế, tài chính khu vực cũng như toàn cầu, nhất là WTO tạo cơ hội tiếp cận thị trường hàng hoá và dịch vụ ở tất cả các nước thành viên với mức thuế nhập khẩu đã được cắt giảm và các ngành dịch vụ mà các nước mở cửa theo quy định. Nước ta có điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu, từng bước mở rộng kinh doanh dịch vụ ra ngoài biên giới quốc gia. Với một nền kinh tế có độ mở lớn, kim ngạch xuất khẩu luôn chiếm trên 60% GDP thì điều này càng có ý nghĩa quan trọng, là yếu tố bảo đảm tăng trưởng của Việt Nam. (4) Trên lĩnh vực kinh tế, tiến trình hội nhập của Việt Nam ngày càng sâu rộng thì càng đòi hỏi phải hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh theo thông lệ quốc tế, thực hiện công khai, minh bạch các thiết chế quản lý làm cho môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện. Đây là tiền đề rất quan trọng để phát huy tiềm năng của mọi thành phần kinh tế trong nước, là cơ hội để tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, bảo đảm tốc độ tăng trưởng bền vững hơn và rút ngắn khoảng cách phát triển. Mặt khác, gia nhập WTO đánh dấu bước phát triển về chất của tiến trình hội nhập, giúp nước ta có được vị thế bình đẳng như các thành viên khác trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, tiếng nói được tôn trọng hơn, có quyền thương lượng và khiếu nại công bằng hơn đối với các tranh chấp thương mại trong khuôn khổ WTO, có điều kiện để bảo vệ lợi ích của đất nước, của doanh nghiệp. Đồng thời, hội nhập vào nền kinh tế thế giới cũng thúc đẩy tiến trình cải cách trong nước, bảo đảm cho tiến trình cải cách của nước ta đồng bộ hơn, có hiệu quả hơn tạo ra động lực lớn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền ngày càng vững mạnh. (5) Các xu hướng phát triển quốc tế và khu vực trong 10 - 15 năm tới về cơ bản là thuận lợi cho sự phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Gắn kết với các định chế đa phương, Việt Nam sẽ có sức mạnh thương lượng đáng kể trong các quan hệ tay đôi, có thể giảm được sức ép và sự áp đặt của các nước lớn và các nước phát triển. Sự năng động của hợp tác Đông Á nói chung và ASEAN nó riêng là cơ hội để Việt Nam vươn lên tham gia vào nhóm nước phát triển nhất trong khu vực Đông Nam Á. Trong khi một số nước trong khu vực vẫn còn tồn tại những bất ổn về chính trị - xã hội, Việt Nam có lợi thế ở chỗ môi trường chính trị - xã hội trong nước ổn định để tạo lợi thế cạnh tranh, tranh thủ các thời cơ, mạnh dạn bứt phá phát triển. Trong khoảng 10 – 15 năm tới, Việt Nam hoàn toàn có thể chủ động và tích cực hơn trong các tiến trình hội nhập khu vực cũng như xúc tiến các FTA song phương với vị thế của người đề xuất sáng kiến và tham gia soạn thảo luật chơi. Có thể thấy, hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian qua đã góp phần cải thiện đáng kể vị thế của Việt Nam trên bản đồ khu vực và thế giới. Từ một quốc gia đi sau, Việt Nam đã trở thành một quốc gia tích cực tham gia, chủ động đề xuất các sáng kiến, thúc đẩy các liên kết trong hội nhập kinh tế quốc tế. Trên cơ sở phát huy tối đa thế và lực mới của đất nước, Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để mở rộng không gian phát triển: một là theo hướng hội nhập sâu hơn vào khu vực Đông Á và hai là theo hướng trở thành một quốc gia biển tại khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương, từ đó trở thành tâm điểm trong chiến lược của các nhà đầu tư và hoạt động thương mại quốc tế. 2.2. Thách thức 830
  5. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay cũng như những năm tới không chỉ có thời cơ và thuận lợi, mà còn phải đối diện với nhiều thách thức lớn. Do đó, chúng ta cần nhận thức rõ những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt để từ đó tìm ra biện pháp khắc phục hữu hiệu. (1) Tương quan sức mạnh giữa các nền kinh tế đang thay đổi rất nhanh trong bối cảnh hậu khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Mặc dù Mỹ, Nhật Bản và EU vẫn tiếp tục đóng vai trò là những đầu tàu của nền kinh tế thế giới, nhưng không thể không kể đến vai trò và vị thế kinh tế của Trung Quốc đang tăng lên hết sức nhanh chóng. Ngoài ra, còn phải kể đến sự xuất hiện của một loạt các trung tâm phát triển mới đang nổi lên ở châu Á, châu Phi và Mỹ La Tinh, có thể qui lại trong các nhóm nước như BRIC (Brazil, Russia, India, China) hay VISTA (Vietnam, Indonesia, South Africa, Thailand, Argentina). Sự kết hợp giữa các nền kinh tế phát triển và các nền kinh tế mới nổi trong nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20)đã và đang hình thành cơ chế quản trị nền kinh tế toàn cầu mới thay cho các cơ chế cũ như IMF, WB, G7 tỏ ra lỗi thời và kém hiệu quả. Sự thay đổi này đòi hỏi các nền kinh tế cần có những điều chỉnh phù hợp, xác định và tiếp cận các đối tác kinh tế - thương mại chiến lược hàng đầu của mình trong hiện tại và tiềm năng trong tương lai. (2) Các điều kiện tự nhiên cho sự phát triển đang ngày càng trở nên hạn hẹp hơn, đặt ra yêu cầu cao về tiết kiệm và hiệu quả sử dụng nguồn lực. Thế giới đang phải đối mặt với tần suất ngày càng nhiều những thảm họa thiên tai nghiêm trọng do hậu quả của hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu mà sự phát triển kém bền vững gây ra. Xét trên phạm vi toàn thế giới, biến đổi khí hậu sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế và tạo nên các chu kỳ tăng trưởng không bền vững. Sử dụng các mô hình đánh giá hiệu ứng kinh tế toàn cầu, các nghiên cứu chỉ ra rằng, biến đổi khí hậu sẽ tác động nghiêm trọng đến năng suất, sản lượng và làm giảm tốc độ tăng trưởng ở các nước chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân ở các nước đang phát triển chịu tác động mạnh nhất của biến đổi khí hậu sẽ giảm từ 1% đến 2,3%/năm. Ở Việt Nam, thiên tai đang ngày càng gia tăng cả về quy mô cũng như chu kỳ lặp lại, từ đó làm mất đi nhiều thành quả của quá trình phát triển kinh tế-xã hội của cả nước. Báo cáo kết quả nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu của tổ chức DARA International (năm 2012) chỉ ra rằng, biến đổi khí hậu có thể làm Việt Nam thiệt hại khoảng 15 tỉ USD mỗi năm, tương đương khoảng 5% GDP. Nếu Việt Nam không có giải pháp ứng phó kịp thời, thiệt hại do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến 11% GDP vào năm 2030. Vì thế, phát triển bền vững và hội nhập để đảm bảo phát triển bền vững trở thành một trong những thách thức lớn của các nền kinh tế đang phát triển, vốn theo đuổi chiến lược xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên và là nơi tiếp thu các công nghệ lạc hậu từ các nền kinh tế phát triển. Trong khu vực, với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, Trung Quốc có nhu cầu rất lớn về nguyên liệu và năng lượng, nên sẽ gia tăng khai thác và sử dụng các nguồn lực bên ngoài, gây sức ép rất lớn đối với chiến lược bảo tồn tài nguyên của các nước đang phát triển khác, đặc biệt là các nước liền kề như Việt Nam. (3) Bối cảnh hậu khủng hoảng kinh tế thế giới tiếp tục chứng tỏ sự vươn lên của khu vực Đông Á trở thành điểm sáng tăng trưởng mạnh của nền kinh tế toàn cầu. Hợp tác phát triển sâu tại Đông Á trở thành xu hướng chủ đạo của hội nhập kinh tế khu vực. Sự mở rộng quy mô hợp táckhu vực Đông Á là sự đan xen của chủ nghĩa đa phương, song phương và chủ nghĩa khu vực mở, diễn ra theo nhiều phương, nhiều tầng và thông qua việc liên kết với nhiều đối tác lớn khác bên ngoài khu vực. 831
  6. Với việc thành lập Cộng đồng ASEAN vào ngày 31/12/2015,hội nhập khu vực ở Đông Nam Á sẽ tiếp tục được tăng cường về chiều sâu.Hợp tác Tiểu vùng sông Mê Kông được các nước lớn và cộng đồng quốc tế quan tâm nhiều hơn. Cộng đồng ASEAN thể hiện sự trưởng thành và lớn mạnh của ASEAN sau gần 5 thập kỷ tồn tại, phát triển.ASEAN đã, đang và sẽ mang lại những lợi ích quan trọng và thiết thực cho các nước thành viên, mà bao trùm là tạo tạo môi trường khu vực hòa bình và ổn định để mỗi nước tập trung phát triển kinh tế- xã hội và hội nhập quốc tế.Ngoài ra, còn phải kể đến sự bùng nổ của hàng loạt các liên kết kinh tế dưới nhiều hình thức khác nhau như việc thành lập Khu vực tự do thương mại ASEAN – Trung Quốc, Hiệp định đối tác kinh tế giữa ASEAN với Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia – New Zealand, cùng với một loạt FTA song phương. Năm 2015 đánh dấu những thành công nổi bật trong hợp tác khu vực châu Á - Thái Bình Dương với một loạt hiệp định thương mại đa phương ra đời.Với mục tiêu thúc đẩy kinh tế khu vực, tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, bên cạnh sự xuất hiện của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng được hình thành sau tiến trình chuẩn bị và đàm phán đầy chông gai. Bên cạnh đó là Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đang trong giai đoạn nước rút, hứa hẹn sẽ đi đến đích cuối cùng vào năm 2016. Do đó, quá trình hội nhập của khu vực Đông Á trong thời gian tới cũng sẽ trở nên rất phức tạp, hợp tác và cạnh tranh đan xen nhau. Việc tỉnh táo xác định trọng tâm, trọng điểm và đối tác chiến lược trong quá trình hội nhập này rất có ý nghĩa đối với các nước nhỏ, đi sau, để tránh bị cuốn vào vòng xoáy thua thiệt, thực hiện chính sách cân bằng chiến lược, tập trung nguồn lực nhằm đạt được lợi ích cao nhất. (4) Có thể nói, trong 10 năm tới mặc dù quá trình toàn cầu hóa và tự do hóa kinnh tế tiếp tục được đẩy mạnh và đạt tốc độ cao hơn, song không phải là không tiềm ẩn những lực cản và rủi ro khó lường. Tương quan sức mạnh và cạnh tranh gay gắt giữa các nền kinh tế làm phát sinh các mâu thuẫn, gây mất cân bằng, tranh chấp và xung đột. Những vấn đề thiếu hụt và mất cân bằng về nguồn lực phát triển sẽ là những nhân tố mất ổn định và rủi ro lớn đặt ra nhiều thách thức cho các tiến trình hợp tác. Tại Đông Á – Thái Bình Dương, các quá trình liên kết đang diễn ra hết sức sôi động, thu hút không chỉ những nền kinh tế bên trong mà cả bên ngoài khu vực tham gia. Trung Quốc và Nhật Bản tiếp tục là hai nền kinh tế đầu tàu của khu vực, đồng thời ASEAN sẽ phát huy vai trò là đầu mối chiến lược trong tiến trình hợp tác.Cộng đồng Kinh tế ASEAN sẽ la môt hinh mâu phat triên co sư hôi nhâp cao, giup ASEAN trơ nên năng đông va canh tranh hơn trong xu hương toan câu hoa ngay cang sâu va rông hiên nay . Khu vực ASEAN nói riêng và châu Á - Thái Bình Dương nói chung sẽ ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư quốc tế khi hình thành sự thống nhất chặt chẽ về phát triển kinh tế khu vực. Tuy nhiên, một vấn đề mà Việt Nam cần phải lưu tâm hiện nay, đó là sự trỗi dậy nhanh chóng cùng với những mất cân bằng nội tại của nền kinh tế Trung Quốc đang tạo ra nhiều thách thức mới bên cạnh các cơ hội phát triển mà nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đem lại cho các nước láng giềng. Trong bối cảnh đó, một cách tiếp cận toàn diện, nhiều góc độ về các xu hướng vận động của thế giới và khu vực, đồng thời có những chuẩn bị trước những rủi ro và bất ổn khó lường mà các xu hướng này có thể gây ra là cần thiết cho Việt Nam trong quá trình tiếp tục hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới và khu vực. (5) Tính bất định, khó dự báo của các xu hướng toàn cầu đang mang đến những rủi ro không nhỏ cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam khi mà năng lực đối phó của đất nước vẫn chưa đủ mạnh. Những biến động về giá cả lương thực và năng lượng trên thế giới cùng với giá vàng và giá đô la thời gian vừa qua là ví dụ điển hình cho thấy những rủi ro lớn đối với nền kinh tế Việt Nam khi hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu. 832
  7. Hội nhập kinh tế quốc tế cũng làm tăng sức ép cạnh tranh đối với các doanh nghiệp Việt Nam ngày một nhiều hơn trên cả thị trường trong nước và quốc tế. Bên ngoài nước, Việt Nam phải đối mặt với các hàng rào kỹ thuật mới ngày càng tinh vi hơn. Ở trong nước, nhiều sự hỗ trợ của Chính phủ trước đây bị bãi bỏ. Nhìn chung, một số doanh nghiệp vẫn chưa tranh thủ cơ hội do hội nhập kinh tế quốc tế đem lại để đẩy mạnh xuất khẩu mà còn trông chờ vào chính sách bảo hộ nhằm khai thác thị trường trong nước. Tiến trình hội nhập sâu, rộng hơn cũng sẽ làm cho chính sách phát triển kinh tế thay đổi ngày càng toàn diện và sâu sắc, thậm chí có thể dẫn đến cả những thay đổi trong ưu tiên lợi ích.Những sức ép làm thay đổi chính sách này có thể gây ra tác động nhiều chiều và khó kiểm soát.Vì vậy, cùng với chủ trương chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam cần có lập trường kiên định hội nhập, đồng thời linh hoạt trong đối sách để ứng phó với những bất thường có thể xảy ra. Bối cảnh chiến lược quốc tế và khu vực đang đặt Việt Nam trước những thách thức không nhỏ. Cạnh tranh chiến lược gay gắt giữa các nước lớn đòi hỏi Việt Nam phải có những đối sách hết sức thận trọng, mềm dẻo và khôn khéo để duy trì mối quan hệ cân bằng, tạo thế đan xen lợi ích, tránh bị rơi vào thế đối đầu, hay lệ thuộc. Việc tìm ra cách tiếp cận hợp lý, chia sẻ lợi ích và tranh thủ mọi cơ hội hợp tác để thúc đẩy hoạt động thương mại - đầu tư, tăng cường hiểu biết lẫn nhau, tạo dựng hình ảnh thân thiện luôn đặt ra trong nỗ lực duy trì mối quan hệ cân bằng và tốt đẹp với các nước lớn. Chính vì vậy, Việt Nam cần tìm kiếm và tạo dựng một không gian phát triển và hội nhập thuận lợi. 3. Quan điểm hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam Thư nhât, hội nhập kinh tế quốc tế là do yêu cầu nội sinh, do yêu cầu xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủtheo xu hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Thư hai , chủ động hội nhập, dựa vào nguồn lực trong nước là chính, đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài.Xây dựng nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả. Thư ba, nhanh chóng điều chỉnh cơ cấu thị trường, xây dựng đồng bộ thị trường trong nước (thị trường hàng hoá, thị trường nhân lực, thị trường tiền tệ, thị trường bất động sản), để đủ sức hội nhập với khu vực và hội nhập toàn cầu, xử lý đúng đắn lợi ích giữa quốc gia và các nước đối tác. Thư tư, song song với việc xây dựng, phát triển đồng bộ thị trường, chúng ta phải nhanh chóng xây dựng các doanh nghiệp vững mạnh bởi họchính là những nhân tố vô cùng quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế. Đồng thời, về phía doanh nghiệp, nâng cao nhận thức về hội nhập kinh tế quốc tế, cụ thể là các quyền và nghĩa vụ của Việt Nam khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, qua đó giúp doanh nghiệp hiểu và vận dụng tối đa lợi ích của hội nhập kinh tế quốc tế trong kinh doanh, tự bảo vệ mình trong các tranh chấp thương mại quốc tế. Thư năm, chủ động tham gia cộng đồng thương mại thế giới, tích cực tham gia đàm phán thương mại, tham gia các diễn đàn, các tổ chức, các hiệp định, định chế quốc tế một cách chọn lọc với những bước đi tỉnh táo và thích hợp. Thư sáu, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách, đồng thời tiến hành rà soát, sửa đổi, điều chỉnh, xóa bỏ quy định không phù hợp với các cam kết quốc tế nhằm tạo ra môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch hơn, bảo đảm sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước. Các văn bản pháp quy hiện hành, cần cố gắng bao đ ảm tính đồng bộ, hiệu quả, duy trì ổn định môi trường đầu tư, kinh doanh, không gây xáo trộn, ảnh hưởng đến lợi ích của các doanh nghiệp đang hoạt động cũng như các nhà đầu tư mới. Đặc biệt, công tác phối hợp trong việc ban hành chính sách về hội nhập kinh tế giữa các bộ, ngành, giữa các cơ quan Trung 833
  8. ương cần triển khai một cách đồng bộ, tạo thuận lợi trong việc thực hiện đầy đủ các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình đã đề ra. Thứ bảy, chu trong công tác đào t ạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt cho các cơ quan hoạch định chính sách; phát triển mạnh hệ thống đào tạo nghề và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phù hợp với nhu cầu thị trường; tìm kiếm và đẩy mạnh xuất khẩu lao động tới các thị trường mới; ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nguồn nhân lực chất lượng cao. Thứ tám, nâng cao năng lực cạnh tranh và giá trị gia tăng của các ngành kinh tế.Tiến hành đánh giá mức độ cạnh tranh của các ngành, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch nâng cao khả năng cạnh tranh cho những ngành có lợi thế cạnh tranh và định hướng điều chỉnh sản xuất cho các ngành. Tăng hàm lượng giá trị gia tăng trong tất cả các ngành của nền kinh tế thông qua việc cải thiện nguồn nhân lực, công nghệ Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ để tránh phụ thuộc quá lớn vào nguyên vật liệu nhập khẩu và những cú sốc khi giá nguyên vật liệu trên thị trường quốc tế tăng, đồng thời tiết kiệm được một nguồn ngoại tệ lớn. 4. Một số kiến nghị về phát triển kinh tế Việt Nam trong thời kỳ hội nhập - Hội nhập kinh tế quốc tế không phải chỉ dừng lại ở các nỗ lực đàm phán, ký kết được bao nhiêu hiệp định hay tham gia được bao nhiêu tổ chức khu vực, toàn cầu mà là tận dụng được ưu thế của các thể chế này như thế nào cho mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững của đất nước. Điều này trên thực tế tùy thuộc không chỉ vào cách chơi mà còn vào thực lực của từng nước. Do đó, cần nhấn mạnh, tiến trình cải cách kinh tế bên trong nước sẽ giữ vai trò quyết định sự thành công của hội nhập kinh tế quốc tế. Thứ nhất, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế làm phát sinh, lộ diện những yếu kém, bất cập và rủi ro mới của hệ thống kinh tế trong nước.Thứ hai, áp lực gia tăng từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế có xu hướng khoét sâu, làm trầm trọng thêm những khuyết tật hiện có của nền kinh tế gắn liền với mô hình phát triển lạc hậu, có cấu kinh tế - xã hội chuyển dịch chậm, mất cân bằng kinh tế vĩ mô, bất bình đẳng xã hội, chênh lệch phát triển giữa các vùng, miền; tụt hậu về năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành ở các cấp, các ngành; tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí, Chính vì vậy, bảo đảm sự đồng bộ giữa tiến trình cải cách trong nước và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, vừa tích cực đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, vừa chủ động khắc phục những yếu kém của nền kinh tế trong nước là định hướng phát triển toàn diện quan trọng. Sự kết hợp hài hòa và đồng bộ này sẽ tạo điều kiện cho tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế phát huy những tác động tích cực, qua việc cung cấp những giải pháp và nguồn lực mới giúp xử lí những bất cập, thách thức nảy sinh từ quá trình nền kinh tế quốc gia trở thành một bộ phận của nền kinh tế khu vực và toàn cầu. - Yêu cầu tái cấu trúc kinh tế trong bối cảnh hậu khủng hoảng kinh tế thế giới đem đến cho Việt Nam cơ hội để nhìn nhận lại tư duy phát triển và đẩy mạnh cải cách, vượt qua những rào cản nội tại đối với sự phát triển của nền kinh tế. Như vậy, theo tư duy về hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam cần tập trung khai thác những tiềm năng và nguồn lực phát triển trong nước, chú trọng hơn vào thị trường nội địa thay vì ỉ lại vào xuất khẩu và đầu tư nước ngoài. Điều đó không có nghĩa rằng, Việt Nam không còn coi trọng đầu tư nước ngoài và xuất khẩu. Ngược lại, cần nỗ lực hơn nữa tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu thu hút đầu tư nước ngoài song song với việc điều chỉnh cơ cấu xuất khẩu và đầu tư theo hướng tăng cường khai thác các lợi thế cạnh tranh một cách bền vững, chú trọng các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, hàm lượng trí tuệ cao, thay cho các sản phẩm sơ chế và tài nguyên thiên nhiên. Có thể thấy, trong những năm qua, sức cạnh tranh của nền kinh tế, doanh nghiệp và sản phẩm của Việt Nam mặc dù đã được cải thiện nhưng vẫn còn yếu so với các nước, kể cả các nước trong khu vực. Các ngành kinh tế, các doanh nghiệp mang tính mũi nhọn, có khả năng vươn ra chiếm lĩnh thị trường khu vực và thế giới chưa nhiều, chưa có khả năng 834
  9. đi đầu, kéo các ngành, các doanh nghiệp khác cùng phát triển. Một số sản phẩm đã gặp khó khăn trong cạnh tranh, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dù cao hơn nhiều các nước khác trong khu vực nhưng bắt đầu có xu hướng giảm, cơ cấu hàng xuất khẩu còn nghèo nàn.Ví dụ như hàng nông sản Việt Nam: là một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu nông sản, nhưng các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam lại có giá trị và khả năng cạnh tranh thấp so với các nước trong khu vực. Theo Bộ Công Thương, tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam năm 2015 đạt hơn 30,45 tỷ USD; 2 tháng đầu năm 2016, kim ngạch xuất khẩu nhóm nông, lâm, thuỷ sản ước đạt 2,95 tỷ USD, tăng 9,7% so với cùng năm ngoái và chiếm tỷ trọng 12,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu; trong đó nhiều mặt hàng được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới với sản lượng lớn, chiếm vị thế cao trên thế giới như gạo, điều, cà phê, thủy sản Tuy nhiên, do hạn chế về năng lực chế biến và xuất khẩu của các doanh nghiệp nên việc ký kết các đơn hàng để xuất khẩu ra nước ngoài còn rất thấp, nhiều khó khăn, các doanh thu từ xuất khẩu còn thấp do các khâu chế biến còn thô sơ và hiện nay hầu hết chưa có thương hiệu, qua nhiều khâu trung gian. Một thực tế hiện nay là hàng nông sản Việt Nam thường thua kém các nước khác từ 15-50% về giá trị do những chênh lệch về chất lượng, điều này cũng đồng nghĩa với việc hàng hóa của Việt Nam cạnh tranh kém trên thị trường, đặc biệt là tại các thị trường khó tính. Dù đứng nhất nhì thế giới về số lượng xuất khẩu, nhưng giá bán nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam thường thấp hơn so với sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực. Gạo Việt Nam giá bán luôn thấp hơn so với gạo cùng loại của Thái Lan từ 3-5%, chè đứng thứ 5 về sản lượng nhưng xếp thứ 10 về giá bán, sản lượng cá tra Việt Nam chiếm đến 90% thị phần trên thế giới nhưng giá bán lại thấp hơn 20-30% so với các sản phẩm tương tự. Một số sản phẩm có giá thành sản xuất cao nhưng sức cạnh tranh kém như đường, muối Vì vậy, để cạnh tranh được với các quốc gia khác, bên cạnh việc khai thác tối đa nguồn lực bên trong, Việt Nam trước hết cần thay đổi cách nghĩ “lao động rẻ là lợi thế cạnh tranh”bởi nó đã không còn là nhân tố quyết định mà về lâu dài, lợi thế cạnh tranh sẽ thuộc về các yếu tố công nghệ và tri thức. Trong đầu tư phát triển các ngành kinh tế xuất khẩu nên có những sự lựa chọn và ưu tiên, mạnh dạn và táo bạo trong việc phát triển các ngành nghề xuất khẩu mới, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ, để tạo ra được những bước đột phá trong xuất khẩu của Việt Nam thời gian tới. KẾT LUẬN Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong khoảng 10-15 năm tới đang đứng trước những cơ hội và thách thức không nhỏ.Những cơ hội và thách thức này xuất phát từ bối cảnh khu vực và quốc tế cũng như thực lực của nền kinh tế đất nước.Để vượt qua những thách thức và tận dụng những cơ hội đó đòi hỏi Việt Nam phải có một tư duy phát triển mới, mang tính trọng tâm và đột phá về hội nhập kinh tế quốc tế.Việt Nam cần tạo dựng cho mình một không gian hội nhập kinh tế quốc tế mới thông qua ba đột phá chủ đạo: đột phá trong hội nhập ở khu vực Đông Á, đột phá trong quan hệ với các đối tác kinh tế - thương mại chiến lược, và đột phá qua việc xây dựng những khu kinh tế tự do để thử nghiệm quá trình hội nhập sâu sắc hơn vào nền kinh tế thế giới. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT - ASEAN (Association of Southeast Asian Nations): Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. - APEC (Asia-Pacific Economic Cooperation): Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương. 835
  10. - ASEM (The Asia-Europe Meeting): Diễn đàn hợp tác Á - Âu. - WTO (World Trade Organization): World Trade Organization. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đặng Đình Đào, Vũ Thị Minh Loan (2010), Kinh tế Việt Nam ba năm gia nhập tổ chức thương mại thế giới (2007-2009), Báo cáo chuyên đề, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân. 2. Võ Đại Lược (2011), Những vấn đề cơ bản của phát triển kinh tế Việt Nam đến năm 2020, Nhà Xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội. 3. Nguyễn Đức Thành (2011), Nền kinh tế trước ngã ba đường, Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam, Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 4. Đề tài trọng điểm cấp Nhà nước: “Luận cứ khoa học cho các quan điểm và chính sách chủ yếu nhằm phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế Việt Nam thời kỳ 2011 – 2020”. Mã số KX.01.23/06-10. Báo cáo tổng hợp của đề tài, 2010 5. Đề tài trọng điểm cấp Nhà nước: “Quan hệ giữa độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh mới của Việt Nam”.Mã số KX.04.12/06-10.Báo cáo tổng hợp, 2010. 6.Dự báo kinh tế thế giới đến năm 2020 – Tác động tới triển vọng kinh tế Việt Nam. NCEIF, số 29, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia, 5/2007. 7.Vũ Minh Khương (2011), Đôi điều về cải cách cơ cấu nền kinh tế, htpp://tuanvietnam.net/2010-02-2012-doi-dieu-ve-cai-cach-co-cau-nen-kinh-te- 836