Cơ hội và thách thức trong việc xây dựng trung tâm tài chính TP. HCM - Bài học kinh nghiệm rút ra từ trung tâm tài chính Singapore và Hồng Kông

pdf 14 trang Gia Huy 2230
Bạn đang xem tài liệu "Cơ hội và thách thức trong việc xây dựng trung tâm tài chính TP. HCM - Bài học kinh nghiệm rút ra từ trung tâm tài chính Singapore và Hồng Kông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfco_hoi_va_thach_thuc_trong_viec_xay_dung_trung_tam_tai_chinh.pdf

Nội dung text: Cơ hội và thách thức trong việc xây dựng trung tâm tài chính TP. HCM - Bài học kinh nghiệm rút ra từ trung tâm tài chính Singapore và Hồng Kông

  1. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM 1 5. 1Mai Thị Phương Thảo* Tóm tắt Trung tâm tài chính (TTTC) là một cụm từ phổ biến đang được nhiều diễn đàn kinh tế Việt Nam đề cập. Chính phủ Việt Nam cũng đang định hướng xây dựng TTTC tại TP.HCM tầm cỡ quốc gia trong ngắn hạn, phấn đấu đạt tầm cỡ TTTC khu vực và quốc tế trong trung và dài hạn. Bài nghiên cứu sẽ trình bày một số cơ hội và thách thức trong việc xây dựng TTTC tại TPHCM. Bằng cách so sánh sự thành công của hai TTTC Singapore và Hồng Kông, bài nghiên cứu cũng đưa ra một số biện pháp để Việt Nam tận dụng các cơ hội phát triển TTTC thành công. Từ khóa: Trung tâm tài chính khu vực, lợi ích. 1. Giới thiệu Theo Thomas và cộng sự (2013) TTTC là “một quốc gia hoặc khu vực tài phán cung cấp dịch vụ tài chính cho người không cư trú trên quy mô không tương xứng với quy mô và khả năng tài chính của nền kinh tế trong nước”. Các TTTC phát triển theo ba cách là tập trung vào thương mại, vốn huy động và bảo vệ tài sản. Charles Kindleberge (1993) tìm thấy Luân Đôn, Hồng Kông và Amsterdam đều nổi lên từ trung tâm thương mại, với tài chính phát triển từ sự bùng nổ kinh doanh thương mại quốc tế khi các thương gia chuyển từ kinh doanh thương mại sang hoạt động tài sản và tài chính. Ngược lại, New York, Berlin, Frankfurt, Tokyo và Thượng Hải được phát triển theo thiết kế hoặc nhu cầu để cạnh tranh với các nền kinh tế dựa trên trung tâm thương mại nói trên hoặc để phục vụ cho nhu cầu tài chính của riêng các thành phố lớn này. Nhìn chung TTTC là một địa điểm tập trung nhiều người tham gia vào lĩnh vực ngân hàng, quản lý tài sản, bảo hiểm hoặc thị trường tài chính với các địa điểm và dịch vụ hỗ trợ cho các hoạt động này diễn ra. Những người tham gia có thể bao gồm các trung gian 1 *Trường Đại học Kinh tế-Luật - Đại học Quốc gia TP. HCM | Email liên hệ: thaomtp@uel.edu.vn 214
  2. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM tài chính (chẳng hạn như ngân hàng và nhà môi giới), nhà đầu tư tổ chức (chẳng hạn như nhà quản lý đầu tư, quỹ hưu trí, công ty bảo hiểm, quỹ phòng hộ) và tổ chức phát hành (chẳng hạn như các công ty và chính phủ). Hoạt động giao dịch có thể diễn ra trên các địa điểm như sàn giao dịch và liên quan đến việc thanh toán bù trừ, hoặc trực tiếp giữa những người tham gia. Các trung tâm tài chính thường tổ chức các công ty cung cấp nhiều loại dịch vụ tài chính, ví dụ liên quan đến sáp nhập và mua lại, chào bán ra công chúng hoặc các hoạt động của công ty; hoặc tham gia vào các lĩnh vực tài chính khác, chẳng hạn như cổ phần tư nhân và tái bảo hiểm. Các dịch vụ tài chính phụ trợ bao gồm các tổ chức xếp hạng, cũng như cung cấp các dịch vụ chuyên môn liên quan, đặc biệt là tư vấn pháp lý và dịch vụ kế toán. Dịch vụ tài chính là một lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn đối với các thành phố đang tìm cách phát triển bởi vì nó đã là một lĩnh vực thành công, tăng trưởng cao trong thập kỷ vừa qua, và bởi vì nó là một lĩnh vực có tính di động cao, có thể bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các chính sách, kế hoạch của chính quyền sở tại. Hiện nay, các TTTC quốc tế và TTTC khu vực là những TTTC đầy đủ dịch vụ với khả năng tiếp cận trực tiếp với các nguồn vốn lớn từ các ngân hàng, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư và thị trường vốn niêm yết. Chúng được phát triển lên TTTC dạng cao cấp, cung cấp đầy đủ các nguồn tài chính các dịch vụ phát triển để đáp ứng, dự đoán và tạo yêu cầu thông qua đổi mới tài chính của họ. Hiện tại, chỉ Luân Đôn, New York và Hồng Kông có thể được phân loại là TTTC dạng cao cấp. Ba thị trường này duy trì xếp hạng đứng đầu danh sách chất lượng TTTC thế giới trong suốt gần chục năm qua. Bảng 1. Xếp hạng TTTC GCFI năm 2018 Nguồn: 215
  3. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Hình 1. Năm trung tâm tài chính hàng đầu Nguồn: GCFI (2020) Tại Việt Nam, TPHCM là đầu tàu phát triển kinh tế, định hướng mục tiêu phát triển trung tâm tài chính TPHCM hoàn chỉnh ở cấp độ quốc gia, với các hoạt động đa dạng và tiềm năng tiếp nhận thêm nhiều hàng hóa, phát triển các loại thị trường tài chính, dịch vụ hỗ trợ theo chuẩn mực quốc tế. Trong trung và dài hạn, định hướng mục tiêu phát triển TPHCM thành TTTC tầm cỡ khu vực, có quy mô tập trung lớn, cung cấp dịch vụ tài chính cho các nước lân cận như Lào, Campuchia, Myanmar, hướng đến gia nhập mạng lưới TTTC tầm cỡ khu vực, cung cấp dịch vụ tài chính cho các quốc gia ngoài khu vực ASEAN. Trong bối cảnh đó, Việt Nam cần tận dụng cơ hội và thách thức như thế nào để có thể đi tắt đón đầu khi mà tại thị trường ASEAN đã có các TTTC lớn mạnh như Singapore và Hồng Kông. Trong đó TTTC Hồng Kông từng ra đời sau thị trường Tokyo nhưng đã vượt qua Tokyo và vươn lên xếp hạng 3, chỉ sau London. Như vậy tuy rằng TTTC hình thành sau nhưng vẫn có những cơ hội và cách thức tiếp cận để có thể đi tắt đón đầu. Bài nghiên cứu này sẽ xem xét các khía cạnh giúp Việt Nam tận dụng các cơ hội phát triển TTTC hiệu quả, thành công. 2. Các cơ hội và thách thức khi xây dựng TTTC Sau đây là một số cơ hội mà TTTC mang lại khi xây dựng TTTC tại TPHCM - TTTC phát triển giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, cải thiện mức sống và kinh tế ổn định. Các ngân hàng khai thác các khoản tiết kiệm hộ gia đình để đầu tư vào những dự án có triển vọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Việc sử dụng thị trường cổ phiếu, trái phiếu và thị trường phái sinh để đa dạng hóa rủi 216
  4. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM ro khuyến khích đầu tư sinh lợi hơn. - TTTC cũng làm giảm chi phí giao dịch do sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ ứng dụng trong giao dịch tài chính giúp giảm thời gian và chi phí giao dịch. - TTTC phát triển minh bạch kéo theo đó là hình thành cơ chế giám sát hoạt động quản trị doanh nghiệp; huy động và tổng hợp các khoản tiết kiệm; tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ và công cụ tài chính. - TTTC năng động thu hút nhiều công ty FDI, tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào, từ đó giải quyết công ăn việc làm, nâng cao mức sống của người dân. TP.HCM đang là một đầu tàu động lực chủ yếu của nền kinh tế Việt Nam. Theo số liệu 2019, TPHCM chỉ chiếm 9,35% dân số và 0,63% diện tích nhưng thành phố đã đóng góp 23% GDP, khoảng 27% ngân sách quốc gia, thu hút hơn 33% số dự án FDI của cả nước, chiếm một lượng lớn đầu tư gián tiếp qua kênh mua bán – sáp nhập, các quỹ đầu tư mạo hiểm, kiều hối . Nếu việc hình thành TTTC tại TPHCM thành công, lợi ích mang lại từ TTTC có thể giúp TPHCM tăng trưởng các chỉ tiêu GDP, đóng góp ngân sách nhiều hơn nữa. Bên cạnh những lợi ích kể trên, vẫn còn tồn tại một số thách thức khi hình thành TTTC như sau: - Theo Cục Thống kê Việt Nam, cứ bình quân 5 năm, dân số TPHCM tăng thêm một triệu người, trong khi mật độ đường giao thông, nhà ở không theo kịp, cơ sở hạ tầng còn quá tải, lạc hậu, xuống cấp, môi trường sống ô nhiễm, chưa xứng tầm một thành phố công nghiệp lớn nhất cả nước. - Quá trình cơ cấu lại TTTC còn chậm, quy mô thị trường chứng khoán còn nhỏ so với các đô thị trong khu vực. Cùng với đó, tỷ lệ vốn hóa của thị trường chứng khoán trên GRDP của thành phố còn thấp, mới đạt 52%, trong khi Singapore 243%, Bangkok 120% Điều này khiến tình trạng khan hiếm nguồn lực phát triển vốn đã khó khăn càng trở nên trầm trọng. - Hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần tuy phát triển mạnh nhất cả nước nhưng so với các tổ chức tín dụng trong khu vực vẫn còn nhỏ bé về quy mô và thiếu kinh nghiệm trong dịch vụ tài chính quốc tế, phân tích thị trường, thẩm định dự án. Cấu trúc và năng lực kinh doanh của các định chế tài chính - ngân hàng còn yếu kém, phát triển manh mún, liên kết lỏng lẻo. - Thành phố cũng thiếu vắng các nhà đầu tư chuyên nghiệp như các quỹ đầu tư, các công ty ủy thác, các nhà môi giới tiền tệ Như vậy những yếu tố cơ sở hạ tầng, thị trường tài chính, hệ thống ngân hàng là những thách thức quan trọng, có thể làm giảm sức hấp dẫn của thành phố về giao dịch thương mại, kinh doanh, đầu tư và tác động tiêu cực đến triển vọng phát triển trở thành TTTC khu vực và quốc tế. 217
  5. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM 3. Các cơ hội và thách thức khi xây dựng TTTC Theo GCFI 28 (The Global Financial Centres Index 28) – chỉ số xếp hạng TTTC năm 2020, các yếu tố để đánh giá khả năng cạnh tranh của một trung tâm tài được nhóm lại thành năm lĩnh vực sau: cơ sở hạ tầng, cơ cấu thị trường tài chính, môi trường pháp lý, nguồn nhân lực và uy tín. Do đó tác giả sẽ so sánh TTTC Singapore và Hồng Kông theo 5 tiêu chí này. 3.1. Sơ lược về định hướng phát triển của TTTC Singapore và Hồng Kông Vào cuối những năm 1960, các ngân hàng quốc tế bắt đầu tìm kiếm một thành phố châu Á có tổ chức thị trường đô la châu Á. Thị trường này sẽ là một phần mở rộng của thị trường Eurodollar đang phát triển nhanh chóng ở một múi giờ khác. Tuy nhiên thời điểm đó, chính phủ Hồng Kông không sẵn lòng miễn thuế nhà thầu 15% đối với thu nhập lãi từ tiền gửi ngoại tệ và áp đặt lệnh cấm cấp phép ngân hàng, sau cuộc khủng hoảng ngân hàng năm 1965. Lệnh cấm chỉ được dỡ bỏ vào năm 1978 do áp lực ngày càng tăng từ các ngân hàng quốc tế và cũng bởi sự cạnh tranh gay gắt từ thị trường Singapore. Việc dỡ bỏ giấy phép ngân hàng dẫn đến sự gia tăng đáng kể các ngân hàng nước ngoài được cấp phép trên thành phố. Các biện pháp tự do hóa khác cũng được thực hiện để thúc đẩy Hồng Kông trở thành một TTTC quốc tế. Hơn nữa, năm 1978 Trung Quốc bắt tay vào chính sách mở cửa đầy tham vọng của mình. Điều này đã giúp Hồng Kông thành một TTTC và cửa ngõ vào Trung Quốc. Chính phủ Singapore cũng thiết lập một thị trường để phục vụ khu vực. Kể từ năm 1968, chính phủ Singapore đã đưa ra quy định đặc biệt và xử lý thuế đối với các ngân hàng thương mại thành lập một đơn vị tiền tệ châu Á riêng trong cơ cấu tổ chức ngân hàng của họ. Mục đích là thúc đẩy thị trường đô la châu Á (ADM) có thể so sánh với thị trường Eurodollar. Cả Singapore và Hồng Kông đều tự phát triển thành các TTTC khu vực trong suốt những năm 1960, 1970 và đầu những năm 1980 với việc tập trung vào thương mại, huy động vốn. Bằng cách tận dụng vị trí chiến lược của Singapore giữa Biển Đông và Ấn Độ Dương giúp tăng cường thương mại quốc tế của nước này. Vị trí gần và trung tâm của Singapore trong khu vực Đông Nam Á cũng là lợi thế cho Singapore phát triển thành TTTC vì khu vực này đang công nghiệp hóa nhanh và phát triển với nhu cầu về vốn ngày càng tăng. Hồng Kông cũng tận dụng vị trí đắc địa ở Đông Bắc Á, là cửa ngõ vào Trung Quốc. Hơn nữa, cả Singapore và Hồng Kông đều nằm ở những múi giờ thích hợp cho phép giao dịch ngoại hối và vàng liên tục trong 24 giờ khi hai thị trường ở New York và London đóng cửa. Tính đến cuối năm 2020 mạng lưới kết nối hoạt động trên TTTC của 2 trung tâm này đã vươn rộng ra toàn thế giới. Đây là yếu tố quan trọng giúp các TTTC phát triển mạnh hơn khi chúng phát triển kết nối sâu rộng với các trung tâm khác. Biểu 218
  6. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM đồ 2 cho thấy các mức độ kết nối khác nhau mà Hồng Kông và Singapore có được, trong đó Hồng Kông có các kết nối với sự trải rộng các trung tâm hơn Singapore. Cả hai đều được kết nối tốt với các trung tâm châu Á; nhưng Hồng Kông được kết nối tốt hơn với London, New York và các trung tâm khác ở Tây Âu và Đông Âu. Hình 2. Mức độ kết nối của TTTC Hồng Kông và Singapore so với thế giới 219
  7. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Nguồn: 3.2. Cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng được xem là một yếu tố cần thiết để xây dựng môi trường làm việc phục vụ cho nhu cầu xã hội cũng như nhu cầu kinh doanh của mọi người. Với sự bắt đầu của quá trình toàn cầu hóa vào những năm 1990, cả Hồng Kông và Singapore tập trung vào định hướng phát triển lên các TTTC quốc tế. Điều này khiến các tập đoàn đa quốc gia đặt trụ sở hoạt động của họ ở cả hai nơi này để phục vụ nhu cầu cấp vốn, hoạt động ngân quỹ cũng như quản lý rủi ro của họ. Hồng Kông và Singapore đã xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế rất thuận lợi, bao gồm hệ thống viễn thông tuyệt vời và phần mềm ngân hàng tốt, trở thành trung tâm kinh doanh cho các trụ sở hoạt động của các tập đoàn đa quốc gia (MNCs). Thật vậy, từ cuộc Khảo sát năm 1993 về đại diện khu vực của các công ty nước ngoài ở Hồng Kông do Bộ Công nghiệp Hồng Kông thực hiện, sự sẵn có của các cơ sở tài chính và ngân hàng và cơ sở hạ tầng được xác định là hai yếu tố quan trọng nhất trong việc chọn Hồng Kông làm trụ sở chính của khu vực văn phòng của MNCs. Ngoài ra còn một 220
  8. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM số yếu tố tương tự bao gồm việc cung cấp các dịch vụ tài chính từ quản lý ngân quỹ, cấp vốn đến quản lý rủi ro cho các MNCs cũng dẫn đến sự ưu tiên lựa chọn 2 TTTC này. Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, Hồng Kông và Singapore cũng nhanh chóng ứng dụng các công nghệ này vào TTTC của họ để thu hút nhà đầu tư, các MNCs. Để đánh giá hoạt động của các TTTC trong từng lĩnh vực, mô hình đánh giá nhân tố GFCI được chạy riêng cho từng lĩnh vực trong số năm lĩnh vực cạnh tranh. Theo GCFI 28 (The Global Financial Centres Index 28) – chỉ số xếp hạng TTTC năm 2020, có 10 trung tâm được xếp hạng hàng đầu trong mỗi chỉ số phụ này được thể hiện trong Bảng 2. New York dẫn đầu trong tất cả các lĩnh vực, tiếp theo là London. Singapore, Tokyo và Hồng Kông cũng nổi bật mạnh mẽ; trong đó Singapore và Hồng Kông có tiêu chí cơ sở hạ tầng xếp hạng lần lượt 4 và 5. Bảng 2. Xếp hạng các yếu tố cạnh tranh của các TTTC Nguồn: GCFI (2018) 3.3. Cơ cấu và thị trường tài chính Chính phủ Hồng Kông áp dụng chính sách không can thiệp, cho phép “chủ nghĩa tư bản kinh doanh” phát triển thành công. Singapore cũng thành công không kém ở chỗ chính phủ tạo ra và duy trì vị trí thích hợp của Singapore trong lĩnh vực tài chính quốc tế bằng cách duy trì cấu trúc thuế cạnh tranh quốc tế và liên tục cung cấp một hệ thống tài chính ổn định và lành mạnh. Cụ thể, họ không sở hữu bất kỳ ngân hàng trung ương nào. Thay vào đó, họ có các cơ quan quản lý tiền tệ tương ứng mà không có quyền phát hành tiền tệ. Quyền phát hành như vậy được giao cho bên thứ ba. Tại Hồng Kông, ba ngân hàng thương mại tư nhân được giao quyền phát hành tiền tệ trong hệ thống bản vị tiền tệ (currency board) với hệ thống tỷ giá hối đoái cố định. Ngược lại, việc phát hành tiền tệ Singapore là đặc quyền của cơ chế bản vị tiền tệ nhưng hệ thống tỷ giá hối đoái của Singapore thuộc hệ thống thả nổi có quản lý. Điều này cho thấy chính phủ luôn cung cấp một hệ thống tài chính ổn định. 221
  9. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Bảng 3 là các đánh giá của GFCI 2020 bằng các chỉ số riêng biệt trong các lĩnh vực Ngân hàng, Quản lý đầu tư, Bảo hiểm, Dịch vụ Chuyên nghiệp, Chính phủ, Tài chính, FinTech và Thương mại. Bảng 3. Xếp hạng theo các lĩnh vực hoạt động của các TTTC Nguồn: GCFI (2018) Một TTTC quốc tế không thể phát triển nếu không có thị trường ngoại hối. Vào những năm 2000 Singapore đã củng cố vị thế là một thị trường ngoại hối quan trọng ở châu Á. Tính đến 2020, Singapore vẫn duy trì là trung tâm giao dịch ngoại hối đứng thứ ba trên thế giới, trong khi đó Hồng Kông đã vươn lên dẫn đầu, vượt qua cả New York, Singapore. Ngoài việc cung cấp các dịch vụ ngoại hối, một TTTC quốc tế cũng phải có khả năng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trung gian tài chính quốc tế cũng như cung cấp các phương tiện phát hành và bảo lãnh phát hành. Xét về phương diện này thì Hồng Kông vượt xa Singapore. Thứ nhất, Hồng Kông có lợi thế hơn Singapore trong việc cho vay ra nước ngoài ở chỗ Trung Quốc với nhu cầu cho vay rất lớn để phát triển kinh tế, cung cấp một vùng nội địa rộng lớn cho các hoạt động tài chính của Hồng Kông. Hiện nay nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục phát triển với tốc độ nhanh chóng, trong tương lai Hồng Kông chắc chắn sẽ được hưởng lợi thông qua việc cung cấp các dịch vụ tài chính, đặc biệt là chuyển nguồn vốn nước ngoài, để tài trợ cho sự phát triển cơ sở hạ tầng của Trung Quốc. Thứ hai, Hồng Kông có thể mở rộng các khoản vay đô la Hồng Kông ra nước ngoài, trong khi Singapore thì rất nhiều hạn chế về mặt này vì họ tuân thủ chính sách không quốc tế hóa của đồng đô la Singapore. 222
  10. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM 3.4. Môi trường kinh doanh, pháp lý Môi trường pháp lý được coi là trụ cột trung tâm cần thiết cho một TTTC thành công. Các quy định có tạo điều kiện thuận lợi cho sự đổi mới và phát triển của thị trường hay không, mức độ ổn định chính trị và không có bạo lực là yếu tố được sử dụng trong đánh giá xếp hạng năng lực của TTTC. Xét về Hồng Kông và Singapore có thể nói cả hai chính phủ đều có chung niềm tin xây dựng các quy định chặt chẽ và mức độ minh bạch cao trong lĩnh vực tài chính, đây cũng là những yếu tố thiết yếu góp phần đưa họ trở thành TTTC quốc tế. Nhìn chung cả Hồng Kông và Singapore đều có sự ổn định, thể hiện ở hình 3 xếp hạng GFCI dựa trên chỉ số ổn định chính trị và không có bạo lực/ khủng bố và hình 4 xếp hạng GFCI dựa trên thước đo chất lượng quy định của Ngân hàng Thế giới. Kích thước của bong bóng cho biết độ tương quan của mỗi trung tâm. Hình 3. Xếp hạng về mức độ ổn định chính trị và không có bạo lực/ khủng bố Nguồn: GCFI 223
  11. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Hình 4. Xếp hạng về chất lượng các quy định Nguồn: GCFI 3.5. Nguồn nhân lực và uy tín của các trung tâm tài chính Con người đóng góp trong vận hành bộ máy TTTC. Các TTTC hiện đại cho phép nhân viên, chuyên gia làm việc từ xa, thậm chí là xuyên biên giới một cách dễ dàng hơn. Các thành phố càng lớn với cơ sở hạ tầng và điều kiện sống tốt vẫn thu hút được những nhân tài hàng đầu. Đặc biệt hiện nay các TTTC này đều có nhu cầu cao về nguồn nhân lực có kỹ năng công nghệ thông tin (CNTT) do FinTech và trí tuệ nhân tạo AI trở thành xu hướng chủ đạo. Thống kê của GFCI 28 cho thấy yếu tố nguồn nhân lực với kỹ năng CNTT, kiến thức được trang bị tốt, xếp hạng rất cao, đặc biệt Hồng Kông có nguồn nhân lực chất lượng hơn Singapore. Uy tín hay nói cách khác là danh tiếng của các TTTC tạo niềm tin cho nhà đầu tư và là yếu tố hàng đầu khi lựa chọn một TTTC. Danh tiếng của thành phố rất hữu ích cho việc thu hút nhân tài cũng như sự chú ý của quốc tế, từ đó giúp thành phố thu hút thêm vốn tài chính và nhân lực từ khắp nơi trên thế giới. Các TTTC đặt tại các thành phố có sự an toàn, chất lượng sống tốt, nền văn hóa đa dạng, vị trí địa lý thuận lợi sẽ càng là nơi hấp dẫn hơn để làm việc, đầu tư Dựa trên kết quả so sánh ở Bảng 2, TTTC New York, London, Singapore và Hồng Kông cho thấy khả năng cạnh tranh mạnh mẽ về danh tiếng của thành phố và nâng cao thương hiệu lên tầm TTTC quốc tế. 224
  12. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM 4. Kết luận và gợi ý chính sách 4.1. Kết luận Hồng Kông và Singapore có những điểm mạnh và điểm yếu tương ứng với tư cách là những TTTC quốc tế. Sức mạnh của Singapore nằm ở thị trường Fintech, công cụ phái sinh, trong khi Hồng Kông phát triển mạnh về ngành ngân hàng, giao dịch ngoại hối và cho vay ra nước ngoài. Do đó, Singapore và Hồng Kông có thể bổ sung cho nhau trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính cho khách hàng của họ. Như Wu (1997) đã lưu ý, hai TTTC không nhất thiết phải cạnh tranh gây bất lợi cho nhau. Wu (1997) sử dụng lý thuyết trò chơi non-zero-sum competition, một trò chơi đôi bên cùng có lợi. Trên thực tế, ngày càng có sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế và bổ sung cho nhau giữa hai trung tâm. Wu cho rằng ngoài kinh doanh ngoại hối và quản lý quỹ, không có nhiều cạnh tranh trong các lĩnh vực khác như thị trường phái sinh và cho vay nước ngoài. Hồng Kông có xu hướng tập trung vào các thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và Úc. Những người đi vay của Singapore chủ yếu đến từ Đông Nam Á. Trên thực tế, Hồng Kông và Singapore bổ sung cho nhau về nguồn vốn cho hoạt động cho vay ra nước ngoài của họ. Do vậy dòng vốn liên ngân hàng song phương giữa Hồng Kông và Singapore ngày càng tăng. Cả Hồng Kông và Singapore đều thành công trong việc khai thác tiềm năng các múi giờ khác nhau, giúp một nhà đầu tư toàn cầu cần chuyển đổi đầu tư giữa các quốc gia với chi phí giao dịch thấp và thời gian rút ngắn cũng như giảm bớt rủi ro giao dịch. Yếu tố quyết định cho sự thành công đó đến từ việc sử dụng tiến bộ công nghệ, xây dựng TTTC có uy tín cao, thu hút nhân tài, đồng thời cung cấp nhiều nguồn tài chính, các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng quốc tế với mức giá cạnh tranh và hợp lý. Ngoài ra yếu tố vị trí địa lý với nền văn hóa đa dạng, chính trị ổn định và môi trường pháp lý thuận lợi cũng là một điểm mạnh giúp hai TTTC này có lợi thế vươn lên tầm quốc tế. Tại Việt Nam, việc xây dựng TTTC tại TPHCM hiện nay còn giới hạn ở yếu tố cơ sở hạ tầng, khu vực tài chính, nguồn nhân lực. Tuy nhiên, xét về yếu tố chênh lệch múi giờ, ổn định chính trị, vị trí địa lý thuận lợi, nền văn hóa đa dạng thì có thể nói đây là điểm mạnh của TPHCM. Cụ thể là Việt Nam có múi giờ khác biệt với 21 trung tâm tài chính lớn nhất toàn cầu. Đây là lợi thế “riêng có và đặc biệt” trong việc thu hút dòng vốn nhàn rỗi trong khoảng thời gian nghỉ giao dịch từ các trung tâm này. Ngoài ra, vị trí địa lý TPHCM rất thuận lợi chỉ cách khoảng 3 giờ bay tới các nền kinh tế năng động của châu Á như Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia và xa hơn chút là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc). TPHCM còn có nhiều lợi thế về tiềm năng kinh tế - tài chính để phát triển thành TTTC tầm cỡ khu vực và quốc tế như: có cảng biển quốc tế nối trực tiếp với các nước trong khu vực; có mạng lưới ngân hàng thương mại cổ phần năng động, hoạt động rộng khắp cả nước; có lợi thế về quy mô kinh tế - tài chính chiếm đến 225
  13. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM hơn 20% GDP cả nước Những năm gần đây, thị trường tài chính thành phố đã dần hình thành và phát triển từng bước khá đồng bộ với các loại thị trường khác, đảm nhận ngày càng tốt hơn chức năng thu hút, điều hòa các nguồn cung - cầu vốn của cả nền kinh tế. 4.2. Gợi ý chính sách Với cơ quan quản lý nhà nước Trên nền tảng tiêu chí so sánh giữa Hồng Kông và Singapore, các nhà hoạch định chính sách Việt Nam có thể: (1) xác định điểm mạnh trong cung cấp dịch vụ tài chính, khoanh vùng đối tượng phục vụ để gia tăng lợi thế cạnh tranh, chẳng hạn như cung cấp đa dạng nguồn tài chính, chi phí giao dịch rẻ cho các nước lân cận như Lào, Campuchia, Myanmar, Brunei, là nước chưa có thị trường tài chính phát triển; (2) xây dựng và ban hành khung thể chế với các quy định pháp lý chặt chẽ nhằm tạo môi trường tài chính minh bạch đồng thời có thể cạnh tranh trên khu vực; (3) tăng cường tính kiểm tra giám sát, kiểm soát rủi ro hệ thống một cách cẩn thận, thả lỏng có quản lý giúp tạo một sân chơi bình đẳng, minh bạch, an toàn cho nhà đầu tư; (4) cần thành lập một tổ chức chuyên trách chịu trách nhiệm về tính hiệu quả của TTTC; (5) xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông phát triển, trong trung và dài hạn tập trung phát triển cơ sở hạ tầng đẳng cấp cần thiết để thu hút nhóm tài chính đa dạng từ các công ty dịch vụ tài chính, kết hợp thực hiện tự đánh giá dựa trên nguyên tắc CPSS-IOSCO cho cơ sở hạ tầng thị trường tài chính để đảm bảo rằng cơ sở hạ tầng của mình tuân thủ các thông lệ tốt nhất theo tiêu chuẩn ngành. Với chính quyền TP.HCM TP.HCM cần thu hút các nhà đầu tư nước ngoài thông qua hoạt động quảng bá, truyền thông về một môi trường an toàn và đáng tin cậy để phát triển. Tự do hóa thương mại cần được thúc đẩy mạnh mẽ và được coi là chính trong sự phát triển của thị trường tài chính. Môi trường kinh doanh nên được coi là quan trọng đối với hoạt động kinh doanh ở trung tâm tài chính, như đã phân tích ở Hồng Kông. Chính phủ Hồng Kông hầu như không can thiệp vào các hoạt động kinh doanh. Hơn nữa, các chính sách mới được ban hành về cơ bản ủng hộ tự do hóa thương mại, vốn là yếu tố quan trọng đối với sự thịnh vượng của Hồng Kông. Với chuyên gia kinh tế, tài chính Chuyên gia kinh tế có thể: (1) xây dựng các chỉ tiêu để đánh giá và thẩm định chất lượng phục vụ của TTTC qua các năm nhằm làm kim chỉ nam cho quá trình hoàn thiện phát triển TTTC định hướng xây dựng quy mô tầm cỡ khu vực; (2) tham mưu kiện toàn hệ thống kế toán tài chính theo nguyên tắc quốc tế IFRS nhằm tạo điều kiện thu hút các công ty đa quốc gia tham gia thị trường Việt Nam với cơ chế kế toán thuận lợi, đồng nhất 226
  14. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM nguyên tắc quốc tế sổ sách chứng từ. Với chương trình giáo dục và đào tạo đại học Yếu tố con người là vô cùng quan trọng trong quá trình hình thành TTTC. Con người đóng góp trong vận hành bộ máy của TTTC. Do vậy cần trang bị kiến thức tài chính, kỹ năng vi tính và các ứng dụng công nghệ trong tài chính cho sinh viên ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường đại học. Các trường đại học nên lồng ghép kỹ năng vi tính và các ứng dụng công nghệ tài chính trong chương trình đào tạo. Song song với đó cần chú ý đào tạo nguồn nhân lực thành thạo tiếng Anh, có chứng chỉ báo cáo tài chính quốc tế, chứng chỉ hành nghề tài chính, kiểm toán chuyên nghiệp Tài liệu tham khảo Cổng thông tin từ: Cổng thông tin từ: Kindleberger, C. P. (2015). A financial history of Western Europe. Routledge. Kui, N. B. (1998). Hong Kong and Singapore as International Financial Centres: A Comparative Functional Perspective. Nanyang Technological University, 1-31. Mainelli, M., Yeandle, M., & Harris, I. (2007). The Global Financial Centres Index 2. The Global Finance Centres Index1 (GFCI)-Long Finance. The Global Financial Centres Index 28. (2020) Long Finance and Financial Centre Futures. Thomas, S., Panesar, K., & Makris, C. (2013). Dubai as an international financial centre: Threats and opportunities. Wu, Friedrich. (1997). Hong Kong and Singapore: A Tale of Two Asian Business Hubs. Journal of Asian Business, Vol. 13 No. 2. 227