Cổ phần hóa ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

pdf 6 trang Gia Huy 23/05/2022 1400
Bạn đang xem tài liệu "Cổ phần hóa ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfco_phan_hoa_ngan_hang_nong_nghiep_va_phat_trien_nong_thon_vi.pdf

Nội dung text: Cổ phần hóa ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

  1. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 28 – Tháng 07/2021 CỔ PHẦN HÓA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM Equitization of Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development Nguyễn Thanh Thảo Ly1 1 Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An, Long An, Việt Nam Lynguyen612@gmail.com Tóm tắt — Tác giả thực hiện đề tài “Cổ phân hóa Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam”. Nghiên cứu đưa ra một số lý luận và thực tiễn trong quá trình cổ phần hóa cổ phần hóa ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Ngiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn để có xuất giải pháp góp phần thúc đẩy cổ phần hóa Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam thành công. Dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy cổ phần hóa Agribank Việt Nam. Abstract — The author implements the topic "Equitization of the Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development". The research presents some theories and practices in the equitization process of Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development. The research clarifies the theoretical and practical basis to propose solutions to contribute to the successful equitization of the Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development. Based on the research results, the author proposed some solutions to promote equitization Vietnam Bank for Argiculture and Rural Development. Từ khóa — Cổ phần hóa doanh nghiệp, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Việt Nam, equitization of enterprises, Agribank. 1. Giới thiệu Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank Việt Nam) thuộc sở hữu 100% vốn của Ngân hàng Nhà nước tồn tại trong nền kinh tế Việt Nam và chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam. Việc tổ chức quản lý ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam được thực hiện theo Luật các tổ chức tín dụng (2010) và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tín dụng (2017). Cổ phần hóa Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam là quá trình chuyển đổi sở hữu Ngân hàng Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ sang cổ phần, trong đó Ngân hàng Nhà nước vẫn sở hữu trên 50% vốn, phần còn lại là vốn góp của của người lao động và sở hữu của các tổ chức, cá nhân khác. Xét về mặt pháp lý, cổ phần hoá là việc giảm sở hữu vốn của Ngân hàng Nhà nước, tức là chuyển từ hình thức sở hữu đơn nhất sang cổ phần thông qua việc bán cổ phần ra thị trường cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thông qua các tổ chức định giá. Xét về mặt hình thức, cổ phần hóa là việc nhà nước bán một phần hay toàn bộ giá trị vốn của mình trong doanh nghiệp cho các tổ chức hoặc tư nhân trong và ngoài nước, hoặc cho cán bộ quản lý và lao động của doanh nghiệp bằng đấu giá công khai hay thông qua thị trường chứng khoán để hình thành các công ty cổ phần. 2. Cổ phần hoá tại Agribank Việt Nam 2.1. Quy trình cổ phần hóa  Xây dựng phương án cổ phần hoá.  Tổ chức thực hiện phương án cổ phần hoá.  Hoàn tất việc chuyển doanh nghiệp thành công ty cổ phần. 87
  2. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 28 – Tháng 07/2021 2.2. Tiêu chí đánh giá hiệu quả cổ phần hóa Tiêu chí cân đối về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình cổ phần hóa tại Agribank Việt Nam đòi hỏi sự cân đối về quyền và nghĩa vụ của Ngân hàng Nhà nước và tập thể người lao động, các cổ đông trong quá trình cổ phần hóa. Tiêu chí ổn định về chủ trương, chính sách, các yêu cầu pháp lý được biểu hiện qua sự ổn định về định hướng, pháp lý và đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Agribank Việt Nam, người lao động, các cổ đông và lợi ích chung cho tiến trình phát triển kinh tế xã hội. Tiêu chí và mức độ tuân thủ pháp luật, quản lý của Ngân hàng Nhà nước về cổ phần hóa tại Agribank Việt Nam ở mức độ tuân thủ pháp luật, chấp hành chỉ đạo từ các cơ quan quản lý. Tiêu chí hiệu quả và sự phù hợp là chỉ tiêu phản ánh trình độ khai thác các yếu tố đầu vào để tạo ra kết quả hoạt động tối đa với chi phí tối thiểu. 2.3. Tình hình và kết quả hoạt động của Agribank Việt Nam Với vai trò là một định chế tài chính lớn thực thi các chính sách của Nhà nước, trong hành trình 29 năm xây dựng và phát triển của mình luôn gắn liền với sứ mệnh vì “Tam nông”. Bảng 1. Các chỉ tiêu chủ yếu của Agribank Việt Nam 2017 – 2019 Đơn vị tính: Tỷ đồng, % TT CHỈ TIÊU 2017 2018 2019 Tổng tài sản 1.152.904 1.282.448 1.452.380 1 Tỷ lệ tăng, giảm 15,21% 15,83% 13,25% Tổng huy động vốn 1.007.694 1.103.606 1.269.373 2 Tỷ lệ tăng, giảm 11,26% 10,28% 11,50% Tổng dư nợ tín dụng 916.827 1.026.635 1.132.056 3 Tỷ lệ tăng, giảm 12,05% 11,98% 11,03% Tổng mức đầu tư 230.940 220.072 210.254 4 Tỷ lệ tăng giảm (2,22%) (4,71%) (4,47%) Tổng thu nhập 42.991 53.142 59.281 5 Tỷ lệ tăng giảm 20,28% 23,61% 11,55% Tổng chi phí 19.502 24.078 24.594 6 Tỷ lệ tăng giảm 18,15% 23,46% 2,14% Lợi nhuận trước thuế và dự 23.488 29.063 34.687 7 phòng rủi ro Tỷ lệ tăng giảm 23,04% 23,74% 19,35% Lợi nhuận trước thuế 4.985 7.345 14.116 8 Tỷ lệ tăng giảm 62,88% 49,52% 92,01% Thuế thu nhập doanh nghiệp 1.054 1.576 2.869 9 Tỷ lệ tăng giảm 33,69% 49,53% 82,04% Lợi nhuận sau thuế 3.931 5.769 11.248 10 Tỷ lệ tăng giảm 36,17% 46,76% 94,97% 11 Tỷ suất ROA (%) 3,41% 4,49% 7,74% 12 Tỷ suất ROE (%) 8% 10% 16% Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo thường niên 2017-2019 của Agribank Việt Nam 88
  3. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 28 – Tháng 07/2021 Agribank Việt Nam không ngừng lớn mạnh cả về nguồn vốn, tổng tài sản, quy mô mạng lưới, đội ngũ cán bộ công nhân viên, số lượng khách hàng, hoàn thành nhiệm vụ của một ngân hàng thương mại Nhà nước là kinh doanh có lợi nhuận và phục vụ có hiệu quả nền kinh tế đất nước. Bảng 1 cho thấy các chỉ tiêu bao gồm tổng tài sản, tổng huy động vốn, tổng dư nợ tín dụng, tổng mức đầu tư, tổng thu nhập, tổng chi phí, lợi nhuận trước thuế và dự phòng rủi ro, thuế thu nhập doanh nghiệp, lợi nhuận sau thuế và tỷ suất lợi nhuận tăng đều từ năm 2017 đến 2019. Tỷ lệ gia tăng tổng tài sản tăng trưởng năm 2017 và 2018 cao hơn năm 2019. Tổng tài sản có xu hướng tăng mạnh trong giai đoạn 2017-2019 với tỷ lệ tăng mỗi năm trên 10%. Các chỉ tiêu quan trọng như tỷ lệ gia tăng lợi nhuận sau thuế năm 2017 là 36,17%, năm 2018 là 46,76% và năm 2019 là 94,97%. Tỷ suất lợi nhuận năm 2019 tăng gần gấp đôi so với năm 2017. Bên cạnh đó, tỷ lệ gia tăng tổng chi phí cũng được cắt giảm mạnh trong năm 2019. 3. Giải pháp thúc đẩy cổ phần hóa Agribank Việt Nam 3.1. Giải pháp trong quá trình cổ phần hoá Agribank Việt Nam Chính sách cổ phần hóa Agribank Việt Nam nếu thành công sẽ phụ thuộc rất lớn vào vai trò của Nhà nước. Có thể nói, cơ quan quản lý Nhà nước từ Chính phủ, các bộ ngành như Bộ Tài chính, Ủy ban chứng khoán Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban Nhân dân các tỉnh thành có ảnh hưởng nhiều đối với tiến trình cổ phần hóa Agribank Việt Nam. Tác giả đề xuất những điểm cần lưu ý khi cổ phần hoá Agribank Việt Nam cụ thể là: - Thông qua các cơ quan chức năng, tổ chức và triển khai cổ phần hóa Agribank VN. - Theo dõi, kiểm tra và đánh giá kết quả của quá trình cổ phần hóa Agribank VN. - Kịp thời điều chỉnh thể chế và công tác điều hành phù hợp với thực tiễn. 3.2. Vai trò của đại diện chủ sở hữu vốn Agribank Việt Nam là ngân hàng thương mại mà Nhà nước sở hữu 100% vốn. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là đại diện chủ sở hữu đối với Agribank Việt Nam hiện nay và sau khi cổ phần hóa. Nghiên cứu hình thành tổ chức thực hiện thống nhất chức năng đại diện chủ sở hữu đối với Agribank Việt Nam, trước mắt tập trung rà soát, điều chỉnh sự phân cấp, phân công giữa Chính phủ và các bộ, ngành, chính quyền địa phương trong việc thực hiện chức năng của đại diện chủ sở hữu tại Agribank Việt Nam. Để phát huy vai trò của đại diện chủ sở hữu, Chính phủ đã ban hành Nghị định 99/2012/NĐ-CP và Nghị định số 10/2019/NĐ-CP về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ sở hữu và vốn Nhà nước đầu tư vào Agribank Việt Nam. 3.3. Vai trò của Agribank Việt Nam Theo nghị định số 10/2019/NĐ-CP, năm 2019 được xem là năm bản lề để Agribank Việt Nam chuẩn bị cổ phần hóa theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và tiếp tục tập trung triển khai tái cơ cấu trong giai đoạn tiếp theo. Từ những mục tiêu này, hệ thống Agribank đang có những bước chuyển đổi quan trọng với quyết tâm củng cố nền tảng vững chắc, sẵn sàng cho lộ trình cổ phần hóa. Agribank Việt Nam là ngân hàng thương mại Nhà nước phải cạnh tranh huy động vốn theo cơ chế thị trường, nhưng hàng năm Agribank Việt Nam vẫn dành nguồn vốn lớn để hỗ trợ cho vay lãi suất thấp đối với các đối tượng khách hàng, nhất là khách hàng thuộc các chương trình chính sách theo Nghị định số 116/2018/NĐ-CP. Agribank Việt Nam không chỉ đáp ứng đầy đủ nhu cầu sản xuất kinh doanh ở khu vực nông thôn, ngân hàng còn cho vay đáp nhu cầu tiêu dùng, đời sống của người dân. Đến nay, dư nợ cho vay tiêu dùng đạt gần 220.000 tỷ đồng với trên 1 triệu khách hàng được hỗ trợ vay vốn, chiếm tỷ trọng 22% dư nợ cho vay của Agribank Việt Nam. Để đưa vốn đến người dân kịp thời, 89
  4. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 28 – Tháng 07/2021 Agribank Việt Nam đã triển khai nhiều kênh truyền dẫn hiệu quả, trong đó triển khai cho vay thông qua 58.000 tổ vay vốn, điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng. Với những đóng góp tích cực, Agribank Việt Nam được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 10 ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín năm 2019. Agribank Việt Nam được tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s công bố xếp hạng ở mức 4, tương đương mức tín nhiệm quốc gia và là mức xếp hạng cao nhất cho các ngân hàng thương mại Nhà nước. 3.4. Về trách nhiệm của Agribank Việt Nam 3.4.1. Hoàn thành nội dung công việc trong đề án cổ phần hóa Agribank Việt Nam: Phê duyệt phương án sử dụng đất tại Agribank Việt Nam theo trình tự, thủ tục tại Nghị định 167/2017/NĐ-CP của Chính phủ. Các đơn vị lập phương án sắp xếp, thống kê các cơ sở nhà đất gửi về trụ sở chính. Trụ sở chính tổng hợp trình Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài chính phê duyệt tổng thể phương án sắp xếp, xử lý cơ sở nhà đất của Agribank Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài chính tổ chức kiểm tra hiện trạng các cơ sở nhà đất dựa trên phương án do Agribank Việt Nam trình. Đây là nội dung rất quan trọng và phức tạp có ảnh hưởng lớn đến sự thành công trong quá trình cổ phần hoá tại Agribank Việt Nam. Triển khai quyết định thực hiện cổ phần hóa tại Agribank Việt Nam và quyết định về thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. Hoàn tất báo cáo tài chính vào thời điểm xác định, chuẩn bị kiểm toán độc lập báo cáo tài chính tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp của Agribank Việt Nam. Tổ chức kiểm kê, xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp của Agribank Việt Nam. Quyết định và công bố giá trị của Agribank Việt Nam. Phê duyệt phương án cổ phần hóa. Sau khi phương án cổ phần hóa được phê duyệt, Agribank Việt Nam cần tổ chức hội nghị người lao động để tham gia ý kiến nhằm hoàn thiện phương án cổ phần hóa trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập hội đồng kiểm tra, đánh giá phương án cổ phần hoá và ra quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa Agribank Việt Nam. 3.4.2. Những việc cần thực hiện: + Về tài sản, quyền sử dụng đất: Ban chỉ đạo cổ phần hóa Agribank Việt Nam tuân thủ theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính và Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố để hoàn thành phê duyệt phương án sắp xếp, thống kê phần tài sản trụ sở gắn liền với đất theo đúng kế hoạch. Ban chỉ đạo cổ phần hóa Agribank Việt Nam lập danh sách, hồ sơ pháp lý tài sản. Ban chỉ đạo cổ phần hóa Agribank Việt Nam chỉ đạo tổ giúp việc tiến hành kiểm kê, phân loại, đối chiếu và xử lý theo quy định đối với các tài sản (kể cả tài sản hình thành từ quỹ phúc lợi), bổ sung và hoàn thiện hồ sơ pháp lý với tài sản chưa đủ hồ sơ pháp lý. Quyết toán và nhập tài sản các công trình xây dựng đã đưa vào sử dụng nhưng chưa được quyết toán, lập danh sách và tập hợp đầy đủ hồ sơ những công trình đang dở dang và các công trình tạm đình chỉ, thanh lý tài sản đủ tiêu chuẩn theo quy định. + Về công nợ: Đối với nợ phải thu của Agribank Việt Nam thực hiện sao kê, đối chiếu, xác nhận dư nợ tín dụng (bao gồm các khoản dư nợ được theo dõi ngoài bảng cân đối kế toán) tại thời điểm xác 90
  5. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 28 – Tháng 07/2021 định giá trị doanh nghiệp của Agribank Việt Nam. Sao kê, đối chiếu dư nợ tín dụng trong và ngoài bảng cân đối kế toán. Sao kê, đối chiếu tài sản đảm bảo, các tài sản gán nợ chờ xử lý. Sao kê các khoản phải thu khác và thống kê hồ sơ, tài liệu có liên quan của từng khoản, thực hiện đối chiếu đảm bảo khớp đúng với số dư trên bảng cân đối kế toán để phục vụ công tác đối chiếu, xác nhận tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. Đối với các khoản nợ cần khẩn trương xử lý các khoản phải thu, khó đòi, tồn đọng theo quy định. Agribank Việt Nam cần tập trung thu hồi nợ xấu tối đa theo quy định, hoàn thiện hồ sơ, tài liệu, chứng từ chứng minh là nợ khó đòi (cá nhân, pháp nhân) để xử lý trước khi thực hiện cổ phần hóa. Đối với nợ phải trả của Agribank Việt Nam, nợ phải trả pháp nhân, cá nhân thực hiện phân loại, kiểm kê và sao kê. Việc xác nhận, đối chiếu được thực hiện tại thời điểm xác định giá trị Agribank Việt Nam. Nợ thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước của Agribank Việt Nam thì thực hiện sao kê. Việc xác nhận, đối chiếu được thực hiện tại thời điểm xác định giá trị Agribank Việt Nam. Sao kê các khoản nợ phải trả nhưng không phải trả thì tập hợp hồ sơ, tài liệu để chứng minh khoản nợ phải trả nhưng không phải trả để xử lý khi cổ phần hóa Agribank Việt Nam. Sao kê các khoản nợ phải trả khác, sao kê chi tiết kèm hồ sơ, tài liệu có liên quan của từng khoản, thực hiện đối chiếu đảm bảo khớp đúng với số dư trên cân đối kế toán để phục vụ công tác đối chiếu, xác nhận tại thời điểm xác định giá trị Agribank Việt Nam. + Về vốn đầu tư ngoài ngành: Thống kê hồ sơ, tài liệu, lập sao kê chi tiết các khoản đầu tư tài chính của Agribank Việt Nam (góp vốn liên doanh, liên kết, góp vốn mua cổ phần và các khoản đầu tư góp vốn khác). Rà soát, lập bảng kê số lượng, giá trị các loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu), số lượng cổ phiếu Agribank được chia (số cổ phiếu Agribank Việt Nam được hưởng mà không phải bỏ vốn mua). Thực hiện các khoản mục cần thoái vốn theo lộ trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Chỉ đạo các công ty con do Agribank Việt Nam sở hữu 100% vốn lưu động chuẩn bị các nội dung phục vụ xác định giá trị doanh nghiệp (như đối với công ty mẹ). + Về kiểm toán báo cáo tài chính: Chuẩn bị đầy đủ nội dung và điều kiện để hoàn thành sớm công tác kiểm toán độc lập báo cáo tài chính của Agribank Việt Nam tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. 3.5. Giải pháp thuộc về trách nhiệm của Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh Ban hành quy chế tổ chức đấu giá cổ phần của Agribank Việt Nam trên cơ sở quy định của pháp luật có liên quan. Phối hợp với Agribank Việt Nam tiến hành công bố thông tin về việc đấu giá cổ phần tối thiểu 30 ngày trước ngày tổ chức đấu giá. Tổ chức đấu giá cổ phẩn Agribank Việt Nam và công bố kết quả đấu giá. 4. Kết luận Quá trình cổ phần hoá Argibank Việt Nam cần thực hiện một số nội dung sau: Hoàn thành quy trình cụ thể cho quá trình cổ phần hoá tại Agribank Việt Nam. Mời những tổ chức kiểm toán độc lập báo cáo tài chính thời điểm thẩm định giá trị tài sản của Agribank Việt Nam. Trình Chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hoá. 91
  6. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 28 – Tháng 07/2021 Có kế hoạch quảng bá thương hiệu, thu hút các tổ chức tài chính, nhà đầu tư nước ngoài như Vietcombank, Vietinbank đã sử dụng và đạt được thành công nhất định. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Tài Chính (2018). Thông tư 40/2018/TT-BTC Hướng dẫn bán cổ phần lần đầu và quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa của doanh nghiệp Nhà nước và công ty TNHH MTV do doanh nghiệp Nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ chuyển đổi thành công ty cổ phần. [2] Chính phủ Việt Nam (2012). Nghị định số 99/2012/NĐ-CP về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ sở hữu và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp. [3] Chính phủ Việt Nam (2017). Nghị định số 126/2017/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp Nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần. [4] Chính phủ Việt Nam (2018). Nghị định số 116/2018/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. [5] Chính phủ Việt Nam (2019). Nghị định số 10/2019/NĐ-CP về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu Nhà nước. [6] Nguyễn Đăng Dờn (2013). Thị trường Tài chính. NXB Kinh tế TPHCM. [7] Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn VN (2019). Báo cáo thường niên 2017 – 2019. [8] Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn VN (2019). Báo cáo tài chính hợp nhất 2017 – 2019. [9] Phan Thị Thùy Linh (2017). Cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước có qui mô lớn tại Việt Nam,Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương. [10] Thủ Tướng Chính phủ (2006). Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg Về việc phê duyệt Đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. [11] Thủ Tướng Chính phủ (2016). Quyết định 58/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí phân loại DNNN, doanh nghiệp có vốn Nhà nước và danh mục DNNN thực hiện sắp xếp giai đoạn 2018 – 2020. Ngày nhận: 22/05/2021 Ngày duyệt đăng: 21/06/2021 92